1.12 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòaán nhân dân tối cao...4 1.13 Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện hành có quy định nào bảo v
Trang 1THỪA KẾ BUỔI THẢO LUẬN THỨ 4: BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 3 năm 2019
MỤC LỤC
1 ĐÒI ĐỘNG SẢN TỪ NGƯỜI THỨ BA 1
1.1 Trâu là động sản hay bất động sản? Vì sao? 1 1.2 Trâu có là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu không? Vì sao? 1 1.3 Đoạn nào của Quyết định cho thấy trâu có tranh chấp thuộc quyền
sở hữu của ông Tài? 2 1.4 Thế nào là chiếm hữu tài sản và ai đang chiếm hữu trâu trong hoàn cảnh có tranh chấp trên? 2 1.5 Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Dòn có căn cứ pháp luật không? Vì sao? 2 1.6 Thế nào là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 2 1.7 Nguời như hoàn cảnh của ông Dòn có là người chiếm hữu ngay tình hay không? Vì sao? 3 1.8 Thế nào là hợp đồng có đền bù và không có đền bù theo quy định về đòi tài sản tong BLDS? 3 1.9 Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù hay không
có đền bù ? Vì sao? 3 1.10 Trâu có tranh chấp có phải bị lấy cắp, bị mất hay bị chiếm hữu ngoài ý chí của ông Tài không? 3 1.11 Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài được đòi trâu
Trang 21.12 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa
án nhân dân tối cao 4 1.13 Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện hành có quy định nào bảo vệ ông Tài không? 4 1.14 Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã hướng ông Tài được quyền yêu cầu ai trả giá trị con trâu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời? 5 1.15 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa
án nhân dân tối cao 5
2 ĐÒI BẤT ĐỘNG SẢN TỪ NGƯỜI THỨ BA 6
2.1 Đoạn nào của Quyết định cho thấy quyền sử dụng đất tranh chấp thuộc sử dụng hợp pháp của các con cụ Ba và đang được ông Vĩnh chiếm hữu? 7
2.2 Đoạn nào của Quyết định cho thấy Tòa án xác định ông Vĩnh chiếm hữu ngay tình quyền sử dụng đất tranh chấp? 7 2.3 Suy nghĩ của anh/ chị về việc Tòa án xác định ông Vĩnh là người ngay tình 8 2.4 Trên cơ sở các quy định hiện hành, ông Vĩnh có phải hoàn trả
quyển sử dụng đất tranh chấp cho các con cụ Ba không? Vì sao? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời 8 2.5 Tòa án tối cao đã có hướng giải quyết bảo vệ các con cụ Ba như thế nào và hướng giải quyết này đã được quy định trong văn bản chưa? Vì sao? 9
2.6 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết bảo vệ các con của cụ Ba nêu trên 9
3 LẤN CHIẾM TÀI SẢN LIỀN KỀ 10
3.1 Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy ông Hậu đã lấn sang đất thuộc quyền sử dụng của ông Trê, bà Thi và phần lấn cụ thể là bao
nhiêu? 12 3.2 Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hòa đã lấn sang đất (không gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ, bà Nguyên? 12
Trang 3đất và không gian thuộc quyền sử dụng của người khác không? 12 3.4 Ở nước ngoài, việc lấn chiếm như trên được xử lý như thế nào? 13 3.5 Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao theo hướng buộc gia đình ông Hòa tháo dỡ tài sản thuộc phần lấn sang không gian, mặt đất và lòng đất của gia đình ông Trụ và bà Nguyên 13 3.6 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa
án nhân dân tối cao 13 3.7 Đoạn nào của Quyết định 23 cho thấy Tòa án không buộc ông Hậu tháo dỡ nhà đã được xây dựng trên đất lấn chiếm (52,2m2)? 13 3.8 Ông Trường, bà Thoa có biết và phản đối ông Tận xây dựng nhà trên không? 13 3.9 Nếu ông Trường, bà Thoa biết và phản đối ông Tận xây dựng nhà trên thì ông Tận có phải tháo dỡ nhà để trả lại đất cho ông Trường, bà Thoa không? Tại sao? 14 3.10 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến đất ông Tận lấn chiếm và xây nhà trên 14 3.11 Theo tòa án, phần đất ông Tận xây dựng không phải hoàn trả cho ông Trường bà Thoa được xử lí như thế nào? Đoạn nào của quyết định số
23 cho thấy câu trả lời? 14 3.12 Đã có quyết định nào của Hội đồng thẩm phán theo hướng giải quyết quyết định số 23 liên quan đến đất bị lấn chiếm và xây dựng nhà không? Nêu rõ quyết định 14 3.13 Anh/chị có suy nghĩ gì về hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán trong Quyết định số 23 được bình luận ở đây? 14 3.14 Đối với phần chiếm không gian 10,71 m 2 và căn nhà phụ có diện tích 18,57 m 2 trên đất lấn chiếm, Tòa án sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm có buộc tháo dỡ không? 15 3.15 Theo anh/ chị thì nên xử lý phần lấn chiếm không gian 10,71 m 2
và căn nhà phụ trên như thế nào? 15 3.16 Suy nghĩ của anh/chị về xử lý việc lấn chiếm quyền sử dụng đất và
Trang 43.17 Hướng giải quyết trên của Tòa án trong Quyết định số 23 có còn phù hợp với BLDS 2015 không? Vì sao? 16
Trang 51 ĐÒI ĐỘNG SẢN TỪ NGƯỜI THỨ BA
Tóm tắt quyết định số 123/2006/DS-GĐT ngày 30/05/2006 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
Ông Triệu Tiến Tài có trâu cái màu đen 4 năm 9 tháng tuổi mới sấn mũi lần đầu
và con nghé đực khoảng 3 tháng tuổi chăn thả ở bãi đất trống và bị anh Hà Văn Thơ chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
Quyết định của Tòa án công nhận quyền sở hữu trâu cho ông Tài, ông Thơ chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, giao hồ sơ vụ án cho ,Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai xét xử phúc thẩm lại
1.1 Trâu là động sản hay bất động sản? Vì sao?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì trâu là động sản vì theo điều 107 BLDS 2015 thì :
“1 Bất động sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2 Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.”
Theo đó, ta thấy được rằng trâu không nằm trong danh mục liệt kê bất động sản của điều trên, nên có thể khẳng định rằng trâu là động sản
1.2 Trâu có là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu không? Vì sao?
Trâu không phải là tài sản đăng ký quyền sở hữu vì theo khoản 2 Điều 106 BLDS 2015 có quy định:
“Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động vật thì không cần phải đăng
ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác”
Trang 6Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
1.3 Đoạn nào của Quyết định cho thấy trâu có tranh chấp thuộc quyền sở hữu của ông Tài?
“Căn cứ vào lời khai của ông Triệu Tiến Tài (BL 06, 07, 08), lời khai của các nhân chứng là anh Phúc (Bl 19), anh Chu (BL 20), anh Bảo (BL 22) và kết quả giám định con trâu đang tranh chấp (biên bản giám định ngày 16-8-2004, biên bản xác minh của cơ quan chuyên môn về vật nuôi ngày 17-8-2004, biên bản diễn giải biên bản kết quả giám định trâu ngày 20-8-2004), (BL 40, 41, 41a, 42) thì có đủ cơ sở xác định con trâu cái màu đen 4 năm 9 tháng tuổi mới sấn mũi lần đầu và con nghé đực khoảng 3 tháng tuổi là thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ông Triệu Tấn Tài”
1.4 Thế nào là chiếm hữu tài sản và ai đang chiếm hữu trâu trong hoàn cảnh có tranh chấp trên?
Chiếm hữu tài sản là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản ( Điều 179 BLDS 2015) Tại thời điểm xảy ra vụ tranh chấp thì BLDS 2005 đang có hiệu lực và quyền chiếm hữu tài sản được mô tả là quyền nắm giữ, quản lý tài sản (Điều 182 BLDS 2005)
Tại thời điểm xảy ra tranh chấp, ông Chiên (Dòn) đang chiếm hữu con trâu
1.5 Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Dòn có căn cứ pháp luật không? Vì sao?
Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Chiên (Dòn) là có căn cứ pháp luật
Bởi ông Chiên (Dòn) được chuyển giao quyền sở hữu thông qua gia dịch dân
sự phù hợp với quy định pháp luật
1.6 Thế nào là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo Điều 181 BLDS 2015:
“Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.”
Theo Điều 189 BLDS 2005
2
Trang 7“Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không
có căn cứ pháp luật.”
1.7 Nguời như hoàn cảnh của ông Dòn có là người chiếm hữu ngay tình hay không? Vì sao?
Người như hoàn cảnh của ông Dòn là người chiếm hữu ngay tình Vì theo điều
180 BLDS 2015 “Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu
có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu” Cụ thể là trong bản án, ông Thi đã đổi con trâu mẹ cho ông Dòn nên ông Dòn có căn cứ
để tin rằng mình có quyền đối với con trâu đang chiếm hữu
1.8 Thế nào là hợp đồng có đền bù và không có đền bù theo quy định về đòi tài sản tong BLDS?
Hợp đồng có đền bù: là hợp đồng mà trong đó mỗi bên sau khi thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận được từ bên kia một lợi ích tương ứng Lợi ích tương ứng ở đây không đồng nghĩa với lợi ích ngang hàng vì các bên dành cho nhau không phải lúc nào cũng cùng một tính chất hay chủng loại Ví dụ: Hợp đồng mua bán, Hợp đồng thuê biểu diễn ca nhạc,…
Hợp đồng không có đền bù: là hợp đồng mà trong đó, một bên nhận được lợi ích do bên kia chuyển giao nhưng không phải chuyển giao lại bất kỳ lợi ích nào
Ví dụ: Hợp đồng tặng cho tài sản,…
1.9 Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù hay không
có đền bù ? Vì sao?
Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch đền bù
Vì con trâu ông Dòn có được là do giao dịch với ông Thi, cụ thể là ông Thi đổi cho ông Dòn lấy con trâu lấy sổi Từ đó ta có thể thấy, đây là giao dịch mà trong
đó mỗi bên sau khi thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận được từ bên kia một lợi ích tương ứng Do vậy, đây là hợp đồng có đền bù
1.10 Trâu có tranh chấp có phải bị lấy cắp, bị mất hay bị chiếm hữu ngoài
ý chí của ông Tài không?
Trâu có tranh chấp là tài sản bị lấy cắp, bị mất hay bị chiếm giữ là ngoài ý chí của ông Tài
Ta thấy việc con trâu bị người khác chiếm hữu là ngoài ý chí của ông Tài vì ông không từ bỏ quyền sở hữu con trâu (hàng tháng vẫn lên xem trâu), cũng không định đoạt (bán, tặng, cho) con trâu Khi ông Thơ dắt con trâu về qua nhà ông
Trang 8Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Tài, ông nhận ra là trâu, nghé của mình và nói với ông Thơ nhưng ông Thơ vẫn dắt trâu về sau đó bán cho ông Thi và được đổi cho ông Dòn và xảy ra tranh chấp Như vậy con trâu có tranh chấp có thể bị lấy cắp, bị mất hoặc bị chiếm giữ ngoài ý chí của ông Tài
1.11 Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài được đòi trâu từ ông Dòn không? Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời?
Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao ông Tài được đòi trâu từ ông Dòn Đoạn của Quyết định cho câu trả lời: Căn cứ vào lời khai của ông Tài, lời khai của các nhân chứng là anh Phúc, anh Chu, anh Bảo và kết quả giám định con trâu đang tranh chấp, biên bản xác minh của cơ quan chuyên môn về vật nuôi, biên bản diễn gải và biên bản kết quả giám định thì có đủ cơ sở xác định con trâu cái màu đen 4 năm 9 tháng tuổi mới sấn mũi lần đầu và con nghé đực khoảng 3 tháng tuổi là thuộc quyền sở hữu hơplj pháp của ông Tài Ông thơ là người chiếm hữu, sữ dụng tài sản không có căn cứ pháp luật
1.12 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
Dựa vào các tài liệu chứng cứ Tòa án đã xác định cảhai con trâu là tài sản của ông Tài, ông Thơ là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và buộc ông Thơ phải trả lại cho ông tài là đúng quy định pháp luật
1.13 Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện hành
có quy định nào bảo vệ ông Tài không?
Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện hành có quy định bảo vệ ông Tài
Theo khoản 1 Điều 166 BLDS 2015 về Quyền đòi lại tài sản:
“1 Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản
từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.”
Vì ông Dòn là người chiếm hữu ngay tình, trâu là động sản không đăng kí quyền sở hữu nên sẽ áp dụng Điều 167 BLDS 2015 về Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình:
“Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có
4
Trang 9quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.”
Theo xét xử của Tòa thì ông Tài là chủ sở hữu hợp pháp, có quyền chiếm hữu đối với con trâu Ông Dòn là người chiếm hữu ngay tình Hợp đồng giữa ông Dòn và ông Thi là hợp đồng trao đổi tài sản có đền bù Theo Điều 167 thì chủ
sở hữu là ông Tài có quyền đòi lại trâu từ ông Dòn
1.14 Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã hướng ông Tài được quyền yêu cầu ai trả giá trị con trâu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã hướng ông Tài được quyền yêu cầu ông Thơ trả giá trị con trâu
Đoạn trong Quyết định cho câu trả lời: “Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa
án cấp sơ thẩm đã điều tra, xác minh, thu thập đầy đủ chứng cứ và xác định con trâu tranh chấp giữa ông Tài và ông Thơ và đã quyết định buộc ông Thơ là người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật phải hoàn lại giá trị con trâu
và con nghé cho ông Tài là có căn cứ pháp luật.”
1.15 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
Theo tôi, hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao là hợp
lý, đảm bảo được lợi ích của ông Tài
2 ĐÒI BẤT ĐỘNG SẢN TỪ NGƯỜI THỨ BA
Trang 10Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt quyết định số 94/2013/GĐ-DS:
- Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Nhân
Ông Nguyễn Xuân Lai
- Bị đơn: Ông La Văn Vĩnh
- Nguyên nhân tranh chấp: Năm 1972, cụ Nguyễn Cậy bán căn nhà số 02 đường Nguyễn Thái Học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho cụ Nguyễn Xuân Ba và cụ Đặng Thị Tình Khoảng năm 1976-1977, cụ Ba cho Khu phố 6 dùng nhà làm trường mẫu giáo và nơi hội họp Đến năm
1978, cụ Ba mất, cụ để lại tài sản cho các con gồm ông Lai và bà Nhân,
vì cuộc sống gia đình khó khăn họ đã ly tán Trong khoảng thời gian này, năm 1986 Khu phố 6 bán đất cho bà Thu, đến năm 1994 cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà cho bà Thu Tháng 12 năm 1995, bà Thu bán đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Vĩnh Năm 1991, ông Lai về thăm quê và phát hiện nhà có người sở hữu nên khởi kiện đòi nhà
- Tại Tòa sơ thẩm lần 1:
o Xác định căn nhà 02 Nguyễn Thái Học là quyền sở hữu của ông Ba,bà Tình
o UBND phường Lê Hồng Phong phải đền bù tiền cho bà Lê Thị Thu
o Chấp nhận đòi lại giá trị tài sản đất là 19.5m2 theo giá thị trường nhà nước quy định cho ông Lai
o UBND đền bù cho ông Lai số tiền là 128.700.000đ cho ông lai
o Bác yêu cầu của ông Lai đòi lại căn nhà số 02 Nguyễn Thái Học
- Tại Tòa phúc thẩm lần 1: Hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 12/2006/DS-ST
- Tại Tòa sơ thẩm lần 2: Quyết định thêm ông Vĩnh và bà Ngọc được trọn quyền sỡ hữu ngôi nhà số 02 Nguyễn Thái Học, bác yêu cầu của UBND phường Lê Hồng Phong không phải nhận bồi thường
- Tại Tòa phúc thẩm lần 2: Không chấp nhận đơn khởi kiện đòi nhà 02 Nguyễn Thái Học của bà Nhân và ông Lai
- Quyết định:
o Hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm số 71/2009/DSPT ngày 25/9/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng
và hủy toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm số 08/2008/DSST ngày 29/7/2008 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định
o Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật
6