1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ sở lý LUẬN và PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu THỰC TIỄN về CHÍNH SÁCH đảm bảo AN NINH LƯƠNG THỰC

53 326 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 52,59 KB

Nội dung

Tuy nhiên nghiên cứu còn chưa phân tích rõ lý docủa tác giả khi lựa chọn ra các nguyên tắc này.Tác giả Elizabeth Petersen còn có một bài viết “Comparison of food security policies in Vie

Trang 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO AN NINH

LƯƠNG THỰC

Trang 2

Cơ sở lý luận

Hiện nay, vấn đề an ninh lương thực (ANLT) không còn

xa lạ mà là mối quan tâm chung của các quốc gia và các tổchức trên thế giới Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên trong Báo

cáo của Ngân hàng thế giới năm 1986 có nhan đề “Poverty and Hunger, Issues and Options for Food Security in Developing Countries”, khái niệm này đã dần được hoàn

thiện bởi các tổ chức thế giới như UNDP, FAO và được đưavào mục tiêu phát triển của các quốc gia Do sự cấp thiết của

nó, ANLT được nhiều tác giả trên thế giới và Việt Nam quantâm nghiên cứu

Trong tài liệu chuyên khảo của Trung tâm nghiên cứunông nghiệp thế giới Australia (ACIAR) có loạt bài báonghiên cứu của các nhóm tác giả thuộc ACIAR và Việt Nam

về các chính sách an ninh lương thực của Việt Nam Điển

hình như bài viết “Policy principles for food security” của

Elizabeth Petersen (2017) đã phân tích và đề xuất 10 nguyêntắc chính sách để đảm bảo ANLT một cách có hiệu quả 10nguyên tắc chính sách được tác giả này đưa ra dựa trên sựtổng hợp các nghiên cứu về những nguyên nhân gây mất

Trang 3

ANLT Mỗi nguyên tắc đồng thời ảnh hưởng đến sự sẵn có,khả năng tiếp cận và khả năng đảm bảo dinh dưỡng của lươngthực thực phẩm Đáng chú ý nguyên tắc số 10 được tác giảđưa ra là: “Mỗi mục tiêu/mục đích chính sách chỉ nên có duynhất một công cụ chính sách” Điều này nhằm hạn chế việcxung đột giữa các chính sách và giảm chi phí thông tin và chiphí quản lý Tuy nhiên nghiên cứu còn chưa phân tích rõ lý docủa tác giả khi lựa chọn ra các nguyên tắc này.

Tác giả Elizabeth Petersen còn có một bài viết

“Comparison of food security policies in Vietnam, Indonesia and Australia” (2017) nhằm so sánh sự khác nhau về quan

điểm và mục tiêu của các chính sách đảm bảo ANLT của haiquốc gia Indonesia và Australia là đại diện cho 2 nước có mức

độ ANLT hoàn toàn khác nhau và đưa ra bài học kinh nghiệmcho Việt Nam Bài viết đã so sánh mục tiêu của chính sáchđảm bảo ANLT của hai chính phủ, chỉ ra rằng mục tiêu chínhcủa Indonesia theo đuổi là sự tự chủ về lương thực còn ởAustralia là đẩy mạnh phát triển thị trường và giúp cho ngườinông dân gia tăng thu nhập Qua phân tích sự hiệu quả về đảmbảo ANLT của hai quốc gia này tác giả đưa ra khuyến nghị

Trang 4

Việt Nam tập trung và loại cây trồng thế mạnh và thúc đẩythương mại.

Bài báo “Overview of Vietnam’s food security policies”

của các tác giả Vu Hoang Yen, Nguyen Hong Nhung và TranAnh Dung (2017) thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư Việt Nam đãđưa ra cái nhìn tổng quan về 5 nhóm chính sách đảm bảoANLT Phân loại các nhóm chính sách dựa trên năm nhómnguồn lực cho phát triển nông nghiệp mà các chính sáchhướng đến: đất đai, cơ sở hạ tầng và khoa học kỹ thuật, nhânlực, chính sách hỗ trợ địa phương, hệ thống phân phối lươngthực Nghiên cứu này đã cho một cái nhìn tổng quan về 5nhóm chính sách đảm bảo ANLT theo trình tự thời gian banhành nhưng mới ở dạng liệt kê thông thường chứ chưa điđánh giá nội dung và hiệu quả các chính sách

Nhóm tác giả Elizabeth Petersen, Vu Hoang Yen, DavidVanzetti (2017) có một nghiên cứu chung mang tựa đề

“Evaluation of Vietnam’s food security policies” nhằm đánh

giá chính sách đảm bảo ANLT của Việt Nam dựa trên 10nguyên tắc của tác giả Elizabeth Petersen đã đề xuất trong bài

“Policy principles for food security” (2017) Phân tích này

Trang 5

chỉ ra những mặt không tuân thủ 10 nguyên tắc kể trên trong

hệ thống chính sách đảm bảo ANLT của Việt Nam

Nghiên cứu “Stakeholder perceptions on the development and effectiveness of food security policies in Vietnam” của nhóm tác giả Tran Cong Thang, Vu Huy Phuc

và Elizabeth Petersen (2017) lại đánh giá sự nhận thức của đốitượng chính sách và các bên liên quan về chính sách đảm bảoANLT của Việt Nam nhằm đánh giá mức độ hiệu lực củachính sách đối với nhóm đối tượng của nó Và cũng đưa rađánh giá về mức điểm mạnh, điểm yếu của các chính sáchđảm bảo ANLT theo nguyên tắc trên

Nhóm nghiên cứu thuộc tổ chức Action Aid (2016) đã

thực hiện nghiên cứu “Nông nghiệp Bền vững và ANLT Đường nào cho Việt Nam?” Đáng chú ý nghiên cứu này đã

-thực hiện loạt khảo sát, thống kê nhằm thu thập dữ liệu sơ cấpliên quan sử đụng đất, thu nhập của nông hộ, tình trạng cơgiới hóa và nhận biết của nông dân với chính sách Từ đó đưa

ra những so sánh sự tương đồng về mặt chính sách nôngnghiệp và ANLT giữa Việt Nam và Ấn Độ, chỉ ra nhữngthách thức trong thời gian tới

Trang 6

Các tác giả trong nước cũng quan tâm nghiên cứu vềlĩnh vực này thể hiện qua nhiều công trình nghiên cứu khác.

Tác giả Trần Hồng Hạnh (2009) với bài viết “Tổng quan về ANLT” đã tổng hợp các khái niệm ANLT theo các tổ chức thế

giới Tác giả này còn đưa ra góc nhìn về sự liên quan giữaANLT với nghèo đói, liên hệ thực trạng ở Việt Nam và Lào

Tác giả Trần Mạnh Tảo (2014) với bài báo “ANLT thế giới và những hàm ý cho Việt Nam” đã nghiên cứu về thực

trạng ANLT trên thế giới dựa trên những khía cạnh về tínhsẵn có, tính ổn định và khả năng tiếp cận đối với nguồn lươngthực trên toàn cầu Qua đó, tác giả dự báo một số nhân tố tácđộng đến ANLT toàn cầu trong tương lai và gợi ý một số hàm

ý chính sách cho Việt Nam

Trên góc độ nghiên cứu vùng, tác giả Nguyễn Kim Hồng

và Nguyễn Thị Bé Ba (2011) đã có nghiên cứu “An ninh lương thực vùng Đồng bằng sông Cửu Long” về mức độ đảm

bảo ANLT cấp vùng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long –vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất Việt Nam dự báo đến năm

2050 và khả năng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANLT cho cảnước

Trang 7

Tác giả Nguyễn Văn Sánh (2009) có nghiên cứu “ANLT quốc gia: nhìn từ khía cạnh nông dân trồng lúa và giải pháp liên kết vùng và tham gia ‘4 nhà’ tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long” đưa ra đánh giá của tác giả về sự liên quan giữa

đảm bảo thu nhập của người nông dân trồng lúa với mục tiêuđảm bảo ANLT quốc gia Nghiên cứu này cũng đưa ra giảipháp về việc liên kết vùng, liên kết Nhà nước – Nhà khoa học– Nhà doanh nghiệp – Nhà nông nhằm đảm bảo ANLT dựatrên cơ sở đảm bảo lợi ích cho người nông dân tại Đồng bằngsông Cửu Long

Điển hình cho nghiên cứu về ANLT cho địa phươngthuộc nhóm vùng sâu, vùng xa, nhóm dân số có hoàn cảnhkhó khăn có bài báo của nhóm tác giả Nguyễn Viết Đăng,

Lưu Văn Duy và Mạc Văn Vững (2014) tựa đề “ANLT của các hộ nghèo ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình: thực trạng

và giải pháp” Nghiên cứu này đi sâu phân tích về khả năng

đảm bảo ANLT của nhóm hộ nghèo ở huyện Mai Châu, tỉnhHòa Bình dựa trên đặc điểm về địa hình và tập quán sinh hoạtcủa đồng bào tại khu vực này và đề xuất một số giải phápnhằm cải thiện tình trạng Nghiên cứu này đã chỉ ra một sốnguyên nhân khách quan về đặc điểm địa lý và cả chủ quan về

Trang 8

mặt nhân khẩu học dẫn đến không đảm bảo ANLT của nhómđối tượng này

Các nghiên cứu trên của các tác giả đã cho cái nhìn vềANLT Việt Nam nói chung và một số góc nhìn đối với chínhsách đảm bảo ANLT Ở một số nghiên cứu của các tác giảkhác về nông nghiệp hoặc ANLT quốc tế cũng đã đan xenmột số nhận định nhỏ liên quan đến gợi ý chính sách đảm bảoANLT cho Việt Nam Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế

quốc tế của tác giả Trần Hữu Đồng (2016) có tên “ANLT của Nam Phi và Algeria: Nghiên cứu so sánh và gợi mở chính sách cho Việt Nam” đã nghiên cứu thực trạng ANLT ở quốc

gia Algeria – một quốc gia nghèo đói, nông nghiệp kém pháttriển và đưa ra đưa ra một số gợi ý chính sách đối với ViệtNam

Cũng nhìn nhận theo góc độ Kinh tế quốc tế về vấn đềANLT còn có luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Anh Thực

(2012) “ANLT của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” Nghiên cứu này đánh giá thực trạng ANLT của Việt

Nam giai đoạn 1998 đến 2012 và đưa ra nhận định khái quátcác nhân tố ảnh hưởng đến ANLT Việt Nam trong bối cảnhtoàn cầu hóa Nghiên cứu đã chỉ ra được một số quan điểm

Trang 9

định hướng của Nhà nước đối với việc đảm bảo ANLT nhưngchưa đi sâu phân tích chính sách

Ngoài ra còn có các báo cáo định kỳ của các tổ chức Thếgiới như WB, UNDP, FAO… thống kê tình hình liên quanđến nông nghiệp, ANLT của thế giới và Việt Nam Tuy nhiên,chưa có nghiên cứu nào đi sâu phân tích về chính sách củaViệt Nam về đảm bảo ANLT trong giai đoạn từ 1986 đến naytrên góc độ Kinh tế chính trị và đưa ra nhận định cho giaiđoạn 2017 – 2025 Do vậy, luận văn của tác giả sẽ đóng gópkết quả ở một góc độ nghiên cứu mới nhằm làm rõ hơn vấn đềnày

Cơ sở lý luận về chính sách đảm bảo an ninh lương thực

Một số khái niệm cơ bản

An ninh lương thực

Khái niệm về ANLT đã được hình thành từ lâu trên thếgiới và được đưa ra bởi các tổ chức và cá nhân khác nhau,được bổ sung dần các khía cạnh về đảm bảo ANLT qua cácnăm

Trang 10

Trong Hội nghị lương thực thế giới 1974 của Liên Hợpquốc tại Rome, khái niệm an ninh lương thực được hiểu theonghĩa hẹp là “sự sẵn có của nguồn cung lương thực thế giới ởmọi lúc nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong điều kiệnbiến đổi về sản xuất và giá cả lúa gạo”.

Năm 1986, World Bank đưa ra khái niệm: An ninhlương thực là khả năng tiếp cận của con người trong mọi lúc

để có đủ lương thực, nhằm đảm bảo cho hoạt động và sứckhỏe

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Lương thực Thế giới (WFS),dưới sự bảo trợ của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc(FAO) năm 1996 đã đưa ra khái niệm về an ninh lương thực:

“An ninh lương thực là trạng thái mà ở đó tất cả mọi người,tại mọi thời điểm, đều có sự tiếp cận cả về mặt vật chất vàkinh tế đối với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn và đủ dinhdưỡng, đáp ứng chế độ ăn uống và thị hiếu lương thực củamình, đảm bảo một cuộc sống năng động và khỏe mạnh” vàđược thống nhất sử dụng trong Báo cáo về tình hình mất anninh lương thực năm 2001 của tổ chức này

Trang 11

Các khái niệm trên cho thấy sự phát triển trong nhậnthức về an ninh lương thực và các điều kiện cần có để đảmbảo ANLT Với khái niệm được FAO đưa ra năm 1996 ta cóthể khái quát bốn điều kiện cần có để đảm bảo có an ninhlương thực ở cấp độ quốc gia như sau:

Thứ nhất, sự sẵn có của nguồn lương thực: Nguồn lương

thực phải có sẵn tại mọi thời điểm đủ để cung cấp cho sốlượng dân số ngày càng tăng của đất nước và phù hợp với sựthay đổi chế độ ăn uống

Thứ hai, sự tiếp cận đối với nguồn lương thực: sự tiếp

cận phải dễ dàng về cả mặt vật chất và kinh tế đối với mọingười dân Có nghĩa là, thu nhập của dân cư tại một thời điểmphải đảm bảo cho họ dễ dàng mua lương thực tại mức giá ởthời điểm đó và có điều kiện dễ dàng để mua lương thực.Những hạn chế về mặt vật chất như: khoảng cách địa lý, hệthống vận tải, phân phối lương thực không là trở ngại cho việctiếp cận nguồn lương thực cho người dân

Thứ ba, sự ổn định của nguồn cung lương thực: nguồn

cung lương thực phải ổn định về số lượng và mức giá trongmột khoảng thời gian đủ dài Không có sự thay đổi bất ngờ về

Trang 12

mức giá hay biến động về số lượng gây nên những xáo trộnthị trường lương thực gây khó khăn cho người dân

Thứ tư, sự an toàn và chất lượng của lương thực: nguồn

lương thực được cung ứng phải đảm bảo an toàn vệ sinh thựcphẩm, để đảm bảo dinh dưỡng, sức khỏe cho người tiêu dùnglương thực

Để đánh giá mức độ đảm bảo ANLT ở các quốc gia, tổchức nghiên cứu độc lập The Economist Intelligent Unit đãđưa ra Chỉ số ANLT toàn cầu (Global Food Security Index –GFSI) Đây là một chỉ số đáng tin cậy được công nhận trêntoàn thế giới Hàng năm các quốc gia trên thế giới được đánhgiá mức độ đảm bảo ANLT theo thang điểm 100 và xếp hạng

từ trên xuống dưới theo tình hình đảm bảo ANLT quốc gia

ANLT là một trong bảy thành tố của “an ninh conngười” bao gồm: an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh

y tế, an ninh môi trường, an ninh cá nhân, an ninh cộng đồng

và an ninh chính trị Khái niệm này lấy con người làm trungtâm, mỗi khía cạnh đề cập đến một nhu cầu cơ bản của conngười Sáu thành tố còn lại của an ninh con người đề cập đếnkhả năng bảo vệ con người trước những tác nhân từ bên ngoài

Trang 13

và các mối đe dọa về: môi trường, dịch bệnh, thiếu thốn kinh

tế, an toàn cá nhân, cá nhân trong cộng đồng Khái niệmANLT đề cập đến nhu cầu ăn uống của con người – nhu cầu

cơ bản nhất Mối đe dọa mà khái niệm này nhắc đến bao gồm

cả về nguồn cung lương thực, hệ thống phân phối hiệu quả vàkhả năng tiếp cận lương thực thông qua trao đổi, mua bán.(UN, 2009)

Khái niệm chính sách đảm bảo ANLT

Chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể các quan điểm, tưtưởng, các giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng để tácđộng lên các đối tượng (khách thể quản lý) nhằm thực hiệnnhững mục tiêu nhất định

Chính sách đảm bảo an ninh lương thực là tổng thể cácquan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà nhà nước

sử dụng để đảm bảo an ninh lương thực cho toàn thể cư dâncủa đất nước

Các chính sách đảm bảo an ninh lương thực hiện naychúng ta có thể thấy thường được thể hiện thông qua các Nghịquyết của Đảng và Chính phủ, các Nghị định, Kế hoạch,

Trang 14

Chiến lược, Thông tư… có nội dung nhằm đảm bảo ANLTtrên các góc độ khác nhau.

Sự cần thiết của chính sách đảm bảo ANLT

Mỗi chính sách công đều là công cụ quản lý hoặc công

cụ phục vụ của Nhà nước đối với xã hội Chính sách đảm bảoANLT là một chính sách nhằm điều chỉnh việc đảm bảoquyền lợi cơ bản của con người về lương thực, thực phẩm.Trong nền kinh tế, các nguồn lực là khan hiếm và các chủ thểphải cạnh tranh nhau nhằm tranh giành quyền sử dụng tối đacác nguồn lực Cơ chế kinh tế thị trường có những mặt ưu việtnhưng cũng tồn tại những khuyết tật của nó Ba trong số cáckhuyết tật của cơ chế thị trường là thông tin không hoàn hảo,bất bình đẳng trong phân phối, khủng hoảng kinh tế đều lànguy cơ đe dọa dẫn đến mất ANLT cho mỗi quốc gia

Lương thực là loại vật chất cơ bản đảm bảo sự tồn tại,dinh dưỡng và sức khỏe cho con người để đảm bảo hoạt độngbình thường Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, vì cáckhuyết tật nêu trên, không phải người dân nào cũng có cơ hộitiếp cận một cách dễ dàng và đầy đủ với nguồn lương thực vìcác lí do chủ yếu là thiếu thốn nguồn cung, khả năng tài chính

Trang 15

và khoảng cách địa lý Trong khi nhu cầu về lương thực lànhu cầu cơ bản nhất trong các nhu cầu của con người Việcthiếu lương thực có thể dễ đến các nguy cơ như xung đột, mâuthuẫn xã hội, suy thoái giống nòi, thiếu thể lực dẫn đến chấtlượng nguồn nhân lực kém làm suy yếu nền kinh tế Do vậy,chính sách đảm bảo ANLT là một chính sách quan trọng vàcần thiết cần được nghiên cứu thực hiện nghiêm túc Chínhsách đảm bảo ANLT hợp lý sẽ điều chỉnh việc sử dụng cácnguồn lực một cách hiệu quả để vừa đảm bảo mục tiêu kinh tế

vĩ mô vừa đảm bảo các mục tiêu về xã hội, môi trường hướngđến sự phát triển bền vững của quốc gia

Mục tiêu của chính sách đảm bảo ANLT và các chính sách bộ phận

- Mục tiêu của chính sách đảm bảo ANLT

Mục tiêu của chính sách đảm bảo ANLT được phát triểndựa trên mục tiêu chung về đảm bảo ANLT: đảm bảo khảnăng tiếp cận dễ dàng, tại mọi thời điểm đối với nguồn lươngthực an toàn cho người dân Việt Nam Do đó, mục tiêu củachính sách đảm bảo ANLT sẽ bao gồm:

Trang 16

Đảm bảo nguồn cung lương thực: Đảm bảo khả năng

cung ứng lương thực đáp ứng nhu cầu về ăn uống hoặc phục

vụ sản xuất

Đảm bảo khả năng tiếp cận lương thực cho người dân:

đảm bảo mọi người tại mọi thời điểm đều có khả năng tiếpcận về cả vật lý và tài chính đối với nguồn lương thực Mụctiêu này nhằm đảm bảo mọi người dân không bị hạn chế vềmặt khoảng cách địa lý, năng lực hành vi, mức thu nhập

Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tính an toàn, vệ sinh của lương thực: lương thực nhằm phục vụ ăn uống phải đảm bảo

vệ sinh an toàn thực phẩm, việc tiêu thụ không gây ngộ độchoặc làm suy giảm sức khỏe con người

Những nội dung chính trên sẽ được thể chế hóa thànhcác văn bản chính sách cụ thể nhằm điều chỉnh các mục tiêunhất định gồm:

- Các chính sách bộ phận

Chính sách quy hoạch diện tích gieo trồng cây lương thực: Nhằm lựa chọn và duy trì cho tương lai diện tích đất cho

mục đích trồng cây lương thực

Trang 17

Chính sách nâng cao trình độ khoa học - công nghệ trong sản xuất lương thực: Nhằm cải tiến về mặt công cụ lao

động giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm lươngthực, thực phẩm

Chính sách tăng cường khả năng tiếp cận lương thực của người dân: gia tăng khả năng tiếp cận như thu hẹp khoảng

cách địa lý, giảm chi phí giao dịch, chi phí đi lại trong muabán lương thực, tăng thu nhập cho người dân…

Chính sách đảm bảo vệ sinh an toàn lương thực, thực phẩm: đảm bảo lương thực dành cho ăn uống là có lợi cho sức

khỏe con người

Chính sách dự trữ và xuất khẩu lương thực: nhằm dự trữ

lương thực dư thừa cho sản xuất nhằm đối phó khi mất mùa,

mở rộng thị trường ra nước ngoài nhằm tiêu thụ lượng sảnphẩm dư thừa

Chính sách đối phó khi xảy ra khủng hoảng lương thực:

các biện pháp tạm thời và khẩn cấp giúp giải quyết nhanhchóng khủng hoảng lương thực, ổn định kinh tế - xã hội khỏinhững cú sốc của thị trường

Trang 18

Tổ chức thực hiện chính sách đảm bảo ANLT quốc gia

- Xây dựng bộ máy

Bất cứ chính sách nào cũng cần có bộ máy tổ chức thực

hiện thì mới phát huy được tác dụng trong thực tế Thành

công của một chính sách kinh tế - xã hội phụ thuộc rất nhiềuvào năng lực hoạt động của bộ máy và cán bộ thực hiện chínhsách Thông thường, các cơ quan trong bộ máy hành pháp sẽgánh trách nhiệm chính trong thực hiện chính sách công Nếu

bộ máy thực hiện chính sách quan liêu, hoạt động kém hiệulực và hiệu quả, nếu các cán bộ công chức thiếu năng lực,trách nhiệm và trong sạch thì việc thực hiện chính sách sẽ khókhăn, bóp méo các mục tiêu của chính sách hoặc thực hiện saichính sách

- Triển khai thực hiện chính sách đảm bảo ANLT quốc gia

Sau khi các kênh thông tin được thiết lập, cơ quan thựchiện chính sách cần sử dụng các kênh này để phổ biến chínhsách Những thông tin về chính sách phải được phổ biếnkhông chỉ đến các đối tượng của chính sách, những người

Trang 19

thực thi chính sách, mà cả những thành phần có liên quan: các

cơ quan phối hợp thực hiện chính sách, các tổ chức chính trị

-xã hội, chính quyền địa phương…

Những thông tin cần thiết phục vụ cho việc thực hiệnchính sách bao gồm: văn bản chính sách, các quy định củapháp luật liên quan đến chính sách và thực thi chính sách; cácquyết định thành lập bộ máy thực hiện chính sách và bổnhiệm các cá nhân chịu trách nhiệm; tiêu chuẩn, chế độ dànhcho những người tham gia thực hiện chính sách; phân bổ cácnguồn lực cho thực hiện chính sách Những thông tin về quátrình thực hiện chính sách, kể cả những vấn đề phát sinh cũngcần được cung cấp cho những người tham gia thực hiện chínhsách

Thực chất thực hiện chính sách là tiến hành triển khaicác giải pháp thực hiện mục tiêu của chính sách Việc thựchiện các giải pháp chính sách liên quan đến bộ phận nào thìnhững người có trách nhiệm phải giao nhiệm vụ cụ thể chocác cá nhân và bộ phận đó Để thực hiện được các nhiệm vụđược giao, các cá nhân và bộ phận phải được giao các nguồnlực cần thiết: tài liệu, tiền, xe cộ, các phương tiện vật chấtkhác

Trang 20

Cần lưu ý, việc giao nhiệm vụ cho các cá nhân, bộ phận

và các nguồn lực cần thiết đi kèm phải phù hợp với các quyđịnh của pháp luật Đồng thời, phải tính đến yêu cầu sử dụngcác nguồn lực hiệu quả Tuy nhiên, những quy định của phápluật không phải khi nào cũng phù hợp với thực tế Vì vậy,việc kiến nghị sửa đổi những quy định của pháp luật khôngcòn phù hợp là cần thiết

- Thanh tra, kiểm tra

Để đánh giá đúng việc thực hiện chính sách, nhữngngười chịu trách nhiệm cần phải kiểm tra trên thực địa Việckiểm tra cần được thực hiện thường xuyên, không cần thôngbáo trước Việc trao đổi tình hình với các cán bộ tham giathực hiện chính sách trên thực địa, với các đối tượng chịu sựtác động của chính sách cần được thực hiện công khai, thiếtthực Tuy nhiên, việc trao đổi trực tiếp của những người chịutrách nhiệm thực hiện chính sách có nhiều ưu điểm nhưngkhông phải lúc nào cũng đầy đủ, chính xác Do đó, việc kiểmtra thực địa cần phải kết hợp với các kênh thông tin khác

Phân tích tình hình thực hiện chính sách của cơ quanthực hiện chính sách là cần thiết nhưng chưa đủ vì nó mang

Trang 21

nặng tính chủ quan của các nhà quản lý Vì vậy, cần phải tổchức trao đổi, đánh giá việc thực hiện chính sách Thành phầntham gia trao đổi bao gồm cơ quan thực hiện chính sách, các

cơ quan phối hợp, các chuyên gia… và đặc biệt là các đốitượng chịu sự tác động của chính sách

Trong hoặc sau giai đoạn tổ chức thực thi chính sách,nội dung trao đổi, đánh giá việc thực hiện chính sách là xemxét, đánh giá kết quả hoạt động của các cơ quan tổ chức thựcthi chính sách và các tác động chính sách nhằm hoàn thiệnhoạt động của bộ máy tổ chức thực thi chính sách, phát hiệnnhững bất cập của chính sách

- Đánh giá, điều chỉnh và tổng kết chính sách

Sau quá trình thực hiện chính sách, toàn bộ những ưu,nhược điểm của chính sách và tổ chức thực hiện chính sáchđược bộc lộ Hoạt động đánh giá chính sách cho phép các nhàhoạch định, các cơ quan có thẩm quyền quyết định thông qua

và ban hành chính sách, các cơ quan tổ chức thực hiện chínhsách có cơ sở điều chỉnh, hoàn thiện chính sách và tổ chứcthực hiện chính sách trong chu trình mới

Trang 22

Qua đánh giá chính sách và tổ chức thực hiện chính sách

có thể phát hiện những ưu nhược điểm trong bản thân chínhsách hoặc trong quá trình thực hiện Khi đó cần phải tiến hànhđiều chỉnh chính sách Việc điều chỉnh chính sách có thể diễn

ra ở một số nội dung hoặc ở tất cả các giai đoạn của quá trìnhchính sách, dẫn đến có nhiều loại điều chỉnh khác nhau đốivới một chính sách Chẳng hạn có thể điều chỉnh mục tiêuchính sách, điều chỉnh các giải pháp chính sách, điều chỉnh về

tổ chức thực hiện chính sách, người chịu trách nhiệm chính

Tổng kết chính sách là đánh giá toàn bộ chu trình chínhsách: từ hoạch định và thể chế hóa chính sách; triển khai, thựchiện chính sách và điều chỉnh chính sách Việc tổng kết phảiđáp ứng các yêu cầu sau:

Đánh giá được ưu điểm của chính sách, trên tất cả cácphương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường…Các ưu điểm này sẽ được đo lường bằng các tiêu chí: tính phùhợp, tính hệ thống, tính hiệu lực, hiệu quả của chính sách…

Đánh giá đầy đủ các nhược điểm của chính sách Đểđánh giá các nhược điểm của chính sách và việc tổ chức thựchiện chính sách, cần xem xét kỹ chi phí, thời gian thực hiện

Trang 23

chính sách; những mâu thuẫn xã hội nảy sinh khi thực hiệnchính sách; những tiêu cực xảy ra trong quá trình thực hiệnchính sách

Các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đếnthực hiện chính sách Xác định đúng những nhân tố kháchquan và chủ quan để làm rõ nguyên nhân của các ưu điểm,nhược điểm của chính sách và việc tổ chức thực hiện chínhsách nhằm rút kinh nghiệm cho chu trình chính sách tiếp theo

Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách đảm bảo ANLT quốc gia

Đối với mỗi chính sách khi ban hành đều có những tácđộng nhất định đến xã hội và chịu sự ảnh hưởng của một sốnhân tố khác, có thể chia làm 2 loại: nhân tố khách quan vànhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến chính sách bao gồm:

Chất lượng nhân lực tham gia hoạch định, tổ chức thực

hiện và kiểm tra, giám sát chính sách Đây là yếu tố có vai tròquyết định đến kết quả tổ chức thực thi chính sách Nguồnnhân lực chủ yếu là các cán bộ, công chức và nhân viên đang

Trang 24

hoạt động tại các cơ quan của Nhà nước về nông nghiệp đóngvai trò trực tiếp tham gia dự thảo chính sách, tổ chức thựchiện chính sách Năng lực cán bộ thường được đo bằng đạođức công vụ, trình độ đào đào tạo chuyên môn, năng lực thực

tế, năng lực tổ chức… Nếu năng lực của đội ngũ cán bộ tốtcác mục tiêu chính sách sẽ đạt được, chính sách được thực thimột cách có hiệu quả; quá trình giám sát, kiểm tra chính sáchđược thực hiện khách quan nên sẽ kịp thời điều chỉnh chínhsách phù hợp

Nguồn lực tài chính: Nguồn tài chính chủ yếu cung cấp

cho chính sách đảm bảo ANLT chủ yếu từ ngân sách nhànước thu từ thuế Ngoài ra còn có một phần từ các viện trợphát triển chính thức từ một số quốc gia và tổ chức thế giới.Nguồn ngân sách lớn là cơ sở để Nhà nước có các biện phápchính sách phù hợp và có điều kiện thực hiện các biện pháp

hỗ trợ các đối tượng cao hơn Ví dụ nguồn ngân sách củachính phủ Mỹ rất lớn là cơ sở để nước này thực hiện cácchính sách cho vay vốn đầu tư thiết bị công nghệ cao đối vớingười nông dân tạo hiệu quả sản xuất cao một cách nhanhchóng, tạo ra năng suất cao và chất lượng sản phẩm ưu việt

Trang 25

Tính chất của vấn đề chính sách ANLT: các chính sách

đảm bảo ANLT nhằm giải quyết các vấn đề khác nhau trongviệc đảm bảo ANLT Những vấn đề mang tính chất lâu dàinhư nâng cao nguồn nhân lực trong nông nghiệp hay cải thiện

cơ sở hạ tầng đòi hỏi thời gian thực hiện lâu dài, lượng vốnlớn Những vấn đề mang tính chất cấp bách như cứu trợ lươngthực cho các vùng xảy ra thiên tai lại đòi hỏi việc thực thichính sách nhanh chóng, huy động gấp các nguồn lực sẵn có.Như vậy, tính chất của vấn đề chính sách đảm bảo ANLT làmột nhân tố tác động đến quá trình ban hành và tổ chức thựcthi một chính sách

Nhân tố khách quan ảnh hưởng đến chính sách đảm bảoANLT gồm:

Cơ chế thị trường: Cơ chế kinh tế này cho phép mở rộng

quy mô huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lựccho sản xuất và chế biến lương thực, từ đó đảm bảo nguồncung lương thực và cơ hội tiếp cận lương thực cho người dân.Tuy nhiên, cơ chế thị trường cũng có không ít khuyết tật, ảnhhưởng xấu đến an ninh lương thực Trong cơ chế thị trường,theo đuổi lợi nhuận làm cho vệ sinh an toàn lương thực, thực

Trang 26

phẩm có thể không được đảm bảo; cung - cầu lương thựcthường xuyên mất cân đối… từ đó đe dọa an ninh lương thực

Môi trường kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế: đây

là những nhân tố thuộc về tình hình kinh tế - xã hội, cơ sở vậtchất, quan hệ kinh tế - chính trị trong nước và quốc tế Nếutình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế ổn định sẽthuận lợi cho việc dự báo, hoạch định chính sách phù hợp vàthuận lợi cho quá trình thực thi chính sách Nếu các yếu tốnày bất ổn ví dụ như xảy ra chiến tranh, bao vây cấm vận vềkinh tế, sẽ dẫn đến việc thực thi chính sách đảm bảo ANLTgặp nhiều khó khăn

Mối quan hệ giữa các chủ thể thực thi chính sách và đối tượng chính sách: nếu một chính sách đảm bảo ANLT được

đưa ra đồng thuận với lợi ích của các đối tượng mà nó tácđộng thì hiệu quả chính sách được tăng lên Ngược lại, khichính sách đưa ra là tác động có lợi lên đối tượng này nhưnggây thiệt hại cho đối tượng khác sẽ dẫn đến mâu thuẫn lợi íchgiữa các chủ thể và sẽ tạo ra trở lực tác động đến hiệu quảchính sách Ví dụ việc miễn thủy lợi phí, miễn thuế cho nôngdân sẽ có lợi cho nông dân nhưng lại ảnh hưởng đến nguồn

Ngày đăng: 15/04/2019, 22:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w