1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT C CÁC CON VẬT NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI

124 1,7K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 851,5 KB

Nội dung

Giả thuyết khoa học Nếu GV mầm non biết sử dụng các biện pháp tổ chức HĐQS khám phá về các CV một cách linh hoạt, sáng tạo giúp trẻ tiếp nhận các thông tin đầy đủ, chính xác, trọn vẹn về

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Chúng ta đang sống trong thế kỉ của nền văn minh trí tuệ, nền kinh tếtri thức Sự phát triển của xã hội yêu cầu nghành Giáo dục và Đào tao tạo ranguồn nhân lực cố sức khoẻ tốt, có tri thức và năng lực HĐ sáng tạo, có tưduy nhạy bén và có KN lao động thích ứng với sự thay đổi của xã hội

Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của xã hội nghành Giáo dục và Đào tạođang từng bước tiến hành đổi mới toàn diện từ bậc học mầm non đến đại học

và sau đại học

Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục, làmảnh đất xây những viên gạch đầu tiên làm nền móng cho các bậc học tiếptheo Mục tiêu của giáo dục mầm non là ”giúp trẻ phát triển về thể chất, tìnhcảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn

bị cho trẻ vào lớp 1” (Điều 22- luật Giáo dục, 2005)

Hiện nay ở trường mầm non, đối với lứa tuổi MG mục tiêu phát triểnnhận thức rất được coi trọng Các KNQS, SS, phân loại là nội dung đangđược các nhà giáo dục quan tâm, ngiên cứu Bởi lẽ, đối với trẻ mầm non QS

là công cụ, là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh Tổ chứcHĐQS là con đường không thể thiếu được trong việc phát triển nhận thức nóichung và các KN nói riêng QS giúp trẻ phát hiện ra những dấu hiệu giống vàkhác nhau giữa các CV cũng như sự thay đổi của thế giới xunng quanh Chính

vì thế, thông qua QS KNSS của trẻ được hình thành và phát triển tốt nhất

Đối tượng nhận thức của trẻ MG 5 - 6 tuổi rất phong phú, đa dạngnhưng thế giới động vật luôn được trẻ yêu thích và có nhu cầu khám phá rấtcao Thông qua việc QS, tìm hiểu, khám phá các CV dưới nhiều hình thứckhác nhau trẻ xuất hiện nhu cầu SS các CV, không chỉ các CV cùng nhóm,cùng loài mà bản thân một CV trong những thời điểm khác nhau có những

Trang 2

đặc điểm khác nhau Chính điều thú vị đó đã thôi thúc trẻ tìm hiểu, khám phá

và tiến đến SS

Như vậy, có thể nói rằng, nếu không có QS, khám phá sẽ không pháttriển được nhận thức ở trẻ và KNSS cũng không được phát triển Qua khảo sátmột số trường mầm non thuộc địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và Thành Phố Vinh, tỉnhNghệ An chúng tôi thấy, mặc dù GV coi trọng HĐQS và TX tổ chức HĐQSnhưng nội dung các HĐ còn nghèo nàn; việc LKH tổ chức HĐQS còn chungchung không cụ thể theo từng mục đích QS đã đề ra; GV sử dụng nhiều biệnpháp để kích thích hứng thú và nhu cầu HĐ của trẻ song chất lượng sử dụngcác biện pháp chưa đạt yêu cầu; hình thức tổ chức chủ yếu là theo tập thể, GV

ít chú trọng tới hình thức nhóm nhỏ và cá nhân Mặt khác, trong quá trình tổchức HĐQS GV chưa quan tâm tới vấn đề hình thành và phát triển KNSScho trẻ, nếu có chỉ là hình thức còn chất lượng chưa cao

Chính vì những lí do trên chúng tôi đã lựa chọn đề tài “một số biện pháp tổ chức HĐQS các CV nhằm phát triển KNSS cho trẻ MG 5- 6 tuổi” để nghiên cứu, với mong muốn sau khi bảo vệ đề tài, các biện pháp mà

chúng tôi đề xuất sẽ được GV mầm non vận dụng vào việc tổ chức HĐQScho trẻ ở trường mầm non

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, tìm ra một số biện pháp tổ chức HĐQScác CV cho trẻ MG 5 - 6 tuổi, tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực, chủđộng trong quá trình nhận thức TGXQ nhằm phát triển KNSS

Trang 3

Các biện pháp tổ chức HĐQS các CV và việc phát triển KNSS cho trẻ

MG 5 - 6 tuổi ở trường mầm non

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc xây dựng các biện pháp tổ chức

hoạt trẻ MG 5 - 6 tuổi

4.2 Nghiên cứu thực trạng về việc tổ chức HĐQS môi trường tự nhiên

và thực trạng phát triển KNSS của trẻ MG 5 - 6 tuổi ở trường mầm non hiệnnay

4.3 Xây dựng các biện pháp tổ chức HĐQS các CV cho trẻ MG 5 - 6

tuổi nhằm phát triển KNSS

4.4 Tổ chức thử nghiệm các biện pháp đã xây dựng để kiểm nghiệm

tính khả thi và tính hiệu quả

5 Giả thuyết khoa học

Nếu GV mầm non biết sử dụng các biện pháp tổ chức HĐQS khám phá

về các CV một cách linh hoạt, sáng tạo giúp trẻ tiếp nhận các thông tin đầy

đủ, chính xác, trọn vẹn về CV thì năng lực QS và KNSS của trẻ sẽ được hìnhthành và phát triển tốt hơn

6 Giới hạn nghiên cứu

Do điều kiện khách quan và chủ quan nên đề tài chỉ dùng lại ở việcnghiên cứu những vấn đề sau:

Nghiên cứu việc hình thành và phát triển KNSS của trẻ MG 5 - 6 tuổitrong chủ đề động vật

Nghiên cứu việc tổ chức HĐQS các CV đặc biệt chú trọng đến vấn đềhình thành và phát triển KNSS cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

Đề tài tiến hành nghiên cứu ở một số trường mầm non trên địa bàn tỉnh

Hà Tĩnh và Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận

Trang 4

Tìm kiếm, thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đếnvấn đề nghiên cứu trong và ngoài nước để xác định các khái niệm công cụcho đề tài và xây dựng, hệ thống hoá, khái quát hoá thành lí luận về việc tổchức HĐQS và phát triển KNSS các CV cho trẻ MG 5 - 6 tuổi.

7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra anket

Sử dụng phiếu điều tra bằng các câu hỏi mở và đóng đối với GV mầmnon, thông qua kết quả trả lời câu hỏi của GV mầm non để xác định rõ nhậnthức của GV về quá trình tổ chức HĐQS các CV nhằm phát triển KNSS chotrẻ MG 5- 6 tuổi

7.2.2 Phương pháp trắc nghiệm

Sử dụng các bài tập đo để xác định mức độ phát triển KNSS của trẻ

MG 5 - 6 tuổi

7.2.3 Phương pháp QS

QS quá trình tổ chức HĐQS khám phá môi trường tự nhiên cho trẻ MG

5 - 6 tuổi của GV mầm non nhằm thu thập thêm một số thông tin hỗ trợ chophương pháp điều tra anket và phương pháp trắc nghiệm

QS các biểu hiện phản ánh quá trình phát triển KNSS của trẻ MG 5- 6tuổi trong HĐQS môi trường tự nhiên

7.2.4 Phương pháp trò chuyện

Trò chuyện với GV mầm non để tìm hiểu về việc tổ chức HĐQS và tròchuyện với trẻ để biết thêm về mức độ nhận thức, hứng thú, nhu cầu, động cơkhi tham gia hoạt HĐQS, kết quả thu được sau QS

Trang 5

Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả điềutra thực trạng và kết quả sau TN (phụ lục 2)

8 Đóng góp mới của đề tài

8.1 Làm phong phú thêm lí luận về việc tổ chức HĐQS khám phá,tìm hiểu môi trường tự nhiên của trẻ Trên cơ sở đó xác định các TC vàthang đánh giá mức độ phát triển KNSS của trẻ MG 5 - 6 tuổi

8.2 Mô tả thực trạng về việc tổ chức HĐQS các CV và vấn đề phát KN

SS cho trẻ MG 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Từ đó, đề xuất các biện pháp tổchức HĐQS các CV nhằm tác động có hiệu quả đến sự hình thành và pháttriển KNSS cho trẻ MG 5 - 6 tuổi ở trường mầm non

Trang 6

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG

CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QS ĐỘNG VẬT NHẰM PHÁT TRIỂN KN SS CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI

1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HĐQS CÁC CV NHẰM PHÁT TRIỂN KNSS CHO TRẺ MẦM NON

1.1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1.1 Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài

Vấn đề phát triển nhận thức cho trẻ nói chung và tổ chức HĐQS khám phá nói riêng là một trong những nội dung quan trọng được nhiều tác giả

nước ngoài quan tâm

Nhà giáo dục lỗi lạc của thế kỉ XX- J A Komemxki đã từng đưa ra đềnghị: “việc học tập của trẻ không nên bắt đầu bằng việc giải thích bằng lờinói về các sự vật mà bằng QS, tiếp xúc trực tiếp với sự vật hiện tượng đó”[56] Ông đề cao vai trò của việc hướng dẫn trẻ QS các sự vật hiện tượng vàhơn cả là QS vật thật Ông chỉ ra rằng, trong mọi hoàn cảnh cần cố gắng chotrẻ được tiếp xúc với vật thật, chỉ trong trường hợp không thể mới sử dụngtranh ảnh, mô hình và bản vẽ Trong quá trình tổ chức cho trẻ QS, tiếp xúcvới các sự vật hiện tượng của TGXQ cần tạo điều kiện để trẻ huy động tối đacác giác quan Chỉ có QS như thế trẻ mới hiểu biết về thế giới Quan điểmgiáo dục tiến của ông về QS vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay

J J Rutxo cũng quan niệm rằng, tri thức của trẻ được hình thành vàphát triển thông qua việc tiếp xúc với đồ vật và HĐ thực tiễn Chính trongquá trình HĐ với đồ vật mà tri thức của trẻ được hình thành và phát triển tốtnhất Trong quá trình giảng dạy ông từng nói: “đồ vật, đồ vật- hãy đưa ra đồvật” Tôi không ngừng nhắc đi nhắc lại rằng chúng ta lạm dụng quá mức lờinói Bằng cách ba hoa chúng ta chỉ tạo nên những con người ba hoa” [56]

Trang 7

Đi sâu nghiên cứu vấn đề QS của trẻ MG trong các HĐ, tác giả A A.Liu Blinxkaia đã nhấn mạnh vai trò của QS khi nó góp phần làm cho hànhđộng trí tuệ của trẻ trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn Bà nói rằng, sự phốihợp HĐ của tay với HĐ của mắt làm cho sự tri giác hình dạng ở trẻ MG lớntốt hơn [24 tr 228].

Bên cạnh đó, vấn đề QS trong trò chơi và giờ học cùng với vật liệu xâydựng trong trường MG luôn được quan tâm D.V litsvan cho rằng, một trongnhững yêu cầu để trẻ học tốt với vật liệu xây dựng là phải tập ch trẻ KNQS,phân biệt đồ vật, vật liệu thì mới có thể tập cho trẻ làm quen với cấc KN xâydựng mới và trẻ có thể tạo ra các sản phẩm của xây dựng Tác giả đề ra yêucầu đầu tiên đối với việc tiến hành trò chơi xây dựng ở trẻ MG 5 - 6 tuổi là

“tiếp tục dạy trẻ KNQS, phân biệt những đặc tính đồ vật, SS khả năng xácđịnh mối liên hệ nhân quả giữa chúng ” [23, tr.13]

Các tác giả nước ngoài không chỉ quan tâm nhiều đến vấn đề QS của

trẻ MG mà họ còn đặc biệt chú trọng nghiên cứu các vấn đề về KN nói chung và KN SS của trẻ nói riêng Qua tìm hiểu các quan niệm của các tác

giả nước ngoài chúng tôi thấy, họ nghiên cứu KN theo hai khuynh hướng:

* Khuynh hướng thứ nhất: Nghiên cứu KN như là một thành phần trong phẩm chất của mỗi con người

Thế kỉ XVII - XVIII, một số nhà giáo dục học nổi tiếng như: J.A

Cômenxki (1552 - 1670, tiệp khắc) ; J.J.Rutxo (1712 - 1778, Pháp) đã đề

cập đến vấn đề hình thành KN trí tuệ của học sinh và con đường hình thành

KN này tuy chưa mang tính hệ thống

Nhà tâm lý học E.A.Milerian (người áo), coi KN như là một thành

phần, một mức độ nguồn lực của con người, điều kiện hình thành KN là trithức và kinh nghiệm trước đó Như vậy theo ông KN không phải tự nhiên mà

có, KN được hình thành và phát triển dựa trên sự tích lũy tri thức và kinhnghiệm cá nhân

Trang 8

Một số tác giả như: Jean Marie Deketel nghiên cứu các KN nhận thức

cơ bản của con người ; Bloom, Phainer đã xác định các mức độ nhận thức củacon người qua đó giúp tìm ra những KN nhận thức cần thiết

* Khuynh hướng thứ hai: Nghiên cứu KN như là một biểu hiện của năng lực con người.

Theo một số nhà tâm lí học sư phạm, họ coi KN là một biểu hiện củanăng lực, làm rõ khái niệm KN, kỹ xảo mối quan hệ giữa KN và kỹ xảo.Theocác tác giả này, cơ sở của KN là tri thức và kinh nghiệm cá nhân TheoA.V.Petropxki, V.A.Kruchetxki, N.Đ.Lêvitov thì kỹ năng có hai loại: KN bậcthấp và KN bậc cao [34] [19]

Xavier Roegiers xem KN như là một biểu hiện của năng lực.Theo tác

giả này, không có một KN nào tồn tại dưới dạng thuần khiết và mọi KN đềuđược biểu hiện qua nội dung cụ thể [53]

Ngoài ra, khi nghiên cứu về KNSS của trẻ mầm non các tác giảA.M.Lêusina, B.B Đanilôva đã nghiên cứu các biện pháp hình thành KNSS sốlượng trên cơ sở thiết lập tương ứng 1:1 cho trẻ MG ở lứa tuổi khác nhau Một

số tác giả khác như: A.N.Mesinxkaia, A.A.Liublinxkaia, A.N.Daparogiet,A.I.Xôrokina, V.X.Mukhina cũng đã nghiên cứu khá kĩ đặc điểm phát triểnKNSS của trẻ mần non Các tác giả này đều cùng có quan điểm là trẻ lứa tuổinhà trẻ chưa biết tiến hành đúng KNSS, chưa biết tách biệt các dấu hiệu bảnchất trong mỗi đối tượng Đến tuổi MG thì KNSS ở trẻ phát triển tốt hơn, đặcbiệt là độ tuổi 4 -5 Trong giai đoạn 4 - 5 tuổi, trẻ đã biết SS để tìm ra sựgiống nhau và khác nhau giữa các CV Hơn nữa, khi SS trẻ biết chú ý đến cácdấu hiệu cơ bản để tách bạch các đối tượng Tuy nhiên, KNSS ở trẻ 4 - 5 tuổichưa thực sự thành thạo mà phải đến 5 - 6 tuổi thì KNSS mới thực hiện đượchoàn chỉnh hơn Nhưng nhược điểm thường gặp ở trẻ mọi lứa tuổi là khi SStrẻ chú ý đến đặc điểm bên ngoài không đặc trưng củađói tượng SS Vì vậy,cần có biện pháp phù hợp để giúp trẻ thực hiện KNSS có hiệu quả [6]

Trang 9

1.1.1.2 Các nghiên cứu của các tảc giả trong nước

PGS TS Nguyễn Thạc với đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Nghiên cứu đặcđiểm sự phát triển trí tuệ của trẻ MG” Kết quả nghiên cứu cho thấy QS của trẻ

MG lớn có những đặc điểm: “QS đại thể trước, chi tiết sau; QS gắn chặt vớixúc cảm, tư duy và ngôn ngữ QS không bền vững và khi QS sự vật hoặc môhình, tranh vẽ các cháu thường chỉ tay, sờ mó, hành động vật chất thực với CV

QS” [43, tr.48- 49]

PGS TS Lê Thanh Thủy, nghiên cứu ảnh hưởng của QS nói chung vàtri giác nói riêng trong HĐ tạo hình của trẻ MG Tác giả nhấn mạnh ảnhhưởng của tri giác đến sự phát triển trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ

TS Phan Việt Hoa sử dụng QS như là một biện pháp để bồi dưỡng xúc cảmthẫm mĩ cho trẻ MG

PGS TS Ngô Công Hoàn, PGS TS Nguyễn Ánh Tuyết nghiên cứuảnh hưởng của QS trong HĐ vui chơi của trẻ MG Các tác giả đều cho rằng,cần phải tổ chức cho trẻ QS trước khi tổ chức HĐ vui chơi và trong HĐ vuichơi Đây là một yêu cầu không thể thiếu được trong quá trình tổ chức HĐvui chơi cho trẻ MG [48]

Các tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Hoa, Đinh Văn Vang và

Võ Ánh Tuyết nghiên cứu vai trò của QS trong vui chơi Họ cho rằng, trongquá trình tổ chức hướng dẫn trẻ MG chơi, khi QS thì những hình tượng trigiác sẽ chuyển thành biểu tượng và từ đó trẻ tái tạo lại hoặc sáng tạo khi thểhiện trong trò chơi, đặc biệt là trong trò chơi phân vai và trò chơi xây dựng -lắp ghép [49]

Các tác giả trong nước không chỉ nghiên cứu vai trò của QS đối với sự

phát triển nhận thức mà họ còn đi sâu tìm hiểu vấn đề phát triển các KN nhận

thức cho trẻ.

Trong đề tài nghiên cứu cấp bộ “vài nét về quy trình rèn luyện tay nghềcho sinh viên khoa giáo dục mầm non” tác giả Ngô Công Hoàn đã trình bàyqui trình rèn luyện tay nghề cho sinh viên khoa giáo dục mầm non trường đại

Trang 10

học sư phạm Hà Nội Tác giả đưa ra một số KN như: KN tiếp xúc với trẻ KN

tổ chức chế độ sinh hoạt, KN tổ chức trò chơi, KN lên lớp các tiết học và dựavào các KN đó để đánh giá HĐ thực tập của sinh viên khoa giáo dục mầmnon [11]

Bàn về KNSS của trẻ mần non nói chung và KN SS trẻ MG 5 -6 tuổi

nói riêng, các nhà tâm lí học- giáo dục học mầm non và một số tác giả khác

có quan niệm như sau:

PGS TS Ngô Công Hoàn, nghiên cứu sự hình thành và phát triển thaotác SS của trẻ mần non theo từng độ tuổi.Tác giả cho rằng, ngay từ tuổi nhàtrẻ (24 - 36 thàng) trẻ đã biết: “SS bánh này to hơn bánh kia, quả taó này tohơn quả táo kia” và đến tuổi MG bé (3 -4 tuổi) “ thao tác SS từ vật có khốilượng to nhỏ khác nhau để chọn quả cam, táo chuối tự thích quả to hơn quả

bé Đến tuổi MG nhỡ (4 -5 tuổi) thao tác SS phát triển ở mức độ cao hơn: “nhờ có sự tích lũy nhiều biểu tượng về các sự vật, hiện tuợng, con người, vàmối quan hệ giữa chúng dưới dạng hình ảnh mà trẻ tiến hành các thao tác tưduy với các nhiệm vụ đơn giản (tuy nhiên sự lắp ghép SS còn khập khiễngtheo lối duy kỉ) [12]

PGS TS Nguyễn Ánh Tuyết, Trong quá trình nghiên cứu về đặc điểm

và sự phát triển tâm lí của trẻ em từ 0- 6 tuổi, bà cho rằng, quá trình tư duycủa con người phải dùng đến các thao tác trí tuệ như: phân tích, tổng hợp, SS,trừu tượng hóa, khái quát hóa và bà còn khẳng định rằng, SS là một trongnhững thao tác cơ bản của tư duy, cần cho cuộc sống, lao động và học tập củacon người Đặc biệt đối với trẻ em lứa tuổi MG SS cần cho HĐ của trí tuệ, SScàng tốt thì sự phát triển trí tuệ về cả hai phương diện cảm tính và lí tính đềudiễn ra một cách thuận lợi [48]

Ngoài ra, các công trình nghiên cứu luận án tiến sĩ, thạc sĩ cũng đề cậpđến vấn đề hình thành và phát triển KNSS cho trẻ mầm non

Trang 11

Tổng kết một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoàinước về các vấn đề liên quan đến QS và sự phát triển các KN nhận thức củacon người nói chung của trẻ mầm non nói riêng, có thể thấy đây là một nộidung quan trọng được nhiều nhà khoa học nghiên cứu Tuy nhiên, vấn đềnghiên cứu việc tổ chức HĐQS các CV nhằm phát triển KNSS cho trẻ MG 5 -

6 tuổi còn rất mờ nhạt Chính vì thế, chúng tôi đi sâu nghiên cứu nội dung tổchức HĐQS khám phá môi trường tự nhiên cho trẻ MG nhằm tìm ra một sốbiện pháp giúp GV mầm non tổ chức tốt HĐQS hướng tới việc hình thành vàphát triển KNSS cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

1.1.2 Một số khái niệm công cụ liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Như vậy, chúng ta có thể hiểu, hoạt động là sự tác động có ý thức của chủ thể (con người, trẻ) lên đối tượng (thế giới xung quanh) nhằm biến đổi đối tượng theo mục đích đặt ra trước đó

Theo quan điểm của các tác giả Phạm Minh Hạc, Ngô Công Hoàn,Nguyễn Ánh Tuyết, “QS là quá trình tri giác có chủ đích, có kế hoạch các sựvật, hiện tượng xung quanh” [7] Các tác giả này xem QS như là hình thức trigiác cao nhất- tri giác có chủ định QS khác với tri giác thông thường ở chỗ

“nó mang tính tích cực và có mục đích rõ rệt”, “nó có tổ chức, có suy nghĩ vàsáng tạo hơn”

Trang 12

Theo các tác giả Trần Thị Ngọc Trâm, Hoàng Thị Thu Hương, NguyễnThanh Giang, trong quá trình khám phá khoa học có quá trình QS và họ thốngnhất quá trình QS là hướng sự chú ý có tính mục đích rõ rệt vào đối tượng được

QS, trẻ cần thời gian để QS Người lớn có thể sử dụng câu hỏi để định hướng

sự QS của trẻ, giúp trẻ chú ý, tập trung vào những chi tiết nhỏ và nói về những

gì chúng đang nhìn thấy QS là một KN cho phép chúng học được nhiều hơnnhững gì chúng đang nhìn thấy QS cho phép trẻ phát hiện những đặc điểmchủ yếu, quan trọng, đặc biệt của sự vật hiện tượng cũng như những thay đổi

và sự khác nhau của chúng (18, Tr 69- 70)

Theo chúng tôi: QS là một quá trình tâm lí, nhận thức có mục đích, có

kế hoạch của chủ thể nhằm thu được biểu tượng trọn vẹn, chính xác về CV đang trực tiếp tác động vào các giác quan Quá trình QS có sự tham gia của nhiều yếu tố như tri giác có chủ định, chú ý có chủ định, tư duy, ngôn ngữ và trí nhớ.

Từ hai khái niệm cuối cùng về HĐ và QS có thể hiểu: HĐQS là một trong những HĐ nhận thức của con người, là sự tương tác giữa chủ thể với

CV đang tác động vào các giác quan của chủ thể) một cách có mục đích, có

kế hoạch nhằm thu được những thông tin trọn vẹn về CV đó trong khoảng thời gian nhất định HĐQS có sự tham gia đầy đủ của các thành phần tâm lí

như: tri giác có chủ định, tri giác có suy nghĩ, các thao tác tư duy và ngônngữ

Trang 13

Như vậy, có thể hiểu biện pháp là cách làm cụ thể, cách giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó theo mục đích đã đề ra Trong nhiều trường hợp biện

pháp được xem như là cách thức HĐ giữa GV và trẻ

Theo từ điển tiếng Việt, tổ chức là tiến hành một công việc theo cáchthức, trình tự nào đó [37]

Vậy, biện pháp tổ chức HĐQS là cách thức làm việc của nhà giáo dục (GV) và đối tượng được giáo dục (trẻ) trong quá trình HĐ, trong đó GV là người sắp xếp, bố trí các đối tượng QS, thời gian QS, xác định mục đích, nội dung QS, các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình QS của trẻ Còn trẻ vừa là

khách thể chịu sự tác động của GV vừa là chủ thể tham gia các HĐQS nhằmchiếm lĩnh tri thức của đối tượng

1.1.2.3 KNSS của trẻ MG 5 - 6 tuổi

* Khái niệm KN

Tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về KN của các tác giả trong và ngoàinước Tuy nhiên, qua phân tích, tổng hợp khái quát chúng tôi thấy có 2khuynh hướng quan niệm về KN như sau:

Khuynh hướng thứ nhất: Quan niệm KN nghiêng về mặt kĩ thuật của

hành động Đại diện cho khuynh hướng này có các tác giả: V.X.Rudin,V.A.Krutreski, P.A.Rudich, A.G Côvaliop, Trần Trọng Thủy, Hà Nhật Thăng

[10] [38]

GS Trần Trọng Thuỷ cho rằng, KN là mặt kĩ thuật của hành động Conngười nắm được cách thức hành động nghĩa là có kĩ thuật hành động, có KN[42] Hà Nhật Thăng coi KN là mặt kĩ thuật của hành động, thể hiện ra cácthao tác của hành động

Như vậy, các tác giả theo khuynh hướng này, xem xét KN thực hiệncông việc của con người như là một phương thức hành động, dựa trên sự hiểubiết và vận dụng chúng một cách hợp lí trong quá trình thực hiện đúng củacác thao tác chứ không phải chú ý đến các kết quả của hành động

Trang 14

Khuynh hướng thứ hai: Xem xét KN như là năng lực của con người.

Tác giả tiêu biểu cho khuynh hướng này: Paul Hersey, K.K Platonov, G.G.Golubev, X.I Kixegop, Xavie Roegiers, Nguyễn Anh Tuyết, Ngô CôngHoàn, Lê Văn Hoàng, Hoàng Phê

Theo Paul Hersey, KN là khả năng sử dụng tri thức, các phương pháp,

kĩ thuật và thiết bị cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ nhất định cóđược từ kinh nghiệm, giáo dục và đào tạo [33] Theo X.I Kixegop, KN là khảnăng thực hiện có hiệu quả hệ thống hành động phù hợp với mục đích và điềukiện thực hiện hệ thống này [31] Xavie Roegier quan niệm, KN là khả năngthực một cái gì đó Đó là một HĐ được thực hiện [53]

GS Nguyễn Quang Uẩn, PGS TS Ngô Công Hoàn, Trần Quốc Thành

cho rằng, “KN là năng lực của con người biết vận dụng các thao tác của một

hành động theo đúng quy trình” [59]

Trên cơ sở đó chúng tôi đưa ra cách hiểu về KN như sau:

+ KN là năng lực HĐ có hiệu quả của chủ thể, nó có được do luyện tập

mà thành KN nếu được luyện tập nhiều sẽ trở thành kĩ xảo

+ KN là biết cách thực hiện một hành động nào đó theo đúng quy trình dựa trên sự hiểu biết, tri thức, kinh nghiệm mà chủ thể có được trong quá

trình vận dụng có hiệu quả các thao tác cụ thể trong điều kiện về không gian

và thời gian nhất định

* Khái niệm SS

Có nhiều quan điểm khác nhau bàn về khái niệm SS Tuy nhiên qua tìmhiểu các quan điểm của các tác giả chúng tôi thấy có thể phân chia thành haikhuynh hướng

Khuynh hướng thứ nhất, xem xét SS trong một quá trình nhận thức Đại

diện cho khuynh hướng này gồm các tác giả:

Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Luỹ, Đinh Văn Vang xem xét “SS làquá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự đồng nhất

Trang 15

hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các CV nhậnthức (sự vật, hiện tượng)”[60, tr.151].

Một số tác giả khác như: Tạ Ngọc Thanh, Nguyễn Thành Nhân cũngquan điểm SS là dùng trí óc để xác định sự giống nhau, khác nhau và sựđồng nhất, không đồng nhất giữa các SVHT “SS là nhìn vào cái này để xemxét cái kia, để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém” [41] [27]

Khuynh hướng thứ hai: Xem xét SS như là một thao tác cơ bản của tư duy.

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Bảo, SS là một trong những thao tác tư duylàm chức năng đối chiếu các CV để phát hiện ra những nét khác nhau giữachúng [3]

Tác giả Trần Ngọc Lan quan niệm rằng SS là thao tác của tư duy trong

đó chủ thể tư duy dùng trí óc để xác định sự giống nhau và khác nhau giữacác sự vật hiện tượng (hoặc giữa các thuộc tính, các quan hệ, các bộ phận củamột số sự vật hiện tượng) [25]

Từ những cách nhìn nhận trên về SS, có thể hiểu: SS được xem như là một phẩm chất của trí tuệ, một thao tác cơ bản của tu duy được hình thành và phát triển trong quá trình nhận thức Kết quả của quá trình SS mang lại cho chủ thể những hiểu biết về đặc điểm, dấu hiệu, thuộc tính bản chất của sự vật; sự giống nhau - khác nhau, sự tương đồng- sự khác biệt, mối tương quan giữa các CV nhận thức Mức độ SS ảnh hưởng đến trình độ nhận thức, khả

năng trí tuệ của cá nhân và ngược lại

Tổng hợp hai khái niệm về KN và SS, theo chúng tôi: KNSS là khả năng con người vận dụng những hiểu biết, tri thức và kinh nghiệm của bản thân nhằm đem sự vật này đối chiếu với sự vật kia để tìm ra những dấu hiệu giống nhau, khác nhau của các đối tượng hoặc sự tương đồng, sự thay đổi của một đối tượng trong hoàn cảnh cụ thể và phân biệt chúng trong thế giới khách quan.

Trang 16

KN SS của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong HĐ khám phá khoa học về môi trường xung quanh là khả năng trẻ biết vận dụng những tri thức có được trong quá trình tìm hiểu, khám phá về môi trường xung quanh để tiến hành các thao tác SS theo đúng quy trình nhằm phân biệt sự giống nhau, khác nhau; sự đồng nhất hay không đồng nhất; sự thay đổi- sự phát triển của các

sự vật trong thế giới khách quan, trên cơ sở đó trẻ nắm bắt được mục đích, nhiệm vụ SS và cũng như cách thức SS các sự vật.

1.1.2.4 Biện pháp tổ chức HĐQS các CV nhằm phát triển KNSS cho trẻ

MG 5 - 6 tuổi

Từ hai khái niệm cuối cùng về biện pháp tổ chức HĐQS và KNSS củatrẻ MG 5 - 6 tuổi trong HĐ khám phá khoa học về môi trường xung quanhchúng tôi đề xuất khái niệm về biện pháp tổ chức HĐQS các CV nhằm pháttriển KNSS cho trẻ MG 5 - 6 tuổi như sau:

Đó là cách làm cụ thể của GV nhằm sắp xếp, bố trí các HĐ giữa cô và trẻ một cách có mục đích, có kế hoạch theo một hệ thống sao cho trẻ thu được biểu tượng trọn vẹn, chính xác về CV thông qua tiếp xúc (khảo sát, thực hiện các thao tác SS) bằng các giác quan Trên cơ sở đó trẻ có khả năng tìm

ra những dấu hiệu giống- khác nhau giữa các CV hoặc sự đồng nhất- không đồng nhất và sự thay đổi, sự phát triển của một CV trong khoảng thời gian nhất định và dần dần trẻ nắm được mục đích, nhiệm vụ, cách thức SS.

1.1.3 Cơ sở lí luận của việc tổ chức HĐQS các CV cho trẻ MG 5 - 6 tuổi nhằm phát triển KNSS

1.1.3.1 HĐQS khám phá các CV của trẻ MG 5 - 6 tuổi

a Vai trò của HĐQS khám phá các CV với sự phát triển nhận thức của trẻ:

Đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, HĐ khám phá khoa học nói chung vàHĐQS các CV nói riêng chiếm vai trò quan trọng trong quá trình phát triểnnhận thức cho trẻ Nó không chỉ đơn thuần là giúp trẻ nắm được những kiếnthức cơ bản về các CV mà mục đích chính của HĐ là dạy trẻ quá trình tìm tòi,

Trang 17

khám phá cấu tạo, quá trình phát triển, mối quan hệ giữa cấu tạo với môitrường sống, với thức ăn và với con người; dạy trẻ cách suy nghĩ nhiều hơnnhững gì mà chúng đang làm, đang nhìn thấy từ các CV; khơi dậy tính tò mò,ham hiểu biết thích khám phá ở trẻ về các CV; khuyến khích trẻ khám phá,xem xét các CV bằng các giác quan; lôi cuốn trẻ vào quá trình thăm dò, thửnghiệm để trau dồi các KN: QS, SS, phân loại, phỏng đoán,suy luận Nhờvậy, các giác quan của trẻ ngày càng trở nên nhanh nhạy và chính xác hơn.Mặt khác, Khi tham gia vào HĐQS trẻ được trải nghiệm, khám phá, trực tiếphành động với các CV, nhờ đó các quá trình tâm lí của trẻ như: Cảm giác, trigiác, tư duy, ngôn ngữ, tưởng tượng cũng được rèn luyện và phát triển theo.Đôi lúc trẻ phải huy đọng kinh nghiệm và trí nhớ để tìm ra đặc điểm ẩn náubên trong của CV Chính vì thế QS còn giúp trẻ rèn luyện và phát triển trínhớ Đồng thời, trẻ phải diễn đạt quá trình QS khám phá và biểu đạt kết quảkhảo sát bằng lời nói nên ngôn ngữ mạch lạc được phát triển theo Ngoàingôn ngữ nói, trẻ còn sử dụng ngôn ngữ hành động, kí hiệu tượng trưng, biểu

đồ, sơ đồ, chữ viết để diễn đạt quá trình QS và kết quả QS

Tóm lại, HĐQS khám phá các CV có vai trò rất quan trọng trong sựphát triển nhận thức của trẻ Vì vậy, các nhà giáo dục mầm non cần quan tâmnhiều hơn nữa đến nội dung tổ chức HĐQS cho trẻ mầm non

b Đặc điểm của HĐQS các CV ở trẻ MG 5 - 6 tuổi:

HĐQS các CV ở trẻ MG 5- 6 tuổi thường được gắn liền với trò chơi.Nhiệm vụ nhận thức trong QS được trình bày dưới dạng hành động chơi hoặcđặt trong các tình huống chơi giúp trẻ lĩnh hội dễ dàng hơn (ví dụ: GV dựđịnh cho trẻ QS về CV nào đó, trước hết cho trẻ chơi trò chơi ghép tranh, trẻghép một bức tranh từ các mảnh rời sao cho tạo ra hình CV mà trẻ chuẩn bịđược QS) Khác với độ tuổi khác, các hành động chơi của trẻ MG 5 - 6 tuổithường mang tính chất tìm kiếm đặc điểm mới lạ, ẩn náu bên trong của các

CV nhằm kích thích và duy trì hứng thú, sự tập trung chú ý QS của trẻ (ví dụ:

Trang 18

Khi QS con thỏ, trẻ không chỉ nhìn bằng mắt mà trẻ còn cho nó ăn lá cây, ăn

cà rốt để tìm kiếm, khám phá cách ăn của thỏ và thức ăn của thỏ)

HĐ QS của trẻ MG 5 - 6 tuổi còn được xem như là tiền đề cho HĐ laođộng và HĐ tạo hình Vì chính trong QS trẻ phát hiện ra các thuộc tính, cácdấu hiệu có ý nghĩa của các CV làm cơ sở cho việc thực hiện các nhiệm vụcủa HĐ lao động và HĐ tạo hình (ví dụ: thông qua HĐQS các CV trẻ biếtcách chăm sóc CV, cho chúng ăn và dọn chuồng cho chúng hoặc sau khi QSchú gà trống trẻ vẽ và tô màu cái mào gà màu đỏ, bộ lông tô nhiều màu rực

rỡ, caí mỏ nhọn màu vàng )

Trẻ MG lớn vừa có thể QS cùng với cô giáo vừa có thể QS cùng vớibạn bè trong nhóm Trẻ MG 5- 6 tuổi cũng còn QS theo cá nhân, ở đây trẻ chủđộng lựa chọn, vận dụng cách thức khảo sát, phân tích CV, tự mình thực hiệnnhiệm vụ do GV giao (QS SS và sắp xếp các CV theo thứ tự thấp nhất đếncao nhất trẻ có thể xếp các CV cạnh nhau để SS hoặc dùng phương pháp đo).Như vậy, HĐQS của trẻ MG 5 - 6 tuổi vừa mang những đặc điểm QS của trẻmầm non vừa có những tính chất riêng của lứa tuổi

c Yêu cầu khi tổ chức HĐQS các CV cho trẻ MG 5 - 6 tuổi:

Trước khi tổ chức HĐQS GV phải LKH chi tiết, cụ thể, rõ ràng từngnội dung cần thực hiện Đối tượng QS được lựa chọn phải mang dấu hiệu đặctrưng của loài, đáp ứng hứng thú và nhu cầu nhận thức của trẻ, đồng thời giảiquyết được nhiệm vụ nhận thức đã đề ra Đối với trẻ MG lớn CV QS phảiphức tạp và số lượng nhiều hơn lứa tuổi khác Mục đích, nhiệm vụ QS phảiphù hợp với đối tượng nhận thức là trẻ 5 - 6 tuổi, phải đảm bảo nguyên tắc

“vùng phát triển gần nhất” của Vưgotxki Chuẩn bị chu đáo trước khi QS vềkhông gian, bố trí CV QS; chuẩn bị kiến thức và tâm thế cho trẻ

Sau khi kết thúc QS GV cần cho trẻ tham gia thảo luận, nhận xét, đánhgiá kết quả HĐ cùng nhau trong suốt thời gian QS

Trang 19

GV cần phải có hồ sơ ghi chép lại kết quả QS của từng trẻ để nhận xétmột cách khách quan và chính xác về kết quả đạt được của từng trẻ sau mỗilần QS.

d Nội dung cho trẻ MG 5 - 6 tuổi QS khám phá các CV:

Hiện nay, ở trường mầm non nội dung cho trẻ khám phá khoa họcthường được tổ chức thực hiện theo các chủ đề Chủ đề “động vật” bao gồmcác nội dung sau:

* Quan sát vật nuôi trong gia đình:

Đây là nhóm các CV gần gũi và quen thuộc nhất đối với trẻ Vì thế vậtnuôi trong gia đình là nội dung đầu tiên cần cung cấp cho trẻ Trẻ lứa tuổi nàykhông chỉ nhận biết, phân biệt tên gọi, cấu tạo, đặc điểm, sinh sản của các

CV mà còn biết thảo luận, SS, đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng vàkhác nhau giữa các CV Bên cạnh đó, trẻ còn nắm được quá trình sinh sản vàphát triển của một số vật nuôi, mối quan hệ của vật nuôi đối với con người,biết chăm sóc và bảo vệ vật nuôi Dần dần trẻ biết khái quát và nắm được kháiniệm “động vật nuôi”

* Quan sát động vật sống dưới nước:

Nếu ở lứa tuổi MG bé và nhỡ trẻ được QS về một số loài cá thì ở độtuổi này trẻ biết thảo luận, SS tìm ra đặc điểm giống và khác nhau giữa 2-3

Trang 20

loài cá; QS, tìm hiểu mối quan hệ giữa cá và nước, mối quan hệ giữa cấu tạovới cách vận động Ngoài ra trẻ còn được QS thêm một số loài động vật khácnhư: Tôm, cua, ốc, cá sống ở ao hồ, sông suối, đại dương

* Quan sát một số con trùng và chim:

Lứa tuổi MG lớn nội dung cho trẻ làm quen một số con trùng và chimđược mở rộng và nâng cao hơn Ngoài kiến thức đã tiếp thu ở lứa tuổi trước

đó, trẻ MG lớn còn được tìm hiểu thêm về một số loài con trùng khác, QSvòng đời phất triển của một số con trùng Bên cạnh đó, trẻ được quan sát một

số loài chim, cách làm tổ của một số loài chim: Chim bồ câu, chim sâu, vẹt

Tóm lại, nội dung cho trẻ MG 5- 6 tuổi QS các CV rất phong phú và đadạng Ngoài đặc điểm cấu tạo trẻ còn được QS, tìm hiểu các mối liên hệ đơngiản giữa CV với môi trường sống, với con người Trẻ biết các suy luận, phánđoán và giải thích các mối liên hệ đơn giản

e Các loại hình QS và các hình thức tổ chức HĐQS cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

Trong quá trình tổ chức cho trẻ khám phá khoa học về môi trường tựnhiên có thể sử dụng đa dạng các loại hình QS Như:

QS nhận biết đặc điểm đặc trưng của một CV hoặc một nhóm các CVcùng loài Đây là loại hình QS truyền thống được sử dụng TX ở tất cả các chủ

đề và các lứa tuổi mầm non

QS phân biệt, phân loại các CV theo nhiều dấu hiệu khác nhau (cấu tạo,ích lợi, nơi sống, sinh sản, thức ăn, vận động, )

QS, SS nhiều CV nhằm tìm ra những đặc điểm giống và khác nhaugiữa chúng, đặc điểm đặc trưng của các thể và của loài

QS phát hiện sự thay đổi và phát triển của CV theo các giai đoạn (QSquá trình phát triển của ếch, QS tìm hiểu vòng đời của bướm )

QS quá trình và cách thức khi tổ chức thí nghiệm, TN(QS cách sănmồi của hổ, báo; QS gà mẹ dẫn đàn gà con đi kiếm mồi? )

Để tiến hành các loại hình QS trên GV có thể tổ chức HĐQS dướinhiều hình thức khác nhau: QS tập thể (cả lớp), QS theo nhóm nhỏ, QS cá

Trang 21

nhân Thời gian QS có thể dài hạn (QS quá trình phát triển của CV) hoặcngắn hạn tuỳ thộc vào loại hình và CV QS Phạm vi QS rộng (QS tổng thể,đại thể) hoặc hẹp (QS bộ phận, chi tiết) phụ thuộc vào mục đích QS.

1.1.3.2 Quá trình hình thành và phát triển KNSS của trẻ MG

a Các giai đoạn hình thành và phát triển KNSS ở trẻ MG 5 - 6 tuổi

Điểm qua một số quan điểm của các tác giả nghiên cứu về quá trìnhhình thành và phát triển KN nói chung và KN của trẻ mầm non nói riêngchúng tôi thấy có hai khuynh hướng nghiên cứu:

Khuynh hướng thứ nhất: Nghiên cứu quá trình hình thành KNSS trong mối quan hệ với tri thức, KN và kĩ xảo đã có Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu

này gồm các tác giả sau:

Theo quan điểm tác giả K.K platanov và G.G Golubev quá trình hìnhthành KN được chia làm 5 giai đoạn:

Giai đoạn KN sơ đẳng: Chủ thể ý thức được mục đích, hành động và

tìm kiếm cách thức thực hiện hành động dựa trên vốn hiểu biết kĩ xảo sinhhoạt đời thường Hành động được thực hiện bằng cách thử và sai

Giai đoạn 2: Chủ thể biết cách làm nhưng không đầy đủ, có nghĩa là

chủ thể có hiểu biết về phương thức hành động, biết sử dụng các KN đã cónhưng không phải là chuyên biệt cho hành động này

Giai đoạn 3: Có KN chung nhưng còn mang tính riêng lẻ, có nghĩa là

các hành động được tiến hành một cách riêng lẻ, không liên tục

Giai đoạn 4: Có KN phát triển cao, sử dụng sáng tạo vốn hiểu biết và

các kĩ xảo đã có, ý thức được không chỉ mục đích hành động mà còn có cảhành động có lựa chọn cách thức đạt được mục đích

Giai đoạn 5: Sử dụng sáng tạo các KN khác nhau.

Như vậy, quan điểm trên đánh giá cao vai trò của tri thức và kĩ xảo đã

có đối với việc hình thành KN mới trong HĐ của chủ thể Họ cho rằng, giữa

KN và kỹ xảo, có mối quan hệ tác động lẫn nhau, kĩ xảo được hình thành vàhoàn thiện dần trên cơ sở thuần thục của KN Ngược lại, KN mới được hìnhthành dựa trên cơ sở của sự hiểu biết, kinh nghiệm và kĩ xảo đã có

Trang 22

Xu hướng thứ hai: Nghiên cứu quá trình hình thành KN trong mối quan hệ với thao tác tri thức, thao tác hành động mẫu của người lớn Đại

diện có các tác giả sau:

Kruchetxki V.A [19], Levitov N.Đ , Phạm Minh Hạc, Trần QuốcThành[59] cho rằng, quá trình hình thành KN trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Chủ thể nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức và điều

kiện hành động

Giai đoạn 2: QS mẫu của người khác và làm theo mẫu.

Giai đoạn 3: Luyện tập để tiến hành các hành động theo yêu cầu trong

điều kiện và hoàn cảnh khác nhau nhằm đạt được mục đích đề ra

Các tác giả theo khuynh hướng này đề cao vai trò của việc cung cấphành động mẫu hay sự hướng dẫn của người có kiến thức và sự luyện tậphành động trong các điều kiện khác nhau để hình thành KN

Như vây, Tổng hợp hai khuynh hướng nghiên cứu trên chúng ta cóđược cách nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về quá trình hình thành và phát triển

KN của con người nói chung Trên cơ sở đó chúng tôi mạnh dạn đưa ra cácgiai đoạn hình thành và phát triển KNSS của trẻ trong HĐ khám phá khoa học

về môi trường xung quanh như sau:

Giai đoạn 1: Dựa trên vốn hiểu biết và các kĩ xảo đã có trong sinh

hoạt để tìm kiếm cách thức thực hiện hành động SS Trẻ thực hiện hành

động SS nhưng chưa đầy đủ và thiếu chính xác theo phương thức “thử vàsai”

Giai đoạn 2: QS hành động mẫu (kèm theo lời giải thích hành động

mẫu) của người lớn và làm theo mẫu để có được sự hiểu biết về cách thức

thực hiện hành động SS theo đúng quy trình

Giai đoạn 3: Tạo cơ hội cho trẻ được thực hiện các hành động SS

trong HĐ hàng ngày và vận dụng các hành động đó vào việc giải quyết các

tình huống SS trong thực tiễn để hình thành, rèn luyện và phát triển KNSS

ở trẻ

Trang 23

Giai đoạn 4: Trên cơ sở hiểu biết về cách thức SS và thực hiện các

hành động SS trong thực tiễn dần dần người lớn giúp trẻ hiểu được mục đích

Ở trẻ MG 5 -6 tuổi, kĩ năng sso sánh chính xác chỉ có thể thông qua cácthao tác xếp chồng, đặt cạnh, lồng nhau.Vì thế trẻ phân biệt được mối quan hệ

về kích thước càng chính xác Dưới tác động của dạy học trẻ có thể SS, đốichiếu nhiều sự vật với nhau có kích thước chênh lệch nhau không đáng kể vàbiết sắp xếp chúng tạo thành một dãy theo kích thước tăng dần hoặc giảmdần Đặc biệt là trẻ có thể SS và phân biệt được hình dạng của các CV, hìnhdạng các bộ phận của CV và đồng nhất chúng với các hình chuẩn Trẻ biếtlược bỏ các chi tiết không cần thiết để quy hình dạng của các CV về các hìnhdạng chuẩn trong toán học (đầu gà con có dạng hình tròn, thân con trâu códạng hình chữ nhật, mình con mèo có dạng hình bầu dục ) Trẻ biết thựchiện thao tác lồng vào và xếp chồng, đặt cạnh để có sự phân biệt chính xác vềhình dạng của các sự vật, đặc biệt là sự khác nhau về hình dạng của các mảnhghép trong bộ đồ chơi gép tranh, ghép hình

Trang 24

Trong chủ đề “động vật” trẻ còn biết SS để tìm ra những điểm giống vàkhác nhau về tiếng kêu, tập tính, vận động, sinh sản, chu kì phát triển củacác CV

Như vậy, trẻ MG 5 - 6 tuổi không chỉ biết SS bằng cách xếp chồng, xếpcạnh, xếp tương ứng 1:1 mà trẻ còn biết lồng các vật thể vào nhau để SS vềkích thước, hình dạng; đo các vật thể bằng các thước đo để xác định chính xác

độ chênh lệch về kích thước của các vật thể Ngoài ra, trẻ còn biết SS sựgiống và khác nhau về màu sắc, cấu tạo, ích lợi, tác hại của các CV; trẻphân biệt được tiếng kêu, thức ăn, sinh sản của một số loài vật; SS các giaiđoạn phát triển của một CV hay nhiều CV cùng loài hoặc khác loài

c.Phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển KNSS ở trẻ MG 5 - 6 tuổi

Môi trường vật chất là phương tiện tốt nhất để phát triển nhận thức chotrẻ nói chung và phát triển KNSS nói riêng Môi trường vật chất cung cấp đầy

đủ đối tượng cho trẻ tiến hành các HĐ nhận thức trong đó có HĐ QS và SS

Để tiến hành SS trẻ phải có đối tượng để khảo sát, tìm ra những đặc điểm đặctrưng và những đặc điểm giống và khác nhau giữa chúng đồng thời chúngcũng là chứng cứ xác thực để chứng minh KQSS của trẻ Hiện nay ở trườngmầm non rất coi trọng việc tổ chức môi trường HĐ cho trẻ đặc biệt là môitrường ở các góc

Ở góc thiên nhiên, cây cối, CV, đồ dùng thật luôn thu hút sự chú ý củatrẻ Các CV ở đây khơi dậy hứng thú, nhu cầu nhận thức cũng như SS của trẻ.Các HĐ ở góc thiên nhiên tạo cơ hội cho trẻ được sử dụng và phối hợp nhiềuhơn các giác quan trong quá trình QS, rèn luyện độ nhanh nhạy và chính xáccủa các giác quan làm cho giác quan của trẻ ngày càng hoàn thiện hơn Trẻ cóthể độc lập tiến hành SS, tự do HĐ theo ý thích cá nhân hoặc có thể HĐ nhómtuỳ vào khả năng của trẻ Đối tượng ở góc thiên nhiên phong phú và đa dạngnên trẻ có cơ hội phát hiện được những đặc điểm mới lạ mà trước đó trẻ chưa

hề thấy Ở góc xây dựng, trẻ cần phải QS, SS để lựa chọn các vật liệu cần

Trang 25

thiết và phù hợp chủ đề và ý tưởng của trẻ Trẻ phải SS vật này với vật kia,

SS kết quả xây dựng công trình hôm nay với hôm qua để biết được sự tiến

bộ của mình Ở góc đóng vai trẻ cũng phải QS và SS để lựa chọn đồ dùng đồchơi phù hợp với vai diễn, SS năng lực nhập vai giữa các bạn với nhau đểphân chia vai hợp lí, SS kết quả sau mỗi lần chơi

Ngoài ra, môi trường ngoài lớp học cũng có ảnh hưởng đến quá trìnhhình thành và phát triển KNSS cho trẻ

GV mầm non là người thiết kế các HĐ, dẫn dắt trẻ vào các tình huống

có vấn đề kích thích hứng thú HĐ cho trẻ, giúp đỡ trẻ khi cần thiết, đáp ứngnhu cầu HĐ, khơi dậy tiềm năng của mỗi trẻ GV mầm non còn cung cấp đốitượng, hướng dẫn cách thức SS, giúp trẻ kiểm nghiệm kết quả SS

Hiện nay, đổi mới giáo dục yêu cầu về mặt phương tiện, kĩ thuật rấtcao Đối với mỗi HĐ cần phải sử dụng phương tiện kĩ thuật hỗ trợ như: Máytính, đầu đĩa, đàn, đèn chiếu

Thực tiễn giáo dục đã chứng minh hiệu quả sử dụng các phương tiện kĩthuật trong mỗi HĐ Các HĐ ở trường mầm non nếu sử dụng phương tiện kĩthuật hỗ trợ thì kết quả cao hơn nhiều Vì nó kích thích được hứng thú nhậnthức, đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ hiện nay

1.1.3.3 HĐQS các CV với quá trình phát triển KNSS ở trẻ MG 5 - 6 tuổi

a Mối quan hệ giữa HĐQS với quá trình phát triển KNSS của trẻ:

Nhóm các tác giả do TS Lê Thu Hương chủ biên, cho rằng: QS giúp trẻphát hiện được những đặc điểm chủ yếu, quan trọng, đặc biệt của SVHT cũngnhư sự thay đổi và khác nhau của chúng Khi đã trở nên quen thuộc với cácthuộc tính của CV, trẻ bắt đầu SS giữa các CV với nhau [17, tr17] Theoquan điểm của nhóm tác giả này, QS nói chung và HĐ QS nói riêng là nguồncung cấp tài liệu cho việc tiến hành KNSS Bởi lẽ, QS mang lại cho trẻ nhữnghiểu biết nhất định về CV, về những đặc điểm đặc trưng, đặc điểm giống vàkhác nhau cũng như sự thay đổi củaCV

Trang 26

QS là nguồn cung cấp tài liệu đầy đủ và chính xác nhất cho quá trình

SS Thật vậy, QS giúp trẻ nhận biết đầy đủ những thuộc tính bên ngoài cũngnhư bên trong của CV một cách trọn vẹn Từ đó trẻ không chỉ SS sự giống vàkhác nhau bên ngoài mà còn tìm ra được sự giống và khác nhau về bản chấtbên trong của CV [56, tr 36]

Ngược lại, SS và KNSS tác động mạnh mẽ trở lại đối với QS: “Những

QS của trẻ, nếu càng dựa trên sự SS các vật này với vật khác bao nhiêu thì QScàng đầy đủ và chính xác bấy nhiêu SS là cơ sở của HĐ phân tích và tri giácđúng đắn, rõ ràng những dấu hiệu của các CV hoặc hiện tượng và của sự xácđịnh những điểm tương đồng, điểm giống nhau hoặc khác nhau của các CVhoặc hiện tượng ấy” [54, tr 41]

Như vậy, có thể khẳng định, giữa QS và SS có mối quan hệ biện chứng

với nhau, trong đó QS là cơ sở của mọi sự SS còn HĐQS vừa là phương tiện vừa là hình thức để hình thành và phát triển KNSS Ngược lại SS làm cho QS ngày càng đầy đủ và chính xác hơn.

b Tiến trình tổ chức HĐQS nhằm phát triển KNSS cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

HĐQS là một trong những HĐ giáo dục ở trường mầm non Vì vậy,quá trình tổ chức HĐQS nhằm phát triển KNSS cho trẻ cũng được tiến hànhtheo các bước như các HĐ giáo dục khác Cụ thể, gồm 3 bước:

Bước 1: Chuẩn bị gồm các nội dung sau:

- Lựa chọn CV QS

- Xác định mục đích và nhiệm vụ QS

- LKH tổ chức HĐ QS:

Bước 2: Tiến hành HĐQS và SS: Mở đầu, trọng tâm và kết thúc

* Phần mở đầu: Giúp trẻ có hứng thú với CV QS và SS, giao nhiệm vụ

QS, SS một cách nhẹ nhàng Nên lựa chọn các biện pháp, thủ thuật phù hợpvới đặc điểm nhận thức, xúc cảm, tình cảm của trẻ MG để gây hứng thú vàhướng sự chú ý của trẻ vào CV QS

* Phần trọng tâm: Gồm những nội dung sau:

Trang 27

- Đàm thoại và thảo luận với trẻ về cách thức khảo sát CV và kết quả

QS, chú trọng vào những đặc điểm giống và khác nhau giữa các CV

- Tiến hành cho trẻ SS các CV với nhau Dùng lời nói để khuyến khíchtrẻ sử dụng các thao tác SS (xếp chồng, đặt cạnh, lồng vào, đo) và gợi ý giúptrẻ huy động trí nhớ để tiến hành SS một cách triệt để Trao đổi nhẹ nhànggiúp trẻ biểu đạt cách thức tiến hành SS và kết quả SS bằng nhiều hình thứckhác nhau (lời nói, hành động, kí hiệu )

- Cũng cố kiến thức: Có thể sử dụng trò chơi để cũng cố và khắc sâukiến thức cho trẻ hoặc đưa trẻ vào một số HĐ khác nhằm rèn luyện việc thựchiện các thao tác SS, cần chú ý tạo tâm lí thoải mái sau giờ HĐ đồng thời duytrì hứng thú của trẻ cho lần QS sau

* Kết thúc: Tạo tâm lí thoải mái cho trẻ.

Bước 3: Đánh giá HĐ QS và SS: Sau khi kết thúc HĐ QS GV phải

đánh giá quá trình thực hiện cũng như kết quả biểu hiện mức độ phát triểnKNSS của trẻ trong HĐ QS

Để đánh giá kết quả QS và SS của trẻ trong HĐ phải dựa vào các TCđánh giá KNSS của trẻ MG 5 - 6 tuổi

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QS CÁC CON VẬT NHẰM PHÁT TRIỂN KNSS CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

1.2.1 Thực trạng về các biện pháp tổ chức HĐ QS các CV nhằm phát triển KNSS cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

1.2.1.1 Mục đích điều tra

Nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng các biện pháp tổ chức HĐQS các CVhướng tới mục tiêu phát triển KNSS cho trẻn MG 5- 6 tuổi ở trường mầmnon

1.2.1.2 Nội dung điều tra

Nội dung điều tra gồm các vấn đề sau:

Trang 28

- Nhận thức của GV mầm non về tầm quan trọng của HĐ QS; mối quan

hệ giữa HĐ QS và sự phát triển KNSS; vai trò và nhiệm vụ của bản thântrong quá trình tổ chức họat động khám phá khoa học về môi trường xungquanh

- KN LKH tổ chức HĐ QS khám phá về các CV cho trẻ MG 5 - 6 tuổicủa GV mầm non và tiến trình tổ chức HĐ trên

- Các loại hình QS và hình thức QS mà GV mầm non đã sử dụng để tổchức HĐ QS cho trẻ MG 5 - 6 tuổi nhằm phát triển KNSS

- Các dạng HĐ mà GV mầm non đã tổ chức để hình thành và phát triểnKNSS cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

- Các biện pháp mà GV mầm non đẫ sử dụng để tổ chức HĐ QS các

CV nhằm phát triển KNSS cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

1.2.1.3 Đối tượng và phạm vi điều tra

Gồm 74 GV mầm non đã đang dạy các lớp MG 5- 6 tuổi tại các trườngmầm non thuộc địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (6 trường 36 GV) và Thành phố Vinh,tỉnh Nghệ An (6 trường 38 GV)

1.2.1.4 Phương pháp điều tra

- Sử dụng phương pháp điều tra ankét

- Phương pháp trò chuyện

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

- Phương pháp QS và dự giờ

- Phương pháp tính %

1.2.1.5 Cách tiến hành và kết quả điều tra

Để tiến hành điều tra thực trạng việc tổ chức HĐQS khám phá cho trẻ

MG - 6 tuổi chúng tôi tiến hành các công việc sau:

- Phát phiếu điều tra cho GV và giải thích một số thắc mắc về các câuhỏi trong phiếu Sau đó thu phiếu điều tra và phân tích kết quả thu được

- Dự giờ 5 HĐQS khám phá của trẻ MG 5- 6 tuổi ở 2 trường mầm non(trường mầm non Xuân Hồng và trường mầm non Xuân An) trên địa bànhuyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

Trang 29

- Thu thập và nghiên cứu một số kế hoạch tổ chức HĐQS khám phámôi trường tự nhiên của GV mầm non.

- Phân tích và xử lí kết quả thu được

* Kết quả điều tra

a Kết quả điểu tra nhận thức của GV mầm non

Hầu hết GV mầm non đều thấy được tầm quan trọng của việc tổ chức

HĐ QS đối với sự phát triển nhận thức nói chung và việc phát triển KNSS nóiriêng, Cụ thể:

Có 70,27% ý kiến GV cho rằng việc tổ chức HĐ QS có vai trò quantrọng đối với sự phát triển nhận thức nói chung và sự phát triển KNSS nóiriêng cho trẻ MG 5 - 6 tuổi Khi được hỏi phần lớn GV đều cho rằng, HĐQS

là HĐ đầu tiên, là cơ sở cho mọi HĐ của trẻ, đồng thời HĐQS giúp trẻ pháttriển các KN SS, phân tích, tổng hợp, phân loại, khái quát Nhưng trên thực

tế, GV chưa thật sự coi trọng quá trình tổ chức HĐQS môi trường xung quanhcho trẻ Nội dung QS còn nghèo nàn, đề tài QS quá cũ, chưa phù hợp với việcphát triển KNSS

Một số ý kiến GV cho rằng, việc tổ chức HĐQS có vai trò rất quantrọng đối với sự phát triển nhận thức nói chung và sự phát triển KNSS nóiriêng cho trẻ Không có ý kiến nào cho rằng HĐ QS không có vai trò gì đốivới sự phát triển nhận thức ở trẻ MG

Từ kết quả trên cho thấy, GV mầm non đã có nhận thức đúng đắn vềtầm quan trọng và sự cần thiết phải tổ chức HĐ QS khám phá cho trẻ MG 5 -

6 tuổi trong lĩnh vực phát triển nhận thức nói chung và phát triển KNSS nóiriêng Tuy nhiên, qua QS cách tiến hành HĐ của GV chúng tôi thấy rằng, mặcdầu GV mầm non nhận thức được tầm quan trọng của HĐ QS khám phánhưng nội dung tiến hành và cách thức tổ chức HĐ của GV chưa kích thíchđược hứng nhận thức và tính tích cực nhận thức của trẻ Vì thế, kết quả tổchức HĐ chưa cao

Trang 30

Bảng 1.1 Ý kiến của GV mầm non về việc xác định nhiệm vụ

của bản thân trong quá trình tổ chức HĐQS khám phá

môi trường xung quanh cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

2 Tạo tình huống để duy trì hứng thú trong quá trình QS 45 60,81

5 Tổ chức cho trẻ nhận xét, đánh giá kết quả QS 24 32,43

Nhận xét, đánh giá kết quả QS của trẻ 50 67,57

Kết quả bảng 1.1 cho thấy, GV đã xác định được nhiệm vụ của mìnhtrong việc tổ chức HĐ QS khám phá môi trường xung quanh Các nhiệm vụđưa ra đều được GV thực hiện nhưng mức độ thực hiện các nhiệm vụ làkhông giống nhau Hầu hết GV lựa chọn thực hiện các nhiệm vụ: Làm mẫucách thức khảo sát CV khi thấy cần thiết, sử dụng các câu hỏi về đặc điểm của

CV, tạo tình huống giúp trẻ duy trì hứng thú trong suốt quá trình QS, nhận xétđánh giá kết quả QS của trẻ, khuyến khích trẻ sử dụng và phối hợp các giác

Trang 31

quan để khảo sát CV Các nhiệm vụ còn lại ít được GV thực hiện hơn Điều

này chứng tỏ, nhận thức của GV vẫn còn bị hạn chế và phù hợp với nhận thức

của họ về việc LKH tổ chức HĐQS các CV Nhưng thực tiễn khi chúng tôi dự

giờ thì việc thực hiện nhiệm vụ của GV không thống nhất với ý kiến đã nêu

trên Cụ thể:

Qua điều tra thực trạng chúng tôi thấy rằng, đa số GV đã biết xác định

đầy đủ các nội dung trong bản kế hoạch Có 100% GV đã biết lựa chọn các

nội dung để LKH tổ chức HĐQS khám phá như: Xác định mục đích, lựa chọn

CV, xác định nội dung, chuẩn bị môi trường vật chất, tạo hứng thú và giao

nhiệm vụ, hướng dẫn trẻ QS, sử dụng các phương pháp, biện pháp để kích

thích trẻ QS, cho trẻ khảo sát CV bằng các giác quan, khuyến khích trẻ nói ra

kết quả, đánh giá khả năng QS của trẻ Chứng tỏ GV mầm non đã có KN nhất

định về việc LKH tổ chức HĐQS cho trẻ, họ xác định gần như đầy đủ các nội

dung cần tiến hành để tổ chức HĐQS khám phá cho trẻ MG 5 - 6 tuổi Tuy

nhiên thứ tự thực hiện các nội dung chưa chính xác và có sự khác biệt Cụ thể:

Có 58,2% ý kiến GV cho rằng, cần tạo hứng thú và giao nhiệm vụ QS

cho trẻ, chỉ có 41,8% ý kiến GV cho rằng, ngoài việc tạo hứng thú và giao

nhiệm vụ QS GV còn phải giao nhiệm vụ SS cho trẻ sau khi QS

Bước chuẩn bị kiến thức cho trẻ trước khi tổ chức HĐ QS ít được GV

mầm non quan tâm (chỉ có 25,67% số GV lựa chọn bước này) và một số nội

dung khác chưa được sự quan tâm đúng mức như: Hướng dẫn trẻ thực hiện các

thao tác SS (38,29%), đánh giá mức độ thực hiện KNSS của trẻ (19,20%), đưa

ra câu hỏi về đặc điểm giống và khác nhau của các CV (40,54%), khuyến khích

trẻ nói ra kết quả QS và SS (31,08%) Trong khi đó GV quan tâm nhiều hơn

đến câu hỏi về đặc điểm của CV (59, 46%), khuyến khích trẻ nói ra kết quả

QS (68,92%) Kết quả này chứng minh rằng, GV mầm non chưa thật sự quan

tâm và đầu tư nhiều vào việc LKH tổ chức HĐ QS nhằm phát triển KNSS cho

trẻ MG 5 - 6 tuổi GV chỉ LKH một cách chung chung cho tất cả các HĐ QS

Sửa đến đây

rùi nè!!!!!!!!!!!!!

!

Sửa đến đây

rùi nè!!!!!!!!!!!!!

!

Trang 32

Mặt khỏc, qua xem xột một số giỏo ỏn tổ chức HĐ QS khỏm phỏ mụitrường xung quanh của GV mầm non chỳng tụi thấy, đa số cỏc khung giỏo ỏnđều rập khuụn theo một mẫu mặc dầu mục đớch tổ chức HĐ khỏc nhau Rất ớt

GV xỏc định đầy đủ cỏc nội dung cần tiến hành và tổ chức đỳng tiến trỡnh của

HĐQS khỏm phỏ Chủ yếu trong kế hoạch của GV chỉ cú một số nội dung

như: Xỏc định mục đớch QS, chuẩn bị CV, Tạo hứng thỳ QS, hướng dẫn QS,phõn loại CV, cũng cố kiến thức, nhận xột đỏnh giỏ kết quả QS Song cỏc nộidung đú cũn sơ sài, mục đớch mà GV đặt ra hầu hết trong giỏo ỏn là cung cấp

và cũng cố kiến thức, phỏt triển úc QS, rất hiếm khi GV đặt ra mục đớch phỏttriển KNSS cho trẻ Mặt khỏc, mục đớch và CV lựa chọn cho trẻ QS khụngxuất phỏt từ nhu cầu và hứng thỳ nhận thức của trẻ mà do GV tự đưa ra chotrẻ QS Đõy là hạn chế TX gặp phải ở đa số GV mầm non hiện nay

Từ hiểu biết của GV về việc lựa chọn các nội dung trong bản kế hoạchdẫn đến kết quả LKH các HĐ nh sau:

B ng 1.2- í ki n c a GV m m non v vi c LKH t ch c H QS ảng 1.2- í kiến của GV mầm non về việc LKH tổ chức HĐQS ến của GV mầm non về việc LKH tổ chức HĐQS ủa GV mầm non về việc LKH tổ chức HĐQS ầm non về việc LKH tổ chức HĐQS ề việc LKH tổ chức HĐQS ệc LKH tổ chức HĐQS ổ chức HĐQS ức HĐQS ĐQS

dài hạn (1tuần, 2tuần, 1 tháng, 1 năm ) 0 13.51 86.49

3 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động quan sátcác con vật ngắn hạn (trong ngày). 0 83.78 16.22

4 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động quan sátcác con vật cụ thể. 0 100 0

5 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động quan sátmột đặc tính nào đó cuộc sống, vận động,

Kết quả trên cho thấy hầu hết GV chú trọng vào nội dung tổ chức chotrẻ QS các CV cụ thể và quan sát đặc tính của CV, GV cha phân biệt đợc sựkhác biệt giữa HĐQS của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi với các tuổi khác 100% ý

Trang 33

kiến giáo viên lựa chọn thờng xuyên LKH tổ chức HĐQS các con vật cụ thể,chỉ có 13.51 % giáo viên cho rằng TT LKH quan sát cho trẻ quan sát dài hạnvào 86.49 % QS ngắn hạn, trong thực tiễn QS dài hạn và quan sát ngắn hạn làhai nội dung rất đợc quan tâm cho trẻ khám phá nhng giáo viên không lựachọn.

Điều đáng chú ý là không có GV nào thờng xuyên LKH quan sát dàihạn, ngắn hạn và theo chủ đề, chỉ có 13.51% giáo viên cho rằng TT tổ chức

QS dài hạn và 83.78 GV lựa chọn TT tổ chức quan sát ngắn hạn và có tới86.49% giáo viên không bao giờ LKH tổ chức cho trẻ quan sát ngắn hạn Điều

đó cho thấy đa số giáo viên đợc điều tra không có thói quen tự tìm tòi đề tài,

đối tợng quan sát mới, họ quen với các đề tài quan sát có sẵn trong chơngtrình nh: Quan sát so sánh hai con vật, quan sát động vật sống trong rừng, QS

và phân loại động vật theo nơi sống

Lý do họ đa ra là ngai phải đầu t trí tuệ và thời gian cho việc tìm kiếm

đề tài mới, đề tài tính sáng tạo Đặc biệt qua tìm hiểu, trò chuyện với giáoviên, chúngtụi nhận thấy kiến thức của GVmần non về môi trờng tự nhiên mà

đặc biệt là các CV còn rất nhiều hạn chế Thực tế đó, đã và đang đặt ra mộtyêu cầu cấp thiết là cần phải có một hệ thống các đề tài quan sát phù hợp vớinhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi để giáo viên lựa chọn sử dụng hợp lý trong dạy trẻ

Khi chỳng tụi đưa ra cõu hỏi mở về mối quan hệ giữa việc tổ chức HĐ

QS và vấn đề hỡnh thành và phỏt triển KNSS cho trẻ, kết quả thu được nhưsau:

100% ý kiến GV cho rằng, giữa HĐQS và việc phỏt triển KNSS cúmối quan hệ với nhau Hầu hết GV đều cho rằng, HĐQS nếu được tổ chức tốt

sẽ tạo điều kiện cho việc hỡnh thành và phỏt triển KNSS Điều đú chứng tỏ

GV nhận thức được tầm quan trọng của HĐQS đối với sự phỏt triển KNSScho trẻ lứa tuổi mầm non Tuy nhiờn, khi đỏnh giỏ về mối quan hệ giữa việc

tổ chức HĐQS và vấn đề phỏt triển KNSS cho trẻ chưa cú sự thống nhất giữacỏc GV Cụ thể:

Trang 34

Có 27,03% ý kiến cho rằng, giữa QS và SS có mối quan hệ một chiều(QS tác động tích cực lên SS), số còn lại cho rằng, giữa việc tổ chức HĐ QS

và vấn đề hình thành và phát triển KNSS có mối quan hệ hai chiều

Qua tìm hiểu lí do tại sao GV lựa chọn phương án giữa QS và SS cómối quna hệ hai chiều chúng tôi thấy, đa số GV trả lời vì sau khi QS trẻ cóbiểu tượng đầy đủ và chính xác về CV- đó là nguồn cung cấp tài liệu phongphú cho qúa trình SS Ngược lại, SS giúp trẻ tìm ra những đặc điểm giống vàkhác nhau, đặc điểm mới lạ của CV, điều đó làm khắc sâu thêm biểu tượngcủa QS Như vậy, về cơ bản GV hiểu được bản chất của mối quan hệ giữaviệc tổ chức HĐ QS và vấn đề hình thành, phát triển KN SS cho trẻ MG 5 - 6tuổi

Nhưng qua QS và dự giờ một số HĐ khám phá môi trường xungquanh của trẻ chúng tôi nhận thấy, khi tổ chức cho trẻ SS các CV với nhau

GV chưa khuyến khích trẻ sử dụng các kết quả QS trước đó để SS mà chỉthực hiện SS trong khoảng thời gian rất ngắn với những gì mà trẻ đang nhìnthấy Các câu hỏi mà GV sử dụng chưa kích thích được tính tò mò, thíchkhám phá điểm mới lạ hoặc khác nhau ở trẻ về các đối tương QS Phần lớn

GV dùng câu hỏi đóng như: “hai CV này giống hay khác nhau? Con nào caohơn, von nào thấp hơn?

Trang 35

Bảng 1.3 Ý kiến của GV mầm non về việc xác định các TC đánh giá KNSS

của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong HĐQS khám phá môi trường xung quanh

4 Biết sử dụng và phối hợp các giác quan khi tiến hànhkhảo sát CV 100

6 Nói được những đặc điểm giống và khác nhau giữa cácCV, biểu đạt kết quả SS bằng nhiều cách khác nhau 48,65

7 Thể hiện hứng thú,tập trung chú ý và tự giác trong quátrình QS 50

Kết quả khảo sát cho thấy, các TC mà chúng tôi đưa ra đều được GVlựa chọn Hầu hết GV thống nhất đánh giá cao việc hình thành và phát triểnKNSS cho trẻ, trước hết là giúp trẻ biết sử dụng và phối hợp các giác quan khitiến hành khảo sát CV (100% GV đồng ý) và trên cơ sở đó trẻ biết thực hiệncác thao tác SS (có 100% ý kiến); tiếp theo là các biểu hiện đánh giá việc nắmđược cách thức SS Đa số GV cho rằng, tốc độ QS có ảnh hưởng đến kết quả

SS của trẻ nhưng sự ảnh hưởng đó là không đáng kể Các biểu hiện đánh giá

về việc hiểu mục đích và nhiệm vụ QS, nói ra kết quả SS hoặc biểu đạt kếtquả SS bằng các cách khác nhau và biểu hiện đánh giá thái độ khi SS chưađược sự chú ý của GV nên tỉ lệ % đánh giá các TC là tương đương nhau Còn

TC biểu hiện việc hiểu mục đích và nhiệm vụ SS được GV đánh giá thấp nhất

Trang 36

(37,84%) Điều đó chứng tỏ GV đã xác định được các TC cơ bản để đánh giábiểu hiện KNSS của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong HĐQS.

Qua dự giờ và QS biểu hiện đánh giá KNSS ở trẻ MG 5 - 6 tuổi trongHĐQS khám phá môi trường xung quanh chúng tôi thấy: Các nội dung như:

sử dụng và phối hợp các giác quan thực hiện thao tác SS, tập trung chú ý vàođối tựng và hứng thú với nhiệm vụ SS TX nhìn thấy ở trẻ song mức độ biểuhiện chưa cao Điều này phù hợp với thực trạng khảo sát biểu hiện KNSS củatrẻ trong HĐ phá khoa học về môi trường xung quanh

Bảng 1.4- Ý kiến đánh giá của GV về việc sử dụng các loại hình và hình thức QS để tổ chức HĐQS khám phá môi trường xung

2 QS nhận biết đặc điểm đặc trưng củaCV 31,93 68,07 0

3 QS phát hiện đặc điểm mới lạ và sựthay đổi của CV 13,33 69 17,67

4 QS SS đặc điểm giống và khác nhaugiữa các CV 75,67 24,33 0

5 QS phân loại CV theo dấu hiệu đặctrưng 40 60 0

Trang 37

11 Các loại hình QS khác 0 0 0Kết quả bảng 1.4 cho thấy, Các loại hình QS và các hình thức tổ chứcHĐQS khám phá môi trường xung quanh mà chúng tôi đa ra đều đợc GV sửdụng nhưng mức độ sử dụng của GV không giống nhau

Loại hình QS đặc điểm của CV được GV TX sử dụng và đánh giá caonhất còn loại hình QS nhận biết đặc điểm đặc trưng của CV ít được GV quantâm hơn Điều này phù hợp với nhận thức của GV Mầm non về việc LKH tổchức HĐQS Loại hình QS phát hiện đặc điểm mới lạ, sự thay đổi của CV GV

ít sử dụng đến Tỉ lệ GV lựa chọn TX sử dụng loại hình QS phân loại làkhông nhiều

Hình thức tổ chức QS cho cả lớp với thời gian ngắn được tất cả GV chorằng, TX sử dụng để tổ chức HĐQS khám phá môi trường xung quanh chotrẻ Những hình thức tổ chức QS theo nhóm và cho cá nhân ít đợc GV mầmnon sử dụng GV cũng không quan tâm nhiều đến việc cho trẻ QS sự thay đổicủa các CV trong thời gian dài

Dựa vào kết quả điều tra anket thấy rằng GV sử dụng đa dạng và phongphú các loại hình cũng như hình thức QS, nhưng qua xem xét một số giáo án

và dự giờ 5 HĐQS khám phá môi trường xung quanh, chúng tôi thấy GV TX

tổ chức HĐQS khám phá đặc điểm của CV cho cả lớp, TT theo hình thứcphân chia thành các nhóm nhỏ Loại hình QS phát hiện đặc điểm mới lạ và sựthay đổi của CV trong thời gian dài không được GV sử dụng Đây là mộttrong những cơ sở thực tiễn để chúng tôi đề xuất biện pháp sử dụng và phốihợp đa dạng các loại hình QS và các hình thức tổ chức QS cho trẻ mầm non

Bảng 1.5 Ý kiến của GV về việc tổ chức các dạng HĐ

khám phá các CV nhằm phát triển KNSS

cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

Trang 38

TT Các dạng HĐ Các mức độ %

1 Tổ chức cho trẻ xem xét và QS các CV(tranh ảnh, băng hình về CV, CV thật) 100 0 0

2

Tổ chức thảo luận và đàm thoại với các

câu hỏi gợi mở về các CV và giải câu đố

về các CV

74,32 26,68 0

3 Tổ chức cho trẻ chơi ghép hình các CV vàchơi đôminô 0 80,25 19,75

4 Tổ chức cho trẻ tham gia HĐ tạo hình vànhận xét, đánh giá sản phẩm về các CV 68 32 0

HĐ khám phá khoa học về các CV để phát triển KNSS cho trẻ

Tổ chức HĐ tạo hình và nhận xét đánh giá sản phẩm có 68% ý kiến GVcho rằng, TX sử dụng và số còn lại thống nhất chỉ TT sử dụng HĐ này Cho trẻ

Trang 39

chơi ghép hình các CV và chơi đôminô cũng được GV tổ chức nhưng không

TX, đa số GV cho rằng TT mới tổ chức HĐ này Chứng tỏ GV đã sử dụng tíchhợp các dạng HĐ khác nhau vào trong HĐ cho trẻ khám phá khoa học về môitrường xung quanh Việc làm đó của GV góp phần quan trọng vào mục đíchhình thành và phát triển KNSS cho trẻ

Tuy nhiên khi chúng tôi dự giờ một số HĐ tạo hình (vẽ, nặn, xé dán)của trẻ thì thấy rằng, GV chỉ tổ chức cho trẻ nhận xét một cách chung chung

về kết quả đạt được trong HĐ và sản phẩm tạo hình mà quên đi nhiệm vụ giúptrẻ tìm ra sự giống và khác nhau giữa các bức tranh của mỗi trẻ, sự tiến bộ củatrẻ so với sản phẩm trước đó Hạn chế này chúng tôi nhìn thấy ở đa số GVmầm non

Tổ chức các loại trò chơi nhằm hình thành và phát triển KNSS cho trẻchỉ được thực hiện một phần nhỏ trong HĐ góc (ở góc toán và tạo hình),nhưng các trò chơi mà GV đưa ra chưa thực sự giúp trẻ rèn luyện được cácthao tác SS.Tổ chức kể chuyện và trò chuyện nhằm cung cấp cho trẻ kiến thức

về các CV như: tên gọi, đặc điểm, cách thức vận động và sinh sản, quá trìnhphát triển là một dạng HĐ quan trọng Dạng HĐ này cung cấp cho trẻ nguồnnguyên liệu đa dạng sử dụng vào việc giải quyết nhiệm vụ SS Thế nhưng GVcho rằng, dạng HĐ này không thuận lợi khi vận dụng vào việc hình thành vàphát triển KNSS cho trẻ Vì thế, trong thực tiễn, GV ít sử dụng chuyện kể làm

tư liệu cho SS

b Thực trạng sử dụng các biện pháp tổ chức HĐQS khám phá về các CV nhằm phát triển KNSS cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

Bảng 1.6 Ý kiến của GV mầm non về việc sử dụng các biện pháp

tổ chức HĐQS nhằm phát triển KNSS cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

Trang 40

Trong giờ học khám phá môi

Trong HĐ ngoài trời, dạo

Bổ sung một số CV nuôi vàogóc thiên nhiên cho trẻ QS 82,43 17,57 0

Ngày đăng: 17/03/2014, 18:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Như An, hệ thống kỹ năng giảng dạy trên lớp môn giáo dục học và quy trình rèn luyện kỹ năng đó cho sinh viên khoa tâm lý giáo dục, luận án PTS- Khoa sư phạm- tâm lý Hà Nội 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: hệ thống kỹ năng giảng dạy trên lớp môn giáo dục học vàquy trình rèn luyện kỹ năng đó cho sinh viên khoa tâm lý giáo dục
2. Đào Thanh Âm, Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa, Đinh Văn Vang (1997), giáo dục học mầm non, tập 3, NXBĐHSPHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo dục học mầm non
Tác giả: Đào Thanh Âm, Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa, Đinh Văn Vang
Nhà XB: NXBĐHSPHN
Năm: 1997
5. Phạm Tất Dong, Tâm lí học đại cương, Viện Đại học mở Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học đại cương
6. Nguyễn thị Thu Hà (2006), một số biện pháp nâng cao hiệu quả hình thành kỹ năng nhận thức cho trẻ 5- 6 tuổi qua hoạt động ngoài trời, luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: một số biện pháp nâng cao hiệu quả hình thànhkỹ năng nhận thức cho trẻ 5- 6 tuổi qua hoạt động ngoài trời
Tác giả: Nguyễn thị Thu Hà
Năm: 2006
7. Phạm Minh Hạc tuyển lựa (1978), tâm lý học liên xô, tuyển tập các bài báo, NXB tiến bộ Matscva Sách, tạp chí
Tiêu đề: tâm lý học liên xô, tuyển tập các bàibáo
Tác giả: Phạm Minh Hạc tuyển lựa
Nhà XB: NXB tiến bộ Matscva
Năm: 1978
9. Đặng Xuân Hoài, Phương pháp quan sát trong nghiên cứu học sinh, Tạp chí giáo dục, số 9, 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp quan sát trong nghiên cứu học sinh
10. Đặng Vũ Hoạt, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên các trường Đại học sư phạm, Cục đào tạo bồi dưỡng, Bộ giáo dục 1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: èn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viêncác trường Đại học sư phạm
11. Ngô Công Hoàn, vài nét về quy trình rèn luyện tay nghề cho sinh viên khoa GDMN, Đại học sư phạm Hà Nội – Đại học quốc gia, kỹ yếu hội thảo khoa học “ nghiên cứu khoa học công nghệ GDMN, Hà Nội 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: vài nét về quy trình rèn luyện tay nghề cho sinh viênkhoa GDMN
12. Ngô Công Hoàn (1995), tâm lý trẻ em lứa tuổi lọt lòng dến 6 tuổi, tập 1, 2, 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: tâm lý trẻ em lứa tuổi lọt lòng dến 6 tuổi
Tác giả: Ngô Công Hoàn
Năm: 1995
13. Ngô Công Hoàn (1997), những trắc nghiệm tâm l,ý tập 1, NXB ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: những trắc nghiệm tâm l,ý
Tác giả: Ngô Công Hoàn
Nhà XB: NXBĐHQGHN
Năm: 1997
14. Ngô Công Hoàn, tâm lý học trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi, T1, 2 Bộ giáo dục và đào tạo Hà Nội 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: tâm lý học trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi
15. Lê Xuân Hồng, một số đặc điểm giao tiếp trong nhóm chơi cho từng độ tuổi, luận án phó tiến sỹ Sách, tạp chí
Tiêu đề: một số đặc điểm giao tiếp trong nhóm chơi cho từng độtuổi
16. Đặng Thành Hưng (1994), về cơ sở tâm lý học và lý luận dạy học của kỹ năng học tập của học sinh cấp 1, viện khoa học giáo dục việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: về cơ sở tâm lý học và lý luận dạy học của kỹnăng học tập của học sinh cấp 1
Tác giả: Đặng Thành Hưng
Năm: 1994
17. Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết (đồng chủ biên) hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mần non mẫu giáo lớn (5- 6) tuổi, NXB giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: hướng dẫn thực hiệnchương trình giáo dục mần non mẫu giáo lớn (5- 6) tuổi
Nhà XB: NXB giáo dục
18. Lê Thu Hương (chủ biên), tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mần non theo hướng tích hợp viện chiến lược và chương trình giáo dục, trung tâm nghiên cứu giáo dục mần non, Hà Nội 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻmần non theo hướng tích hợp viện chiến lược và chương trình giáo dục,trung tâm nghiên cứu giáo dục mần non
19. Kruteski V.A, những cơ sở của tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nọi 1981 Sách, tạp chí
Tiêu đề: những cơ sở của tâm lý học sư phạm
Nhà XB: NXB Giáo dục
20. Kixegop X.I, hình thành kỹ năng, kỉ xảo sư phạm cho sinh viên trong điều kiện nền giáo dục Đại học (Lê Khang dịch) Sách, tạp chí
Tiêu đề: hình thành kỹ năng, kỉ xảo sư phạm cho sinh viên trong điềukiện nền giáo dục Đại học
21. Lã Thị Bắc Lý, Văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ em lứa tuổi mần non, NXB Đại học sư phạm, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ em lứa tuổi mần non
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
22. Leeônchép A.N hoạt động, ý thức, Nhân cách, NXB giáo dục 1989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: hoạt động, ý thức, Nhân cách
Nhà XB: NXB giáo dục 1989
23. Litsvan Đ.V, Trò chơi cùng với vật liệu xây dựng ở trương mẫu giáo, NXBGD, 1981 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trò chơi cùng với vật liệu xây dựng ở trương mẫu giáo
Nhà XB: NXBGD

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Ý kiến của GV mầm non về việc xác định nhiệm vụ  của bản thân trong quá trình tổ chức HĐQS khám phá - MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT C CÁC CON VẬT NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI
Bảng 1.1. Ý kiến của GV mầm non về việc xác định nhiệm vụ của bản thân trong quá trình tổ chức HĐQS khám phá (Trang 30)
Bảng 1.2- Ý kiến của GV mầm non về việc LKH tổ chức HĐQS - MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT C CÁC CON VẬT NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI
Bảng 1.2 Ý kiến của GV mầm non về việc LKH tổ chức HĐQS (Trang 32)
Bảng 1.3. Ý kiến của GV mầm non về việc xác định các TC đánh giá KNSS của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong HĐQS - MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT C CÁC CON VẬT NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI
Bảng 1.3. Ý kiến của GV mầm non về việc xác định các TC đánh giá KNSS của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong HĐQS (Trang 35)
Bảng 1.4- Ý kiến đánh giá của GV về việc sử dụng - MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT C CÁC CON VẬT NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI
Bảng 1.4 Ý kiến đánh giá của GV về việc sử dụng (Trang 36)
Bảng 1.8-  Thực trạng phỏt triển KNSS của trẻ MG 5 - 6 tuổi  tính theo từng TC - MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT C CÁC CON VẬT NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI
Bảng 1.8 Thực trạng phỏt triển KNSS của trẻ MG 5 - 6 tuổi tính theo từng TC (Trang 49)
Bảng 2.1- Các HĐQS được lựa chọn để tổ chức cho trẻ khám phá ở chủ đề động vật - MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT C CÁC CON VẬT NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI
Bảng 2.1 Các HĐQS được lựa chọn để tổ chức cho trẻ khám phá ở chủ đề động vật (Trang 57)
Bảng 3.1- Mức độ phát triển KNSS của trẻ MG 5- 6 tuổi HĐQS ở nhóm TN của ĐC trước TN (tính theo %). - MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT C CÁC CON VẬT NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI
Bảng 3.1 Mức độ phát triển KNSS của trẻ MG 5- 6 tuổi HĐQS ở nhóm TN của ĐC trước TN (tính theo %) (Trang 89)
Bảng 3.2- Mức độ phát triển KNSS của trẻ MG 5- 6 tuổi trong HĐSS các CV ở lớp TN và ĐC trước TN (tính theo tiêu chí) - MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT C CÁC CON VẬT NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI
Bảng 3.2 Mức độ phát triển KNSS của trẻ MG 5- 6 tuổi trong HĐSS các CV ở lớp TN và ĐC trước TN (tính theo tiêu chí) (Trang 90)
Bảng 3.3- Mức độ phát triển KNSS của trẻ MG 5- 6 tuổi trong HĐQS các CV ở lớp TN trước và sau TN (Tính theo %). - MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT C CÁC CON VẬT NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI
Bảng 3.3 Mức độ phát triển KNSS của trẻ MG 5- 6 tuổi trong HĐQS các CV ở lớp TN trước và sau TN (Tính theo %) (Trang 94)
Bảng 3.4- Mức độ phát triển KNSS của trẻ MG 5- 6 tuổi trong HĐQS các CV ở lớp TN trước và sau TN (Tính theo tiêu chí) - MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT C CÁC CON VẬT NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI
Bảng 3.4 Mức độ phát triển KNSS của trẻ MG 5- 6 tuổi trong HĐQS các CV ở lớp TN trước và sau TN (Tính theo tiêu chí) (Trang 95)
Bảng 3.5- Kiểm định sự khác biệt kết quả mức độ phát triển KNSS của trẻ MG 5- 6 tuổi ở nhóm TN trước và sau TN - MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT C CÁC CON VẬT NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI
Bảng 3.5 Kiểm định sự khác biệt kết quả mức độ phát triển KNSS của trẻ MG 5- 6 tuổi ở nhóm TN trước và sau TN (Trang 99)
Bảng 3.6- Mức độ phát triển KNSS của trẻ MG 5- 6 tuổi trong HĐQS các CV ở nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm (tính theo %) - MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT C CÁC CON VẬT NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI
Bảng 3.6 Mức độ phát triển KNSS của trẻ MG 5- 6 tuổi trong HĐQS các CV ở nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm (tính theo %) (Trang 100)
Bảng 3.7- Mức độ phát triển KNSS của trẻ MG 5- tuổi trong HĐQS các CV ở nhóm ĐC trước và sau TN (tính theo tiêu chí) - MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT C CÁC CON VẬT NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI
Bảng 3.7 Mức độ phát triển KNSS của trẻ MG 5- tuổi trong HĐQS các CV ở nhóm ĐC trước và sau TN (tính theo tiêu chí) (Trang 101)
Bảng 3.8- Kiểm định sự khác biệt kết quả mức độ phát triển KNSS của trẻ 5- 6 tuổi trong HĐQS của con vật ở nhóm ĐC trước và sau thưc nghiệm. - MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT C CÁC CON VẬT NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI
Bảng 3.8 Kiểm định sự khác biệt kết quả mức độ phát triển KNSS của trẻ 5- 6 tuổi trong HĐQS của con vật ở nhóm ĐC trước và sau thưc nghiệm (Trang 104)
Bảng 3.9- Mức độ phát triển KNSS của trẻ ở nhóm TN và ĐC sau TN tính theo %) - MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT C CÁC CON VẬT NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI
Bảng 3.9 Mức độ phát triển KNSS của trẻ ở nhóm TN và ĐC sau TN tính theo %) (Trang 105)
Bảng 3.10- Mức độ phát triển KNSS của trẻ MG 5- 6 tuổi trong HĐQS các CV ở nhóm TN và ĐC sau TN (tính theo tiêu chí) - MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT C CÁC CON VẬT NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI
Bảng 3.10 Mức độ phát triển KNSS của trẻ MG 5- 6 tuổi trong HĐQS các CV ở nhóm TN và ĐC sau TN (tính theo tiêu chí) (Trang 106)
Bảng 3.11- Kiểm định sự khác biệt kết quả mức độ phát triển KNSS của trẻ MG 5-6 tuổi ở nhóm TN và ĐC sau TN - MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT C CÁC CON VẬT NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI
Bảng 3.11 Kiểm định sự khác biệt kết quả mức độ phát triển KNSS của trẻ MG 5-6 tuổi ở nhóm TN và ĐC sau TN (Trang 110)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w