SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
Trang 21.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu 4
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 4
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 5
2.3 Các biện pháp đã sử dụng để ứng dụng công nghệ thông tin vàogiờ học âm nhạc ở lớp 5-6 tuổi C62.3.1 Có kiến thức và sáng tạo trong giờ hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 6
2.3.2 Sử dụng các phần mềm một cách linh hoạt để đạt hiệu quả caotrong giờ dạy72.3.3 Sử dụng linh hoạt các đồ dùng trực quan kết hợp với côngnghệ thông tin trong tổ chức tiết học152.3.4 Giáo viên cần có kế hoạch bồi dưỡng tin học cho bản thân đểkhắc phục những tình huống do sự cố của máy móc khi dạy16 2.3.5 Thường xuyên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp,với những người có hiểu biết về tin học về ứng dụng công nghệthông tin trong giảng dạy182.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dụcvới bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
182.4.1 Đối với hoạt động giáo dục 18
2.4.2 Đối với bản thân 19
2.4.3 Đối với đồng nghiệp và nhà trường 20
3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 20
3.1 Kết luận 20
3.2 Ý kiến đề xuất 20
Trang 31 MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài:
Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới vì vậy giáo dục góp phần to lớntrong sự nghiệp đổi mới đất nước Nền giáo dục trong thời đại công nghệ thôngtin- truyền thông đã góp phần quyết định trong việc “nâng cao dân trí, đào tạonhân lực, bồi dưỡng nhân tài” Chính vì vậy đòi hỏi người làm công tác giáo dụcphải có năng lực toàn diện, có những phẩm chất cần thiết thì mới hoàn thành tốtnhững nhiệm vụ được giao phó.
Để trẻ em được phát triển một cách toàn diện, trường mầm non đã tổ chứccác hoạt động giáo dục nhằm phát triển cho trẻ về mọi mặt như: Đạo đức, trí tuệ,thể lực, lao động và thẩm mĩ Đây chính là cơ sở để hình thành nhân cách conngười mới, giúp trẻ biết sáng tạo trong lao động tương lai Chính vì vậy việcthực hiện tốt các hoạt động trong trường mầm non sẽ góp phần không nhỏ trongviệc nâng cao chất lượng giáo dục.
Giáo dục âm nhạc là một môn học độc lập của trẻ trước tuổi học, nó giúptrẻ nắm được một số khái niệm sơ đẳng về âm nhạc như: Khả năng nghe hát,nghe nhạc, khả năng thể hiện một số tác phẩm âm nhạc đơn giản, đặc biệt là khảnăng cảm thụ âm nhạc.
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi C- trường Mầmnon Thành Kim tôi nhận thấy trẻ tuy rất hứng thú với hoạt động âm nhạc nhưngkhả năng tập trung lại chưa được lâu Phần đông trẻ là con em nông thôn nêncòn chưa mạnh dạn, tự tin trong việc tham gia biểu diễn văn nghệ Hầu hết cácgiờ hoạt động âm nhạc trẻ chỉ hứng thú được phần đầu và dần mất tập trung ởphần cuối Chính vì điều này khiến tôi trăn trở và đòi hỏi tôi phải đổi mới trongcách giảng dạy Làm sao để trẻ thật sự hứng thú và say mê với giờ hoạt động âmnhac? Làm sao để giờ học như một giờ chơi để trẻ thực sự thấy được thoải máivà tự tin?
Chính vì lí do trên, là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tôi mạnh dạnchọn phương pháp “ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy” và việc “lấytrẻ làm trung tâm” để đổi mới phương pháp giảng dạy của mình Tôi đã thiết kếđược một số bài giảng, trò chơi dựa trên các phần mềm để tổ chức giờ hoạt độngâm nhạc cho trẻ.
Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài:“Một số biện pháp nâng cao hiệu
quả giờ hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm nonThành Kim thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin” để nghiên cứu.
Tôi rất mong nhận được sự góp ý và chia sẻ những kinh nghiệm hay của cácbạn đồng nghiệp để tôi có thêm kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục âmnhạc cho trẻ nói riêng và các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nói chung.
Trang 4Ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin để thiết kế các bài giảng giờhọc hoạt động âm nhạc.
Trẻ lớp 5-6 tuổi C trường Mầm non Thành Kim- Thạch Thành.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp khảo sát điều tra
+ Phương pháp thực hành, trải nghiệm+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2 NỘI DUNG2.1 Cơ sở lí luận:
Đối với trẻ lứa tuổi mầm non hoạt động âm nhạc là một hoạt động khôngthể thiếu trong sinh hoạt và học tập của trẻ Âm nhạc là loại hình nghệ thuật kếttinh sự nhạy cảm của tâm hồn và thính giác Đối với trẻ thơ âm nhạc là dòng sữamát lành nuôi dưỡng thế giới tâm hồn và có vai trò quan trọng trong việc hìnhthành nhân cách trẻ Với trẻ, thế giới xung quanh mà trẻ tiếp thu được qua âmnhạc lại hiện ra một cách hoàn toàn mới mẻ, nó không chỉ tỏa sáng mà còn đượcmở rộng, củng cố, khắc sâu hơn Âm nhạc mang đến cho các em niềm vui vôtận, góp phần tích cực phát triển ở trẻ những cảm xúc thẩm mĩ, bồi dưỡng thịhiếu thẩm mĩ trong sáng, biết cảm nhận cái đẹp Khơi dậy ở trẻ nhu cầu muốnlàm cho mình thêm đẹp, nhu cầu khám phá cái đẹp xung quanh Đặc biệt, trẻ ởlứa tuổi mẫu giáo đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo lớn rất nhạy cảm và thích thú vớinhững hoạt động nghệ thuật đặc biệt là âm nhạc.
Có thể nói, giáo dục âm nhạc là một trong những con đường hoàn thiện chotrẻ về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể lực Nhà sư phạm V.xukhomlinxki đãđánh giá rất cao hiệu quả giáo dục toàn diện của âm nhạc: “Chất lượng côngviệc giáo dục của một nhà trường được xác định bởi mức độ âm nhạc ở trườngđó” Tâm lí học Xô viết đã khẳng định rằng: “Âm nhạc khi tác động vào cơ thểsẽ gợi ra những phản ứng vận động tương ứng” Từ đó ta có thể nói rằng: Đểcảm thụ âm nhạc tốt thì một yếu tố quan trọng là phải có khả năng cảm thụ nhịpđiệu âm nhạc tốt[1]
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phươngpháp và hình thức dạy học Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó cácphần mềm giáo dục mầm non cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: Phầnmềm mầm non, phần mềm Kidpix, phần mềm tin học mầm non hay phần mềmKidsmart…và các phần mềm đóng gói, tiện ích khác Ưu điểm nổi bật củaphương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin so với phương pháp giảng dạytruyền thống là: Môi trường đa dạng kết hợp những hình ảnh Camera, Video…với âm thanh, văn bản…được trình bày trên máy tính theo kịch bản đã vạch sẵn.
1 Mục 2.1: Được trích từ TLTK số 1
Trang 5Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênhchữ, âm thanh sống động làm cho trẻ dễ nghe, dễ thấy, dễ tiếp thu Giờ học trởnên sinh động hấp dẫn hơn với trẻ.
2.2 Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến:
Năm học 2016 - 2017, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp Mẫugiáo 5-6 tuổi C với tổng số trẻ là 33 cháu Hầu hết các cháu đều khỏe mạnh,nhanh nhẹn và yêu thích hoạt động âm nhạc Trường nằm ở trung tâm xã, thuậnlợi cho việc phụ huynh đưa đón trẻ nên tỉ lệ các cháu đi học đông và chuyên cần.Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của các cháu Nhà trường luôn nhậnđược sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo địa phương, tạo điều kiện về cơ sở vậtchất trường lớp cho cán bộ giáo viên công tác.
Ban giám hiệu nhà trường luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượngđội ngũ nên thường xuyên thăm lớp dự giờ, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ; thực hiện nghiêm túc các chuyên đề, tổ chức các giờ thực hành chochị em đồng nghiệp học tập và rút kinh nghiệm Tạo điều kiện về cơ sở vật chất,trang thiết bị dạy học giúp giáo viên hoàn thành nhiệm vụ
Lớp tôi đang phụ trách được trang bị đàn Oocgan, dàn máy vi tính, nốimạng Internet rất thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việcgiảng dạy Bản thân tôi là giáo viên trẻ có trình độ chuyên môn trên chuẩn, cólòng yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong công việc Tôi rất thích tìm tòi, khámphá về tin học, nhất là những gì có liên quan đến ngành học mầm non.
Bên cạnh những thuận lợi cũng còn những mặt hạn chế:
- Tuy là địa bàn trung tâm nhưng đa phần trẻ là con em nông thôn nên đờisống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trẻ vẫn còn nhút nhát, chưa tự tin tronggiao tiếp và biểu diễn.
- Lớp tôi phụ trách là lớp 5-6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1 nên đa số phụ huynhthường trú trọng đến việc dạy chữ và số cho con, ít quan tâm đến các hoạt độngkhác.
- Trẻ ít được tiếp xúc với công nghệ thông tin, nếu có thì chỉ là xem hoạthình, siêu nhân…hoặc nghe những bài hát người lớn, trẻ thuộc ít các bài hátthiếu nhi chính thống.
- Trẻ chưa hứng thú tham gia giờ hoạt động âm nhạc, hoặc sự tập trungchú ý chỉ được ở những phần đầu của giờ học, sau đó trẻ nhanh chóng nhàmchán hoặc mất tập trung.
- Hệ thống máy tính cây được mua đã lâu và không thường xuyên đượcbảo dưỡng bảo trì nên thường xảy ra những sự cố hỏng hóc, ảnh hưởng lớn tớiviệc dạy và học bằng máy tính.
Qua thực tế tổ chức một số giờ hoạt động âm nhạc và cho trẻ tham gia cáchoạt động biểu diễn văn nghệ đầu năm tôi đã phân loại học sinh theo bảng khảosát tháng 9 năm 2016 như sau:
đạtTốt- KháTB
Trang 6Trẻ thuộc bài hát, hát rõ lời,đúng giai điệu bài hát.
33 7 21 20 61 6 18Trẻ biết vận động (vỗ tay,
gõ nhạc cụ, múa minh họa)theo bài hát
33 10 30 19 58 4 12Biết thể hiện cảm xúc khi
nghe các bài hát, bản nhạc
33 9 27 19 58 5 15Biết chơi các trò chơi âm
33 9 27 18 55 6 18Tự tin tham gia biểu diễn 33 6 18 17 52 10 30Hứng thú đến hết giờ hoạt
33 8 24 16 50 9 36 Từ những thực trạng trên, để nâng cao chất lượng giáo dục, tôi đã mạnhdạn ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế một số bài giảng giờ hoạt động âmnhạc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổiC.
2.3 Các biện pháp đã sử dụng để ứng dụng công nghệ thông tin vàogiờ học âm nhạc ở lớp 5-6 tuổi C trường Mầm non Thành Kim:
2.3.1 Có kiến thức cơ bản và sáng tạo trong giờ hoạt động âm nhạccủa trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi:
Để thiết kế được giáo án giờ hoạt động âm nhạc trước hết tôi phải nắmvững được những yêu cầu cơ bản của một giờ học môn âm nhạc cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi Ngoài việc tiến hành đầy đủ các bước theo yêu cầu bài soạn bảnthân tôi luôn trăn trở tìm tòi những hình thức sinh động, hấp dẫn trẻ Đối với trẻở độ tuổi này thời gian học của trẻ đã có thể kéo dài tận 35 phút Tuy nhiên đểthu hút trẻ tham gia vào giờ học một cách hứng thú là điều không dễ Chính vìvậy bản thân tôi luôn tạo ra sự mới mẻ trong các giờ học: có thể là theo hìnhthức hội thi, có thể là hình thức giờ học, có thể theo hình thức một câu chuyệncổ tích… làm cho trẻ vô cùng hứng thú.
Bên cạnh đó các hoạt động của trẻ cũng rất đa dạng, phong phú hơn nhiềuso với các lứa tuổi trước đó Trẻ có thể hát, múa, vỗ tay theo tiết tấu, múa xen kẽnam nữ, vận động theo nhóm, cá nhân,… trẻ lại thành thạo các trò chơi, vốn bàihát của trẻ rất phong phú vì vậy tôi rất dễ dàng để lựa chọn nội dung trọng tâmcủa tiết học
Tùy vào mức độ thành thạo đối với tác phẩm mà tôi lựa chọn nội dungtrọng tâm, nội dung kết hợp cho phù hợp Khi lựa chọn nội dung tôi lưu ý xen kẽgiữa “động” và “tĩnh” để trẻ luôn được vận động nhưng không quá sức.
Ví dụ: Nội dung trọng tâm: “Dạy hát: Ngày vui của bé” là hoạt động tĩnh
thì nội dung kết hợp sẽ là hoạt động động “Vận động: Múa minh họa theo lời
bài hát và trò chơi: Ai nhanh hơn” Hoặc nội dung trọng tâm là động: “Hát- vận
Trang 7động: Cả nhà thương nhau” thì nội dung kết hợp là hoạt động tĩnh: “nghe hát:Ba ngọn nến lung linh và trò chơi: nhìn hình ảnh đoán tên bài hát”.
Từ việc xác định nội dung trọng tâm của giờ học tôi có kế hoạch soạn bàivà phân phối thời gian phù hợp cho từng nội dung để giờ học đạt hiệu quả caonhất và thu hút được trẻ tham gia một cách hứng thú.
2.3.2 Sử dụng các phần mềm một cách linh hoạt để đạt hiệu quả caotrong giờ dạy:
Để có kiến thức trong lĩnh vực công nghệ thông tin bản thân tôi phải luôntìm tòi, học hỏi đồng nghiệp, học qua bạn bè, học qua các tài liệu và qua mạngInternet Trước khi thiết kế được một giáo án điện tử trước hết tôi phải tìm hiểuxem những phần mềm nào mình cần phải sử dụng trong quá trình thiết kế bàigiảng Từ đó tôi học cách sử dụng các phần mềm đó và thực hành trên các bàigiảng của mình.
Những phần mềm tôi đã tìm hiểu và sử dụng hiệu quả trong thiết kế bàigiảng môn hoạt động âm nhạc gồm có:
- Các phần mềm soạn thảo văn bản và giáo án điện tử: Phần mềmMicrosoft Powerpoint, phần mềm vui học mầm non, Violet …là các phần mềmquen thuộc và tiện ích để cho giáo viên sử dụng soạn thảo văn bản và thiết kếgiáo án điện tử.
- Các phần mềm chỉnh sửa âm thanh, hình ảnh: Adobe PhotoShop, WindowMovie maker, Xwave Mp3 Cutter & Joiner, Mp3 Key Shifter,…
Ngoài ra tôi thường lấy thông tin trên mạng bằng cách truy cập các trangWeb, và trang thông tin tôi thường truy cập là: www.google.com.vn
a Thiết kế hình ảnh, âm thanh trên phần mềm Micosoft Powerpoint:
Trong một giờ hoạt động âm nhạc ngoài nội dung chính là trẻ được hátmúa, nghe nhạc, hay chơi trò chơi… trẻ còn học được ở đó những kiến thức vềmôi trường xung quanh, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên hay biết yêu giađình, yêu quê hương đất nước Từ việc xác định được nội dung của chủ đềđang học tôi lựa chọn những bài hát phù hợp với chủ đề Từ bài hát đó tôi lựachọn nội dung tích hợp lồng ghép Từ những nội dung cần giáo dục trẻ tôi lựachọn những hình ảnh cho phù hợp với kiến thức cần cung cấp Những hình ảnhđược tôi chọn lựa kĩ càng sao cho phù hợp với nội dung và đảm bảo được tínhthẩm mĩ Có khi tôi tìm được trên mạng những hình ảnh ưng ý sau đó lưu vàomáy và sử dụng làm tư liệu giảng dạy, nhưng đôi khi tôi phải dùng máy ảnh,máy quay của mình để ghi lại những hình ảnh theo đúng nội dung của bài họcmà mình muốn thiết kế.
Ví dụ : Ở nội dung: Hát- vận động bài hát “Trường chúng cháu là trường
mầm non” tôi cho trẻ trò chuyện về trường mầm non và muốn trẻ trò chuyện về
trường mầm non Thành Kim, tôi liền dùng máy ảnh chụp ảnh thực tế và cho trẻđược xem lại hình ảnh của trường mình trên máy tính, trẻ rất thích.
- Cài đặt các đường dẫn đặc biệt cho các câu hỏi để có thể linh hoạt khiđặt câu hỏi hoặc trình bày minh hoạ cho bài giảng Lúc cần, tôi có thể tự quyết
Trang 8định trình bày hay không trình bày, đặt câu hỏi hay không đặt câu hỏi, tùy từngbài học.
- Đặt các hình ảnh, âm thanh trên các chương trình song song, không cầncắt chèn vào bài giảng, khi mở bài giảng tôi có thể mở đồng thời các chươngtrình này Thao tác chèn thường mất nhiều thời gian và gây nhiều biến động chobài giảng khi chép đi chép lại
- Lưu file giáo án dưới dạng Slide Show để tránh mất thời gian khi phảimở từ đầu và chọn Slide Show cho từng bài giảng
- Một điều cần lưu ý nữa trong khi viết giáo án điện tử đó là nên hết sứcthận trọng trong việc chọn lựa Font chữ, màu chữ, cỡ chữ, màu nền của Slide vàcác hiệu ứng Chẳng hạn như sử dụng những Font chữ nghệ thuật với nhiều nétcong, Slide với nền màu vàng, màu chữ là xanh lá cây, sử dụng nhiều hiệu ứngtrong đó các hình ảnh hay chữ viết nhảy múa với nhiều kiểu bắt mắt…
Sau khi đã thiết kế xong các slide, tôi đặt các hiệu ứng làm xuất hiện haymất đi các hình ảnh: tôi vào hiệu ứng slide Show → Custom Animation →AddEffect → Emphasis → Spin → ok (Phụ thuộc vào từng bài) bằng cách bấmchuột hay đặt chế độ tự động Nhưng trong quá trình dạy trẻ tôi đặt chế độ kíchchuột các slide khi chiếu giúp cho tôi hoàn toàn chủ động trong tiết dạy, dễ dàng
xử lý các tình huống phát sinh ngoài ý muốn
Ngoài việc thiết kế hình ảnh trình chiếu trên Powerpoint tôi còn đưa cáchiệu ứng âm thanh như: Tiếng vỗ tay, tiếng các con vật, tiếng các phương tiệngiao thông hay cài các bài hát, bản nhạc vào trong Slide đó để tôi chủ động hơntrong tiết dạy, không phụ thuộc vào đàn Oocgan Nhờ có các hiệu ứng âm thanhlàm cho giờ học trở nên sinh động hơn và việc sử dụng cũng rất thuận tiện.
Ví dụ: Chủ đề: Ngày 22/12- Đề tài:“NDTT: Hát múa minh họa bài hát:
Cháu thương chú bộ đội-NDKH: Nghe hát: Màu áo chú bộ đội – TC: Nhìn hìnhảnh đoán tên bài hát” Tôi đưa các hình ảnh về các chú bộ đội đang làm nhiệm
vụ cho trẻ xem trẻ rất hứng thú với các hình ảnh trên màn hình
Nghe hát: Màu áo chú bộđội
Trang 9Hình ảnh Slide đã chèn nhạc
b Cắt, nối nhạc theo đúng ý tưởng của bài dạy:
Việc sử dụng các bài nhạc có sẵn trên Internet rất thuận tiện, các bài nhạcđược hòa âm phối khí rất hay Tuy nhiên có những bản nhạc lại dài hoặc ngắnkhông phù hợp với ý tưởng của bài soạn Lúc này tôi cần sử dụng đến một côngcụ khác để hỗ trợ đó là các phần mềm cắt- nối nhạc, phần mềm mà tôi thường sửdụng và đã sử dụng hiệu quả đó là phần mềm X Wave MP3 Cutter Joiner Sửdụng phần mềm này tôi có thể cắt ngắn bản nhạc theo đúng thời lượng mà tôiđang dự định sử dụng hoặc cắt lấy một đoạn nhạc mà tôi cần Bằng các bướcsau:
- Bước 1: Doanload phần mềm X Wave MP3 Cutter Joiner về máy.
- Bước 2: Mở ứng dụng X Wave MP3 Cutter Joiner cửa sổ của giao diệnxuất hiện, chọn Open hoặc Click here to open a file
Cửa sổ giao diện của X Wave MP3 Cutter Joiner
- Bước 3: Kéo chuột trái chọn phần muốn cắt, sau đó ấn Delete
- Bước 4: Sau khi Delete, file nhạc sẽ mất đi Chọn File → Save để lưu lại
file mới.
Với các thao tác trên tôi có thể sử dụng cắt để lấy những đoạn nhạc mà tôicần cho bài dạy Bên cạnh đó tôi còn sử dụng phần mềm này để nối những bảnnhạc với nhau tạo thành những bản nhạc dài hoặc những bản nhạc sáng tạo.Bằng các thao tác đơn giản trên giao diện của X Wave MP3 Cutter Joiner:Tương tự như cách cắt nhạc: Mở giao diện X Wave MP3 Cutter Joiner, chọnJoin (nối) → xuất hiện cửa sổ nối nhạc→ chọn File cần nối →Ấn Join → Saveđể lưu File Nhờ việc sử dụng phần mềm cắt, nối nhạc tôi đã có những bản nhạcdài ngắn tùy theo yêu cầu của bài dạy.
Ví dụ: Bản nhạc bài hát “Đố bạn” có độ dài 45s và hát 2 lượt khi tôi dạy
tôi chỉ muốn sử dụng một lượt của bài hát đó, tôi muốn lấy phần nhạc đầu và bỏphần cuối.
Vậy tôi sẽ sử dụng phần mềm X Wave MP3 Cutter Joiner với các thao
tác: Mở ứng dụng chọn File (Đố bạn) → ấn Play kéo chuột từ giây thứ 17 đến
Trang 10hết sau đó ấn Delete Vậy là phần nhạc cuối đã được xóa Thao tác cuối cùng là
lưu: Ấn Save và đặt tên File mới là “Đố bạn ok.mp3”.
c Nâng, hạ tông (transpose) và tốc độ nhanh, chậm (tempo) của mộtbản nhạc:
Thông thường trong một tiết dạy hát hoặc vận động của trẻ mầm non yêucầu cô giáo phải hát tốc độ (trường độ) vừa phải hoặc chậm, hát to rõ ràng.Nhưng các bản nhạc beat mà tôi tải về máy thường có trường độ tempo rấtnhanh chỉ hợp với biểu diễn hoặc học sinh lớn hơn Để phù hợp với yêu cầu củađộ tuổi tôi cần phải điều chỉnh Tempo sao cho phù hợp với bài dạy Bên cạnh đóchất giọng của tôi là chất giọng trầm nên khó hát những bài hát có tông (cao độ)cao Vì vậy không những về trường độ mà cao độ tôi đều cần giảm xuống
Để giải quyết được vấn đề này tôi đã tham khảo và sử dụng thành côngphần mềm Mp3 Key Shifter- phần mềm điều chỉnh Tone nhạc Cách sử dụngnhư sau:
- Bước 1: Tải phần mềm Mp3 Key Shifter về máy.
- Bước 2: Cửa sổ giao diện xuất hiện→ ấn Open chọn File cần điều
chỉnh→ ấn Play để nghe bản nhạc cần điều chỉnh.
- Bước 3: Dùng thanh Key để điều chỉnh cao độ của bài nhạc
- Bước 4: Dùng thanh Tempo để điều chỉnh độ nhanh chậm của bài nhạc
- Bước 5: Khi bản nhạc đã vừa ý ấn Save để lưu vào File mới Thoát ra
bằng Exit.
Như vậy chỉ với những thủ thuật đơn giản dựa trên những phần mềm tinhọc tôi đã tự tạo cho mình những File nhạc phù hợp với tông giọng của mình vàcủa trẻ, tự điều chỉnh tốc độ phù hợp với trẻ Trẻ hát với tốc độ và cao độ vừaphải rất dễ hát, dễ nghe, dễ thuộc.
Ví dụ:
Khi muốn cho trẻ nghe hát bài hát “Cô giáo miền xuôi”, tôi Download bản
nhạc beat “Cô giáo miền xuôi- Minh Tuấn” trên mạng nhưng tông lại hơi caohơn so với âm vực giọng của tôi nên khi hát rất khó Vì vậy tôi đã sử dụng phầnmềm Mp3 Key Shifter để xử lí âm thanh sao cho phù hợp với giọng hát của tôi.
Thao tác rất nhanh: Mở ứng dụng→ vào File chọn bài hát “Cô giáo miền xuôi”
→ ấn Play và dùng chuột trái di chuyển thanh công cụ Key kéo hạ xuống ½tông Tiếp tục nghe và thử hát lại với giọng hát của mình, khi độ cao vừa với
giọng hát của tôi→ ấn Save lưu vào File mới với tên “Cô giáo miền xuôi
d Sử dụng một số phần mềm tiện ích khác trong thiết kế bài giảng:* Phần mềm Photoshop:
Tôi đã sử dụng phần mềm photoshop để cắt, tách cácnhân vật theo ý của mình Cách làm như sau:
Bước 1: Tôi mở chương trình photoshop Vào file chọn
open để mở ảnh Chọn công cụ magic wandtool và kích vàonhững vùng cần tách.