Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b Hàng th
Trang 1MỤC LỤC
1 XÁC ĐỊNH VỢ/CHỒNG CỦA NGƯỜI THỪA KẾ ĐỂ LẠI DI SẢN 1
1.1 Điều luật nào của BLDS quy định trường hợp thừa kế theo pháp luật? 1 1.2 Suy nghĩ của anh/ chị về việc Tòa án áp dụng thừa kế theo pháp luật trong
vụ việc được nghiên cứu 2 1.3 Vợ/ chồng của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 2 1.4 Cụ Thát và cụ Thứ có đăng ký kết hôn không? Vì sao? 2 1.5 Trong trường hợp nào những người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng kí kết hôn được hưởng thừa kế của nhau? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 3 1.6 Ngoài việc sống với cụ Thứ, cụ Thát còn sống với người phụ nữ nào? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? 3 1.7 Nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ bắt đầu sống chung với nhau như vợ chồng vào cuối năm 1960 thì cụ Thứ có là người thừa kế của cụ Thát không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 3 1.8 Câu trả lời cho câu hỏi trên có khác không khi cụ Thát và cụ Thứ sống ở miền Nam? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 4 1.9 Suy nghĩ của anh/ chị về việc Tòa án thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế của cụ Thát 4
2 XÁC ĐỊNH CON CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN 5
2.1 5 2.2 Con nuôi của người để lại Di sản thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 5 2.3 Trong trường hợp nào một người được coi là con nuôi của người để lại di sản? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 5 2.4 Trong Bản án số 20, bà Tý có được cụ Thát và cụ Tần nhận làm con nuôi không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời 6 2.5 Tòa án có coi bà Tý là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? 6
Trang 22.6 Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trên của Tòa án liên quan đến bà Tý 6 2.7 Trong Quyết định số 182, Tòa án xác định anh Tùng được hưởng thừa kế với tư cách nào? Vì sao? 6 2.8 Suy nghĩ của anh/ chị về hướng xác định trên của Tòa án liên quan đến anh Tùng7
2.9 Nếu hoàn cảnh tương tự như Quyết định số 182, xảy ra sau khi có Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, anh Tùng có được hưởng thừa kế của cụ Cầu và cụ Dung không? Vì sao? 7 2.10 Con đẻ thuộc hàng thừa kế thứ mấy của người để lại di sản? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 7 2.11 Đoạn nào của bản án cho thấy bà Tiến là con đẻ của cụ Thát? 8 2.12 Suy nghĩ của anh/ chị về giải pháp trên của Tòa án liên quan đến bà Tiến
8
3 CON RIÊNG CỦA VỢ/ CHỒNG 9
3.1 Bà Tiến có là con riêng của chồng cụ Tần không? Vì sao? 9 3.2 Trong điều kiện nào con riêng của chồng được thừa kế di sản của vợ? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời 9 3.3 Bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng thừa kế di sản của cụ Tần không? Vì sao? 9
3.4 Nếu bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng di sản thừa kế của cụ Tần thì bà Tiến được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ mấy của cụ Tần? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời 9 3.5 Suy nghĩ của anh/ chị về việc Tòa án không thừa nhận tư cách thừa kế của
bà Tiến đối với di sản của cụ Tần 10 3.6 Suy nghĩ của anh/ chị ( nếu có) về chế định thừa kế liên quan đến hoàn cảnh của con riêng của chồng/ vợ trong BLDS hiện nay 10
4 THỪA KẾ THẾ VỊ VÀ HÀNG THỪA KẾ THỨ HAI, THỨ BA 11
4.1 Trong vụ việc trên, nếu chị C3 còn sống, chị C3 có được hưởng thừa kế của cụ T5 không? Vì sao? 11 4.2 Khi nào áp dụng chế định thừa kế thế vị? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 11 4.3 Vợ/chồng của người con chết trước (hoặc cùng) cha/mẹ có được hưởng thừa kế thế vị không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 12 4.4 Trong vụ việc trên, Tòa án không cho chồng của chị C3 hưởng thừa kế thế
vị của cụ T5 Hướng như vậy có thuyết phục không? Vì sao? 12
Trang 34.5 Theo các tác giả, con đẻ của con nuôi của người quá cố có thể được hưởng thừa kế thế vị không? 13 4.6 Trong vụ việc trên, đoạn nào cho thấy Tòa án cho con đẻ của chị C3 được hưởng thừa kế của cụ T5? 13 4.7 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án cho con đẻ của của chị C3 được hưởng thừa kế của cụ T5? 13 4.8 Theo BLDS hiện hành, chế định thừa kế thế vị có được áp dụng đối với thừa kế theo di chúc không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời? 14 4.9 Theo anh/chị có nên áp dụng chế định thừa kế thế vị cho cả hai trường hợp thừa kế theo di chúc không? Vì sao? 15 4.10 Ai thuộc hàng thừa kế thứ hai và hàng thừa kế thứ ba? 15 4.11 Trong vụ việc trên, có còn ai thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ T5 ở thời điểm mở thừa kế không? Vì sao? 15 4.12 Trong vụ việc trên, có còn ai thuộc hàng thừa kế thứ hai của cụ T5 ở thời điểm mở thừa kế không? Vì sao? 16 4.13 Cuối cùng, Tòa án có áp dụng hàng thừa kế thứ hai trong vụ việc trên không? Vì sao? 16 4.14 Suy nghĩ của anh/chị về hướng của Tòa án về vấn đề nêu trong câu hỏi trên (áp dụng hay không áp dụng quy định về hàng thừa kế thứ hai) 17
5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 41 XÁC ĐỊNH VỢ/CHỒNG CỦA NGƯỜI THỪA KẾ
tổ 38, cụm 5 phường Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội Qúa trình ở bố mẹ các bà có tôn tạo đấtnên có 786,5 m2 như Tòa đo thực tế Hiện tại nhà đất trên do ông Thăng trực tiếp quản lý.Nay các đồng nguyên đơn và ông Thăng đều yêu cầu chia thừa kế theo quy định của phápluật
1.1 Điều luật nào của BLDS quy định trường hợp thừa kế theo pháp luật?
- Điều 651 BLDS 2015: Người thừa kế theo pháp luật
1 Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột,
em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2 Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Trang 53 Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc
từ chối nhận di sản.
1.2 Suy nghĩ của anh/ chị về việc Tòa án áp dụng thừa kế theo pháp luật trong vụ việc được nghiên cứu.
- Hướng giải quyết của Tòa án là hợp lí
- Căn cứ vào Điểm a Khoản 4 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990:
“ Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 - ngày công bố Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 - đối với miền Bắc; trước ngày 25-3-1977 - ngày công
bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước - đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người
vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ”
Cụ Thứ và cụ Thát chung sống như vợ chồng trước năm 1960 ở miền Bắc nên cụ Thứ là
vợ hợp pháp của cụ Thát và thuộc hàng thừa kế thứ nhất
1.3 Vợ/ chồng của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời
- Vợ/chồng của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ nhất
- Theo điểm a Khoản 1 điều 651 BLDS 2015:
“1 Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”
1.4 Cụ Thát và cụ Thứ có đăng ký kết hôn không? Vì sao?
- Cụ Thát và cụ Thứ không đăng kí kết hôn
- Vì Cụ Thát đã có vợ là cụ Tần và cụ Thát và cụ Thứ chỉ sống chung như vợchồng vào cuối năm 1960
Trang 61.5 Trong trường hợp nào những người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng kí kết hôn được hưởng thừa kế của nhau? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
- Theo khoản 1 điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, những người chung sốngvới nhau như vợ chồng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chungsống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không được pháp luậtcông nhận là vợ chồng hợp pháp.Vì vậy những người này không được xem là vợ/chồng của người chết thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo điều 651 BLDS 2015
- Do đó chỉ có duy nhất một trường hợp là thừa kế không theo pháp luật tức ngườichết để lại di chúc hợp pháp cho người chung sống với mình như vợ chồng hưởngthừa kế
1.6 Ngoài việc sống với cụ Thứ, cụ Thát còn sống với người phụ nữ nào? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
- Ngoài việc sống với cụ Thứ, cụ Thát còn sống với cụ Tần
- Đoạn của bản án cho câu trả lời:
“Các đương sự đều thống nhất là cụ Thát mất năm 1961 có vợ là cụ Tần mất năm 1995 có 4 người con là ông Thăng, bà Bằng, bà Khiết và bà Triển.”
1.7 Nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ bắt đầu sống chung với nhau như vợ chồng vào cuối năm 1960 thì cụ Thứ có là người thừa kế của cụ Thát không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng vào cuối
năm 1960 thì cụ Thứ không là người thừa kế của cụ Thát
- Vì căn cứ theo điểm a, Khoản 4, Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 quy
định về Người thừa kế theo pháp luật:
“Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13/01/1960 – ngày công
bố Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 – đối với miền Bắc; trước ngày 25/3/1977 – ngày công bố danh bố danh mục văn bản pháp luật thống nhất trong cả nước – đối với miền Nam và đối với cán bộ , bộ đội có vợ miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ
mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng
là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ.”
Trang 7- Theo như trong bản án thì cụ Thứ và cụ Thát sống ở Hà Nội, hai người sống vớinhau vào cuối năm 1960 nên không thuộc các trường hợp được quy định nhưtrên Cho nên, cụ Thứ không là người thừa kế của cụ Thát.
1.8 Câu trả lời cho câu hỏi trên có khác không khi cụ Thát và cụ Thứ sống ở miền Nam? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Câu trả lời cho câu hỏi trên sẽ khác khi cụ Thát và cụ Thứ sống ở miền Nam
- Theo như điểm a, Khoản 4, Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 quy định
về Người thừa kế theo pháp luật thì trường hợp của cụ Thát và cụ Thứ phù hợp với quy
định trên Hai cụ chung sống với nhau vào cuối năm 1960 mà theo quy định trên trướcngày 25/03/1977 thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của ngườichồng và ngược lại
Vì vậy, cụ Thứ được hưởng thừa kế của cụ Thát
1.9 Suy nghĩ của anh/ chị về việc Tòa án thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế của cụ Thát
- Tòa án thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế của cụ Thát cụ thể là vợ thuộc hàngthừa kế thứ nhất theo pháp luật là chính xác
- Bởi theo điểm a Khoản 4, Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990, cụ Thát xáclập quan hệ vợ chồng với cụ Tần và cụ Thứ trước khi luật Hôn nhân và gia đình
1959 có hiệu lực tại khu vực miền Bắc nên cả 2 người vợ của cụ Thát đều thuộchàng thừa kế thứ nhất
Trang 82 XÁC ĐỊNH CON CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN
Tóm tắt Quyết định số 182/2012/DS-GĐT ngày 20/04/2012 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao
Cụ Dung và cụ Cầu chết, không để lại di chúc Hai cụ có một ngôi nhà mái lá 3 gian(hiện nay chỉ còn nền móng nhà), giếng nước, cây lâu năm nằm trên diện tích 3.127m2đất Hai cụ có người con là bà Nga Nhưng bà Nga không có điều kiện canh tác, sử dụngphần đất cha mẹ để lại nên đã giao cho ông Tùng là người bà con trong họ quản lý, sửdụng Khi bà Nga ở xa nhà thì ông Tùng là người đã trực tiếp nuôi dưỡng hai cụ và khihai cụ chết ông cũng là người lo mai táng Ông Tùng là người quản lý, sử dụng diện tích3.127m2 đất từ năm 1976 đến nay Ông có xây dựng 1 căn nhà kiên cố và cho anh Thanh(con trai ông Tùng) một phần diện tích đất để làm nhà ở trên 3.127m2 đất trên Ông cóviết “Giấy tự báo” cam đoan, cam kết quyền sở hữu khu vườn kể cả nhà ở trên hoàn toànthuộc bà Nga và sau này khi cần ông sẽ cam kết trả Nay bà Nga yêu cầu ông Tùng phảitrả cho bà một nền móng nhà, 2 giếng nước, 2 cây dừa, hàng tre và 3.127m2 đất nêu trên,yêu cầu anh Thanh phải tháo dỡ nhà để trả lại đất cho bà
Tòa quyết định hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên
và hủy toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Đông Xuân, tỉnh PhúYên, giao lại hồ sơ cho Tòa án nhân dân huyện Đông Xuân xét xử sơ thẩm lại
2.1
2.2 Con nuôi của người để lại Di sản thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Con nuôi của người để lại Di sản thuộc hàng thừa kế thứ nhất
- Cơ sở pháp lý: điểm a, Khoản 1, Điều 651, Bộ luật Dân sự 2015:
“1 Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”
2.3 Trong trường hợp nào một người được coi là con nuôi của người để lại di sản? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
- Tại thời điểm nhận nuôi con nuôi, việc nuôi con nuôi được đăng ký tại UBND xã,phường, thị trấn nơi thường trú của cha mẹ nuôi hoặc con nuôi;
- Trường hợp việc nuôi con nuôi đã phát sinh trên thực tế mà chưa đăng ký trướcngày 1/1/2011, nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật nuôi
Trang 9con nuôi thì được đăng ký kể từ ngày 1/1/2011 đến hết ngày 31/12/2015 tạiUBND cấp xã nơi thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi (căn cứ Khoản 1 Điều
23 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Nuôi con nuôi)
2.4 Trong Bản án số 20, bà Tý có được cụ Thát và cụ Tần nhận làm con nuôi không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời
- Trong bản án số 20, Tòa án xác định bà Tý không đươc cụ Thát, Cụ Tần nhậnlàm con nuôi
- Được ghi nhận tại đoạn:
“ Xác định bà Nguyễn Thị Tý không phải là con nuôi của cụ Thát, cụ Tần và cụ Thứ.”
2.5 Tòa án có coi bà Tý là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
- Tòa án không coi bà Tý là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần.
- Đoạn trả lời cho câu hỏi là:
“Tại bản án dân sự sơ thẩm số 28/2008/DS-PT ngày 29-4-2008 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội…
Xác định bà Nguyễn Thị Tý không phải là con nuôi của cụ Thát, cụ Tần, cụ Thứ”.
2.6 Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trên của Tòa án liên quan đến bà Tý.
- Tòa án đã xác định bà Tý không là con nuôi của các cụ là có căn cứ bởi theo lời khai
của các con bà Tý thì trước đây bà Tý có sống chung với cụ Thát và cụ Tần khoảng 6đến 7 năm sau đó về sống chung với mẹ đẻ, thêm lý do nữa là trong lý lịch của cụThát và cụ Tần không ghi nhận bà Tý là con nuôi
2.7 Trong Quyết định số 182, Tòa án xác định anh Tùng được hưởng thừa kế với tư cách nào? Vì sao?
- Trong Quyết định số 182, Tòa án có hướng xác định anh Tùng được hưởng thừa kế
với tư cách là con nuôi
- Vì anh Tùng ở với hai cụ từ lúc 2 tuổi Hai cụ đã nuôi dưỡng anh từ nhỏ và khi hai cụgià yếu anh là người phụng dưỡng, chăm sóc hai cụ, khi hai cụ chết anh Tùng là người lomai táng cho hai cụ
Trang 102.8 Suy nghĩ của anh/ chị về hướng xác định trên của Tòa án liên quan đến anh Tùng
- Hướng xác định trên của Tòa án hoàn toàn hợp tình và hợp lý bởi vì anh Tùng đã
ở với hai cụ từ lúc 2 tuổi Hai cụ đã nuôi dưỡng anh Tùng từ nhỏ và khi hai cụ giàyếu ông là người phụng dưỡng, chăm sóc hai cụ, khi hai cụ chết anh Tùng làngười lo mai táng cho hai cụ
2.9 Nếu hoàn cảnh tương tự như Quyết định số 182, xảy ra sau khi có Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, anh Tùng có được hưởng thừa kế của cụ Cầu và cụ Dung không? Vì sao?
- Trong vụ việc này, ông Tùng là người cụ Cầu, cụ Dung nhận nuôi từ lúc 2 tuổi, 2
cụ và ông tùng để thực hiện nghĩa vụ như quan hệ cha mẹ với con cái trong bản
án đã nêu Tuy nhiên, nếu áp dụng Luật Hôn nhân gia đình 1986 vào hoàn cảnhcủa ông Tùng thì ông Tùng chưa đủ điều kiện để công nhận là con nuôi Vì theo
Điều 37 Luật Hôn nhân gia đình 1986 quy định: “Việc nhận nuôi con nuôi phải được UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người nuôi hoặc con nuôi công nhận, ghi vào sổ hộ tịch.”
- Trường hợp của ông Tùng, bản án không hề đề cập đến việc UBND địa phươngcông nhận ông là con nuôi 2 cụ nên ông đương nhiên cũng không được hưởngthừa kế như con để theo pháp luật
2.10 Con đẻ thuộc hàng thừa kế thứ mấy của người để lại di sản? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
- Con đẻ thuộc hảng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản trong thừa kế theopháp luật
- Cơ sở pháp lý: điểm a Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 về người thừa kế theo phápluật:
“1 Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.”