Để đưa ra được những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động LQCC theo hướng đổi mới thì trước tiên giáo viên cần nắm vững khả năng ngôn ngữ của trẻ - xác định được tình trạng của trẻ về kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Ngay từ đầu năm học giáo viên cần tiến hành khảo sát trẻ thông qua các bài tập để từ đó giáo viên đánh giá và có sự tác động đúng với từng trẻ. Khảo sát qua các hoạt động chung (kể chuyện, đọc thơ, hát, múa…) và các hoạt động trong ngày (hoạt động góc, hoạt đông chiều..) để từ đó đánh giá từng trẻ theo các kỹ năng.
nghĩa. Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu ghép. Nghe hiểu thơ, ca dao, tục ngữ phù hợp với trẻ. Nghe và làm theo từ 2 lời chỉ dẫn liên tiếp trở lên…
- Kỹ năng nói: Xem trẻ có nói lắp, nói ngọng không? Trẻ có nói đủ câu, nói có mạch lạc không? Trẻ biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu và kinh nghiệm của bản thân rõ ràng, dễ hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau.Biết trả lời các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh: Tại sao? Có gì giống nhau? Có gì khác nhau? Do đâu mà có?. Đặt các câu hỏi: Tai sao? Như thế nào? Làm gì? Sử dụng các từ biểu cảm, có hình ảnh. Tự tin khi giao tiếp. Nói và thể hiện, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp. Đọc thơ, ca dao, đồng dao. Kể lại sự việc một cách mạch lạc, rõ ràng, diễn cảm. Kể lại chuyện đã được nghe một cách rõ ràng, diễn cảm. Kể chuyện sáng tạo theo đồ vật theo tranh theo chủ đề, theo kinh nghiệm bản thân.
- Kỹ năng đọc: Trẻ có biết cách giở sách, có biết đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới? có biết kể lại chuyện không? Có biết đọc thuộc bài thơ không? Tư thế ngồi đọc ngay ngắn, đọc ngắt nghỉ sau các dấu; phân biệt phần mở đầu, kết thúc của sách; đọc truyện qua các tranh vẽ; giữ gìn, bảo quản sách cẩn thận.
- Kỹ năng viết: Trẻ có biết cầm bút đúng cách không? Có biết tô trùng khớp nên các nét không? Tư thế ngồi viết ngay ngắn. Làm quen với cách viết tiếng Việt: Hướng viết từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới, hướng viết của các nét chữ.