Về hoạt động nghiên cứu thị trường

Một phần của tài liệu Tổng quan về công ty xây dựng và phát triển sông Hồng (Trang 40 - 43)

II. Các giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần

1. Về hoạt động nghiên cứu thị trường

1.1. Nghiên cứu thị trường trong nước

chính là thị trường tiêu thụ. Hoạt động nghiên cứu thị trường trong nước tốt sẽ giúp công ty có được những thông tin về cung, cầu trên thị trường, nhu cầu về chủng loại hàng nào và số lượng bao nhiêu và đưa ra được chiến lược nhập khẩu thích hợp, tránh tình trạng nhập khẩu nhiều mặt hàng điện dân dụng như năm 2006 dẫn đến tình trạng định giá thấp hơn giá thị trường để thu hồi vốn. Công ty có thể lựa chọn cách mua các kết quả nghiên cứu thị trường của các công ty chuyên về nghiên cứu thị trường hoặc sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu thị trường như thông qua phỏng vấn, bảng hỏi, quan sát, sách báo, tạp chí, internet,…

Ngoài ra, để tiếp cận với khách hàng công ty cũng nên tiến hành các hoạt động quảng cáo cho công ty đặc biệt là một số sản phẩm mà công ty là nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam. Một chính sách quảng cáo tốt không những sẽ làm tăng doanh số hoạt động kinh doanh nội địa mà còn làm cho khách hàng biết đến tên tuổi của công ty, tin tưởng khả năng kinh doanh của công ty và như vậy sẽ làm tăng sự tin tưởng của khách hàng uỷ thác cho Công ty nhập các hàng hoá cần thiết cho họ. Bên cạnh đó, công ty cũng có thể tìm hiểu kỹ nhu cầu về những mặt hàng mà công ty vốn nhận nhập khẩu uỷ thác trong những năm qua để có kế hoạch nhập khẩu trực tiếp và kinh doanh, nâng cao tỷ suất lợi nhuận chứ không chỉ dừng lại ở nhập khẩu uỷ thác và hưởng hoa hồng.

Ngoài ra, để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, Công ty cũng cần nghiên cứu, tìm hiểu để thu mua được loại sản phẩm có chất lượng cao, nâng giá trị lô hàng xuất đồng thời nâng cao được tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu trên chi phí và doanh thu, hoàn thành chỉ tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu lên 1.500.000 USD.

1.2. Nghiên cứu thị trường nước ngoài

Đây là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt đối với công ty, tuy nhiên trong hoạt động của mình, Công ty cũng đã chú ý tới khâu này nhưng mới chỉ tiến hành ở mức độ chung khái quát như nắm tình hình chung về kinh tế, chính trị, xã hội ở thị trường nhập khẩu đó, về bạn hàng cũng chỉ nắm sơ qua loại hình doanh nghiệp của họ, về bên đại diện của họ, mối quan hệ của họ với mình. Do

đó, kết quả đem lại chưa cao, vẫn có trường hợp hàng hoá nhập khẩu với giá cao hơn mà lẽ ra Công ty có thể mua với giá thấp hơn của nhà cung ứng khác với cùng mặt hàng và chất lượng.

Trong thời gian tới, Công ty cần đẩy mạnh hơn công tác này, cần đi vào nghiên cứu cụ thể hơn, cần nắm bắt nhu cầu của thị trường đó, nắm rõ uy tín, cơ sở vật chất kĩ thuật và nhất là tình hình kinh doanh nội tại của bạn hàng cần giao dịch, xác định rõ phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của người đứng tên giao dịch của bên bạn hàng...nếu làm tốt những việc này công ty sẽ tránh được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.

Nghiên cứu thị trường thế giới sẽ giúp cho công ty tìm được những bạn hàng mới, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, chủ động kí kết hợp đồng trực tiếp với các hãng trực tiếp sản xuất, hạn chế giao dịch hợp đồng qua các trung gian nhằm giảm bớt các chi phí không cần thiết.

Thời gian qua Công ty mới chỉ quan hệ với một số thị trường Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Inđônêxia, Ấn Độ,… và khối EU thì có Anh, Pháp, Na Uy,… Trong những năm tới vấn đề mở rộng quan hệ với thị trường khu vực Bắc Mỹ là rất cần thiết trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO như hiện nay nếu không công ty sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh trên thị trường này.

Hoạt động Marketing quốc tế cần được chú trọng hơn nhằm phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Công ty cần chủ động hơn nữa trong việc tìm đối tác chứ không chỉ dừng lại ở việc thực hiện các đơn đặt hàng một cách thụ động. Có như vậy mới gia tăng được qui mô xuất khẩu, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng thu ngoại tệ cho nhà nước.

Công ty có thể thu thập thông tin về thị trường nước ngoài thông qua sách báo, internet, qua đại sứ quán của nước dự định nhập khẩu tại Việt Nam hoặc Đại sứ quán Việt Nam tại nước đó, cũng có thể thông qua các mối quan hệ quen

Một phần của tài liệu Tổng quan về công ty xây dựng và phát triển sông Hồng (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w