1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BÀI tập THẢO LUẬN dân sự 3

13 2,6K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 34,19 KB

Nội dung

Ngày 15/05/2017, ông Phan Hai kháng cáo quyết định của Tòa với lý do: Tòa án cho rằng ông không cung cấp được Giấy ủy quyền của ông Phan Trọng Nguyên và giấy tờ chứng minh về quyền sở h

Trang 1

BÀI THẢO LUẬN THỨ BA: TÀI SẢN VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI

TÀI SẢN

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 3 năm 2019

Trang 2

• KHÁI NIỆM TÀI SẢN:

Quyết định số 06/2017/QĐ-PT:

Diễn biến sự việc:

Ngày 04/05/2017, Tòa án nhân dân huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa đã căn

cứ vào Bộ luật tố tụng dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án số 17/2017/ QĐST-DS giữa:

- Nguyên đơn: ông Phan Hai

- Bị đơn: ông Phan Quốc Thái

Ngày 12/05/2017, Viện kiểm sát nhân dân huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa kháng nghị Quyết định đình chỉ trên với lý do: ông Phan Hai có quyền khởi kiện vụ án vì ông là người có quyền và nghĩa vụ về tài sản do bà Lương Thị Xàm để lại; và việc Tòa án cho rằng ông Hai không cung cấp được Giấy ủy quyền của ông Phan Trọng Nguyên là không thỏa đáng.

Ngày 15/05/2017, ông Phan Hai kháng cáo quyết định của Tòa với lý do: Tòa

án cho rằng ông không cung cấp được Giấy ủy quyền của ông Phan Trọng Nguyên và giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu tài sản đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số phát hành 0926009 là không thỏa đáng.

Quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa:

1 Không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện Diên

Khánh, tỉnh Khánh Hòa; không chấp nhận kháng cáo của ông Phan Hai.

2 Sửa lại quyết định đình chỉ giải quyết vụ án số 17/2017/QĐST-DS như sau:

- Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về việc “Đòi lại tài sản” giữa ông Phan Hai và ông Phan Quốc Thái.

- Trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo về việc “Đòi lại tài sản” cho ông Phan Hai.

Hoàn trả cho ông Phan Hai 300.000 đồng tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm

3 Do kháng cáo không được chấp nhận nên ông Hai phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, được trừ vào 300.000 đồng tiền tạm ứng phí dân sự phúc thẩm ông Hai đã nộp.

Câu 1: Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ minh họa về một vài giấy tờ có giá?

Trang 3

- Bộ luật Dân sự 2015 không định nghĩa cụ thể giấy tờ có giá là gì mà chỉ

nêu giấy tờ có giá là một loại tài sản Theo Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, Khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2016/TT-NHNN và Khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-04/2016/TT-NHNN quy định:

“Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác".

- Căn cứ vào nội dung giải đáp về giấy tờ có giá tại Công văn

141/TANDTC-KHXX, có thể liệt kê một số loại giấy tờ có giá như sau:

o Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại Điều 1 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005;

o Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối 2005;

o Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại điểm 16 Điều 3 Luật quản lý

nợ công 2009;

o Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định) được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật chứng khoán

2006 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Luật chứng khoán sửa đổi 2010);

o Trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 Nghị định

52/2006/NĐ-CP về Phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Câu 2: Trong bài viết Các loại tài sản trong Luật dân sự Việt Nam, tác giả

Nguyễn Minh Oanh có coi “ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà ” là tài sản không?

- Trong bài viết Các loại tài sản trong Luật dân sự Việt Nam, tác giả

Nguyễn Minh Oanh coi “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” là tài sản Trong bài viết có đoạn:

“Cần lưu ý là các loại giấy tờ xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản như giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà , giấy đăng kí ô tô, sổ tiết kiệm,… không phải là giấy tờ có giá Nếu cần

Trang 4

phải xem xét thì đó chỉ đơn thuần được coi là một vật và thuộc sở hữu của người đứng tên trên giấy tờ đó”.

- Theo Khoản 1 Điều 105 BLDS 2015:Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá

và quyền tài sản” thì quyền sở hữu của người đứng tên là tài sản.

Câu 3: Trong bài viết Vai trò của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và

vấn đề kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tác giả Đỗ Thành Công

có coi “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”

là tài sản không?

- Trong bài viết Vai trò của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vấn đề

kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tác giả Đỗ Thành Công có

coi “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” là tài sản

- Trong bài viết, tác giả cho rằng: “Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất không phải là giấy tờ có giá tuy nhiên hoàn toàn có thể xem giấy chứng nhận quyền sở hữu đất là vật Điều này hợp lí bởi giấy chứng nhận quyền

sở hữu đất tồn tại dưới một hình thức vật chất nhất định, thậm chí là có hình dáng cụ thể (là tờ giấy), nằm trong khả năng chiếm hữu của con người (có thể thực hiện việc nắm giữ, chiếm giữ, quản lí)”

Câu 4: Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá không? Quyết định số 06 và bản án số 39 có câu trả lời không?

- Trong tực tiễn xét xử “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” không phải giấy tờ có giá; chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, là văn bản chứng quyền

- Theo Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010:

“Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”

- Quyết định số 06/2017/QĐ-PT đã xác định “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” không là giấy tờ có giá

- Bản án số 39 lại không đề cập tới

Trang 5

Câu 5: Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định trên và Bản án số 39 có cho câu trả lời không? Vì sao?

- Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” không là tài sản Vì:

o Theo Điều 105 BLDS 2015 có quy định:

“1 Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2 Tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.

o Theo Điều 115 BLDS 2015 quy định:

“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”.

- Quyết định số 06 thể hiện điều đó qua kết luận “Như vậy, giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền, không phải là tài sản và không được xem là giấy tờ có giá trị”

- Bản án số 39 không đề cập tới

Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng dất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ khái niệm tài sản (và nếu có điều kiện, đối chiếu thêm với pháp luật nước ngoài)

- Hướng giải quyết của thực tiễn xét xử liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” chưa thoả đáng nếu nhìn từ khái niệm tài sản Vì:

o Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã tồn tại dưới một hình thức vật chất nhất định, có hình dạng cụ thể (là tờ giấy), nằm trong khả năng chiếm hữu của con người và có giá trị sử dụng Việc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không tham gia vào giao dịch trao đổi cũng không làm mất đi bản chất tài sản của nó Trên thực tế, cũng có những tài sản mà Nhà nước ta cấm lưu thông như: vũ khí, trang thiết bị quân dụng,

o Việc coi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản dẫn tới nhiều hậu quả về mặt lí luận và thực tế Mặt khác, nhận thức này cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người sử

Trang 6

dụng đất Cụ thể, theo quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam, quyền sở hữu và từng nội dung riêng lẻ khác của quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt) chỉ có thể thực hiện trên đối tượng là tài sản Như vậy, việc coi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản đã tước bỏ đi quyền chiếm hữu và sử dụng hợp pháp của người sử dụng đất đối với loại giấy tờ này

Câu 7: Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao?

- Nếu áp dụng BLDS 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà không là tài sản Vì:

o Theo Điều 105 BLDS 2015 có quy định:

“1 Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2 Tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.

o Theo Điều 115 BLDS 2015 quy định:

“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”.

Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”.

- Theo tôi, hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” rất hợp lí và rõ ràng

- Vì “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” không thuộc quyền tài sản mà chỉ là giấy chứng nhận cho quyền tài sản

và không thuộc giấy tờ có giá

Câu 9: Bitcoin là gì?

- Bitcoin (ký hiệu: BTC, XBT, ) là một loại tiền mã hóa, được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009 Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào Do đó không cần có lệ phí giao dịch và cũng không cần phải cung cấp tên thật

Trang 7

- Bitcoin không thể in như tiền mặt – chúng được tạo ra bởi một hệ thống máy tính trên toàn cầu Quy mô mạng lưới này ngày càng mở rộng với sức mạnh từ những siêu máy tính tham gia

Câu 10: Theo Tòa án, Bitcoin có là tài sản theo pháp luật Việt Nam không?

- Theo Tòa án, Bitcoin không là tài sản theo pháp luật Việt Nam

Câu 11: Suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của Tòa án đối với Bitcoin trong mối quan hệ với khái niệm tài sản ở Việt Nam.

- Theo tôi, quan điểm của Tòa án đối với Bitcoin trong mối quan hệ với khái niệm tài sản ở Việt Nam là hợp lý

- Vì hiện tại chưa có bất kì quy định pháp lý nào quản lý việc giao dịch Bitcoin từ Chính phủ Việt Nam Tháng 2/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra thông cáo báo chí, trong đó ghi rằng việc sử dụng Bitcoin làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ Khi không công nhận Bitcoin là tiền tệ hay phương tiện thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phủ nhận thẩm quyền của mình đối với Bitcoin Ngoài ra, Bộ Công Thương hiện tại vẫn chưa công nhận Bitcoin

là hàng hóa hay dịch vụ, phủ nhận thẩm quyền của mình đối với Bitcoin Việc này cũng bãi bỏ cơ sở để thu thuế Bitcoin vì không thể đưa Bitcoin vào danh mục hàng hóa hay dịch vụ để thu thuế Ngày 21/8/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt hoàn thiện đề án khung pháp lý để quản

lý các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo, trong đó có Bitcoin Đây là tín hiệu trực tiếp từ phía Chính phủ rằng các giao dịch Bitcoin sẽ được hợp pháp hóa vào tháng 8/2018 với khả năng phân loại Bitcoin vào danh mục tài sản ảo

- Như vậy, việc sở hữu, giao dịch, đào Bitcoin tại Việt Nam không phải là

vi phạm pháp luật mà là chưa có luật điều chỉnh Việc thanh toán, sử dụng Bitcoin cũng không vi phạm pháp luật Bởi khi không công nhận Bitcoin là phương tiện thanh toán thì cũng đồng nghĩa với việc trao đổi hàng hóa với Bitcoin không phải là thanh toán theo đúng định nghĩa của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Hiện tại, ở Việt Nam đã có 2 sàn giao dịch Bitcoin được đăng kí chính thức dưới danh nghĩa doanh nghiệp đã hoạt động từ tháng 3/2014 cho đến nay và vẫn không bị hạn chế giao dịch dân sự

Trang 8

• CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU:

Quyết định số 111/2013/DS-GĐT ngày 09/09/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Nhà số 2 Hàng Bút, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội là tài sản riêng của cụ Dư Thị Hảo Năm 1954, cụ Hảo vào Sài Gòn buôn bán, giao nha số 2 Hàng Bút cho vợ chồng con trai là ông Nguyễn Đắc Chính và bà Nguyễn Thị Châu quản lý Năm 1968, vợ chồng ông Chính, bà Châu đi công tác nên cho ông Nhữ Thị Hải thuê Nhưng chị Vân lại khai là ông nội thuê nhà số 2 Hàng Bút từ cụ Hảo từ năm 1954 Chị không biết cụ Hảo, chị chỉ biết ông Chính là người cho nhà chị thuê nhà Khi cho thuê có lập giấy tờ nhưng sau này bị mất Sau khi ông Hải chết thì cháu ông là chị Nhữ Thị Vân vẫn sử dụng đến nay Năm 1999, vợ chồng bà Châu gặp chị Vân để đòi nhà Chị Vân yêu cầu tìm nhà khác nhưng khi tìm được nhà thì chị Vân không đồng ý nên hai bên không thoả thuận được Năm 2001, chị Vân bán tầng 1 nhà số 2 Hàng Bút cho vợ chồng chị Dương Thị Ngọc Lan và anh Nguyễn Hồng Sơn Giấy mua bán nhà là giấy viết tay có chữ kí của 3 anh em là chị Vân, anh Lâm và anh Lân, giấy mua bán nhà không có xác nhận của cơ quan thẩm quyền Anh chị đã sửa chữa nhà hết 25.000.000 đồng Cùng năm 2004, cụ Hảo có di chúc giao quyền bất động sản nhà số 2 Hàng Bút cho bà Nguyễn Thị Châu toàn quyền sở hữu (di chúc có xác nhận của UBND xã Kim Chung) Tháng 1/2007, cụ Hảo chết Bà Vân yêu cầu chị Vân trả lại nhà số 2 Hàng Bút ( tầng 1) có diện tích 32,05m2 và đồng ý thanh toán tiền sửa chữa nhà là 25.000.000 đồng cho chị Lan anh Sơn.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 15 ngày 12/04/2005, Toà án quận Hoàn Kiếm quyết định: Chấp nhận yêu cầu đòi nhà của cụ Hảo với chị Vân và chị Lan Buộc phải trả nhà cho cụ Hảo tầng 1 nhà số 2 Hàng Bút Việc mua bán nhà gữa chị Vân và chị Lan mà xảy ra tranh chấp sẽ giải quyết bằng vụ án khác.

Sau khi xét xử sơ thẩm thì chị Nhữ Thị Vân và chị Dương Thị Ngọc Lan có đơn kháng cáo.

Tại bản án dân sự phúc thẩm số 253/2005/DS-PT ngày 29/11/2005, Toà án nhân dận thành phố Hà Nội quyết định: Huỷ bán án dân sự sơ thẩm Giao hồ

sơ cho Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm giải quyết lại.

Sau khi xét xử phúc thẩm, anh Nguyễn Hồng Sơn, chị Dương Thị Ngọc Lan, anh Nhữ Duy Lâm có đơn kháng cáo.

Trang 9

Toà quyết định huỷ toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm số 90/2011/DSPT ngày 30/05/2011 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao Hà Nội và huỷ toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 49/2010/DS-ST ngày 31/08/2010 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội.

Câu 1: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án đã khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?

- Đoạn “Gia đình chị Nhữ Thị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút đã nhiều thế

hệ”, “Trong khi đó chị Vân khai gia đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954”, “nguyên đơn khai có đòi nhà đối với gia đình chị Vân

từ sau năm 1975”, “đến năm 2004 cụ Hảo mới kiện ra toà” “Ngày 18/02/2001 chị bán tầng 1 nhà số 2 Hàng Bút cho vợ chồng anh Nguyễn Hồng Sơn và chị Dương Thị Ngọc Lan”

- Căn cứ Khoản 1 Điều 179 BLDS năm 2015:

“1 Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.”

Vì gia đình chị Vân đã ở nhà số 2 Hàng Bút nhiều thế hệ cộng với khoản thời gian bắt đầu ở từ năm 1954 đến khi cụ Hảo kiện ra toà năm 2004 là tầm 50 năm, chị Vân bán tầng 1 nhà số 2 hàng Bút cho vợ chồng anh Sơn chị Lan => chị Vân nắm giữ và chi phối trực tiếp đối với tài sản nhà đất đang tranh chấp => Khẳng định của Toà án hoàn toàn hợp lý

Câu 2: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án đã khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?

- Đoạn : “ Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định tại khoản 1 Bộ luật dân

sự về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu ” đã khẳng định gia đình chị

Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm

- Khẳng định trên của Tòa án nhân dân tối cao là có phần đúng đắn Bởi từ

quyết định giám đốc thẩm này có thể thấy chưa xác minh được ông Hải thuê nhà của cụ Hảo từ năm 1954 hay là thuê nhà của ông Chính từ năm

1968 Trong khi đó, ông Chính lại không xuất trình được tài liệu cụ Hảo

ủy quyền cho ông Chính quản lý căn nhà Có thể nhận ra quyền chiếm hữu, sở hữu nhà đất này cũng như thời điểm xác lập giao dịch cho thuê chưa thực sự rõ ràng Vì thế, bị đơn là chị Nhữ Thị Vân - người không

Trang 10

trực tiếp giao dịch để thuê nhà đất, cũng như không nắm rõ giao dịch thuê nhà đất này có thể không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó

là không có căn cứ pháp luật (thỏa mãn điều 189 BLDS 2005) nhưng chị Vân lại khai có biết về việc thuê nhà của cụ Hảo và nộp tiền thuê nhà cho ông Chính Vậy thì chị Vân có thực sự biết hay không biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật của mình? Theo cảm nhận cá nhân, tôi thấy Tòa án nhân dân tối cao đã kết luận hơi nóng vội

Câu 3: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án đã khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?

- Đoạn “Gia đình chị Nhữ Thị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút đã nhiều thế hệ”, tuy có tranh chấp “Mặc dù phía nguyên đơn khai có đòi nhà đối với gia đình chị Vân từ năm 1975 nhưng không có tài liệu chứng minh”.

- Căn cứ Điều 182 BLDS năm 2015:

“1 Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện trong một

khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.

2 Việc chiếm hữu không liên tục không được coi là căn cứ để suy đoán

về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.”

Chị Vân hoàn toàn chiếm hữu liên tục đối với nhà đất có tranh chấp => Khẳng định của Toà án hoàn toàn hợp lý

Câu 4: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định của Tòa án?

- Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm dựa vào đoạn:

“Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật Dân

sự về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu : Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động

Ngày đăng: 20/04/2019, 15:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w