Giáo dục ở bậc học mầm non là ngành học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân giúp hình thành cơ sở nhân cách ban đầu của con người mới, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào
Trang 1MỤC LỤC
7 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2
9 2.3.Các giải pháp để giải quyết vấn đề 5
1 Mở đầu.
1.1 Lí do chọn đề tài.
Giáo dục ở bậc học mầm non là ngành học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân giúp hình thành cơ sở nhân cách ban đầu của con người mới, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào phổ thông, như Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nói: “Giáo dục Mẫu giáo tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”.
Với trẻ mẫu giáo, hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi Việc học tập
Trang 2chỉ mang tính chất "Học mà chơi, chơi mà học" Trẻ rất hiếu động tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh Trẻ thực sự học trong khi chơi, để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học Ở trẻ mẫu giáo lớn, các yếu tố của hoạt động học tập đã xuất hiện nhưng mới ở dạng sơ khai Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo đã tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, học hành, giải quyết vấn đề, trải nghiệm tìm tòi, khám phá nhằm giúp trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tư duy, phát triển các kĩ năng thực hành, giao tiếp ứng xử,
Tuy nhiên một số phụ huynh học sinh lại lầm tưởng rằng để cho trẻ học tốt ở trường phổ thông cần dạy trước cho trẻ như: tập viết, tập đọc, tập làm toán rốt cuộc là trẻ không đủ sức tiếp thu những tri thức trên hoặc có tiếp thu được thì trẻ lại tỏ ra chán nản, không tập trung khi phải học lại những kiến thức
ấy ở lớp 1
Thực tế cho thấy, việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vào lớp 1 không thể là việc làm thay cho công việc dạy dỗ ở lớp 1 Không nên dạy trước những
gì mà sau này trẻ phải học một cách bài bản ở trường phổ thông Hành trang cho trẻ vào lớp 1 nên " nhỏ gọn" để phù hợp với sức vóc của trẻ mới qua lớp mầm non Những bài học đầu tiên của trẻ mầm non là qua các bài đồng dao, bài thơ, bài hát, có tiết tấu vui tươi ngộ nghĩnh, tình cảm, bé thích và nhớ nhanh Trường mầm non là nơi trẻ làm quen với ngôn ngữ văn học nghệ thuật, trẻ được học cách hòa đồng với bạn bè, biết giữ yên lặng trong những giờ ngủ trưa, biết cảm
ơn, xin lỗi Những bài học nề nếp về sinh hoạt, sự tự lập và mối quan hệ trong môi trường tập thể sẽ góp phần hình thành nhân cách của trẻ
Mặt khác, một số ít trẻ em không có điều kiện đến trường mầm non, do không chuẩn bị một cách chu đáo các điều kiện cần thiết cho các hoạt động nên khi vào lớp
1 các trẻ gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ, khó thích ứng với hoạt động ở trường phổ thông, những trẻ này thường nhút nhát, sợ thầy cô và ít giao tiếp với bạn bè
Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 thường xuyên và liên tục ở mọi lúc, mọi nơi là nhiệm vụ của gia đình, nhà trường và toàn xã hội, đặc biệt là các trường mầm non Như vậy, việc cho trẻ làm quen với các hoạt động ở trường mầm non là rất cần thiết
Xuất phát từ các lý do trên cùng với thực tiễn của nhiều năm kinh nghiệm dạy trẻ, nắm được đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ và của phụ huynh học sinh, tôi thấy việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi vào lớp 1 là vô cùng cần thiết
và quan trọng Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: " Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vào lớp 1 ở trường mầm non Ngọc Phụng huyện
Trang 3Thường Xuân"
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất về chiều cao, cân nặng, khả năng phát triển về ngôn ngữ, phát triển về nhận thức, phát triển về tình cảm xã hội, phát triển về thể chất và phát triển thẩm mĩ, một số kĩ năng cần thiết của hoạt động học tập và tâm thế sẳn sàng bước vào trường tiểu học
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vào lớp 1 ở trường mầm non Ngọc Phụng huyện
Thường Xuân.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết: Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận về đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi qua các tài liệu, sách báo và tạp chí mầm non
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Khảo sát tình hình thực tế trên trẻ, các biện pháp đã tác động trên trẻ, kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để từ đó lựa chọn các biện pháp phù hợp
- Phương pháp thống kê, thực nghiệm, xử lý số liệu: Lựa chọn các biện pháp phù hợp và áp dụng vào thực tế Đánh giá kết quả đạt được, so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp
2 Nội dung của sáng kiến.
2.1.Cơ sở lí luận
Tuổi mầm non là bậc thang đầu tiên, làm nền móng cho những bậc thang tiếp theo của cuộc đời Để vào lớp 1, trẻ cần được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học hay còn gọi là “độ chín muồi” Vì thế một trong những yêu cầu quan trọng cần chuẩn bị để giúp trẻ vào học tốt chương trình tiểu học là chuẩn bị tốt cho trẻ
về các mặt: Đức - trí - thể - mỹ - lao động - ngôn ngữ Ngoài ra, cần chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt tinh thần để trẻ chuẩn bị vào lớp 1
Khi chuyển tiếp giữa bậc học mầm non và bậc học tiểu học phải đảm bảo
sự kế thừa, tính khoa học Những kiến thức đã được hình thành ở lứa tuổi mầm non cần phải được củng cố và mở rộng, hoàn thiện ở mức độ cao hơn, giúp trẻ không bị những thay đổi đột ngột khi chuyển từ hoạt động vui chơi – trường mầm non sang hoạt động học tập - trường tiểu học Việc chuẩn bị tốt cho trẻ về thể chất, tâm lý từ tuổi mầm non là yêu cầu quan trọng giúp trẻ thích ứng tốt với việc học tập ở bậc học tiểu học
Việc chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học được tiến hành thường xuyên và liên tục ở mọi lúc, mọi nơi và là nhiệm vụ của mọi lực lượng giáo dục: Gia đình,
Trang 4nhà trường, toàn xã hội Đặc biệt, trường mầm non cần chuẩn bị tốt mọi mặt, tạo cho trẻ tâm thế hứng thú, thích vào trường tiểu học
Tiến sĩ tâm lý Phạm Mạnh Hà cho biết: “Trước bất kỳ một thay đổi nào, nếu được chuẩn bị tâm lý một cách tốt nhất sẽ giúp cho trẻ dễ dàng thích nghi hơn”
Trên thực tế thì sau thời gian khai giảng, nhiều trẻ rơi vào trạng thái tâm lí
lo âu, hoảng sợ, không muốn đi học…Việc này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nặng
nề tới tâm lý cũng như kết quả học tập của trẻ
Theo Thạc sĩ tâm lý Đỗ Thị Thu Hồng (Bệnh viện Tâm thần ban ngày
Mai Hương, Hà Nội): “Sau khai giảng, bệnh viện đón nhận một số trẻ lớp 1 có biểu hiện rối nhiễu tâm lý do lo âu, hoảng sợ, buồn bã, ốm liên miên, sụt cân nhanh chóng, từ chối hòa đồng với thầy cô bè bạn, kém hoạt bát hơn hẳn so với thời điểm trước khi đi học” Đây thực sự là vấn đề với trẻ bởi nếu không được
giúp đỡ, trẻ dễ sinh tâm trạng chán đi học, không những ảnh hưởng đến sự phát triển về trí tuệ tinh thần mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển về nhân cách sau này
Vì vậy, việc chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi và là nhiệm vụ của mọi lực lượng giáo dục Đặc biệt, trường mầm non cần chuẩn bị tốt mọi mặt, tạo cho trẻ tâm thế hứng thú, thích vào trường tiểu học
2.2 Thực trạng của việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 ở trường mầm non Ngọc Phụng huyện Thường Xuân.
* Thuận lợi:
Bản thân là giáo viên đạt chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có ý thức tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Có khả năng tạo hứng thú cho trẻ, định hướng cho trẻ được hoạt động mọi lúc mọi nơi tương đối phong phú, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tế giảng dạy
Ban giám hiệu nhà trường và các cấp lãnh đạo địa phương có sự quan tâm chỉ đạo và động viên thiết thực, kịp thời, hiệu quả
Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường cơ bản đáp ứng được yêu cầu của việc dạy và học Các trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho hoạt động dạy học tương đối đầy đủ, phòng học thoáng mát và có đủ ánh sáng
Các cháu trong cùng độ tuổi, đến lớp học đều và ngoan, lễ phép, biết vâng lời cô Phụ huynh học sinh có nhận thức tốt, nhiệt tình trong việc phối hợp với nhà trường và giáo viên
* Khó khăn:
Trang 5Phần lớn trẻ ở đây đều là con em có cha mẹ làm nông nghiệp, kinh tế còn nhiều khó khăn Vì vậy, việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, tâm lý nhằm phát triển thể lực cho trẻ còn nhiều hạn chế
Một số trẻ còn nhút nhát chưa mạnh dạn trong giao tiếp với cô giáo và bạn bè Việc phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc giáo dục trẻ nói chung và chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 chưa thường xuyên
Trước thực trạng trên, tôi rất băn khoăn và trăn trở Phải làm như thế nào
và bằng biện pháp gì để tất cả trẻ lớp tôi có một tâm thế vững vàng, sẵn sàng bước vào lớp 1, để trẻ tiếp cận môi trường mới một cách tốt nhất
* Kết quả thực trạng:
Từ những nguyên nhân trên, tôi bắt đầu khảo sát chất lượng trên trẻ, kết quả đạt được như sau:
Nội dung đánh giá TS
trẻ
Kết quả đầu năm Bình
thường Suy DD Thấp, còi
Số trẻ % Số trẻ %
Khả năng phát triển về ngôn ngữ và
nhận thức
34
Một số kĩ năng cần thiết của hoạt
Thích Không thích
Từ kết quả khảo sát trên, tôi đã mạnh dạn, đầu tư nghiên cứu để tìm ra một số biện pháp nhằm chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1với mong muốn trẻ sẽ có những kết quả tốt hơn
2.3 Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở trường mầm non Ngọc phụng huyện Thường Xuân.
2.3.1 Chú trọng phát triển toàn diện cho trẻ
* Lĩnh vực phát triển thể lực, thể chất.
Một cơ thể khỏe mạnh là tiền đề vật chất giúp cho trẻ phát triển năng lực hoạt động trí tuệ ở trường Tiểu học Thể lực phát triển tốt cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách
Trang 6Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ không đơn thuần là sự chuẩn bị về lượng (phát triển chiều cao và trọng lượng cơ thể) mà còn là sự chuẩn bị về chất (năng lực làm việc bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp, độ khéo léo của bàn tay, tính nhanh nhạy của các giác quan …)
Bởi vậy, thông qua các chủ đề, đặc biệt là chủ đề “Bản thân” tôi đã cố gắng tận dụng mọi cơ hội để dạy trẻ mọi lúc mọi nơi Giúp trẻ hiểu được chức năng, sự cần thiết của việc chăm sóc giữ gìn vệ sinh cơ thể, dạy trẻ nhận biết được bốn nhóm thực phẩm, biết được lợi ích của bốn nhóm thực phẩm với sức khỏe của bản thân Cho trẻ biết lợi ích của việc ăn uống đầy đủ chất, sự cần thiết của việc luyện tập thể dục đối với sức khỏe của trẻ Dạy trẻ tự xâu quai giày, tự
đi dép, biết lau chùi sau khi đi vệ sinh, tự cài cúc áo, tự xếp quần áo sau khi thay
đồ Trẻ được phân công làm công việc trực nhật: xếp thìa, bê đồ ăn phụ cô, kê sạp ngủ (nhẹ) Thông qua hành động này trẻ còn học được một số quy luật trong phép đếm 1:1
Hình ảnh cô giáo rèn luyện thể chất cho trẻ qua trò chơi:" Mèo đuổi chuột"
Ví dụ: Có 5 bạn thì xếp 5 cái thìa.
Các thói quen này rất có ích cho trẻ hình thành tính độc lập, không phụ thuộc, ỷ lại vào người khác
Ngoài việc thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng cho trẻ, ở lớp học còn cần quan tâm đến việc rèn luyện thể chất cho trẻ một cách hợp lý như: Tổ chức cho trẻ thực hiện các nội dung phát triển vận động qua giờ học thể dục, giờ tập thể dục buổi sáng, tổ chức các trò chơi vận động, trò chơi dân gian,
Ví dụ: Trò chơi :" Mèo đuổi chuột ","Bịt mắt bắt dê”
Trang 7* Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và trí tuệ:
Ngôn ngữ vừa là phương tiện vừa là điều kiện để con người giao tiếp và
tư duy Trong hoạt động học tập, ngôn ngữ vừa là công cụ để lĩnh hội tri thức vừa nói lên khả năng trí tuệ của con người Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi vừa giúp cho việc phát triển trí tuệ của trẻ vừa là công cụ để các trẻ tư duy Vì vậy, việc chuẩn bị cho trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày là việc quan trọng nhất để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 Trẻ có ngôn ngữ mạch lạc thì đồng thời các quá trình tâm lý như: tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tri giác… của trẻ cũng phát triển tốt
Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động như: Thông qua trò chuyện, giao tiếp thường ngày; thông qua các hoạt động học tập, nhất là hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học (đọc thơ, đồng dao, kể lại chuyện…) nhằm cung cấp cho trẻ vốn từ ngữ phong phú về thế giới xung quanh và phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc, tạo điều kiện cho trẻ diễn đạt một cách rõ ràng nguyện vọng của mình, uốn nắn kịp thời ngôn ngữ của trẻ
Ví dụ 1 : Qua câu chuyện "Sơn Tinh, Thủy Tinh" tôi mạnh dạn đưa ra các
câu hỏi đàm thoại cho trẻ hiểu nội dung câu chuyện và biết tên, nhớ tên các nhân vật trong chuyện:
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Sơn Tinh và Thủy Tinh có những tài gì?
- Qua câu chuyện cho các con biết thêm về điều gì?
Sau khi trẻ đã nắm được nội dung câu chuyện, cô giáo hướng dẫn và cho trẻ kể lại nội dung chuyện cô vừa kể, tập cho trẻ kể chuyện sáng tạo qua tranh
Ví dụ2: Qua câu chuyện “Cây tre trăm đốt” tôi đặt câu hỏi và hướng dẫn
cho trẻ hiểu được nội dung chuyện:
- Các con thấy anh nông dân là người như thế nào?
- Lão nhà giàu là người như thế nào?
- Cho trẻ thảo luận về đức tính của từng nhân vật
- Qua câu chuyện này, con học được ở anh nông dân đức tính gì?
- Cho trẻ kể lại nội dung chuyện cô vừa kể
- Tập cho trẻ kể chuyện sáng tạo qua tranh
Trang 8Hình ảnh rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động học
- Tận dụng mọi cơ hội để kích thích hứng thú của trẻ đối với hoạt động trí óc: tự giải quyết một số tình huống xảy ra hàng ngày, có sự hiểu biết cơ bản về bản thân, gia đình, xã hội, biểu tượng về thời gian, không gian, một số kĩ năng
cơ bản về toán học
Ví dụ: Bảng thời tiết, lịch.
Trò chơi: lập kế hoạch đi du lịch, thăm quan, chơi trốn tìm
Ví dụ: Trò chơi: "Mùa nào trong năm","Xếp tuần lễ"
- Phát triển tư duy thông qua kể chuyện: đàm thoại, đặt câu hỏi về nội dung, suy luận, phán đoán thông qua câu đố, trò chơi
- Dạy trẻ một số kỹ năng cơ bản về toán học thông qua giờ học và thông qua các trò chơi
Ví dụ: Trò chơi "Tìm đúng nhà" Ở trò chơi này hình thành cho trẻ tập hợp
số lượng, hình thành biểu tương về hình dạng, kích thước
- Cho trẻ làm quen chữ cái thông qua một số trò chơi:
+ Tìm từ phù hợp với hình
+ Tìm chữ đã học thông qua bài thơ:
Ví dụ: Tìm chữ " v, r" trong bài vè về thủ đô Hà Nội
+ Tìm chữ cái thông qua các trò chơi như: "Vòng quay kỳ diệu", " Ô cửa
bí mật".
+ Luyện phát âm thông qua thơ, đồng dao
Trang 9Ví dụ: Bài " Đi cầu đi quán", " Nu na nu nống" , “Kéo cưa lửa xẻ"
+ Trò chơi sao chép con chữ:
- Cho trẻ làm quen nhiều kiểu chữ: chữ in thường, chữ viết thường, chữ in
hoa, chữ viết hoa Luyện thêm cho trẻ một số chữ đọc khó như: p, q, r
- Ngoài ra, trong giờ học toán tôi còn cho trẻ làm quen một số thuật ngữ
toán học "nhiều hơn, ít hơn", những con số
+ Cho trẻ làm quen với các khái niệm: nhiều hơn, ít hơn, những con số thông qua giờ học, qua các trò chơi
Ví dụ: Trò chơi: "Câu cá"," Tìm đúng nhà"
- Trong giờ chơi cho trẻ chơi một số trò chơi: trò chơi Bán hàng (Trẻ đóng vai người bán hàng, người mua hàng), trò chơi Bác sĩ (Trẻ nhập vai bác sỹ ân cần, niềm nở khám, chữa bệnh cho bệnh nhân)
- Góc khoa học: Nói lên kết quả thí nghiệm
* Lĩnh vực phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội:
Sự phát triển các mặt tình cảm và kĩ năng xã hội là tiền đề quan trọng cho việc học và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ: Khả năng tập trung, chấp hành những qui định chung và sự chỉ dẫn của cô là vô cùng cần thiết, là yếu tố giúp trẻ học tập tốt ở trường Tiểu học sau này Khi trẻ tự tin vào chính bản thân mình, trẻ sẽ học được cách chủ động, độc lập trong việc thực hiện các nhiệm vụ đến cùng
Để chuẩn bị về mặt tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ đạt kết quả tốt tôi
đã chuẩn bị một số việc như sau:
Giáo dục trẻ ý thức về bản thân như đặt các câu hỏi để kích thích trẻ biểu
lộ những suy nghĩ, cảm xúc của mình thông qua tranh ảnh, hình vẽ, thơ, chuyện
Khuyến khích trẻ tự tổ chức các trò chơi, đặc biệt là trò chơi phân vai theo chủ đề Giáo dục các cháu có thói quen tự phục vụ bản thân
Giúp trẻ tự lựa chọn và tham gia các hoạt động chơi nhằm phát triển tính
tự tin, tự lực và sáng tạo của trẻ Giúp trẻ ham học bằng cách thiết kế những hoạt động thú vị, vui nhộn, vừa sức cho trẻ như chơi xếp hình, nấu ăn, gieo hạt và quan sát sự lớn lên của cây…
Giáo dục trẻ ý thức chấp hành nội qui, qui định ở trường, lớp học, những nơi công cộng, chấp hành luật an toàn giao thông
Giáo dục trẻ ý thức và thái độ cư xử phù hợp đối với người thân trong gia đình Giáo dục trẻ có quan hệ tốt đẹp với bạn bè, cô giáo trong trường mầm non đồng thời giúp trẻ có những biểu tượng chính xác về trường Tiểu học
2.3.2 Cho trẻ làm quen với chữ viết và tập cho trẻ kĩ năng cầm bút, cầm sách,
Trang 10tư thế ngồi đọc viết
* Chuẩn bị cho việc học đọc
Mục đích của việc cho trẻ làm quen với chữ cái là giúp trẻ nhận được mặt chữ, cách phát âm chính xác từng chữ cái Trên cơ sở đó trẻ thích ứng được với tập đọc, tập viết ở lớp 1 Cho trẻ làm quen với chữ cái là nhiệm vụ quan trọng trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, nên ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng
kế hoạch, lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen chữ cái một cách thích hợp
Cho trẻ làm quen với chữ cái trong các hoạt động giáo dục theo chương trình Giáo dục Mầm non
Dạy trẻ biết phát âm, tô các chữ cái
Hình ảnh cô giáo dạy trẻ ở hoạt động “làm quen chữ cái”
Hướng dẫn trẻ làm quen cách đọc các từ, câu đơn giản như hướng dẫn trẻ đọc tên trẻ trong bảng danh sách lớp, gọi tên một số đồ vật được ghi trên những
đồ dùng cá nhân, bảng chữ ghi tên đồ vật thường dùng (bút chì, giấy, góc sách ) nhận biết và viết tên của bản thân (trẻ nào có khả năng tốt)
Trò chơi, nhất là trò chơi lô tô, tranh ảnh có chứa từ, chữ cái, sử dụng các trò chơi trên máy tính cho trẻ làm quen với việc đọc, cầm bút viết
Tôi thường xuyên đọc sách cho trẻ nghe, khi đọc cho trẻ nghe, cô cho trẻ ngồi cùng hướng với cô, khi trẻ nghe và nhìn cách cô đọc sách trẻ có thể học