Tạo môi trường làm quen chữ viết phong phú, thu hút trẻ.

Một phần của tài liệu Khóa luận một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái ở trường mầm non trung du và miền núi huyện thọ xuân, thanh hóa (Trang 32)

Môi trường giáo dục trong lớp có tác dụng tốt đến quá trình giáo dục trẻ. Để trẻ được làm quen với chữ ở mọi góc trong và ngoài lớp giáo viên cần cố gắng tạo môi trường chữ viết thật đẹp để cuốn hút trẻ. Nên trang trí các góc chơi bằng chính sản phẩm của cô và trẻ. Riêng góc học tập – sách, nên để dành các mảng tường mở với các bài tập sáng tạo, tái tạo để cho trẻ được tự do làm các

bài tập theo khả năng, sở thích của mình, tự in, tô vẽ các chữ trẻ đã học, được tự ghi tên mình, tự vẽ các câu chuyện theo trí tưởng tượng sáng tạo và kể cho các bạn nghe.

Việc trang trí cần được thực hiên theo các chủ đề:

Ví dụ: Ở chủ điểm thế giới động vật, trang trí ở các góc chơi như sau:

- Góc xây dựng: cho trẻ làm các con vật và ghi tên các con vật để khi trẻ xây dựng, trẻ sẽ xếp được các nhóm con vật theo nhóm và giới thiệu các sản phẩm do mình làm ra.

- Góc học tập:

+ Cho trẻ vẽ tranh dán theo các câu chuyện.

+ Cho trẻ tô chữ và tô mầu xếp theo chữ mẫu, tên các con vật,… + Trang trí tranh to và cho trẻ kể chuyện theo tranh.

+ Làm lịch hằng ngày.

Ví dụ: Ở chủ điểm thế giới thực vật. - Góc học tập:

+ Cho trẻ viết chữ, xếp chữ hoặc gài chữ theo mẫu dưới các hình ảnh và chữ mẫu của cô về các loại rau, quả, hoa…

+ Cho trẻ tô chữ còn thiếu trong từ, sau đó nối với từ dưới các hình ảnh có sẵn hoặc nối chữ cái theo yêu cầu có trong từ dưới hình ảnh có sẵn với các chữ cái in đậm.

- Góc thiên nhiên: Các loại cây, tôi đều gắn tên để cho trẻ ghép chữ xem đây là cây gì?

- Trên các mảng tường, có thể trang trí nhiều hình ảnh phù hợp với chủ điểm và mỗi hình ảnh đều gắn tên gọi.

Với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lạ, đẹp mắt, hấp dẫn là gây được sự chú ý của trẻ. Vì thế việc tạo môi trường LQCC trong lớp học rất cần thiết để làm nổi bật bộ môn chuyên đề. Vào những lúc vui chơi hay những giờ rảnh rỗi, giáo viên nên cùng trẻ cắt dán chữ cái, các loại quả hay con vật để trang trí gọi theo

Ví dụ: Phía trên khoảng tường rộng dán chữ “bé cùng làm quen chữ cái”, rồi sau đó lựa chọn cắt dán để phù hợp với chủ điểm. Chẳng hạn, chủ điểm thực vật thì giáo viên cắt bìa thành một cây to sau đó cho trẻ cắt dán các chữ cái L,M,N, (trong chủ điển thế giới thực vật) cho trẻ dán chữ cái dưới các loại hột, hạt hay tranh ảnh theo sự hướng dẫn của cô giáo như: Lá thì trẻ dán chữ L, mận thì dán chữ M, hạt na thì dán chữ N.

Hoặc cô giáo vẽ các hình ảnh về vườn hoa cúc mùa xuân trong bài thơ “hoa cúc vàng”, cô giáo viết chữ in thường hết cả bài thơ nhưng những chữ cái cô định cho trẻ làm quen L,M,N thì cô tô với mầu sắc khác nổi bật để trẻ dễ nhận thấy.

Và những hình ảnh đó cần phải thay đổi thường xuyên để phù hợp với chủ điểm. Không những ở góc “bé cùng làm quen chữ cái” mà xung quanh lớp giáo viên cần viết tiếng Việt và từ tương ứng, như hộp đựng hoa lá, rổ đựng hình, viết tên các đồ dùng vào nhãn và dán vào. Treo xung quanh lớp một cụm từ như bảng thời tiết, bé lên lớp, tên của trẻ, tất cả những cái đó đều phải vừa tầm nhìn với trẻ. Hoặc có những bức vẽ của trẻ đươc viết tên trẻ vào phía trái, làm như thế trẻ được sử dụng ngay trên hoạt động LQCC trẻ học đến nhóm chữ cái gì thì cho trẻ tìm xung quanh lớp nhóm chữ cái đó, phía dưới đặt giá để đựng đồ dùng phục vụ môn chữ cái, gồm đồ dùng dạy học và học tập như bút chì mầu, vở tập tô… ngoài ra con có đồ dùng phục vụ cho buổi chơi như mũ đội có gắn chữ, hoa lá, hột hạt chữ cái rời, các chấm tròn để trẻ ghép chữ, lô tô…

Một phần của tài liệu Khóa luận một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái ở trường mầm non trung du và miền núi huyện thọ xuân, thanh hóa (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w