II. Các giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần
2. Lựa chọn mặt hàng kinh doanh
Từ năm 2007 Việt Nam đã gia nhập WTO, thuế rất nhiều mặt hàng sẽ giảm, công ty sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn do gia tăng số lượng nhà nhập khẩu. Vì thế sẽ khó hoàn thành kế hoạch đặt ra nếu như không tính toán kỹ lưỡng, xác định được cơ cấu nhập khẩu hợp lý cũng như sự thay đổi về nhu cầu của mỗi sản phẩm. Việc đa dạng hoá mặt hàng sẽ giúp Công ty đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu thị trường đồng thời giảm rủi ro khi có biến động xấu trên thị trường, nâng cao được tên tuổi, địa vị, uy tín của Công ty. Tuy vậy, với mặt hàng được coi là truyền thống cần có sự đổi mới, nắm bắt tình hình, đón trước nhu cầu thị trường để đảm bảo việc nhập khẩu được liên tục, khai thác các lợi thế cạnh tranh của công ty, tránh việc để mất thị trường vào tay đối thủ cạnh tranh.
Trong hoạt động nhập khẩu, công ty có thể tăng giá trị mặt hàng nhập khẩu uỷ thác nhưng để tăng lợi nhuận nhanh hơn thì công ty cần chú ý hơn đến các mặt hàng nhập khẩu trực tiếp vì các mặt hàng này có lợi nhuận cao hơn nhiều (gấp 3 lần) so với lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu uỷ thác. Trước hết cần phải có được những thông tin chính xác từ hoạt động nghiên cứu thị trường, dự đoán cung cầu trong giai đoạn tiếp theo và đưa ra kế hoạch nhập khẩu.
Do vậy, Công ty cần phải hiểu rõ mục tiêu chiến lược của mình để lựa chọn mặt hàng chủ lực và có thể kinh doanh thêm một số mặt hàng khác nhằm giảm bớt rủi ro trong kinh doanh, tăng thêm lợi nhuận cho Công ty. Để kinh doanh thêm mặt hàng mới Công ty phải nghiên cứu kỹ nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như thị trường nước ngoài.
Ngoài những yếu tố trên, công ty cần quan tâm đến chu kỳ sống của sản phẩm nhập khẩu, xác định nó đang nằm trong giai đoạn nào để có những chiến lược Marketing thích hợp, không bị lãng phí chi phí hay mua sản phẩm không ngang bằng giá trị của nó.