Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi, tại trường mầm non thị trấn lang chánh i, huyện lang chánh, tỉnh thanh hóa

16 16 0
Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi, tại trường mầm non thị trấn lang chánh i, huyện lang chánh, tỉnh thanh hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 NỘI DUNG Mục lục 1 Mở đầu 1.1.Lý do chọn đề tài 1.2.Mục đích nghiên cứu 1.3.Đối tượng nghiên cứu 1.4.Phương pháp nghiên cứu 2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1 Cơ sở lý luận 2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến 2.3 Một số biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.4 Hiệu quả 3 Kết luận, kiến nghị 3.1.Kết luận 3.2.Kiến nghị Tài liệu tham khảo SỐ TRANG 1 1 3 3 3 3 4 4 5 15 15 15 16 17 1.Mở đầu 1.1 Lý do chọn đề tài Âm nhạc nảy sinh từ quá trình lao động của con người và hỗ trợ lại để con người sản xuất sáng tạo.Âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời tới khi giã từ cuộc sống Những khúc hát ru, những bài hát đồng dao trong trò chơi của con trẻ,những điệu hò,những bài hát dao duyên các điệu múa trong kho tàng âm nhạc dân gian là cội nguồn của nghệ thuật âm nhạc.[1] Qua lời ca trong sáng với những giai điệu trầm bỗng, tiết tấu nhịp nhàng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ, trẻ trở nên linh hoạt hơn mạnh dạn hơn, tự tin hơn, không những thế mà còn giúp trẻ khám phá những điều bí ẩn của thế giới xung quanh đầy màu sắc, trẻ biết quê hương đất nước,con người Vì vậy âm nhạc được coi như một phương tiện để giáo dục toàn diện nhân cách trẻ và là một loại hình nghệ thuật gần gũi với trẻ Cảm thụ âm nhạc của trẻ gắn bó chặt chẽ với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi Nhiệm vụ giáo dụcâm nhạc là làm thế nào để giáo dục trẻ hứng thú vớiâm nhạc Biết cảm thụâm nhạc thông qua các dạng hoạt độngâm nhạc phong phú, hình thànhở trẻ thị hiếuâm nhạc Dạy trẻ những kĩ năngđơn giản và thói quen trong các hoạt độngâm nhạc, phát triểnở trẻ năng lực cảm thụ, tính tích cực, sáng tạo trong âm nhạc Đặc biệt đối với trẻ3- 4 tuổi, ngôn ngữ của trẻ bắt đầu phát triển mạnh nên trẻ nói liên tục Lứa tuổi này, trẻ có biểu hiện cảm xúc, hứng thú vớiâm nhạc rõ rệt hơn lứa tuổi nhà trẻ Những biểu hiện như chăm chú, ngạc nhiên, thích thú bộc lộ rõ ràng hơn trong vận động như vỗ tay, giậm chân Trẻ có thể tự hát hoặc hát có sự hỗ trợ của người lớn với những bài hát ngắn, đơn giản Trẻ có thể nhận biết được một vài nhạc cụ gần gũi, có thể làm quen được với một vài nhạc cụđơn giản và tập sử dụng các dụng cụ để gõ đệm theo nhịp bài hát Hoạt động âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc.[2] Các nghiên cứu gần đây cũngđã chỉ ra rằng khi bé được tiếp xúc với âm nhạc sớm thì khả năng toán học tăng lên tới 27% và điểm IQ tăng lên 46% Người ta cũng chỉ ra rằng âm nhạc có quan hệ mật thiết với sự cải thiện khả năng đọc và các kỹ năng làm bài kiểm tra, ứng xử tốt hơn, giảm lo lắng, và đạt điểm cao hơn ở trường Thông qua Âm nhạc trẻ sẽ linh họat, mạnh dạn,thông minh qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi hát và rèn luyện cho trẻ Chính vì vậy, hiện nay hoạt động âm nhạc đã được phổ biến rộng rãi trong các trường mầm non, giúp cho việc thực hiện giáo dục âm nhạc cho trẻ theo đúng chương trình quy định Đồng thời giúp giáo viên có cơ hội và điều kiện để thể hiện và phát triển khả năng, năng khiếu của mình.Với tôi âm nhạc giống như 3 một bí quyết riêng giúp tôi thu hút trẻ, tạo ấn tượng tốt khi đến trường lớp.Từ những đặc điểm đó giáo dục mầm non đã đổi mới hình thức hoạt động âm nhạc nhằm giúp trẻ tiếp thu, cảm thụ âm nhạc một cách nhẹ nhàng mà logic, giúp trẻ hiểu sâu, nhớ lâu mà không mang tính chất gò ép, áp đặt đảm bảo cho trẻ “ học bằng chơi, chơi mà học” Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động âm nhạc đối với trẻ và mục đích mong muốn cho trẻ hoạt động tốt hơn tôi luôn băn khoăn, tìm tòi, học hỏi để môn hoạt động âm nhạc đạt chất lượng cao cho trẻ, tôi xin được chia sẽ một vài kinh nghiệm nhỏ này với các đồng nghiệp thông qua đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi, tại Trường mầm non Thị Trấn Lang Chánh I, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa 1.2 Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 3 - 4 tuổi trong nhà trường, trên cơ sởđóđưa ra các biện pháp đểnâng cao chất lượng giờ hoạt động âm nhạc cho trẻ 3 - 4 tuổi, góp phần thúc đẩy cáclĩnh vực phát triển thẩm mĩ, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm kĩ năng xã hội cho trẻ Giúp cho trẻ tính mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp và trong tất cả các hoạt động hàng ngày 1.3 Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp để nâng cao chất lượng trong hoạt động âm nhạc đối với trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi trường mầm non Thị trấn Lang Chánh I làm đối tượng nghiên cứu 1.4 Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu tôi đã dùng những phương pháp sau: - Phương pháp trực quan, minh họa - Phương pháp thực hành - Phương pháp dùng lời nói - Phương phápđánh giá, nêu gương - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp thu thập minh chứng, tham khảo tài liệu 2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1 Cơ sở lí luận Một nhà soạn nhạc người Đức Robert Schumann đã từng phát ngôn rằng: "Nhiệm vụ cao quý nhất của âm nhạc là chiếu sáng vào những cõi sâu thẳm trong trái tim mỗi người" Như chúng ta đã biết âm nhạc tác động vào trái tim 4 mỗi con người ngay từ khi ta còn nằm trong nôi qua tiếng à ơ của bà, của mẹ Chính cái bắt đầu ấy đã vô hình dung đưa mỗi tâm hồn trẻ thơ hòa vào âm nhạc, âm nhạc với trẻ thơ dường như là một thế giới kì diệu đầy cảm xúc Tâm hồn trẻ thơ luôn luôn trong sáng, luôn luôn vui vẻ, cho nên việc tiếp xúc với âm nhạc được coi như là một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách tâm hồn trẻ thơ Giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mĩ cho trẻ Giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non làhình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, tổ quốc, tình yêu thương con người Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức của trẻ qua học tập, vui chơi Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như: học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc Sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa là sự phát triển về thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ và thể lực Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng Âm nhạc không chỉ giúp trẻ phát triển trí thông minh, khích lệ tư duy sáng tạo Tăng khả năng cảm nhận tinh tế những nét đẹp trong cuộc sống Mà còn giúp trẻ bộc lộ cảm xúc của mình với môi trường xung quanh Âm nhạc từ lâu đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta Khi trẻ nghe giai điệu , nhịp điệu , lời ca của tác phẩm âm nhạc sẽ tác động trực tiếp đến đứa trẻ Hứng thú và cảm xúc âm nhạc của trẻ được biểu hiện ra bên ngoài tùy theo lứa tuổi như: Lắng tai nghe, đung đưa người, nét mặt hân hoan vui thích hay nhún nhảy theo nhịp điệu của bài hát, bản nhạc là cơ sở để giáo viên hướng dẫn, bồi dưỡng phát triển hứng thú, cảm xúc âm nhạc cho trẻ [2] Âm nhạc không giống với các loại hình nghệ thuật khác như hội họa, văn học, điện ảnh, ,hình tượng âm thanh của âm nhạc không mang ý nghĩa cụ thể hoàn toàn xác định rõ rệt như từ ngữ trong nghệ thuật văn chương và cũng không tái hiện thế giới khách quan bằng những bức tranh có đường nét bố cục chặt chẽ, có mảng màu phong phú trong hội họa Đặc trưng diễn tả của âm nhạc mang tính ước lệ, trừu tượng khái quát cao.Âm nhạc phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh.Cùng với các yếu tố diễn tả âm nhạc như: Giai điệu,âm sắc,cường độ, hòa âm, tiết tấu đã thu hút, hấp dẫn làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ Âm nhạc không chỉ đơn thuần là để vui chơi, giải trí mà còn thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ Âm nhạc giúp trẻ phát triển trí nhớ, trí nhớ âm nhạc là khả năng thu nhận và ghi nhớ lại Đặc điểm của trẻ 3 - 4 tuổi là ghi nhớ âm nhạc bằng tai nghe dựa vào nhạc cảm, trong quá trình hoạt động học tập, trí nhớ không có khả năng nhắc lại toàn bộ ngay mà phải qua quá trình luyện dần Khi trẻ hát là cùng lúc 5 ghi nhớ lời ca, giai điệu, tiết tấu, trẻ yêu ca hát bao nhiêu thì càng thuộc nhanh, nhớ chính xác và nhớ lâu bài hát Mụcđích của giáo dụcâm nhạcở trường mầm non là giáo dục tình cảmđạo đức, thẩm mỹ cho trẻ Giáo dụcâm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người, hình thành và phát triển những thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể như: Tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người Giáo dụcâm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức cho trẻ qua học tập, vui chơi Quá trình tiếp xúc và hoạt độngâm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc sẽ hình thànhở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực Chính vì vậy, giáo dụcâm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng 2.2 Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến 2.2.1.Thuận lợi: - Trường mầm non Thị Trấn Lang Chánh I nằm ngay khu trung tâm huyện, đường xá đi lại dễ dàng, dân cư tập trung đông, trường có đội ngũ giáo viên trẻnhiệt tình, năng động - Bản thân là một giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, luôn yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công việc, nắm được tâm lý của trẻ ở từng lứa tuổi, luôn nâng cao vai trò tự học, nghiên cứu tìm tòi những phương pháp đổi mới trong giảng dạy, chịu khó tìm hiểu học hỏi sách báo và ứng dụng công nghệ thông tin Bản thân cũng có chút năng khiếu vềâm nhạc, luôn trang bị cho mình phương tiện dạy học tốt về mọi mặt - Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường cũng như đồng nghiệp luôn tạo điều kiện cho tôi xây dựng các hoạt động sáng tạo trong công tác giảng dạy - Đa số phụ huynh đềuủng hộ giáo viên trong việc quyên góp đồ dùng, nguyên vật liệu để cùng tự tạo ra các dụng cụâm nhạc cho trẻ hoạt động - Các cháu ở lớp khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có tính tìm tòi khám phá 2.2.2 Khó khăn Qua khảo sát một số giờ hoạt động âm nhạc của trẻ tôi nhận thấy : - Kỹ năng hát của trẻ chưa được tốt, trẻ hát đang còn là hình thức học thuộc, hát chưa rõ lời, hát chưa đúng âm điệu bài hát - Cảm thụ âm nhạc chưa được cao, chưa hứng thú trong giờ hoạt động âm nhạc - Trẻ vận động theo nhạc và biểu diễn đang còn nhút nhát, rụt rè 6 - Đa số trẻ mới bắt đầu đến trường nên mọi cái còn bỡ ngỡ, đến lớp trẻ còn khóc nhè, một số cháu còn thụ động, nhút nhát chưa chú ý, 1/2 số trẻ chưa được học lớp nhà trẻ nên chưa được làm quen với nề nếp của các hoạt động - Do hạn chế của giáo viên chưa biết đánh đàn nên cũng đang gặp nhiều bất cập Một số cháu ở các xã lân cận và một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình - Đồ dùng phục vụ cho hoạt động âm nhạcđang còn nhiều hạn chế * Kết quả khảo sát đầu năm trước khi áp dụng các biện pháp: N ội dung khảo sát Trẻ hứng thú nghe các bài hát, bản nhạc Trẻ có khả năng vậnđộngđơn giản theo nhịpđiệu của bài hát Trẻ hátđúng giai điệu, lời ca ở mỗi bài hát Trẻ có kỹ năng sử dụng dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp Tổng số trẻ Số trẻ đạt Kết quả khảo sát Tỷ lệ Số trẻ % chưa đạt Tỷ lệ % 26 10 39 16 61 26 08 31 18 69 26 07 27 19 73 26 10 39 16 61 Nhìn vào kết quả trên ta thấy đa số trẻ kết quảtrong giờ hoạt động âm nhạc, tỉ lệ trẻđạt còn rất còn thấp Để nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc tôi đã áp dụng một số biện pháp sau: 2.3 Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1.Tạo hứng thúâm nhạc cho trẻ Mỗi đứa trẻ khác nhau sẽ có một thiên hướng về trí thông minh khác nhau và âm nhạc có thể tác động lên các loại trí thông minh ấy nhằm giúp chúng phát triển đồng đều Trẻ 3 - 4 tuổi được tiếp cận với âm nhạc từ sớm sẽ trở nên hoạt bát hơn, sáng tạo hơn, đời sống nội tâm phong phú hơn Chính vì vậy, ở mọi lúc mọi nơi tôi luôn tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ và cho trẻ nghe các bài hát, bản nhạcqua các phương tiện truyền thông như: Ti vi, đầu đĩa Trong các giờhoạt động ngoài trời, giờ đón trả trẻ để trẻ làm quen với các bài hát nói về chủ đề, tôi đã chọn một số ca khúc trẻ hát, cho trẻ nghe phù hợp.Ở lớp tôi nhiềutrẻ 3 - 4 tuổi mới bắt đầu đi học, trẻ chưa tự giác, tự túc đi học nên tôi chọn những bài hát lôi cuốn, thu hút tạo cho trẻ cảm giác thích đi học như bài “Cháu đi mẫu giáo” nhạc và lời của Phạm Minh Tuấn nhịp điệu vừa phải, sắc thái vui vẻ trong lời ca hay bài “ Vui đến trường” của Hồ Bắc Để tạo cho trẻ nề nếp trước khi vào lớp phải lễ phép, tự tin tôi thường mở cho trẻ nghe 7 qua bài “ Lời chào buổi sáng” của Nguyễn Thị Nhung, tôi thấy tâm thế của trẻ vui vẻ hơn khi đến lớp mà lâu dần tạo cho trẻ thói quen hòa đồng cùng lời ca trong mỗi bài hát, mỗi giai điệu củaâm nhạc Ảnh: Cô và trẻ trong giờ học Cho trẻ nghe những bài hát để trẻ có thể hát theo được như ở trên, ngoài tác động âm nhạc còn giúp trẻ phải học hát, còn nhiều bài hát cô thường hát cho trẻ nghe cũng tạo không khí đến trường như bài “ Ngày đầu tiên đi học”," Cô giáo như mẹ hiền" để trẻ cảm nhận được sự gần gũi của lời bài hát giống với thực tế cô giáođang chăm lo cho mình từng bữaăn, giấc ngủ hàng ngày Trẻ ở độ tuổi 3-4 tuổi chỉ có thể tập chung tối đa 15 đến 20 phút, trẻ thường dễ chịu ảnh hưởng tác động từ bên ngoài, (ngồi không ngay ngắn trong khi học, mất trật tự, không kiềm chế các hoạt động cá nhân) Trong khi đó việc trẻ tập trung, ghi nhớ có chủ đích và hứng thú trong giờ hoạt động họclà rất quan trọng Vì vậy tôi nhận thấy rằng cần tìm tòi, đổi mới, thay đổi các hình thức vào bài sao cho sinh động, hấp dẫn bằng những câu nói nhẹ nhàng, nét mặt vui tươi, sử dụng các trò chơi tạo tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học ngay từ những phút đầu, và tiết học xuyên suốt cả giờ hoạt động Ví dụ: Ở những bài hát về chủ đề: " Trường mầm non" cô giáo có thể sử dụng cờ, hoa, bóng bay làm trẻ thấy lại được không khí của ngày khai giảng Hay ở chủ đề: Thế giới thực vật dạy bài hát “Màu hoa” cô giáo có thể sử dụng một số loại hoa tươi trang trí lớpđể thu hút trẻ 2.3.2 Quan tâm đánh giá trẻ trong hoạt động âm nhạc để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp Thông qua việcđánh giá trẻ trong các giờ hoạt độngâm nhạc, tôi chia lớp thành hai nhóm đối tượng: - Nhóm trẻ có khả năng âm nhạc - Nhóm trẻ có khả năng âm nhạc còn han chế hơn Trên cơ sở phân nhóm, tôi bồi dưỡng cho trẻ theo cách sau: + Nhóm trẻ có năng khiếu: Tôi luôn tạo cơ hội cho trẻ phát triển trí tưởng tượng và tăng thêm sự cảm thụ nghệ thuật trong các hoạt động âm nhạc, để trẻ vận dụng linh hoạt vào các hoạt động văn nghệ của lớp, của nhà trường + Nhóm trẻ năng khiếu hạn chế hơn: Những trẻ này thường thờ ơ, nhút nhát, e dè khi hoạt động Tôi chú ý đến nhóm trẻ này bằng cách: Cho trẻ ngồi xen kẻ với những trẻ có năng khiếu, đưa những hình ảnh gợi nhớ để thu hút sự chú ý của trẻ.Luôn gọi trẻ biểu diễn cùng cô và các bạn Kịp thời khen ngợi trẻ, động viên trẻ, nếu sai hoặc chưa thuộc thì khéo léo nhắc trẻ học tiếp ở lần sau.Bằng những hình thức trên dần dần tôi đưa trẻ vào những 8 hoạt động tự nhiên, vui vẻ hơn ở các bài hát hoạc trò chơi và chất lượng giờ hoạt độngâm nhạc cũng nâng cao hơn Ảnh: Cô và trẻ trong giờ học Đối với nhóm trẻ này tôi thường dạy trẻ phát âm và giải nghĩa từ, giúp trẻ phân biệt từ đúng trong bài hát với từ trẻ hát nhầm Ví dụ: Câu hát: Trong bài hát “Múa cho mẹ xem” của nhạc sĩXuân Giao thì trẻ lại hát nhầm thành “ Khi em giơ tay lên là bướm xinh bay mất”, tôi cho trẻđọc lại câu hát theo cô "Khi em giơ tay lên là bướm xinh bay múa" Cứ như thế, trong quá trình học thuộc, cô sửa sai cho trẻ nếu trẻ hát sai, hát ngang Và để tránh sự nhàm chán cho trẻ tôi thay đổi hình thức cho trẻ thi đua hát giữa các tổ, nhóm, hát to- nhỏ, nối tiếp nhau xem tổ, nhóm nào hay nhất có như vậy mới kích thích sự tích cực, rèn luyện và hứng thú cho trẻ học 2.3.3 Lồng ghép âm nhạc vào các hoạt động học khác Đối với trẻ, trong mọi hoạt động học, tôi đều có thể tích hợp với giáo dục âm nhạc, căn cứ vào những bài đã học, những bài chưa học theo từng chủ để của bài dạy để lựa chọn nội dung tích hợp phù hợp mà không nặng nề cho trẻ Việc tích hợp nội dung âm nhạc vào mỗi tiết học ngoài ôn lại kiến thức cũ, làm quen kiến thức mới còn giúp cho giờ học nhẹ nhàng, lôi cuốn, giúp trẻ thoải mái ham thích học tập hơn Chính vì vậy trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp tôi đã thường xuyên lồng ghép âm nhạc vào các hoạt động học và đạt được nhiều kết quả rất đáng kể * Đối với hoạt động khám phá khoa học: Để giúp trẻ hiểu đúng đắn về những đề tài của giờ khám phá khoa học thông qua trò chuyện, đàm thoại thì tôi kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ học để tạo cho trẻ cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái trong giờ học, ngoài ra một số bài hát còn giúp cung cấp thêm kiến thức về bài học trẻ đang học Ví dụ:Đề tài: “ Trò chuyện về một số loại hoa” tôi kết hợp cho trẻ nghe bài “Màu hoa” qua bài háttrẻ biết vẻ đẹp, mùi thơm, yêu quý và bảo vệ hoa Khi dạy trẻ "Tìm hiểu về một số vật nuôi trong gia đình" tôi có thể tích hợp cho trẻ hát bài: "Gà trống, Mèo con và Cún con" hoặc bài: "Con Gà trống; Chú Mèo con " Qua đó hình thành cho trẻ chút kiến thức về đặcđiểm, lợiích của các con vật, giáo dục trẻ hình thành tình cảm yêu quý, cách chăm sóc các vật nuôi trong gia đình * Qua giờ Làm quen văn học: 9 Trong giờ làm quen với văn học tôi dạy trẻ cảm thụ bài thơ, câu chuyện thông qua việc đọc diễn cảm, hiểu nội dung câu truyện, bài thơ để truyền đạt tới trẻ những vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế hệ của người Việt Nam, nhưng cũng có thể nhờ âm nhạc để truyền đạt cho trẻ những tình cảm đó một cách gần gũi và dễ dàng hơn Ví dụ: Thông qua việc dạy bài thơ “Hoa kết trái”sau khi trẻ đọc thơ cô kết hợp cho trẻ nghe bài hát “Hoa kết trái” và chính giai điệu vui tươi của bài hát giúp cho trẻ dễ thuộc thơ, hiểu hơn nội dung bài thơ, tiết học thêm sinh động, phong phú và trẻ rất chú ý * Hoạt động tạo hình: Giáo dục âm nhạc trong giờ tạo hình ngoài việc khi trẻ thực hành, cô mởđài cho trẻ nghe nhiều bài hát có nội dung tương đối phù hợp với đề tài đó, thì ở đây ngoài nội dung trên bản thân đã tổ chức nhiều tiết thao giảng ở trường, tôi thường lựa chọn cho trẻ nghe nhữngbài hát có nội dung phù hợp với đề tài để tích hợp với hoạt động gây hứng thú trước khi vàophần hướng dẫn nội dung trọng tâm cho trẻ, đàm thoại trước khi trẻ thực hành sau đó từ nội dung bài hát tôi kết hợp đàm thoại và giao nhiệm vụ cho trẻ Ví dụ: Dạy trẻ "Vẽ con Gà trống", vào phầnổnđịnh, gây hứng thú tôi cho trẻ hát bài "Con Gà Trống", sau đó trò chuyện nhanh với trẻ: + Bài hát các nói về con gì? + Con Gà trống có những bộ phận gì? Những câu đàm thoại đó giúp trẻ có thêm một số ý tưởng trong quá trình vẽ để có sản phẩm sáng tạo Chính vì việc kết hợp lồng ghépâm nhạc vào các hoạt động học cho trẻ mà đã nâng cao dầnchất lượng hoạt động âm nhạc thực tế ở trường, giáo viên cần hướng dẫn, gợi ý lấy trẻ làm trung tâm nhằm giúp lấy âm nhạc để có thể cho trẻ tiếp thu các kiến thức của các môn học khác được hứng thú hơn 2.3.4 Giáo dục âm nhạc trong hoạt động học âm nhạc Từđặc điểm của lứa tuổi mầm non, đặc biệt là trẻ 3 -4 tuổi tôi luôn giáo dục trẻ theo phương châm "Học bằng chơi - chơi mà học" theo chương trình giáo dục mầm non Mỗi một giờ học âm nhạc tôi xây dựng theo các hình thức tổ chức khác nhau để tránh cho trẻ nhàm chán và phải xácđịnh rõ phần giáo dục trọng tâm của bài học để phân bố thời gian cũng như nội dung cho phù hợp Nếu trọng tâm bài học là dạy trẻhát, tôi tập trung vào nội dung chính là tập cho trẻ hát thuộc bài hát, hát rõ lời, hátđúng nhạc Nếu trọng tâm là nghe hát, giáo viên cần chú ý phần nghe hát phải kéo dài hơn, chủ yếu là trẻ được nghe cô 10 hát, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm, giai điệu của bài hát để trẻ đượchưởng ứng với những trạng thái cảm xúc có trong bài hát Hay trọng tâm là vận động theo nhạc, cô hướng dẫn trẻ cách vận động theo bài hát để tạo cho bài hát hay hơn, trẻ hứng thú hơn Việc dạy trẻ vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu âm nhạc không chỉ giúp trẻ tập phối hợp các động tác đi lại vững vàng, cách sử dụng một số dụng cụâm nhạc mà nhờ đótất cả những vận động của tay chân, thân mình nhờ có sự phụ hoạ âm nhạc trở nên chính xác, nhịp nhàng hơn Vận động theo nhạc tạo cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn, có tư thế đẹp, duyên dáng và vui tươi Còn nếutrọng tâm bài họclà trò chơi âm nhạc, tôi xác định mục tiêu phát triển khả năng âm nhạc, ôn luyện kiến thức, kỹ năng cho trẻ Tạo sự phản ứng âm thanh khác nhau để phát triển khả năng nghe nhạc của trẻ Cô cần hướng dẫn trẻ cách chơi rõ ràng, cụ thể, dần dần nâng cao yêu cầu của trò chơi, nên cho tất cả trẻ được tham gia chơi Trò chơi âm nhạc giúp trẻ thoải mái, vận động chạy nhảy trẻ sẽ hoạt bát nhanh nhẹn và hứng thú trong giờ học Ngoài ra để có giờ hoạt độngâm nhạcđạt kết quả cao, giáo viên luôn phải hátđúng nhạc, đúng giai điệu của bài hát, có sử dụng thêm một số nhạc cụ (Phách tre, xắc xô, song loan ), loa đài, cô hát càng hay kết hợp với sắc thắc biểu diễn tốt càng thu hút được trẻ vào giờ học Bên cạnhđó, cô giới thiệu dẫn dắt hay vào bài, khuyến khích tré hát cùng cô cả bài hay việc trẻ hátđúng, hát hay chưa đủ mà cô cần phải dạy trẻ vận động theo nhạc giúp trẻ cảm nhậnâm nhạc.Trẻ vừa hát vừa vận động theo nhạc giúp trẻ biết cảm nhận về âm nhạc Hầu hết các bài hát đều có thể cho trẻ vận động múa Vì múa là hoạt động nghệ thuật, dùng hình thể để biểu hiện tư tưởng, tình cảm của một tác phẩm Múa và âm nhạc có tương quan mật thiết với nhau Với mỗi bài hát nên cho trẻ làm quen 2, 3 cách vận động khác nhau để thay đổi hình thức, giúp trẻ làm quen với nhiều loại hình tiết tấu và không nhàm chán Tôi cũng có thể chuẩn bị thêm trang phục cho trẻ phù hợp với nội dung bài hát, theo vùng miềnđể cho trẻ mặc khi học như thế cũng kích thíchđộ hưng phấn, tích cực cho trẻ trong hoạt động Ví dụ: Dạy trẻ hát vận động bài: "Nhà của tôi" tôi có thể kết hợp cho trẻ múa và dùng thêm một số nhạc cụâm nhạc như: Xắc xô, phách tre, gáo dừa để gõ theo nhịp của bài hát Ảnh: Trẻ sử dụng phách tre Bên cạnhđó, trong giờ học tôi luôn chúý khen ngợi những trẻ hátđúng, hát hay, vận độngđúng thành thạo nhằm khuyến khích trẻ học tốt hơn Tuy nhiên tuyệt đối không chê trẻ mà luôn tôn trọng, nhẹ nhàng, sửa sai đối với những trẻ thực hiện chưa đúng Bên cạnhđó tôi luôn chúý quan sát, tìm hiểu nguyên nhân 11 vì sao trẻ vẫn còn yếu, chưa hòa cùng các bạn để tìm ra biện pháp tác động kịp thờiđưa trẻ hòa nhịp cùng các bạn trong lớp, dần dần trẻ cũngđã hứng thú, tích cực hơn rất nhiều 2.3.5 Sưu tầm, sáng tạo ra trò chơi âm nhạc, đồ dùng âm nhạc giúp trẻ khám phá bằng các hoạt động chơi Đối với trẻ, được hoạt động âm nhạc thông qua các trò chơi là một biện pháp hữu hiệu nhất, trò chơi đã trở thành phương tiện để đem đến cho trẻ các yếu tố diễn tả của nghệ thuật sinh động, có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái Hiện nay trò chơi âm nhạc được coi là một trong những hình thức vận động theo nhạc của chương trình giáo dục âm nhạc, nó có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc Mỗi loại trò chơi đều hướng đến phát triển một hay nhiều kĩ năng âm nhạc giúp trẻ ôn luyện, củng cố và tiếp thu các nội dung giáo dục Sự mới lạ và thú vị trong các trò chơi đa dạng, hấp dẫn do cô giáo thiết kế, sáng tạo và tổ chức gắn liền với bài học cũ và bài học mới nâng dần về yêu cầu sẽ là động lực giúp trẻ tích cực, hứng thú và thoải mái trong vui chơi.Trò chơi gắn với âm nhạc – âm nhạc kết hợp với trò chơi tạo nên sự cuốn hút mạnh mẽ đối với trẻ Sau mỗi lần tham gia chơi là một lần trẻ khắc sâu kiến thức, mở rộng hiểu biết, trẻ được tự do thể hiện bản thân, cảm xúc, suy nghĩ, sáng tạo,… Không những vậy, khi tham gia trò chơi âm nhạc trẻ còn được rèn luyện các kĩ năng hát, múa, nghe, ghi nhớ tác phẩm, cảm thụ âm nhạc,… dưới các hình thức hấp dẫn Ví dụ:Các trò chơi: "Tai ai tinh", " Thỏ nghe hát nhảy về chuồng"," Nghe âm thanh to nhỏ", "Ai là người vỗ tay" sẽ luyện cho trẻ tai nghe về cao độ, cường độ, sự tập trung chúý, phân biệt các loạiâm thanh - Các trò chơi: " Ai biết nhiều bài hát hơn?", "Ô cửa bí mật"," Túi 3 gang" trẻ sẽ được luyện về giọng hát, múa, khả năng ghi nhớ bài hát - Trò chơi: " Lắng nghe tìm đồ vật" sẽ giúp trẻ ghi nhớ được các dụng cụâm nhạc, âm thanh và cách sử dụng các loại dụng cụâm nhạc có trong lớp Trò chơi âm nhạc cùng với hoạt động là khiến trẻ không cảm thấy nhàm chán vì trẻ sẽ không phải ngồi một chỗ lâu và được vận động, được thả sức bộc lộ cảm xúc của mình bằng các hoạt động hình thể một cách ngẫu hứng Việc cho trẻ sử dụng dụng cụâm nhạc trong giờ học cũng là một phương pháp rất hiệu quả đểthu hút trẻ vào giờ học, cũng như nâng cao kỹ năng âm nhạc cho trẻ Cô giáo giới thiệu hướng dẫn cho trẻ biết tên, cách dùng, âm thanh của từng loại dụng cụ, cho trẻ sử dụng nhiều lần để giúp trẻ ghi nhớ và khắc sâu Giáo viên khuyến khích trẻ trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những đồ dùng, đồ chơi mới Ngoài ra những đồ dùng, dụng cụ mua sẵn như phách tre, trống, lắc, tôi còn cho trẻ chơi những dụng cụ tự tạo như: lon sữa, gáo dừa, hột hạt, vỏ hộp 12 bánh, khối gỗ để tạo ra âm thanh Giáo viên gợi ý cho trẻ biết phối hợp những đồ dùng đồ chơi cũ với đồ dùng đồ chơi mới, gây hứng thú cho trẻ Ví dụ: Để gõ đệm cho một bài hát, gợi ý trẻ sử dụng phách tre, xắc xô, song loan Ảnh: Giờ học hát sử dụng đồ dùng âm nhạc Ngoài ra tôi còn cho trẻ mặc và sử dụng các trang phục biểu diễn hấp dẫn, bắt mắt với các trang phục được làm từ băng, giấy màu các loại phế liệu cô và trẻ cùng nhau trang trí để làm trang phục kích thích trẻ tham gia hoạt động Trẻ được mặc bộ quần áo do chính mình tham gia trang trí sẽ phấn khởi và hứng thú hơn với hoạt động âm nhạc Ảnh: Góc âm nhạc được trang trí của lớp 2.3.6 Tăng cường cho trẻ quan sát, thực hành biểu diễn trên sân khấu Ngày hội, ngày lễ, hội thi là cơ hội cho giáo viên và trẻ trong trường giao lưu, hiểu biết nhau hơn đồng thời tạo cơ hội cho trẻ được nâng cao các kỹ năng hoạt động Nên tôi luôn hưởng ứng và luyện tập để trẻ được tham gia các hội thi, ngày hội, hoạt động trải nghiệm do trường phát động Có đàn, dụng cụ âm nhạc cho các cháu biểu diễn giống như biểu diễn một đêm văn nghệ, cho một vài cháu làm ban nhạc công sẽ có phần quà cho những cháu đạt giải Trong hội thi tôi có mời đông đủ phụ huynh tham dự nhận thấy nhiều phụ huynh rất phấn khởi về con mình, để phụ huynh có hướng phát huy năng khiếu ở trẻ Trong cuộc thi trẻ hào hứng, tự tin tham gia các hoạt động âm nhạc trẻ thích biểu diễn và say mê với âm nhạc Ảnh: Trẻ biểu diễn văn nghệ trong lớp Trong các ngày hội đến trường của bé, vui hội trăng rằm, lễ tổng kết Tôi luôn tham mưu với nhà trường ưu tiên cho lớp mẫu giáo bé những tiết mục văn nghệ phù hợp với trẻ Đó cũng là một hình thức văn nghệ phù hợp với trẻ, tạo cho trẻ tự tin mạnh dạn hơn về mọi mặt Trẻ rất thích được khen giúp trẻ phát triển trí tuệ, nhanh nhẹn, hồn nhiêu, tự tin trước mọi người và cảm nhận được cái hay cái đẹp.Tôi luôn chuẩn bị tiết mục của lớp mình hướng vào nội dung của từng ngày hội, ngày thi ngày lễ Ví dụ: Ngày tết trung thu 15-8 hàng năm, là ngày tết của trẻ em nên tôi tuyển chọn các bài hát như: “Rước đèn dưới trăng” của Phạm tuyên, “ Đêm trung thu” của Phùng Như Thạch Ví dụ: chương trình liên hoan chào mừng ngày 8 – 3tại lớp, tôi cho trẻ hát bài: Hoa bé ngoan” của Hoàng Văn Yến, “ Quà 8 – 3”, nhạc và lời của Hoàng Long Qua quá trình giảng dạy ở lớp, tôi thấy trẻ thích được cô giáo khen và quan tâm Vì vậy sau mỗi giờ học tôi đều khích lệ, khen thưởng những trẻ nào 13 có năng khiếu bằng nhiều hình thức như: vỗ tay to, nêu gương trước các bạn,tặng hoa,tặng cờ có như vậy thì trẻ mới có hứng thú hơn trong giờ hoạt động Còn những trẻ chưa đạt thì khích lệ, động viên lần sau cố gắng hơn, chứ không chê bai, như thế thì trẻ mới không bị xấu hổ, nhút nhát và e thẹn với bạn Đó cũng là biện pháp rất quan trọng để trẻ hoạt động âm nhạc có hiệu quả hơn 2.3.7 Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh Để nâng cao chất lượng,giáo dục cho trẻ nói chung và âm nhạc nói riêng tôi luôn trao đổi với phụ huynh về nội dung chươnh trình thông qua giờ đón, trả trẻ,các buổi họp phụ huynh và thông qua góc trao đổi phụ huynh ở ngoài lớp học Đồng thời tôi tuyên truyền cho phụ huynh biết về tầm quan trọng của âm nhạc đối với trẻ, công khai kế hoạch hoạt động học hằng ngày của trẻ trên lớp, tôi luôn hướng dẫn chi tiết các bài dạy ,trao đổi với phụ huynh với nhiều hình thức khác nhau: Gới thiệu bài mới, bài cũ đã học để phụ huynh dạy trẻ ở nhà Phổ biến các kỹ năng âm nhạc mà trẻ cần đạt được Từ đó nhắc nhở phụ huynh ủng hộ những ngưyên vật liệu phế thải như: Vỏ chai dầu gội đầu, nước rửa bát, vỏ lon bia, bìa lịch cũ, hoạ báo và một số đĩa ca nhạc dành cho trẻ mầm non để cho cô và trẻ tận dụng làm một số đồ dùng, nhạc cụ âm nhạc Bên cạnhđó, tôi động viên phụ huynh cho trẻ đến lớp thường xuyên, mua sách báo, băng đĩa thiếu nhi để trẻ tham khảo và học hỏi kỹ năng âm nhạc để dạt kết quả cao hơn khi cho trẻ hoạt động âm nhạc Trong quá trình hoạt động với âm nhạc tôi luôn chú ý đến những trẻ có năng khiếu, tôi trao đổi cùng phụ huynh để thống nhất biện pháp và tạo điều kiệncho trẻ phát huy khả năng âm nhạc cho trẻ như: Cho trẻ vào đội văn nghệ của lớp, trường Với những cháu còn hạn chế về khả năng âm nhạc, tôi trao đổi cùng phụ huynh để có biện pháp tác động tích cực để trẻ tiếp thu bài tốt hơn Luôn động viên khuyến khích trẻ để trẻ có hứng thú , tự tin, mạnh dạn hơn khi hoạt động Những lời khen đúng lúc, đúng chỗ là động lực để trẻ tiếp thu tôt hơn kỹ năng âm nhạc Lên kế hoạch về chương trình dạy theo chủ đề và hàng tuần, hàng ngày để phụ huynh biết và phối hợp với giáo viên và rèn luyện thêm cho trẻ Cuối cùng tôi thông báo kết quả qua việc đánh giá trẻ trong quá trình hoạt động âm nhạc cho phụ huynh được biết qua nhóm ralo hoặc qua trao đổi riêng, phụ huynh hết sứcủng hộ và nhiệt tình phối hợp 2.4 Hiệu quả của sáng kiến Sau một thời gian thực hiện các biện pháp vào thực tế giảng dạy tại lớp mình bản thân không ngừng phấn đấu học hỏi đồng nghiệp Tôi thấy giờ học đạt kết quả được nâng lên rõ dệt, giờ học sinh hoạtđộng thoải mái, trẻ hứng thú 14 và tích cực tham gia vào các hoạt động, cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ mạnh dạn và tự tin hơn, và có nhiều cháu thích tham gia vào đội văn nghệ của lớp như: Phương Trang, Gia Hân, Xuân Cường, Khánh Duy Sau khi áp dụng các biện pháp tôi đã tiến hànhkhảo sát và thu được kết quảđáng kể như sau: Nội dung khảo sát Tổng số trẻ Trẻ hứng thú nghe các bài hát, bản nhạc Trẻ có khả năng vậnđộngđơn giản theo nhịpđiệu của bài hát Trẻ hátđúng giai điệu, lời ca ở mỗi bài hát Trẻ có kỹ năng sử dụng dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp Kết quả khảo sát Số trẻ đạt Tỷ lệ % Số trẻ chưa đạt Tỷ lệ % 26 26 100 0 0 26 26 100 0 0 26 26 100 0 0 26 26 100 0 0 Trên các giờ hoạt động âm nhạc ở lớp, tôi thấy trẻ thực sự say mê và hứng thú trong giờ học, trẻ có kỹ năng hát, hát đúng nhạc, biết thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát bằng hình thức biểu diễn hồn nhiên, sinh động 3 Kết luận, kiến nghị 3.1 Kết luận: Hoạt động âm nhạc có vai trò quan trọng trong chương trình trẻ em ở lứa tuổi mầm non Qua những biện pháp tích cực đã giúp trẻ tích luỹ thêm về các kỹ năng tri giác, cách thức thể hiện tác phẩm âm nhạc Đến nay nhìn chung các cháu thích học âm nhạc hơn, thích hoạt động với âm nhạc, khả năng âm nhạc của trẻ cao hơn, giờ hoạt động âm nhạc theo hình thức mới diễn ra nhẹ nhàng, không gò bó, cô và trẻ cùng được hoạt động mở rộng kiến thức thông qua tổ chức, không những thế sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi thấy trẻ còn phát triển tốt một số kỹ năng như: - Kỹ năng thể hiện cảm xúc - Kỹ năng giao tiếp - Kỹ năng thẩm mỹ - Kỹ năng nhận thức Muốn nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ giáo viên mầm non cần phải: 15 - Bản thân giáo viên phải thực sựyêu nghề mến trẻ, phải là người mẹ hiền thứ 2 của trẻ - Thường xuyên nâng cao trình độ, tìm tòi những biện pháp tối ưu để trẻ làm quen với âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi để trẻ cảm nhận được âm nhạc - Nghiên cứu bài dạy, chuyển tiếp các phần với nhau nhẹ nhàng logic - Kết hợp linh hoạt sáng tạo đồ dùng dạy học cho tiết học thêm lôi cuốn, hấp dẫn - Tìm hiểu kỹ năng tiếp thu âm nhạc của từng trẻ để có biện pháp rèn luyện cho phù hợp, khuyến khích trẻ sáng tạo phong cách biểu diễn khi thể hiện tác phẩm âm nhạc 3.2 Kiến nghị : Mong được sự quan tâm của các cấp, các ngành tạo điều kiện thêm vềcơ sở vật chất, các đồ dùng đồ chơi cho hoạt độngâm nhạc cho trẻ tốt hơn, tăng thêm phòng chức năng, nhóm, lớp học có như vậy thì trẻ hoạt động mới có kết quả cao Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân được rút ra trong việc hướng dẫn giáo dục trẻ hoạt độngâm nhạc cho trẻ 3 -4 tuổi tại trường mầm non Thị Trấn Lang Chánh I mà tôi đã mạnh dạn trình bày Do khả năng còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót kính mong hội đồng xét duyệt các cấp quan tâm giúp đỡ./ Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Lang Chánh, ngày 25 tháng 03năm 2021 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Người viết Nguyễn Thị Hòa TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 [1] Tổchức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp chủ đề - của viện chiến lược và chương trình giáo dục [2] Hướng dẫn sử dụng bài hát, thơ, truyện trong các cơ sở giáo dục mầm non - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 3 “Giáo dục âm nhạc tập 1-2-3” của tác giả Phạm Thị Hoà 4 “Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục âm nhạc” của vụ giáo dục mầm non 5 “Tâm lý học mầm non” ... nghiệp thông qua đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo – tu? ?i, Trường mầm non Thị Trấn Lang Chánh I, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa 1.2 Mục đích nghiên... hội cho trẻ Giúp cho trẻ tính mạnh dạn tự tin giao tiếp tất hoạt động hàng ngày 1 .3 Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc trẻ mẫu giáo 3- tuổi trường mầm. .. cứu Đánh giá thực trạng việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ - tuổi nhà trường, sởđóđưa biện pháp đ? ?nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ - tu? ?i, góp phần thúc đẩy cáclĩnh vực phát

Ngày đăng: 24/05/2021, 21:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.3.2. Quan tâm đánh giá trẻ trong hoạt động âm nhạc để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp

  • 2.3.7. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan