Việc sáp nhập pháp nhân được tiến hành do chính bản thân pháp nhân đó quyết định trên cơ sở quy định tại điều lệ pháp nhân, hoặc theo thỏa thuận giữa các pháp nhân hoặc theo quyết định c
Trang 1MỤC LỤC
A. MỞ BÀI
Sáp nhập pháp nhân là một trong những hình thức của sáp nhập pháp nhân được quy định trong Bộ Luật Dân Sự Sáp nhập pháp nhân có những đặc điểm riêng ở những khía cạnh pháp lí khác nhau Thông qua sự kiện MHB sáp nhập với BIDV, em xin trình bày các khía cạnh pháp lí của sáp nhập pháp nhân Từ đó làm rõ hơn những quy định của bộ luật Dân Sự và các văn bản khác có liên quan Bài lafmc òn nhiều thiếu sót, mong thầy cô góp ý thêm Em xin chân thành cảm ơn!
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ PHÁP LÍ CỦA SÁP NHẬP PHÁP NHÂN
1 Pháp nhân và cải tổ pháp nhân pháp nhân
Pháp nhân là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh của mình tham gia vào các quan hệ pháp luật
Cải tổ pháp nhân là một hình thức chấm dứt pháp nhân thông qua việc tổ chức lại pháp nhân đó Cải tổ pháp nhân bao gồm: hợp nhất pháp nhân, sáp nhập pháp nhân, chia, tích pháp nhân Cải tổ pháp nhân về bản chất là sự kế quyền tổng hợp giữa những pháp nhân mới và pháp nhân ban đầu Cải tổ khác giải thể
ở chỗ giải thể chấn dứt sự tồn tại của pháp nhân như là một chủ thể, các quyền
và nghĩa vụ của nó chấm dứt thông qua việc thanh lí tài sản và không còn chủ thể kế tục quyền và nghĩa vụ của chúng Cải tổ pháp nhân chấm dứt sự hoạt
Trang 2động của pháp nhân nhưng quyền và nghĩa vụ của pháp nhân được chuyển cho những pháp nhân mới
2 Sáp nhập pháp nhân
Sáp nhập pháp nhân là một hình thức cải tổ pháp nhân
Cũng như hợp nhất pháp nhân, việc sáp nhập pháp nhân được tiến hành khi
có đủ hai điều kiện: có ít nhất hai pháp nhân, các pháp nhân được sáp nhập là pháp nhân cùng loại Việc sáp nhập pháp nhân được tiến hành do chính bản thân pháp nhân đó quyết định (trên cơ sở quy định tại điều lệ pháp nhân, hoặc theo thỏa thuận giữa các pháp nhân) hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Hay nói cách khác, một pháp nhân có thể được sáp nhập vào một pháp nhân khác cùng loại theo quy định của điều lệ, theo thỏa thuận của các pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Sáp nhập pháp nhân được thực hiện theo công thức A + B = A hoặc A + B = B
Kết quả của việc sáp nhập pháp nhân là: sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt Quyền, nghĩa vụ của các pháp nhân này được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập Như vậy, khác với hợp nhất pháp nhân, việc sáp nhập pháp nhân không làm xuất hiện một pháp nhân mới Pháp nhân sáp nhập vẫn tồn tại nhưng có thêm quyền và nghĩa vụ của các pháp nhân đã chấm dứt
Thực chất, sáp nhập pháp nhân chấm dứt hoạt động của pháp nhân nhưng quyền và nghĩa vụ của nó được chuyển cho pháp nhân mới Sáp nhập pháp nhân cũng giống như các hình thức cải tổ pháp nhân khác là việc sáp xếp lại tổ chức pháp nhân, thực chất là chuyển cơ cấu tổ chức cho pháp nhân mới
II. TÌNH HUỐNG SÁP NHẬP PHÁP NHÂN TRONG THỰC TẾ
Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam BIDV) là một trong những ngân hàng lớn ở Việt Nam Ngân hàng được thành lập vào ngày 26/4/1957 Trải qua gần 60 năm hoạt động, ngân hàng đã đóng góp không ít cho nền kinh tế nước nhà
Ngân hàng TMCP phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) được thành lập ngày 18/9/1997 theo quyết định số 779/TTG của thủ tướng chính phủ
Trang 3Sau 18 năm hoạt động, ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu nhưng cũng gặp không ít khó khăn
Những năm gần đây, trong giai đoạn cơ cấu lại ngành ngân hàng MHB và BIDV đã quyết định sáp nhập
Theo đó, từ 0 giờ ngày 22/5/2015, thương hiệu MHB bị “xóa sổ” trên thị trường, các thủ tục về chấm dứt pháp nhân, đăng ký bố cáo chấm dứt hoạt động cũng đã hoàn tất Ngày 25/5/2015, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) đã ký kết biên bản bàn giao toàn hệ thống và công bố sáp nhập MHB vào BIDV Cổ phần của các cổ đông MHB được chuyển thành BIDV theo tỉ lệ hoán đổi 1:1 Đây là thủ tục cuối cùng để MHB chính thức hoàn thành sáp nhập vào BIDV
Toàn bộ quá trình thực hiện công tác sáp nhập MHB vào BIDV được thực hiện trong vòng 55 ngày kể từ khi Ngân hàng Nhà nước có quyết định thành lập Ban chỉ đạo sáp nhập MHB vào BIDV và chỉ trong vòng 1 tháng kể từ khi Thống đốc NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC có quyết định 589/QĐ-NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC chấp thuận sáp nhập MHB vào BIDV
III. CÁC KHÍA CẠNH PHÁP LÝ CỦA SÁP NHẬP NGÂN HÀNG
1 Căn cứ sáp nhập pháp nhân: theo quyết định của ngân hàng nhà nước
Bộ luật Dân Sự được đặt ra để điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến lĩnh vực dân sự Pháp nhân là một chủ thể tham gia với tư các độc lập vào các mối quan hệ khác nhau, chính vì vậy, pháp nhân cũng phải chịu sự điều chỉnh của các quy phạm phám luật Dân Sự nói riêng là các quy phạm pháp luật khác nói chung Việc quyết định sáp nhập là do các pháp nhân, tuy nhiên cũng cần phải tuân theo những quy định của pháp luật, dựa vào những căn cứ pháp luật để giải quyết các vấn đề liên quan
Căn cứ vào Điều 95 về Sáp nhập pháp nhân của Bộ Luật Dân Sự và những quy định khác của pháp luật, thì hoạt động sáp nhập pháp nhân có thể được tiến
Trang 4hành trên cơ sở “theo quy định của điều lệ, theo thoả thuận giữa các pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Những căn cứ này tạo điều kiện cho việc sáp nhập pháp nhân nhanh chóng, thuận tiện hơn, Trong trường hợp sáp nhập MHB vào BIDV theo quyết định của ngân hàng nhà nước, chính vây nên trong bài này chỉ xét căn cứ sáp nhập là “quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”
Việc cải tổ các pháp nhân trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thường xảy ra đối với những pháp nhân là các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn từ nguồn ngân sách nhà nước như: các quỹ tín dụng; các ngân hàng thương mại; các công ty 100% vốn nhà nước Những pháp nhân này thường được nhà nước thành lập trên cơ sở những đề án kinh tế chính phủ, được cấp vốn và bảo vệ, hình thành trong những ngành kinh tế trọng điểm Bởi vậy, mọi hoạt động của các pháp nhân này, trong đó có cả các hoạt động cải tổ pháp nhân đều phải thông qua cơ quan nhà nước
Những pháp nhân này được cải tổ nói chung, sáp nhập nói riêng để đạt được mục tiêu về kinh tế vĩ mô hay phù hợp với chính sách phát triển kinh tế trong giai đoạn đó Đối với ngành ngân hàng, Ngân hàng nhà nước đang triển khai kế hoạch tái cấu trúc ngành ngân hàng nhằm xây dựng ngành ngân hàng phát triển vững mạnh, ổn định với những ngân hàng có quy mô lớn, có thương hiệu để vươn ra thị trường khu vực, quốc tế
Sự kiện ngân hàng MHB sáp nhập vào BIDV cũng là một phi vụ sáp nhập tròn tiến trình này Ngân hàng MHB sẽ trở thành một phần của BIDV, góp phần
mở rộng thương hiệu cũng như quy mô của ngân hàng này Tuy nhiên, khác với hợp nhất, BIDV không biến mất đồng thời cùng MHB, thương hiệu lâu đời này
đã có uy tín mấy thập kỉ này không có lý do gì để thay thế bằng một tên khác Chính bởi vậy ngân hàng nhà nước đã quyết định sáp nhập mà không hợp nhất hai ngân hàng
Trong trường hợp sáp nhập pháp nhân theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc cần được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước thì thương vụ chỉ được tiến hành khi có được quyết định, sự chấp thuận đó
Trang 5Trong thương vụ này, hai ngân hàng sáp nhập chỉ trong vòng 1 tháng kể từ khi Thống đốc Ngân hàng nhà nước có quyết định 589/QĐ-HNN chấp thuận sáp nhập MHB vào BIDV Điều đó chứng tỏ dù muốn nhanh chóng sáp nhập, nhưng
cả hai ngân hàng đề phải chờ đợi quyết định của ngân hàng nhà nước và hoàn thành hết mọi thủ tục có liên quan Đến khi có trong tay quyết định chấp thuận sáp nhập, mọi hoạt động sáp nhập mới được tiến hành Kể từ khi quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền được ban hành và có hiệu lực, các bên ngân hàng tiến hành những hoạt động thực tế như chuyền giao quyền, nghĩa vụ, xử lý tài sản, xử lý nợ, sắp xếp người lao động, cơ cấu tổ chức của pháp nhân mới
2 Đi ều kiện sáp nhập pháp nhân: căn cứ hợp pháp, đảm bảo lợi ích cho bên
thứ ba và người lao động, tính cùng loại của các pháp nhân
Các điều kiện để tiến hành sáp nhập pháp nhân hiện nay chưa được quy định rõ ràng và đầy đủ Bộ Luật Dân Sự năm 2005 quy định về hình thức sáp
nhập pháp nhân chỉ nêu ra một điều kiện duy nhất là “tính cùng loại” của những
pháp nhân tham gia, sáp nhập Tuy nhiên, trên thực tế, để tiến hành sáp nhập, cần nhiều hơn một điều kiện đã quy định trong Bộ Luật Dân Sự Căn cứ vào các văn bản pháp luật liên quan, có thể rút ra những điều kiện để được sáp nhập như sau:
2.1 Đảm bảo có căn cứ hợp pháp
Để được sáp nhập, các pháp nhân phải dựa vào những căn cứ do pháp luật quy định, Đối với mỗi loại pháp nhân có những căn cứ pháp luật riêng để sáp nhập Trong trường hợp sáp nhập hai ngân hàng, ta căn cứ vào thông tư 04/2010/TT – NHNN “Quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng”
Theo đó, điều 9 Thông Tư này quy định các ngân hàng sáp nhập phải thỏa mãn các điều kiện sau:
“Không thuộc trường hợp tập trung kinh tế bị cấm theo quy định tại Luật Cạnh tranh”
Luật cạnh tranh quy định: Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên
Trang 6quan, trừ trường hợp được hưởng miễn trừ hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật BIDV và MHB là những ngân hàng không nắm trong tay phần lớn thị phần ngành ngân hàng Khi sáp nhập lại, BIDV cũng không phải là ngân hàng lớn nhất việt nam, không có khả năng thâu tóm ngành ngân hàng, bởi vậy thỏa mãn điều kiện không bị cấp tập trung kinh tế
Khoản 2 quy định:
“Có Đề án sáp nhập bao gồm tối thiểu các nội dung quy định tại Điều 12 Thông tư này Đề án sáp nhập có nội dung không được trái với Hợp đồng sáp nhập;” Đề án để trình lên ngân hàng nhà nước, đề từ đó ngân hàng nhà nước
quyết định có cho pháp sáp nhập hay không Đề án không được trái với hợp đồng để bảo đám tính pháp lí của hợp đồng trong trường hợp có xảy ra tranh chấp hay gây thiệt hại cho các bên liên quan Nếu đề án và hợp đồng trái ngược nhau hợp đồng sáp nhập sẽ bị vô hiệu
Ngày 17/4/2015, MHB tổ chức họp cổ đông thường niên năm 2015, trung với cuộc họp hội đồng quản trị của BIDV Trong cuộc họp này, báo cáo của Ban điều hành trình cổ đông cho biết, về hoạt động tái cơ cấu, đầu năm 2014, MHB
đã hoàn tất việc xây dựng đề án tái cơ cấu MHB đến năm 2015 trình NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Từ quý 4/2014, MHB đã phối hợp với BIDV triển khai việc xây dựng đề án sáp nhập MHB và BIDV theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng nhà nước, Ngay sau đó, dựa trên đề án, hai ngân hàng cùng xây dựng hợp đồng sáp nhập
Như vậy, hai ngân hàng tham gia sáp nhập đáp ứng hai điều kiện về căn cứ pháp lí
Khoản 3 điều 9 còn quy định:
Tổ chức tín dụng nhận sáp nhập sau khi sáp nhập đảm bảo mức vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều này để đảm bảo cho các pháp nhân hoạt động ổn định, tránh việc dư
nợ, nợ xấu gây thiệt hại cho nhà nước
Trang 7Ngày 25 tháng 11 năm 2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-NHNN - Nghị định ban hành Danh mục mức vốn pháp định đối với các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động tại Việt Nam Đối với ngân hàng thương mại, mức vốn này là 3000 tỷ đồng Trong khi đó, sau khi sáp nhập, vốn điều lệ của ngân hàng BIDV tăng lên trên 34 nghìn tỷ đồng, vượt gấp 11 lần số vốn pháp định
2.2 Đảm bảo quyền vào lợi ích hợp pháp của bên thứ ba và người lao động
Mỗi pháp nhân tham gia sáp nhập trước đó đều có các quan hệ pháp luật khác với bên thứ ba như cho vay, gửi tiền… đồng thời có trách nhiệm với người lao động Không thể để trường hợp vì các pháp nhân sáp nhập mà các bên liên quan chịu thiệt thòi Điều này đi ngược lại nguyên tắc chung của bộ luật dân sự Pháp nhân có quyền cải tổ nói chung và sáp nhập với pháp nhân khác nói riêng nhưng trên nguyên tắc phải đảm bảo lợi ích cho các bên liên quan, nhất là người lao động
Thừa nhận và tôn trọng quyền tự chủ trong hoạt động của pháp nhân, nhưng việc tiến hành sáp nhập pháp nhân là hoạt động có ảnh hưởng lớn đến nhiều đối tượng, trong đó đối tượng bị tác động (thế bị động) thường là những chủ thể có quan hệ hợp tác làm ăn với pháp nhân và người lao động Họ là người
có quyền và nghĩa vụ dân sự, thương mại, lao động liên quan đến sự hoạt động của pháp nhân, bởi vậy việc sáp nhập pháp nhân ít nhiều có ảnh hưởng đến họ Pháp luật dân sự với tinh thần điều chỉnh chung, có trách nhiệm bảo vệ họ, bằng việc quy định những điều kiện mang tính bắt buộc đối với các pháp nhân Vừa đảm bảo quyền tự do hoạt động của pháp nhân, vừa đảm bảo quyền lợi của cá nhân và những tổ chức khác là đảm bảo sự cân bằng, hài hòa của pháp luật
Để đảm bảo điều kiện này, ngay khi bắt đầu việc sáp nhập pháp nhân, các ngân hàng đã có kế hoạch toàn diện về việc chuyển giao các quyền, nghĩa vụ dân sự, đồng thời thông báo cho các bên liên quan trong một thời hạn hợp lý Nguyên tắc xuyên suốt trong giao dịch sáp nhập MHB vào BIDV là kế thừa và đảm bảo mọi quyền lợi hợp pháp của khách hàng, cổ đông và người lao động
Trang 8của hai ngân hàng Việc sáp nhập được thực hiện theo phương thức bàn giao nguyên trạng, đầy đủ toàn bộ hoạt động của MHB và hoán đổi cổ phiếu theo tỷ
lệ 1:1
2.3 Tính cùng loại của những pháp nhân sáp nhập
Theo khoản 1, Điều 95 “Một pháp nhân có thể được sáp nhập vào một pháp nhân khác cùng loại ”
Pháp nhân cùng loại được hiểu là những pháp nhân có chung đặc tính, mục đích hoạt động và được xếp vào cùng một loại theo quy định tại Điều 100 Bộ Luật Dân Sự năm 2005 Theo đó, pháp nhân có: Pháp nhân là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân; pháp nhân là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
- xã hội; pháp nhân là tổ chức kinh tế; pháp nhân là tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hôi nghề nghiệp; là các quỹ xã hội, quỹ
từ thiện và những tổ chức khác đủ điều kiện trở thành pháp nhân theo quy định tại Điều 84 Bộ Luật Dân Sự năm 2005
Chỉ có những pháp nhân như vậy khi sáp nhập mới không làm sai lệch mục đích hoạt động, và đảm bảo cơ chế hoạt động cũng như quản lí pháp nhân Cả hai pháp nhân trong tình huống trên đều là ngân hàng TMCP, đều kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng nên được xác định đều là tổ chức kinh tế Hai ngân hàng sáp nhập vào nhau thì bản chất hoạt động vẫn không thay đổi Ngân hàng sáp nhập sẽ vẫn hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, vẫn là tổ chức kinh tế
Kết luận:
Theo những phân tích trên, các ngân hàng được sáp nhập có đủ các điều kiện về căn cứ hợp pháp, đảm bảo lợi ích cho bên thứ ba và người lao động, tính cùng loại của các pháp nhân
3 Thời điểm tiến hành sáp nhập pháp nhân
Hoạt động sáp nhập pháp nhân là một hoạt động pháp lý phức tạp, có liên quan đến nhiều đối tượng và tác động đến nhiều quan hệ pháp luật Thông thường, để bắt đầu một quan hệ pháp luật dân sự về sáp nhập pháp nhân các pháp nhân phải trải qua quá trình tìm hiểu lâu dài và kĩ lưỡng về mọi mặt Quá trình đó có thể kéo dài đến năm năm, mười năm hoặc lâu hơn nữa, nó tùy thuộc
Trang 9vào động cơ và khả năng tiến hành Vậy, thời điểm tiến hành sáp nhập pháp nhân ở đây được hiểu như thế nào?
Thời điểm tiến hành sáp nhập pháp nhân chính là thời điểm các bên đạt được thỏa thuận về cải tổ bằng hợp đồng với chữ ký đầy đủ của bên, hoặc thời điểm pháp nhân thông qua quyết định sáp nhập, hay thời điểm có hiệu lực của quyết định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
Ở đây, thời điểm sáp nhập pháp là thời điểm ngân hàng nhà nước ban hành quyết định 589/QĐ-NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC chấp thuận sáp nhập MHB vào BIDV vào tháng 4 năm 2015 Đó cũng là thời điểm xác định MHB chấp dứt tồn tại, thời điểm chuyển giao các quyền và nghĩa vụ dân sự giữa hai ngân hàng
4 Hệ quả pháp lý của sáp nhập pháp nhân
4.1 Sáp nhập pháp nhân làm chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân
Sáp nhập pháp nhân đều làm chấm dứt sự tồn tại của những pháp nhân cũ Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, sau khi tiến hành sáp nhập pháp nhân, các pháp nhân cũ chấm dứt sự tồn tại và chuyển giao các quyền, nghĩa vụ dân sự sang cho pháp nhân mới Mặc dù là chấm dứt tồn tại, nhưng đây chỉ là sự chấm dứt tồn tại về mặt hình thức pháp lý, còn thực chất các pháp nhân đó vẫn tồn tại, nhưng dưới danh nghĩa của một pháp nhân khác Sự chấm dứt này khác với việc chấm dứt pháp nhân theo thủ tục giải thể pháp nhân, trong thủ tục giải thể, pháp nhân không những chấm dứt về mặt pháp lý mà toàn bộ tài sản đều được thanh lý, các quyền và nghĩa vụ đều được giải quyết triệt để và không có
sự kế thừa nào
Trong trường hợp sáp nhập hai ngân hàng, từ 0 giờ ngày 22/5, thương hiệu MHB bị “xóa sổ” trên thị trường, các thủ tục về chấm dứt pháp nhân, đăng ký
bố cáo chấm dứt hoạt động cũng đã hoàn tất Đồng nghia với việc, mọi giao dịch liên quan đến MHB đều chuyển giao cho BIDV, sau khi được sáp nhập, sẽ không còn bất cứ giao dịch nào đứng tên MHB, trên bản đồ ngân hàng MHB không còn tồn tại tư cách pháp nhân do đó cungc không còn quyền và nghĩa vụ
4.2 Sáp nhập pháp nhân làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ mới của pháp nhân
Trang 10Hiện nay, trong các văn bản pháp luật dân sự chưa có những quy định cụ thể về vấn đề chuyển giao các quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên pháp nhân tiến hành sáp nhập Pháp luật dân sự thiếu vắng những quy định về vấn đề thời hạn chuyển giao tài sản, chuyển giao quyền, nghĩa vụ; phạm vi chuyển giao Khi bắt đầu thực hiện sáp nhập pháp nhân, các pháp nhân cũ phải tiến hành chuyển giao tài sản, vốn các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận Còn pháp nhân mới phải tiếp nhận các quyền và nghĩa vụ chuyển giao Việc chuyển giao, tiếp nhận quyền, lợi ích, và nghĩa vụ này vừa là quyền đồng thời là nghĩa vụ của các bên Cụ thể sẽ do các bên thỏa thuận, nhưng nếu khi đạt được thỏa thuận, hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thực hiện nghiêm túc, gây thiệt hại, thì phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó
Về phía quyền của BIDV sau khi sáp nhập:
BIDV sẽ tiếp nhận toàn bộ tài sản của MHB, góp chung vào tổng tài sản của mình Sau khi sáp nhập, BIDV nâng tổng tài sản tăng lên trên 700 nghìn tỷ đồng; Vốn điều lệ của ngân hàng tăng lên trên 34 nghìn tỷ đồng Mạng lưới kênh phân phối mở rộng lên gần 1.000 điểm mạng lưới trên cả nước với tổng số lao động là gần 24.000 cán bộ, nhân viên Như vậy, quy mô BIDV đã lớn hơn trước rất nhiều
BIDV đồng thời tiếp nhận các hợp đồng MHB đang giao dịch Mọi lợi nhuận thu được sẽ là của BIDV
Về phía nghĩa vụ:
BIDV sẽ chịu trách nhiệm tiếp tục duy trì hoạt động của số lao động từ các chi nhánh của MHB, không được đột ngột cắt giảm biên chế hoặc có những hành động khác gây ảnh hưởng cho người lao động
BIDV chịu trách nhiệm với những vụ tranh tụng có dính líu đến mbh đã được kê khai trong hợp đồng nếu có
Đồng thời, BIDV gánh khoản nợ còn tồn dư của MHB và phải hoàn thành nghĩa vụ tài sản với các bên liên quan
Mặt khác, BIDV sẽ gánh thêm thuế doanh nghiệp do mở rộng kinh doanh