1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh

143 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
Tác giả Bùi Thị Hương
Người hướng dẫn PGS.TS. Phùng Thị Hằng
Trường học Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản Lý Giáo Dục
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 3,58 MB

Nội dung

Thực trạng về quy trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh .... Thực trạng về quy

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI THỊ HƯƠNG

QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP

CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI THỊ HƯƠNG

QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP

CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kì công trình nào khác

Thái nguyên, tháng 7 năm 2022

Tác giả luận văn

Bùi Thị Hương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Khoa Tâm lý

Giáo dục, Phòng đào tạo, Bộ phận Quản lý Sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm Đại học Thái Nguyên, các quý thầy cô đã giúp tôi trang bị kiến thức, tạo điều kiệnthuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này

-Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới PGS.TS Phùng

Thị Hằng - người đã khuyến khích, chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận vănnày

Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, các đồng chí lãnh đạo, Phòng chuyênmôn Phòng GD&ĐT Thành phố Uông Bí, các trường mầm non trên địa bàn thànhphố Uông Bí đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận văn

Dù đã rất cố gắng, xong luận văn cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết,tác giả mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô và các bạn

Tác giả

Bùi Thị Hương

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH v

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Cấu trúc luận văn 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI TẠI TRƯỜNG MẦM NON 5

1.1 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

1.1.1 Nghiên cứu về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động vui chơi 5

1.1.2 Nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động vui chơi 7

1.2 Các khái niệm cơ bản 9

1.2.1 Quản lý 9

1.2.2 Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 10

1.2.3 Trò chơi đóng vai (trò chơi đóng vai theo chủ đề) 12

1.2.4 Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai 13

1.2.5 Quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai 14

1.3 Một số vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại trường mầm non 14

1.3.1 Kỹ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại trường mầm non 14

Trang 6

1.3.2 Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6

tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại trường mầm non 16

1.3.3 Mục tiêu của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại trường mầm non 18

1.3.4 Nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại trường mầm non 19

1.3.5 Phương pháp, quy trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại trường mầm non 22

1.3.6 Điều kiện, phương tiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại trường mầm non 29

1.3.7 Đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại trường mầm non 31

1.4 Một số vấn đề lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại trường mầm non 31

1.4.1 Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại trường mầm non 31

1.4.2 Tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại trường mầm non 34

1.4.3 Chỉ đạo giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại trường mầm non 35

1.4.4 Kiểm tra, đánh giá giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại trường mầm non 36

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại trường mầm non 38

1.5.1 Các yếu tố khách quan 38

1.5.2 Các yếu tố chủ quan 39

Tiểu kết chương 1 41

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH 42

2.1 Khái quát về thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 42

2.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Uông Bí 42

2.1.2 Khái quát về giáo dục mầm non tại thành phố Uông Bí 42

Trang 7

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng

44 2.2.1 Mục đích khảo sát 44

2.2.2 Đối tượng khảo sát 44

2.2.3 Nội dung khảo sát 44

2.2.4 Phương pháp khảo sát 44

2.2.5 Phương thức xử lý số liệu 45

2.3 Thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

46 2.3.1 Thực trạng nhận thức về ý nghĩa giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 46

2.3.2 Thực trạng nhận thức về mục tiêu giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 48

2.3.3 Thực trạng về nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 49

2.3.4 Thực trạng về phương pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 52

2.3.5 Thực trạng về quy trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 55

2.3.6 Thực trạng về các điều kiện hỗ trợ giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 58

2.3.7 Thực trạng về đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 61

2.4 Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 64

2.4.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 64

Trang 8

2.4.2 Thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phố

Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 68

2.4.3 Thực trạng chỉ đạo giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 70

2.4.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 72

2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 75

2.6 Đánh giá chung về quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 78

2.6.1 Ưu điểm 78

2.6.2 Hạn chế và nguyên nhân 79

Tiểu kết chương 2 81

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH 82

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 82

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 82

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 82

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 83

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 84

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 84

3.2 Các biện pháp quản lý giáo dục KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua TCĐV tại các trường mầm non thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

84 3.2.1 Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai ở các trường mầm non thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh phù hợp với tình hình thực tiễn nhà trường 84

Trang 9

3.2.2 Chỉ đạo đổi mới phương pháp, quy trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ

mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai ở trường mầm non 88

3.2.3 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai ở các trường mầm nonthành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 93

3.2.4 Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai ở trường mầm non 97

3.2.5 Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai ở trường mầm non 100

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 103

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

104 3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 104

3.4.2 Đối tượng khảo nghiệm 104

3.4.3 Cách tiến hành và cách xử lý số liệu 104

3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 105

Tiểu kết chương 3 108

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 109

1 Kết luận 109

2 Kiến nghị 110

TÀI LIỆU THAM KHẢO 112 PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CBQL : Cán bộ quản lý

GD : Giáo dục

GV : Giáo

GVMN : Giáo viên mầm non

KNGT : Kĩ năng giao tiếp

MN : Mầm non

TCĐV : Trò chơi đóng vai

TCM : Tổ chuyên môn

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

Bảng:

Bảng 2.1 Thực trạng nhận thức về ý nghĩa giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 46

Bảng 2.2 Thực trạng về mục tiêu giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo

5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phốUông Bí, tỉnh Quảng Ninh 48Bảng 2.3 Thực trạng về nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-

6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phốUông Bí, tỉnh Quảng Ninh 50Bảng 2.4 Thực trạng về phương pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo

5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phốUông Bí, tỉnh Quảng Ninh 52

Bảng 2.5 Thực trạng về quy trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo

5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phốUông Bí, tỉnh Quảng Ninh 55Bảng 2.6 Thực trạng về các điều kiện hỗ trợ giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 59

Bảng 2.7 Thực trạng về đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo

5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phốUông Bí, tỉnh Quảng Ninh 62

Bảng 2.8 Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo

5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phốUông Bí, tỉnh Quảng Ninh 65

Bảng 2.9 Thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo

5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phốUông Bí, tỉnh Quảng Ninh 68

Bảng 2.10 Thực trạng chỉ đạo giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phố Uông Bí,tỉnh Quảng Ninh 71

Trang 12

Bảng 2.11 Thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo

5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phốUông Bí, tỉnh Quảng Ninh 73

Bảng 2.12 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp

cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 76

Bảng 3.1 Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ

năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai

105tại

các trường mầm non thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

105

Bảng 3.2 Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ

năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vaitại các trường mầm non thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 106

Hình:

Biểu đồ 3.1 Kết quả đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thôngqua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phố Uông Bí, tỉnhQuảng Ninh 107

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thông tư số 51/2020/TT-BGDTT ngày 31/12/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạosửa đổi bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèmtheo Thông tư số 17/2009/TT-BGDTT ngày 25/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đãđược sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ

Giáo dục và Đạo tạo chỉ rõ: “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển

về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời” [6].

Đối với trẻ mẫu giáo, vui chơi - đặc biệt là trò chơi đóng vai là hoạt động chủđạo, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ Ở lứa tuổi này trẻ có thể chơithao tác vai (chơi phản ánh sinh hoạt), trò chơi có yếu tố vận động, trò chơi dân gian,trong đó trò chơi đóng vai là cơ bản

Tổ chức hoạt động vui chơi (đặc biệt là trò chơi đóng vai) cho trẻ mẫu giáo vàtạo ra các tình huống giáo dục để trẻ được giải quyết trong khi chơi là yếu tố quantrọng không chỉ đáp ứng nhu cầu được chơi của trẻ mà còn giúp trẻ hình thành vàphát triển cấu trúc tâm lý mới trong nhân cách, đặc biệt là những kỹ năng giao tiếpcần thiết Những kỹ năng này giúp trẻ thiết lập được các mối quan hệ xã hội và biếtcách giao tiếp, ứng xử với bạn cùng tuổi trong khi chơi, với người lớn, với mọi ngườixung quanh

Trong thời gian qua, các trường mầm non trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnhQuảng Ninh đã thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thôngqua trò chơi đóng vai, tuy nhiên hoạt động này chưa đạt hiệu quả tốt Thực tế chothấy, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi còn bộc lộ những hạn chế nhất định, như: Nhút nhát, rụt

rè, ngại giao tiếp; không biết cách diễn đạt ý nghĩ của bản thân khi giao tiếp; khôngbiết kiềm chế cảm xúc của mình khi giao tiếp, không biết khởi xướng chủ đề giaotiếp; không biết cách thuyết phục bạn cùng chơi trong quá trình giao tiếp… Điều nàycho thấy, việc phát hiện những hạn chế về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu

Trang 14

giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai, từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục,trước hết về phương diện quản lý, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng giao tiếpcho trẻ là một việc làm cần thiết Việc làm này không chỉ góp phần nâng cao hiệu quảgiáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi mà đồng thời còn góp phần nângcao chất lượng giáo dục trẻ nói chung ở các trường mầm non.

Về phương diện nghiên cứu, trong các nghiên cứu về giáo dục mầm non, đã cómột số công trình nghiên cứu về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.Tuy nhiên, vẫn còn thiếu những công trình nghiên cứu một cách cụ thể về quản lý giáodục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai, đặc biệt

là trò chơi đóng vai ở các trường mầm non trên các địa bàn khác nhau, với những đặcđiểm, điều kiện, hoàn cảnh sống khác nhau

Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề

“Quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi

đóng vai tại các trường mầm non thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài

luận văn để nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp quản lýgiáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tạicác trường mầm non thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, góp phần nâng cao hiệuquả giáo dục của các trường mầm non trên địa bàn Thành phố

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóngvai tại trường mầm non

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tròchơi đóng vai tại các trường mầm non thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất và thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp quản lý phù hợpvới tình hình thực tiễn thì hiệu quả của việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phố Uông

Bí, tỉnh Quảng Ninh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục các trường mầm nontrên địa bàn thành phố trước bối cảnh đổi mới giáo dục

Trang 15

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻmẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại trường mầm non

5.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻmẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phốUông Bí, tỉnh Quảng Ninh

5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phố Uông Bí,tỉnh Quảng Ninh

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp quản

lý của Hiệu trưởng về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông quatrò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

6.2 Về địa bàn khảo sát: Khảo sát tại 05 trường mầm non trên địa bàn thànhphố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh: Trường mầm non Vàng Danh; Trường mầm non 19/5;Trường mầm non Đồng Chanh xã Thượng Yên Công; Trường mầm non Thượng YênCông xã thượng Yên Công; Trường mầm non Bắc Sơn phường Bắc Sơn

6.3 Về khách thể khảo sát: Khảo sát 80 khách thể, trong đó có 35 cán bộ quản

lý, 45 giáo viên ở các trường mầm non được khảo sát

6.4 Về thời gian: Luận văn nghiên cứu trong năm học 2021-2022

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp như tổng hợp, hệ thống hoá, phân tích tài liệu… đểnghiên cứu lịch sử, xác định khái niệm và xây dựng cơ sở lý luận về quản lý giáo dục

kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại trườngmầm non

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp quan sát để thu thập

thông tin về thực trạng tổ chức và quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phố Uông Bí,tỉnh Quảng Ninh

Trang 16

7.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tác giả tiến hành lấy ý kiến của

các đối tượng nghiên cứu thông qua phiếu điều tra, bảng hỏi nhằm làm rõ thực trạngquản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóngvai tại các trường mầm non thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

7.2.3 Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn một số cán bộ quản

lý, giáo viên ở các trường mầm non nhằm làm rõ hơn thực trạng quản lý giáo dục

kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai

7.2.4 Phương pháp khảo nghiệm: Khảo nghiệm tính khoa học và tính cần thiết

của các biện pháp đề xuất qua ý kiến của cán bộ QLGD, GV tại các trường mầm nonthành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

7.3 Nhóm phương pháp bổ trợ

Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu điiều tra làm cơ

sở đánh giá định lượng và định tính cho các kết quả nghiên cứu thực trạng

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu; Kết luận, khuyến nghị; Tài liệu tham khảo và Phụlục, luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại trường mầm non

Chương 2 Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phố Uông Bí, tỉnhQuảng Ninh

Chương 3 Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại các trường mầm non thành phố Uông Bí, tỉnhQuảng Ninh

Trang 17

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI

TẠI TRƯỜNG MẦM NON

1.1 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Nghiên cứu về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động vui chơi

Vấn đề giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo thông qua tổ chức hoạt độngvui chơi được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm Chẳng hạn:

Ph Phơ Bách (1782 - 1852) - Nhà giáo dục nổi tiếng của nền giáo dục cổ điển

đã khởi xướng và đề xuất ý tưởng kết hợp dạy học với trò chơi cho trẻ mẫu giáo Ôngchỉ rõ con người có bốn bản năng đó là bản năng hoạt động, nhận thức, văn học và tôngiáo, ông đưa ra các nguyên tắc giáo dục tự do, yêu cầu nhà giáo dục phải đáp ứng vàthỏa mãn nhu cầu của trẻ trong hoạt động và giao tiếp [24]

K.D.Usinxki (1950) chỉ ra rằng: “Nắm được ngôn ngữ là một chỉ số đáng tincậy về việc chuẩn bị cho trẻ học tập ở trường phổ thông Lĩnh hội tiếng mẹ đẻ theochương trình ở thời kì mẫu giáo, tích lũy vốn từ, nắm được cách phát âm đúng và cáchình thức văn phạm của ngôn ngữ, giáo dục kĩ năng nghe và trình bày có mạch lạc ýnghĩ của mình…” Theo đó tác giả nghiên cứu về sự cần thiết phải giáo dục kĩ năngnghe, kĩ năng nói cho trẻ thông qua thể hiện ngôn ngữ mạch lạc [24]

A.P.Uxova (1977) nghiên cứu về vai trò của trò chơi đã khẳng định: “…Tròchơi là hình thức tổ chức cuộc sống của trẻ, là phương tiện hình thành “xã hội trẻem” Ông đã chỉ rõ hai loại quan hệ trong quá trình chơi đó là quan hệ thực và quan

hệ chơi Các kết quả nghiên cứu của A.P.Uxova đã chỉ ra vai trò của trò chơi đối vớiviệc hình thành, phát triển năng lực xã hội cho trẻ nói chung và kĩ năng giao tiếp nóiriêng, từ đó ông đề xuất những kiến nghị về giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ [24]

Trong cuốn “Chương trình giáo dục mầm non” được triển khai tại Bắc Irlen Anh (1997) các tác giả đã khẳng định vai trò của trò chơi đối với trẻ, thông qua chơi

-sẽ phát triển các kĩ năng cơ bản cho trẻ trong đó có kĩ năng giao tiếp [43]

Trang 18

Trong Chương trình giáo dục mầm non của bang California - Mỹ (2010), cáctác giả biên soạn xem chơi là tâm điểm của trẻ nhỏ Thông qua chơi trẻ lĩnh hội cáckiến thức và phát triển kĩ năng của bản thân, trong đó có kĩ năng giao tiếp Từ đó, họxây dựng nên chương trình giáo dục trẻ thông qua hoạt động chơi Họ khẳng địnhrằng trong suốt quá trình tham gia trò chơi trẻ có cơ hội được thể hiện bản thân, họchỏi nhiều điều từ môi trường xung quanh, rèn luyện và phát triển kĩ năng sống trong

đó có kĩ năng giao tiếp cho trẻ [44]

Ở Việt Nam đã có nhiều tác giả và các công trình nghiên cứu đã đề cập đếnvấn đề giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo thông qua tổ chức hoạt động vuichơi Chẳng hạn:

Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết khi nghiên cứu về giáo dục trẻ mẫu giáo trong

nhóm bạn bè đã khẳng định rằng: “Vui chơi trong nhóm bạn, trí thông minh của trẻ

sẽ được phát triển mạnh Hoạt động cùng nhau, vui chơi với nhau trong nhóm bạn, trẻ học ở nhau nhiều điều, kinh nghiệm sống của chúng được nhân lên một cách nhanh chóng” Trong nghiên cứu này, tác giả đã đề cao vai trò của giao tiếp trong

nhóm bạn đối với sự phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo và sự cần thiết phải tăngcường tổ chức trò chơi đóng vai cho trẻ và thu hút sự tham gia của trẻ trong các tròchơi để rèn luyện kĩ năng giao tiếp [33], [34], [35]

Tác giả Hồ Sỹ Hùng (2016) với bài báo “Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non” đã

xác định: Quá trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa nói chung và giáo dục hành

vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ởtrường mầm non phải trải qua các quá trình tác động cả về mặt nhận thức, tình cảm

và hành động của trẻ Do đó các biện pháp nêu trên phải được thống nhất và kết hợpchặt chẽ với nhau Bên cạnh đó các biện pháp này phải thể hiện được các mối quan hệgiữa cô và trẻ hay giữa trẻ với trẻ và giữa nhà trường với gia đình, phù hợp với đặcđiểm nhận thức của trẻ 5-6 tuổi Đây là những biện pháp giáo dục nhằm tạo điều kiệncho trẻ được bộc lộ và luyện tập những hành vi giao tiếp có văn hóa trong cuộc sốnghàng ngày và đặc biệt là trong trò chơi đóng vai theo chủ đề [16]

Trang 19

Nghiên cứu theo hướng này có thể kể đến một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc

sĩ Chẳng hạn, với nghiên cứu “Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở khu vực Miền Núi phía Bắc” (2019), tác

giả Vũ Thị Thủy đã tiến hành xác định bản chất cũng như các thành tố của giáo dục

kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề.Tác giả cũng đã phân tích thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở khu vực Miền Núi phía Bắc, từ đótiến hành xây dựng quy trình và biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề [38]

Tác giả Vũ Thị Phương Thảo (2013) đã nghiên cứu vấn đề “Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non Hải Cường - Hải Hậu - Nam Định” [31]; tác giả Phạm Thị Thu Thủy (2016) nghiên cứu vấn đề “Kỹ năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi tỉnh Tuyên Quang qua trò chơi đóng vai theo chủ đề” [37] Các tác giả này đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển kỹ

năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầmnon; phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp chotrẻ mẫu giáo lớn qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non

Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (2016) nghiên cứu về “Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo tiếp cận hợp tác” Tác giả đã đề cập tới cấu trúc và

tiêu chí đánh giá kĩ năng giao tiếp dưới góc độ kĩ năng sống, phân loại kỹ năng giaotiếp và đặc điểm kĩ năng giao tiếp dưới góc độ kĩ năng sống, đồng thời nghiên cứuquá trình giáo dục kĩ năng giao tiếp dưới góc độ kĩ năng sống theo tiếp cận hợp táccho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non (dẫn theo [16])

1.1.2 Nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động vui chơi

Tác giả Diana Courson và Claissa Wallase (2010) khi nghiên cứu về kế hoạchphát triển chương trình giáo dục phù hợp cho trẻ em đã khẳng định vai trò quan trọngcủa việc phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Tác giả cũng đặc biệtghi nhận hiệu quả của trò chơi và hoạt động trải nghiệm trong việc phát triển kĩ năngcho trẻ Tác giả khẳng định giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo có thể thực

Trang 20

hiện bằng nhiều con đường, tuy nhiên con đường hiệu quả nhất là thông qua hoạt động chủ đạo của trẻ - hoạt động vui chơi (Dẫn theo [2]).

Liên quan đến vấn đề quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáothông qua hoạt động vui chơi, Jorde-Bloom (1992) nhấn mạnh rằng sự lãnh đạo củacác Hiệu trưởng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của cácchương trình giáo dục trẻ nói chung, giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nóiriêng Nó thể hiện ở trách nhiệm của Hiệu trưởng trong việc thực hiện mục tiêu giáodục; ra quyết định; khuyến khích, thúc đẩy sự sáng tạo của giáo viên mầm non trongviệc tổ chức các hoạt động giáo dục để hình thành và phát triển các kỹ năng cần thiếtcho trẻ, trong đó có kỹ năng giao tiếp (dẫn theo [16])

Ở Việt Nam, vấn đề quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nóichung, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng ở trường mầm non có thể kể đến một số côngtrình nghiên cứu Chẳng hạn, tác giả Giản Thị Thanh Thủy (2020) nghiên cứu đề tài

“Quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh” Tác giả đã hệ thống hóa cơ

sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt độngvui chơi ở trường mầm non; trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý giáodục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trườngmầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh, tác giả đề xuất các biện pháp nhằm nângcao hiệu quả quản lý hoạt động này [36]

Tác giả Nguyễn Kim Thơ (2021) với đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau”,

đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giaotiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non; đánh giá thực trạng, nhận định về điểmmạnh, điểm yếu trong quản lý hoạt động này ở các trường mầm non thành phố CàMau, tỉnh Cà Mau, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý cho hiệu trưởng nhằm gópphần nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ởtrường mầm non [32]

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến một số vấn đề

cơ bản như: khái niệm, đặc điểm về kỹ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; tầmquan trọng, sự cần thiết của việc giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho

Trang 21

trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi, trong đó trò chơi đóng vai đượcxem là cơ bản; vấn đề lựa chọn biện pháp giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng giaotiếp cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi… Tuy nhiên, còn thiếu những công trìnhnghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ về quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp chotrẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai ở trường mầm non Đặc biệt lànhững công trình nghiên cứu theo hướng này tại các trường mầm non ở những địabàn khác nhau, với những nét đặc thù về điều kiện sống, môi trường giao tiếp, điềukiện kinh tế - xã hội… Vì vậy, chúng tôi cho rằng đây là mảng đề tài cần tiếp tụcđược triển khai nghiên cứu.

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý

Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý dưới các góc độ tiếp cận khác nhau

Theo Từ điển Giáo dục học:“Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [43].

Tác giả Harold Koontz cùng cộng sự khẳng định:“Quản lý là quá trình các cá nhân cũng làm việc trong một môi trường nhằm thực hiện những mục tiêu chung của cả tổ chức đó Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” (dẫn theo [9]).

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang đưa ra khái niệm: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến những người lao động (khách thể quản lý) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [28].

Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động quản

lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [9].

Mặc dù có những cách diễn đạt khác nhau, song các quan niệm nêu trên đềuthống nhất quản lý bao gồm các yếu tố sau:

Trang 22

- Chủ thể quản lý: Là tác nhân tạo ra các tác động quản lý Chủ thể có thể là cánhân hoặc tổ chức Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các công cụ,hình thức và phương pháp thích hợp, cần thiết và dựa trên cơ sở những nguyên tắcnhất định.

- Đối tượng quản lý (khách thể quản lý): Tiếp nhận sự tác động của chủ thểquản lý

- Mục tiêu quản lý: Là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm nhất định dochủ thể quản lý đề ra Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các tác động quản lýcũng như lựa chọn các hình thức, phương pháp thích hợp

Từ những quan niệm nêu trên, có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có tính hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu của quá trình quản lý.

1.2.2 Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

1.2.2.1 Kỹ năng giao tiếp

* Kỹ năng: Có những cách hiểu khác nhau về kỹ năng.

Một số tác giả xem xét kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuật của thao tác hay hànhđộng, hoạt động Chẳng hạn:

V.A.Cruchetxk cho rằng: “Kĩ năng là cách thức hoạt động dựa trên cơ sở tri thức và kĩ xảo” Kĩ năng được hình thành bằng con đường luyện tập Kĩ năng sẽ giúp

cho con người thực hiện hành động không chỉ trong những điều kiện quen thuộc màtrong những điều kiện đã thay đổi (dẫn theo [22])

Tác giả Đặng Thành Hưng (2013) cho rằng: Kỹ năng là một dạng hànhđộng được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động vànhững điều kiện sinh học - tâm lý, xã hội khác của cá nhân (chủ thể của kỹ năngđó) như nhu cầu tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân, giá trị bên trong, [18]

Một số tác giả khác lại xem xét kỹ năng nghiêng về mặt năng lực của conngười Các tác giả này cho rằng kỹ năng biểu hiện ở khả năng vận dụng những trithức đã thu nhận được vào một lĩnh vực hoạt động thực tế, đảm bảo cho hoạt độngdiễn ra đạt hiệu quả Theo hướng này có thể kể đến một số tác giả như:

Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn: “Kĩ năng là năng lực của con người biết vận hành các thao tác của một hành động theo đúng quy trình” Như vậy theo tác giả kĩ

năng là năng lực hành động của con người [41]

Trang 23

Theo tác giả Ngô Công Hoàn: “Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một nhiệm vụ mới” [14].

Tác giả Lê Xuân Hồng cho rằng: “Kỹ năng là năng lực tự giác hoàn thành một hoạt động nhất định, dựa trên sự hiểu biết và vận dụng những tri thức tương ứng”

Dựa trên các quan niệm nêu trên có thể hiểu: Kĩ năng là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm của chủ thể vào việc thực hiện hoạt động trong điều kiện cụ thể nhằm đạt được mục đích đã đề ra.

* Kỹ năng giao tiếp:

Các nhà khoa học đã có những cách nhìn khác nhau, quan niệm khác nhau

về kỹ năng giao tiếp Xét theo phương diện Tâm lý học giao tiếp, tác giả Hoàng

Anh cho rằng: “Kỹ năng giao tiếp là năng lực của con người biểu hiện trong quá trình giao tiếp Đó là khả năng sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ,… là hệ thống các thao tác cử chỉ, điệu bộ, hành vi được chủ thể giao tiếp phối hợp hài hòa” [1].

Theo tác giả Ngô Công Hoàn, kỹ năng giao tiếp là “khả năng tri giác hiểu được những biểu hiện bên ngoài cũng như những diễn biến bên trong của các hiện tượng, trạng thái, phẩm chất tâm lý của đối tượng giao tiếp” [14].

Tác giả Nguyễn Bá Minh coi “Kỹ năng giao tiếp là nhóm kỹ năng bao gồm các hành động liên quan đến việc hình thành mối quan hệ hợp tác giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp, giữa đối tượng giao tiếp với nhau” [24].

Theo các tác giả trên, kĩ năng giao tiếp chính là năng lực của con người biểuhiện trong quá trình giao tiếp Về bản chất, kĩ năng giao tiếp là toàn bộ những thaotác cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ được phối hợp một cách hài hòa, hợp lí trong quá trìnhgiao tiếp nhằm điều chỉnh đối tượng giao tiếp để thực hiện mục tiêu giao tiếp Nói

Trang 24

cách khác, kỹ năng giao tiếp là sự phối hợp hài hòa giữa chuẩn mực hành vi xã hộicủa cá nhân với sự vận động của cơ thể (ánh mắt, nụ cười, động tác, cử chỉ, điệubộ…) và ngôn ngữ Sự phối hợp hài hòa này mang một nội dung thông tin nhất địnhđồng thời mang lại hiệu quả trong quá trình giao tiếp.

Dựa trên các quan niệm nêu trên chúng ta có thể hiểu: Kĩ năng giao tiếp là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm cũng như việc sử dụng hợp lí các phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, nhằm giúp chủ thể giao tiếp thực hiện có hiệu quả việc tiếp nhận và trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm với đối tượng giao tiếp 1.2.2.2 Kỹ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Từ các khái niệm kĩ năng, kĩ năng giao tiếp đã nêu ở trên, có thể hiểu: Kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là sự sử dụng hợp lí các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của trẻ để thực hiện có hiệu quả việc tiếp nhận và biểu đạt thông tin, cảm xúc với đối tượng giao tiếp.

1.2.3 Trò chơi đóng vai (trò chơi đóng vai theo chủ đề)

Có nhiều định nghĩa khác nhau về trò chơi đóng vai theo chủ đề Chẳng hạn: Theo các tác giả Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh (2006):

“Trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi trong đó trẻ đóng một vai chơi cụ thể

để tái tạo lại những ấn tượng, những xúc cảm mà trẻ thu nhận được từ một môi trường xã hội của người lớn nhờ sự tham gia tích cực của trí tưởng tượng” [8].

Theo tác giả Nguyễn Thị Hòa (2011) trò chơi đóng vai theo chủ đề là “sự tái tạo lại những hành động của người lớn cũng như thái độ và các mối quan hệ giữa họ với nhau trong hoạt động lao động và sinh hoạt hàng ngày của trẻ trong trò chơi của mình” [12].

Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết (2011), “Trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi mà trẻ mô phỏng lại một mảng nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hội bằng việc nhập vào (hay còn gọi là đóng vai) một nhân vật nào đó để thực hiện chức năng xã hội của họ” [33].

Mặc dù có cách định nghĩa khác nhau nhưng các tác giả nêu trên đều đề cập đếnnhững đặc điểm cơ bản của trò chơi đóng vai theo chủ đề: Là trò chơi đặc trưng, tiêubiểu của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng Khi chơi trò chơiđóng vai theo chủ đề trẻ tự nghĩ ra chủ đề chơi, tìm bạn chơi, tự phân vai chơi, tìm đồchơi thay thế để tiến hành trò chơi, trẻ luôn giữ vai trò chủ thể của hành động Tròchơi giúp trẻ mô phỏng hoạt động của người lớn xung quanh, mô phỏng mối quan hệ

Trang 25

giữa người với người So với các loại trò chơi khác thì trò chơi đóng vai theo chủ đề mang tính tự nguyện, sáng tạo, giúp trẻ phát huy tính tích cực trong khi chơi.

Dựa vào quan niệm của các tác giả đã nêu ở trên, đồng thời dựa vào đặc điểm

của trò chơi đóng vai theo chủ đề, chúng ta có thể hiểu: Trò chơi đóng vai (hay trò chơi đóng vai theo chủ đề) là loại trò chơi sáng tạo, đặc trưng của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Trong khi chơi, trẻ mô phỏng lại một mảng nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hội bằng việc nhập vào (hay còn gọi là đóng vai) một nhân vật nào đó để thực hiện chức năng xã hội của họ.

1.2.4 Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai

Theo nghĩa hẹp, giáo dục là quá trình hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ,tình cảm thái độ, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi thói quen ứng xửđúng đắn trong xã hội

Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm giáo dục theo nghĩa hẹp

Theo đó, có thể hiểu: Giáo dục là quá trình sư phạm, là những tác động có mục đích,

có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục trong nhà trường tới trẻ, giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách.

* Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ MG 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai:

Dựa trên các khái niệm: Giáo dục, kỹ năng giao tiếp, trò chơi đóng vai đã trình

bày ở trên, có thể hiểu: Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp của giáo viên mầm non đến trẻ thông qua trò chơi đóng vai để hình thành và phát triển ở trẻ những kỹ năng giao tiếp nhất định.

Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non 5-6 tuổi là một quá trình lâu dài,đòi hỏi sự lặp đi lặp lại những khuôn mẫu hành vi nhất định Vì vậy những khuôn

Trang 26

mẫu hành vi mà trẻ được trải nghiệm phải là những mẫu chuẩn, trên cơ sở trẻ đượcchơi nhiều lần, được đóng vai, được rèn luyện trải nghiệm trong đời sống thực.Những chuẩn hành vi giao tiếp, kỹ năng giao tiếp dần dần được hình thành và pháttriển ở trẻ Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơiđóng vai thực chất là một quá trình được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, cóphương pháp dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm giúp trẻ thực hiện các hành vitương ứng với chức năng xã hội của các vai mà trẻ đóng, từ đó hình thành ở trẻ những

kỹ năng giao tiếp cần thiết, những thói quen giao tiếp phù hợp với chuẩn mực xã hội

1.2.5 Quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai

Từ các khái niệm: Quản lý, giáo dục, kỹ năng giao tiếp, giáo dục kỹ năng giaotiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai đã trình bày ở trên, chúng

ta có thể hiểu: Quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai ở trường mầm non là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (hiệu trưởng trường mầm non) đến giáo viên và trẻ mầm non trong quá trình thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai nhằm đạt được mục tiêu giáo dục mầm non.

Trong quá trình quản lý, hiệu trưởng trường mầm non tác động đến giáo viên

và trẻ mầm non thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý như: Lập kế hoạchgiáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai; Tổchức thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tròchơi đóng vai; Chỉ đạo triển khai giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổithông qua trò chơi đóng vai; Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện giáo dục kỹ nănggiao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai Các chức năng này cómối quan hệ thống nhất, biện chứng trong quá trình quản lý của hiệu trưởng

1.3 Một số vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại trường mầm non

1.3.1 Kỹ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại trường mầm non

Dựa theo “Bộ chuẩn phát triển trẻ năm tuổi” [4], tại Điều 7 có ghi rõ các chuẩnthuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ Theo đó, kĩ năng giao tiếp củatrẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bao gồm các kĩ năng sau:

Trang 27

Kĩ năng nghe hiểu lời nói: Kỹ năng này thể hiện khả năng của trẻ trong việc

dựa vào sự biểu cảm, ngữ điệu, thanh điệu của ngôn ngữ, cử chỉ, tác động,… của đốitượng giao tiếp để giao tiếp có hiệu quả

Kĩ năng nghe hiểu lời nói bao gồm các mặt biểu hiện cụ thể như: Trẻ nhận rađược sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức, giận, ngạc nhiên, sợ hãi; Nghehiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2, 3 hành động; Hiểu nghĩa một số

từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi; Nghe hiểu nội dung câu chuyện,thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ

Kĩ năng biểu đạt lời nói trong giao tiếp: Kỹ năng này thể hiện khả năng của

trẻ trong việc sử dụng phương tiện ngôn ngữ một cách phù hợp để truyền tải và tiếpnhận thông tin

Kĩ năng biểu đạt lời nói trong giao tiếp bao gồm các mặt biểu hiện cụ thể như:Trẻ thể hiện được kỹ năng nói rõ ràng; Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tínhchất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày; Sử dụng các loại câu khác nhau tronggiao tiếp; Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bảnthân; Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động; Kể về một sựviệc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được; Kể lại được nội dung chuyện đãnghe theo trình tự nhất định; Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện

Kĩ năng thực hiện quy tắc trong giao tiếp: Kỹ năng này thể hiện khả năng của

trẻ trong việc thực hiện một số quy tắc giao tiếp thông thường trong quá trình giaotiếp

Kĩ năng thực hiện quy tắc trong giao tiếp có các biểu hiện cụ thể như: Trẻ điềuchỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp; Chăm chú lắng nghengười khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp; Không nói leo, khôngngắt lời người khác khi trò chuyện; Hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu

bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói; Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phépphù hợp với tình huống; Không nói tục, chửi bậy

Các kỹ năng giao tiếp nêu trên có mối quan hệ thống nhất trong quá trình giaotiếp của trẻ Những kĩ năng này giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thích ứng với các mốiquan hệ trong gia đình, nhà trường và xã hội; thích ứng với các yêu cầu của hoạt độngkhám phá môi trường xung quanh, vui chơi, rèn luyện để hình thành và phát triểnnhân cách

Trang 28

1.3.2 Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại trường mầm non

Hoạt động chủ đạo của trẻ em ở lứa tuổi mầm non nói chung, lứa tuổi mẫugiáo 5-6 tuổi nói riêng là hoạt động vui chơi Qua vui chơi trẻ em thỏa mãn nhu cầuđược chơi, được học, được sống, được giống như người lớn Do vậy những điềungười lớn muốn dạy trẻ và những điều trẻ muốn được học cần được tổ chức dưới hình

thức vui chơi “Học mà chơi, chơi mà học” Nhà Văn Nga MaximGorki đã khẳng định: “Trò chơi là con đường dẫn trẻ em đến chỗ nhận thức cái thế giới mà các em có

sứ mệnh cải tạo sau này” (dẫn theo [22]) Như vậy, trò chơi chính là cuộc sống của

trẻ, đó là hoạt động phản ánh hiện thực xung quanh một cách sáng tạo, độc đáo Vuichơi giúp trẻ hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách

Đối với trẻ mầm non, hoạt động vui chơi rất phong phú, đa dạng về hình thức.Đối với trẻ có nhiều dạng trò chơi khác nhau: trò chơi vận động, trò chơi dân gân gian,trò chơi học tập, trò chơi đóng vai Ở mỗi lứa tuổi sẽ có một dạng trò chơi đóng vai tròchủ đạo Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, trò chơi đóng vai (hay trò chơi đóng vai theochủ đề) là hoạt động chủ đạo Thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề trẻ được pháttriển về nhiều mặt: nhận thức, kỹ năng giao tiếp- ứng xử với mọi người xung quanh…

Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là một nhiệm vụ quantrọng của trường mầm non Nhiệm vụ này có thể được thực hiện bằng nhiều conđường, hình thức giáo dục khác nhau: Thông qua giao tiếp trực tiếp với người lớn,thông qua học tập, thông qua trải nghiệm đời sống thực tiễn, thông qua trò chơi đóngvai… Trong đó, thông qua trò chơi đóng vai là con đường hữu hiệu, chiếm ưu thế.Bởi lẽ, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có nhu cầu tìm hiểu về các mối quan hệ xã hội, về quytắc và các phương thức ứng xử giữa người với người trong xã hội Trò chơi đóng vaigiúp trẻ thỏa mãn nhu cầu này Do vậy, việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại trường mầm non có tầm quan trọng đặcbiệt Điều này được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, trò chơi đóng vai giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nâng cao hiểu biết vềthế giới xung quanh, về các mối quan hệ - giao tiếp và quy tắc ứng xử giữa con ngườivới con người trong xã hội, nhờ đó vốn kinh nghiệm sống của trẻ được mở rộng

Trang 29

Trò chơi đóng vai là một dạng trò chơi mang tính chất mô phỏng Các mốiquan hệ xã hội được mô phỏng qua các vai chơi Thông qua việc nhập vai, thể hiệnchức năng xã hội của vai chơi, trẻ học được các quy tắc đạo đức, kỹ năng tham giađối thoại, cách thể hiện phép lịch sự, cách phối hợp, hợp tác trong cuộc sống…Nhữngđiều này có khả năng biến kiến thức ngôn ngữ thành kiến thức đời thường, đồng thờikhiến cho ngôn ngữ của trẻ trở nên sôi động, gần với thực tế giao tiếp hơn Nhờ đó trẻđược nâng cao và mở rộng kiến thức về đời sống, tạo cơ sở cho việc rèn luyện các kỹnăng giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ.

Thứ hai, thông qua trò chơi đóng vai, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có điều kiều kiệnthuận lợi để hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp cần thiết như: Kĩ năngnghe hiểu lời nói, kĩ năng biểu đạt lời nói trong giao tiếp, kỹ năng thực hiện quy tắctrong giao tiếp

Những kỹ năng giao tiếp nêu trên chỉ có thể được hình thành khi trẻ tham giavào các tình huống giao tiếp thực tiễn Với ý nghĩa là sự mô phỏng đời sống xã hộicủa người lớn ở những chủ đề khác nhau, được giáo viên mầm non tổ chức một cáchkhoa học và phù hợp, trò chơi đóng vai giúp trẻ có cơ hội để rèn luyện các kỹ nănggiao tiếp như: Kĩ năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ nói; kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cơthể như ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ; kỹ năng thể hiện quy tắc giao tiếp trongtừng tình huống cụ thể… Nhờ đó, trẻ sử dụng ngôn ngữ linh hoạt hơn qua từng vaichơi ở các chủ đề chơi khác nhau Trẻ bộc lộ khả năng sử dụng phương tiện giao tiếpqua việc luân phiên vai chơi, đồng thời được luyện tập qua các vai chơi khác nhau

Thứ ba, trò chơi đóng vai giúp trẻ thực sự trở thành chủ thể tích cực, sáng tạotrong hoạt động, giao tiếp; trẻ chủ động vận dụng các kinh nghiệm đã có vào thựctiễn để củng cố, khái quát thành kiến thức, kỹ năng Nhờ đó nhân cách của trẻ đượcphát triển toàn diện

Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua trò chơi đóng vai có khả nănggiúp trẻ tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động Trẻ tự tin hơn khi tương tác với cácbạn trong nhóm chơi, mạnh dạn hơn trong khi thực hiện nhiệm vụ chơi của mình Mặtkhác, trò chơi còn môi trường hoạt động thân thiện để trẻ bộc lộ các kỹ năng giao tiếpqua các vai chơi mà trẻ đảm nhận

Trang 30

Trò chơi đóng vai kích thích trẻ chủ động tương tác với các bạn trong nhómchơi Trẻ hiểu được lời nói của bạn chơi, sử dụng ngôn ngữ của vai chơi một cáchlinh hoạt, ít cần sự hỗ trợ của cô và các bạn trong khi chơi Chẳng hạn, qua trò chơiBác sĩ, khi trẻ biết sử dụng linh hoạt các phương tiện giao tiếp trẻ sẽ chủ động tươngtác với các vai chơi khác như: Đặt nhiều câu hỏi trong khi chơi “Bác sĩ ơi, khám bệnhcho cháu”, “Cháu đau bên tay trái nữa, bác sĩ khám cho cháu với”

Thứ tư, trò chơi đóng vai tạo cơ hội để trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi mở rộng phạm vigiao tiếp, đồng thời thiết lập được các mối quan hệ - giao tiếp tích cực với các bạncùng nhóm tuổi, với giáo viên Khi tham gia trò chơi, trẻ tích cực tương tác với cácbạn trong nhóm chơi, lắng nghe bạn, hiểu ngôn ngữ, sử dụng ngôn ngữ để duy trì nộidung chơi, bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân mình… Đây là điều kiện thuận lợi

để mở rộng mối quan hệ - giao tiếp giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với nhóm chơi và giữa trẻvới giáo viên.Với các biện pháp hỗ trợ từ giáo viên trẻ sẽ có cơ hội thuận lợi để vượtqua những khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp, biết cách bộc lộ cảm xúc của mình vớingười khác bằng ánh mắt, nét mặt, cử chỉ điệu bộ, lời nói Khi trẻ có kỹ năng giaotiếp tốt, trẻ sẽ biết cách thể hiện nhu cầu, nguyện vọng của bản thân mình, đồng thờichủ động, linh hoạt hơn khi tương tác với nhóm bạn, với giáo viên

Thứ năm, giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua tròchơi đóng vai có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, cả về ngônngữ, trí tuệ và cảm xúc Đây là điều kiện thuận lợi giúp trẻ hòa nhập chung với môitrường của trường, lớp, đồng thời tham gia tích cực vào các hoạt động chung ở trườngmầm non cùng với các bạn đồng trang lứa

1.3.3 Mục tiêu của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại trường mầm non

Theo chương trình GDMN, thì mục tiêu giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai là một bộ phận của mục tiêu giáo dục mầmnon nói chung, đó là: Phát triển toàn diện về các mặt: thể chất, tình cảm và quan hệ

xã hội, ngôn ngữ và giao tiếp, nhận thức và thẩm mỹ Vì thế, mục tiêu giáo dục kĩnăng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai là một trongnhững mục tiêu quan trọng Đó là hướng tới việc phát triển cho trẻ những kỹ năng

Trang 31

giao tiếp cơ bản, tạo cơ sở nền tảng cho sự phát triển lâu dài và bền vững và toàn diện cho trẻ Cụ thể:

Giúp trẻ nâng cao kĩ năng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp Thông qua tròchơi đóng vai, giúp trẻ thực hiện được các yêu cầu khi tương tác với các đối tượng vànội dung giao tiếp khác nhau; hiểu được nghĩa của các từ khái quát thông qua các chủ

đề chơi; biết lắng nghe và phản ứng lại theo các nội dung giao tiếp giữa các vai chơitrong trò chơi đóng vai

Giúp trẻ biết sử dụng lời nói phù hợp với nội dung và đối tượng giao tiếp, phùhợp với vai chơi mà trẻ đảm nhận, bên cạnh đó, giúp trẻ biết sử dụng đa dạng các loạicâu để duy trì nội dung giao tiếp trong quá trình nhập vai chơi

Giúp trẻ có khả năng biểu đạt các yếu tố phi ngôn ngữ như: Ánh mắt, nét mặt,

cử chỉ, điệu bộ trong quá trình chơi, đóng vai; đồng thời giúp trẻ biết phối hợp giữalời nói với các yếu tố phi ngôn ngữ trong quá trình chơi, biết tương tác lần lượt giữacác vai chơi

Giúp trẻ biết thể hiện các quy tắc giao tiếp một cách phù hợp, linh hoạt vớitừng vai chơi mà trẻ đảm nhận trong các tình huống giao tiếp khác nhau và với cácchủ đề khác nhau Khi tham gia trò chơi, trẻ phân biệt được những hành vi ứng xửphù hợp với những hành vi ứng xử không phù hợp so với quy tắc đạo đức trong xãhội Từ đó hình thành ở trẻ thái độ tích cực trong giao tiếp

Từ các mục tiêu cụ thể nêu trên, giáo viên có kế hoạch giáo dục kỹ năng giaotiếp cho trẻ thông qua quá trình tổ chức trò chơi đóng vai, cách thức hỗ trợ trẻ để đạtđược mục tiêu bằng các biện pháp giáo dục khác nhau Kĩ năng giao tiếp có mối quan

hệ mật thiết với tất cả các lĩnh vực phát triển của trẻ, chính vì vậy mục tiêu giáo dục

kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trò chơi đóng vai cũng chính là giúp cho trẻ có thể tựtin, sử dụng ngôn ngữ để tương tác, hòa nhập với mọi người xung quanh và thiết lậpcác mối quan hệ xã hội

1.3.4 Nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại trường mầm non

Để giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơiđóng vai một cách hiệu quả, giáo viên cần giới thiệu cách thức, quy trình rèn luyện kĩ

Trang 32

năng giao tiếp thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ; Hướng dẫn thao tác đểrèn kĩ năng giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ; Sử dụng các bài tập

để rèn luyện kĩ năng giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ

Theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm 4 lĩnh vực phát triển, 28 chuẩn

và 120 chỉ số [3], có chỉ rõ các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp.Theo đó, giáo dục kĩ năng giao tiếp theo tiếp cận bộ chuẩn phát triển trẻ năm tuổi baogồm các nội dung sau:

Nội dung 1: Hình thành ở trẻ kĩ năng nghe hiểu lời nói trong trò chơi đóng vai

Để thực hiện nội dung này GV cần lưu ý những khía cạnh sau đây:

+ Giúp trẻ nhận ra được sắc thái biểu cảm trong lời nói của bạn chơi khi vui,buồn, tức giận, sợ hãi, lo lắng,… trong trò chơi đóng vai theo chủ đề Khi trẻ chơi,thông qua tương tác với bạn chơi trẻ hiểu được cảm xúc của bạn qua lời nói giao tiếp,

cử chỉ, ánh mắt,

+ Giúp trẻ thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến vai chơi và hành độngchơi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề Giáo viên đưa ra nội dung, yêu cầu của tròchơi, hướng dẫn trẻ cách chơi, tổ chức trò chơi cùng bạn

+ Giúp trẻ hiểu nghĩa của một số từ liên quan đến vai chơi và các từ ngữchuyên biệt theo từng chủ đề chơi Giáo viên sử dụng từ ngữ liên quan đến trò chơi

để hướng dẫn trẻ chơi, phân vai, nhập vai… Từ đó giúp trẻ nắm bắt và sử dụng từngữ khi chơi

+ Giúp trẻ nghe, hiểu các tình huống xảy ra trong quá trình chơi Thông quangôn ngữ, trẻ hiểu, nghe và phản hồi với bạn chơi, đưa ra phản ứng của mình khi chơivới bạn như cảm xúc cá nhân, cách đối xử với bạn, sử dụng ngôn ngữ để giải quyếttình huống…

Để hình thành kĩ năng nghe hiểu lời nói trong trò chơi đóng vai cho trẻ, giáoviên cần đưa thông tin cho trẻ ngắn gọn, xúc tích, văn phong dễ hiểu, gần gũi trongcuộc sống; đưa ra vai chơi một cách cụ thể, rõ ràng, giúp trẻ hiểu rõ từng vai chơi

Nội dung 2: Hình thành ở trẻ kĩ năng biểu đạt lời nói trong trò chơi đóng vai

Để thực hiện nội dung này GV cần lưu ý những khía cạnh sau đây:

- Hướng dẫn trẻ nói đủ câu, rõ ràng, sử dụng các câu hội thoại phù hợp với vaichơi: Giáo viên cần giải thích rõ ràng ý nghĩa của câu từ trong khi đưa thông tin về

Trang 33

trò chơi đóng vai cho trẻ Câu hội thoại theo vai chơi phải ngắn gọn, dễ hiệu, dứt khoát để trẻ nhớ và nhập tâm vào vai chơi phù hợp.

- Giúp trẻ sử dụng các từ chỉ tên gọi các đồ dùng, dụng cụ chuyên biệt phù hợpvới chủ đề chơi, với hành động và tình huống diễn ra trong trò chơi: Giáo viên lựachọn các đồ dùng, dụng cụ hỗ trợ trẻ tham gia vào đóng vai phù hợp Giáo viên chỉdẫn những đồ dùng, dụng cụ khi trẻ sử dụng cho vai của mình, mô phỏng và tạo đượcbầu không khí sống động

- Hướng dẫn trẻ sử dụng câu đơn, câu phức để trao đổi, thỏa thuận vai chơi,thuyết phục các bạn lựa chọn chủ đề chơi, chỉ dẫn bạn chơi trong tình huống cần thiết:Giáo viên hướng dẫn trẻ sử dụng linh hoạt các dạng câu khi đóng vai chơi, trẻ đượcphép thỏa thuận vai chơi, không gò bó, ép trẻ theo một vai cố định; khuyến khích bạnchơi đổi vai, trẻ biết cách thuyết phục lôi cuốn bạn theo vai chơi cùng mình

- Giúp trẻ thiết lập mối quan hệ chơi và tạo tình huống giao tiếp trong trò chơiđóng vai theo chủ đề: Giáo viên định hướng và xây dựng vai chơi, hướng cho trẻ xâydựng mối quan hệ chan hòa, cởi mở với bạn chơi, xây dựng không khí vui vẻ, kíchthích trẻ tham gia nhiều hoạt động vui chơi khác

Nội dung 3: Hình thành ở trẻ kĩ năng thực hiện quy tắc giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo chủ đề

Để thực hiện nội dung này GV cần lưu ý những khía cạnh sau đây:

- Giúp trẻ biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống giao tiếp trong tròchơi đóng vai theo chủ đề: Giáo viên phát hiện kịp thời các vấn đề liên quan đến âmđiệu của vai chơi khi trẻ đảm nhận vai như trẻ nói âm lượng quá nhỏ, quá to; khôngthể hiện được âm điệu theo nhân vật đóng vai (người già, cảnh sát, bác sĩ, )

- Hướng dẫn trẻ chú ý lắng nghe bạn chơi khi giao tiếp: Giáo viên hướng dẫn

và yêu cầu trẻ khi đóng vai cần chú ý nghe bạn chơi sử dụng ngôn ngữ để có thôngtin tương tác khi chơi, khi giao tiếp

- Dạy trẻ không nói leo, không ngắt lời bạn chơi khi đang thực hiện quá trìnhgiao tiếp: Giáo viên giáo dục trẻ không được nói leo khi giao tiếp với bạn, cô giáo,không chen ngang, ngắt ngang lời bạn chơi

- Giúp trẻ biết thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, sắc thái biểu cảm,… khi giaotiếp trong trò chơi đóng vai theo chủ đề: Giáo viên hướng dẫn trẻ thể hiện điệu bộ, cử

Trang 34

chỉ biểu cảm khi tham gia chơi, nhập tâm vào nhân vật, thể hiện trạng thái nhân vật khi đóng vai.

- Dạy trẻ biết chào hỏi phù hợp với vai chơi và tình huống trong trò chơi: Giáoviên hướng dẫn trẻ thực hiện giao tiếp theo vai chơi, tình huống trò chơi, các câuchào hỏi đưa ra phù hợp với trò chơi

- Dạy trẻ không nói tục, chửi bậy trong khi chơi: Giáo viên giáo dục trẻ sửdụng lời nói văn minh, không chửi bậy, nói tục ở lớp, ở nhà và khi tham gia vai chơi

1.3.5 Phương pháp, quy trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại trường mầm non

1.3.5.1 Phương pháp

- Phương pháp dùng lời

Dùng lời là phương pháp trong đó giáo viên sử dụng ngôn ngữ để trao đổi vớitrẻ về một vấn đề nào đó, còn trẻ sẽ huy động sự hiểu biết của mình để đáp lại thôngtin của giáo viên trong quá trình giao tiếp Đây là cách thức giáo viên dùng lời nói đểhướng dẫn trẻ, giúp trẻ nhận biết nội dung và cách thực hiện các yêu cầu nhất địnhtrong quá trình tham gia trò chơi đóng vai

Phương pháp dùng lời bao gồm đàm thoại, dùng lời nói mẫu, giảng giải, chỉdẫn, nhắc nhở, đánh giá nhận xét quá trình giao tiếp của trẻ, dùng câu hỏi, đọc thơ,

kể chuyện,…

Phương pháp này giúp cho trẻ mở rộng vốn từ và rèn kĩ năng giao tiếp Khigiáo viên sử dụng lời nói sẽ cho trẻ cơ hội sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt, vớihoàn cảnh sử dụng từ ngữ, văn phong một cách đa dạng, phong phú, từ đó rèn luyệncho trẻ cách sử dụng câu, từ phù hợp với tình huống giao tiếp phù hợp và ngữ cảnh

Giáo viên sử dụng phương tiện ngôn ngữ thông qua đàm thoại, trò chuyện, kể chuyện,giải thích nhằm truyền đạt và giúp trẻ thu nhận thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ, chia

sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh và sự kiện bằng lời nói.Lời nói, câu hỏi của giáo viên cần ngắn gọn, cụ thể, gần với kinh nghiệm sống của trẻ

Sử dụng phương pháp dùng lời trong giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm giúp trẻ thu nhận thôngtin về trò chơi, nội dung chơi, cách chơi,… kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng,bộc lộ cảm xúc, gợi nhớ hình ảnh và sự kiện bằng lời nói Khi đàm thoại hoặc thảo

Trang 35

luận với trẻ về một vấn đề nào đó, giáo viên nên sử dụng lời gợi ý, câu hỏi, lời đềnghị,… ngắn gọn, dễ hiểu, gần gũi với cuộc sống hàng ngày, đồng thời tạo có hội đểtrẻ bộc lộ cảm xúc, chia sẻ ý tưởng cùng giáo viên và các bạn chơi:

- Phương pháp tạo tình huống giáo dục

Phương pháp tạo tình huống giáo dục là phương pháp trong đó giáo viên chủđộng tạo ra những tình huống nhất định để kích thích tính tích cực, chủ động của trẻtrong quá trình tham gia trò chơi

Sử dụng phương pháp tạo tình huống giáo dục để rèn kĩ năng giao tiếp cho trẻmẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi để khai thác tính tích cực, chủ động của trẻ vàđảm bảo yêu cầu tổ chức hoạt động lấy trẻ làm trung tâm

Tình huống giáo dục xuất hiện trong quá trình tổ chức trò chơi đóng vai theochủ đề sẽ góp phần đẩy mạnh tính tích cực, tính tự lập và óc sáng tạo của trẻ trong quátrình chơi Phương pháp tình huống dựa vào các sự kiện, sự việc đã hoặc đang diễn ratrong thực tế Phương pháp này dựa trên cơ sở lý thuyết kiến tạo và hướng tới mụctiêu: giáo dục là sự chuẩn bị cho việc giải quyết các tình huống cuộc sống Học tậpthông qua giải quyết các tình huống giúp trẻ tiếp nhận tri thức một cách chủ động, cóchiến lược, có thể vận dụng linh hoạt những kiến thức và kĩ năng đã học, phát triển khảnăng giải quyết vấn đề

- Phương pháp động viên, khích lệ

Phương pháp động viên, khích lệ là phương pháp trong đó giáo viên sử dụngnhững cách thức như lắng nghe, khen ngợi trẻ, khuyến khích trẻ… để khơi gợi hứngthú của trẻ trong quá trình tham gia trò chơi đóng vai

Sử dụng phương pháp động viên khích lệ trong quá trình giáo dục kĩ năng giaotiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhằm giúp trẻ tự tin với khả năng giao tiếp của bảnthân, mạnh dạn nhập vai, bộc lộ những hiểu biết của bản thân về vai chơi một cáchtích cực, chủ động, sáng tạo và tự nhiên

Trong quá trình giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, giáo viêncần bao quát trẻ và động viên khích lệ trẻ thường xuyên và kịp thời Khi trẻ thực hiệnnhiệm vụ chơi, thực hiện các vai chơi, nếu giáo viên quan sát thấy trẻ xử lý tình huốngtốt, hoặc sử dụng các kĩ năng giao tiếp linh hoạt, hiệu quả thì giáo viên cần động viên,khích lệ trẻ bằng các thủ thuật khác nhau Việc động viên và khích lệ kịp thời trong

Trang 36

trình chơi sẽ giúp trẻ tự tin thể hiện bản thân và duy trì hứng thú với trò chơi lâu hơn,tham gia vào trò chơi tích cực hơn.

- Phương pháp trực quan

Là phương pháp trong đó GV cho trẻ được quan sát, tiếp xúc, giao tiếp với cácđối tượng, phương tiện (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh) để trẻ hình dung và hứng thútrong quá trình đóng vai

Để thực hiện phương pháp này có các biện pháp cụ thể: xem hành động thật,xem vật thật, xem tranh ảnh, xem phim, tiếp xúc các sự vật… GV có thể sử dụng hànhđộng mẫu minh họa các cho các hành động phối hợp khi đóng vai, hoặc có thể sửdụng hình ảnh tự nhiên, đồ dùng, đồ chơi, mô hình, sơ đồ và phương tiện nghe nhìn(phim vô tuyến, đài, máy ghi âm, điện thoại, vi tính) thông qua đó cho trẻ mẫu giáo5-6 tuổi có thể cảm nhận và hình dung về kĩ năng giao tiếp với cô giáo với các bạn.Giáo viên có thể đưa trẻ đến gần các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên bằng việc sửdụng nhiều biện pháp giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu khám phá, tích lũy vốn biểu tượng,tạo cơ hội cho trẻ giao lưu, giao tiếp với sự vật và con người xung quanh trẻ

- Phương pháp thực hành

Là phương pháp trong đó GV cho trẻ thực hành lặp lại theo các động tác, lờinói, cử chỉ, điệu bộ theo yêu cầu của giáo viên nhằm củng cố kiến thức về giao tiếp

và kỹ năng giao tiếp

Để thực hiện phương pháp này có các biện pháp cụ thể: luyện tập, bài tập tìnhhuống, bài tập trải nghiệm, thí nghiệm đơn giản… để kích thích trẻ mẫu giáo 5-6 tuổicùng nhau giải quyết nhiệm vụ chơi khi đóng vai Rèn kĩ năng giao tiếp là quá trìnhtrẻ tham gia trực tiếp vào hoạt động giao tiếp, sử dụng lời nói, cử chỉ, điệu bộ, sắcthái biểu cảm của mình để diễn giải hoặc phân tích sự kiện Bởi vậy phương pháp nàyđòi hỏi giáo viên cần phát huy tính tích cực của trẻ, cần có các bài tập riêng lẻ để rèncác kĩ năng giao tiếp cho trẻ Giáo viên cần có các thủ thuật để biến mỗi trẻ thành chủthể tích cực trong quá trình giao tiếp

1.3.5.2 Quy trình

Để quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông quatrò chơi đóng vai đạt hiệu quả tốt, giáo viên cần xác lập quy trình ( các bước thực

Trang 37

hiện ) đảm bảo tính khoa học và hợp lý, xây dựng và thực hiện quá trình tác độngtheo trình tự các nội dung, phương pháp gắn với thời gian đảm bảo cho sự phát triểncác kĩ năng giao tiếp được diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả nhất Hiện nay ởtrường mầm non việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ thông qua trò chơi đóng vaiđược thực hiện theo quy trình như sau:

Giai đoạn 1: Thiết kế hoạt động

Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu của hoạt động giáo dục

Giáo viên xác định mục đích, yêu cầu của việc giáo dục kĩ năng giao tiếp chotrẻ thông qua trò chơi đóng vai tại trường mầm non phù hợp với nội dung hoạt động

và khả năng của trẻ Mục đích yêu cầu được xác định về kiến thức, kĩ năng, thái độ

Cụ thể:

Về kiến thức: Giúp trẻ biết sử dụng lời nói phù hợp với nội dung và đối tượnggiao tiếp, phù hợp với vai chơi mà trẻ đảm nhận

Về kĩ năng: Hình thành ở trẻ kĩ năng nghe hiểu lời nói trong trò chơi đóng vai;

Kĩ năng biểu đạt lời nói trong trò chơi đóng vai theo chủ đề; Kĩ năng thực hiện quytắc giao tiếp trong trò chơi đóng vai theo chủ đề

Về thái độ: Vui vẻ, hợp tác, thực hiện thành công giao tiếp cho trẻ thông quatrò chơi đóng vai tại trường mầm non

Bước 2: Chuẩn bị cho hoạt động giáo dục

Giáo viên xác định rõ nội dung chuẩn bị về cơ sở vật chất, yêu cầu đối vớigiáo viên và trẻ trong hoạt động

Đối với giáo viên: Giáo viên chuẩn bị giáo án trong đó xác định rõ chủ đề chơi,mục tiêu giáo dục của trò chơi, số lượng trẻ tham gia vào trò chơi, nội dung vàphương pháp và hình thức tổ chức; chuẩn bị cơ sở vật chất, địa điểm, môi trường để

tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ Cụ thể:

- Giáo viên cần chuẩn bị đồ chơi, vật liệu chơi đa dạng, phù hợp; ở mỗi trò chơikhác nhau GV chuẩn bị các đồ chơi, nguyên vật liệu khác nhau; chủ động sưu tầm,chuẩn bị đồ chơi gắn với văn hóa của địa phương khu vực miền núi Yêu cầu về đồchơi: Phải đa dạng, đảm bảo an toàn, nhiều màu sắc, phù hợp với đặc điểm của trẻ, cótính mở để phát huy năng lực sáng tạo của trẻ;

Trang 38

- Thiết kế, bố trí các góc/khu vực chơi đáp ứng/khuyến khích trẻ chơi mà học:

GV phải thiết kế, bố trí địa điểm chơi hấp dẫn, gợi mở, linh hoạt, thuận tiện cho việcchơi mà học của trẻ, các góc/ khu vực chơi được bày biện, trang trí với màu sắc, đồchơi hài hòa, hấp dẫn trẻ, Các góc chơi, đồ chơi trong các góc được sắp xếp linh hoạttheo nội dung chủ đề/nội dung kế hoạch GD đang thực hiện, các góc chơi, đồ chơiđáp ứng với nhu cầu, hứng thú và khả năng khác nhau của trẻ và phù hợp với khônggian của lớp, trường

Đối với trẻ: Trẻ chuẩn bị trang phục gọn gàng, đồ dùng đồ chơi để trẻ chơi, tâmthế, nhu cầu và hứng thú chơi

Bước 3: Tiến trình hoạt động

Khi thực hiện bước này GV cần lưu ý:

- Tạo hứng thú cho trẻ: Trong bản thiết kế, giáo viên mô tả rõ phương pháp, kĩthuật tạo hứng thú cho trẻ Giáo viên tổ chức, hướng dẫn, khuyến khích để trẻ tự lựachọn theo nhu cầu, khả năng của bản thân trước và trong khi chơi, trẻ được lựa chọnvai chơi, trò chơi

- Xác định trọng tâm của hoạt động: Đây là bước cơ bản khi thiết kế hoạt độngcho trẻ Trong hoạt động này, giáo viên cần mô tả rõ tiến trình tổ chức hoạt động của

cô, dự kiến hoạt động của trẻ, những kết quả mong đợi ở trẻ Giáo viên hỗ trợ nhómtrẻ và hỗ trợ từng cá nhân trẻ đúng lúc: Trong quá trình chơi có thể trẻ không giảiquyết được nhiệm vụ, GV hỗ trợ trẻ tìm cách giải quyết Giáo viên không vội vàngcan thiệp vào các tình huống xảy ra trong khi chơi TCĐV, bình tĩnh lắng nghe và đưa

ra những lời khuyên phù hợp

Kết thúc hoạt động: Trong bản thiết kế, giáo viên cần mô tả rõ hoạt động củng

cố kiến thức trọng tâm, nếu là trò chơi cần trình bày rõ luật chơi, cách chơi và cáchthức tổ chức cho trẻ chơi

Giai đoạn 2: Tổ chức thực hiện Đây là quá trình giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục đối với trẻ.

Giáo viên thực hiện theo kế hoạch đã chuẩn bị với 3 bước:

Bước 1: Tạo hứng thú: Giáo viên sử dụng các phương pháp, kĩ thuật trong bảnthiết kế để tìm hiểu, khơi gợi, kích thích hứng thú của trẻ, tạo tâm thế tốt nhất để trẻ

Trang 39

tham gia vào hoạt động Cho trẻ tự chọn vai chơi, nếu trẻ không muốn nhận GV nênkhuyến khích động viên trẻ, khơi dậy sự tò mò đối với vai chơi thông qua việc giáoviên giới thiệu sơ lược nhân vật mà trẻ đóng vai.

Bước 2: Trọng tâm: Giáo viên tiến hành tổ chức cho trẻ khám phá nội dungtrọng tâm theo tiến trình đã thiết kế Chú ý bao quát trẻ, phát huy tính tích cực của trẻ,linh hoạt xử lý các tình huống sư phạm phát sinh trong quá trình tổ chức hoạt độngcho trẻ để giải quyết

- Giáo viên tổ chức, hướng dẫn khuyến khích để trẻ tự đưa ra kỹ năng giao tiếpsáng tạo trong quá trình chơi, trẻ được luân chuyển các vai chơi, GV lắng nghe vàchấp nhận các ý kiến sử dụng ngôn ngữ của trẻ: cùng chia sẻ ý tưởng chơi với trẻ;Chấp nhận ý tưởng của trẻ, không áp đặt trẻ chơi theo ý của GV.Về mặt này GV cầnlưu ý:

+ Hỗ trợ nhóm trẻ và hỗ trợ từng cá nhân trẻ đúng lúc khi trẻ thể hiện kỹ nănggiao tiếp trong quá trình đóng vao: Trong quá trình chơi có thể trẻ không giải quyếtđược GV hỗ trợ trẻ tìm cách giải quyết

+ Không vội vàng can thiệp vào các tình huống xảy ra trong khi chơi, bình tĩnhlắng nghe và đưa ra những lời khuyên về kỹ năng giao tiếp phù hợp: Khi có tìnhhuống xẩy ra trong khi chơi GV: Chú ý quan sát, lắng nghe; Không vội vàng canthiệp ngay khi chưa thực sự cần thiết; Để trẻ tự giải quyết tình huống theo ngôn ngữcủa trẻ

+ Luôn tin tưởng, khuyến khích trẻ sử dụng kỹ năng giao tiếp: Khen ngợi, độngviên những thành công dù nhỏ của trẻ một cách kịp thơi; Không chê cười khi trẻ thấtbại, động viên để trẻ tiếp tục cố gắng

- Tạo cơ hội để tất cả trẻ được tham gia vào các trò chơi, góc chơi: Chuẩn bị cácgóc, các đồ chơi, các nguyên vật liệu đảm bảo cho mọi trẻ được hoạt động, trảinghiệm trong khi chơi; Khuyến khích tất cả trẻ tích cực tham gia vào trò chơi; Luânchuyển để trẻ được thay phiên nhau tham gia vào tất cả các trò chơi, góc chơi

- Tổ chức đa dạng các loại trò chơi đóng vai để đáp ứng nhu cầu kỹ năng giaotiếp, khám phá, học hỏi, sáng tạo của tất cả trẻ, phát triển các năng lực cá nhân, : GV

Trang 40

tổ chức hướng dẫn nhiều loại trò chơi: Đóng vai, đóng kịch, vận động, học tập, xây dựng, tổ chức các hoạt động trải nghiệm đa dạng về nội dung, về hình thức tổ chức.

- Lồng ghép/ tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp theo kế hoạch đangtriển khai vào các vai chơi

- Giáo viên cần tận dụng các tình huống thực tế trong khi chơi để giúp trẻ trảinghiệm, thực hành giáo dục kỹ năng giao tiếp, học cách giải quyết vấn đề, khám phácái mới:

- Mở rộng nội dung/nâng cao yêu cầu của trò chơi để hỗ trợ trẻ bằng nhiều cáchnhư: thông qua câu hỏi gợi mở; bổ sung thêm đồ chơi, nguyên vật liệu chơi, thay đổiluật chơi nhằm giáo dục kỹ năng giao tiếp thường xuyên liên tục

Bước 3: Kết thúc

Giáo viên tổ chức chơi trò chơi củng cố kiến thức trọng tâm vừa cung cấp chotrẻ hoặc hoạt động củng cố theo kế hoạch GV tổ chức cho trẻ dừng trò chơi và hoạtđộng vui chơi khi phần lớn trẻ giảm nhu cầu và hứng thú chơi, khi đến thời điểm thựchiện hoạt động tiếp nối trong kế hoạch hàng ngày

Giải đoạn 3: Đánh giá và rút kinh nghiệm

Đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thôngqua trò chơi đóng vai tại trường mầm non là yêu cầu sư phạm khi kết thúc hoạt độngchơi của trẻ GV gợi ý để trẻ nhận xét về buổi chơi dưới hình thức nhóm, cả lớp:Nhận xét những hành vi đạt được hay chưa đạt được về giao tiếp của bản thân, củabạn trong quá trình chơi, sự thể hiện hành động của vai chơi Nên tránh tình trạng trẻchỉ trích lẫn nhau, làm giảm hứng thú và hiệu quả của hoạt động chơi

Đánh giá cuối ngày: Giáo viên tổng hợp những điểm nổi bật của trẻ khi giáodục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại trườngmầm non theo ba tiêu chí: Tình trạng sức khỏe; Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vicủa trẻ; Kiến thức, kĩ năng Đánh giá nhằm kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt độngchăm sóc, giáo dục trẻ hằng ngày

Đánh giá theo mỗi hoạt động vui chơi: Giáo viên đánh giá mức độ phát triểncủa trẻ ở mỗi hoạt động vui chơi theo chủ đề khác nhau trong giáo dục kỹ năng giaotiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai tại trường mầm non về khảnăng, hành vi, kiến thức, kỹ năng của mỗi hoạt động vui chơi

Ngày đăng: 29/04/2023, 18:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w