Dựa vào ý tưởng bài nghiên cứu của Rafiq (2013) về các vấn đề liên quan đến những biến động giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái theo thời gian dưới tác động của các cú sốc kinh tế (cú sốc cung, cú sốc cầu, cú sốc danh nghĩa) và ứng dụng
mô hình hồi quy tham số thay đổi theo thời gian với những biến động ngẫu nhiên
TVP-VAR (mô hìnhđược đề xuất bởi Primiceri (2005)), chúng tôi xây dựng các biến nghiên cứu thực nghiệm cho Việt Nam và Thái Lan bao gồm năm biến như sau:
Cán cân thương mại (TB): Cán cân thương mại là một bộ phận trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư và ngược lại. Với các yếu tố khác không thay đổi, khi cán cân thương mại thặng dư, làm cho cung ngoại tệ tăng kết quả là tỷ giá hối đoái của các đồng ngoại tệ sẽ giảm còn tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ sẽ tăng. Trong trường hợp một quốc gia đang bị thâm hụt thương mại, đồng nội tệ cần được chuyển đổi thành đồng ngoại tệ để thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế. Kết quả là nguồn cung đồng nội tệ tăng lên và tỷ giá hối đoái sẽ giảm, còn tỷ giá của đồng tiền của quốc gia đang có thặng dư với quốc gia này sẽ tăng. Trong mô hình
Mundell – Fleming xét trong điều kiện nền kinh tế nhỏ mở với chính sách tỷ giá thả nổi và vốn tự do luân chuyển, thì chúng ta cũng có thể thấy mối quan hệ
nghịch chiều giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái. Khi tỷ giá hối đoái
giảm (nội tệ giảm giá so với ngoại tệ) sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh về giá tương đối do biến động của tỷ giá mang lại cho hàng hóa trong nước so với hàng hóa nước ngoài, điều này giúp tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu, giúp cho cán cân thương mại tăng lên. Tuy nhiên, xét trong các điều kiện khác thì mối quan hệ này lại có sự thay đổi khác nhau, chúng ta sẽ tìm hiểu bằng dữ liệu thực nghiệm cho Việt Nam và Thái Lan. Biến này được đưa vào mô hình với dạng chỉ số của tổng sản lượng (TB/GDP) để kiểm soát hiệu ứng theo quy mô.
Tỷ giá hối đoái thực (REER): Là chỉ số bình quân gia quyền thực của ảnh hưởng tỷ giá hối đoái, lấy chỉ số giá tiêu dùng làm nền tảng. Chúng tôi sử dụng biến REER tỷ giá hiệu lực thực (Real Effective Exchange Rate – REER) chỉ số này cho phép đánh giá và dự báo tỷ giá thực theo hướng xem xét sức mua đối ngoại thực tế của đồng tiền quốc gia và sự tác động đến khả năng cạnh tranh
xuất khẩu của quốc gia đó. Ứng với mỗi đồng tiền trong rổ hàng hóa thì tỷ giá so với đồng nội tệ sẽ được đem so sánh ở hai thời điểm năm cơ sở và hiện hành. Sau đó điều chỉnh thông qua lạm phát hai nước và quyền số thương mại. Do đó, Các nhà kinh tế thường dùng REER để đo lường sự biến đổi khả năng cạnh tranh đối ngoại của nền kinh tế. Công thức tính REER như sau:
0 * * i i n i t t t i h i base t E CPI REER W E CPI Trong đó: i t
E tỷ giá giữa nội tệ và đồng tiền nước i ở năm t
i base
E tỷ giá giữa nội tệ và đồng tiền nước i ở năm cơ sở
i t
W tỷ trọng thương mại của đối tác i ở năm t
i t
CPI chỉ số giá của đối tác thương mại i năm t so với năm cơ sở
h t
CPI chỉ số giá cả CPI trong nước
i là đối tác thương mại thứ i trong rổ hàng hóa IMF t là thời gian
Nếu REER < 1 (hoặc 100): Giá trị thực của đồng bản tệ năm t tăng so với năm gốc có nghĩa là sức mua của đồng bản tệ tăng.
Nếu REER =1 (hoặc 100): Giá trị thực của đồng bản tệ năm t không thay đổi so với năm gốc, khả năng cạnh tranh ổn định.
Nếu REER > 1(hoặc 100): Giá trị thực của đồng bản tệ năm t giảm so với năm gốc có nghĩa là sức mua của đồng bản tệ giảm, khả năng cạnh tranh xuất khẩu tăng.
Biến cú sốc cung: Trong bài nghiên cứu của S. Rafiq (2013) về nguồn gốc sự thay đổi của cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực theo thời gian ở các nước Đông Á, ông đã xác định cú sốc cung có quan hệ mật thiết đến sản lượng đầu ra tương đối và sản lượng đầu ra có mối quan hệ với sản lượng nước ngoài. Vì vậy, chỉ số cầu nước ngoài được dùng để xác định cú sốc cung và được tính bằng cách lấy bình quân gia quyền theo trọng số thương mại với GDP thực của các đối tác thương mại chính sau đó trừ cho sản lượng nội địa, biến này nhằm kiểm soát cầu ngoại sinh. Tuy nhiên, do việc hạn chế trong việc thu thập dữ liệu trọng số thương mại của Thái Lan với các quốc gia có giao thương chính, nên chúng tôi không thể tính toán được chỉ số cầu nước ngoài cho Thái Lan, do đó chúng tôi sử dụng trực tiếp biến tổng sản phẩm quốc nội thực (GDP) để đại diện cho biến cú sốc cung. Theo nghiên cứu của Plessis, Smit, và Sturzenegger (2008) trong việc xác định tác động tổng hợp của cú sốc cung và cú sốc cầu ở các nước Nam Phi, họ đã phân tích phương sai của biến GPD thực để đại diện cho cú sốc cung và đã tìm ra mối quan hệ cùng chiều giữa cú sốc cung và lãi suất thực.
Biến cú sốc danh nghĩa (cú sốc tiền tệ): Clarida và Gali (1994) khi nghiên cứu về nguồn gốc sự biến động tỷ giá hối đoái ở hai quốc gia Đức và Nhật ông đã ước lượng cú sốc danh nghĩa bằng biến cung tiền (M2) cũng như nhu cầu về số dư tiền thật, giải thích đáng kể sự thay đổi của tỷ giá hối đoái thực so với đồng đôla Mỹ, cụ thể là 35% thay đổi không điều kiện của cặp USD-JPY và 41% thay đổi không điều kiện của USD-GEM là do ảnh hưởng của những cú sốc danh nghĩa. Trong Betts và Devereux (1996) và Chari và các đồng sự (1997) hiệu ứng
giá cả theo giá thị trường gây ra những cú sốc tiền tệ làm biến động tỷ giá hối đoái thực tế trong ngắn hạn nhưng không phải trong dài hạn.
Biến cú sốc cầu: Các nghiên cứu của Betts và Devereux (1996), Chari et al (1997), Tervala (2006), Kim và Lee (2008) và (2013) đã định nghĩa rằng cú sốc cầu được xem xét như là một cú sốc tài khóa và được đại diện bởi biến chi tiêu chính phủ (GEX). Trong bài nghiên cứu hiệu quả của chi tiêu chính phủ và kênh truyền dẫn quốc tế của chính sách tài khóa của Tervala (2006), đã chỉ ra rằng nếu hiệu quả của chi tiêu chính phủ là cao, tiêu dùng trong nước gia tăng nhiều hơn so với tiêu dùng nước ngoài. Do đó, tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực sẽ tăng giá vì sự thay đổi tiêu dùng tương đối làm tăng nhu cầu tương đối của đồng nội tệ một cách phù hợp với ý nghĩa của Keynes. Nghiên cứu của Arin và Koray (2006) thì cho thấy một sự mở rộng của chính sách tài khóa làm gia tăng sản lượng trong nước và làm giảm cầu hàng hóa nước ngoài, quay lại với phương trình (2.3) cầu hàng hóa nước ngoài được biểu diễn theo hàm của tỷ giá st và cú sốc cầu dt. Còn nghiên cứu củaArin và Koray (2006) đã sử dụng mô hình VAR bán cấu trúc tìm ra được kết quả cho thấy rằng sản lượng đầu ra của Mỹ tăng trong khi sản lượng đầu ra của Canada giảm khi chi tiêu chính phủ Mỹ gia tăng điều này hỗ trợ cho mô hình lý thuyết nền kinh tế mở.
Các biến được tính toán lại theo phần trăm thay đổi so với kỳ trước đó trước khi
đưa vào mô hình hồi quy, để đảm bảo cho các biến có tính dừng và chúng ta có thểdễ
dàng rút ra mối quan hệ kinh tế từ kết quả hồi quy.