Linh hoạt trong việc lựa chọn tổ chức các hoạt động trải nghiệm và sáng tạo.

Một phần của tài liệu Khóa luận một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái ở trường mầm non trung du và miền núi huyện thọ xuân, thanh hóa (Trang 30)

dạng, mầu sắc, kích thước thực tế của nó

Kết quả từ việc giáo viên và trẻ cùng chuẩn bị làm đồ dùng học tập sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú hơn vào tiết học, bản thân giáo viên lên lớp cũng tự tin hơn, gần gũi với trẻ hơn.

1.5. Linh hoạt trong việc lựa chọn tổ chức các hoạt động trải nghiệm và sáng tạo. sáng tạo.

Giáo viên cần phải linh hoạt trong việc lựa chọn tổ chức các hoạt động trải nghiệm và sáng tạo. nên dạy trẻ làm quen chữ viết bằng các trò chơi. Bởi vì trẻ mầm non “học bằng chơi, chơi bằng học”. Muốn trẻ hiểu bài nhanh và nhớ lâu, nếu giáo viên trực tiếp tham gia vào các hoạt động.

Ví dụ: Các trò chơi giúp trẻ ghi nhớ các chữ đã học như: - Trò chơi: đoán chữ:

Cách chơi: Trẻ nhắm mắt, cô lấy tay viết chữ lên tay trẻ. Cho trẻ đoán chữ gì?

- Trò chơi: cho trẻ dùng các bộ phận trên cơ thể mình vừa tạo chữ vừa học. - Trò chơi: xếp chữ (gài chữ,viết chữ) thành các từ theo mẫu.

Chuẩn bị: Cô có các bức tranh, dưới tranh có từ chỉ hình ảnh đó. Cách chơi: Trẻ xếp các chữ cái rời thành từ giống mẫu có sẵn.

Luật chơi: Trong thời gian một bản nhạc, trẻ nào xếp (gài, viết) nhanh nhất là người chiến thắng.

-Trò chơi: Gạch chân chữ cái đã học. Chuẩn bị: Các hình ảnh và từ dưới tranh.

Cách chơi: Có 2-3 đội chơi, mỗi đội sẽ gạch chân dưới các chữ cái đã học theo yêu cầu của giáo viên trong từ dưới tranh.

Luật chơi: Trong thơi gian một bản nhạc đội nào gạch được nhiều chữ cái đúng theo yêu cầu của giáo viên là đội chiến thắng.

- Trò chơi: Vẽ hình ảnh có chữ đã học.

Cách chơi: Cho trẻ tìm các chữ đã học có trong từ chỉ tên các loại rau, quả, hoa,con vật,… trẻ biết sau đó phải vẽ lại hình ảnh đó.

Thông qua các môn học khác lồng ghép các trò chơi: Ví dụ: Trẻ học chữ qua giờ “làm quen văn học”

Cách chơi: khi cho trẻ chơi trò chơi ghép tranh để đoán xem đó là bức tranh vẽ về nhân vật hoạc cảnh vât trong câu chuyện nào, sau mỗi mảnh ghép có các chữ cái khác nhau đã học, trẻ phải lấy mảnh ghép có chữ cái nào ghép vào đúng khoảng trống trên bảng có chữ cái đó.

Luật chơi: Trong thời gian một bản nhạc, đội nào gắn nhanh và đúng tạo thành bức tranh là đội chiến thắng. Trò chơi chơi theo luật tiếp sức.

Mỗi giáo viên cần chịu khó sưu tầm, sáng tác các trò chơi,biết vận dụng các trò chơi ấy vào các giờ học ở mọi lúc, mọi nơi một cách phù hợp sẽ kích thích trẻ ham học hỏi, thông minh nhanh nhẹn, sáng tạo, tìm tòi, trẻ sẽ hứng thú khi đến lớp cũng như hứng thú tham gia trong các hoạt động

Một phần của tài liệu Khóa luận một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái ở trường mầm non trung du và miền núi huyện thọ xuân, thanh hóa (Trang 30)