1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi làm quen với chữ cái

24 200 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 4,08 MB

Nội dung

Cụ thể dạy trẻnhận biết và phát âm chính xác 29 chữ cái Tiếng Việt; tô chữ cái theo nét chấmmờ; biết chơi các trò chơi với chữ cái và nhận biết vai trò chữ cái trong cuộcsống hàng ngày.T

Trang 1

1 Mở đầu:

1.1 Lý do chọn đề tài.

Đất nước ta đang trong thì kỳ đổi mới và phát triển, vấn đề giáo dục cóvai trò đặc biệt quan trọng Chính vì vậy trong các Văn kiện đại hội của Đảngđều quan tâm đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo trở thành Quốc sách hàng đầu là

sự nghiệp của toàn xã hội

Trong hệ thống Giáo Dục quốc dân, Giáo dục Mầm non là yếu tố nềnmóng nền tảng cho việc giáo dục con người trong tương lai Do đó đòi hỏi xãhội hiện nay phải đào tạo nên một thế hệ tương lai trí tuệ, thông minh, năngđộng, sáng tạo Ngành giáo dục đào tạo đứng trước một nhiệm vụ hết sức nặng

nề là phải đào tạo ra con người mới, không những phát triển đủ năm mặt: đức trí - thể - mỹ – lao, mà phải đáp ứng được đòi hỏi của một xã hội công nghiệphóa, hiện đại hóa Nhiệm vụ này cần phải bắt đầu thực hiện từ lứa tuổi mầmnon Vì trường mầm non là gia đình đầu tiên, mắt xích đầu tiên, là môi trườngthuận lợi để phát triển hình thành nhân cách của trẻ Giáo dục Mầm non có một

-vị trí hết sức quan trọng tạo tiền đề về vật chất và tinh thần sau này cho trẻ tiếpthu tốt chương trình giáo dục phổ thông

Cùng với những nhiệm vụ trọng tâm và cụ thể của ngành giáo dục đó là :Tiếp tục cuộc vận đông “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách

Hồ Chí Minh ”, cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương đạođức tự học và sáng tạo ” Triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường họcthân thiện , học sinh tích cực ”, tập trung thực hiện chương trình phổ cập giáodục mầm non cho trẻ em 5 -6 tuổi Tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ,giải pháp phát triển giáo dục Mầm non, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dụctrẻ

Thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ sứ mệnh cao cả ấy mỗi nhà trường nóichung, trường Mầm non nói riêng phải đẩy mạnh các loại hình hoạt động chămsóc giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non mànội dung chủ yếu là việc thực hiện các chuyên đề trọng tâm song song cácchuyên đề đang được tổ chức thực hiện trong các trường Mầm non Hoạt độnglàm quen với toán, âm nhạc, tạo hình, môi trường xung quanh, văn học thìhoạt động làm quen với chữ cái là hoạt động trọng tâm của chương trình GiáoDục Mầm Non, là tiền đề để trẻ bước vào trường tiểu học sau này

Là một giáo viên Mầm non tôi luôn trăn trở mình phải làm gì để gópphần thực hiện những kế hoạch nhiệm vụ cụ thể trên và ra giải pháp - phươngpháp tối ưu và phù hơp với khả năng tiếp thu của trẻ 5-6 tuổi Vì vậy hoạt động

“Làm quen với chữ cái” là một nội dung thuộc lĩnh vực giáo dục phát triển ngônngữ cho trẻ được quy định trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5

- 6 tuổi do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Tổ chức cho trẻ 5 - 6 tuổi làmquen với chữ cái có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ, chuẩn bịtiền đề cần thiết cho trẻ bước vào lớp 1 phổ thông Trước hết “làm quen với chữcái” là rèn luyện khả năng nghe, khả năng phát âm, làm quen với 29 chữ cái, khảnăng hiểu ngôn ngữ Tiếng Việt Thông qua việc làm quen chữ cái cung cấpthêm vốn từ về thế giới xung quanh cho trẻ Cho trẻ làm quen với chữ cái còngiúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, hình thành

Trang 2

và phát triển các kỹ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết cho trẻ Cụ thể dạy trẻnhận biết và phát âm chính xác 29 chữ cái Tiếng Việt; tô chữ cái theo nét chấmmờ; biết chơi các trò chơi với chữ cái và nhận biết vai trò chữ cái trong cuộcsống hàng ngày.

Tuy nhiên trên thực tế hoạt động cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái

đã và đang được tổ chức song còn bộc lộ những tồn tại nhất định đó là: Môitrường chữ cái cho trẻ làm quen chưa phong phú; trẻ phát âm chữ cái chưa chínhxác, nhiều trẻ còn nhầm lẫn trong cách phát âm như chữ “n” và chữ “l”, chữ “r”

và chữ “d”…; nhiều trẻ tô chữ chưa đúng theo quy trình; cha mẹ trẻ chưa thực

sự quan tâm tới hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái mà chỉ quan tâm đếnviệc trẻ phải biết viết chữ cái thành thạo, bản thân là giáo viên mầm non trựctiếp phụ trách lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, tôi thấy mình cần phải nghiên cứu và ápdụng các biện pháp mới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ làm quen

với chữ cái Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài :“Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái”Tại trường mầm non Hoằng Trinh.

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất một số biện phápnâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái nhằmchuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào học lớp 1

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làmquen chữ cái ở trường mầm non Hoằng Trinh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã sử dụng các nhóm phươngpháp sau:

Phương pháp nghiên cứu lí luân

Phương pháp khảo sát, thăm dò thực tiễn

Phương pháp quan sát, đàm thoại

Phương pháp thống kê toán học, để sử lý các số liệu

2 Nội dung:

2.1 Cơ sở lý luận:

Trẻ 5 - 6 tuổi là độ tuổi chuẩn bị chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơisang hoạt động chủ đạo là học tập Vì vậy việc trang bị cho trẻ vốn từ, vốn ngônngữ nhất định sẽ tạo thuận lợi cho trẻ vào học phổ thông và học tập suốt đời

Việc cho trẻ làm quen với các chữ cái không chỉ nhằm giúp trẻ cách nhậnbiết được các mặt chữ để phát âm chính xác khi nói, mà còn tạo cho trẻ hứng thúhọc tiếng mẹ đẻ, làm tiền đề cho trẻ thích ứng với việc học đọc, tập viết khibước sang trường Tiểu học

Làm quen với chữ cái Tiếng Việt không phải là hoạt động độc lập, riêngbiệt mà nó còn là bộ phận của việc phát triển ngôn ngữ trong chương trình chămsóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Qua việc làm quen với các chữ, vốn từ củatrẻ được nâng cao, vì khi làm quen với chữ trẻ không chỉ làm quen với các chữdạng tồn tại tự nhiên của chữ viết, mà các chữ đó được gắn vào các từ, thôngqua các đối tượng cụ thể, các từ đó có các âm đầu là các chữ cái đã học, nhằm

Trang 3

rèn luyện cách phát âm cho trẻ Cho trẻ làm quen với các chữ còn giúp cho trẻhiểu được mối quan hệ giữ ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết sau này ở trườngphổ thông, qua việc cho trẻ làm quen với chữ vốn từ của trẻ được nâng cao, trẻnhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái Thông qua việc tìm kiếm các chữ cáikhác nhau ở các vị trí khác nhau của từ giúp cho trẻ phát triển óc quan sát, ghinhớ có chủ định, phát triển tư duy bằng cách tìm kiếm các từ, tiếng thông qua việcphát âm chứ không phải chỉ việc thông qua mặt chữ Trong khi cho trẻ làm quenvới chữ cái, cần giúp trẻ một số kỹ năng cầm bút, cầm sách, mở từng trang sách,

tư thế ngồi của một học sinh Việc cho trẻ làm quen với chữ cái không chỉ thôngqua các tiết học mà đối với trẻ 5 -6 tuổi phải thông qua nhiều hoạt động khácnhau như: Hoạt động tạo chữ (Vẽ, xé, dán chữ cái) đặc biệt là các trò chơi pháttriển các giác quan, phát triển các cơ nhỏ của ngón tay là điều quan trọng để trẻcầm bút sau này Để đáp ứng nhu cầu cho trẻ, bộ môn làm quen với chữ cái ởtrường mầm non trong phân phối chương trình dạy 29 chữ cái trong 10 chủ đề.Ngoài ra trẻ còn được học ở mọi lúc, mọi nơi với mục đích là giúp trẻ thêm hiểuđược vốn từ và phát triển ngôn ngữ, nhận mặt chữ cho trẻ

Từ những đặc điểm trên bản thân tôi đã tập trung nghiên cứu để tìm ra cácgiải pháp, phương pháp tốt nhất để làm sao cho trẻ tiếp thu bài một cách tốt nhất

cho hoạt động “Làm quen với chữ cái”

2.2 Thực trạng:

Năm học 2018 - 2019 được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường

đã phân cho tôi đứng lớp 5 - 6 tuổi Lớp gồm có 2 giáo viên đạt trình độ trênchuẩn Tổng số trẻ trong lớp là 40 trẻ

Trường Mầm non Hoằng Trinh là một ngôi trường khang trang sạch đẹp,

là trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và đang tiếp tục xây dựng trường đạtchuẩn mức độ 2 Có chất lượng chăm sóc giáo dục tốt nên tạo được uy tín vàluôn nhận được sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành về đồ dùng đồ chơiđầy đủ phục vụ dạy và học

Giáo viên trong lớp có trình độ trên chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình yêunghề mến trẻ Có khả năng đọc, phát âm chuẩn …, tạo được môi trường hoạtđộng ở lớp tương đối phong phú

Hầu hết trẻ trong lớp tôi phụ trách đều khỏe mạnh, linh hoạt, trẻ rất hứngthú khi được tham gia hoạt động làm quen với chữ cái

Trang thiết bị trong lớp đầy đủ: Có đủ tranh, thẻ chữ cái các loại, bảng,phấn, vở bé làm quen với chữ cái…Lớp có máy vi tính, máy chiếu đa năng, bảnthân tôi sử dụng thành thạo giáo án điện tử

Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, cơ sởvật chất, đồ dùng trang thiết bị dạy học, động viên sự sáng tạo của giáo viên,khích lệ chị em ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc giáodục trẻ

Trang 4

Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học chữ của con em mình nênnhiệt tình ủng hộ cùng kết hợp với cô chăm sóc giáo dục trẻ.

2.2.2 Khó khăn:

Bên cạnh những mặt thuận lợi còn tồn tại một số khó khăn sau:

Số trẻ trong lớp đông, số trẻ nam nhiều hơn số trẻ nữ gây khó khăn choviệc học

Một số phụ huynh còn lo kinh tế gia đình nên chưa chú trọng trong việcphối kết hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, còn nóng vộimuốn con biết đọc, biết viết sớm nên khó khăn trong công tác phối kết hợp

Một số trẻ còn nói ngọng, nói lắp, chưa mạnh dạn tự tin trong hoạt độnglàm quen với chữ cái còn thụ động chưa đáp ứng được theo nhu cầu lấy trẻ làmtrung tâm trẻ chưa linh hoạt sáng tạo, chưa tích cực hoạt động

Nắm bắt tình hình thuận lợi của lớp mình, ngay từ đầu năm học, tôi đãtiến hành điều tra khảo sát trình độ nhận thức của trẻ ở hoạt động làm quen vớichữ cái

2.2.3 Kết quả khảo sát trẻ làm quen với chữ cái trên trẻ 5-6 tuổi:

Cụ thể kết quả khảo sát vào thời điểm tháng 9 năm 2018 như sau:

STT

Nội dung khảo sát Tổng

số trẻ

Phân biệt chữ cái in hoa, viết

thường, in thường và tìm được

2.3 Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

làm quen với chữ cái:

2.3.1 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung làm quen chữ cái cho trẻ

Trang 5

Việc xây dựng kế hoạch và lựa chọn nội dung cho trẻ làm quen chữ cái làviệc làm quan trọng của giáo viên Vì việc tập trung vào kế hoạch ngay từ đầu sẽgiúp cô giáo vạch định tốt những công việc định làm trong suốt cả năm học vàquan trọng hơn việc lập kê hoạch sẽ là một công cụ để thúc đẩy mọi hoạt độngcủa cô và trẻ trong lớp.

Đặc biệt chúng ta đang thực hiện chuyên đề xây dựng môi trường giáodục lấy trẻ làm trung tâm Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải có sự tìm tòi, lựa chọncác phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ Cô chỉ là người gợi

mở giúp trẻ làm chủ các hoạt động, chính vì thể nên tôi luôn

Nghiên cứu nắm chắc nội dung yêu cầu của bài dạy quy trình phươngpháp dạy trẻ làm quen với chữ cái Tìm hiểu tâm sinh lý của trẻ lớp mình để từ

đó xây dựng kế hoạch hoạt động cho trẻ theo ngày, tuần, tháng phù hợp với chủ

đề theo từng thời điểm, không những thể tôi luôn luôn tuân thủ theo theo nộiquy chuyên môn của nhà trường đề ra, như soạn bài giảng trước khi đến lớp,chuẩn bị đầy đủ đồ dùng của cô và cháu Đồ dùng đồ chơi phải đa dạng phongphú về màu sắc kích thước chất liệu tuỳ thuộc yêu cầu của bài dạy, phù hợp vớichủ đề, đồ dùng trực quan gây được sự chú ý hứng thú đối với trẻ

Hiểu được điều đó bản thân tôi đã dựa vào đặc điểm phát triển tâm sinh lýcủa trẻ, dựa vào mục tiêu chương trình, nội dung chủ đề, chủ điểm, điều kiệntrang thiết bị đồ dùng của lớp để xây dựng kế hoạch cho phù hợp

- Trẻ phân biệt sựgiống và khác nhautrong phát âm và cấutạo chữ cái; tìm đúngchữ cái trong từ

- Tập tô được chữtrên nét chấm mờ

- Chơi tốt các tròchơi chữ cái

2.3.2 Biện pháp 2: Tạo môi trường chữ cái sinh động, hấp dẫn trẻ

Môi trường có tác dụng tốt đến quá trình giáo dục trẻ Đặc biệt đối với trẻmẫu giáo thì những gì mới lạ đẹp mắt, hấp dẫn sẽ gây sự chú ý của trẻ Khôngnhững thế môi trường còn là nơi trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá qua đónhững kiến thức trẻ được học được củng cố, khắc sâu hơn

Xây dưng môi trường chữ viết phong phú vận dụng vào việc trang trí lớpkhác hẳn với cách trang trí ở lớp mẫu giáo nhỡ và bé, trên mỗi bức tranh hay các

Trang 6

góc chơi đều có chữ viết để trẻ có thể nhìn thấy đọc các chữ đã biết (ôn) khámphá những chữ chưa biết.ví dụ: Tôi trang trí góc bé yêu học chữ tại lớp tôi

Hình ảnh góc bé yêu học chữ.

Không chỉ ở góc “bé yêu học chữ” mà còn ở góc chơi khác ở những đồdùng, đồ chơi tự tạo tôi đều dán những chữ cái để trẻ dễ dàng quan sát các chữcái mà trẻ đã được học

Ví dụ: Ở góc xây dựng với chủ đề làm quen với một số phương tiện giaothông đường bộ Các đồ chơi của trẻ như: ô tô, xe đạp, ô tô tải,… tôi đều dán tên

đồ dùng bằng chữ cái gắn vào đồ dùng để cho trẻ chơi, khi trẻ chơi tôi thườnghỏi trẻ những chữ cái mà trẻ đã được học, yêu cầu trẻ đọc tên những chữ cái đóqua đó tôi thấy trẻ nhớ và khắc sâu hơn những chữ cái mà trẻ được học

Ví dụ: Góc học tập – sách tôi chú ý trang trí các nội dung có tác dụngmạnh cho việc luyện học chữ cái cho trẻ như: Treo tranh chữ cái tiếng việt, treotranh có từ ghi tên phía dưới Xung quanh lớp treo các bức tranh to về các bàithơ, câu chuyện, bài đồng giao, ca dao phù hợp với từng chủ điểm Thường ngàytrẻ được tiếp xúc với đồ dùng riêng của mình nên tôi thống nhất ghi ký hiệu trêncác đồ dùng như: sách, vở các loại; đồ dùng vệ sinh như: khăn, ca, cốc, bát, bànchải đánh răng, bảng bé ngoan mỗi trẻ thống nhất một chữ cái riêng biệt để trẻ

dễ nhận biết

Ngoài ra xung quanh lớp tôi còn gắn một số cụm từ như: bảng thời tiết,

bé đến lớp, tên của trẻ, tên các góc chơi, tên các đồ chơi có ở các góc… tất cảnhững đồ dùng đó đều phải vừa tầm nhìn với trẻ Hoặc có những bức vẽ của trẻđược viết tên trẻ vào phía trái, làm như thế trẻ được sử dụng ngay trên hoạt động

"Làm quen chữ cái", trẻ học đến nhóm chữ cái gì, tôi cho trẻ tìm xung quanh lớpnhóm chữ cái đó, phía dưới tôi đặt giá để dùng đồ dùng phục vụ môn chữ cái, đồdùng của cô và trẻ như bút chì màu, vở tập tô ngoài ra còn có đồ dùng phục

Trang 7

vụ cho buổi chơi như mũ có gắn chữ, hoa lá, hột hạt, chữ cái rời Ví dụ: Như gócngôi nhà của bé , bé vui học.

Hình ảnh góc ngôi nhà của bé, bé vui học.

Đối với môi trường ngoài lớp học Trước hết để tận dụng các điều kiện cótrong khuôn viên nhà trường, như hành lang lớp học tôi trang trí sinh động chotrẻ vừa học vừa chơi

Sân trường đã có các loại đồ chơi ngoài trời như : Xích đu, cầu trượt, nhàbóng….và đặc biệt trong khu vực sân trường có nhiều cây xanh, cây cảnh, cácloại hoa, và các loại rau Tôi đã làm biển ghi tên cây, tên đồ chơi để trẻ có thểgọi tên các chữ cái đã học khi ra hoạt động ngoài trời

2.3.3 Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ làm quen chữ cái thông qua các hoạt động học ở trường mầm non.

Hình thức cho trẻ làm quen với chữ cái thông qua hoạt động học tập làhình thức cơ bản và chủ yếu, vì nó thực hiện được mục đích yêu cầu của vănhọc Kiến thức mà trẻ thu nhận được có hệ thống lôgíc Để tiết học đi vào tâmhồn trẻ một cách sống động, không khô khan, cứng nhắc thì điều đầu tiên là côgiáo thực sự phải có một tài nghệ dẫn dắt Hoạt động học “làm quen với chữcái” đưa thế giới chữ viết đến với trẻ bằng nhiều phương pháp, hình thức khácnhau Các phương pháp, hình thức đó gắn liền với nhau một cách chặt chẽ Mỗiphương pháp, hình thức đều có ưu thế và hạn chế nhất định

Vì vậy khi dạy trẻ “làm quen với chữ cái” tôi phải lựa chọn các phươngpháp, hình thức phù hợp với yêu cầu của từng tiết dạy, để thu hút sự tập trungchú ý tạo hứng thú của trẻ trong tiết học, giúp cho giờ học đạt hiệu quả cao

Muốn vậy cô giáo phải lấy trẻ làm trung tâm phát huy tính tích cực củatrẻ, tích hợp hoạt động làm quen chữ cái trong các hoạt động khác, các bài họckhác…

*Cách vào bài: Tôi cho trẻ đọc bài thơ, hát một bài hát hay nghe một câu

vè câu đố gắn liền với đồ dùng, tranh ảnh theo chủ đề có chứa chữ mà cô địnhcho trẻ tri giác Cùng một cụm chữ cái thì cô tạo sự liên kết từ tiết làm quen đếntiết tô viết chữ

Ví dụ: Với tiết 1 làm quen với chủ đề Quê hương đất nước Bác Hồ: Vàobài cô cho trẻ hát bài hát “ Yêu Hà Nội ” sau đó hỏi trẻ bài hát nói đến nơi nào( Thủ đô Hà Nội ) vậy Hà Nội có những thắng cảnh gì? ( Lăng Bác Hồ, Hồ Tây,

Trang 8

Tháp Rùa ) cô cho trẻ xem tranh có từ dưới tranh Tháp Rùa, viếng Lăng Bác tôđậm mầu nổi chữ “ r , v ” cho trẻ đọc từ dưới tranh, cho trẻ tìm chữ cái đã họctrẻ phát hiện có thể trẻ thắc mắc vì sao chữ v và r lại đẹp hơn hoặc cô sẽ hỏi trẻ

để gây sự tò mò muốn biết ở trẻ và giới thiệu với trẻ đây là những chữ hôm nay

cô cho cả lớp làm quen

* Cách dạy trẻ làm quen : Sau khi đã khơi được sự tò mò của trẻ ở bước

giới thiệu cô tận dụng tối đa đồ dùng đã chuẩn bị và phối hợp bằng lời dẫn, câuhỏi, câu đố, cử chỉ hay trò chơi để cho trẻ được tri giác, phát âm, nhận ra đặcđiểm rõ nét của chữ cái ví dụ chữ (r) trong từ Tháp Rùa trong tranh cô cho trẻ sosánh với từ Tháp Rùa ở thẻ chữ rời hai chữ này giống nhau như thế nào đây làcách cô để trẻ tự khám phá những đặc điểm riêng của chữ r mà cô không phảithuyết trình khó hiểu về chữ r cô lại hỏi trẻ vậy phát âm chữ r như thế nào ấy nhỉ

? ( Trẻ sẽ thi nhau phát âm ) cô đã gây sự ham muốn được thể hiện ở trẻ Cô tạotình huống: Các con phát âm như thế nào vậy? Nhìn xem cô phát âm nhé tậptrung sự chú ý vào cô phát âm chữ “r ” mẫu một hai lần và phân tích cấu tạo chữcùng điệu bộ thể hiện cách dùng đầu lưỡi, mở môi, hàm răng, lấy hơi để phát âmchữ “r” cho trẻ xem nào chúng ta cùng phát âm “r” như cô nhé ( Lớp, tổ, cánhân phát âm ) Tại đây cô sử dụng nghệ thuật khuyến khích để sửa sai cho trẻnhư : Thử lại nhé cháu phát âm gần đúng rồi, cố lên nào, rồi cho trẻ nhắc lại cấutạo chữ, cách phát âm, yêu cầu lớp phát âm lại

* Đối với tiết tập tô viết chữ cái: Trẻ rất thích được làm giống cô và các

anh chị lớp 1 được viết là mong muốn của trẻ ví dụ: Với chữ cái “v, r” cô gợi sựham muốn ở trẻ như : Các con có thích tập tô viết chữ “v,r” không? Viết tô chữ

“v, r” như thế nào là đẹp ( Trùng khít nét mờ ) làm sao để tô chữ đẹp? ( Ngồicầm bút đúng tư thế ) ngồi như thế nào các con có ngồi được không? Sau khikhơi gợi được ý thích của trẻ cô tô mẫu, hướng dẫn cách tô, lập tức cho trẻ tôviết chữ đó và luôn chú ý quan sát động viên trẻ giữ đúng tư thế cầm bút, tư thếngồi khi tô viết chữ cái, tô từ dòng trên xuống dòng dưới, tô từ bên trái sang bênphải khi trẻ tô viết xong cô thay đổi tâm thế bằng một trò chơi nhẹ hoặc một vàiđộng tác theo nhạc phù hợp với chủ điểm và chữ cái đang học

Hình ảnh trẻ đang học tiết tô chữ cái.

Trang 9

Một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ "Làm quen chữ cái" làcác kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn, tuyệt đối tránh hìnhthức, dập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới vì thế trước khi lên lớp một tiết dạy

"Làm quen chữ cái" tôi phải chuẩn bị đồ dùng, soạn bài và nghiên cứu kỹ bàisoạn Nắm rõ yêu cầu của bài dạy tôi chọn trò chơi phù hợp với nguyên tắcđộng - tĩnh phù hợp với chủ đề và quan trọng nhất tôi phải soạn giáo án điện tử,tạo Powerpoint bằng những hình ảnh động thật sự sinh động để gây được hứngthú với trẻ.Ví dụ: Tiết làm quen vói chữ h,k

Hình ảnh tiết làm quen chữ h, k.

2.3.4 Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ làm quen chữ cái qua các trò chơi.

Thông qua chơi nhằm cung cấp kiến thức cho trẻ từ những trò chơi trẻhiểu thêm về thế giới xung quanh, trẻ biết được qua giao tiếp chữ cái luôn ởxung quanh trẻ gắn liền với trẻ trong cuộc sống, trong trò chơi được đưa vào tiếthọc phù hợp với từng nhóm chữ trong từng chủ đề chủ điểm

Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi với các chữ cái phải đạt được hai mụcđích: Củng cố sự nhận biết, phát âm và biết cách chơi trò chơi với chữ cái, dạytrẻ chơi các trò chơi với các chữ cái cần được thực hiện trong tất cả các hoạtđộng như hoạt động góc, hoạt động ngoài trời Để đạt được hai mục đích tổ chứccho trẻ chơi các trò chơi với các chữ cái tôi chú ý lựa chọn các trò chơi theonguyên tắc động và tĩnh, các trò chơi luôn sinh động, hấp dẫn tạo cảm giác dễchịu không căng thẳng

* Ví dụ 1 : Trò chơi tìm chữ cái trong từ Tìm chữ cái “b”, “d”, “đ”.

Chuẩn bị: Cô chuẩn bị các bức tranh và từ dưới tranh

Cách chơi: cho 3 đội lên gạch chân chữ cái đã học theo yêu cầu của côtrong từ dưới tranh

Luật chơi: Trong thời gian một bản nhạc đội nào gạch chân được nhiềuchữ cái đúng theo yêu của cô thì đội đó là đội chiến thắng

Khi trẻ được mời lên để tìm chữ cái trong từ trẻ sẽ rất hứng thú Để trò

Trang 10

chơi thêm sinh động không chỉ chuẩn bị từ có các chữ cái mà tôi chuẩn bị tranhảnh đẹp, hấp dẫn hay đồ vật cụ thể có từ ở dưới.

* Ví dụ 2: Trò chơi “vòng quay kì diệu”, cô gắn thẻ chữ vào vòng quay

như hình minh họa, cho trẻ lên quay khi kim chỉ vào chữ cái nào trẻ phát âm vànói cấu tạo của chữ cái đó

Hình ảnh trò chơi “Vòng quay kì diệu”.

* Ví dụ 3: Trò chơi dập khuôn chữ, ở chủ đề phương tiện giao thông.

Chuẩn bị: chữ “s”, “x” cắt dời bằng xốp

Cách chơi: trẻ tìm chữ “s”, “x” ghép đúng vào khuôn chữ

Luật chơi: Thời gian qui định là bản nhạc kết thúc đội nào tìm và ghépđúng nhiều chữ thì đội đó sẽ là đội chiến thắng

* Ví dụ 4: Trò chơi ghép chữ Trong tiết làm quen chữ “h”, “k” chủ điểm

giao thông

Chuẩn bị: Các chữ “h”, “k” cắt bằng giấy, các nét “h”, “k” rời

Cách chơi: Một số chữ “h”,”k” cắt rời treo trên bảng Cô chia thành 2 độiphải bật qua vòng lên lấy chữ cái về ghép thành chữ “h”, “k” theo yêu cầu của

* Ví dụ 5: Trò chơi câu cá.“Làm quen với chứ i, t, c”.

Chuẩn bị: Một số con cá có chứa chữ cái “i”, “t”, “c”

Cách chơi: Chia làm 3 đội chơi, mỗi đội tìm những con cá có chứa chữ cái

mà cô yêu cầu

Luật chơi: trẻ phải đi qua một con đường hẹp câu những con cá theo yêucầu của cô Đội nào câu được nhiều con cá có chứa chứ cái mà cô yêu cầu thìđội đó là đội chiến thắng Thời gian chơi quy định là một bản nhạc

* Ví dụ 6: Trò chơi “Gạch chân chữ cái”.

Trang 11

Cô chuẩn bị: 3 bài thơ mỗi bài thơ đều dán hình ảnh tương ứng với chữcái đầu “m”, “n”, “l”.

Cách chơi: Chia làm 3 đội: Đội một lên gạch chân chữ cái “l” Đội hai lêngạch chân chữ cái “n” Đội ba lên gạch chân chữ cái “m”

Luật chơi: Trong thờ gian một bản nhạc đội nào gạch được nhiều chữ cáiđúng thì đội đó là đội chiến thắng

Ngoài những trò chơi động ra cô cùng cho trẻ chơi chơi một số trò chơi

tĩnh

* Ví dụ 7: Trò chơi “chọn chữ theo yêu cầu” Cô phát âm, nói cấu tạo chữ

hay cho chữ cái nào biến mất thì trẻ trọn chữ cái đó và phát âm Với trò chơi này

có tác dụng luyện cho trẻ sự tinh nhanh, khả năng ghi nhớ và tư duy về cấu tạochữ để nhặt chữ đúng và phát âm chuẩn

* Ví dụ 8: Trò chơi luyện âm “n” cho trẻ chơi trò chơi “nu na nu nống”,

âm “l” cho trẻ chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ ” hay cho trẻ đọc thơ có tác dụngrèn luyện ngữ âm cho trẻ, thơ ca giúp trẻ có ý thức về âm điệu, nhịp điệu tiết tấu

Những trò chơi để luyện phát âm, tôi luôn chọn trò chơi có tác dụng giáodục về mặt ngữ âm, trò chơi có những câu, những tiếng định luyện cho trẻ

Như vậy giờ học trở nên sôi nổi, sau mỗi giờ học tôi thay đổi đồ dùng dạyhọc, thay đổi trò chơi khác nhau để trẻ không bị nhàm chán và duy trì sự hứngthú cho trẻ

Việc tổ chức trò chơi làm quen với chữ cái phải thực hiện theo đúng luậtchơi, cô giáo là người khéo léo tổ chức trò chơi linh hoạt xen kẽ để trẻ cảm thấythoải mái và tích cực tham gia Cho nên với mỗi tiết dạy tôi luôn tìm tòi, sángtạo những trò chơi mới, cách chơi mới với các hình thức khác nhau, thườngxuyên thay đổi trò chơi để tạo sự mới lạ hứng thú cho trẻ

2.3.5 Biện pháp 5: Lồng ghép tích hợp hoạt động làm quen chữ cái vào các môn học khác.

Tôi là người xác định chủ đề, xây dựng kế hoạch tổ chức lồng ghép tíchhợp các môn học một cách hợp lý để khuyến khích trẻ tích cực chủ động tronggiờ học

Ngoài việc dẫn dắt bằng ngôn ngữ thì sự linh hoạt sáng tạo, ứng xử nhanhcủa cô giáo trong một tiết dạy mang lại sự chú ý cho trẻ, tôi luôn kết hợp nhuầnnhuyễn các bộ môn khác vào tiết học “làm quen chữ cái” và phù hợp với chủ đề

*Trong hoạt động làm quen với văn học

Khi vào một tiết học làm quen chữ cái tôi thường tích hợp bộ môn vănhọc vì nó phù hợp với bộ môn chữ cái Đây là một bộ môn mà Bộ giáo dục chọnlàm chuyên đề mũi nhọn cùng lúc với chữ cái Khi tích hợp một câu chuyện haymột bài thơ có các nhân vật, sự vật, con vật có tên gọi trong đó có chứa chữ cái

mà cô định cho trẻ làm quen

Câu chuyện "Nhổ củ cải" tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện sau đó đưa tranh

"ông lão", “cún con”, “Mèo con” ra cho trẻ lên rút chữ cái đã được học Và cácchữ cái khác cũng vậy tôi thường sử dụng thơ ca, hò, vè dễ nhớ, dễ đọc rất gâyhứng thú cho trẻ như bài "Rềnh rềnh ràng ràng", "Vè con cua" hay một câutruyện sáng tạo

Trang 12

Ví dụ: câu chuyện “Chú dê đen” cô kể, sau đó cho trẻ xem tranh chú dêđen dê trắng có từ dưới tranh dê đen dê trắng cô cho trẻ tìm chữ cái đã học vàgiới thiệu làm quen với chữ cái d, đ và các chữ cái khác cũng như vậy tuỳ từngnhóm chữ và chủ đề tôi lựa chọn bài thơ câu truyện phù hợp gần gũi với trẻ vớichủ đề đang học có chứa các chữ cái cần làm quen

Ví dụ chủ đề Quê hương đất nước - Bác Hồ cho trẻ làm quen với chữ (s)

cô cho trẻ đọc ca dao

Tháp mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

Ngược lại hoạt động làm quen với văn học bao giờ cũng được tôi lồngghép tích hợp cho trẻ tiếp xúc với chữ các nhiều trong các hoạt động này bởi vìcác tác phẩm văn học bao giờ cũng được trình bầy bằng chữ viết chính vì vậyngoài đọc, kể cho trẻ nghe thì tôi cho trẻ quan sát tranh bằng chữ to tuy trẻ chưađọc được những dòng chữ đó nhưng bước đầu trẻ đã hiểu được quy trình đọcsách từ trái qua phải từ trên xuống dưới Qua nhiều lần trẻ tiếp xúc trẻ cũng hiểuđược rằng các chữ cái khi được xếp ở cạnh nhau thì tạo thành tiếng nhất là khi

cô cho trẻ chơi điền chũ cái còn thiếu trong tiếng chỉ tên nhân vật các tác phẩmvăn học Ví dụ :khi cho trẻ làm quen với truyện “sự tích bánh chưng bánh dày”

cô cho trẻ quan sát nhân vật “Lang Liêu, bánh chưng , bánh dày” và đọc từ dướitranh sau đó cô bớt đi trong các từ dưới những tranh này những chữ cái đã học “Lang iêu”, “bánh ch ng”, “b nh dày”yêu cầu trẻ tìm ra các chữ cái cònthiếu gắn thêm vào cho đủ hoặc đến thời điểm cuối năm cô có thể cho trẻ cầmbút viết thêm vào cho đủ chữ cái trong tiếng

*Trong hoạt động giáo dục âm nhạc.

Âm nhạc tác động đến đời sống rất mạnh mẽ nhất là đối với trẻ thơ vàđược trẻ đón nhận rất nhanh hào hứng Chính vì vậy mà giáo viên thường mởđầu cho các hoạt động bằng một bài hát để tạo không khí nhẹ nhàng, vui tươi,gây sự chú ý của trẻ Bằng cách lựa chọn bài hát phù hợp với chủ đề và yêu cầucủa hoạt động từ đó mà dẫn dắt trẻ vào một cách nhẹ nhàng

ví dụ với chủ đề thực vật : Cho trẻ làm quen với chữ 1, n ,m cô cho trẻ hát bài(Lá xanh) giới thiệu tên bài và yêu cầu trẻ tìm ra các chữ cái đã học sau đó côgiới thiệu chữ l trong từ đó hoặc từ bài hát cô dẫn dắt trẻ đến với từ (lá xanhmơn mởn) để làm quen với chữ m, n Hay với trò chơi chữ cái h,k kết hợp vơívận động bài hát “Hoa hơm bướm lượn” cô gắn chữ vào quạt múa ,kết hợp hát

và múa vận động đưa quạt dừng lại ở chữ gì thì trẻ phát âm chữ đó Đối với trẻ

cô đội mũ gắn chữ cái h, k cho hai đội trưởng của hai đội, cô múa dừng quạt ởphía đội nào thì đội đó phát âm chữ đó, khi cô đưa quạt vào giữa cả lớp phát âm

*Trong hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội.

Muốn cho trẻ “làm quen chữ cái” một cách hiệu quả phải có tranh ảnh,

mô hình vật thật có chứa các chữ cái mà cô định cho trẻ làm quen mà những cái

đó đều xuất phát từ môi trường xung quanh

Khi dạy một tiết chữ cái “b”, “d”, “đ” Tôi cho trẻ tìm hiểu chữ “đ” qua từ

"Hoa đào" trẻ được quan sát bông hoa, trẻ nói đặc điểm hương thơm, màu sắccủa loại hoa làm như thế tăng thêm về các biểu tượng và sự hứng thú

* Trong hoạt động làm quen với toán.

Ngày đăng: 18/11/2019, 13:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Tài liệu Làm quen với chữ cái của nhà xuất bản ĐHQGHN Khác
3. Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua bộ môn làm quen với chữ cái Khác
4. Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo 5 – 6 tuổi Khác
5. Các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mâm non Khác
6. Các hoạt động cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết Khác
7. Tìm hiểu qua tập san của nghành Khác
8. Tìm hiểu qua thông tin đại chúng Khác
9. Tìm hiểu qua các lớp chuyên đề của huyện tổ chức Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w