Cách lên lớp của một giáo viên trong giờ làm quen chữ cái.

Một phần của tài liệu Khóa luận một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái ở trường mầm non trung du và miền núi huyện thọ xuân, thanh hóa (Trang 34)

Một yêu cầu đặt ra là đối với giáo viên khi cho trẻ LQCC là kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn tuyệt đối, hình thức tránh sự rập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới. Vì thế, trước khi lên lớp một tiết dạy LQCC, giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng, soạn bài, nghiên cứu kỹ bài soạn. Nắm rõ yêu cầu của bài dạy, chọn trò chơi phù hợp với nguyên tắc động, tĩnh, phù hợp với chủ điểm.

Ngoài ra, để tạo hứng thú thì giáo viên phải có nghệ thuật lên lớp, ngôn gữ diễn đạt ngắn gọn để hấp dẫn trẻ vào tiết học. Trước khi vào bài, giáo viên nên

kể chuyện (dựa trên chủ điểm) hoặc sáng tác thơ, vè hay những trò chơi luôn cuốn hút trẻ vào thực tế để trẻ dễ nhớ dễ hiểu, tránh gò bó.

Ví dụ: Cho trẻ LQCC “B,D,Đ” chủ điểm mùa xuân. Giáo viên giới thiệu: “hôm nay chúng mình tổ chức “hội hoa xuân”, các loài hoa về dự hội rất là đông đủ,nào chúng mình cùng xem có những loại hoa gì?”. Trẻ đi và hát bài “mầu hoa” sau đó kể tên hoa hồng, hoa đào, hoa phù dung, hoa cánh bướm… lần lượt giáo viên đưa từng tranh ra cho trẻ xem. Tranh hoa cánh bướm – trẻ làm quen với chữ B, hoa phù dung – trẻ làm quen với chữ D, tranh hoa đào trẻ làm quen với chữ Đ. Và trò chơi cũng không thể thiếu trong tiết học này, giáo viên lựa chọn trò chơi cho phù hợp với chủ điểm, có những trò chơi như:

- Tìm chữ cái trong câu đố. - Đi chợ tết.

- Tổ chức tìm tên các loại hoa có chứa chữ cái vừa học. * Cách hướng dẫn trò chơi:

+ Giáo viên giới thiệu: “Mùa xuân đến các ông đồ thường làm gì? Các con có muốn viết chữ giống ông đồ không?” Cô cho 8 trẻ đứng thành 2 hàng đợi cô chuẩn bị 2 câu đối có chứa các chữ cái B,D,Đ khi nghe hiệu lệnh, 2 đội lên gạch chân những chữ cái cô vừa nêu, thời gian quy định là một bài hát mùa xuân, lúc nào hát xong là kết thúc trò chơi.

+ Khi đến trò chơi thứ 2, trò chơi “đi chợ tết” (tất cả các trẻ đều được chơi). “Trước ngày tết, bố mẹ các con thường làm gì?”(trẻ nghĩ ngay đến trang hoàng nhà cưả và đi sắm tết). Cô chuẩn bị ở các góc có các loại hoa quả, bánh kẹo,ở trên mỗi thứ đều gắn các chữ cái B,D,Đ, cô phát cho mỗi trẻ mỗi chữ cái, cô nói: “nào chúng mình cùng đi chợ tết. Tổ 1 hãy mua những món hàng có chữ cai B, dó là những thứ gì?” (trẻ nói bánh chưng, bánh quy, bánh bèo…). Tổ thứ 2 mua các món hàng chứa chữ cái D, đó là những thứ gì? (quả dừa, quả dứa..). Tổ 3 mua hàng có chứa chữ cái Đ… Khi mua hàng xong trẻ phả nói được đó là những loại gì? Và có chữ cái gì? Các tổ kiểm tra lẫn nhau và đọc to chữ cái.

+ Đến trò chơi “Tìm tên các loại hoa có chứa chữ cái vừa học” (Chữ cái B, D, Đ): “Mùa xuân đến chúng mình được đi chơi ở những đâu? (xem pháo hoa, đi công viên…), trong công viên có rất nhiều loại hoa, bây giờ cô cho các con đọc bài “rềnh rềnh ràng ràng”, đến loại hoa nào các con đoán hoa đó và giơ tranh lô tô đọc to chữ cái chúng mình vừa học.

Cụ thể: Rềnh rềnh ràng ràng Tìm các loài hoa Hoa gì ngoài bắc Cánh nhỏ màu hồng Cùng vui đón tết

Trẻ giơ lô tô hoa đào và nói hoa đào có chữ Đ cứ như thế cô đọc cho trẻ đoán chữ B, D sau đó cho trẻ đọc và từng nhóm bạn đối nhau.

Ví dụ khác: Chủ điểm “Trường mầm non với chữ cái O, Ô, Ơ. Khi vào bài giáo viên kể cho trẻ nghe câu chuyện “Vịt con trong ngày khai trường” sau đó hỏi trẻ, ngày đầu tiên đến lớp vịt con chuẩn bị trong cặp được những gì? (Bảng con, vở, hộp màu…) cho trẻ làm quen chữ O qua từ “bảng con”, khi Vịt con viết trên bảng thành thạo, cô giáo Ngan bảo Vịt con lấy gì? (Hộp màu) và cô cho trẻ làm quen chữ Ô trong từ “hộp màu”, cô giáo Ngan ra bài tập về nhà vào đâu? (Quyển vở). Cũng như ở ví dụ trên, ở đây cho trẻ chơi trò chơi tạo dáng hình chữ cái. “Bạn nào có thể tạo dáng chữ O trên cơ thể nào? cô cho nhiều trẻ được chơi như: Cong 2 ngón tay lại, trẻ thì há miệng, trẻ thì dùng hai cánh tay, ….

- Trên cơ thể bộ phận nào giống chữ O (mắt, đầu,…) - Hai bạn có thể tạo thành chữ O không?

(Trẻ cầm thay nhau giang rộng)

- Ai có thể tạo thành chữ Ô? Cô muốn cả lớp mình cùng tạo một chữ Ô thật lớn nào? trẻ cầm tay nhau đứng thành vòng tròn rộng và cho một số trẻ làm dấu Ô. (với chữ cái Ơ cô cũng cho thực hiện như thế).

Hoặc với trò chơi “tìm đồ dùng học tập”, trên các đồ dùng học tập có chứa các chữ cái các con vừa học, bây giờ cô sẽ phát cho mỗi bạn một chữ cái, khi có hiệu lệnh các con phải lấy ngay đồ dùng có chứa chữ cái đó. Ví dụ: trẻ có chữ Ơ thì phải lấy thước kẻ, cô cho trẻ vừa vừa hát bài “vịt con học chữ” sau đó cô kiểm tra số trẻ lấy đúng đồ dùng và cho trẻ nói tác dụng của từng đồ dùng đó.

Trong khi dạy, muốn trẻ ghi nhớ các chữ cái được lâu hơn cô cần phải liên hệ thực tế hỏi trẻ chữ cái đó giống cái gì hay con gì, hay đồ vật gì? Để phát huy tính tích cực và tư duy của trẻ: Ví dụ: Chữ O giống quả trứng, quả cam. Chữ Y giống cái nạng, chữ D giống cái cung tên, chữ H giống cái ghế…

Một phần của tài liệu Khóa luận một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái ở trường mầm non trung du và miền núi huyện thọ xuân, thanh hóa (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w