1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non nga tân

25 22 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 682 KB

Nội dung

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA TÂN – HUYỆN NGA SƠN

Trang 2

2.3.4 Làm và sử dụng có hiệu quả đồ dùng, dụng cụ âm nhạc 152.3.5 Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục

Trang 3

1 MỞ ĐẦU1.1 Lí do chọn đề tài.

Âm nhạc là món ăn tinh thần và là công cụ gây hứng thú không thể thiếutrong việc tổ chức các hoạt động khác, nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chế độ sinhhoạt hàng ngày của trẻ ở trường như: Hoạt động ăn, hoạt động ngủ, hoạt động ởcác góc, hoạt động ngoài trời, trẻ làm bài tập theo nhóm, hoạt động tạo hình,hoạt động đón trả trẻ

Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mĩ chotrẻ Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, tổ quốc, tình yêuthương con người Không chỉ vậy giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng caokhả năng trí tuệ, phát triển thể chất, phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thứcqua học tập, vui chơi Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát,nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc… sẽ hình thành ở trẻnhững yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa, là sự phát triển vềthẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ và thể lực Âm nhạc có ảnh hưởng đến quá trình hoànthiện cơ thể trẻ, là khả năng tốt nhất để phát triển tai nghe, tính chất đa dạng củaâm nhạc gợi ra những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim, tuần hoàn máu.Vận động theo nhạc tạo cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn, có tư thế đẹp và duyêndáng Tư thế hát đúng sẽ tạo điều kiện điều hòa hoạt động hô hấp, thở sâu hơn,tạo cho trẻ có dáng dấp uyển chuyển và phong thái đẹp Cảm thụ âm nhạc cũnggắn bó chặt chẽ với sự phát triển nhận thức Nó đòi hỏi trẻ phải chú ý, quan sát,nhạy bén, trẻ tập trung nghe nhạc, so sánh âm thanh, ghi nhớ đặc điểm, tính chấtcủa hình tượng âm nhạc Âm nhạc có sức mạnh vô cùng to lớn trong việc thểhiện một cách tinh tế nội tâm con người Nó tác động trực tiếp vào lĩnh vực tìnhcảm con người và có khả năng thống nhất con người trong cùng một nỗi xúcđộng, trở thành phương tiện giao tiếp hết sức nhạy cảm [1]

Nói về âm nhạc, Nhà triết học, Nhà bác học Aristotle đã viết: “Âm nhạc có

sức mạnh tạo ra một số ảnh hưởng nhất định đối với phẩm hạnh của linh hồn,và nếu nó có sức mạnh như vậy, rõ ràng rằng những người trẻ tuổi nên được

định hướng đến âm nhạc, và nên được dạy dỗ về âm nhạc”. [ 2]

Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục âm nhạc là mộtmôn nghệ thuật hết sức gần gũi và vô cùng quan trọng với trẻ Vì đây là hoạtđộng được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệthuật. Nó là một phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức thành công các hoạtđộng giáo dục ở trường mầm non

Thật vậy! Nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánhsáng mặt trời Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng,những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của tác phẩm âm nhạc như dòngsữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó phát triển toàn diện nhâncách trẻ.

Âm nhạc có vai trò vô cùng quan rọng đối với trẻ mầm non nói chung vàtrẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, giúp trẻphát triển cả về thể chất và tinh thần Những hình thức nghệ thuật mang tính dântộc rõ nét như: ca dao, hát ru, dân ca, các trò chơi âm nhạc…luôn gần gũi và phùhợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 5 - 6 tuổi

Trang 4

Ý thức rõ vai trò của giáo dục âm nhạc với trẻ 5 - 6 tuổi, trở thành một hoạtđộng không thể thiếu được trong trường, lớp Là một giáo viên trực tiếp đứnglớp, bản thân tôi luôn nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của giáo dục âmnhạc trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non

Với lý do đó tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nâng caochất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi” ở trường Mầm nonNga Tân - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa

1.2 Mục đích nghiên cứu.

- Nhằm nâng cao chất lượng trong lĩnh vực phát triển tình cảm, kỹ năng xãhội và thẩm mĩ cho trẻ, phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động, năng lực cảmthụ nghệ thuật âm nhạc của trẻ, giáo dục trẻ phát triển toàn diện

- Nâng cao kiến thức kỹ năng về hoạt động âm nhạc (hát, nghe hát, vậnđộng theo nhạc và trò chơi âm nhạc)

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Trường Mầm non Xã NgaTân.

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tìm hiểu mọi thông tincó liên quan đến đề tài để nắm chắc kiến thức phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 - 6 tuổithông qua hoạt động âm nhạc.

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.- Phương pháp thực hành trải nghiệm các hoạt động âm nhạc.- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1 Cơ sở lý luận.

Trẻ em ở tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc, trẻ thích nghe nhạc vàhứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Âm nhạc ảnh hưởng đến quátrình hoàn thiện cơ thể trẻ. Thực tế giáo dục âm nhạc ở độ tuổi mầm non chothấy, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ không thể tự phát triển, mà cần phải trảiphải qua một quá trình: Học - chơi - tiếp xúc thường xuyên, liên tục Sự cảm thụtích cực của trẻ với âm nhạc không chỉ ở việc cho trẻ hát lại những bài hát đượccô giáo truyền thụ Những tri thức, kỹ năng âm nhạc ở trẻ sẽ được hình thành vàtồn tại lâu bền hơn khi trẻ được rèn luyện thường xuyên và được tham gia biểudiễn Tất cả các hình thức biểu diễn tác phẩm âm nhạc như: Đồng ca, đơn ca,hát kết hợp múa, hát kết hợp trò chơi, vận động theo nhạc… đều tạo cho trẻnhững hứng thú nhất định và nếu biểu diễn thành công sẽ có giá trị giáo dục sâusắc Đặc biệt, hoạt động biểu diễn âm nhạc giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trước mọingười, trẻ sẽ thích tham gia biểu diễn trong những ngày lễ hội, thích được nghenhạc… giúp trẻ từng bước cảm nhận và biết đánh giá âm nhạc cũng như sốlượng tác phẩm mà trẻ được nghe, được học Hình thành những cơ sở đầu tiên

cho thị hiếu âm nhạc ở trẻ.Vì vậy, “Âm nhạc là một trong những bộ môn nghệ

thuật giáo dục con người, nhất là đối với trẻ Mầm non Lời ca và giai điệu củabài hát, bản nhạc sẽ giúp trẻ có những rung cảm mạnh mẽ Từ đó trẻ biết cảmnhận tác phẩm và trải nghiệm những cảm xúc, ý nghĩ của mình để dần biết

Trang 5

khám phá sự đa dạng của cuộc sống Âm nhạc có sức lay động tình cảm kỳ lạ,có thể đánh thức tâm hồn con người bằng những âm thanh nhẹ nhàng, baybổng” [ 3]

Âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những năm đầu tiên của cuộcsống, những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạc vẫn còn mơ hồ, thậm chínhiều khi còn lẫn lộn giữa âm nhạc với các âm thanh khác nhau ở xung quanh.Khi trẻ bước vào tuổi mẫu giáo, nhất là từ 5 tuổi thì trẻ đã cảm nhận được nhữngbài hát và những điệu nhạc này Tuy nhiên lòng yêu thích âm nhạc ở các cháulại ở nhiều mức độ khác nhau Có cháu yêu đến độ say mê, có cháu lại rất thờ ơkhi bản nhạc vang lên Và mức độ yêu âm nhạc phần lớn do hoàn cảnh cuộcsống, giáo dục của người lớn xung quanh Vì thế cho nên giáo dục âm nhạc làphương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ vàcó sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ.

Âm nhạc giúp trẻ phát triển trí nhớ Trí nhớ âm nhạc là khả năng thu nhận,ghi nhớ và trải nghiệm Trong quá trình học tập âm nhạc (Ca hát, nghe nhạc, vậnđộng, trò chơi âm nhạc), trẻ sẽ ghi nhớ nội dung, đề tài, hình tượng, ca từ tronglời ca; đường nét, bước nhảy, hướng chuyển động, của giai điệu; sự dàn trải, tựdo hoặc mô phỏng, nhắc lại trong tiết tấu…Từ đó trẻ có tư duy về cao độ,trường độ, luyện tai nghe và trí nhớ tác phẩm âm nhạc.

Vì thế: Để trẻ đến với hoạt động âm nhạc với niềm say mê, yêu thích âmnhạc thật sự thì việc tổ chức lồng ghép hoạt động âm nhạc với các hoạt độngtrong ngày, các phương pháp phải thật phù hợp với trẻ, với đặc điểm tâm sinh lýcủa trẻ trong độ tuổi này để đưa trẻ đến gần hơn với âm nhạc.

2.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.2.2.1 Thuận lợi

Năm 2020 - 2021 tôi được phân công chủ nhiệm nhóm lớp 5 - 6 tuổi tạiTrường Mầm Non Nga Tân Trẻ lớp tôi rất ham học hỏi Các con chăm ngoan,nhanh nhẹn thích khám phá điều thú vị mới lạ Độ tuổi đồng đều các cháu ngoanngoãn, mạnh dạn, hồn nhiên, đạt yêu cầu về phát triển thể chất, nhận thức, ngônngữ và tình cảm xã hội, cảm thụ cái hay cái đẹp trong cuộc sống xung quanh trẻ.Đó là một thuận lợi lớn để tôi rèn luyện việc phát âm nhạc cho trẻ.

Tôi được ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi xây dựngmôi trường văn học phong phú và có nội dung đa dạng về hình thức, hài hoà vềthẩm mỹ, phù hợp với khả năng nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.

Bản thân luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệpvụ Tìm tòi và tự làm một số đồ dùng, đồ chơi để phục vụ tiết dạy.

Đối với phụ huynh: Phụ huynh rất quan tâm tới các cháu, luôn thực hiện tốtcác phong trào đóng góp của nhà trường để phục phụ cho công tác giáo dụctrong trường.

2.2.2 Khó khăn.

Tổng số trẻ trong lớp tương đối đông 32 cháu, trong đó trẻ gái 15 cháu, trẻtrai 17 cháu, nhìn chung mỗi cháu có một đặc điểm riêng mỗi cá tính khác nhaunhưng đều có một điểm chung đó là trẻ mầm non tiếp thu bài rất nhanh nhưnglại quên trong chốc lát Vì thế để thực hiện đề tài này tôi đã gặp không ít khókhăn cụ thể như sau:

Trang 6

- Sự quan tâm của gia đình dành cho các cháu là không đồng đều, đa số phụhuynh của các cháu là làm nông nghiệp nên không có nhiều thời gian để cho trẻlàm quen với các tác phẩm văn học qua hoạt động kể chuyện.

- Đồ dùng phục vụ cho tiết dạy còn nghèo nàn, đồ chơi của trẻ cũng rất ít,thiếu những hình ảnh đẹp, sinh động để trẻ quan sát, chủ yếu đồ dùng của trẻ làdo chúng tôi tự làm.

Trước khi thực hiện đề tài này tôi đã điều tra khả năng tính mạnh dạn tựtin, của trẻ chưa cao và kết quả được thể hiện dưới bảng thống kê số liệu sau:

* Kết quả khảo sát thực trạng đầu năm (Tháng 9 năm 2020):

(Bảng khảo sát kết quả trẻ đầu năm kèm theo phụ lục 1 )

Với kết quả trên tôi băn khoăn trăn trở để tìm ra các giải pháp khắc phụcthực trạng trên và cải tiến chất lượng, cũng như phát triển tư duy mạch lạc chotrẻ đạt kết quả cao Tôi đã mạnh dạn áp dụng và thực hiện đồng bộ các giảipháp

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề :

Khi tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ, để hoạt động âm nhạc ở lớp mìnhđạt được kết quả cao, tôi đã tìm ra một số giải pháp để giúp trẻ hoạt động âmnhạc một cách tích cực như sau:

2.3.1: Tạo môi trường hoạt động âm nhạc phong phú hấp dẫn

Âm nhạc là hoạt động luôn được trẻ yêu thích Đó là nguồn hứng thú mạnhmẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật Âm nhạc còn là phương tiện thiết thực cho cáchoạt động giáo dục ở trường mầm non Để thực hiện được một giờ hoạt động âmnhạc đạt kết quả cao, trước hết phải nói đến các yếu tố cần thiết như tạo môitrường kích thích trẻ hoạt động âm nhạc như: tranh ảnh, đàn, loa đài và cácphương tiện, trang phục, dụng cụ phục vụ âm nhạc, trang trí phòng hấp dẫn nắmbắt được tâm lý của trẻ tôi đã thực hiện những yêu câu về tạo môi trương âmnhạc cho trẻ sau:

* Trang trí góc âm nhạc:

Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện thể hiện khả năng âm nhạc của mình.Trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năngâm nhạc qua các trò chơi, hoạt động phát triển khả năng sáng tạo của trẻ Tạiđây, trẻ tự hát hay tự vận động theo nhạc, biểu diễn một mình hay theo nhómmột cách thích thú và sáng tạo Vì vậy, tùy vào từng chủ đề giáo dục tôi lựachọn hình ảnh và trang trí góc cho phù hợp,bố trí, đồ dùng, không gian góc chotrẻ thoải mái được hoạt động.

* Trang trí tranh ảnh theo chủ đề:

Để kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ,ngoài những hình ảnh bài hátbiểu tượng đặc trưng liên quan đến chủ đề được trang trí ở góc âm nhạc, tôi đãtận dụng các mảng tường trống để trang trí các hình ảnh sôi động xung quanhlớp phù hợp kích thích trẻ tham gia vào hoạt động yêu thích các bài hát trongchủ đề.

Ví dụ: Với chủ đề: “Trường mầm non - Ngày hội bé đến trường”

Tôi đã treo ở xung quanh lớp các bức tranh về trường lớp mầm non nhưhình ảnh về ngôi trường, đu quay, cầu trượt, xích đu, đồ dùng lớp học… vànhững bức tranh có hình ảnh cô trò, cô cấp dưỡng đang hoạt động Các hình ảnh

Trang 7

tôi trang trí có nội dung rõ ràng, màu sắc đẹp và hình ảnh sống động, các hìnhảnh này đều mang tính thẫm mỹ và tính giáo dục cao.

Tôi trang trí và dán tranh vừa tầm mắt của trẻ, giúp trẻ quan sát, trò chuyệncùng cô dễ dàng hơn Tôi trò chuyện cùng trẻ về những bức tranh để trẻ nói tên,đặc điểm môi trường hoạt động, những bài hát có liên quan đến nội dung củacác hình ảnh đó Khi trẻ trả lời cô động viên khuyến khích trẻ và giúp đỡ khi trẻgặp khó khăn.Từ đó cô giới thiệu về chủ đề đang thực hiện, cung cấp kiến thức,bổ sung kiến thức, kinh nghiệm hoạt động cho trẻ và đặc biệt là cung cấp vàphát triển vốn từ cho trẻ.

Tương tự: Ở những chủ đề khác, tôi cũng trang trí tranh ảnh phù hợp vớichủ đề đó cho trẻ được làm quen, được trò chuyện về những bức tranh, để trẻthêm hiểu biết và hướng trẻ đến những bài hát mà trẻ thích thú khi biễu diễnhoạt động

(Hình ảnh: Góc âm nhạc)

* Môi trường ngoài lớp:

Trên các mảng tường ngoài lớp tôi trang trí bằng cách vẽ hình ảnh thể hiệnnội dung các câu chuyện, bài thơ phù hợp với lứa tuổi, và chủ đề trẻ thực hiện đểkhi cho trẻ đi dạo, đi chơi cô trò chuyện với trẻ về các bức vẽ trên tường kíchthích trẻ trả lời, tạo hứng thú để trẻ làm quen với những nhac cụ âm nhạc

Ví dụ: Bức tranh cô giáo cùng bạn nhỏ đang đánh đàn, những nốt nhạchồng chứa đựng các bài hát bên trong Cô hỏi trẻ:

Cô hỏi trẻ: Bức tranh vẽ gì đây? Cô giáo và các bạn đang làm gì?Chúng mình có thích hát múa giống các bạn không nhỉ?.

Trang 8

Tương tự ở các mảng tường cô đặt ra các câu hỏi, khuyến khích trẻ trả lời,cô định hướng, nhắc nhở, giúp đỡ khi trẻ không tự trả lời được Cô cho nhiều trẻđược trả lời và sau mỗi câu trả lời cho trẻ được nhắc lại

(Hình ảnh cô cùng trẻ khám phá góc giáo dục âm nhạc môi trường ngoài lớp)

2.3.2 Tổ chức hoạt động âm nhạc thông qua hoạt động học có chủ định.

Thông qua hoạt động học có chủ định việc dạy cho trẻ hát đúng lời, đúngnhịp, cao độ, trường độ, vỗ tay theo tiết tấu, vận động múa theo nhạc, tôi cónhiều thời gian rèn cho trẻ hơn để trẻ hát thể hiện sắc thái tình cảm mô tả hìnhtượng âm nhạc, cùng với sự giảng giải của cô và những kinh nghiệm trong cuộcsống của trẻ trong mọi lĩnh vực nghệ thuật.

2.3.2.1 Tạo hứng thú thu hút trẻ tham gia vào hoạt động âm nhạc.

Do đặc điểm của lứa tuổi trẻ mầm non nên giáo dục các cháu cần tiến hành

theo phương châm "Học mà chơi - chơi mà học" Để thu hút vào giờ học và

giúp trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc được tốt hơn, tôi đã đầu tư, nghiêncứu, sáng tạo trong phương pháp dạy học: Vào đầu giờ học cô có thể trò chuyệnvề chủ đề, xem vật thật, tranh ảnh có chủ đề theo nội dung bài dạy để dẫn dắttrẻ tới tác phẩm, vào bài học một cách nhẹ nhàng, tự tin không gò bó trẻ Tìmcách vào bài sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ.

Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới động vật” khi dạy bài “Chú mèo con” tôi mặc

quần áo hóa trang, và đội mũ mèo con và gây sự chú ý hứng thú với hoạt độngcho trẻ.

Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động âm nhạc: Vào cáctrang web để tìm các tư liệu phù hợp với nội dung bài dạy sau đó sử dụng ti vi

Trang 9

có kết nối máy tính để trình chiếu, làm các hiệu ứng với hình ảnh, ảnh động,slide show, video… kết hợp với các phần mềm powerpoint để xử lý hình ảnh vàsử dụng trong bài dạy

Với những bài hát nghe thuộc làn điệu dân ca, hát quan họ, cô có thể chotrẻ xem hình ảnh về các cuộc thi hát dân ca, hát quan họ ở Hội Lim Khi trẻđược trực tiếp xem các đoạn video clip trẻ sẽ hứng thú và có cảm xúc hơn vớilàn điệu dân ca đó

Ví dụ: Khi dạy trẻ bài hát: “Lý ngựa ô”- Dân ca Nam Bộ (Chủ đề thế giới

động vật) Cô hát với nhịp điệu vui vẻ, dí dỏm, bắt chước động tác ngựa phi để

thu hút trẻ Hoặc khi hát cho trẻ nghe bài “Hoa thơm bướm lượn” - Dân ca

Quan họ Bắc Ninh cô hát với nhịp điệu mượt mà, uyển chuyển, trầm bổng, nét

mặt cô tươi cười, gần gũi để gây hứng thú cho trẻ.

Hình ảnh: Cô cùng trẻ hát quan hát họ Bắc ninh.

Với những bài hát về dân ca nam bộ tôi cho trẻ xem tranh ảnh về trangphục nổi bật theo vùng miền để trẻ quan sát và cảm nhận những cái hay cái đẹpvề văn hóa lễ hội của các dân tộc.

Với những bài hát về Bác Hồ, khi nghe bài hát “Ai yêu nhi đồng bằng BácHồ Chí Minh” Tôi kết hợp cho trẻ xem hình ảnh, video về Bác với các cháu

thiếu nhi… trẻ sẽ thấy Bác rất hiền từ gần gũi với trẻ như một người ông của cáccháu Nhờ vậy mà khi dạy trẻ hát trẻ thuộc lời rất nhanh, chăm chú nghe và hátđúng giai điệu bài hát

Trang 10

Hình ảnh: Cô dạy trẻ tìm hiểu về Bác Hồ với các cháu thiếu nhi

Các hình thức lên lớp cũng phải đa dạng, phong phú có thể là tổ chức mộtcuộc thi, có thể là một buổi biểu diễn văn nghệ……làm sao để tiết dạy logic từđầu tới cuối khiến trẻ luôn có cảm giác chơi mà học, học mà chơi.

Hình ảnh: Nhóm trẻ đang tập luyện để biểu diễn

Trang 11

Hình ảnh trẻ biểu diễn bài múa về Bác Hồ

Trẻ mầm non rất thích giống cô, cô chính là thần tượng của trẻ, trước khi côkích thích được sự sáng tạo của trẻ thì trẻ luôn làm theo những gì cô làm Do đótrước khi chuẩn bị dạy tôi phải chuẩn bị sẵn sàng cho mình về tất cả từ giọnghát, điệu múa, hay các trò chơi đã được tập luyện Có như vậy, mới có đủ tự tinvà có sức hút lớn khi thể hiện trước trẻ, cũng như vừa làm tốt phần dạy củamình, vừa chú ý bao quát tình hình của trẻ Cần chú trọng tới không gian phònghọc và cách bố trí đồ dùng.

2.3.3.2 Đối với hoạt động rèn kỹ năng (loại tiết rèn kỹ năng).

Đây là một hoạt động vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục âm nhạccho trẻ, vì vậy tôi tiến hành thực hiện các nội dung cụ thể sau:

* Dạy trẻ hát.

Yêu cầu về dạy hát cho trẻ là dạy trẻ hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiệnsắc thái, tình cảm của bài hát Tuy nhiên việc dạy trẻ hát đúng nhạc là khôngđơn giản chút nào, bởi khả năng âm nhạc của trẻ còn chưa đáp ứng được việcdiễn tả độ cao, trường độ, sắc thái tình cảm…của bài hát Do đó, muốn trẻ hátgần hơn với độ chính xác của bài, giáo viên cần thực hiện đúng phương phápdạy hát cho trẻ mầm non, cho trẻ hát theo cô, theo giai điệu trên đàn, băng, đĩa.

Để đạt được hiệu quả dạy kỹ năng hát cho trẻ, giáo viên căn cứ vào khảnăng nhận thức của trẻ trong mỗi độ tuổi khác nhau để có phương pháp dạy trẻphù hợp, căn cứ vào bài hát dài hay ngắn để có phương pháp dạy trẻ phù hợp.

Đây là hoạt động hướng dẫn kỹ năng mới, tôi nhận thấy cần phải nắm kỹyêu cầu của từng đề tài, giới thiệu nội dung rõ ràng, khi dạy cần phải hiểu đượcnội dung cụ thể của bài hát, hát xong tôi hỏi tên bài hát, tên tác giả, giải thích nộidung (lời giải thích phải ngắn gọn dễ hiểu), đồng thời qua đó rèn luyện kỹ năng

Trang 12

hát cho trẻ đó là hát đúng giai điệu, cao độ, trường độ, hát đúng nhịp phách, hátto, nhỏ, hát nối tiếp.

- Với bài hát ngắn, dễ hát: Giáo viên hát to, chậm, rõ lời bài hát, sau đó bắt

giọng cho cả lớp hát theo cô từ đầu đến cuối bài hát Trong quá trình trẻ hát theocô, câu nào trẻ hát chưa đúng, cô hát mẫu lại và bắt gọng cho trẻ hát câu hát đó.Khi trẻ đã biết hát, dưới các hình thức tổ, nhóm, cô động viên trẻ hát lại cùng cô.Các tổ khác còn lại sẽ vỗ tay hoặc nhún nhảy theo cô và bạn hát.

Ví dụ: Dạy trẻ hát bài: “Nhà của tôi” là bài hát ngắn - Cô hát cho trẻ nghe

cả bài, sau đó dạy trẻ hát theo cô cả bài hát

- Với bài hát dài, khó hát: Giáo viên chia từng câu hoặc từng đoạn ngắn,

hát to, chậm, rõ lời bắt gọng cho trẻ hát nối tiếp theo cô từng câu hoặc từng đoạnmột từ đầu đến hết bài hát Nếu câu hát nào trẻ hát chưa đúng, cô hát mẫu lại vàbắt giọng cho trẻ hát lại cùng cô

Ví dụ: Chủ đề “Trường mầm non - ngày hội bé đến trường” với bài hát

“Trường chúng cháu là trường mầm non”

Để rèn kỹ năng ca hát cho trẻ tôi thể hiện như sau:

Tôi cho trẻ chú ý lắng nghe giai điệu bài hát qua việc xướng âm la cho trẻđoán tên bài Sau đó tôi hát mẫu 3 lần Sau mỗi lần hát tôi hỏi tên bài hát là gì?Do ai sáng tác? Giảng nội dung của bài hát.

Tôi hát chậm, rõ lời nối tiếp theo từng câu, từng đoạn từ đầu cho đến cuốibài hát

Với câu trẻ hát chưa đúng, cô hát mẫu lại và cho trẻ hát lại câu đó.

* Khi trẻ thực hành kỹ năng ca hát: Tôi dạy trẻ hát đúng giai điệu, biết lấy

hơi, hát đúng trường độ, cao thấp khi hát Đặc biệt là chú ý rèn kỹ năng chonhững trẻ còn yếu cụ thể như sau:

- Cô hát mẫu, thể hiện nét mặt, cử chỉ, điệu bộ minh họa bài hát để gâyhứng thú cho trẻ.

- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.

- Cô giới thiệu nội dung bài hát bằng cách tóm tắt ngắn gọn nội dung bàihát nói lên điều gì, sắc thái, tình cảm bài hát.

- Tùy theo mức độ khó, dễ của bài hát để chọn cách dạy sao cho phù hợpvới trẻ của lớp mình.

- Dạy trẻ hát theo các hình thức: cả lớp theo tổ, theo nhóm, cá nhân.

* Dạy trẻ kỹ năng vận động theo nhạc.

Với trẻ 5- 6 tuổi hát đúng, đúng giai điệu, hát hay chưa đủ mà còn dạy trẻvận động theo nhạc, biết phối hợp âm nhạc một cách nhịp điệu Trẻ vừa hát vừavận động theo nhạc giúp trẻ biết cảm nhận về âm nhạc, trông trẻ thật hồn nhiêndễ thương Phương pháp hướng dẫn trẻ vận động theo nhạc chính là: Làm mẫu,dùng lời và phương pháp học thuộc Hầu hết các bài hát đều có thể cho trẻ vậnđộng múa Vì múa là hoạt động nghệ thuật, dùng hình thể, tư thế để biểu hiệnlên tư tưởng, tình cảm của một tác phẩm âm nhạc Múa và âm nhạc quan hệ mậtthiết và không tách rời nhau.Dạy trẻ vận động theo nhạc là dạy trẻ vận động theonhịp, theo phách của bài hát bản nhạc, được thể hiện bằng các hình thức: vỗ tay,gõ đệm bằng dụng cụ âm nhạc; vận động minh họa, múa theo bài hát Dạy trẻvận động theo nhạc với phương pháp như sau:

Ngày đăng: 19/05/2021, 19:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w