Ví dụ khi nghebài hát “cò lả”, trẻ có thể liên tưởng đến những cánh đồng lúa chín trải dài bất tận,những cánh cò bay lả rập rờn, bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng… Chính vì vậy, xuất phát
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
٭٭٭٭٭٭٭
NGUYỄN PHƯƠNG LINH
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG NGHE DÂN CA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hà Nội, năm 2016
0
Trang 2Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể Khoa Giáo Dục Mầm Non, Trường Đại Học
Sư Phạm Hà nội là cơ sở đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt 4 năm học tập,nghiên cứu và hoàn thành khóa luận
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu và tập thể giáo viên trường mầmnon Thị Trấn Lâm – Nam Định đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực nghiệm đề tài
Xin biết ơn gia đình đã luôn là điểm tựa vững chắc để tôi có được công trình này
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Phương Linh
Trang 3DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
ĐBBB: Đồng bằng Bắc Bộ
GDMN : Giáo dục mầm non
GVMN : Giáo viên mầm non
GDAN : Giáo dục âm nhạc
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật gắn bó mật thiết với cuộc sống con người
từ lúc lọt lòng mẹ tới lúc giã từ cõi đời Đối với trẻ thơ, âm nhạc là nguồn sữa nuôidưỡng thế giới tinh thần và có vai trò quan trọng trong giáo dục trẻ ở trường mầmnon Với trẻ thơ, thế giới xung quanh chứa đựng vô vàn điều mới lạ, hấp dẫn.Ngay trong những sự kiện tưởng như rất bình thường, ở trẻ lại phát hiện ra nhữngđiều lí thú Cuộc sống tinh thần trong thế giới cái đẹp khơi dậy ở trẻ nhu cầu muốnlàm cho mình trở nên đẹp, nhu cầu khám phá cái đẹp xung quanh
Hoạt động âm nhạc là một nhu cầu của cuộc sống Đặc biệt, đối với trẻmầm non, những giai điệu mượt mà hay vui tươi của âm nhạc làm cho tâm hồnngây thơ, trong trẻo của trẻ được đầy thêm tình yêu với thế giới xung quanh
Qua đó, giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách Để giáo dục cho trẻ có tâm hồn
dân tộc, giáo dục nghệ thuật cổ truyền trong đó có dân ca là rất quan trọng.Những cái hay, cái đẹp, những nét đặc sắc của dân tộc phải được đến sớm vớituổi thơ.Bằng ngôn ngữ đặc thù riêng của mình là những âm thanh biểu cảm,dân ca không chỉ mang lại những cảm xúc, những xúc động mạnh mẽ, niềm vuisướng trong đời sống tinh thần của trẻ mà còn giúp trẻ mở rộng thêm tầm hiểubiết về thế giới, về con người
Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc với nền văn hóa lâu đời, do vậy dân caViệt Nam bao gồm nhiều vùng miền, nhiều thể loại vô cùng phong phú: dân ca Quan
họ Bắc Ninh, hát Ví, hát Dặm (Nghệ An), hát Xoan (Phú Thọ), hát Trống quân ở nhiềulàng quê Bắc Bộ, hát Dô (Hà Tây), hò Huế, lý Huế ở Trung Bộ, Nam Bộ có các điệu
Lý, điệu Hò… dân ca của các dân tộc miền núi phía Bắc, đồng bào Thái, H’mông,Mường, dân ca các dân tộc Tây nguyên… đều có những nét riêng, mang bản sắc riêng.Những âm điệu tiết tấu, đặc trưng của dân ca phần lớn bắt nguồn từ những câu cadao khúc chiết, loại thơ vần như lục bát hay những câu đồng dao đơn giản được bổsung qua nhiều giai đoạn rồi trở nên những thể loại hát dân gian khác nhau của từngđịa phương, từng vùng đất nước
Hiện nay ở nước ta, giáo dục âm nhạc trong đó có giáo dục dân ca được chútrọng trong các trường mầm non Trẻ được hát một số bài dân ca phù hợp lứa tuổi,được nghe dân ca và được vận động theo các bài được nghe được hát tuy nhiên mức
độ trẻ được nghe chưa nhiều và trẻ không được hứng thú lắm Bên cạnh đó, trẻ đượctiếp cận nhiều xu hướng âm nhạc khác nhau như là hip hop, rock… hay các bài háttiếng anh cho trẻ hơn nên dân ca rất dễ bị mai một Vì vậy việc giữ gìn bản sắc dân tộc
Trang 5là vấn đề rất được quan tâm hiện nay.
Bản thân tôi đang sinh sống và học tập tại thủ đô Hà Nội và tôi rất mong muốncho trẻ tiến gần hơn tới âm nhạc dân gian nói chung và dân ca Bắc Bộ nói riêng để giữgìn bản sắc dân tộc Nhiều câu ca dao là những câu nói về quan hệ giữa anh em, bạnbè; ca ngợi tình yêu lao động, trân trọng những giá trị của sự lao động Ví dụ khi nghebài hát “cò lả”, trẻ có thể liên tưởng đến những cánh đồng lúa chín trải dài bất tận,những cánh cò bay lả rập rờn, bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng…
Chính vì vậy, xuất phát từ những lí do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động nghe dân ca”
2.Mục đích nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi trong hoạt động nghe dân ca nhằm góp phần hình thành ở trẻ sự yêu thích nghenhạc nói riêng, yêu thích nghe nhạc dân ca nói chung Từ đó hình thành ở trẻ tình yêuvăn hóa – nghệ thuât của quê hương mình
3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy trẻ 5-6 tuổi nghe nhạc ở trường mầm non
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động nghe dân ca.
4.Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
trong hoạt động nghe dân ca thì sẽ kích thích hứng thú nghe nhạc dân ca cho trẻ, góp phần
nâng cao hiệu quả giáo dục âm nhạc, hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ mầm non,hình thành tình yêu đối với nền văn hoá truyền thống
5.Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn dạy trẻ MG 5-6 tuổi nghe nhạc
5.2 Thực trạng việc dạy nghe dân ca cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường mầm non.5.3.Xây dựng một số biện pháp kích thích sự hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6tuổi nghe dân ca Bắc Bộ
5.4.Tiến hành các thực nghiệm nhằm kiểm chứng hiệu quả, tính khả thi của cácbiện pháp đã đề ra
6.Các phương pháp nghiên cứu đề tài
Trang 66.1.Phương pháp nghiên cứu lí luận
Đọc sách, báo, tài liệu có liên quan đến đề tài, từ đó nghiên cứu, phân tích, tônghợp, hệ thống hóa để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài
6.2.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Dự giờ một số hoạt động âm nhạc của trẻ MG 5-6 tuổi
ở trường mầm non
- Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra giáo viên nhằm tìm hiểu cách tổchức và mức độ nhận thức của giáo viên trong việc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nghe dân
ca miền Bắc và các phương pháp họ sử dụng
- Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với giáo viên để thấy được các biện pháp
mà giáo viên thường sử dụng và tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của giáo viên và trẻ đểtìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động nghe nhạc cách phù hợp
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứngtính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp
- Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu
7.Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Về thể loại nhạc dân ca sẽ được lựa chọn và sử dụng: Dân ca Bắc Bộ.
- Địa điểm nghiên cứu:
+Trường mầm non xã Yên Ninh+Trường mầm non Thị Trấn Lâm+ Trường mầm non Vinschool Nguyễn Chí Thanh
8 Cấu trúc khóa luận
Phần 1: Phần mở đầuPhần 2: Phần nội dung nghiên cứuChương 1: Cơ sở lí luận của đề tàiChương 2: Thực trạng về mức độ hứng thú của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động nghe dân ca
Chương 3: Đề xuất một số biện phấp nâng cao hứng thú cho trẻ 5-6 tuổitrong hoạt động nghe dân ca
Phần 3: Kết luận và kiến nghị sư phạmPhụ lục
Tài liệu tham khảo
Trang 7PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Sơ lược vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghe nhạc là một bộ phận quan trọng xuyên xuốt quá trình giáo dục âm nhạccho mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ mầm non Chính vì thế vấn đề dạy trẻ nghe nhạc luônđược các nhà giáo dục, các nhà khoa học nghiên cứu và quan tâm
Có rất nhiều công trình nghiên cứu trong nước đề cập đến vai trò của việc chotrẻ nghe nhạc và đã đi sau vào nghiên cứu dạy trẻ nghe nhạc như thế nào thì mới manglại hiệu quả cao:
“ Nghệ thuật âm nhạc với trẻ mầm non” của tác giả Hoàng Văn Yến
“ Âm nhạc và phương pháp giáo dục âm nhạc cho lứa tuổi mẫu giáo” củatrung tâm nghiên cứu đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non ( hệ trung học) – tác giảHoàng Thông
“ Nghiên cứu âm nhạc dành cho tuổi mẫu giáo” của tác giả Phạm Thị Hòa
Trong giáo trình “ Giáo dục âm nhạc - Tập 2 ” của tác giả Phạm Thị Hòa đãgiới thiệu và hướng dẫn cho giáo viên các phương pháp để giáo dục âm nhạc ch trẻ ởtrường Mầm non
Ngoài ra còn có một số luận văn thạc sỹ, khóa luận tốt nghiệp cũngnghiên cứu về vấn đề nghe nhạc như:
Luận văn tốt nghiệp đại học “Một số biện pháp nâng cao tính tích cực của trẻ5-6 tuổi trong hoạt động múa thông qua âm nhạc dân gian ” của tác giả Nguyễn ThịVân đã xây dựng một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực thực hiện một sốđộng tác múa với âm nhạc dân gian
“Nâng cao một số biện pháp dạy hát cho trẻ mẫu giáo lớn” của tác giả TháiThị Hằng
“Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo lớn thể hiện tác phẩm âm nhạcmang tính chất hành khúc” của tác giả Lê Tuấn Đức
Các đề tài trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của hoạt độngnghe nhạc, thể hiện tác phẩm ở một số thể loại nhạc như hành khúc, nhạc cổđiển…, hay đề tài của tác giả Nguyễn Thị Vân cũng đã đi vào khai thác âmnhạc dân gian tuy nhiên chưa đi sâu về vấn đề cho trẻ nghe nhạc
Tôi nhận thấy âm nhạc dân gian hay là các bài hát dân ca có giá trị tưtưởng, nhân văn rất lớn nhưng trẻ lại không được tiếp xúc nhiều Chính vì thếtôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đề xuất “Một sô biện pháp nâng cao hứng thúcho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động nghe dân ca”
Trang 81.2.Một số vấn đề lí luận về dân ca Việt Nam
1.2.1 Dân ca
Để có một khái niệm chuẩn về dân ca thật không đơn giản Người Đức gọi dân ca
là volkslied (tạm dịch là: bài ca của nhân dân), người Pháp gọi là chanson populaire (tạmdịch là: bài ca phổ cập trong quần chúng), người Anh gọi dân ca là folk song (tạm dịch làbài ca mang tính dân tộc) Ngay cả trong các tài liệu Việt Nam về dân ca hay công trìnhNghiên cứu của Gs TS Vũ Ngọc Khánh “Tiếp cận kho tàng folklore Việt Nam” cũngkhông có khái niệm cụ thể hay một định nghĩa công thức về dân ca như các định nghĩa vềnhững phạm trù khác
Dân ca Việt Nam là một thể loại âm nhạc cổ truyền, qua việc truyền khẩu,truyền ngón các bài dân ca, mỗi người diễn xướng có quyền ứng tác tự do, góp phầnsáng tạo của mình vào tác phẩm trong quá trình biểu diễn Do vậy họ gần như là “đồngtác giả” với những người sáng tác mà người sáng tác ban đầu không rõ là ai Một bàidân ca thường tồn tại với một bản coi như bản gốc, gọi là lòng bản và nhiều bản đượcứng tấu thêm hay sửa đổi gọi là dị bản Những bài dân ca được nhiều người yêu thích
sẽ được truyền bá đi khắp nơi Hiện nay các nhạc sĩ đã sáng tác thêm những lời ca mớidựa trên các làn điệu đã có tạo nên sự đa dạng và phong phú cho dân ca Các dịp biểudiễn thường là lễ hội, hát làng nghề ngoài ra thường ngày cũng được hát lên trong laođộng để động viên nhau, hay trong tình yêu đôi lứa, trong tình cảm giữa người vàngười Tuy nhiên mỗi tỉnh thành, dân ca Việt Nam lại có phát âm, giọng nói và các từkhác nhau nên cũng có thể phân theo tỉnh cho dễ gọi vì nó cũng có tính chung củamiền Bắc, miền Trung và miền Nam ( Trích Wikipedia)
Theo GS.TS Trần Quang Hải làm việc tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu
khoa học về Sơ lược về dân ca Việt Nam: “Dân ca là những bài hát, khúc ca được
sáng tác và lưu truyền trong dân gian mà không thuộc về riêng một tác giả nào Đầutiên bài hát có thể do một người nghĩ ra rồi truyền miệng qua nhiều người từ đờinày qua đời khác và được phổ biến ở từng vùng, từng dân tộc… Các bài dân cađược gọt giũa, sàng lọc qua nhiều năm tháng bền vững với thời gian”
Để tiện cho việc nghiên cứu, ta có thể hiểu khái niệm về dân ca tạm thời như
sau: Dân ca là những bài hát cổ truyền do nhân dân sáng tác được lưu truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác.
1.2.2 Dân ca Bắc Bộ
Dân ca Bắc Bộ là những bài hát cổ truyền do nhân dân miền Bắc sángtác, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
Ngày nay, khi khảo sát một bài dân ca được phổ biến ở một vùng nào
đó, muốn biết được xuất xứ của chúng, người ta thường dựa vào một vài đặc
Trang 9điểm có trong đó ví dụ như tiếng địa phương, những địa danh Đây là cách dễnhận biết nhất để nhận ra xuất xứ của một bài dân ca.
Nói chung trong các bài dân ca miền Bắc thường có những từ đệm như:
“rằng, thì, chứ ” và các dấu giọng như: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng được dệt bớinhững nốt nhạc sao cho việc phát âm được rõ nét Một số phụ âm được phát âmmột cách đặc thù như: “r, d, gi” hay “s và x” phát âm giống nhau, không phânbiệt nặng nhẹ
1.2.3 Những đặc điểm của dân ca
Dân ca những bài ca, bài hát của dân chúng
Dân chúng ở đây đa số nhân dân lao động, những người có cuộc đời lam
lũ, vất vả với những công việc chân tay, những công việc ngoài đồng áng… Họ
là những người nông dân hay công nhân, họ là những người ít học hay mù chữ
Họ là những con người nghèo khổ, thấp cổ bé họng, không có tiếng nói trong xãhội Tuy nhiên họ là những con người có tâm hồn thật sự thoải mái, tâm hồngần gũi với thiên nhiên với nề nếp thôn làng Do đó, ở mọi nơi mọi chỗ, khi làmviệc cũng như khi nghỉ ngơi, lúc chung vui cũng như lúc thanh vắng cô đơn, họđều ca hát Hát ca là một nhu cầu cần thiết trong cuộc sống của họ Họ mượnlời ca tiếng hát để nói lên niềm vui, nỗi buồn của mình Do đó, mỗi nơi đều cónhững bài hát khác nhau, tùy theo hoàn cảnh sống, tùy theo phong tục tập quáncủa từng vùng miền Có những bài hát đơn sơ, dễ hát, dễ nhớ nên nhiều ngườithuộc Có những bài hát lại có những cung điệu cung khó hơn, hoặc khôngthích hợp với khả năng, trình độ của đa số quần chúng thì chỉ có nghệ nhận mớihát được Vì thế đã nảy sinh ra biết bao nhiêu bài dân ca với đầy đủ mầu sắc
Và chính đó là kho tằng quý giá của dân tộc mà ta gọi là “dân ca” Dân ca là lời
ca tiếng hát ở đầu môi chót lưỡi của người dân với nếp sống bình dị, hiền hòa,đơn sơ
Dân ca là những bài ca giản dị
Đa số những bài dân ca là những bài ca giản dị, hát mà không cần đếnnhạc khi phụ họa hay giữ nhịp một cách khắt khe, đôi khi cón được một nhạckhí đơn sơ cho có màu mè, chứ không cần đến một dàn nhạc năm bảy thứ nhạckhí hòa đệm như những loại nhạc chuyên nghiệp nhạc lễ, nhạc sân khấu… Đây
là những bài ca không chuyên, tùy khả năng của người hát, lại có khi tùy hứngkhởi, không cần đến cao độ chính xác
Dân ca là những bài ca truyền khẩu
Dân ca xuất hiện từ rất sớm, dù không được ghi lại bằng giấy trắng mựcđen nhưng dân ca có thể tự tồn tại vì được khắc ghi vào long người dân, và
Trang 10truyền lại cho đời sau nhờ “ truyền miệng” rất độc đóa và hữu hiệu.
Những câu hát hay thường được người nghe cố gắng học thuộc long, cốnhớ để có dịp hát lên cho mọi người nghe hay thưởng thức, tỉ tê một mình theođiệu hát Và cứ thế, dân ca đã trải qua biết bao thời, biết bao thế hệ Đây là conđường sinh tồn duy nhất của dân ca
Ngày nay, chúng ta có được những bảo vật quý giá “ bài dân ca được kíâm” là nhờ những sáng kiến ghi chép những bài hát trong dân chúng của khoavăn minh học, nhân chủng học và âm nhạc học gợi ra
Dân ca là những bài hát không rõ tác giả
Những bài hát dân ca hiện có chúng ta khó có thể biết ai là tác giả Nếu
có cũng chỉ biết được tên người sưu tầm haowcj tên người hát, người ký âm lại
mà thôi Đối với những bài hát dân ca cải biên thì có tên tác giả của nó Nhữngbài hát dân ca này cũng được gọt giũa và ký âm theo cốt cách của những bàidân ca truyền khẩu từ xa xưa của dân tộc Điều này cũng không làm cho chúng
ta phải ngạc nhiên vì dân ca vốn có từ rất lâu đời, lại không được ghi chép bằngvăn bản để lưu lại hậu thế, thì dù có tên tác giả, cũng đương nhiên có thể bị thấtlạc và quên lãng
Dân ca là những bài ca không biết thời gian ra đời
Dân ca là tác phẩm mà người ta không thể phẩm định “tuổi tác” của nóđược Vì trước hết, người ta không biết ai là người sáng tác nó, sáng tác vàothời nào? Kế đó, dân ca chỉ là những âm thanh được truyền lại và sự hiện diệncủa nó rất vô hình khi ẩn hiện qua bia miệng mà thôi Dân ca là những đứa consinh ra trong “ mai danh ẩn tích” mà cho dù các tài liệu lịch sử có trong lời cacũng khó có thể chứng minh được tuổi thọ của nó Vì đôi khi nhạc và lời cađược sáng tác riêng biệt và không cùng một lúc Tuy nhiên, đối với một số bài
ca, người ta cũng có thể ước định một cách mơ hồ, thời gian xuất hiện của nó
Trang 11giai điệu nhẹ nhàng bay bổng cũng tạo cho trẻ biết cách diễn đạt ngôn ngữ hơn cònnhững bài có tiết tấu sinh động, rộn ràng, lời ca rắn rỏi, mạnh mẽ sẽ tạo cho trẻphát huy những tình cảm thẩm mĩ và lành mạnh.
Âm nhạc nói chung và dân ca nói riêng tác động tới con người từ khimới sinh ra với tiếng ru của mẹ cho đến khi từ giã cõi đời Tuy không trực tiếpnuôi dưỡng con người như cơm ăn nước uống hàng ngày nhưng âm nhạc lạilàm cho con người ta thêm yêu cuộc sống và nhận thức được cuộc sống Nhờngôn ngữ biểu cảm đặc biệt của âm thanh mà con người từ khắp mọi phươngtrời không cùng ngôn ngữ, không chung phong tục tập quán nhưng lại có thểhiểu thêm được văn hóa của nhau Sự gắn kết bằng cảm xúc đã trở thànhphương tiện giao tiếp hết sức nhạy cảm mà không cần dùng đến ngôn ngữ
Chức năng sinh hoạt
Được sản sinh trong môi trường diễn xướng, qua những buổi lao độngsinh hoạt cộng đồng trên đồng ruộng, bãi lúa, ven sông, những buổi hội làng,tính ngẫu hứng đầy thẩm mỹ của dân ca thực sự chỉ được thể hiện trọn vẹn khiđưa vào môi trường diễn xướng dân ca Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày,ngoài lao động người dân còn tổ chức hội hè đình đám trong, những lúc nôngnhàn Có thể thấy rõ chức năng sinh hoạt trong các thể loại hát Ví, hát Quan họ,Trống quân, Giặm, hát Lý, hát Đúm…
Ví dụ: hát Trống quân phổ biến ở Bắc bộ thường được tổ chức vàonhững tuần tháng bảy, tháng tám âm lịch, ngoài ra còn được tổ chức hát thivào những ngày hội Trong những ngày mùa, người thợ gặt ở nơi khác đếnthường tổ chức hát với trai hoặc với gái trong làng hay giữa họ với nhau vàobuổi tối lúc nghỉ việc
Còn những điệu Ví, Giặm chủ yếu là các cuộc hát đối đáp trong các sự
Trang 12kiện sinh hoạt cộng đồng với quy mô và không gian đa dạng Hát Giặm có thể
kể đầu đuôi một câu chuyện na ná như vè nhưng chủ yếu là sinh hoạt văn hóacộng đồng
Chức năng nghi lễ
Dân ca nghi lễ thường gắn liền với lễ hội Để phục vụ cho nghi thức lễhội, nhiều địa phương đã sáng tạo nên những điệu hát múa cho phù hợp như hátChầu văn, hát Cửa đình (cửa đền) đây là hình thức hát ca trù phục vụ cho nghi
lễ thờ phụng thánh thần ở các đình hay đền làng sở tại Có thể nói hát cửa đình
là hình thái được ưa chuộng nhất trong xã hội thời phong kiến do các tập tục tế
lễ thánh thần là một nhu cầu quan trọng không thể thiếu trong đời sống của cáccộng đồng cư dân nông nghiệp Trải qua thời gian thứ âm nhạc trong nghi thức,nghi lễ đó đã dần nâng tầm nghệ thuật Nhà Nghiên cứu âm nhạc dân tộc Bùi
Trọng Hiền ở bài Không gian Văn hóa - Các chức năng văn hóa xã hội và những hình thức biểu hiện của nghệ thuật ca trù - Phần III có viết “Đứng về
mặt chức năng xã hội, các hình thức nghi lễ này mang tính thực hành xã hội chứkhông phục vụ nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật đơn thuần”
Chức năng nghệ thuật
Trên thực tế các chức năng đều chứa đựng yếu tố nghệ thuật Tuy nhiên,trải qua thời gian với sự sàng lọc tinh hoa của dân tộc, một số thể loại dân ca đãphát triển vượt ra khỏi khuôn khổ đất nước Việt Nam ta như Hò Huế, Ca trù,Quan họ Bắc Ninh, thể loại sân khấu Tuồng, Chèo, cải lương để đến với thếgiới và được bạn bè quốc tế yêu thích Ngoài ra cũng đã có những điệu dân ca
đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại như:dân ca Ví giặm của tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Dân ca Quan họ của Bắc Ninh…
Có thể nói, âm nhạc nói chung và dân ca nói riêng tác động tới conngười từ khi mới sinh ra với tiếng ru của mẹ cho đến khi từ giã cõi đời Tuykhông trực tiếp nuôi dưỡng con người như cơm ăn nước uống hàng ngày nhưng
âm nhạc lại làm cho con người ta thêm yêu cuộc sống và nhận thức được cuộcsống Nhờ ngôn ngữ biểu cảm đặc biệt của âm thanh mà con người từ khắp mọiphương trời không cùng ngôn ngữ, không chung phong tục tập quán nhưng lại
có thể hiểu thêm được văn hóa của nhau Sự gắn kết bằng cảm xúc đã trở thànhphương tiện giao tiếp hết sức nhạy cảm mà không cần dùng đến ngôn ngữ.\
1.3 Một số khái niệm cơ bản
1.3.1 Biện pháp
Theo từ điển Tiếng Việt, 1977, Văn Tân, Nguyễn Văn Đạm, Nhà xuấtbản Khoa học xã hội: “Biện pháp là cách hành động lựa chọn sao cho phù hợp
Trang 13với mục đích ”
Theo từ điển Giáo dục học, Nhà xuất bản Từ điền bách khoa, trang 26:
“Biện pháp là cách tác động có định hướng, có chủ đích phù hợp với đối tượnggiáo dục”
Biện pháp là một trong những thành tố của quá trình giáo dục, có quan
hệ mật thiết và có tính biện chứng với các thành tố khác, đặc biệt là với phươngpháp học Theo từ điển Tiếng Việt – Việt ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên(2004) : “ Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể”
Theo từ điển Tâm lí học: “Biện pháp là cách thức tiến hành, giải quyếtmột vấn đề cụ thể”
Các nhà giáo dục học khẳng định: Biện pháp giáo dục là các tác độngriêng biệt của GV trong mỗi phương pháp giáo dục cụ thể
Biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động nghe dân
ca là cách làm, cách giải quyết vấn đề về cho trẻ nghe dân ca Từ đó đưa ra một sốbiện pháp phù hợp nhằm nâng cao hứng thú trong hoạt động nghe dân ca cho trẻ MG5-6 tuổi
Tiến sĩ Ngô Thị Nam có nhận định: “Nghe nhạc là mức độ phát triển caocủa tai nghe con người Tai nghe âm nhạc có sự phân biệt rất rõ rệt với tai nghebình thường Người ta có thể nghe rất thính: nghe thấy mọi tiếng động, tiếngnói nhưng chưa chắc đã nghe được và phân biệt được âm thanh âm nhạc vớicùng mức độ Người có tai nghe âm nhạc là người có khả năng phân biệt đượcphẩm chất âm thanh có tính nhạc như: cao độ, trường đọ, cường độ, âm sắc, cácmối quan hệ của các phương tiện diễn tả ngôn ngữ âm nhạc.” {25, tr.110}
Thông qua trích dẫn trên, chúng tôi xin được đưa ra khái niệm về nghe
âm nhạc như sau:
Nghe âm nhạc (nghe nhạc, nghe hát) là khả năng phân biệt được cao độ, trường độ, âm sắc, các mối quan hệ của những phương tiện diễn tả âm nhạc.
Trang 14Qua đó, giúp trẻ làm quen với tác phẩm âm nhạc, có cảm nhận ban đầu về âm thanh, giai điệu, sắc thái tình cảm, nội dung, tính chất của tác phẩm âm nhạc, nhằm góp phần hình thành thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc.
1.4 Hoạt động nghe nhạc của trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non
1.4.1 Các phương pháp dạy trẻ nghe nhạc
Phương pháp dạy trẻ nghe nhạc nằm trong hệ thống giáo dục âm nhạccho nên cũng bao gồm: mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và
sự chỉ đạo quá trình giáo dục dạy học Do vậy, kết quả của việc thực hiện nhiệm
vụ giáo dục âm nhạc, cụ thể là dạy trẻ nghe nhạc phụ thuộc trực tiếp vào trình
độ sử dụng phương pháp với ý nghĩa toàn bộ chuyển đổi nội dung tới đối tượngnhằm đạt được mục đích, yêu cầu đã xác định gồm các biện pháp, thủ thuật dạytheo một chương trình thích hợp
Dạy trẻ nghe nhạc gồm ba phương pháp chính:
- Phương pháp nghe trực tiếp
Trẻ được nghe cô đàn hát trực tiếp sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ nhất, lôi cuốn nhất khinghe trực tiếp, trẻ được quan sát cách thể hiện sinh động của cô, trẻ rất thích được “xem” cô hát Vì vậy, khi hát cho tất cả các chấu nghe, cô giáo sẽ chú ý sắp xếp để chotất cả các cháu được trông rõ cô, “xem cô hát” với các phương tiện trực quan Nghetrực tiếp là phương pháp trực quan truyền cảm đòi hỏi giáo viên cần phải hát thật chínhxác, tự nhiên, diễn cảm, thể hiện đúng phong cách tác phẩm
- Phương pháp nghe qua phương tiện
Là giáo viên đàn giai điệu bài hát, nghe đài, băng đĩa, video… Nghe qua phương tiện
sẽ mở rộng phạm vi trực quan cho trẻ: trẻ làm quen với lối trình diễn dàn dựng côngphu, hài hòa giữa hát và nhạc, âm sắc các nhạc cụ và cách hòa tấu khi nghe quaphương tiện, giáo viên nên kết hợp cho trẻ xem tranh, các con rối, động tác múa minhhọa nội dung âm nhạc Biện pháp này giúp trẻ tích lũy các ấn tượng âm nhạc, dễ dàngghi nhớ tác phẩm
Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp gồm hai giai đoạn, đó là nắmchắc nội dung dạy, xác định yêu cầu cụ thể cần đạt và lựa chọn trình tự cũngnhư biện pháp, thủ thuật dạy cụ thể
1.4.2 Các hình thức dạy trẻ 5-6 tuổi nghe nhạc
Để việc cho trẻ nghe đạt hiệu quả cao cần giáo dục cho trẻ nghe có hệthống, liên tục, có mục đích
Các hình thức dạy trẻ 5-6 tuổi nghe nhạc bao gồm:
- Nghe kết hợp được hiểu là loại tiêt học âm nhạc có hát hoặc vận động
Trang 15là trọng tâm Nghe ở đây mang tính chất củng cố bài đã được nghe, hoặc giớithiệu bài hát sắp nghe Với bài đã nghe, tập cho trẻ nhận biết qua sự diễn tấucủa nhạc cụ, trao đổi kĩ hơn nội dung âm nhạc Cũng có thể cho trẻ nghe tiết tấu
để đoán nhận bài hát đã nghe
- Nghe là tiết trọng tâm: nghe tác phẩm âm nhạc đòi hỏi sự tích cực củatrẻ về sự chú ý thính giác và tri giác, suy nghĩ và tưởng tượng, gợi lên ở trẻ sựđồng cảm với hình tượng nghệ thuật, sự phản ánh các ấn tượng thu được vàotrong lời nói
1.4.3 Các bước tiến hành dạy trẻ nghe nhạc
Dạy trẻ nghe nhạc gồm ba bước:
Bước 1: Giới thiệu tác phẩm
Tùy vào nội dung, hình thức âm nhạc sẽ cho trẻ nghe có thể lựa chọn cácphương pháp, biện pháp sau:
- Giáo viên dùng lời giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm, tác giả, trích đoạn tácphẩm
- Giáo viên dùng lời hấp dẫn, sinh động để giới thiệu qua về hình tượng
âm nhạc, tính chất hoặc sắc thái tình cảm trong tác phẩm
- Có thể trò chuyện với trẻ về nội dung tác phẩm dựa trên sự thống nhấtgiữa âm nhạc và lời ca trong bài hát trẻ sắp nghe
- Có thể dùng thơ, dùng tranh, dùng đồ chơi minh họa để dẫn dắt trẻ tới tácphầm
Bước 2: Cho trẻ nghe nhạc
- Giáo viên cần hát thật diễn cảm Có thể diễn tả tình cảm kết hợp cử chỉ,điệu bộ, nét mặt phù hợp
- Giáo viên có thể vừa đàn, vừa hát cho trẻ nghe
- Có thể mời người khác hát cho trẻ nghe ví dụ một cô giáo khác trongtrường hay phụ huynh, người thân của trẻ
- Có thể cho trẻ nghe tác phẩm qua băng nhạc, xem các video, clip ca sĩ hát
- Có thể cô hát và gõ dụng cụ âm nhạc theo nhịp bài hát và trẻ múa phụ họa
Bước 3: Củng cố ấn tượng và ghi nhớ tác phẩm.
Để đẩy mạnh khả năng cảm thụ âm nhạc và phát triển tai nghe, trí nhớ
âm nhạc của trẻ, các ấn tượng về âm nhạc mà trẻ nhận ra được trong lúc nghenhạc cần được củng cố trong các tiết nghe nhạc tiếp theo cũng như ở mọi thờiđiểm thích hợp trong đời sống trẻ
Để khơi sâu cảm xúc của trẻ với tác phẩm âm nhạc và hiểu rõ hơn nhữngđặc điểm của tác phẩm đã được nghe cô có thể:
Trang 16- Tiếp tục cho trẻ nghe lại tác phẩm bằng những hình thức biểu diễn khácnhau: biểu diễn trên đàn, hát bằng một âm “ la”…
- Trò chuyện với trẻ để cùng ôn lại tên tác giả, tác phẩm, về hình tượng
âm nhạc, tính chất, giai điệu, tiết tấu âm nhạc… của tác gải đã được nghe
- Dùng biện pháp so sánh, câu hỏi giúp trẻ nhớ lại nội dung âm nhạc,khái niệm về các phương pháp diễn tả âm nhạc
- Kiểm tra trí nhớ âm nhạc của trẻ bằng biện pháp sinh động: đố trẻ nhận
ra tác phẩm đã biết chỉ qua phần tiết tấu hoặc riêng phần giai điệu Cho trẻ nhắclại một nét giai điệu hoặc tiết tấu nào đó trong tác phẩm đã được nghe
Như vậy, với từng tác phẩm khác nhau, nội dung, hình thức nghe nhạctrong từng tiết học khác nhau cho phù hợp với nhóm trẻ và đạt yêu cầu đề ra Tuynhiên, hiệu quả của tiết dạy nghe nhạc phụ thuộc không ít vào sự chuẩn bị chuđáo của giáo viên
1.5 Vai trò của nghe nhạc đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ 5-6 tuổi
1.5.1 Nghe nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ
Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ là giáo dục cho trẻ nhận biết cái đẹp, hiểuđược cái đẹp, cảm thụ được cái đẹp và biết tạo ra cái đẹp Các bộ môn nghệthuật trong đó có âm nhạc được coi là một trong những phương tiện hiệu quảnhất để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ
Được nghe nhạc là một nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ mẫu giáo.Bản thân âm nhạc có sức truyền cảm rất mạnh mẽ, nó có khả năng tác động đến
ọi đối tượng con người, Với trẻ thơ, âm nhạc là thế giới kỳ điệu đầy màu sắc,thông qua đường nét giai điệu, tiết tấu, âm sắc, nhịp độ… đã tác động đến tâmhồn ngây thơ trong sáng của trẻ, mở rộng tầm hiểu biết, làm phong phú kinhnghiệm sống cho trẻ, mang lại cho trẻ những cảm xúc và sự xúc động do cáchiện tượng, sự vật của cuộc sống thực mang lại
Quan hệ thẩm mỹ với âm nhạc là sự phản ánh âm nhạc trong ý thức củatrẻ, sự hình thành những quan hệ giữa trẻ với âm nhạc Đó là một tập hợpnhững mối liên hệ có lựa chon của riêng trẻ với các tác phẩm âm nhạc và cácdạng hoạt động âm nhạc như hát, nghe, vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc.Thường xuyên được tiếp xúc với âm nhạc trẻ sẽ phát triển được khả năng cảmthụ cái hay, cái đẹp, hoạt động độc lập và sáng tạo trong khi tiếp xúc với cácdạng hoạt động âm nhạc khác nhau
Để thực hiện được chức năng giáo dục thẩm mỹ trong hoạt động nghenhạc trước hết cần phát triển ở trẻ những khả năng về âm nhạc Đó là khả năng
Trang 17trải nghiệm những xúc động trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc, trên
cơ sở đó trẻ sẽ dần nảy sinh tình yêu với âm nhạc, hứng thú và nhu cầu hoạtđộng âm nhạc Từ sự chăm chú lắng nghe, trẻ biết so sánh và nhận xét một cáchđơn giản các phương tiện diễn tả cơ bản của âm nhạc Phương tiện diễn tả cơbản ở đây là: âm thanh cao thấp, to nhỏ, âm sắc giọng hát, nhạc cụ, tốc độnhanh chậm của tiết tấu, nhịp điệu, sự dàn trải ngân nga, êm dịu hay gấp khúcquãng nhảy của đường nét, giai điệu Đó chính là cơ sở để hình thành thị hiếu
âm nhạc
1.5.2Nghe nhạc là phương tiện hình thành phẩm chất đạo đức cho trẻ
Không chỉ là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, âm nhạc còn là phương tiệngiáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ Đôi khi tác động của các bài hát còn mạnhhơn cả những lời khuyên hay sự ra lệnh nghiêm khắc
Các tác phẩm âm nhạc ca ngợi thiên nhiên, đất nước, con ngừoi… gợilên ở trẻ tình yêu Thủ đô, yêu quê hương, yêu Tổ quốc, biết ơn các anh hùngdân tộc, kính trọng lãnh tụ, yêu thương cha mẹ,cô giáo, bạn bè…
Những lời ca truyền thống sẽ mang lại cho trẻ cảm xúc mạnh mẽ về khíthế hào hùng của dân tộc, giáo dục lòng biết ơn những người đã hiến dâng cảtuổi thanh xuân của mình vì độc lập, tự do cho tổ quốc Trẻ có thể thấy đượchình ảnh của chú bộ đội hiện lên thật giản dị mà cũng thật đẹp qua bài “ Mùa áochú bộ đội” của nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý, trẻ như cảm nhận được vẻ đẹp thânthương mà rất đỗi gần gũi của các anh bộ đội cụ Hồ
Ngoài ra khi cho trẻ làm quen với một số bài hát ru, bài hát dân ca củacác dân tộc không những giúp trẻ mở mang hiểu biết về các dân tộc mà congiáo dục trẻ thái độ, tình cảm yêu mến, đoàn kết các dân tộc, thái độ sốngkhiêm tốn, hòa nhập trong cộng đồng
Các tiết học âm nhạc ở trường mầm non bao giờ cũng được tiến hành vớitừng nhóm trẻ theo độ tuổi Trong khi được cùng nhau thưởng thức các tácphẩm âm nhạc cùng với những cảm xúc sẽ tạo cho trẻ sự thoải mái, tự tin, mạnhdạn hơn trong mọi hoạt động và hòa nhập với cộng đồng Giữa trẻ với nhaucũng xuất hiện sự cảm thông, quan tâm hơn đến nhau Hơn nữa, hoạt động nghenhạc còn ảnh hưởng tốt đến hành vi văn hóa của trẻ: Nội dung các bài hát khácnhau giúp trẻ có hành vi đúng đắn, phù hợp, sự thay đổi luân phiên các hoạtđộng ( hát, nghe, vận động) tạo cho trẻ có tính kỷ luật, chấp hành trật tự nhấtđịnh, tính tổ chức… nó đòi hỏi ở trẻ sự chú ý, độ nhanh nhạy, giáo dục trẻ biếtkiềm chế, dần điều khiển vận động cho phù hợp với âm nhạc
Như vậy, hoạt động nghe nhạc đã tạo ra những điều kiện cần thiết đối
Trang 18với sự hình thành những phẩm chất đọa đức nhân cách của trẻ, đặt những cơ sởban đầu cho văn hóa chung của người công dân tương lai.
1.5.3 Nghe nhạc là phương tiện thúc đẩy sự phát triển trí tuệ ở trẻ
Các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy: cảm thụ âm nhạc gắn bóchặt chẽ với sự phát triển trí tuệ, nó đòi hỏi trẻ phải chú ý, quan sát nhạy bén.Trẻ biết tập trung nghe nhạc, so sánh các âm thanh tiến hành cao thấp, mạnhnhẹ, nhanh chậm khác nhau, làm quen với ý nghĩa biểu cảm của các âm thanh,ghi nhớ các đặc điểm, tính chất các hình tượng âm thanh
Những thử nghiệm ban đầu thử đánh giá cái đẹp trong âm nhạc đòi hỏitrí tuệ phải hoạt động tích cực Đó chính là sự hoạt động của ba hình thức tưduy ( khoa học tâm lý đã nghiên cứu ở trẻ): tư duy trực quan hành động, tư duytrực quan hình tượng và tư duy trực quan trừu tượng.Cả ba hình thức này cóliên quan mật thiết với nhau giúp trẻ không chỉ nhận biết mà còn phải tìm thấy
sự giống và khác nhau giữa các tác phẩm âm nhạc và trẻ có thể tự sắp xếpchúng thành từng nhóm, từng thể loại qua giai điệu, tiết tấu của mỗi tác phẩm
Thông qua những tác phẩm âm nhạc có nội dung phản ánh những hiệntượng của cuộc sống xung quanh mà trang bị cho trẻ nhận biết về xã hội, thiênnhiên, phong tục tập quán và truyền thống dân tộc Hình thành ở trẻ những biểutượng sáng tạo, làm thức dậy ước mơ và tưởng tượng của trẻ
Giông như các hoạt động âm nhạc khác, hoạt động nghe nhạc của trẻđược tổ chức với yêu cầu ngày một nâng cao và phức tạp hơn, đòi hỏi trẻ phảitích cực tư duy, tưởng tượng, sáng tạo
1.5.4 Nghe nhạc là phương tiện góp phần phát triển thể chất cho trẻ
Trong quá trình hoàn thiện cơ thể của trẻ, nghe nhạc đóng góp mộtphần quan trọng Trước hết, nghe nhạc được coi là khả năng tốt nhất để pháttriển tai nghe nhạc cho trẻ (ear-music) Trong quá trình nghe nhạc, khi trẻđược rèn luyện chú ý đến âm nhạc, nhận biết sự chuyển động của âm thanh,giai điệu, tiết tấu, cường động, âm sắc, nhịp độ… trẻ được luyện tập thườngxuyên để phân biết được các chi tiết âm nhạc, xác định những hình thức cấutrúc âm nhạc đơn giản như: tiết nhạc, câu nhạc, đoạn nhạc, nhận biết thể loại
âm nhạc của tác phẩm, hiểu được phong cách âm nhạc của tác phẩm, tácgiả… từ đó mà tai nghe âm nhạc hợi ra những phản ứng gắn với sự thay đổinhịp tim mạch, sự trao đổi máu…
Trong tiết học vận động theo nhạc, việc nghe nhạc không chỉ giúp trẻ tậpphối hợp các động tác, đi lại vững vàng, chạy được nghẹ nhàng theo giai điệu,theo nhịp của bài hát mà tất cả những vận động của tay, chân, lưng, đầu, vai,
Trang 19toàn thân… cũng là nhờ có sự phụ họa của âm nhạc, sự chú ý lắng nghe âmnhạc nên vận động mới trở nên chính xác, nhịp nhàng hơn Cường độ, nhịp độcủa tác phẩm âm nhạc đòi hỏi trẻ phải tập trung lắng nghe nhận biết sự thay đổicủa âm nhạc để thay đổi tốc đọ của vận động, biên độ của vận động Sự thayđổi tính chất âm nhạc ở các câu, đoạn cũng kéo theo mức độ căng thẳng, sựthay đổi hướng và đội hình của vận động Vận động theo nhạc tạo cho trẻ sựhoạt bát, nhanh nhẹn, có tư thế đẹp, duyên dáng.
Như vậy, hoạt động nghe nhạc ở trường mầm non đã tạo điều kiện pháttriển chung cho nhân cách trẻ Sự nhạy cảm và tai nghe âm nhạc phát triểntrong những mức độ phù hợp sẽ giúp trẻ hưởng ứng với những tình cảm vàhành vi tốt đẹp, đẩy mạnh hoạt động trí tuệ, thường xuyên hoàn thiện mọi vậnđộng thể chất cho trẻ
1.5.5 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi có liên quan đến khả năng nghe nhạc
1.5.6 Đặc điểm tâm lý
Các nhà tâm lí học cho rằng, sự nhạy cảm và nghe ở trẻ phát triển từ rấtsớm Đây cũng là thời điểm mạnh mẽ tình cảm thẩm mỹ dễ rung động trước cáiđẹp Hướng phát triển tình cảm của trẻ ngày càng phong phú bền vững và sâusắc hơn chính vì thế trẻ cảm nhận âm nhạc cũng sâu sắc hơn
Nghiên cứu về tri giác của trẻ về âm nhạc cho thấy: Độ tinh về ngôn ngữthấp hơn độ tinh về âm nhạc Nghĩa là trẻ có khả năng phân biệt tốt hơn nhữngkhác biệt về cao độ của âm thanh so với khả năng phân biệt các âm của ngôn ngữ,
nó giúp cho trẻ ghi nhớ âm nhạc tốt hơn, lâu hơn Do ở trẻ mẫu giáo tính hìnhtượng phát triển mạnh nên những thuộc tính cụ thể, cảm tính sinh động của âmthanh có tác động mạnh mẽ lên giác quan và ghi dấu ấn đậm trong tâm trí trẻ
Trẻ 5-6 tuổi trí nhớ có chủ định phát triển mạnh mẽ, chỉ cần sử dụng câuhỏi, gợi ý, hướng dẫn, tổ chức phù hợp là trẻ có thể tiếp thu vấn đề nhanhchóng Âm nhạc cũng thông qua các hình thức, phương pháp đó nên trẻ cũng rấ
dễ tiếp thu tri thức âm nhạc Trẻ không thuộc bái hát, giai điệu một cách máymóc và bắt chước nữa
Chú ý của trẻ mang màu sắc xúc cảm và có liên quan đến hứng thú,trẻ bộc lộ trực tiếp rõ ràng qua nét mặt và ánh mắt trước đối tượng mà chúngthích Nắm bắt đặc điểm này, chúng ta có thể tổ chức các hoạt động vui vẻ,sôi nổi để gây sự chú ý và hứng thú cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáodục âm nhạc Trong trò chơi tự do và sáng tạo, trẻ chú ý lâu hơn, điều nàyphù hợp với tính chất hoạt động đặc thù của âm nhạc: vui vẻ thoải mái, tự
Trang 20nhiên bộc lộ cảm xúc…
Những nét tâm lí đặc trưng của tuổi mẫu giáo là tiền đề cho việc tiếp thu,giáo dục âm nhạc Âm nhạc đã đem lại cho trẻ một thế giới âm thanh nhiều màusắc, gợi cho trẻ sự thú vị, hấp dẫn và sự hài hòa tinh tế, tạo điều kiện cho trẻ thểhiện chính bản thân mình
1.5.7 Đặc điểm sinh lý
Hoạt động âm nhạc là hoạt động đòi hỏi có sự tham gia tổng hợp của cácquá trình tâm sinh lý, trong đó quá trình sinh lí giữ vai trò khá quan trọng quyếtđịnh hiệu quả của hoạt động âm nhạc
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, các chức năng của hệ cơ quan trong cơ thể đượchoàn thiện dần đặc biệt là chức năng phối hợp các động tác Hoạt động âm nhạcthường tổ chức dưới dạng động nên đồi hỏi sự linh hoạt của các bộ phận trong
cơ thể phối hợp một cách nhịp nhành với nhau thống nhất tong một thể trọnvẹn Ngay cả khỉ nghe nhạc trẻ cũng biểu hiện cảm xúc của mình bằng cử chỉ,điệu bộ… cho đến trò chơi âm nhạc trẻ thực sự được hòa mình vào không khísôi nổi, vui vẻ, cơ thể được hoạt động tích cực và nhịp nhàng
Giai đoạn này, các cơ quan trong cơ thể đã phát triển hoàn chỉnh trong
đó có cơ quan thính giác Trẻ phản ứng nhanh nhạy với âm thanh Ngay từ 6-7tháng, trẻ đã có khả năng phản ững với âm thanh bằng cách vận động toàn thân.Lúc sơ sinh phản ứng với âm thanh qua cử động chớp mắt, rùng mình… Trẻ cóthể nghe thấy âm thanh mà người lớn không nghe thấy Chính điều này giúp trẻtiếp nhận âm thanh một cách nhẹ nhàng tự nhiên Càng lớn, khả năng phẩn ứngvới âm thanh càng tăng Trẻ đi vào cảm nhận tính chất âm nhạc của tác phẩm,
đi sâu vào tìm hiểu tính hình tượng trong các tác phẩm âm nhạc, nó giúp cho trẻcảm nhận tác phẩm sâu sắc hơn, tinh tế hơn
Cùng với sự phát triển của hệ vận động, hệ thần kinh của trẻ cúng pháttriển Khả năng tập trung chú ý của trẻ tăng lên 15-20 phút Điều này làm tăngkhả năng nghe nhạc của trẻ, thời gian chú ý nghe dài hơn và liền mạch hơn Bêncạnh đó việc phát triển trí tuệ tạo điều kiện cho việc nghe nhạc của trẻ có chiềusâu, có sự tư duy, phân tích, nâng cao hiệu quả nghe nhạc lên rất nhiều
Cấu tạo cơ quan phát âm của trẻ có sự khác biệt với người lớn: khe âmthanh và thanh đới ngắn nên giọng trẻ thường là giọng thanh Giọng thanh giúpcho trẻ tiếp nhận các cao độ của âm nhạc dễ dàng hơn Trẻ không gặp khó khănkhi hát các nốt cao và sự thay đổi cao độ bất thường của bản nhạc Tuy nhiên,các bản nhạc sáng tác cho trẻ thường là các bản nhạc đơn giản phù hợp với khả
Trang 21năng tiếp thu của trẻ.
1.6 Khả năng nghe nhạc của trẻ 5-6 tuổi
Sự nhạy cảm và nghe ở trẻ phát triển từ rất sớm và tiếp tục được phát triểntrong suốt quá trình giao tiếp và hoạt động âm nhạc Dưới sự tác động ngôn ngữcủa nhưng người xung quanh, trai trẻ tinh hơn, trẻ phân biệt được các dấu trongtiếng nói, sắc thái của âm thanh trong lời nói Độ nhạy cảm về tai nghe giúp trẻphân biệt độ cao, thấp của âm thanh và phát triển mau chóng trong các hoạt động
âm nhạc Trong điều kiện giáo dục tốt có thể hình thành được tai nghe tuyệt đối –tức là trẻ nhận ra và lặp lại đúng các độ cao âm thanh từ phím ddanf và cảm giácnhịp điệu Độ nhạy cảm âm thanh của trẻ có sự khác biệt lớn giữa cá nhân, cómột số trẻ độ nhạy cảm cao, có một số trẻ độ nhạy cảm thính giác kém rõ rêt Vìvậy, khi tổ chức hướng dẫn các hoạt động giáo dục cho trẻ, cần chú ý đến đặcđiểm cá biệt để có biện pháp kích ứng và có chế độ rèn luyện riêng Với trẻ, thínhgiác phát triển không đầy đủ, cần tạo điều kiện thuận lợi để nghe như: ngồi gầnngười đọc, người kể chuyện và phải luyện tập thính giác cho trẻ
Khác với các thuộc tính màu sắc và hình dạng, các thuộc tính âm thanhkhông thể nào biểu diễn dưới dạng vật cụ thể để có thể tiến hành các hành độngchuyển đổi, áp đặt… Vì vậy, việc tách biệt và so sánh âm thanh ở trẻ trẻ mẫugiáo tương đối khó khăn Muốn cảm nhận âm thanh tốt, trẻ phảu được nghe giaiđiệu âm nhạc hay lời nói một cách tổng thể, sau đó luyện tập và tái hiện lại rồimới phân biệt Chính trong quá trình trẻ tự mình luyện tập kỹ năng thay đổi cácvận động của bộ máy phát âm phù hợp với đặc điểm các âm đó mà khả năngtách biệt các âm trong từ nảy sinh đến phát triển
Trẻ mẫu giáo đã nghe hát và kể lại được nội dung bài hát, cảm nahanjđược tính chất thể hiện của bài hát, bản nhạc trẻ cũng có thể tiếp nhận sự đốilập về đặc trưng của âm thanh to – nhỏ, cao – thấp, nhanh – chậm, phân biệtđược âm thanh của các nhạc cụ và các cách cảm thụ âm nhạc, mong muốnđược nghe nhạc
Trẻ mẫu giáo lớn có thể hiểu được tác phẩm âm nhạc, phân biệt được tínhthể loại (hành khúc, ngợi ca, nhảy múa…); cảm nhận được sắc thái thể hiện trong
âm nhạc, nhận biết được tác phẩm biểu diễn, phân biệt được âm cao – thấp và âmsắc của nhạc cụ, nhận xét được giọng hát đúng, giọng hát sai của bạn mình
1.7 Hệ thống các bài hát dân ca trong chương trình mầm non cho trẻ 5-6 tuổi
Đối với chương trình giáo dục mầm non thì chú trọng cho trẻ làm quenvới dân ca dưới hình thức nghe cô hát Năm 1993 – 1996 Vụ giáo dục mầm non
đã thực hiện chuyên đề giáo dục âm nhạc Việc lựa chọn và dạy dân ca cho trẻ,
Trang 22đặc biệt là trẻ mẫu giáo còn là vấn đề mới mẻ.
Dưới đây là một số bài hát dân ca trong chương trình giáo dục mầm noncho trẻ 5-6 tuổi:
Ru em – Dân ca Xê Đăng
Trống cơm – Dân ca quan họ Bắc Ninh
Mưa rơi – Dân ca xá
Lí con sáo Gò Công – Dân ca Nam Bộ
Xe chỉ luồn kim – Dân ca quan họ Bắc Ninh
Cái bống – Lời đồng dao, nhạc Phan Trần Bảng
Bà còng đi chợ trời mưa – Lời đồng dao, nhạc Phạm Tuyên
Đi cấy – Dân ca Thanh Hóa
Cây trúc xinh - Dân ca quan họ Bắc Ninh
Lí con sáo – Dân ca Nam Bộ
Inh lả ơi – Dân ca Thái
Gà gáy le te – Dân ca Cống Khao
Lí chiều chiều – Dân ca Nam Bộ
Bèo dạt mây trôi - Dân ca quan họ Bắc Ninh
Lí cây bông - Dân ca Nam Bộ
1.8 Ý nghĩa của việc đưa dân ca đến với trẻ
Giáo dục nghệ thuật, bồi dưỡng tình cảm dân tộc cho trẻ
Mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng Những nét văn hóa đó chính lànhững phong tục tập quán, những truyền thống quý báu của dân tộc ta được lưu truyền từđời này sang đời khác Trong đó, có dân ca – một báu vật mà bất cứ dân tộc nào cũngnâng niu, giữ gìn Từ những điệu hát trữ tình mượt mà ở quê hương Nam Bộ đén nhữngbài hát giao duyên, các làn điệu dân ca Quan Họ cùng hòa với giai điệu bay bổng ở vùngđồng bằng Bắc Bộ, những bài hát chan chứa tình cảm mô tả cuộc sống hạnh phúc, thanhbình, rồi những điệu hò điệu lý ở miền Nam Trung Bộ vẽ nên những bức tranh tuyệt đẹp
ca ngợi cảnh sắc quê hương đất nước Vì thế, cho trẻ tiếp xúc và hoạt động với dân ca sẽsớm hình thành ở trẻ lòng yêu mến và tự hào dân tộc
Hình thành và phát triển nhân cách dân tộc cho trẻ
Âm nhạc như là một món ăn tinh thần đối với trẻ Những giai điệu trầmbổng, những tiết tấu nhịp nhàng của dân ca đưa trẻ vào thế giới cái đẹp một cáchthích thú và hấp dẫn Những âm thanh có tổ chức chặt chẽ của âm nhạc góp phầnquan trọng vào việc phát triển đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ cho trẻ Mà hầu
Trang 23hết tất cả các nhà giáo dục trên thế giới đều khẳng định điều đó.
Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã từng nói dân ca nói chung và hát ru nói riêng là
“ Bài học vỡ long về văn hóa dân tộc” Thật vậy, các bài hát dân ca không chỉ cungcấp cho trẻ những tri thức về giai điệu âm nhạc, về lời ca và nhịp điêuh dân tộc màthông qua các bài hát trẻ còn nhận ra được sự đùm bọc, che chở, nhận được tìnhcảm của bà, của mẹ, của mọi người với niềm tin cậy thật sự để rồi từ đó tạo cho trẻ
sự cân bằng, yên ổn về tâm lý, góp phần to lớn trong việc hình thành và phát triểnnhân các một cách toàn diện
Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ
Tạo điều kiện cho trẻ có đời sống âm nhạc phong phú, nâng cao kỹ năng
âm nahcj cho trẻ Hát, múa nhuần nhuyễn các bài hát, đặc biệt là những bài hát dânca
Trong việc giáo dục long yêu thích âm nhạc cho trẻ thì âm nhạc dân gianđóng vai trò hết sức quan trọng Trong đó, không thể kể đến nhạc dân ca Dân cathường bắt nguồn từ tiếng nói chung của dân tộc Có thể nói những bài hát dângian của mỗi dân tộc được sáng tác ra đều dựa trên đặc điểm riêng của từng tiếngnói khác nhau Dân ca là tiếng nói tình cảm đằm thắm và hồn nhiên của nhân dân.Những cái hay, cái đẹp của dân tộc từ đời này sang đời khác theo các làn điệu dân
ca đã tác động đến nhiều thế hệ, hun đúc, hình thành cho các em một tâm hồn Việt
Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn hiểu biết về môi trường xung quanh
Việc cho trẻ tiếp xúc với các bài hát dân ca góp phần rất quan trọng trongviệc phát triển ngôn ngữ nói chung và phát triển vốn từ nói riêng Khi tiếp xúc vớicác bài hát dân ca, trẻ hiểu được nội dung của bài hát đó, hiểu được những từ ngữtrong bài hát của các vùng miền khác nhau góp phần làm phong phú vốn từ chotrẻ Ngoài ra, tiếp xúc với dân ca, trẻ sẽ mở rộng được vốn hiểu biết của mình vềmôi trường xung quanh Qua đó hình thành ở trẻ thái độ, cách ứng xử phù hợp vớimọi tình huống trong cuộc sống hang ngày
Trang 24KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Có thể nói âm nhạc là một trong những phương tiên giáo dục toàn diện conngười nói chung và trẻ MN nói riêng
Âm nhạc nói chung và dân ca nói riêng tác động tới con người từ khi mới sinh
ra với tiếng ru của mẹ cho đến khi từ giã cõi đời Tuy không trực tiếp nuôi dưỡng conngười như cơm ăn nước uống hàng ngày nhưng âm nhạc lại làm cho con người ta thêmyêu cuộc sống và nhận thức được cuộc sống
Thông qua việc nâng cao hứng thú trong hoạt động nghe dân ca, trẻ được tiếpxúc với những bài dân ca từ những vùng miền khác nhau Trẻ được đi sâu vào tìm hiểuthể loại âm nhạc dân gian, đặc điểm, tính chất, ý nghĩa của bài hát đó Nghe nhạc vàvận động tự do theo sự cảm nhận âm nhạc của riêng mình Ngoài ra khi nghe nhạc trẻ
có thể vận động minh họa và múa các điệu múa dân gian tương ứng với từng vùngmiền
Trẻ 5-6 tuổi trí nhớ có chủ định phát triển mạnh mẽ, chỉ cần sử dụng câuhỏi, gợi ý, hướng dẫn, tổ chức phù hợp là trẻ có thể tiếp thu vấn đề nhanhchóng Âm nhạc cũng thông qua các hình thức, phương pháp đó nên trẻ cũng rấ
dễ tiếp thu tri thức âm nhạc Trẻ không thuộc bái hát, giai điệu một cách máymóc và bắt chước nữa Trẻ đã biết thể hiện, bày tỏ cảm nhận của mình về giaiđiệu, về nội dung…
Dân ca có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ Bằngngôn ngữ đặc thù riêng của mình là những âm thanh biểu cảm, dân ca không chỉmang lại những cảm xúc, những xúc động mạnh mẽ, niềm vui sướng trong đờisống tinh thần của trẻ mà còn giúp trẻ mở rộng thêm tầm hiểu biết về thế giới,
về con người
Việc sử dụng các biện pháp tổ chức nhằm nâng cao hứng thú trong hoạt độngnghe dân ca trong GDAN trên hoạt động học của GV rất quan trọng để thực hiện mụctiêu và nội dung đã đề ra dưới các hình thức khác nhau Đây là vấn đề mà tôi quan tâm
và là cơ sở quan trọng để đề xuất một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi trong hoạt động nghe dân ca
Trang 25CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ MỨC ĐỘ HỨNG THÚ CỦA TRẺ 5-6 TUỔI
TRONG HOẠT ĐỘNG NGHE DÂN CA
2.1 Mục đích điều tra
Tìm hiểu thực trạng dạy trẻ 5-6 tuổi nghe nhạc dân ca của giáo viên ởmột số trường mầm non, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hứngthú cho trẻ trong hoạt động nghe dân ca
2.2 Nội dung điều tra
- Tìm hiểu chương trình cho trẻ nghe nhạc dân ca ở trường mầm non.
- Những phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức của giáo viên tronghoạt động nghe dân ca
- Quan điểm của giáo viên về vai trò của hoạt động nghe nhạc nói chung
và nghe dân ca nói riêng
- Những thuận lợi và khó khăn về trình độ, cơ sở vật chất trong quá trìnhdạy nghe dân ca
- Quan điểm của giáo viên về mức độ tổ chức các hoạt động: dạy hát,vận động minh họa, nghe nhạc, trò chơi âm nhạc
- Sáng kiến của giáo viên trong hoạt động dạy trẻ nghe dân ca
2.3 Đối tượng điều tra
- Giáo viên ở một số trường mầm non: Trường mầm non Yên Ninh,
Trường mầm non Thị Trấn Lâm, Trường mầm non Vinschool Nguyễn ChíThanh
- Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của trường mầm non Thị Trấn Lâm
2.4 Thời gian điều tra
2.5 Phương pháp điều tra
2.5.1 Điều tra bằng phiếu (An-két) với giáo viên
2.5.2 Phương pháp quan sát
2.5.3 Phương pháp đàm thoại
2.5.4 Phương pháp thống kê toán học
2.6 Tiêu chí đánh giá mức độ hứng thú của trẻ trong hoạt động nghe nhạc
2.6.1 Tiêu chí đánh giá
Tiêu chí 1: Trẻ nhớ tên tác phẩm, nhận ra bài hát qua giai điệu ( 2đ)
- Trẻ nhận ra tên bài hát, ngâm nga theo nhạc khi giai điệu vừa bật lên: 2 điểm
(Giỏi)
Trang 26- Trẻ nhận ra tên bài hát khi giai điệu, lời bài hát, giọng hát của cô hoặc
Tiêu chí 2: Sự tập trung chú ý của trẻ qua quá trình nghe (2đ)
Trong suốt quá trình trẻ nghe nhạc dân ca đòi hỏi trẻ cần phải hứng thú và tíchcực tham gia Và đây còn được hiểu là đòi hỏi trẻ phải tập trung, chú ý và tích cực hoạtđộng trong suốt quá trình thì kết quả của hoạt động mới đạt hiệu quả cao và đạt đượctính mục đích đã đề ra
-Trẻ hứng thú trong suốt quá trình: 2 điểm (Giỏi)
-Trẻ hứng thú khoảng 1/3 đến 2/3 thời gian hoạt động, đôi khi trẻ mất tập
trung :1,5 điểm (Khá)
-Trẻ hứng thú khoảng 1/3 thời gian hoạt động và mất tập trung nhiều lần: 1
điểm (TB)
- Trẻ không hứng thú toàn bộ quá trình và cần có sự động viên, khuyến khích
của giáo viên: 0,5 điểm (Yếu)
Tiêu chí 3: Trẻ bộc lộ cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ ( 3đ)
- Trẻ hứng thú, bộc lộ cảm xúc của mình qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ: 3 điểm(Giỏi)
- Trẻ hứng thú nhưng chưa bộc lộ tốt cảm xúc của mình, chưa biết thểhiện cảm xúc qua cử chi, điệu bộ: 2 điểm (Khá)
- Trẻ chú ý, bộc lộ cảm xúc chưa tốt, chưa thật sự hứng thú: 1điểm (TB)
- Trẻ không hứng thú, không bộc lộ được cảm xúc của mình: 0,5 (Yếu)
Tiêu chí 4: Trẻ biết nhận xét và cảm thụ tác phẩm thông qua tính chất
âm nhạc: mạnh - nhẹ, nhanh – chậm, âm sắc nhạc cụ, sắc thái của bản nhạc ( 3đ)
- Trẻ biết nhận xét và cảm thụ tác phẩm thông qua tính chất âm nhạc:
mạnh - nhẹ, nhanh – chậm, âm sắc nhạc cụ, sắc thái của bản nhạc: 3 điểm
Trang 27dẫn, gợi ý của cô: 1,5 điểm (TB)
- Trẻ không cảm thụ được tác phẩm, không biết thế nào là tính chất âmnhạc: mạnh - nhẹ, nhanh – chậm, âm sắc nhạc cụ, sắc thái của bản nhạc: 0,5
điểm ( Yếu)
Trang 28B Thang đánh giá
Bảng 2.1 : Thang đánh giá
Trẻ nhớ tên tác phẩm, nhận ra bài hát qua giai điệu 2
Trẻ bộc lộ cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ 3Trẻ biết nhận xét và cảm thụ tác phẩm thông qua tính chất âm nhạc: mạnh -
nhẹ, nhanh – chậm, âm sắc nhạc cụ, sắc thái của bản nhạc 3
Dân ca là những bài hát cổ
truyền do nhân dân sáng
tác được lưu truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác
Trang 29Kết quả ở bảng 2.4 cho thấy nhận thức về dân ca của GV còn chưađồng đều, vẫn còn có những ý kiến khác nhau Hầu hết GV trả lời đúng vềkhái niệm dân ca ( 88,4%) , chỉ có 5 GV hiểu sai về khái niệm dân ca Điềunày cho thấy vẫn còn một số giáo viên nhận thức chưa đúng về dân ca vì cóthể do số lượng các bài hát dân ca được mang đến cho trẻ chưa nhiều vàtrong quá trình giảng dạy các bài hát dân ca cho trẻ giáo viên mới chú ý đếndạy cho trẻ hát, trẻ thuộc bài hát chứ chưa chú ý đi sâu vào ý nghĩa, nguồngốc của bài hát Qua kết quả thực trạng này giúp tôi thấy cần phải quan tâmnhiều hơn vào việc tìm hiểu thật kĩ về tác phẩm định dạy, giới thiệu cho trẻ
để trẻ có thêm nhiều kiến thức về nền văn hóa dân tộc trong quá trình tổchức hoạt động GDAN
- Nhận thức của giáo viên về vai trò của nhạc dân ca đối với trẻ Bảng 2.5 Nhận thức của giáo viên về vai trò của nhạc dân ca đối với trẻ
Dân ca giúp giáo dục nghệ thuật, bồi dưỡng tình yêu dân tộc 0 0Dân ca giúp hình thành và phát triển nhân cách dân tộc cho trẻ 0 0Dân ca giúp trẻ phát triển vốn từ, mở rộng hiểu biết về môi trường
Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy tất cả giáo viên đã nhận thức được vai trò,tầm quan trọng của nhạc dân ca đối với trẻ 100% giáo viên cho rằng dân ca cóvai trò trong việc giúp giáo dục nghệ thuật, bồi dưỡng tình yêu dân tộc, hìnhthành và phát triển nhân cách dân tộc cho trẻ và giúp trẻ phát triển vốn từ, cóthêm kiến thức về những nét văn hóa, phong cách, đặc điểm ngôn ngữ, hoàncảnh sống, lịch sử địa lý, phong tục tập quán của mỗi vùng gắn liền với đạo đức
tư tưởng tình cảm với cuộc sống khác nhau của từng địa phương, của từng sắctộc
- Thực trạng mức độ cho trẻ MG 5-6 tuổi nghe nhạc dân ca trong hoạt động GDAN trên hoạt động học
Bảng 2.4 Ý kiến của GV về mức độ cho trẻ MG 5-6 tuổi nghe nhạc dân ca trong hoạt
động GDAN trên hoạt động học
Bảng 2.6
Trang 30Ít khi 13 30,2
Qua bảng 2.6 cho thấy mức độ cho trẻ nghe nhạc dân ca còn chưa đượcnhiều Mức độ cho trẻ nghe nhạc dân ca thường xuyên chỉ chiếm 9,3%, trongkhi mức độ thi thoảng và ít khi chiếm lần lượt là 60,5% và 30,2% Nguyên nhân
có kết quả như trên có thể do chương trình âm nhạc cho trẻ mầm non được sắpxếp theo chủ đề, chủ điểm Mỗi một chủ điểm lại được phân các bài hát cụ thể
có nội dung phù hợp với chủ đề trong khi đó có những chủ đề nhạc dân ca lạikhông có hoặc chưa được biết đến Bên cạnh đó, với những bài hát trẻ đượcnghe, được dạy hát trên lớp sẽ được các cô cho trẻ nghe đi nghe lại thườngxuyên để trẻ nắm được giai điệu, thuộc lời bài hát đó Chính vì vậy mà trẻ cònchưa được nghe nhạc dân ca một cách thường xuyên
- Nhận thức của Gv về việc tổ chức nhạc dân ca trong hoạt động GDAN trên hoạt động học
Bảng 2.7 Nhận thức của Gv về việc tổ chức nhạc dân ca trong hoạt động GDAN
- Mức độ cho trẻ nghe dân ca thông qua các hoạt động âm nhạc: dạy hát, nghe nhạc, vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc, hoạt động khác ngoài giờ học.
Bảng 2.8 Mức độ cho trẻ nghe dân ca thông qua các hoạt động âm nhạc: dạy hát, nghe nhạc, vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc, hoạt động khác ngoài giờ học
STT Hoạt động
Mức độ sử dụng (%) với n = 30 Thường
xuyên (số lượng GV)
Tỉ lệ (%)
Thỉnh thoảng (số lượng GV)
Tỉ lệ (%)
Ít khi (số lượn g GV)
Tỉ lệ (%)
Trang 312 Nghe hát 27 62,7 14 32,5 2 1,8
5 Hoạt động ngoài giờhọc 6 14,1 15 34,8 22 51,1
Kết quả thu được ở bảng 2.8 cho thấy thực trạng GV tổ chức cho trẻnghe dân ca thông qua các hoạt động GDAN được thể hiện như sau: trong cáchoạt động âm nhạc thì hoạt động nghe hát là hoạt động được tổ chức thườngxuyên nhất chiếm 62,7% Hoạt động dạy hát thi thoảng được tổ chức với tỉ lệphần trăm là 58,1% Trong khi đó các hoạt động như vận động theo nhạc, tròchơi âm nhạc và hoạt động ngoài trời thì rất ít khi được tổ chức, điển hình nhưhoạt động trò chơi âm nhạc có đến 67,4%, vận động theo nhạc là 62,7% và hoạtđộng ngoài giờ học là 51,1% Qua thực trạng kết quả trên ta thấy được vấn đề
GV tổ chức cho trẻ nghe nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc còn rất hạnchế Hoạt động nghe hát là hoạt động được tổ chức thường xuyên hơn tuy nhiên
nó chỉ là nội dung kết hợp chứ không phải là nội dung trọng tâm
- Thực trạng về thái độ của trẻ khi nghe nhạc dân ca
Bảng 2.9 Thực trạng về thái độ của trẻ khi nghe nhạc dân ca
STT Thái độ của trẻ Số lượng
Qua kết quả bảng 2.9 ta thấy, hầu hết thái độ của trẻ khi nghe nhạc dân
ca là bình thường ( 55,8%), và đặc biệt có đến 34,9% trẻ không hứng thú khinghe nhạc dân ca Trong khi mức độ hứng thú của trẻ chỉ chiếm 9,3% Nhưvậy, vấn đề đặt ra là giáo viên phải làm thế nào để nâng cao hứng thú của trẻkhi cho trẻ nghe nhạc dân ca
- Thực trạng việc GV sử dụng các biện pháp để kích thích hứng thú nghe nhạc dân ca cho trẻ MG 5-6 tuổi trên hoạt động học.
Qua quá trình điều tra, tôi nhận thấy rằng việc giáo viên dạy trẻ nghe hátnói chung và nghe dân ca nói riêng còn chưa thực sự hiệu quả
Trên lớp, giáo viên có sử dụng loa đài, video, tv trong quá trình dạy trẻtuy nhiên quá trình giảng dạy của giáo viên còn nhàm chán, lặp lại dẫn đến sựkhông hứng thú của học sinh
Trang 32Giáo viên cũng có sử dụng đạo cụ, trang phục, chuẩn bị kĩ lưỡng… tuynhiên những tiết ấy chỉ được chuẩn bị khi có người đến dự giờ hoặc thi giảngchứ không được áp dụng vào các tiết học bình thường trên lớp Nguyên nhânchủ yếu là do điều kiện kinh tế thiếu thốn là chính.
Có thể thấy, giáo viên cũng đã có ý thức sử dụng biện pháp để kíchthích, gây hứng thú cho trẻ nghe dân ca, tuy nhiên các biện pháp còn quá ít vàchưa được sử dụng thường xuyên, chưa có sự sáng tạo trong sử dụng biện phápdẫn đến tình trạng không hứng thú của trẻ
- Thực trạng về nhận thức của GV về việc tổ chức hoạt động nhằm nâng cao hứng thú cho trẻ nghe dân ca.
Bảng 2.11 Nhận thức của GV về việc tổ chức hoạt động nhằm nâng cao hứng thú
cho trẻ nghe dân ca
ý kiến nào phủ nhận sự cần thiết của việc tổ chức cho trẻ nghe dân ca trên hoạtđộng học đối với trẻ MG 5-6 tuổi Qua đó cho thấy GV đã nhận thức đúng vaitrò của nhạc dân ca đối với trẻ và mong muốn tổ chức hoạt động nhằm nâng caohứng thú cho trẻ
- Thực trạng về những thuận lợi và khó khăn khi tổ chức nhằm nâng cao hứng thú trong hoạt động nghe dân ca cho trẻ MG 5-6 tuổi
Qua phiếu điều tra tiến hành tìm hiểu xem khi tổ chức nghe dân ca chotrẻ MG 5-6 tuổi trong hoạt động GDAN trên hoạt động học, GVMN trực tiếpdạy MGL thường gặp những thuận lợi và khó khăn để từ đó đưa ra các biệnpháp và cách giải quyết phù hợp
Thuận lợi
- Nguồn bài hát nhiều, phong phú, đa dạng, dân ca có nhiều loại, thuộc
nhiều vùng miền ( Bắc Bộ, Nam Bộ…)
- Giai điệu dễ nghe, lời ngắn, dễ hiểu, dễ học thuộc, giai điệu dễ đi vào longngười
Trang 33- Các bài hát quen thuộc với trẻ
- Nhà trường có trang thiết bị đầy đủ, lớp học sạch sẽ, thoáng mát… Những thuận lợi trên có tác động tích cực đến việc tổ chức cho nghedân ca trong hoạt động GDAN trên hoạt động học Bởi nguồn bài hát phongphú, đa dạng thì giáo viên có thể dễ dàng lựa chọn bài hát phù hợp với yêucầu, chủ đề Thông qua các bài hát dân ca, trẻ sẽ có thêm nhiều kiến thức vềvăn hóa, nghệ thuật của các vùng miền trên đất nước.Các bài hát cho trẻnghe thì toàn là những bài hát quen thuộc, lời ca ngắn gọn, dễ hiểu, giai điệu
dễ đi vào lòng người Mặt khác, nhà trường có trang thiết bị đầy đủ, cơ sởvật chất khang trang cũng là điều kiện thuận lợi để GV thực hiện tốt hơn
Khó khăn
+ Trang phục, đồ dùng trực quan, đạo cụ âm nhạc còn thiếu thốn chưahấp dẫn với trẻ
+ Học sinh trong một lớp còn đông nên dẫn đến lớp còn mất trật tự, ồn
ào dẫn đến sự mất tập trung, ảnh hưởng đến khả năng cảm thụ âm
+ Hình thức giảng dạy của giáo viên còn chưa thực sự nổi bật, chưa có
sự sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động, chưa có sự đầu tư cho tiết dạy
+ Một số GV trình độ âm nhạc còn hạn chế nên chưa thể hiện được nộidung, sắc thái của bài hát
Tất cả những khó khăn trên đều có những ảnh hưởng nhất định đến việc
tổ chức nghe dân ca trong hoạt động GDAN trên hoạt động học cho trẻ Một sốnhững khó khăn về cơ sở vật chất, đạo cụ còn chưa phong phú ảnh hưởng đếnviệc khơi gợi sự hứng thú của trẻ Học sinh trong lớp còn đông cũng ảnh hưởngđến quá trình tổ chức, sáng tạo của cô giáo Bên cạnh đó, GV đơn thuần chỉcung cấp tên, nhạc sĩ sáng tác, sơ qua về nội dung bài hát, chưa chạm đến vùng
“Phát triển gần nhất” của trẻ và chưa sử dụng nhiều hình thức tổ chức khácnhau nên làm hạn chế đến khả năng của trẻ, khả năng cảm thụ âm nhạc và sángtạo sẽ bị hạn chế Những bài hát dân ca có trong chương trình hầu hết là nhữngbài được đưa vào phần nội dung kết hợp chứ chưa phải là nội dung trọng tâm
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, các GV cũng đã đưa ra một sốnhững ý kiến đề xuất để kích thích hứng thú cho trẻ MG 5-6 tuổi trong hoạtđộng nghe nhạc dân ca như: nghe nhạc kết hợp với đồ dùng trực quan ( ví dụnhư hình ảnh, video, phục trang, đạo cụ…) để thu hút trẻ; nghe nhạc kết hợpvới vận động theo nhạc, nghe nhạc kết hợp với trò chơi âm nhạc hay là tổ chứccho trẻ đi thăm quan, được xem, được nghe các nghệ sĩ biểu diễn trực tiếp cũng
Trang 34là một đề xuất khá hay.
Trang 35KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong quá trình tìm hiểu về thực trạng việc tổ chức cho trẻ MG 5-6 tuổitrong hoạt động nghe dân ca ở trường MN tôi nhận thấy được rằng:
Đa số các GV đều đã nhận thiết được sự cần thiết, nhiệm vụ của việc
tổ chức cho trẻ MG 5-6 tuổi trong hoạt động nghe dân ca ở trường MN songtrên thực tế nhiệm vụ này vẫn chưa được thực hiện cách đầy đủ Một số GVcòn có nhận thức chưa đầy đủ về khái niệm và vai trò của nhạc dân ca đốivới trẻ Và còn có nhiều ý kiến khác nhau về cách tổ chức cho trẻ làm quenvới dân ca trong GDAN trên hoạt động học cho trẻ
Vấn đề GV tổ chức cho trẻ nghe nhạc thông qua các hoạt động âm nhạccòn rất hạn chế Hoạt động nghe hát là hoạt động được tổ chức thường xuyênhơn tuy nhiên nó chỉ là nội dung kết hợp chứ không phải là nội dung trọng tâm
GV chưa sử dụng hợp lý các biện pháp tổ chức nhằm nâng cao hứng thútrong hoạt động nghe dân ca cho trẻ MG 5-6 tuổi, các biện pháp GV sử dụngđôi khi còn đơn giản, chưa gây được hứng thú cho trẻ và chưa kích thích được
sự sáng tạo Chưa có sự đầu tư vào việc lên kế hoạch tổ chức và chuẩn bị chotiết dạy
Những kết quả nghiên cứu, khảo sát thực trạng trên tôi có cơ sở trongviệc nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú tronghoạt động nghe dân ca cho trẻ MG 5-6 tuổi
Trang 36CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO
HỨNG THÚ CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG NGHE DÂN CA
3.1 Lựa chọn các bài hát dân ca ĐBBB dành cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
3.1.1 Các nguyên tắc lựa chọn bài hát
Những bài hát, tác phẩm được lựa chọn làm thực nghiệm là những bàihát có nội dung và âm nhạc đa dạng phong phú ( trong và ngoài chương trình)
Đảm bảo những nguyên tắc chung như:
Các bài hát đều thuộc thể loại dân ca miền BắcĐảm bảo tính nghệ thuật của tác phẩm trong đó bao hàm các yêu tố như:
- Sự phù hợp nội dung và hình thức
- Nội dung lời ca trong sang, mạch lạc
- Phong cách âm nhạc rõ rang như: vui, buồn, trong sang, nhẹ nhàng, hungtráng, dí dỏm, trang trọng…
Đảm bảo tính giáo dục đạo đức, thẩm mỹ cho trẻĐảm bảo tính vừa sức với khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ 5 – 6 tuổi
3.1.2 Kết quả lựa chọn bài hát
2
Cái bống Đồng dao Bài hát mang yếu tố nhảy múa giúp trẻ
phát triển nhạc cảm, phát triển tai nghe vàkhả năng âm nhạc, nhịp độ vừa phải, kếtcấu âm nhạc cân phương, phù hợp vớiđộng tác âm nhạc
Lời ca trong sáng, có nội dung ngợi ca,tính giáo dục sâu sắc ( hình ảnh Bốngchăm ngoan, biết giúp đỡ mẹ việc nhà)thông qua những hình ảnh giản dị, màquen thuộc như kéo xảy, kéo sang, nấucơm…
Trang 37Xòe hoa Dân ca Thái Bài hát phản ánh sinh hoạt vui chơi, nét
đặc trưng trong văn hóa của người dân tộcqua tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng khèn vàqua điệu múa xòe hoa của người dân tộcThái
3.2 Cơ sở định hướng và nguyên tắc của việc đề xuất các biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động nghe dân ca
- Các biện pháp phải góp phần thực hiện mục tiêu GDMN, tạo tiền đề phát triển
nhân cách toàn diện cho trẻ, đặc biệt là GD thẩm mĩ
- Các biện pháp phải phát huy tính tích cực, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ
MG 5-6 tuổi
- Các biện pháp phải phù hợp với đặc điểm, khả năng nghe của trẻ
- Dựa trên kết quả phân tích thực trạng của việc tổ chức cho hoạt động nghe dân
ca cho trẻ 5 – 6 tuổi
- Dựa vào đặc trưng thể loại âm nhạc dân ca.
3.3 Một số biện pháp kích thích sự hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi nghe dân ca ĐBBB
- Biện pháp 1: Nghe hát kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan: băng đĩa, đạo cụ, trang phục theo vùng miền
A Mục đích, ý nghĩa
Đây là biện pháp trẻ được nghe và tri giác toàn bộ nội dung tác phẩm
ở trình độ nghệ thuật Biện pháp này sẽ mở rộng khả năng giới thiệu cho trẻlàm quen với những hình thức biểu diễn khác nhau, được nghe, được xemcác nghệ sỹ, các bạn nhỏ biểu diễn qua băng đĩa, xem cô giáo biểu diễn kết
Trang 38hợp với đạo cụ, trang phục theo vùng miền Qua đó, trẻ được tri giác với cácđạo cụ, trang phục từng vùng miền và mở rộng kiến thức về dân gian, dântộc cho trẻ Biện pháp này rất dễ thu hút sự chú ý của trẻ, làm tăng sự tậptrung, giúp trẻ tích lũy các ấn tượng về âm nhạc một cách phong phú, tạođiều kiện để trẻ ghi nhớ âm nhạc.
B Yêu cầu
Khi sử dụng biện pháp này GV cần lưu ý:
- Chuẩn bị các thiết bị nghe như Ti vi, máy chiếu, đài, loa… hình ảnh rõ nét và
âm thanh vừa đủ để trẻ có thể dễ dàng cảm nhận
- Chú ý đến diện tích phòng học để phân chia không gian tổ chức hợp lý
- GV cần để trẻ có thời gian, có không gian yên tĩnh, chỗ ngồi hợp lý để trẻ có thể trigiác chọn vẹn nhất từ đó tự cảm nhận giai điệu của bài hát, bản nhạc
C Cách tiến hành
Trong quá trình tổ chức hoạt động nghe cho trẻ việc sử dụng các loại đồdùng trực quan: băng đĩa, đạo cụ, nhạc cụ, trang phục sẽ thu hút sự chú ý và gâyhứng thú hơn đối với trẻ
Tận dụng các nguyên liệu, vật liệu sẵn có như: giấy màu, bìa cứng, giấynhún, mút xốp… để làm các nhạc cụ, đạo cụ cho trẻ theo nội dung của bản nhạc.Bên cạnh đó GV và trẻ có thể cùng nhau làm và trang trí các dụng cụ âm nhạcbằng các nguyên liệu có sẵn như hoạt động trong giờ tạo hình, hoạt động góc….Tạo cơ hội để trẻ được tự mình làm các dụng cụ âm nhạc như thế sẽ giúp trẻ tựsáng tạo khả năng của mình và đồng thời giáo dục trẻ biết tận dụng các nguyên vậtliệu xung quanh để làm ra các dụng cụ âm nhạc hay và sinh động, và giúp trẻ nhận
ra các đồ vật đó có thể được tận dụng cho các hoạt động khác nhau
Ví dụ như: làm trống cơm cho trẻ để trẻ thể hiện trong bài hát “ Trống cơm”
Có thể may yếm, váy đụp cho trẻ bằng giấy nhún …
Ngoài ra, GV có thể sử dụng đồ dùng trực quan cho trẻ nghe và cảm thụ âmnhạc dưới các hình thức khác nhau và thay đổi trong các bước một cách khôngtrùng lặp
Ví dụ : Bài “ Xòe hoa” – Dân ca TháiTrong quá trình tổ chức hoạt động nghe trong hoạt động GDAN trên hoạt độnghọc cho trẻ MG 5-6 tuổi, GV cho trẻ ngồi và tự nhắm mắt cảm nhận khi giai điệu nhạcđược cất lên, trong khoảng thời gian trẻ cảm nhận đó cần nhắc trẻ nhắm mắt và giữyên lặng như thế sẽ nghe được giai điệu cách tốt nhất Sau khi trẻ nghe xong, GV có