Dữ liệu nghiên cứu được thu thập theo từng quý từ quý I năm 1998 đến quý II năm 2014 tại hai quốc gia là Việt Nam và Thái Lan được trình bày tóm tắt trong bảng sau:
Bảng tóm tắt các biến và nguồn thu thập dữ liệu hồi quy
Tên Biến Nguồn thu thập dữ liệu Việt Nam
Cán cân thương mại Quỹ tiền tệ quốc tế IMF
Tỷ giá hối đoái thực Tính toán thông qua các số liệu thu thập từ
IMF
Tổng sản phẩm quốc nội thực Quỹ tiền tệ quốc tế IMF
Cung tiền thực Quỹ tiền tệ quốc tế IMF
Chi tiêu chính phủ Bộ tài chính và cổng thông tin điện tử chính
phủ Việt Nam
Thái Lan
Cán cân thương mại Quỹ tiền tệ quốc tế IMF
Tỷ giá hối đoái thực Ngân hàng thanh toán quốc tế BIS
Tổng sản phẩm quốc nội thực Quỹ tiền tệ quốc tế IMF
Cung tiền mạnh Quỹ tiền tệ quốc tế IMF
Chi tiêu chính phủ Tổng cục thống kêThái Lan(Nesdb,
Thailand)
Chúng tôi thu thập dữ liệu bao gồm khoảng thời gian xảy ra hai cuộc khủng hoảng kinh tế là khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997-1998 và khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007-2008, nên chúng tôi có thể so sánh những tác động khác nhau của các biến trong những điều kiện kinh tế đặc biệt. Đồng thời, việc lựa chọn nghiên cứu tại Việt Nam và Thái Lan với hai lý do sau: Thứ nhất, đây là hai quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á có nền kinh tế khá tương đồng. Cả hai quốc gia điều có bước xuất phát điểm kinh tế từ mức thấp với nền tảng kinh tế chính là nông nghiệp và đang
tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, phát triển theo hướng xuất khẩu mở của hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, kết quả là đang có tốc độ tăng trưởng khá cao và quy mô kinh tế ngày càng mở rộng; Thứ hai, Việt Nam có lịch sử cán cân thương mại liên tục bị thâm hụt trong nhiều năm, trong khi Thái Lan lại có cán cân thương mại thặng dư trong nhiều năm do đó việc nghiên cứu tại hai quốc gia này chúng tôi cũng muốn kiểm tra liệu điều này có ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu hay không và đồng thời chúng tôi cũng có thể so sánh với kết quả nghiên cứu với kết quả bài nghiên cứu của Rafiq (2013).
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thống kê mô tả
4.1.1 Thống kê mô tả REER và cán cân thương mại của Việt Nam
Đồ thị dưới đây thể hiện sự biến động của tỷ giá hiệu lực thực đa phương (REER), tỷ giá hiệu lực danh nghĩa đa phương (NEER), chỉ số tỷ giá danh nghĩa VND/USD (INVND-USD) từ tháng 1 năm 1995 đến tháng 6 năm 2014 (với kỳ gốc là tháng 1 năm 1995) của Việt Nam và chỉ số US Dollar Index (DXY) đây là chỉ số đo lường sức mạnh của đồng đôla Mỹ.
Chúng ta chú ý rằng đây là đồ thị ngược, nghĩa là khi VND mất giá thì đồ thị sẽ đi xuống và ngược lại. NEER của Việt Nam được tính bằng một rổ tỷ giá của 1513 quốc gia có trọng số thương mại lớn nhất với Việt Nam và các quốc gia có đồng tiền mạnh, còn REER là NEER sau khi hiệu chỉnh bằng CPI.
40 60 80 100 120 140 160 180 96 98 00 02 04 06 08 10 12 DXY INVND-USD NEER REER
NEER, REER, INVND-USD of VietNam and DXY
13 Các quốc gia đối tác được sử dụng tính REER của Việt Nam: Úc, Thụy Sỹ,Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Mỹ, Nga, Malaysia, Ấn Độ, Pháp, Hà Lan, Hồng Kông.
Hình 4.1: Đồ thị mô tả REER và NEER của Việt Nam
Có thể thấy INVND-USD (đường màu đỏ) đã mất giá khoảng -48% kể từ tháng 1 năm 1995 đến nay, điều này phù hợp với chính sách phá giá tiền đồng của Việt Nam để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước, mục đích là theo đuổi chiến lược xuất khẩu. Trong khi NEER (đường màu xanh lá cây) đã tăng khoảng 55% và ngược lại REER (đường màu đen) hiện tại đã giảm giá khoảng -33% so với năm 1995. Trong khi tỷ giá VND mất giá liên tục so với USD, NEER có một giai đoạn tăng rất mạnh từ năm 1997 đến 1999 do đồng Yen và các đồng tiền các nước Đông Nam Á mất giá vì khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997. Từ năm 1999 đến 2003, NEER khá ổn định rồi sau đó mất giá liên tục một phần do VND mất giá so với USD trong khi EUR, SGD, KRW tăng giá so với USD, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2007 - 2008.
Từ năm 1995 đến cuối năm 2003 và đầu 2004 REER bám khá sát với NEER nhưng sau đó hai chỉ số này quay đầu đi ngược nhau. Trong khi NEER tăng khoảng 47% trong giai đoạn này, thì REER đã giảm khoảng 33% điều này giúp cho hàng hóa của Việt Nam có lợi thế hơn 33% so với các đối tác nước ngoài nhờ vào sự biến động của tỷ giá, mục đích nhằm thúc đẩy xuất khẩu giảm nhập khẩu cải thiện cán cân thương mại liên tục âm trong nhiều năm của Việt Nam.
Với chính sách phá giá tiền đồng kể từ năm 1996 nhằm theo đuổi chính sách thúc đẩy xuất khẩu cùng với việc mở cửa kinh tế hội nhập vào thị trường thế giới, thương mại của Việt Nam tăng rất nhanh. Tính trong giai đoạn 1998-2013 xuất khẩu của Việt Nam tăng gấp 13 lần (trung bình mỗi năm tăng khoảng 18,74%), nhập khẩu tăng 10,4 lần (trung bình mỗi năm tăng khoảng 16,88%), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 11,6 lần (trung bình mỗi năm tăng khoảng 17,76%). Điều này phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam cũng như phần nào thể hiện sự thành công của chính sách phá giá tiền đồng. Tuy nhiên, Kinh tế Việt Nam cũng tiềm ẩn
nhiều rủi ro xung quanh những thành công này, minh chứng là cán cân thương mại của Việt Nam bị thâm hụt trong nhiều năm và ngày càng tăng, từ mốc thâm hụt -437 triệu USD năm 1998 đến giai đoạn đỉnh điểm là 18.028,67 triệu USD năm 2008 tương đương khoảng 18% của GDP (trong đồ thị bên trên chúng ta thấy cột biểu diễn trạng thái của cán cân thương mại TB thâm hụt cao nhất là năm 2008).
0 40,000 80,000 120,000 160,000 98 00 02 04 06 08 10 12 XK 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 98 00 02 04 06 08 10 12 NK 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 98 00 02 04 06 08 10 12 XK+ NK -20,000 -15,000 -10,000 -5,000 0 5,000 98 00 02 04 06 08 10 12 TB
Export, Import, Export and Import and Trade blance of Vietnam Unit: Million USD
Hình 4.2: Đồ thị mô tả cán cân thương mại của Việt Nam
Từ năm 1998 đến nay phần lớn hàng nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu luôn chiếm tỷ trọng rất lớn khoảng trên 80% tổng kim ngạch nhập khẩu, đây là con số khá cao so với các nước trong khu vực…Ở giai đoạn đầu phát triển có thể đây là con số hợp lý, tuy nhiên con số này vẫn cao và duy trì dài trong nhiều năm rõ ràng bộc lộ điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam. Do việc không phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ nên nền kinh tế bị lệ thuộc rất nhiều vào hàng nhập khẩu và rất dễ bị tổn thương trước các cú sốc kinh tế ngoại sinh.
Trong khi đó, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nguyên liệu thô, và hàng gia công, sơ chế giá trị gia tăng thấp. Kim ngạch xuất khẩu khoáng sản (dầu thô và khoáng sản khác) từ năm 2000 đến nay chiếm khoảng 30%-40%, những mặt hàng gia công chiếm 43%-50% chính điều này đã làm cho cán cân thương mại của Việt Nam liên tục âm qua nhiều năm.
Điểm đáng chú ý từ đồ thị trên là kể từ năm 2012 chúng ta thấy xuất khẩu đã bức phá và vượt mặt nhập khẩu giúp cho các cân thương mại của Việt Nam chuyển trạng thái từ thâm hụt sang thặng dư đây là một tín hiệu tích cực cho dù cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn nhiều điểm yếu.
4.1.2 Thống kê mô tả REER và cán cân thương mại của Thái Lan
Trong thập niên 1980 và nửa đầu thập niên 1990 Thái Lan thực hiện đồng thời cả ba chính sách bộ ba bất khả thi (cố định tỷ giá, tự do hóa dòng vốn và chính sách tiền tệ độc lập), họ vừa cố định đồng THB vào USD vừa cho phép tự do hóa dòng vốn. Với tốc độ phát triển kinh tế trong những năm 1980 và nữa đầu những năm 1990 đã gây áp lực tăng giá đồng nội tệ, nên để bảo vệ tỷ giá cố định, các ngân hàng trung ương Thái Lan đã thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ. Kết quả là cung tiền tăng mạnh gây ra sức ép lạm phát, theo đúng quy luật cân bằng của thị trường thì lúc này đồng nội tệ phải giảm giá, tuy nhiên với chính sách cố định tỷ giá đồng THB theo đồng USD vô hình dung đã làm cho đồng THB được định giá quá cao hơn giá trị thực của nó. Sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997, các quốc gia ở các nước Đông Á trong đó bao gồm cả Thái Lan bắt đầu thực hiện chính sách phá giá đồng nội tệ, điều này giúp cho hàng hóa của Thái Lan có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường thế giới và cán cân thương mại ngày càng phát triển.
Dưới đây là đồ thị mô tả sự biến động của tỷ giá hiệu lực thực đa phương (REER), tỷ giá hiệu lực danh nghĩa đa phương (NEER), chỉ số tỷ giá danh nghĩa đồng
THB/USD (kỳ gốc là tháng 1 năm 1995) của Thái Lan từ tháng 1 năm 1995 đến tháng 6 năm 2014 và chỉ số Dollar Index (DXY) của Mỹ.
40 60 80 100 120 140 96 98 00 02 04 06 08 10 12 DXY INTHB-USD NEER REER
NEER, REER, INTHB-USD of Thailand and DXY
Hình 4.3: Đồ thị mô tả REER và NEER của Thái Lan
Chúng ta thấy đường màu xanh lá cây (NEER), đường màu đen (REER) và đường màu đỏ (chỉ số danh nghĩa đồng THB/USD) có xu hướng biến động khá tương đồng, ba đường trên bắt đầu giảm kể từ tháng 1 năm 1995 và đạt đáy khoảng tháng 1
năm 1998 (NEERmin là 70,95, REERminlà 67,02 ) đây cũng là điểm mà đồng THB mất
giá lớn nhất trong giai đoạn nghiên cứu, chúng ta cũng có thể quan sát từ đồ thị đường màu đỏ cũng tạo đáy tương tự đường màu xanh lá cây và đường màu đen, nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á. Sau giai đoạn khủng hoảng này, REER và NEER bắt đầu tăng trở lại nhưng hiện vẫn thấp hơn nhiều so với thời kỳ đỉnh trước khủng hoảng, cụ thể REER thấp hơn đỉnh của nó khoảng 20% và
REER thấp hơn khoảng 14%, NEERmax 130,92 vào tháng 4 năm 1997 và REERmax là
hiện phá giá đồng nội tệ kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997). Chúng ta có thể quan sát kể từ tháng 3 năm 2006 REER và NEER của Thái Lan bám rất sát nhau là do tốc độ tăng lạm phát của Thái Lan tăng chậm so với các quốc gia khác, đồng thời việc REER tăng trở lại cũng một phần do sự suy yếu của đồng đôla Mỹ, chúng ta có thể thấy đường màu xanh dương DXY bắt đầu giảm liên tục kể từ tháng 2 năm 2002.
Nếu tính bình quân từ trong giai đoạn nghiên cứu thì REER ở mức 94,57 điều này giúp cho hàng hóa của Thái Lan có mức cạnh tranh hơn 5,43% so với các đối tác thương mại của quốc gia này do tác động của tỷ giá. Theo lý thuyết Mundell – Fleming thì tỷ giá giảm sẽ thúc đây xuất khẩu và giảm nhập khẩu có thể đây là một trong những nguyên nhân giúp cho cán cân thương mại của Thái Lan có thể duy trì được trạng thái dương trong nhiều năm so với phần còn lại của thế giới.
40,000 80,000 120,000 160,000 200,000 240,000 98 00 02 04 06 08 10 12 XK 40,000 80,000 120,000 160,000 200,000 240,000 280,000 98 00 02 04 06 08 10 12 NK 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 98 00 02 04 06 08 10 12 XK+ NK -30,000 -20,000 -10,000 0 10,000 20,000 98 00 02 04 06 08 10 12 TB
Export, Import, Export and Import and Trade Blace of ThaiLand Unit: Million USD
Nhìn vào đồ thị bên trên chúng ta thấy cán cân thương mại của Thái Lan cũng tăng trưởng đều qua các năm từ 1998-2013 (ngoại trừ năm 2013 giảm nhẹ so với năm 2012). Cụ thể năm 2013, xuất khẩu đạt 225.087 triệu USD, tăng gấp hơn 3 lần so với năm 1998 và tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 8%; Nhập khẩu đạt 248.748 triệu USD, tăng gấp 4.7 lần so với năm 1998 và tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 11%; Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 463.634 triệu USD, tăng gấp 4.7 lần so với năm 1998 và tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 9%; Và cán cân thương mại của Thái Lan đa số ở trạng thái thặng dư và có giá trị trung bình trong 16 năm là 1.384 triệu đôla Mỹ (ngoại trừ năm 2005, 2008, 2011, 2012 và 2013 là thâm hụt).
Năm 2005 cán cân thương mại của Thái Lan thâm hụt 7.980 triệu USD, đây là năm đầu tiên kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 Thái Lan có cán cân thương mại thâm hụt so với thế giới, nguyên nhân là do các mặt hàng nhập khẩu chính tăng cao so với các năm trước như: dầu thô, thép, khoáng sản, hóa chất, trang sức, máy móc, hàng điện tử, thiết bị điện và phụ kiện …việc tăng cường nhập khẩu nguyên liệu, vật tư trong lúc giá các loại sản phẩm này đang tăng cao làm cho nhập khẩu vượt mặt xuất khẩu đẩy cán cân thương mại bị thâm hụt. Năm 2008 là năm thứ hai cán cân thương mại của Thái Lan bị thâm hụt xét trong giai đoạn nghiên cứu, việc thâm hụt là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 bắt nguồn từ Mỹ. Ba nước Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản là ba quốc gia nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Thái Lan, khi khủng hoảng xảy ra cầu hàng hóa từ các quốc gia này giảm một cách tương đối so với nhập khẩu (tốc độ tăng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng nhập khẩu) điều này làm cho cán cân thương mại của Thái Lan bị thâm hụt 3.270 triệu USD. Sau đó, cán cân thương mại của Thái Lan được cải thiện trong hai năm 2009 và 2010 do sự phục hồi của kinh tế thế giới, rồi sau đó tiếp tục xu hướng thâm hụt ngày càng lớn kể từ năm 2012, cụ thể thâm hụt cán cân thương mại năm 2012 là 22.063 triệu USD và 2013 là 23.661 triệu USD tương đương ở mức khoảng 6% so với GDP.
4.2 Kiểm định tính dừng của các biến
Theo nghiên cứu của Stock và Watson (2008) và Carriero, Clark và Marcellino (2011) trước khi đưa vào hồi quy mô hình VAR và mô hình TVP-VAR thì các dữ liệu phải có tính dừng. Sau khi chuẩn hóa dữ liệu như đã được trình bày trong phần phương pháp nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp kiểm định Dickey và Fuller mở rộng (ADF) và kiểm định Phillip–Person (PP) để xem các biến có dừng hay chưa.
Bảng kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Test) như sau:
Tên biến ADF PP Trạng thái
(độ tin cậy 99%) Kiểm định cho Việt Nam
TB -4,463074 0,0006 Dừng
REER -5,523446 0,0000 Dừng
GDP(-1) -6,450204 0,0000 Dừng ở sai phân
bậc 1
GEX(-1) -10,24235 0,0000 Dừng ở sai phân
bậc 1
M2 -5,471814 0,0000 Dừng
Kiểm định cho Thái Lan
TB -5,675252 0,0000 Dừng REER -10,26841 0,0000 Dừng GDP -9,342759 0,0000 Dừng GEX -7,974000 0,0000 Dừng M2(-1) -9,150268 0,0000 Dừng ở sai phân bậc 1
4.3 Mối tương quan theo thời gian giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực
Về mặt lý thuyết chúng tôi kỳ vọng mối quan hệ nghịch biến giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái. Khi nội tệ giảm giá (tỷ giá hối đoái tăng) làm cho hàng hóa trong nước rẻ hơn tương đối so với hàng hóa nước ngoài, điều này sẽ khuyến khích xuất khẩu và giảm nhập khẩu giúp cho cán cân thương mại tăng lên và ngược lại sẽ làm cho cán cân thương mại giảm xuống. Trong thực tế mối quan hệ động giữa cán cân