1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non thành phố hải dương

111 774 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 2,7 MB

Nội dung

Giả thuyết khoa họcNếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻmẫu giáo 5-6 tuổi phù hợp với mục tiêu giáo dục của độ tuổi, đặc điểm giáodục mầm non của thành phố Hả

Trang 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN h ttp : // www lr c.tnu.e d u.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ MÙI

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA

TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN, 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ MÙI

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA

TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục

Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN THỊ MINH HUẾ

THÁI NGUYÊN, 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan danh dự đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công

bố trong bất kỳ một công trình nào khác

Tác giả luận văn

Trần Thị Mùi

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học

Sư phạm - Đại học Thái Nguyên; các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy,trang bị cho tôi hệ thống tri thức quý báu về khoa học quản lý giáo dục, nhữngphương pháp nghiên cứu khoa học

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩTrần Thị Minh Huế - Người hướng dẫn khoa học - đã trực tiếp tận tình giúp đỡ,chỉ bảo ân cần và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thànhluận văn này

Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phốHải Dương, Ban Giám hiệu, giáo viên Trường Mầm non An Châu; TrườngMầm non Thượng Đạt; Trường Mầm non Nam Đồng; Trường Mầm non HươngSen; Trường Mầm non Ái Quốc trên địa bàn thành phố đã nhiệt tình, tráchnhiệm cung cấp số liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thànhluận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn độngviên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập

Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian và khả năng có hạn,luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót Tác giả kính mong nhận được sựgóp ý, chỉ bảo của quý thầy, cô cùng các bạn đồng nghiệp

Xin trân trọng cảm ơn!

Hải Dương, tháng 4 năm 2016

Tác giả

Trần Thị Mùi

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC .iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

5 1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 5

1.1.2 Những nghiên cứu trong nước 7

1.2 Những khái niệm công cụ 9

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 9

1.2.2 Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 10

1.2.3 Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 12

1.2.4 Quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non 12

1.2.5 Biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non 12

Trang 6

1.3 Một số vấn đề lý luận về tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu

giáo ở trường mầm non 13

1.3.1 Khái quát hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 13

1.3.2 Tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non 20

1.4 Một số vấn đề về quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non 28

1.4.1 Vai trò của người hiệu trưởng trường mầm non trong quản lý hoạt động vui chơi của trẻ 28

1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non 29

1.4.3 Phương pháp quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi ở trường mầm non 34

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non 36

Kết luận chương 1 39

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON TP HẢI DƯƠNG, TỈNH HẢI DƯƠNG 40

2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng 40

2.1.1 Vài nét về giáo dục mầm non thành phố Hải Dương 40

2.1.2 Mục tiêu khảo sát 41

2.1.3 Đối tượng và quy mô khảo sát 41

2.1.4 Nội dung khảo sát 41

2.1.5 Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu 42

2.2 Thực trạng nhận thức về tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

42 2.2.1 Nhận thức của CBQL, GV về các khái niệm 42 2.2.2 Nhận thức của CBQL, GV về mục tiêu và nhiệm vụ tổ chức

Trang 7

2.2.3 Nhận thức của CBQL, GV về sự cần thiết của việc tổ chức

HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong bối cảnh hiện nay 46

2.2.4 Nhận thức về nội dung quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non 47

2.3 Thực trạng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Hải Dương 48

2.3.1 Thực trạng nội dung hoạt động vui chơi được tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Hải Dương 48

2.3.2 Thực trạng mức độ tổ chức các loại trò chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Hải Dương 50

2.3.3 Thực trạng sử dụng phương pháp tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non 53

2.3.4 Thực trạng sử dụng hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Hải Dương

55 2.4 Thực trạng quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Hải Dương 56

2.4.1 Thực trạng nội dung quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Hải Dương 57

2.4.2 Thực trạng phương pháp quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Hải Dương 58

2.4.3 Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Hải Dương 59

2.5 Đánh giá chung về khảo sát thực trạng 61

2.5.1 Những ưu điểm và kết quả chính 61

2.5.2 Những nguyên nhân và hạn chế của thực trạng 61

Kết luận chương 2 63

Trang 8

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA

TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON TP HẢI DƯƠNG, TỈNH

HẢI DƯƠNG 64

3.1 Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Hải Dương 64

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo quán triệt mục tiêu của GDMN 64

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 64

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính an toàn 64

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo phù hợp thực tiễn, đảm bảo tính khả thi 65

3.1.5 Đảm bảo tính kế thừa và tính đồng bộ 65

3.2 Một số biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Hải Dương 66

3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về tổ chức HĐVC và quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non 66

3.2.2 Biện pháp2: Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 68

3.2.3 Biện pháp 3: Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động vui chơi cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu tổ chức hiệu quả HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 70

3.2.4 Biện pháp 4: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường tổ chức hoạt động vui chơi an toàn, hiệu quả cho trẻ 72

3.2.5 Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 74

3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của biện pháp quản lý HĐVC

75 3.3.1 Mục đích khảo nghiệm 75

3.3.2 Nội dung, cách thức khảo nghiệm 75

3.3.3 Kết quả khảo nghiệm 76

Kết luận chương 3 78

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BGD&ĐT Bộ giáo dục và đào tạo

CBG Chưa bao giờ

CBQL Cán bộ quản lý

CBQL, GV Cán bộ quản lý, giáo viên CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục CĐSHHN Chế độ sinh hoạt hàng ngày CNH-HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóaCSGD Chăm sóc giáo dục

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Nhận thức của CBQL, GV về các khái niệm công cụ 44

Bảng 2.2 Nhận thức của CBQL, GV về mục tiêu và nhiệm vụ tổ chức

HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non 45Bảng 2.3 Nhận thức về sự cần thiết của việc tổ chức HĐVC cho trẻ

mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non trong bối cảnh hiện nay 46Bảng 2.4 Nhận thức về nội dung quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6

tuổi ở trường mầm non 47Bảng 2.5 Thực trạng nội dung HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở

trường mầm non thành phố Hải Dương 49Bảng 2.6 Thực trạng mức độ tổ chức các loại trò chơi trong chế độ

sinh hoạt hàng ngày của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm

non thành phố Hải Dương 51Bảng 2.7 Thực trạng sử dụng phương pháp tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Hải Dương 54Bảng 2.8 Thực trạng hình thức tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6

tuổi ở trường mầm non thành phố Hải Dương 56Bảng 2.9 Thực trạng nội dung quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6

tuổi ở trường mầm non thành phố Hải Dương 57Bảng 2.10 Thực trạng phương pháp quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-

6 tuổi 59Bảng 2.11 Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐVC của trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi 60Bảng 3.1 Đánh giá của CBQL, GV về mức độ cần thiết của các biện pháp

quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non 76

Trang 11

quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non 77

Trang 12

về nhiều măt, đồng thơi cũng la phat triển tiền đề cho sư hinh thanh nhân cach,năng lưc con ngươi cho tương lai Cac nghiên cưu cho thấy lưa tuôi nay cầnđươc quan tâm đặc biêt Hoat đông vui chơi đong vai trò la hoat đông chu đaocua tre mầm non.

Vui chơi là hoạt động chủ đạo, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sốngcủa trẻ mẫu giáo Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo và tạo ra cáctình huống giáo dục để trẻ được giải quyết trong khi chơi là yếu tố quan trọngkhông chỉ đáp ứng nhu cầu được chơi của trẻ mà còn giúp trẻ hình thành vàphát triển cấu trúc tâm lý mới trong nhân cách

Trẻ lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi có thể chơi độc lập, tương đối hoàn chỉnh,trọn vẹn tất cả trò chơi Trẻ chơi cùng nhau, cùng chia sẻ mục đích, ý tưởngchơi, cùng quyết định những gì muốn chơi Trẻ thường thích được chơi vớinhiều trẻ khác Trẻ chơi theo nhóm 5-6 tre gồm cả bạn trai, bạn gái và ủng hộnhau trong khi chơi

Để trẻ tham gia chơi một cách tích cực và đạt hiệu quả thì yếu tố cầnthiết phải có là các trò chơi để tổ chức các hoạt động vui chơi đáp ứng tốt cácyêu cầu giáo dục Trong các nghiên cứu về giáo dục học mầm non, đã có côngtrình nghiên cứu quản lý hoạt động vui chơi nói chung cho trẻ mẫu giáo songlàm thế nào để quản lý hoạt động vui chơi hiệu quả thì vấn đề này cần thiếtđược nhìn nhận và nghiên cứu dưới góc độ quản lý giáo dục mầm non Vấn đề

lý luận về quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầmnon hầu như chưa được nghiên cứu hoặc mặc dù được nghiên cứu song chưachuyên sâu và chưa đầy đủ

Trang 13

1.2 Về mặt thực tiễn

Hải Dương là môt thành phố lơn có 21 trương mầm non công lâp và hơn

30 trương mầm non tư thuc Thực tế ơ các trường mầm non trong thanh phốHai Dương những năm gần đây cho thấy bên cạnh những bất cập về cơ sở vậtchất, hiệu quả hoạt động giáo dục, tay nghề giáo viên thì có cả vấn đề quản lýhoạt động để tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ Đặc biệt việc quản lý hoạtđộng để tổ chức hoạt động vui chơi cho tre chưa đươc cac trương coi trong, vivây không đáp ứng được yêu cầu vui chơi hiện nay của trẻ

Tuy vậy hiện nay công tác này vẫn chưa được quan tâm thích đáng, một

số trường cũng đã quan tâm đến công tác quản lý hoạt động vui chơi để tổ chứchoạt động vui chơi cho trẻ song hiệu quả chưa cao vì chưa có cách giải quyếtthỏa đáng dựa vào nghiên cứu Trong khi đó vấn đề này phải được giải quyếttrên cơ sở nghiên cứu thì mới có thể có biện pháp triệt để

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Hải Dương" làm đề tài luận văn thạc sĩ QLGD.

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động vui chơicủa trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo

ở các trường mầm non thành phố Hải Dương

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở cáctrường mầm non thành phố Hải Dương

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Hải Dương

Trang 14

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻmẫu giáo 5-6 tuổi phù hợp với mục tiêu giáo dục của độ tuổi, đặc điểm giáodục mầm non của thành phố Hải Dương và nhu cầu, đặc điểm giáo dục trẻmẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non để áp dụng trong hoạt động quản lý củangười hiệu trưởng sẽ nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi, chấtlượng giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố HảiDương, tỉnh Hải Dương hiện nay

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Hải Dương

5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Hải Dương

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Về nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt độngvui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non của hiệu trưởng nhàtrường (chủ thể của các biện pháp quản lý là hiệu trưởng nhà trường)

6.2 Về khách thể khảo sát

Đề tài khảo sát 15 CBQLGD, 30 GV mầm non thuộc Trường Mầmnon An Châu; Trường Mầm non Thượng Đạt; Trường Mầm non Nam Đồng;Trường Mầm non Hương Sen; Trường Mầm non Ái Quốc ở thành phố HảiDương, tỉnh Hải Dương

6.3 Thời gian nghiên cứu

Từ ngày 01 tháng 8 năm 2015 đến ngày 01 tháng 02 năm 2016

Trang 15

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Đề tài sử dụng các phương pháp: tổng hợp, hệ thống hoá, phân tích tàiliệu, phương pháp lịch sử để nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạtđộng vui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Đề tài sử dụng các phương pháp: quan sát, điều tra (viết, phỏng vấn),nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm, phương pháp chuyên gia để nghiêncứu thực trạng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và quản lýhoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố HảiDương và nguyên nhân của thực trạng

Sử dụng phương pháp chuyên gia để xin ý kiến về định hướng, nội dung,phương pháp nghiên cứu; kiểm định tính đúng đắn của các kết quả nghiên cứu

lý luận và thực tiễn của đề tài

Đề tài sử dụng phương pháp khảo nghiệm để xin ý kiến về các biện pháp

đề xuất, có cơ sở để khẳng định tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đềxuất

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu từphiếu khảo sát, phỏng vấn, tính toán các chỉ số định lượng, định tính trongnghiên cứu

8 Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo5-6 tuổi ở trường mầm non

Chương 2 Thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6tuổi ở trường mầm non thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Chương 3 Biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6tuổi ở trường mầm non thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Ngoài ra, luận văn còn có phần Danh mục các chữ viết tắt, Danh mụcbảng, Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị; Tài liệu tham khảo và Phụ lục

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài

Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, cóvai trò quan trọng trong việc hình thành những cơ sở nền tảng cho sự phát triểnlâu dài về nhân cách của con người Vì vậy, hầu hết các quốc gia và các tổ chứcgiáo dục quốc tế đều rất quan tâm đến công tác giáo dục mầm non; đã có nhiềunhà khoa học nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo và nâng cao chấtlượng GDMN

Spodek (1990) nhà giáo dục người Mỹ cho rằng người lớn chúng takhông thể quyết định dạy trẻ cái gì (nội dung) mà quên đi trẻ em học thế nào,bởi vì “học như thế nào” liên quan nhiều đến phương pháp Nội dung chươngtrình (học cái gì), các quá trình học (học như thế nào), các chiến lược giảng dạy(dạy như thế nào), môi trường (hoàn cảnh học) và các chiến lược đánh giá (chobiết việc học tập xảy ra như thế nào) là những vấn đề có quan hệ qua lại vớinhau và tạo nên chương trình GDMN (Brekdekamp, 1992)

Vào thời Khổng Tử, ông đã có phương pháp giáo dục, học là phải luyện

tập thường xuyên thì mới giúp con người có những nét tính cách riêng “học mà

cứ thường thường tập luyện thì trong bụng lại không thỏa thích hay sao?” Và

học phải đi đôi với luyện tập để trở thành thói quen, hình thành những nét tính

cách ngay từ lúc nhỏ“tập được từ lúc nhỏ như thiên tính, thói quen như tự

nhiên” Với phương pháp này ông muốn những nhà giáo dục phải thường

xuyên tổ chức phương pháp luyện tập trong quá trình giáo dục con người.[14,tr34]

Với trẻ em, chơi là hình thức cơ bản giúp trẻ phát triển khả năng suy

Trang 17

trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu

Trang 18

giáo Thông qua trò chơi giúp trẻ hình thành và phát triển cấu trúc tâm lý mớitrong nhân cách của trẻ Hoạt động chơi tạo ra những biến đổi về chất, có ảnhhưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách trẻ mẫu giáo và chơi là tiền đềcho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo.[1]

Nhà sư phạm Tiệp Khắc kiệt xuất - J.A Cômenxki (1592 - 1670) đã đặt

cơ sở cho khoa học sư phạm Ông cho rằng nguyên tắc phù hợp với tự nhiên lànguyên tắc cơ bản của công tác GD Theo ý kiến của ông, để GD đạt được kếtquả tốt nhà sư phạm cần nghiên cứu những quy luật tự nhiên và đi theo các quyluật của tự nhiên của sự hình thành nhân cách trong tổ chức các hoạt động chotrẻ Ông nhấn mạnh đến tự nhiên bao quanh con người, tổ chức các HĐVC theohướng hòa nhập với môi trường tự nhiên xung quanh trẻ để giúp trẻ phát triểnnhân cách Cho đến nay, nguyên tắc phù hợp với tự nhiên do Cômenxki nêu lênvẫn giữ được ý nghĩa của nó

Maria Montessori (1896 - 1952) là bác sĩ, nhà tâm lí GD của nước Ý đãdựa trên nền tảng của tâm lí học phát triển và cho rằng trẻ em là một chủ thể tíchcực, chủ động, tự lựa chọn nội dung và tiến hành hình thức học tập của mìnhmột cách độc lập Hình thức học này gọi là “hoạt động tự do”, “vui chơi tựdo” Trong quá trình CSGD trẻ em bà đưa ra 8 nguyên tắc GD cơ bản Trong

đó nguyên tắc “vui chơi và nhận thức” được nhắc đến đầu tiên Bà nhấn mạnhđến việc trẻ chỉ được phát triển khi trẻ vui chơi, bà cho rằng vui chơi và nhậnthức có mối quan hệ với nhau, suy nghĩ và vui chơi là một quá trình, GD nêntăng cường các hoạt động vui chơi để mở đường cho hoạt động nhận thức củatrẻ

Tác giả Tina Bruce (1991) chuyên gia GDMN của Úc đã nghiên cứu và

tóm tắt về giá trị của việc chơi đùa như sau: “Các nghiên cứu về não bộ, cũng

Trang 19

cầu được

Trang 20

vui chơi của tuổi thơ Chơi đùa đóng vai trò là cơ chế tiếp sức cho những suy nghĩ mang tính can đảm, sáng tạo và nghiêm túc ở tuổi trưởng thành”.[7, tr1]

Trong “Sổ tay hiệu phó chuyên môn”, tác giả A.I.Vaxiliepva đánh giá rấtcao tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ Tác giảcho rằng muốn quản lý tốt hoạt động này thì người quản lý phải quan sát vàphân tích được HĐVC của trẻ và nắm vững đặc điểm riêng biệt của các trò chơi

thì mới bồi dưỡng tốt cho giáo viên về công tác tổ chức HĐVC “Quan sát và

phân tích HĐVC đó là một việc rất phức tạp Điều này nó gắn liền với ý nghĩa của trò chơi trong sự phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo, với vị trí của nó trong quá trình giáo dục ở trường mầm non, với những thể loại trò chơi khác nhau cùng những đặc điểm riêng biệt Nếu người lãnh đạo nắm vững đặc điểm riêng biệt này thì việc phân tích HĐVC sẽ được sâu sắc hơn và có thể giúp đỡ các cô giáo mẫu giáo một cách kịp thời”.[2]

Có thể nhận thấy, những công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra ý nghĩacủa HĐVC đối với trẻ mẫu giáo và công tác quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáotrong mối quan hệ với quản lý, tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ ởtrường mầm non

1.1.2 Những nghiên cứu trong nước

Tiếp cận công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về tổ chức vàquản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo nói chung, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trườngmầm non trong nhiều năm qua đã có một số nghiên cứu tiêu biểu của các tácgiả trong nước về nội dung này

Trong cuốn “Hướng dẫn tổ chức HĐVC”, tác giả Nguyễn Thị NgọcChúc (1981) đã đề cập đến các loại trò chơi, mức độ các mối quan hệ trong tròchơi của trẻ Đó là: chơi không có tổ chức, chơi một mình, chơi cạnh nhau,

Trang 21

chơi với nhau trong một thời gian ngắn, chơi với nhau lâu trên cơ sở hứng thúvới nội dung chơi Tác giả khẳng định kết quả của hai mức độ cuối phụ thuộcvào kỹ năng hướng dẫn trẻ chơi của mỗi giáo viên.[6, tr 17]

Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà nghiên cứu việc “Tổ chức cho trẻ vui chơi

ở trường mẫu giáo” với nhiều nội dung rất phong phú, đa dạng đã có kết luận

rằng “Việc tổ chức cho trẻ vui chơi và việc hướng dẫn các trò chơi cho trẻ có

những nội dung, phương pháp khác nhau” và “Giáo viên phải nắm được tình hình vui chơi của trẻ trong lớp và các phương pháp hướng dẫn để phát triển trò chơi cho trẻ”.[9]

Trong cuốn “Tổ chức, hướng dẫn trẻ mẫu giáo chơi”, các tác giả NguyễnThị Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Hòa, Đinh Văn Vang cũng đã nói rất nhiều về tầmquan trọng của việc tổ chức HĐVC cho trẻ và nhấn mạnh “Tổ chức chơi cho trẻ

là tổ chức cuộc sống của trẻ”.[24, II, tr7-8-9]

Trong Tài liệu bồi dưỡng CBQL và GVMN (2006), Bộ Giáo dục và Đàotạo cũng nhấn mạnh “Vui chơi là hoạt động chủ đạo, có tác dụng giáo dục vàphát triển trẻ toàn diện, giáo viên cần hiểu rõ tầm quan trọng và cách thức tiếnhành, đánh giá HĐVC theo những yêu cầu mới trong chương trình GDMN”.[3]

Có thể nói trong GDMN đã có các công trình nghiên cứu về chươngtrình GD, về các hoạt động giáo dục, về cách tổ chức các HĐVC nhưng đếnnay chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề quản lý hoạt động vui chơi củatrẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non theo hiểu biết của người nghiên cứu

Vì vậy, dựa trên kết quả nghiên cứu của các công trình kể trên, tôi mạnh dạn

nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở

trường mầm non Thành phố Hải Dương” với mong muốn kết quả nghiên cứu

góp phần làm phong phú thêm thông tin về lý luận và thực tiễn cho vấn đề này

Trang 22

1.2 Những khái niệm công cụ

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

1.2.1.1 Quản lý

Quản lý không chỉ là một dạng hoạt động cụ thể mà đã trở thành mộtkhoa học, một nghệ thuật và là một nghề phức tạp nhất trong xã hội hiện đại.Chính vì thế, lý luận về quản lý ngày càng phát triển phong phú

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm quản lý:

Quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ chức với những bản chấtkhác nhau nó bảo toàn cầu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động,thực hiện những chương trình, mục tiêu hoạt động

Hoạt động có sự tác động qua lại giữa hệ thống và môi trường, do đó:Quản lý được hiểu là bảo đảm hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sựbiến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển hệ thống đến trạng tháimới thích ứng với những hoàn cảnh mới

Quản lý là một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thểngười- thành viên của hệ, nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới mụcđích dự kiến

Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức

và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động

Quản lý nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu củatừng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội

Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệthống thông tin của chủ thể đến khách thể quản lý

Chúng tôi cho rằng: Quản lý là quá trình tác động có mục đích của chủthể quản lý lên khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng quản lýnhằm sử dụng có hiệu quả tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt mục tiêu đặt

ra Quản lý là sự tác động điều khiển, hướng dẫn các quy trình xã hội và hành

vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích đã xác định

Trang 23

1.2.1.2 Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạchcủa chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến mọi yếu tố trong hệ thống nhằmđảm bảo chu trình vận hành của các cơ quan trong hệ thống giáo dục và tiếp tụcduy trì, phát triển hệ thống cả về số lượng và chất lượng Hay nói cách khác,QLGD là một quá trình diễn ra những tác động quản lý, đó là những hoạt độngđiều hành các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo thế

hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội

1.2.1.3 Quản lý nhà trường

Nhà trường là đơn vị cơ sở của hệ thống giáo dục, nơi tổ chức các hoạtđộng giáo dục và đào tạo để hình thành nhân cách cho con người đáp ứng yêucầu của xã hội Để nhà trường vận hành hiệu quả cần thiết phải thực hiện chứcnăng quản lý, nhà trường cần được quản lý bởi vai trò của các nhà quản lý màđứng đầu là hiệu trưởng nhà trường

Quản lý nhà trường là quá trình tác động của hiệu trưởng nhằm thực hiệnđường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình đưa nhàtrường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, với thế

hệ trẻ và tới từng học sinh

Quản lý trường mầm non là những hoạt động, là các tác nghiệp của hiệutrưởng tác động đến tập thể, những con người nhằm tổ chức, điều khiển phốihợp các hoạt động của họ trong quá trình giáo dục để đạt được mục tiêu chămsóc, giáo dục trẻ

1.2.2 Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là trẻ em đang ở giai đoạn cuối cùng của lứa tuổimầm non, chuẩn bị vào học lớp một

Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có cấu tạo tâm lý đặc trưng của con người đangđược hình thành và phát triển rất mạnh mẽ Những thuộc tính tâm lý cũng như

Trang 24

những phẩm chất nhân cách hình thành, phát triển được ở độ tuổi này là điềukiện hết sức quan trọng để tạo ra một sự chuyển tiếp mạnh mẽ ở độ tuổi sau.

Về đặc điểm tâm lý, chúng ta có thể thấy rõ điều này khi chứng kiếnnhững hoạt động chơi đùa không mệt mỏi của trẻ, không chỉ là sự vui thích màtrẻ còn có khả năng tập trung để hiểu và chấp nhận luật lệ của các trò chơi, còntrong lớp thì đã biết ngồi yên để lắng nghe các câu chuyện kể Đa số trẻ tronggiai đoạn này phát triển tốt kỹ năng sử dụng bàn tay, biết cầm bút chì và cắtbằng kéo, nhận ra sự khác biệt của các hình khối, biết phân biệt lớn - bé, cao-thấp, gần- xa Vì thế một mặt người lớn cần phải tích cực giúp trẻ đạt đượcnhững kỹ năng quan trọng và cần thiết nhưng mặt khác không nên nhồi nhétnhững điều vượt quá khả năng mà trẻ có thể đạt được

Một đặc điểm tâm lý quan trọng trong độ tuổi này là ý thức bản ngã (cáitôi) đã hình thành ở lứa tuổi nhà trẻ tiếp tục phát triển mạnh Trẻ bắt đầu biếtphân biệt một cách rõ ràng giữa bản thân và những người xung quanh Trẻ có ýthức về tính sở hữu, biết cái gì của mình và cái gì của người khác Tuy nhiênđiều này tùy thuộc khá nhiều vào cách giáo dục của cha mẹ

Hoạt động và sở thích của trẻ 5-6 tuổi xoay quanh gia đình và nhàtrường Trẻ thích chơi với đồ chơi của mình ở nhà nhưng cũng biết chia sẻ đồchơi với bạn bè ở trường Trẻ 5-6 tuổi vẫn thích chơi qua trí tưởng tượng Trẻgái thường thích chơi trò chơi gia đình như chăm sóc búp bê, tái hiện cuộc sống

ở gia đình và nhà trường trong khi chơi Trẻ trai bên cạnh việc chơi những tròchơi sắm vai, làm siêu nhân hay hiệp sĩ cũng có thể chơi như vậy

Đây là lứa tuổi phát triển khá hoàn chỉnh về khả năng giao tiếp, trẻ có thểnói những câu đầy đủ, đôi khi phức tạp; cũng có thể hiểu được những câu nóidài của người khác Điều này là cơ sở cho trẻ tiếp nhận những kiến thức củalớp một và các cấp học tiếp theo

Trang 25

Ở lứa tuổi này, HĐVC mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề làhoạt động chủ đạo, chi phối toàn bộ đời sống của trẻ; các quá trình tâm lý củatrẻ cũng phát triển mạnh Tư duy trực quan hình tượng chiếm ưu thế và bắt đầunảy sinh những yếu tố của tư duy logic Cũng chính ở lứa tuổi này, trẻ có nhucầu rất lớn trong việc tìm hiểu và tham gia tích cực vào cuộc sống xung quanh.

1.2.3 Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo

Khác với hoạt động vui chơi nói chung của con người, hoạt động vuichơi của trẻ mẫu giáo là hoạt động trẻ mô phỏng, tái tạo lại các mối quan hệgiữa con người với con người, con người với tự nhiên trong xã hội bằng việcnhập vai hay đóng vai một nhân vật nào đó

Vui chơi là hoạt động có động cơ nằm trong quá trình chơi của trẻ(A.N.Lêônchiev), khi chơi trẻ không chủ tâm vào một lợi ích thiết thực nào.Chơi mang lại cho trẻ một trạng thái tinh thần vui vẻ, phấn khởi, dễ chịu Vuichơi cần cho mọi người ở mọi độ tuổi Đối với trẻ mẫu giáo, vui chơi là hoạtđộng tạo nên cuộc sống của chúng

1.2.4 Quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo là hệ thống tác động có mục đích, có kếhoạch của nhà quản lý (hiệu trưởng nhà trường/tổ trưởng chuyên môn/giáo viênmầm non) đến các yếu tố của hệ thống sư phạm nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ,

kế hoạch tổ chức HĐVC để hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ theomục tiêu của HĐVC nói riêng, mục tiêu giáo dục mầm non nói chung

1.2.5 Biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

Biện pháp là cách làm cụ thể, cách thực hiện cụ thể một công việc nào đónhằm đạt được mục đích đề ra

Trang 26

Biện pháp quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non làcách làm, cách thức tổ chức, quản lý của nhà quản lý - hiệu trưởng nhà trường

để nâng cao hiệu quả tổ chức HĐVC cho trẻ, đáp ứng mục tiêu giáo dục toàndiện nhân cách trẻ theo mục tiêu cấp học mầm non

1.3 Một số vấn đề lý luận về tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

1.3.1 Khái quát hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo

1.3.1.1 Nguồn gốc HĐVC của trẻ mẫu giáo

Có nhiều quan điểm khác nhau của các nhà khoa học về vấn đề này:Các nhà TLH - GDH theo trường phái sinh học cho rằng: Chơi là do bảnnăng của con người, chơi là để giải phóng năng lượng dư thừa và trò chơi củatrẻ em giống như trò chơi của động vật Từ đó, họ phủ nhận nguồn gốc xã hộicủa trò chơi, phủ nhận những ảnh hưởng của môi trường xã hội đến nội dungchơi của trẻ (K Grooss, C Koll)

Trường phái phân tâm học coi chơi là những giấc mơ, mộng ảo, chơimang tính vô thức và đứa trẻ như là những sinh vật mỏng manh, yếu ớt, nó phảichịu đựng sự thiếu hụt của mình một cách bệnh hoạn Từ đó, họ cho rằng chơichính là phương tiện, con đường giúp trẻ bù đắp lại những thiếu hụt của mình

và để trả thù những người xung quanh luôn cấm đoán trẻ (Z Freud, A.Atller)

Các nhà TLH - GDH Mácxit cho rằng chơi có nguồn gốc từ trong laođộng và chuẩn bị cho trẻ tham gia vào lao động và nội dung chơi phản ánh cuộcsống hiện thực xung quanh trẻ

Tác giả N.K.Crupxkaia cho rằng: “Trẻ có nhu cầu chơi vì trẻ mong muốn

được hiểu biết về cuộc sống xung quanh, hơn nữa, trẻ mẫu giáo thích bắt chước người lớn và thích được hoạt động tích cực với bạn bè cùng tuổi Chơi

Trang 27

Khi đi phân tích về trò chơi của trẻ mẫu giáo, các nhà Tâm lý học hoạtđộng như X.L.Ru Binstein, A.N.Lêônchiev, G.X Coxchuc, B.Ph.Lomov lạicho rằng chơi xuất hiện không phải do ngẫu nhiên, mà chơi là sản phẩm sángtạo của cá nhân thuần túy dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường xungquanh Thông qua chơi, trẻ lĩnh hội được kinh nghiệm lịch sử - xã hội và chơichỉ trở thành phương tiện giáo dục khi có sự hướng dẫn sư phạm đúng đắncủa người lớn [27]

Nhận xét: Các quan điểm trên về hoạt động chơi của trẻ mẫu giáo mớichỉ dừng lại ở một khía cạnh nhất định hoặc là quá đề cao cơ sở sinh học củatrò chơi coi nhẹ tính xã hội của nó hoặc ngược lại Những quan điểm trên chưaphản ánh hết được nguồn gốc của trò chơi và HĐVC của trẻ mẫu giáo

Theo quan điểm triết học mác xít, các yếu tố sau tạo nên nguồn gốc, làmnảy sinh trò chơi và hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo: Sự phát triển thể chấtchính là tiền đề vật chất - là nguồn gốc đầu tiên của sự xuất hiện trò chơi củatrẻ mẫu giáo; hoạt động (nhân tố quyết định); môi trường sống của trẻ (trong đóchứa đựng các mối quan hệ xã hội và vốn kinh nghiệm xã hội mà trẻ có thể họctập và lĩnh hội để thể hiện và trải nghiệm trong trò chơi); Bên cạnh đó, mặc dùchơi là hoạt động của trẻ nhưng vẫn cần có sự hướng dẫn sư phạm của ngườilớn để giúp trẻ làm quen với phương thức hành động của loài người với đồ vật

và làm quen với cách thức giao tiếp của họ

1.3.1.2 Bản chất HĐVC của trẻ mẫu giáo

Bản chất hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo là quá trình trẻ tự tổ chức,

tự điều khiển các hành động chơi để thỏa mãn các nhu cầu tự nhiên và xã hộicủa mình dưới vai trò chủ đạo của người cô giáo mầm non

Trang 28

1.3.1.3 Đặc điểm HĐVC của trẻ mẫu giáo

Chơi của trẻ em không phải là thật mà là sự mô phỏng, là hoạt động cótính chất mô hình hóa những hoạt động thật dưới sự tưởng tượng và thể hiệncủa trẻ nhưng tất cả những gì trẻ thể hiện ra trong khi chơi như nhận thức, thái

độ, tình cảm lại rất chân thật Khi trẻ đóng vai mẹ chăm sóc con ốm là giả vờnhưng tình cảm và hành động của trẻ bộc lộ là những tình cảm của người mẹ cócon ốm thật: Trẻ lo lắng khi con sốt cao, nâng niu con trên tay, đối xử nhẹnhàng, âu yếm với con Hoạt động vui chơi của trẻ em là hoạt động mangmàu sắc xúc cảm chân thực mạnh mẽ, trẻ em chơi với tất cả sự say mê và lòngnhiệt tình vốn có của nó Trò chơi tác động mạnh mẽ đến trẻ em bởi nó thâmnhập dễ dàng vào thế giới tình cảm của trẻ mà tình cảm đối với trẻ lại là động

cơ hành động mạnh mẽ nhất

Chơi là hoạt động không nhằm tạo ra sản phẩm (kết quả vật chất)nhưng có ý nghĩa quan trọng, nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, nhu cầu đượcchơi của trẻ Khác với các hoạt động khác, hoạt động vui chơi của trẻ emmang tính vô tư, trong sáng Khi chơi, trẻ không chủ tâm nhằm tới những lợiích thiết thực nào cả (so với hoạt động lao động, học tập) Vui là thuộc tínhvốn có của trò chơi đối với trẻ MG

Chơi là một hoạt động độc lập, tự điều khiển, mang tính sáng tạo và tự

do của trẻ: Hơn bất kỳ một hoạt động nào, khi tham gia vào trò chơi, đứa trẻbộc lộ hết mình một cách tự do, tích cực và chủ động nhất Chơi là hoạt độngđộc lập, tự chủ đầu tiên của trẻ em Trong khi chơi, trẻ tự làm lấy mọi việc (từchọn bạn chơi, trò chơi, đồ chơi đến thỏa thuận luật chơi, vai ch ơi và các hànhđộng chơi, điều chỉnh ) Đặc biệt là trẻ luôn cố gắng để khắc phục những trởngại xuất hiện trong quá trình chơi Có lẽ ít có hoạt động nào mà trẻ em lại thể

Trang 29

hiện tính tự chủ và tự lực cao như thế Tính sáng tạo của trẻ em thể hiện rõ néttrong quá trình chơi Khi chơi, trẻ không “sao chép”, “copy” cuộc sống mà bắtchước những gì trẻ nhìn thấy, nghe thấy và cảm nhận được từ cuộc sống, trẻ

em phối hợp những biểu tượng đã biết vào trò chơi của mình không theo mộtkhuôn mẫu nào

Một biểu hiện độc đáo của tính độc lập đó là sự tự điều chỉnh hành vi củatrẻ khi chơi để phù hợp với những yêu cầu của trò chơi và bạn chơi, đứa trẻluôn phải tự điều chỉnh hành vi của mình, nếu không sẽ bị loại ra khỏi trò chơi.Chính tính độc lập và tự điều chỉnh hành vi đó đã tạo cho trẻ không nhữngniềm vui sướng và lòng tự tin trong khi chơi mà còn giúp chúng phát huy khảnăng tự lập của mình trong cuộc sống sau này

Chơi là hoạt động mang tính tự do của trẻ Khác với hoạt động lao động,học tập, vui chơi không buộc phải tuân thủ một phương thức nào chặt chẽ Nhờ

đó, trẻ có những hành động tự do Sẽ không thể chơi được nếu như hành độngcủa trẻ em phụ thuộc nghiêm ngặt vào thế giới hiện thực Tuy vậy, sự tự do củatrẻ phải nằm trong giới hạn của vai chơi và luật chơi Tính tự do ở hoạt độngchơi của trẻ còn thể hiện ở chỗ hoạt động chơi là hoàn toàn xuất phát từ nguyệnvọng, hứng thú cá nhân và nhu cầu được chơi của trẻ chứ không do một sự ápđặt nào từ ngoài vào

Hoạt động vui chơi mang tính tượng trưng cao Trong khi chơi, trẻ em cóthể sử dụng vật thay thế, tượng trưng cho người và vật thật Chính sự môphỏng đó lại là điều kiện cần thiết giúp trẻ em có được những hành động tự do,thoải mái, có niềm say mê đến tận cùng với bao ước mơ ngộ nghĩnh và thú vị,làm nảy sinh và phát triển trí tưởng tượng sáng tạo Từ đó mà hình thành chứcnăng ký hiệu - tượng trưng, một chức năng tâm lý cần thiết cho hoạt động sốngcủa con người

Trang 30

Nội dung trò chơi của trẻ em phản ánh cuộc sống hiện thực xung quanhtrẻ Trong quá trình chơi, có sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh nhân vật, hànhđộng chơi và lời nói với nhau, chúng tạo thành phương tiện để phản ánh hiệnthực Khi chơi, trẻ em sống bằng các hành động và tình cảm của nhân vật, trẻ

cố gắng hành động phù hợp với nhân vật mà chúng đóng vai, nhân vật ấy nhiềukhi cuốn hút toàn bộ tâm trí trẻ Bằng ngôn ngữ của mình, trẻ cùng nhau traođổi, thỏa thuận, làm chính xác ý định chơi và vạch ra nội dung chơi

Do những đặc điểm này, hoạt động vui chơi được coi là hoạt động tựnguyện của trẻ em Đó là những giây phút sung sướng nhất của trẻ

1.3.1.4 Các loại trò chơi của trẻ mẫu giáo

a Trò chơi ĐVTCĐ

Trò chơi đóng vai theo chủ đề là một loại trò chơi mà trẻ mô phỏng lạimột mảng nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hội bằng việc nhập vai,ướm mình vào một người nào đó để hành động chơi theo chức năng của họtrong các mối quan hệ xã hội

Trò chơi ĐVTCĐ là loại trò chơi sáng tạo tiêu biểu nhất Trẻ đóng vaingười khác, qua đó phản ánh ấn tượng, biểu tượng và hiểu biết củ trẻ về cáchoạt động và mối quan hệ xã hội Trẻ thích chơi đồ chơi gần giống như vật thật.Trẻ tự lập kế hoạch và điều khiển trò chơi trong nhóm, biết thể hiện mối quan

hệ qua lại, phối hợp giữa các nhóm chơi trong chủ đề chơi chung, giúp đỡ nhaukhi chơi và nhận xét đánh giá lẫn nhau

b Trò chơi xây dựng lắp ghép

Trò chơi xây dựng lắp ghép là trò chơi trong đó trẻ sử dụng kỹ năng lắpghép xây dựng, các nguyên vật liệu lắp ghép xây dựng để phản ánh thế giớikhông gian hình khối trong công trình của mình Thông qua trò chơi này cáccông trình xây dựng muôn màu, muôn vẻ được trẻ mô phỏng dựa trên những ấntượng đã tích lũy được trong cuộc sống hàng ngày

Trang 31

Nội dung chơi ở lứa tuổi 5-6 tuổi đã thể hiện tính phức tạp hơn so với nộidung chơi của trẻ 3-5 tuổi, các chủ đề xây dựng như rạp hát, cửa hàng ở lứatuổi này ý đồ xây dựng của trẻ được hình thành rõ ràng, tính tự lập cao, nhiềusáng kiến được nảy nở Trẻ biết tự thỏa thuận trước khi chơi, tự chọn chủ đề, tựlập kế hoạch phân công nhau, tự bàn bạc với nhau xem xây dựng thế nào, xâydựng gì, chọn vật liệu xây dựng có những chi tiết kèm theo.

c Trò chơi đóng kịch

Trò chơi đóng kịch là dạng của trò chơi phân vai theo các tác phẩm vănhọc- kịch bản phỏng theo câu truyện và các vai là những nhân vật trong câutruyện Trong quá trình đóng kịch trẻ phản ánh tính cách, hành động, quan hệ

xã hội của các nhân vật trong tác phẩm văn học và thể hiện thái độ đối với nhânvật thông qua điệu bộ, giọng nói và hành động Trò chơi đóng kịch hướng đếnhoạt động biểu diễn văn nghệ

d Trò chơi học tập

Trò chơi học tập là loại trò chơi trong đó trẻ giải quyết vụ học tập dướihình thức chơi nhẹ nhàng, thoải mái làm cho trẻ dễ dàng vượt qua những khókhăn, trở ngại nhất định vì trẻ tiếp nhận nhiệm vụ học tập như một nhiệm vụchơi do đó nâng cao tính tích cực nhận thức của trẻ trong lúc chơi

Trò chơi học tập là trò chơi có luật, có định hướng rõ ràng Loại trò chơinày là hình thức học tập có hiệu quả của trẻ mẫu giáo vì thông qua trò chơi trẻgiải quyết nhiệm vụ học tập một cách nhẹ nhàng thoải mái Trẻ tiếp nhận nhiệm

vụ học tập như một nhiệm vụ chơi Trò chơi học tập giải quyết nhiệm vụ trí tuệ,làm chính xác hóa các biểu tượng khái niệm đơn giản, củng cố các kiến thức trẻ

đã tiếp thu trong hoạt động học có chủ đích

e Trò chơi vận động

Là loại trò chơi sử dụng cơ bắp và toàn bộ cơ thể để giải quyết nhiệm vụvận động như một nhiệm vụ thực hành dưới hình thức vui chơi Trò chơi vậnđộng giúp trẻ phát triển cả vận động thô và tinh, cũng như sự kiểm soát các cơ

và các kỹ năng phối hợp Trò chơi vận động giúp trẻ hiểu biết về không gian vàhình thành tính tự tin, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể

Trang 32

Là loại trò chơi có luật, là phương tiện để giáo dục thể lực cho trẻ Thamgia vào trò chơi, trẻ được rèn luyện và hoàn thiện các vận động cơ bản như: đi,chạy, nhảy, bò, ném, tung, bắt Rèn luyện và phát triển các cơ bắp và các phẩmchất thể lực như nhanh, mạnh, bền dẻo, khéo léo, chính xác.

g Trò chơi dân gian

Là những trò chơi được sáng tạo, lưu truyền tự nhiên, rộng rãi từ thế hệnày sang thế hệ khác, mang đậm bản sắc văn hóa dân gian không chỉ thỏa mãnnhu cầu chơi của trẻ mà còn góp phần hình thành nhân cách của trẻ

Đặc điểm của trò chơi dân gian là luật chơi của từng trò chơi mang tínhước lệ, tạm thời Trong quá trình chơi tùy theo trình độ, vốn kinh nghiệm củatrẻ, mức độ của từng trò chơi, giáo viên có thể thay đổi luật chơi cho phù hợp,hấp dẫn và hứng thú Vì vậy cùng một trò chơi mà mỗi lần chơi có thể chơitheo cách riêng, không nên bắt trẻ rập khuôn theo một kiểu chơi

1.3.1.5 Ý nghĩa của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển nhân cách trẻ mẫu giáo

Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện nhâncách cho trẻ 3 đến 6 tuổi, cụ thể:

Vui chơi là phương tiện giáo dục và phát triển thể chất cho trẻ: Việc tổchức các trò chơi vận động, trò chơi dân gian trong và ngoài lớp học với sự huyđộng phối hợp của các quá trình sinh học, hệ vận động giúp trẻ tăng cường sứckhỏe, bảo đảm sự tăng trưởng hài hoà, cân đối; rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo

Trang 33

Vui chơi là phương tiện giáo dục và phát triển đạo đức cho trẻ: Tạo điềukiện hướng trẻ đến với cái đẹp trong hành vi giao tiếp, ứng xử, từ đó, trẻ dễ tiếpnhận các quy tắc đạo đức và thực hiện nó một cách tự giác; Thông qua hoạtđộng vui chơi, một số phẩm chất đạo đức cần thiết của con người trong hoạtđộng tập thể như: thông cảm, chia sẻ, hòa nhập, đoàn kết, nhân ái, dũngcảm cũng được hình thành.

Vui chơi là phương tiện giáo dục và phát triển thẩm mỹ cho trẻ: Tạođiều kiện để trẻ cảm nhận cái đẹp trong tự nhiên, nghệ thuật và cuộc sống.Trong hoạt động vui chơi, trẻ có điều kiện để đến với cái đẹp, th ể hiện nănglực sáng tạo cái đẹp

Vui chơi là phương tiện giáo dục và phát triển lao động cho trẻ: Hìnhthành cho trẻ nhận thức về lao động của người lớn; hình thành những phẩmchất của người lao động như biết tôn trọng, yêu quý người lao động, giữ gìnsản phẩm lao động; giáo dục trẻ biết sử dụng, bảo quản đồ dùng, đồ chơi,nguyên vật liệu lao động; giáo dục một số kĩ năng lao động giản đơn: lao động

tự phục vụ, lao động thủ công, lao động trực nhật, lao động tập thể

1.3.2 Tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

1.3.2.1 Mục tiêu của tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi

Mục tiêu của tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là giúp trẻ pháttriển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tốđầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em bước vào lớp một

1.3.2.2 Nội dung hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Nội dung hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo là hệ thống tri thức sơđẳng phản ánh cuộc sống hiện thực xung quanh về thế giới tự nhiên, các quan

hệ xã hội giữa con người với con người và bản thân trẻ; hệ thống kỹ năng vàthái độ, tình cảm phù hợp với hệ giá trị chuẩn mực xã hội được trẻ mô phỏng,tái hiện trong trò chơi Trong đó, các nội dung này được thiết kế thành các chủ

Trang 34

đề giáo dục phù hợp với mục tiêu của giáo dục cho trẻ từ 5-6 tuổi để tổ chứccho trẻ hoạt động, chiếm lĩnh thông qua các dạng trò chơi và quá trình tổ chứchoạt động vui chơi.

Tiếp cận chủ đề giáo dục ở trường mầm non theo chương trình giáo dụcmầm non hiện hành, nội dung hoạt động vui chơi của trẻ là hệ thống tri thức sơđẳng phản ánh cuộc sống hiện thực xung quanh; hệ thống kỹ năng và thái độ,tình cảm phù hợp với hệ giá trị chuẩn mực xã hội cần hình thành cho trẻ trongcác chủ đề: Trường mầm non; Gia đình; Bản thân; Giao thông; Động vật; Hiệntượng tự nhiên; Thực vật; Tết và mùa xuân; Quê hương, đất nước, Bác Hồ;Trường tiểu học

Phạm vi hiện thực mà trẻ tiếp xúc càng rộng bao nhiêu thì nội dungchơi càng phong phú bấy nhiêu và trẻ càng lớn thì nội dung chơi càng trởnên sâu rộng hơn

1.3.2.3 Hình thức tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Có nhiều cách phân loại hình thức tổ chức trò chơi và hoạt động vui chơicho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Cụ thể:

Căn cứ vào nguồn phát sinh hoạt động chơi có hình thức chơi do trẻ tự

khởi xướng và hình thức chơi do cô khởi xướng Trong đó, hình thức chơi do

trẻ tự khởi xướng là hình thức trẻ tự do lựa chọn, tham gia các hoạt động chơi

và từng loại trò chơi tùy ý thích, tự định ra cách thức tiến hành và biết kiểmsoát quá trình chơi dựa vào kinh nghiệm của trẻ, nếu lớp học được thiết kế cácgóc chơi, trẻ sẽ tự chọn góc, tham gia vào trò chơi trẻ hứng thú; giáo viên đóngvai trò quan sát, khuyến khích hoạt động của trẻ bằng cách tạo điều kiện cho trẻchơi (cung cấp đồ dùng, đồ chơi, dành thời gian để trẻ chơi), đặt ra những câuhỏi gợi mở để hướng dẫn trẻ, khen ngợi động viên trẻ và tiếp cận cá nhân khi

Trang 35

cần thiết; hình thức chơi do cô khởi xướng là hình thức trong đó trẻ tham gia

hoạt động chơi dưới sự định hướng chủ đề, nội dung, tổ chức các phương pháp,hình thức và điều khiển của cô

Căn cứ vào địa điểm tổ chức hoạt động vui chơi có hoạt động chơi trong

lớp (gắn với hoạt động chơi ở các góc; trò chơi trong hoạt động có chủ đích gắn

với các loại hình tiết học được tổ chức trong không gian lớp học như hoạt động

làm quen với Toán, hoạt động làm quen tác phẩm văn học ) và chơi ngoài trời

(gắn với hoạt động ngoài trời, hoạt động tham quan, hoạt động di dạo)

Căn cứ vào số lượng trẻ tham gia vào trò chơi có chơi cá nhân, chơi theo

nhóm, chơi toàn lớp.

Căn cứ vào tính chủ đề của trò chơi có tổ chức hoạt động vui chơi theo

chủ đề của chương trình giáo dục (do Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành) và

tổ chức hoạt động vui chơi theo chủ đề phát sinh (gắn với yếu tố vùng, địa

phương, phát triển chương trình hoạt động vui chơi trong chương trình nhàtrường)

Căn cứ vào dạng thức sử dụng trò chơi trong các hoạt động theo chế độ

sinh hoạt hàng ngày của trẻ có tổ chức cho trẻ chơi dưới hình thức hoạt động

vui chơi ở các góc theo chủ đề giáo dục (còn gọi là hoạt động góc - hình thức

này thường kết hợp nhiều loại trò chơi, có ít nhất 5 trò chơi ở 5 góc hoạt động);

tổ chức cho trẻ chơi dưới hình thức chơi tự do trong giờ đón và trả trẻ; tổ chức cho trẻ chơi dưới hình thức trò chơi trong hoạt động gợi mở, hoạt động củng cố

của tiết học có chủ đích; tổ chức cho trẻ chơi trò chơi trong hoạt động ngoài trời; tổ chức cho trẻ chơi trò chơi trong hoạt động chiều theo ý thích của trẻ.

Giáo viên căn cứ vào kế hoạch giáo dục tổ chức môi trường hoạt động,

bố trí không gian, thời gian thích hợp, gợi mở nội dung chơi hướng trẻ tự lựachọn chỗ chơi, đồ chơi, bạn chơi theo ý thích, đưa ra ý tưởng chơi phù hợp vớinội dung giáo dục và chủ đề đang triển khai

Trang 36

1.3.2.4 Phương pháp tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

a Phương pháp chung trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ

Mỗi một loại trò chơi có một phương pháp riêng nhưng vẫn dựa trêncách thức tổ chức chung theo 3 bước

Bước 1: Chuẩn bị:

Chuẩn bị của cô: Cô chuẩn bị giáo án trong đó xác định rõ chủ đề chơi,mục tiêu giáo dục của trò chơi, số lượng trẻ tham gia vào trò chơi, nội dung vàphương pháp và hình thức tổ chức; chuẩn bị cơ sở vật chất, địa điểm, môitrường để tổ chức HĐVC cho trẻ

Chuẩn bị của trẻ: Trẻ chuẩn bị trang phục gọn gàng, đồ dùng đồ chơi đểtrẻ chơi, tâm thế, nhu cầu và hứng thú

Bước 2: Tổ chức quá trình chơi.

* Thoả thuận trước khi chơi

Trẻ chủ yếu thoả thuận theo lớp, giáo viên hướng dẫn trẻ bàn bạc về chủ

đề chơi bằng cách đưa ra một số câu hỏi thăm dò sở thích của trẻ, nếu chủ đềchơi lặp đi lặp lại nhiều lần thì giáo viên có thể đưa ra một số chủ đề chơi mới

để trẻ lựa chọn Gợi ý cho trẻ kết hợp được mối quan hệ giữa các vai chơi cáctập thể chơi nhỏ để phục vụ cho chủ đề chơi chung

* Tổ chức quá trình chơi

Giai đoạn này trẻ có khả năng tự tổ chức được t rò chơi với những chủ

đề mà trẻ đã biết, vì vậy giáo viên không cần trực tiếp tham gia vào chơi

mà giáo viên giữ vai trò là người giám sát, bao quát trẻ kịp thời, giúp đỡ trẻkhi thực sự cần thiết Tuy nhiên tuỳ từng trường hợp, tình huống và hoàncảnh cụ thể mà vận dụng những phương pháp và cách thức tác động chophù hợp nhằm thoả mãn nhu cầu chơi của trẻ trên cơ sở tôn trọng ý kiếncủa trẻ, tuyệt đối không can thiệp áp đặt vào trò chơi của trẻ và không bắttrẻ chơi theo ý đồ của mình

Trang 37

Đối với những chủ đề chơi mới lạ, giáo viên có thể đóng vai trò là ngườihướng dẫn trẻ chơi, giúp cho trẻ quen dần với chủ đề chơi mới sau đó giáo viênrút lui nhường lại để trẻ tự tổ chức, điều khiển.

Phải chuẩn bị đồ chơi đầy đủ, phong phú, đa dạng về chủng loại nhằmđảm bảo phục vụ thay đổi hay bổ sung cho phù hợp với chủ đề chơi, khắc phục

và tránh tình trạng nghèo nàn, hạn chế về đồ dùng, đồ chơi, không đáp ứngđược nhu cầu chơi cũng như làm giảm hứng thú chơi của trẻ

Trong quá trình theo dõi trẻ chơi cần tránh tình trạng trẻ chuyên nhậnđóng một vai nhất định mà trẻ thích, cần phải tổ chức cho trẻ luân đổi vai chơinhư vậy trẻ mới có điều kiện đặt mình vào vị trí của người khác thông qua đógiúp trẻ dễ hình thành được hành vi xã hội của bản thân phù hợp trong các quan

hệ giao tiếp, quan hệ xã hội

* Kết thúc trò chơi

Kết thúc trò chơi, giáo viên gợi ý để trẻ nhận xét về buổi chơi dưới hìnhthức nhóm, cả lớp: Nhận xét những hành vi đạt được hay chưa đạt được nhữnghành vi của bản thân, của bạn trong quá trình chơi, sự thể hiện hành động củavai chơi Nên tránh tình trạng trẻ chỉ trích lẫn nhau, làm giảm hứng thú và hiệuquả của hoạt động chơi

Hướng dẫn trẻ cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định và chuyển sang hoạtđộng chuyển tiếp

Bước 3: Nhận xét đánh giá sau khi chơi

Cô có thể cho trẻ tập chung vào một góc chơi chính để nhận xét Côhướng dẫn cho trẻ nhận xét, đánh giá quá trình và sản phẩm chơi của trẻ, củabạn sau đó cô nhận xét, chủ yếu nên sử dụng biện pháp khen ngợi, động viênkhuyến khích trẻ

Trang 38

b Phương pháp cụ thể trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ

Trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi gắn với các bước thực hiện, giáoviên cần sử dụng phối hợp, sáng tạo các phương pháp cụ thể như:

- Nhóm phương pháp trực quan- minh họa

- Nhóm phương pháp dùng lời nói

- Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ

- Nhóm phương pháp nêu gương, đánh giá

1.3.2.5 Vai trò của giáo viên và trẻ trong tổ chức hoạt động vui chơi

+ Vai trò của giáo viên trong tổ chức HĐVC: Giáo viên là chủ thể tổchức HĐVC cho trẻ, là người lập kế hoạch, tổ chức quá trình chơi của trẻ, điềukhiển, điều chỉnh, kiểm tra đánh giá kết quả HĐVC của trẻ, là người giữ vai tròchủ đạo, quyết định chất lượng tổ chức HĐVC cho trẻ ở trường mầm non

Để tổ chức hiệu quả HĐVC cho trẻ trước hết giáo viên phải có năng lựclập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, đánh giá kết quả HĐVC của trẻ, tạo môitrường đa dạng, phong phú, hấp dẫn và an toàn cho trẻ Cho trẻ tự chọn tròchơi, nhóm chơi theo nhu cầu và ý thích của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ

và phát triển tính tự lập trong khi chơi Cô giáo cần chú ý phát huy tính tíchcực, tính tự lập cũng như óc sáng tạo của trẻ, không nên bắt trẻ chơi theo ý của

cô Trong khi trẻ chơi cô giáo cần quan tâm đến nội dung chơi của trẻ, hướngtrẻ vào chủ đề chơi Quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng chơi cho trẻ cũngnhư giáo dục các phẩm chất đạo đức cho trẻ trong quá trình chơi, hướng dẫn trẻxây dựng và duy trì tốt mối quan hệ xã hội trẻ em trong khi chơi

+ Vai trò của trẻ trong tổ chức HĐVC: Trẻ là chủ thể của hoạt động vuichơi; tích cực đề xuất các trò chơi và hoạt động chơi theo chủ đề, theo nhóm;tham gia vào trò chơi, chơi đoàn kết với bạn chơi, thể hiện vai chơi một cách tự

Trang 39

1.3.2.6 Môi trường tổ chức HĐVC cho trẻ

* Môi trường vật chất:

Xây dựng môi trường để tổ chức HĐVC cho trẻ phải phù hợp, bố tríkhông gian hợp lý cho các trò chơi vận động, trò chơi xây dựng, trò chơi cátnước và các trò chơi tĩnh, trò chơi dân gian

Từng thời gian hoặc sau mỗi chủ đề cần thay đổi cách bố trí địa điểmchơi và hoạt động ở các góc để tạo cảm giác mới lạ, hấp dẫn trẻ thu hút trẻ vàocác hoạt động vui chơi

- Đồ dùng đồ chơi phải đẹp, kích thước phù hợp với trẻ, đảm bảo an toàntuyệt đối cho trẻ khi trẻ tham gia chơi

- Trang trí các mảng tường, góc chơi phải hấp dẫn thu hút được trẻ tíchcực tham gia hoạt động

- Thường xuyên thay đổi cách sắp xếp, trang trí, làm thêm đồ chơi, làmnổi bật chủ đề để gây hứng thú nhận thức của trẻ

- Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi để chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp một cầnđặc biệt chú ý tạo môi trường chữ viết phong phú đối với trẻ

* Môi trường tâm lý:

Môi trường chăm sóc giáo dục trong trường mầm non cần phải đảmbảo an toàn về mặt tâm lý, tạo thuận lợi giáo dục các kỹ năng xã hội cho trẻ.Trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan h ệ thân thiện giữa trẻvới trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh Do đó tất cả những hành vi,

cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luônmẫu mực để trẻ noi theo Giáo viên cần tạo môi trường vui chơi cho trẻ đểtrẻ cảm thấy an toàn, ấm áp và những mối quan hệ tin cậy để khuyến khíchtrẻ tự tin khám phá và thể hiện vai chơi, phát triển tình bạn và điều chỉnhhành vi chơi của mình

Trang 40

1.3.2.7 Đánh giá kết quả tổ chức HĐVC

Đánh giá kết quả HĐVC của trẻ ở trường mầm non một cách khoa học

và khách quan là một trong những nội dung, nhiệm vụ của CBQL và giáo viênmầm non Muốn có một nhận định đúng, đòi hỏi người giáo viên mầm non vàCBQL cần vững về chuyên môn, nhận thức đầy đủ về trò chơi và hoạt động vuichơi của trẻ, hiểu đúng về cách thức và kĩ thuật đánh giá trẻ trong hoạt độngvui chơi, đồng thời quán triệt các quan điểm: Đánh giá nhằm trợ giúp sự tiến bộtrong công tác chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên và vì sự phát triển của trẻnói chung cũng như hướng đến hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng vàthái độ phù hợp của trẻ với các trò chơi mà trẻ tham gia; kiến thức, kỹ năng vàthái độ của trẻ đối với bản thân, người khác và môi trường sống theo các chuẩnmực về giá trị chân, thiện, mỹ

Đánh giá kết quả HĐVC cho trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ mộtcách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của chương trình HĐVCnhằm theo dõi sự phát triển của trẻ và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dụctrẻ nói chung và kế hạch tổ chức HĐVC cho trẻ nói riêng

Mục đích đánh giá nhằm phát hiện những biểu hiện tích cực hoặc tồn tạicủa việc tổ chức HĐVC cho trẻ đồng thời xác định mức độ đạt được của trẻ ởcác lĩnh vực phát triển theo giai đoạn, trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch tổchức HĐVC cho trẻ phù hợp ở giai đoạn tiếp theo

Đánh giá HĐVC của trẻ theo phương pháp quan sát trên sản phẩm của trẻ Nội dung đánh giá tập trung vào đánh giá nhận thức của trẻ về nội dung

và quá trình, hành động chơi, các quan hệ chơi và quan hệ thực; những ưu điểm

Ngày đăng: 11/10/2018, 14:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A.N. Lêôncheiv (1999), Hoạt động - ý thức - nhân cách, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động - ý thức - nhân cách
Tác giả: A.N. Lêôncheiv
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 1999
4. Đặng Quốc Bảo, (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường, NXB chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhàtrường
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
Năm: 2007
5. Phạm Minh Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh, Giáo dục học mầm non, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mầmnon
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
7. Lê Thị Diệu (2008), Thực trạng và phương pháp quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Cà Mau, Luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và phương pháp quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Cà Mau
Tác giả: Lê Thị Diệu
Năm: 2008
8. Giáo trình Giáo dục học mầm non, NXB Hà Nội (2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Giáo dục học mầm non
Nhà XB: NXB Hà Nội (2007)
10. Nguyễn Thị Hòa, Giáo trình, Giáo dục học mầm non, NXB Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình, Giáo dục học mầm non
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
11. Khoa GDMN Trường ĐHSP I (1996), Tổ chức hướng dẫn trẻ mẫu giáo chơi, NXB Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hướng dẫn trẻ mẫu giáochơi
Tác giả: Khoa GDMN Trường ĐHSP I
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
12. Trần Kiểm, (2004), Khoa học quản lý giáo dục - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý giáo dục - một số vấn đề lý luận vàthực tiễn
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 2004
14. Quang Long- Lâm Nhật thời (1993), Bàn về Khổng Tử, NXB sự thật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về Khổng Tử
Tác giả: Quang Long- Lâm Nhật thời
Nhà XB: NXB sự thật Hà Nội
Năm: 1993
15. Hồ Chí Minh (1970), Bàn về công tác giáo dục, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về công tác giáo dục
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1970
16. N.K.Crupxkaia (1980), Trò chơi đóng vai theo chủ đề, NXB Tiến bộ, Maxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trò chơi đóng vai theo chủ đề
Tác giả: N.K.Crupxkaia
Nhà XB: NXB Tiến bộ
Năm: 1980
17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật giáo dục, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật giáodục
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2012
2. A.I.Vaxiliepv, Sổ tay hiệu phó chuyên môn Khác
3. Bộ Giáo dục đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng CBQL, GV Khác
6. Nguyễn Thị Ngọc Chúc (1981), Hướng dẫn tổ chức hoạt động vui chơi Khác
9. Nguyễn Thị Thanh Hà, Tổ chức cho trẻ vui chơi ở trường mẫu giáo Khác
13. L.X,Vưgotxki (1993), Vai trò của hoạt động vui chơi trong sự phát triển Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w