1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích và dự báo biến động sử dụng đất trên địa bàn thị xã đồng xoài tỉnh bình phước, ứng dụng chuỗi markov

79 201 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 9,16 MB

Nội dung

2 Nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành được dự báo căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu phát triển của từng ngành, khả năng đầu tư trong các giai đoạn và quỹ đất hiện có của địa phương số lượng

Trang 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Số lượng giấy cấp theo đơn vị hành chính 36

Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 37

Bảng 2.3 Hiện trạng sử dụng nhóm đất phi nông nghiệp 38

Bảng 2.4 Hiện trạng sử dụng đất ở 39

Bảng 2.5 Hiện trạng sử dụng đất có mục đích công cộng 40

Bảng 2.6 Hiện trạng sử dụng đất thủy lợi 41

Bảng 2.7 Hiện trạng sử dụng đất năng lượng 41

Bảng 2.8 Hiện trạng sử dụng đất bưu chính viễn thông 41

Bảng 2.9 Hiện trạng sử dụng đất văn hóa 42

Bảng 2.10 Hiện trạng sử dụng đất Y tế 42

Bảng 2.11 Hiện trạng sử dụng đất Giáo dục - Đào tạo 43

Bảng 2.12 Hiện trạng sử dụng đất Thể dục thể thao 43

Bảng 2.13 Hiện trạng sử dụng đất chợ 43

Bảng 2.14 Tình hình biến động đất đai 45

Bảng 3.1 Diện tích và tỷ lệ các loại hình sử dụng đất thị xã Đồng Xoài năm 2010 48

Bảng 3.2 Diện tích và tỷ lệ các loại hình sử dụng đất thị xã Đồng Xoài năm 2015 49

Bảng 3.3 Thống kê diện tích theo loại hình sử dụng đất tại các thời điểm 2010 và 2015 theo hiện trạng sử dụng đất 50

Bảng 3.4 Bảng mã loại hình sử dụng đất năm 2010 và năm 2015 52

Bảng 3.5.Thống kê diện tích các loại hình theo mã 52

Bảng 3.6 Ma trận biến động diện tích các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2010- 2015 sau hiệu chỉnh 53

Bảng 3.7 Ma trận xác suất chuyển đổi 54

Bảng 3.8 Diện tích các loại hình sử dụng đất ở 4 thời điểm năm 2015, 2020, 2025 và năm 2030 56

Bảng 3.9 Tỷ lệ các loại hình sử dụng đất ở 4 thời điểm 2015, 2020, 2025 và 2030 57

Bảng 3.10 So sánh kết quả dự báo và quy hoạch sử dụng đất của thị xã đến năm 2020 57

Trang 4

MỤC LỤC

M ẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn 3

6 Bố cục luận văn 3

CHƯƠNG 1 CƠ S LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ PHÂN TÍCH BIẾN ỘNG DỰ BÁO SỬ DỤNG ẤT 4

1.1 Cơ sở lý luận 4

1.1.1 Khái niệm dự báo 4

1.1.2 Vai trò của dự báo trong quy hoạch sử dụng đất đai 4

1.1.3 Nguyên tắc, trình tự dự báo 5

1.1.4 Các phương pháp dự báo 6

1.2 Biến động sử dụng đất 8

1.2.1 Khái niệm 8

1.2.2 Những đặc trưng cơ bản của biến động sử dụng đất 8

1.2.3 Các yếu tố gây nên tình hình biến động sử dụng đất 8

1.2.4 Ý nghĩa thực tiễn trong đánh giá tình hình biến động sử dụng đất 9

1.3 Tình hình nghiên cứu đánh giá biến động trong và ngoài nước 9

1.3.1 Trên thế giới 9

1.3.2 Tại Việt Nam 10

1.4 Chuỗi Markov 12

1.4.1 Định nghĩa chuỗi Markov 12

1.4.2 Tính chất chuỗi Markov 12

1.4.3 Ứng dụng của chuỗi Markov 14

1.5 Quy trình dự báo chuỗi Markov 15

1.6 Căn cứ pháp lý 17

Tiểu kết chương 1 18

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ẤT VÀ DỰ BÁO SỬ DỤNG ẤT TRÊN ỊA BÀN THỊ XÃ ỒNG XOÀI TỈNH BÌNH PHƯỚC 19

2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên 19

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 19

Trang 5

2.2.2 Khái quát về phát triển kinh tế - xã hội 26

2.2 Hiện trạng sử dụng đất và xu hướng biến động sử dụng đất 33

2.2.1 Công tác quản lý sử dụng đất 33

2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất 37

Tiểu kết chương 2 46

CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG CHUỖI MARKOV TRONG DỰ BÁO BIẾN ỘNG SỬ DỤNG ẤT 47

3.1 Thành lập bản đồ và đánh giá biến động sử dụng đất 47

3.1.1 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2010 47

3.1.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2015 49

3.1.3 Đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2015 50

3.2 Xác định xu hướng thay đổi các kiểu sử dụng đất dựa trên cơ sở của mô hình Markov Chain 52

3.3 So sánh kết quả dự báo với kết quả quy hoạch sử dụng đất của thị xã 55

3.3.1 Dự báo biến động sử dụng đất dựa trên chuỗi Markov 55

3.3.2 So sánh kết quả dự báo với kết quả quy hoạch 57

3.4 Đề xuất giải pháp sử dụng đất bền vững 58

Tiểu kết chương 3 59

KẾT LUẬN 60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

Trang 6

Vì thế nên công tác quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả, hợp lý luôn là một vấn đề hết sức quan trọng Xuất phát từ tầm quan trọng của nó và các yêu cầu sử dụng đất, dựa trên quỹ đất đai của từng địa bàn cụ thể, đất đai luôn được quản lý, theo dõi sự biến động về các yếu tố không gian, mục đích sử dụng trong từng thời điểm cụ thể

Ngày nay quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước cùng với sức

ép gia tăng dân số, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang gây áp lực rất lớn với nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất đai Do đó vấn đề sử dụng đất đai một cách hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đồng thời bảo vệ môi trường ngày càng trở nên cấp thiết

Trong thời gian qua, công tác quản lý, quy hoạch sử dụng đất đai luôn được Nhà nước, Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm;

cơ chế, chính sách cơ bản được hoàn thiện chặt chẽ hơn Hiệu lực, hiệu quả của công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất trên phạm vi toàn quốc đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần đáng kể vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh

tế – xã hội của đất nước

Tuy nhiên, tình hình quy hoạch sử dụng đất đai hiện nay còn bộc lộ một

số nhược điểm: nội dung quy hoạch sử dụng đất đai mang nặng sự tuân thủ về quy mô diện tích mà ít chú ý đến cấu trúc lãnh thổ; thiếu đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất đai và quy hoạch chi tiết của các ngành, quy hoạch không gian đô thị dẫn đến chất lượng, hiệu quả, hiệu lực của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai còn nhiều hạn chế, gây lãng phí nhiều về thời gian

Ngoài ra, nội dung quy hoạch sử dụng đất đai còn mang nhiều tính cảm tính, chủ quan dẫn đến sử dụng đất đai lãng phí, không hiệu quả Nội dung quy hoạch sử dụng đất đai chưa gắn bó chặt chẽ với các quy hoạch định hướng; chưa lượng hóa được mối quan hệ nhu cầu cụ thể về diện tích và các con số định hướng phát triển và nguồn lực

Nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất đai là căn cứ vào dự báo nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành sẽ tổng hợp, kiểm tra chỉnh lý, điều hòa và cân đối quỹ đất trong nội bộ các ngành (nông nghiệp, phi nông nghiệp) và giữa các ngành (theo mục đích sử dụng) tùy theo đặc điểm quỹ đất hiện có của địa phương

Do đó, có dự báo nhu cầu sử dụng đất đai đúng thì nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai mới phù hợp với yêu cầu, định hướng phát triển

Trang 7

2

Nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành được dự báo căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu phát triển của từng ngành, khả năng đầu tư trong các giai đoạn và quỹ đất hiện có của địa phương (số lượng và đặc điểm tài nguyên đất đai) Tuy nhiên hiện nay mối quan hệ này trong nội dung quy hoạch sử dụng đất đai chỉ mang tính định tính (định hướng địa phương phát triển công nghiệp thì diện tích đất phục vụ sản xuất công nghiệp trong quy hoạch tăng lên chứ chưa trả lời cụ thể tăng bao nhiêu là phù hợp; và tương tự như vậy cho các loại đất khác)

Do đó, việc thực hiện đề tài “Phân tích và dự báo biến động sử dụng đất trên địa bàn thị xã ồng Xoài, tỉnh Bình Phước - Ứng dụng chuỗi Markov” là hết sức cần thiết.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn

3 ối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Xu thế biến động của các loại đất trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: Thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước

+ Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập và phân tích từ năm 2010 đến năm

2015

+ Phạm vi nội dung: Nghiên cứu biến động sử dụng đất giai đoạn

2010-2015 và dự báo biến động sử dụng đất trong các năm tiếp theo

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp tư duy trừu tượng

- Phương pháp kế thừa: Sử dụng kết quả của các nghiên cứu phục vụ cho nghiên cứu này

Trang 8

3

- Phương pháp thống kê: Sử dụng các số liệu thống kê về sử dụng đất đai

và các yếu tố khác làm cơ sở định lượng cho dự báo nhu cầu sử dụng đất ở

- Phương pháp định mức: Sử dụng các số liệu định mức, các căn cứ đã được các nghiên cứu trước chứng minh có cơ sở và khoa học

- Phương pháp toán học: Ứng dụng chuỗi Markov

5 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần:

- Là cơ sở khai thác tài nguyên đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

có hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái

- Mặt khác khi đánh giá biến động sử dụng đất cho ta biết nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng Dựa vào vị trí địa

lý, diện tích tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực nghiên cứu, từ đó biết được sự phân bố các ngành, các lĩnh vực kinh tế và biết được những điều kiện thuận lợi, khó khăn đối với nền kinh tế xã hội và biết được đất đai biến động theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, để từ đó đưa ra những phương hướng phát triển đúng đắn cho nền kinh tế và các phương pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất, bảo vệ môi trường sinh thái

- Nhằm giúp địa phương có cái nhìn khách quan trong việc đề xuất bố trí, quy hoạch không gian, phát triển kinh tế - xã hội một cách hiệu quả và bền vững

6 Bố cục luận văn

Nội dung của nghiên cứu này được chia ra làm ba chương như sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận, pháp lý Trong chương này nội dung chủ yếu

trình bày khái quát về khái niệm cơ bản về dự báo sử dụng đất, biến động sử dụng đất, nêu lên vai trò và ứng dụng của chuỗi markov vào trong dự báo nhu cầu sử dụng đất trong tương lai, tình hình dự báo sử dụng đất trong và ngoài nước và những vấn đề pháp lý liên quan đến công tác dự báo

- Chương 2: Thực trạng Trong chương này trình bày khái quát địa bàn

nghiên cứu, tình hình quản lý sử dụng đất đai của địa phương, những mặt hạn chế cần khắc phục

- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện Trong chương này nghiên cứu trình

bày phương pháp ứng dụng chuỗi markov vào trong dự báo nhu cầu sử dụng đất trong tương lai và so sánh kết quả đạt được với kết quả của quy hoạch sử dụng đất thị xã; Kết quả của nghiên cứu; Những mặt còn hạn chế và đề xuất phương hướng phát triển sử dụng đất bền vững trong tương lai

Trang 9

4

CHƯƠNG 1

CƠ S LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ PHÂN TÍCH BIẾN ỘNG

DỰ BÁO SỬ DỤNG ẤT 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm dự báo

Dự báo là sự tiên đoán có căn cứ khoa học mang tính chất xác suất về mức độ, nội dung, các mối quan hệ trạng thái, xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu hoặc về cách thức và thời hạn đạt được các mục tiêu nhất định đã đề

ra trong tương lai

Dự báo xu thế biến động sử dụng đất là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán sự thay đổi trạng thái tự nhiên của lớp phủ bề mặt đất xảy ra trong tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất thu thập được Khi tiến hành dự báo cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các loại hình sử dụng đất trong tương lai nhờ vào một số mô hình toán học (định lượng)

Tuy nhiên dự báo cũng có thể là một dự đoán chủ quan hoặc trực giác về tương lai (định tính) và để dự báo định tính chính xác hơn, người ta cố loại trừ những những tính chủ quan của người dự báo

1.1.2 Vai trò của dự báo trong quy hoạch sử dụng đất đai

Trong nền kinh tế thị trường công tác dự báo vô cùng quan trọng bởi lẽ nó cung cấp các thông tin cần thiết nhằm phát hiện và bố trí sử dụng các nguồn lực trong tương lai một cách có căn cứ thực tế Với những thông tin mà dự báo đưa

ra cho phép các nhà hoạch định chính sách có những quyết định về đầu tư, các quyết định về sản xuất, về tiết kiệm và tiêu dùng, các chính sách tài chính, chính sách kinh tế vĩ mô Dự báo không chỉ tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, cho việc xây dựng chiến lược phát triển, cho các quy hoạch tổng thể

mà còn cho phép xem xét khả năng thực hiện kế hoạch và hiệu chỉnh kế hoạch

Dự báo sử dụng đất đai là một bộ phận của dự báo dài hạn và phát triển nền kinh tế xã hội của đất nước phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất và các mối quan hệ sản xuất Trong quy hoạch sử dụng đất của cả nước và các cấp điều giải quyết chung một nhiệm vụ là sử dụng hợp lý quỹ đất gắn với phân bổ lực lượng sản xuất theo nguyên tắc từ tổng quát đến chi tiết và ngược lại sẽ chỉnh lý hoàn thiện từ dưới lên

Trong quá trình thực hiện công tác quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất đai của các cấp vĩ mô còn gặp nhiều bất cập trong việc cân đối sử dụng quỹ đất theo định hướng lâu dài do thiếu các dự báo mang tính chiến lược

Vì vậy cần phải xây dựng dự báo chiến lược sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất đai của cả nước nói chung và từng vùng nói riêng dựa trên cơ sở lý luận và khoa học chắc chắn, nhằm đáp ứng kịp thời việc chỉnh lý định kỳ quy

Trang 10

5

hoạch sử dụng đất đai của các cấp trong giai đoạn mới, góp phần định hướng tổ chức sử dụng và quản lý nhà nước về đất đai ngày càng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả hơn

Hiện nay trong hoạt động dự báo nói chung cũng như trong dự báo của một số ngành và lĩnh vực đã có nhiều phương pháp luận Tuy nhiên nếu chỉ vận dụng cách giải quyết dựa theo kinh nghiệm của các phương pháp luận đó vào việc dự báo sử dụng đất là không đầy đủ, bởi vì hoàn cảnh của đối tượng nghiên cứu thuộc lĩnh vực này luôn thay đổi và biến động

Thêm vào đó việc tiên đoán, lập dự báo sử dụng tài nguyên đất đai là một công việc khá phức tạp và hoàn toàn mới đối với nước ta Để có tầm nhìn đúng với mức độ chính xác cao của các dự báo về tương lai sử dụng và quản lý quỹ đất quốc gia cũng như của các vùng nhất thiết cần phải dựa trên cơ sở phương pháp luận và những căn cứ khoa học đã được đầu tư nghiên cứu một cách đầy

đủ, có hệ thống ở nước ta

Dự báo sử dụng đất đai với mục tiêu cơ bản là xác định tiềm năng để mở rộng diện tích và cải tạo đất nông - lâm nghiệp đồng thời việc xác định phương hướng sử dụng đất cho các mục đích chuyên dùng khác phải được xem xét một cách tổng hợp cùng với các dự báo về phát triển khoa học kỹ thuật, dân số, xã hội…trong cùng một hệ thống thống nhất về dự báo phát triển kinh tế - xã hội của cả nước

1.1.3 Nguyên tắc, trình tự dự báo

Nguyên tắc dự báo

Bất cứ một vấn đề nào cũng cần phải tuân theo những nguyên tắc chung

để cho ra kết quả thống nhất Những nguyên tắc điều đảm bảo cho việc thực hiện mọi công tác trên phương diện đảm bảo an toàn và trả về kết quả phù hợp

và thống nhất Trong công tác dự báo cũng có các nguyên tắc như sau:

- Nguyên tắc liên hệ biện chứng: Tất cả các hiện tượng kinh tế xã hội điều

có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau

- Nguyên tắc kế thừa lịch sử: Các hiện tượng kinh tế xã hội vận động và phát triển không ngừng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện

- Nguyên tắc đặc thù: Về bản chất của đối tượng dự báo phải tính đến đặc điểm, đặc thù về bản chất của đối tượng dự báo

- Nguyên tắc mô tả tối ưu đến đối tượng dự báo: Mô tả đối tượng dự báo như thế nào nhằm đảm bảo sự xác thực và chính xác với chi phí thấp

- Nguyên tắc tính tương tự của đối tượng dự báo: So sánh những tính chất của đối tượng dự báo với những đối tượng tương tự đã biết nhằm tiết kiệm chi phí

Trang 11

Bước 2: Thu thập các số liệu của nền dự báo (dự báo phụ)

Là thu thập những dữ liệu trong quá khứ của các yếu tố được lựa chọn vào mô hình dự báo

Bước 3: Xây dựng mô hình dự báo

Dựa trên số liệu thu thập được trong quá khứ thiết lập mối quan hệ giữa các yếu tố (dựa vào mô hình toán học)

Bước 4: Kiểm định sau dự báo

Xem xét mức độ phù hợp của kết quả dự báo với kết quả thực tế, tìm ra sai số, đánh giá xem có phù hợp với yêu cầu của chúng ta không, có thể áp dụng tiếp tục phương pháp đó hay là thay đổi (xây dựng mô hình mới, xem xét có cần thêm các yếu tố khác hay không….)

1.1.4 Các phương pháp dự báo

Phương pháp ngoại suy

Bản chất của phương pháp ngoại suy là kéo dài quy luật đã hình thành trong quá khứ để làm dự báo cho tương lai Giả thiết cơ bản của phương pháp này là sự bảo toàn nhịp điệu, quan hệ và những quy luật phát triển của đối tượng

dự báo trong quá khứ cho tương lai Thông tin cung cấp cho phương pháp ngoại suy là số liệu về động thái của đối tượng dự báo trong quá khứ qua một số năm nhất định, thông thường yêu cầu thời khoảng quá khứ có số liệu phải lớn hơn nhiều lần thời khoảng làm dự báo

Phương pháp này thích hợp để dự báo những đối tượng phát triển theo kiểu tiệm tiến Phương pháp ngoại suy có ưu điểm là đơn giản, tuy nhiên, nhược điểm chính là không tính được ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến kết quả dự báo

Phương pháp chuyên gia

Bản chất của phương pháp chuyên gia là lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia để làm kết quả dự báo Phương pháp này được triển khai theo một quy trình chặt chẽ bao gồm nhiều khâu: thành lập nhóm chuyên gia, đánh giá năng lực chuyên gia, lập biểu câu hỏi và xử lý toán học kết quả thu được từ ý kiến chuyên gia Khó khăn của phương pháp này là việc tuyển chọn và đánh giá khả năng của các chuyên gia

Trang 12

Phương pháp mô hình hoá

Bản chất của phương pháp này là kế thừa hai phương pháp nói trên Cách thức tiếp cận của phương pháp này là dùng hệ thức toán học để mô tả mối liên

hệ giữa đối tượng dự báo với các yếu tố có liên quan Khó khăn của phương pháp này là phải viết được chính xác hệ thức toán học nói trên

Phương pháp mô hình hoá áp dụng cho nghiên cứu kinh tế, tài nguyên và môi trường sẽ phải sử dụng nhiều phương trình của mô hình kinh tế lượng vì đối tượng dự báo (mối liên hệ giữa hoạt động kinh tế và chất lượng môi trường, sử dụng tài nguyên) có liên quan đến nhiều yếu tố kinh tế ví dụ GDP, giá cả,…

Phương pháp này yêu cầu số liệu của nhiều yếu tố hữu quan trong quá khứ trong khi đó, phương pháp ngoại suy chỉ yêu cầu một loại số liệu Tuy nhiên, phương pháp này cũng có ưu điểm, đó là có thể giải thích được kết quả

dự báo và có thể phân tích ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến kết quả dự báo

Phương pháp dự báo định tính

Phương pháp này dựa trên cơ sở nhận xét của những yếu tố liên quan, dựa trên những ý kiến về các khả năng có liên hệ của những yếu tố liên quan này trong tương lai Phương pháp định tính có liên quan đến mức độ phức tạp khác nhau, từ việc khảo sát ý kiến được tiến hành một cách khoa học để nhận biết các

sự kiện tương lai hay từ ý kiến phản hồi của một nhóm đối tượng hưởng lợi (chịu tác động) nào đó

Phương pháp dự báo định lượng

Mô hình dự báo định lượng dựa trên số liệu quá khứ, những số liệu này giả sử có liên quan đến tương lai và có thể tìm thấy được Tất cả các mô hình dự báo theo định lượng có thể sử dụng thông qua chuỗi thời gian và các giá trị này được quan sát đo lường các giai đoạn theo từng chuỗi

Tuy nhiên hiện nay thông thường khi dự báo người ta thường hay kết hợp

cả phương pháp định tính và định lượng để nâng cao mức độ chính xác của dự báo Bên cạnh đó, vấn đề cần dự báo đôi khi không thể thực hiện được thông qua một phương pháp dự báo đơn lẻ mà đòi hỏi kết hợp nhiều hơn một phương pháp nhằm mô tả đúng bản chất sự việc cần dự báo

Trang 13

8

1.2 Biến động sử dụng đất

1.2.1 Khái niệm

Biến động sử dụng đất là sự thay đổi trạng thái tự nhiên của lớp phủ bề

mặt đất gây ra bởi hành động của con người, là một hiện tượng phổ biến liên

quan đến tăng trưởng dân số, phát triển thị trường, đổi mới công nghệ, kỹ thuật

và sự thay đổi thể chế, chính sách

Biến động sử dụng đất có thể gây hậu quả khác nhau đối với tài nguyên

thiên nhiên như sự thay đổi thảm thực vật, biến đổi trong đặc tính vật lý của đất,

trong quần thể động, thực vật và tác động đến các yếu tố hình thành khí hậu

(Turner et al 1995: Lambin et al 1999: Aylward, 2000 dẫn theo Muller,

2004)

1.2.2 Những đặc trƣng cơ bản của biến động sử dụng đất

Biến động sử dụng đất có những đặc trưng cơ bản như sau (Nguyễn Tiến

Mạnh, 2008):

1.2.2.1 Về mức độ biến động

+ Mức độ biến động thể hiện qua số lượng diện tích tăng hoặc giảm của

các loại hình sử dụng đất giữa đầu thời kỳ và cuối thời kỳ nghiên cứu

+ Mức độ biến động được xác định thông qua việc xác định diện tích

tăng, giảm và số phần trăm tăng giảm của từng loại hình sử dụng đất giữ cuối và

đầu thời kỳ đánh giá

1.2.2.2 Quy mô biến động

+ Biến động về đặc điểm của những loại đất chính

+ Biến động về diện tích sử dụng đất đai nói chung

+ Biến động về diện tích của từng loại hình sử dụng đất

1.2.2.3 Nguyên nhân của biến động đất đai

Các yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và các

quá trình tự nhiên có tác động trực tiếp đến biến động sử dụng đất hoặc tương

tác với các quá trình ra quyết định của con người dẫn đến biến động sử dụng đất

(Nguyễn Thị Thu Hiền, 2013)

Các yếu tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến biến động sử dụng

đất bao gồm dân số, công nghệ, chính sách kinh tế, thể chế và văn hóa Sự ảnh

hưởng của mỗi yếu tố thay đổi khác nhau theo từng khu vực và từng quốc gia

(Meyer and Turner, 1992)

1.2.3 Các yếu tố gây nên tình hình biến động sử dụng đất

Các yếu tố tự nhiên là cơ sở quyết định cơ cấu sử dụng đất đai vào các

mục đích kinh tế - xã hội bao gồm các yếu tố sau: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu,

thủy văn, thảm thực vật (Nguyễn Tiến Mạnh, 2008)

Trang 14

9

Các yếu tố kinh tế - xã hội có tác động lớn đến sự thay đổi diện tích các

loại hình sử dụng đất đai bao gồm các yếu tố sau (Nguyễn Tiến Mạnh, 2008):

+ Sự phát triển các ngành kinh tế như: Dịch vụ, xây dựng, giao thông và các ngành kinh tế khác

+ Gia tăng dân số

+ Các dự án đầu tư phát triển kinh tế

+ Thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa

1.2.4 Ý nghĩa thực tiễn trong đánh giá tình hình biến động sử dụng đất

Đánh giá tình hình biến động sử dụng đất có ý nghĩa rất lớn trong việc sử

dụng đất đai (Nguyễn Tiến Mạnh, 2008):

+ Là cơ sở khai thác tài nguyên đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

có hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái

+ Mặt khác khi đánh giá biến động sử dụng đất cho ta biết nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng Dựa vào vị trí địa

lý, diện tích tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực nghiên cứu, từ đó biết được sự phân bố các ngành, các lĩnh vực kinh tế và biết được những điều kiện thuận lợi, khó khăn đối với nền kinh tế xã hội và biết được đất đai biến động theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, để từ đó đưa ra những phương hướng phát triển đúng đắn cho nền kinh tế và các phương pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất, bảo vệ môi trường sinh thái

Do đó đánh giá biến động sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng là tiền đề, cơ sở đầu tư và thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, để phát triển đúng hướng, ổn định trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia

1.3 Tình hình nghiên cứu đánh giá biến động trong và ngoài nước

1.3.1 Trên thế giới

Hiện nay trên thế giới đặc biệt là nước đang phát triển, việc đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng rừng và diễn biến tài nguyên thiên nhiên được tiến hành thường xuyên trên cơ sở sử dụng phương pháp truyền thống trên bản đồ giấy dựa vào các số liệu thống kê ngoài thực địa Gần đây công việc này đã được hiện đại hóa, đã ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá biến động Và đặc biệt là ứng dụng Hệ thống thông tin Địa lý (GIS) hoặc kết hợp với công nghệ Viễn thám hoặc kết hợp với chuỗi Markov đã đem lại hiệu quả hết sức to lớn

Kết hợp GIS và chuỗi Markov thì đề tài “The Assessment and Predicting of Land Use Changes to Urban Area Using Multi-Temporal Satellite Imagery and GIS: A Case Study on Zanjan, IRAN (1984-2011)” (Mohsen Ahadnejad Reveshty, 2011) đã có kết quả phân loại độ che phủ đất cho 3 thời điểm khác nhau về biến động sử dụng đất bên cạnh kết hợp chuỗi

Trang 15

10

Markov để dự báo tác động của con người về biến đổi sử dụng đất đến năm

2020 trong khu vực Zanjan

Kết quả của nghiên cứu này tiết lộ rằng khoảng 44% tổng diện tích bị thay đổi sử dụng đất, ví dụ như thay đổi đất nông nghiệp, vườn cây ăn quả và đất trống để định cư, xây dựng công nghiệp khu vực và đường cao tốc Mô hình cây trồng cũng thay đổi, chẳng hạn như đất vườn sang đất nông nghiệp và ngược lại Những thay đổi được đề cập đã xảy ra trong vòng 27 năm qua tại thành phố Zanjan và khu vực xung quanh

Đề tài “A Markov Chain Model of Land Use Change in the Twin Cities, 1958-2005” (Michael Iacono, 2012) trong nghiên cứu tác giả ứng dụng một

mô hình chuỗi Markov ước tính cho khu vực đô thị Hoa Kỳ (Twin Cities) Sử dụng một tập hợp các dữ liệu trong giai đoạn lớn từ giữa năm 1958 đến 2005,

để dự đoán tình hình sử dụng đất hiện tại và sau đó sử dụng để dự báo trong tương lai

Với đề tài “Assessing Applycation Of Markov Chain Analysis Inpredicting Land Cover Change: A Case Study Of Nakuru Municipality” (K

W Mubea và ctv, 2010) trong nghiên cứu này, sự kết hợp của vệ tinh viễn thám, hệ thống thông tin địa lý (GIS) và chuỗi Markov đã được sử dụng trong phân tích và dự đoán thay đổi sử dụng đất

Kết quả cho thấy tình hình phát triển đô thị không đồng đều, diện tích đất rừng bị mất mát đáng kể và quá trình thay đổi sử dụng đất đã không ổn định Nghiên cứu cho thấy rằng việc tích hợp của vệ tinh viễn thám và GIS có thể là một phương pháp hiệu quả để phân tích các mô hình không gian-thời gian của sự thay đổi sử dụng đất Hội nhập sâu hơn của hai kỹ thuật này với

mô hình Markov đã hỗ trợ hiệu quả trong việc mô tả, phân tích và dự đoán quá trình biến đổi sử dụng đất Kết quả dự đoán về sử dụng đất cho năm 2015 là sự gia tăng đáng kể của đất đô thị và nông nghiệp

1.3.2 Tại Việt Nam

Nước ta mặc dù chưa là nước công nghiệp hóa có tốc độ đô thị hóa một cách “chóng mặt” nhưng cũng đang dần có bước “trở mình” nên vấn đề biến động sử dụng đất có thể diễn ra “một sớm một chiều” Do đó có rất nhiều công trình nghiên cứu được các chuyên gia triển khai với nhiều phương pháp khác nhau Phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (Participatory Rural appraisal – PRA) Đây là một phương pháp hệ thống bán chính quy được tiến hành ở một địa điểm cụ thể bởi một nhóm liên ngành và được thiết kế để thu thập được những thông tin cần thiết và những giả thuyết cho

sự phát triển nông thôn

Trong đề tài này, PRA được sử dụng trong giai đoạn đầu của dự án “Tác động của biến đổi khí hậu đến biến đổi sử dụng đất và thay đổi sinh kế cộng đồng ở đồng bằng sông Hồng” (DANIDA) của Trung tâm quốc tế nghiên cứu biến đổi toàn cầu, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 16

11

Trình tự tiến hành theo các bước chính: Chọn điểm và thông qua các thủ tục, cho phép của chính quyền địa phương; Tiền trạm điểm để khảo sát; Điều tra chọn mẫu để thu thập thông tin: không gian, thời gian (giai đoạn 2005 – 2011), đặc điểm kinh tế - xã hội; Tổng hợp số liệu và phân tích các vấn đề phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu

Bên cạnh đó có nhiều phương pháp thủ công như khảo sát thuộc địa, tổng hợp số liệu thống kê, kiểm kê đất đai Gần đây nhất là sử dụng công nghệ thành lập bản đồ biến động sử dụng đất với rất nhiều công cụ trong đó có GIS Chẳng hạn đề tài “Ứng dụng GIS thành lập bản đồ biến động sử dụng đất huyện Sông

Mã, tỉnh Sơn La (giai đoạn 1995-2005)” (Đoàn Đức Lâm và ctv, 2010) tác giả

đã phân tích, đánh giá và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dựa trên nghiên cứu, biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng lập các ma trận biến

động và dùng các công cụ Microstation, Mapinfo và ArcGis

Hơn thế nữa, việc kết hợp viễn thám và GIS trong đánh giá biến động cũng đã được thực hiện bước đầu mang lại nhiều kết quả Như trong đề tài

“Thành lập bản đồ thảm thực vật trên cơ sở phân tích, xử lý ảnh viễn thám tại khu vực Tủa Chùa – Lai Châu” (Hoàng Xuân Thành, 2006), tác giả đã dùng phương pháp phân loại có kiểm định đối với dữ liệu ảnh Landsat năm 2006 để phân ra 7 lớp thực phủ khác nhau với chỉ số Kappa ~ 0,7

Trong đề tài “Ứng dụng Mô hình Markov và Cellular Mô hình Markov và Cellular Automata trong nghiên cứu dự báo biến đổi lớp phủ bề mặt” (Trần Anh Tuấn, 2011), tác giả đã nghiên cứu đánh giá sự biến đổi của đất đô thị thành phố

Hà Nội bên cạnh đó ứng dụng mô hình phân tích chuỗi Markov kết hợp với thuật toán mạng tự động để dự báo biến đổi lớp phủ mặt đất khu vực nghiên cứu

từ năm 2014 tới năm 2021

Đề tài “Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá biến động và dự báo đất đô thị tại phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức” (Vũ Minh Tuấn và ctv, 2011)

đã sử dụng công nghệ viễn thám và GIS để phân tích biến động đất đô thị tại phường Hiệp Bình Phước quận Thủ Đức, TP.HCM và sử dụng chuỗi Markov để

dự báo tốc độ phát triển đất đô thị đến năm 2026

Kết quả nghiên cứu cho thấy đất đô thị trên địa bàn phát triển mạnh mẽ cần được quy hoạch cụ thể vì sẽ ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển đô thị của quận Thủ Đức nói riêng và TP.HCM nói chung, ngoài ra nghiên cứu còn phát hiện khu vực Hiệp Bình Phước có nền tương đối yếu và nguy cơ sạc lỡ bờ sông rất lớn có thể gây nguy hiểm đến đời sống của người dân

Tuy nhiên hầu hết các khu vực biến động lại không đúng với quy hoạch chung của TP.HCM cho thấy việc sử dụng chuỗi Markov trong việc dự báo tốc

độ phát triển đất đô thị không đạt được độ chính xác cao nhất

Kết quả dự báo chỉ đúng khi không có sự thay đổi về chính sách pháp luật

về đất đô thị trong năm dự báo Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu có ứng dụng GIS và chuỗi Markov đạt được nhiều kết quả mong đợi

Trang 17

12

1.4 Chuỗi Markov

1.4.1 ịnh nghĩa chuỗi Markov

Chuỗi Markov: Trong toán học, một chuỗi Markov (thời gian rời rạc), đặt

theo tên nhà toán học người Nga Andrei Andreyevich Markov, là một quá

trình ngẫu nhiên theo thời gian với tính chất Markov

Trong một quá trình như vậy, quá khứ không liên quan đến việc tiên đoán

tương lai mà việc đó chỉ phụ thuộc theo kiến thức về hiện tại (Lưu Thị Hồng Quyên, 2012)

, 2 ( n)

,2 (0)

x(I-P)=0 được gọi là phân phối dừng của xích Markov đã cho Có thể thấy ngay,

phân phối dừng  không phụ thuộc vào (0)

mà chỉ phụ thuộc vào ma trận P

Ma trận xác suất chuyển đổi

Ma trận cho phép chuyển từ một trạng thái hiện tại đến một trạng thái tương lai gọi là ma trận xác suất chuyển đổi Đây là ma trận xác suất có điều kiện để chuyển đến trạng thái tương lai từ trạng thái hiện tại Gọi pijlà xác suất

có điều kiện để chuyển đến trạng thái j trong tương lai từ trạng thái hiện tại i

Gọi P là ma trận xác suất chuyển đổi và sẽ có công thức như sau:

Các giá trị của mỗi pij thường được xác định bằng thực nghiệm

Trang 18

13

Một trong các mục đích của phân tích Markov là dự đoán tương lai Sau khi đã biết vectơ xác suất trạng thái và ma trận xác suất chuyển đổi thì việc xác định xác suất trạng thái tại một thời điểm trong tương lai tương đối đơn giản Khi thời kỳ hiện tại là 1, tính toán xác suất trạng thái cho thời kỳ kế tiếp (thời kỳ 2) được tính theo công thức sau:

π(2) = π(1)*P

Tổng quát hơn, nếu chúng ta đang ở thời kỳ n thì việc tính toán xác suất trạng thái cho thời kỳ n + 1 theo công thức sau:

π(n+1) = π(n)*P

Trong đó: P là ma trận xác suất chuyển đổi

π(n) là véc tơ xác suất trạng thái tại thời điểm n

Từ những lý thuyết trên tiến hành ứng dụng Mô hình Markov Chain để xác định khả năng thay đổi các kiểu SDĐ dựa trên sự tiến tiển các kiểu SDĐ và các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi Ví dụ của mô hình được minh họa như

sau (Nguyễn Kim Lợi, 2005)

Các kiểu sử dụng đất ở thời điểm to Các kiểu sử dụng đất ở thời điểm t1

Với ij: Là xác suất thay đổi được xác định từ việc chồng xếp “Overlay”

bản đồ sử dụng đất tại 2 thời điểm khác nhau Để dự đoán phân bố các kiểu sử dụng đất khác nhau vào các thời điểm khác nhau Để dự đoán phân bố các kiểu

sử dụng đất khác nhau vào các thời điểm tiếp theo có thể ứng dụng mô hình Markov Chain như sau:

Trang 19

14

Có thể được viết lại dưới dạng tổng quát hóa của ma trận như sau:

Vt1 * P = Vt2

Trong đó: Vt1: Diện tích của kiểu sử dụng đất tại thời điểm thứ nhất

P: Tỉ lệ thay đổi của các kiểu sử dụng đất trong khoảng thời gian thu thập số liệu (Ma trận Markov)

Vt2: Diện tích của kiểu sử dụng đất tại thời điểm t

Để tiến hành dự báo trước tiên cần xác định được khoảng thời gian dự báo Trên cơ sở kết quả đánh giá biến động sử dụng đất khu vực nghiên cứu giai đoạn 2010- 2015, nghiên cứu đã ứng dụng mô hình phân tích chuỗi Markov

nhằm dự báo biến động sử dụng đất thị xã Đồng Xoài theo công thức sau (Trần Anh Tuấn, 2011):

TDB = TCT + (TCT - TCD)

Trong đó:

TDB: Thời điểm dự báo

TCT: Mốc thời gian cận trên của quá trình đánh giá

TCD: Mốc thời gian cận dưới của quá trình đánh giá

1.4.3 Ứng dụng của chuỗi Markov

Nhiều nghiên cứu gần đây sử dụng chuỗi Markov để dự đoán sử dụng đất

đã tìm cách để mở rộng phạm vi áp dụng của các mô hình Turner so sánh kết quả của một mô hình chuỗi Markov với hai mô hình mô phỏng không gian khác nhau để dự báo những thay đổi lâu dài vùng Piedmont phía bắc Georgia McMillen và McDonald đã chứng minh các khớp nối của chuỗi Markov với các

mô hình hồi quy

Để ước tính ảnh hưởng của giá trị đất trên phân vùng thay đổi mà họ ước tính một chức năng để dự đoán giá trị đất, sau đó phục vụ như giải thích cho các xác suất chuyển đổi của một ma trận thay đổi sử dụng đất

Weng tích hợp việc sử dụng các hệ thống thông tin địa lý và khả năng viễn thám với một mô hình chuỗi Markov để dự đoán những hậu quả sử dụng đất có thể có của đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng ở đồng bằng sông Zhujiang của Trung Quốc

Trang 20

Chuỗi Markov cũng có nhiều ứng dụng trong mô hình sinh học, đặc biệt

là trong tiến trình dân số Một ứng dụng của chuỗi Markov gần đây là ở thống kê địa chất Chuỗi Markov cũng có thể ứng dụng trong nhiều trò game Trong ngành quản lý đất đai người ta còn ứng dụng GIS, RS và chuỗi Markov vào phân tích sự thay đổi sử dụng đất, là ứng dụng mà đề tài nghiên cứu đang hướng đến

1.5 Quy trình dự báo chuỗi Markov

Quá trình dự báo bao gồm các bước tiến hành sau và toàn bộ tiến trình thực hiện được thể hiện như sau:

- Bước 1: Thu thập dữ liệu (Dữ liệu bản đồ hiện trạng SDĐ các năm

2010, 2015)

- Bước 2: Xử lý dữ liệu bao gồm chuyển đổi định dạng dữ liệu thông qua các công cụ GIS, kiểm tra, sửa lỗi dữ liệu không gian, thuộc tính

- Bước 3: Gom nhóm loại hình sử dụng đất

- Bước 4: Gán mã cho từng loại hình sử dụng đất

- Bước 5: Thành lập bản đồ theo nhóm loại hình SDĐ, bản đồ biến động SDĐ giai đoạn 2010 - 2015

- Bước 6: Đánh giá biến động SDĐ bằng thuật toán giao nhau và ma trận chuyển đổi

- Bước 7: Áp dụng chuỗi Markov dự báo xu thế biến động SDĐ đến năm

2020

- Bước 8: So sánh kết quả đánh giá biến động với kết quả quy hoạch SDĐ đến năm 2020

Trang 21

Gom nhóm loại hình SDĐ

Gán mã cho từng loại hình

sử dụng đất

Bản đồ biến động SDĐ

Dự báo xu thế biến động SDĐ

So sánh với kết quả QHSDĐ

Chuỗi Markov

Bản đồ theo nhóm

loại hình sử dụng đất

năm 2010

Bản đồ theo nhóm loại hình sử dụng đất năm 2015 Thu thập dữ liệu

Ma trận biến động SDĐ

Trang 22

17

1.6 Căn cứ pháp lý

- Luật Đất đai ngày 29/11/2013

- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về quy định

chi tiết một số điều của Luật Đất đai

- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn, lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch,

- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Bình Phước được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 55/NQ-CP ngày 23/04/2013;

- Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ thị xã Đồng Xoài lần thứ III nhiệm kỳ (2010-2015);

- Quy hoạch phát triển các ngành trên địa bàn: Ngành Nông lâm nghiệp, thủy lợi, giao thông VT, xây dựng, công nghiệp, du lịch, thể dục thể thao…

- Quyết định 146/2004/QĐ-TTg ngày 31/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng phát triển KT-XH vùng KTTĐPN đến năm 2020;

- Nghị quyết số 53/NQ-TW của Bộ chính trị về phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng ĐNB và vùng KTTĐPN đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Tài liệu, bản đồ, số liệu thống kê về đất đai qua các năm

Trang 23

18

Tiểu kết chương 1

Kinh tế xã hội ngày càng phát triển theo đó hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, sự thay đổi của luật đất đai trong công tác quy hoạch sử dụng đất ngày một được nâng cao giúp cho quá trình quản lý và sử dụng đất đai ngày một hiệu quả

Nhưng để đề ra phương án quy hoạch sử dụng đất đai hiệu quả cần phải

có những dự báo chính xác về các yếu tố ảnh hưởng đến đối tượng dự báo trong tương lai và các phương án quy hoạch phải dựa trên các quy định của pháp luật

Chính vì những lý do trên với sự tiến bộ khoa học không ngừng việc dự báo sử dụng đất được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau trong đó có việc ứng dụng chuỗi Markov để dự báo biến động sử dụng đất trong tương lai

Trang 24

19

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ẤT VÀ DỰ BÁO SỬ DỤNG ẤT

TRÊN ỊA BÀN THỊ XÃ ỒNG XOÀI TỈNH BÌNH PHƯỚC

2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

2.1.1.1 iều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý

Thị xã Đồng Xoài nằm ở phía Nam tỉnh Bình Phước Thị xã có diện tích

tự nhiên là 16.769,83 ha, gần bằng 2,44% diện tích cả tỉnh Bình Phước và bằng khoảng 0,05% DT toàn quốc

Thị xã có 08 xã, phường (theo NĐ số 49/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 thành lập phường mới trên cơ sở chia tách phường Tân Xuân) Dân số năm 2010

là 86.755 người, mật độ dân số là khoảng 517 người/km2

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí thị xã Đồng Xoài trong Tỉnh Bình Phước

Về ranh giới hành chính:

- Phía Đông, Nam, Bắc giáp huyện Đồng Phú

- Phía Tây Nam giáp tỉnh Bình Dương

- Phía Tây giáp huyện Chơn Thành

Thị xã Đồng Xoài có Quốc lộ 14 chạy dọc theo hướng Đông - Tây, cách

thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100 km về phíc Bắc

Trang 25

20

Về hành chính, thị xã hiện có 03 đơn vị hành chính xã và 05 phường

STT ơn vị hành chính Diện tích (ha) STT ơn vị hành chính Diện tích (ha)

1 Phường Tân Bình 521,34 5 Phường Tân Xuân 997,85

2 Phường Tân Đồng 789,97 6 Xã Tân Thành 5.575,82

3 Phường Tân Phú 963,58 7 Xã Tiến Hưng 4.995,41

4 Phường Tân Thiện 360,00 8 Xã Tiến Thành 2.565,86

Vị trí Thị xã Đồng Xoài cho thấy một số lợi thế và hạn chế sau đây đến phát triển kinh tế – xã hội và và tình hình sử dụng đất đai:

- Thị xã Đồng Xoài nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, một vùng kinh tế quan trọng và năng động, đang dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh

tế của cả nước, đóng góp 50% sản lượng công nghiệp cả nước Thị xã nằm ngay trên quốc lộ 14 và ĐT 741 đi qua trung tâm thị xã về TP Hồ Chí Minh và ngược lên các tỉnh Tây Nguyên Từ Đồng Xoài có thể đi lại, vận chuyển hàng hóa đến tất cả các vùng kinh tế trong cả nước và nước bạn Campuchia, là điều kiện cho phép đẩy nhanh quá trình khai thác sử dụng đất và mở cửa, hoà nhập với sự phát triển kinh tế bên ngoài

- Là trung tâm chính trị, văn hóa, hành chính, kinh tế của tỉnh, có hệ thống

cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, là thị trường tập trung các hàng hóa, sản phẩm chủ lực của toàn tỉnh Đồng Xoài là đô thị giữ vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa trên trục QL 14 và ĐT 741 của vùng kinh tế trọng điểm

- Tuy thuộc vùng ĐNB, nhưng so với các tỉnh khác trong vùng thì Bình Phước nói chung và Thị xã Đồng Xoài nói riêng vẫn xa các trung tâm kinh tế chính trị và thành phố lớn; xa các bến cảng, sân bay, vì vậy ít có cơ hội được hưởng sức lan tỏa của các trung tâm phát triển đó Đặc biệt khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư cho phát triển công nghiệp

- Trong những năm gần đây, thị xã Đồng Xoài có bước tiến rất nhanh về xây dựng và kinh tế nhưng do nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, vì thế việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế - nông nghiệp nông thôn còn chậm do chưa chủ động được nguồn vốn và khoa học kỹ thuật

b ịa hình, địa chất

* ịa hình: Tuy là thuộc khu vực miền đồi núi, nhưng Đồng Xoài có địa

hình tương đối bằng phẳng rất thuận lợi cho việc bố trí sử dụng đất

Thống kê diện tích theo địa hình cho thấy: độ dốc rất thuận lợi cho sử dụng đất, trong đó địa hình < 3 o

có 10.228,32 ha (60,99% DTTN), độ dốc 3-8o

có 4.757,83 ha (28,37%), độ dốc 8-15o

có 1.273,44 ha (7,59%)

* Địa chất: Thị xã Đồng Xoài có 3 loại mẫu chất đá mẹ hình thành đất là

đá bazan, đá phiến sét, mẫu chất phù sa cổ và được phân bố thành 3 khối tập trung

Trang 26

21

(1) Đá bazan trên địa bàn không chỉ hình thành ra các đất có chất lượng rất cao thích hợp cho phát triển nông nghiệp, nó còn là nguồn nguyên liệu xây dựng quan trọng: Đá bazan bao phủ khoảng 3.488,37 ha, chiếm 20,80% diện

tích lãnh thổ, phân bố tập trung thành khối ở phía Bắc Thị xã; ở xã Tiến Thành, Phường Tân Phú và phường Tân Đồng

Đặc điểm chung của đá bazan là hàm lượng oxyt sắt cao (10-11%), oxyt magiê từ 7-10%, oxyt canxi 8-10%, oxyt photpho 0,5-0,8%, hàm lượng Natri cao hơn kali một chút Vì vậy các đá bazan thường có màu đen và trong điều kiện nhiệt đới ẩm đã phát triển một lớp vỏ phong hóa dày trung bình từ 20-30 mét và có màu nâu đỏ rực rỡ Các đất hình thành trên đá bazan là nhóm đỏ vàng (Ferralsols), các đất này có chất lượng cao nhất trong các loại đất đồi núi ở nước

ta Đá bazan trong Thị xã còn là nguồn vật liệu xây dựng có tính chịu lực rất cao

(2) Đá phiến sét: Trên địa bàn Thị xã đá phiến sét có diện tích là

2.136,61 ha, chiếm 12,74% diện tích toàn Thị xã; phân bố thành khối chạy dọc phía Đông thị xã từ phía Bắc xuống phía Nam, nó có ở các xã Tiến Hưng, phường Tân Xuân, phường Tân Đồng Khối đá này thường có địa hình tương đối dốc và chia cắt mạnh Nó hình thành ra nhóm đất đỏ vàng, tầng đất thường mỏng và rất mỏng, chất lượng đất kém

(3) Mẫu chất phù sa cổ: Mẫu chất phù sa cổ có tuổi Pleistocene, bao phủ

phần lớn diện tích tự nhiên Thị xã chiếm khoảng 62,85% diện tích lãnh thổ (khoảng 10.540,53 ha) Tầng dầy của phù sa cổ từ 2-3 đến 5-7 mét, vật liệu của

nó màu nâu vàng, lên sát tầng mặt chuyển sang màu xám Cấp hạt thường thô, tạo cho đất có cấp hạt cát là chủ yếu (Cát, cát pha, thịt nhẹ và thịt trung bình)

Các loại đất hình thành trên phù sa cổ thường có thành phần cơ giới nhẹ, cùng với điều kiện nhiệt đới gió mùa, mưa lớn và tập trung, làm cho đất bị rửa trôi mạnh, nghèo dưỡng chất và có hoạt tính thấp Phần lớn đất hình thành trên phù sa cổ thuộc nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất xám (Acrisols)

Có bức xạ mặt trời cao so với cả nước: trên 130 kcalo/cm2/năm Thời kỳ

có cường độ bức xạ cao nhất vào tháng 3 và tháng 4, đạt 300-400 calo/cm2

/ngày Trên nền đó cán cân bức xạ có trị số lớn 70-75 kcalo/cm2/năm Từ nguồn năng lượng đó chế độ nhiệt cao và khá ổn định: nhiệt độ cao đều trong năm khoảng 26,6o

C

Trang 27

22

Nhiệt độ trung bình tối cao không quá 33o

C (31,7-32,2oC) và nhiệt độ trung bình tối thấp không dưới 20o

C (21,5-22oC) Tổng tích ôn rất cao 9.288 đến 9.360oC Tổng giờ nắng trong năm trung bình 2.400-2.500 giờ Số giờ nắng bình quân trong ngày 6,2-6,6 giờ Thời gian nắng dài nhất vào các tháng ít mưa là 2,3,4 và thời gian ít nắng nhất vào các tháng mưa nhiều 7,8,9

Lượng mưa bình quân tương đối cao (2.045-2.315 mm), nhưng phân hóa theo mùa, tạo ra hai mùa rất trái ngược nhau là mùa mưa và mùa khô

- Mùa khô kéo dài trong 06 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 10-15% lượng mưa cả năm Trong khi đó lượng bốc hơi rất cao, nó chiếm khoảng 64-67% tổng lượng bốc hơi cả năm và cán cân

ẩm rất cao

Do lượng mưa ít và bức xạ mặt trời cao đã làm tăng quá trình bốc hơi nước một cách mãnh liệt Điều đó đẩy nhanh sự phá hủy chất hữu cơ, dung dịch đất hoà tan các Secquioxyt sắt nhôm ở dưới sâu dịch chuyển lên tầng đất trên và

bị oxy hóa tạo thành kết von và đá ong rất phổ biến trong lãnh thổ

- Mùa mưa kéo dài trong 06 tháng từ tháng 5 đến tháng 11, mưa rất tập trung, lượng mưa trong 06 tháng mùa mưa chiếm 85-90% tổng lượng mưa cả năm, chỉ riêng 04 tháng mưa lớn nhất, lượng mưa đã chiếm 62-63% lượng mưa

cả năm Ngược lại lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp hơn mùa khô và khi đó cán cân ẩm rất cao Lượng mưa lớn và tập trung đã xảy ra quá trình xói mòn, rửa trôi rất mạnh, lôi cuốn sét mùn từ nơi cao xuống nơi thấp, làm bất đồng hóa phẫu diện và dẫn tới nhiều biến đổi quan trọng trong phân hóa vỏ thổ nhưỡng

Lượng mưa phân hóa theo mùa đã chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp Mùa mưa (Vụ Hè Thu và Mùa) cây cối phát triển rất tốt và là mùa sản xuất chính, ngược lại mùa khô (Vụ Đông Xuân), cây cối khô cằn phát triển kém

Khả năng cung cấp nước tưới của thị xã cho nông nghiệp rất khó khăn, chưa đầy 10% diện tích đất nông nghiệp có tưới, vì vậy trong sản xuất nông nghiệp cần phải chọn và đưa vào sử dụng những loại hình sử dụng đất ít hoặc không cần nước tưới Bên cạnh đó, nguồn nước sinh hoạt cũng gặp rất nhiều khó khăn, mùa nắng kéo dài, các hồ đập trữ nước ít

d Thủy văn

Hệ thống thủy văn thị xã Đồng Xoài đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước cho sản xuất và đời sống trong thị xã, trong đó có Sông Bé chạy theo ranh giới phía Tây thị xã, suối Rạch Rạt phía nam, ngoài ra có Suối Cam, suối Rinh, suối Sam Bring, suối Dríp … và nhiều các sông suối nhỏ Nhưng sông suối trong vùng có lòng sông hẹp, dốc, lũ lớn trong mùa mưa và khô kiệt trong mùa khô

Vì vậy ít có khả năng bồi đắp phù sa, hạn chế khả năng cung cấp nước cho sản xuất và tiêu dùng Muốn sử dụng được nguồn nước này cho sản xuất cần

có những đầu tư lớn vào các công trình thủy lợi

Trang 28

sử dụng đất đai là bố trí sử dụng tài nguyên này một cách hợp lý và có hiệu quả

Muốn có một phương án QHSDĐ tốt, điều trước hết phải nắm tài nguyên đất (Land resources) một cách chắc chắn cả về số và chất lượng

Khái niệm tài nguyên đất đai ở đây có nghĩa rộng, không chỉ bao gồm là đặc tính thổ nhưỡng (Soil) mà nó còn bao hàm một số điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai như: chế độ nước, địa hình, nền móng địa chất,

và khi đó nó hình thành đất đai (Land)

Kết quả xây dựng bản đồ đất thị xã Đồng Xoài cho thấy: đất thị xã Đồng Xoài có 3 nhóm, với 07 đơn vị bản đồ đất Trong đó:

(1) Nhóm đất xám: Có 8.389,26 ha (50,03% DTTN) Nhóm đất xám có

thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước Đất chua, CEC, Cation kiềm trao đổi và

BS thấp (pHH2O: 4,8-6,5; pHKCl: 4,2-5,5; CEC: 8-10 me/100g đất, BS: 35-40% Đất xám nhìn chung rất nghèo mùn, đạm, lân và kali Đất xám tuy có độ phì không cao nhưng nó thích hợp với nhiều loại hình sử dụng đất, kể cả các đất xây dựng, nông nghiệp và lâm nghiệp Trong nông nghiệp các loại hình sử dụng đất rất phong phú kể cả các cây dài ngày (cao su, cà phê, tiêu, điều…), cây ăn quả

và nhiều loại cây hàng năm khác

(2) Nhóm đất đỏ vàng: có diện tích 7.776,25 ha, chiếm 46,37% DTTN

Nó được hình thành trên 03 loại đá mẹ và mẫu chất: đá bazan, phiến sét và mẫu chất phù sa cổ Các đơn vị đất được trình bày theo các đá mẹ và mẫu chất hình thành đất

- Đất nâu đỏ và nâu vàng trên bazan: có 3.488,37 ha, chiếm 20,80%

DTTN Đất có thành phần cơ giới nặng, cấu tượng viên hạt, tơi xốp: thịt pha sét tới sét, cấp hạt sét 45-55% Đất chua, CEC, cation kiềm trao đổi và độ no bazơ thấp, giàu mùn, đạm, lân và nghèo kali: (pHH2O: 5,0-6,0, pHKCl: 4,0-5,0; CEC: 4-8 me/100g đất; BS: 35-40% Mùn: 1,2-1,8%; N: 0,12-0,20%; P2O5: 0,15-0,25%; K2O: 0,1-0,5%) Đất đỏ bazan là loại đất có chất lượng cao nhất trong các loại đất đồi núi ở Việt Nam Nó thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: cao su, tiêu, điều, cà phê, các loại cây ăn trái

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): có 2.151,26 ha, chiếm 12,83%

DTTN Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ Đất chua, CEC, Cation kiềm trao đổi và BS thấp, nghèo mùn, đạm, lân, kali (pHH2O: 4,8-5,5 pHKCl: 4,2 đến 5,0; CEC: 8-10 me/100g; BS: 35-40%, OC: 1,8-2,0%; N: 0,15-0,16%; P2O5: 0,05-0,08% ; K2O: 0,3-0,5%) Đất này tuy có độ phì không cao nhưng nó thích hợp với nhiều loại cây trồng, kể cả các cây dài ngày (cao su, cà phê, tiêu, điều…, cây ăn quả) và nhiều loại cây hàng năm

Trang 29

24

- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs): có 2.136,61 ha (12,74% DTTN) Đất

có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nặng, cấu tượng tảng cục sắc cạnh, chặt Đất chua, CEC, cation kiềm trao đổi và độ no bazơ thấp; mùn, đạm trung bình, nghèo lân và nghèo kali (pHH2O: 4,5-5,0, pHKCl: 4,0-4,5, CEC: 4-8 me/100g đất; BS: 30-40%, OC: 1,2-1,5%; N: 0,10-0,15%; P2O5: 0,05-0,06%;

K2O: 0,1-0,5%) Đất này nhìn chung có độ phì nhiêu thấp, tầng đất thường mỏng

và độ dốc cao nên ít có khả năng sử dụng cho nông nghiệp Phần nhiều sử dụng cho lâm nghiệp

(3) Nhóm đất dốc tụ: có 94,08 ha, chiếm 0,56% DTTN Đất hình thành ở

địa hình thung lũng, trên các sản phẩm bồi tụ từ các khu vực đồi núi cao xung quanh Nhìn chung các đất dốc tụ có độ phì nhiêu tương đối khá, nhưng chua Địa hình thấp trũng, khó thoát nước Nên nó chỉ có khả năng sử dụng cho việc trồng các cây hàng năm như lúa, hoa màu lương thực, nuôi thủy sản

Đánh giá quỹ đất và khả năng sử dụng trong nông nghiệp: Trong tổng

quỹ đất 16.769,83 ha, có tới 98% diện tích có khả năng sử dụng cho nông nghiệp

- Loại tốt có 11.894,7 ha, chiếm 70,93% DTTN; thích hợp với các cây trồng chủ lực của thị xã: cao su, tiêu, cây ăn quả, điều

- Loại trung bình có 4.627,48 ha, chiếm 27,59% DTTN; thích hợp với cao

su, cây ăn quả, điều tiêu và các cây hàng năm lúa, mì, bắp, rau màu…

Trên địa bàn Thị xã Đồng Xoài, sông Bé cũng chạy từ Bắc xuống phía Nam dọc theo phía Tây Thị xã; là ranh giới giữa Thị xã Đồng Xoài và huyện Hớn Quản, Chơn Thành Suối Cam và suối Sông Rinh là hai nhánh của Sông Bé thường cạn vào mùa khô và ngập sâu vào mùa mưa

- Suối Rạt là ranh giới giữa Thị xã Đồng Xoài và huyện Đồng Phú Suối này có nước ngập sâu vào mùa mưa, nhưng tương đối cạn kiệt về mùa khô, nên

có tác dụng thấp trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt

Trang 30

25

Về nguồn nước của các hồ, đập, bàu: Trên địa bàn toàn thị xã hiện có 07

hồ chứa nước gồm: hệ thống hồ Suối Cam ở Tân Phú, Tiến Thành diện tích sử dụng khoảng 133,42 ha; Vùng ngập Hồ Phước Hòa ở Tân Thành 243 ha; 05 bàu

ở xã Tân Thành diện tích 9,5 ha Hồ Suối Cam phục vụ nước sinh hoạt, sản xuất cho Thị Xã, các bàu đập còn lại phục vụ chính cho nông nghiệp

Nhìn chung hệ thống sông suối Thị xã Đồng Xoài tương đối nhiều với mật độ khoảng 0,7-0,8 km/km2

Nhưng sông suối trong vùng có lòng sông hẹp, dốc, lũ lớn trong mùa mưa và khô kiệt trong mùa khô Vì vậy nó ít có khả năng bồi đắp phù sa, hạn chế khả năng cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt

Muốn sử dụng được nguồn nước này cho sản xuất cần có những đầu tư lớn vào các công trình thủy lợi

* Nước ngầm: Theo bản đồ địa chất thủy văn tỉnh Sông Bé (cũ), năm

1995 của liên đoàn Địa chất 6 cho thấy nước ngầm trong vùng có các tầng chứa nước sau:

- Tầng chứa nước Bazan (QI-II) phân bố trên quy mô khoảng 348km2, lưu lượng tương đối khá 0,5-16 l/s Tuy vậy, do biến động lớn về tính thấm nên tỷ lệ khoan khai thác nước không cao

- Tầng chứa nước Pleistocene (QI-III), phân bố ở phía Nam của Thị xã Đây là tầng chứa nước có trữ lượng khá lớn và chất lượng tốt

- Tầng chứa nước Plioxen (N2) lưu lượng 5-15 l/s, phân bố ở trung tâm Thị xã Đồng Xoài Có chất lượng tốt

Ngoài ra có các tầng chứa nước Mezozoi (M2) phân bố ở vùng đồi thấp (100-250 m) Nước ngầm đã và đang được khai thác phục vụ dân sinh và tưới cho một số cây trồng như tiêu và cây ăn trái

c Tài nguyên rừng

Trước đây, Thị xã Đồng Xoài nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung, là vùng có tài nguyên rừng phong phú nhất vùng Đông Nam Bộ, nhưng đến nay phần lớn diện tích đất rừng đã khai thác chuyển sang sử dụng cho mục đích nông nghiệp và các mục đích phi nông nghiệp Theo thống kê hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp sau khi rà soát và quy hoạch lại 03 loại rừng (Phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ thực hiện, 2007) thì hiện nay trên địa bàn thị xã không còn đất lâm nghiệp

d Tài nguyên khoáng sản

Theo báo cáo điều tra tài nguyên khoáng sản tỉnh Bình Phước do Liên đoàn địa chất Miền Nam thực hiện năm 2000, trên địa bàn tỉnh Bình Phước có

20 loại khoáng sản thuộc 4 nhóm: nguyên liệu phân bón, kim loại, phi kim loại

và đá quý Trong đó nguyên liệu xây dựng (đá, cát, sét, laterit, puzơlan) kaolin,

đá vôi… là khoáng sản có triển vọng và quan trọng nhất của tỉnh

Tuy nhiên, thị xã Đồng Xoài rất nghèo về khoáng sản, chỉ phát hiện đá sỏi làm vật liệu xây dựng và san lấp, rãi rác ở một số nơi như phường Tân Đồng,

Trang 31

26

xã Tiến Hưng, xã Tân Thành Các điểm mỏ gồm: Sét gạch ngói có 11 điểm, phân bố tại thị xã Đồng Xoài, Đồng Phú, Bù Gia Mập, trữ lượng 23,9 triệu m3

, chất lượng đạt trung bình

e Tài nguyên nhân văn

Đồng Xoài, trước ngày giải phóng còn gọi là Đông Luân, án ngữ các ngã

tư quốc lộ 13 và 14 nối Tây Nguyên, Nam Trung Bộ với Đông - Tây Nam Bộ, CamPuChia, và là cửa ngõ phía đông bắc Sài Gòn Vì thế, Đồng Xoài là vị trí chiến lược quan trọng Mỹ - Ngụy xây dựng chi khu quân sự Đồng Xoài với các sân bay, bãi pháo, xe tăng, công sự ngầm cố thủ, có các “ấp chiến lược” ken dầy nối liền với chi khu quân sự Phước Long, khu “mắt thần” ra-đa Bà Rá, tạo thành vành đai phòng thủ “bất khả kháng” để bảo vệ Sài Gòn

Sau 11 năm thành lập, hiện nay thị xã Đồng Xoài đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và bền vững về cả kinh tế, chính trị, xã hội Thị xã đã trở thành trái tim - khối óc của Bình Phước, nơi là trung tâm về văn hóa, chính trị, xã hội của tỉnh

Ngày nay, với tinh thần cần cù, chịu khó của mình nhân dân Đồng Xoài đang hăng say lao động để biến Đồng Xoài trong tương lai trở thành một đô thị lớn, là trung tâm văn hóa, thương mại, dịch vụ, chính trị của tỉnh và của khu vực trọng điểm phía Nam

2.2.2 Khái quát về phát triển kinh tế - xã hội

2.2.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a Tăng trưởng kinh tế

Theo giá cố định năm 1994

- Năm 2000, tổng GTSX (Giá trị sản xuất) đạt 198,41 tỷ đồng, trong đó khu vực I (Ngành Nông - Lâm - Ngư) đạt 65,17 tỷ đồng, chiếm 32,85% tổng giá trị sản xuất của thị xã; khu vực II (Công nghiệp - Xây dựng) đạt 32,21 tỷ đồng, chiếm 16,24% và khu vực III (Dịch vụ) đạt 101,03 tỷ đồng, chiếm 50,92%

- Năm 2005, tổng GTSX (Giá trị sản xuất) đạt 381,59 tỷ đồng, trong đó khu vực I (Ngành Nông - Lâm - Ngư) đạt 119,35 tỷ đồng, chiếm 31,28% tổng giá trị sản xuất của thị xã; khu vực II (Công nghiệp - Xây dựng) đạt 63,77 tỷ đồng, chiếm 16,71% và khu vực III (Dịch vụ) đạt 198,47 tỷ đồng, chiếm 52,01%

- Năm 2010, tổng GTSX đạt 492 tỷ đồng, trong đó khu vực I đạt 55,9 tỷ đồng, chiếm 11,36% tổng giá trị sản xuất của thị xã; khu vực II đạt 181 tỷ đồng, chiếm 36,79% và khu vực III đạt 255,1 tỷ đồng, chiếm 51,85% Tổng giá trị gia tăng từ 198,41 tỷ đồng năm 2000 lên 492 tỷ đồng năm 2009; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 16%/năm thời kỳ 2001- 2009, trong đó khu vực I đạt 6%/năm, khu vực II đạt 18 %/năm và khu vực III đạt 20%/năm

- Năm 2011, tổng GTSX đạt 1.615 tỷ đồng Tổng giá trị tăng thêm 674 tỷ đồng

Trang 32

27

Tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp 9,6%, Công nghiệp - Xây dựng 39,4%, Dịch vụ 51% Thu nhập bình quân đầu người đạt 29,85 triệu đồng/người

b Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn năm 2011 là: Thương mại - dịch vụ 51%, Công nghiệp - xây dựng 39,4% và Nông - lâm nghiệp 19,66 %

Khi mới thành lập, quy mô nền kinh tế của thị xã Đồng Xoài còn rất nhỏ

bé, với cơ cấu: Nông nghiệp - Thương mại, dịch vụ - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Đến năm 2011 quy mô GDP trên địa bàn thị xã đã đạt con số 1.615 tỷ đồng, với cơ cấu: Thương mại - Dịch vụ 51%, Công nghiệp - Xây dựng 39,4%

và Nông - Lâm nghiệp 9,66 % Có thể nói trong giai đoạn 1999-2011 cơ cấu kinh tế của thị xã có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng Thương mại - Công nghiệp

Tỷ trọng các ngành kinh tế phi nông nghiệp tăng rất mạnh và tương ứng là giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp

2.2.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a Nông nghiệp

Theo giá cố định 1994, tổng giá trị sản xuất khu vực I giảm từ 119,35 tỷ đồng năm 2005 xuống 55,90 tỷ đồng năm 2009, tốc độ giảm bình quân hàng năm giai đoạn 2005 - 2009 là 53% năm

Trong thời kỳ 2005-2010, sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông, lâm, ngư nghiệp không đáng kể, nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế, mục tiêu

là phát triển cây công nghiệp dài ngày, chủ yếu là cây cao su

1 Ngành trồng trọt: Trong nông nghiệp, sản xuất các cây công nghiệp lâu

năm là thế mạnh tuyệt đối (Cao su, tiêu, điều, cà phê); sản xuất các cây hàng năm là thứ yếu và nó được trồng trên các đất không có khả năng trồng cây lâu năm, hoặc trồng cây hàng năm dưới vườn cây lâu năm trong thời kỳ cây lâu năm chưa giao tán

2 Chăn nuôi: Chăn nuôi không phải là ngành sản xuất chính, trong đó

chăn nuôi trâu, bò có xu hướng giảm mạnh; chăn nuôi heo và gia cầm có xu hướng ngày càng tăng

- Về đàn trâu: Năm 2007 có 208 con, năm 2009 có 151 con, năm 2010

139 con, đến năm 2011 chỉ còn 96 con

- Về đàn bò: năm 2005 có 1.972 con, năm 2006 có 2.522 con, năm 2009 đạt 2.121 con, năm 2010 có 1.902 con và đến năm 2011 chỉ còn 1.062 con

- Về đàn heo: năm 2005 có 11.600 con, năm 2009 có 10.076 con, năm

2010 là 11.330 con và năm 2011 13.382 con

Trang 33

28

- Về đàn gia cầm: năm 2005 đạt 10.860 con, năm 2009 đạt 12.960 con, năm 2010 là 24.701 con và năm 2011 là 52.520 con

b Khu vực kinh tế Công nghiệp - Xây dựng

Trong giai đoạn 2006 - 2010, nhìn chung giá trị sản xuất của khu vực II tăng rất nhanh Xét theo giá cố định 1994 thì giá trị sản xuất năm 2010 (216,6

tỷ đồng) tăng gấp 3,4 lần so với năm 2005 Tốc độ tăng bình quân năm giai đoạn 2006 - 2010 là 18% cao hơn tốc độ tăng của toàn thị xã (16%) Xét về

cơ cấu thì cơ cấu khu vực II trong nền kinh tế của thị xã trong giai đoạn vừa qua chuyển dịch khá ổn định và cao

Trong khu vực II, tính theo giá hiện hành thì giá trị sản xuất của công nghiệp năm 2009 đạt 394,06 tỷ đồng, gấp 3,9 lần năm 2005 (99,912 tỷ đồng) Như vậy, trong giai đoạn 2006 - 2010, ngành công nghiệp tăng khá nhanh về tỉ trọng trong khu vực II

Giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng bình quân năm của ngành công

nghiệp đạt 50,3%

Hiện nay, tại Khu công nghiệp Đồng Xoài (gồm các khu: Khu Công nghiệp Bắc Đồng Xòai, Khu công nghiệp Tân Thành, Khu công nghiệp xã Tiến Thành, Khu CN Nam Đồng Xoài - Bắc Đồng Phú, Khu CN ĐX 3 (chung với TT Tân Phú), Khu Công nghiệp Đồng Xoài 4), có Khu công nghiệp xã Tiến Thành

đã đi vào hoạt động

c Khu vực kinh tế dịch vụ

Giá trị sản xuất khu vực III có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với giá trị sản xuất của toàn nền kinh tế thị xã Trong giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng của khu vực III cũng cao hơn tốc độ tăng trưởng của khu vực II, đạt 20% Giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ cũng tăng nhanh trong 5 năm trở lại đây Năm 2005 đạt 198,47 tỷ đồng, kế hoạch đến 2010 sẽ đạt 297 tỷ đồng (tăng gấp 1,5 lần so với năm 2005)

d Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Hiện trạng dân số: Dân số trung bình toàn thị xã năm 2011 là 89.535

người, mật độ dân số bình quân 534 người/km2 Tổng số hộ 21.165 hộ, qui mô

hộ bình quân 4,1 người/hộ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,64% năm 2010

Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2010 là 51.032 người, số lao động thực tế có tham gia lao động là 44.458 người (chiếm 87%), trong đó số lao động khu vực I 23.448 người, khu vực II là 4.945 người, khu vực III là 16.066 người

Thu nhập bình quân đầu người (tính theo giá thực tế): Nhờ kinh tế tăng trưởng khá nhanh trong thời gian qua nên thu nhập bình quân đầu người của thị

xã cũng tăng nhanh đạt 18,5 triệu đồng/người (934 USD) năm 2009 và kế hoạch

năm 2010 đạt 21,5 triệu đồng/người, năm 2011 đạt 29,85 triệu đồng/người)

- Bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người là 1.933 m2/người (tỉnh Bình Phước 7.613 m2/người)

Trang 34

29

- Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người là 1.610 m2/người (tỉnh Bình Phước 4.869 m2/người) Trong đó, bình quân đất lúa là 5 m2/người (tỉnh Bình Phước 101 m2/người)

- Bình quân đất phi nông nghiệp trên đầu người là 275 m2/người (tỉnh Bình Phước 757 m2/người) Trong đó, bình quân đất ở là 68 m2/người (tỉnh Bình Phước 67 m2/người)

2.2.2.4 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cƣ nông thôn

Đất ở tại đô thị: Năm 1997, đô thị Đồng Xoài đã được quy hoạch, đến

năm 2002 tiếp tục điều chỉnh lại đồ án quy hoạch đô thị và đến năm 2006 lại tiếp tục điều chỉnh và hiện nay đô thị Đồng Xoài đang quy hoạch điều chỉnh mở rộng, điều này cho thấy tốc độ xây dựng, đô thị hóa ở Đồng Xoài rất nhanh Hiện nay, trên địa bàn thị xã các khu chức năng hành chính, làm việc của các cấp đã hoàn chỉnh và đang hoạt động tốt

Hiện tại trên địa bàn thị xã đã đang triển khai xây dựng các khu dân cư, tái định cư ở phường Tân Phú, Tân Bình, Tân Xuân, Tiến Thành,… Tốc độ xây dựng các khu dân cư khá chậm, dẫn tới việc ổn định chỗ ở cho người dân đang phức tạp Theo quy hoạch chung đô thị Đồng Xoài, trong tương lai, gần như một diện tích lớn đất nông nghiệp của thị xã sẽ chuyển sang cho phát triển các khu dân cư và đất chuyên dùng, đây cũng là một tất yếu phát triển kinh tế xã hội của thị xã nói riêng và của toàn tỉnh nói chung

Đất ở tại nông thôn: Khu dân cư nông thôn có ba dạng phân bố, trong đó

phần nhiều phân bố theo các trục đường giao thông (1) Dạng tập trung thành cụm, điểm dân cư bao gồm các trung tâm xã, trung tâm cụm xã, tụ điểm các giao

lộ chính; hình thành các ấp Phân bố dân cư dạng này chiếm tỷ lệ khoảng 45% tổng số nhà ở (2) Dạng tuyến: Phân bố dọc theo hai bên trục đường giao thông, dạng này chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 50% tổng số nhà ở (3) Dạng phân tán: Các nhà ở phân bố rải rác trong đất sản xuất nông, lâm nghiệp với phương thức tiện canh, tiện cư Dạng này chiếm khoảng 5-10% tổng số nhà ở

40-2.2.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a Giao thông

Mạng lưới giao thông trong những năm gần đây đã phát triển khá mạnh,

hệ thống đường đô thị đã được nâng cấp và làm mới khá nhiều Hiện nay trên địa bàn thị xã hình thành 2 tuyến giao thông đối ngoại vuông góc với nhau là QL

14 và đường ĐT 741 đã hoàn thiện với quy mô 4-6 làn xe, mặt đường bê tông nhựa, lộ giới 42-57 m Một số đường trục chính của các xã, phường đã được hình thành với chiều rộng mặt đường 9-20 m Mạng lưới đường bộ có đường nhựa tới tất cả các phường, xã

- Trên địa bàn thị xã có 1 tuyến Quốc lộ 14 chạy qua, là tuyến nối liền TP

Hồ Chí Minh – Đồng Xoài – các tỉnh Tây Nguyên Đoạn chạy qua thuộc địa bàn thị xã có chiều dài 17,7 km, đã trải thảm bê tông nhựa

Trang 35

30

- Các tuyến liên vùng, tỉnh gồm: Đường ĐT 741: chạy hướng Nam - Bắc

từ Phú Giáo - Bình Dương đi Phước Long, đã được nâng cấp, hành lang lộ giới rộng 42-60m, mặt đường nhựa bê tông, đoạn qua thị xã dài 11,1 km Ngoài ra còn có các tuyến ĐT 753 (đường Lê Quý Đôn), tuyến Tiến Hưng – Bình Dương

Hơn 307,82 km đường nội thị, đường xã, một số đã được nâng cấp nhựa, còn lại là đường cấp phối với mặt đường rộng từ 10 – 20 m, đảm bảo thuận tiện cho người dân đi lại

Đối với các tuyến đường khác, nhiều tuyến đường đã được mở rộng nâng cấp, đạt tiêu chuẩn cấp IV, nhưng do khả năng tài chính của tỉnh và thị xã còn hạn chế vì thế, chưa thể nâng cấp, gia cố một số tuyến đường ở khu vực phía Đông thị xã, đây là khu vực có lượng xe tải vận chuyển hàng nông sản rất lớn,

do những tuyến đường này vào mùa mưa thường sạt lở gây khó khăn cho giao thông

b Ngành thủy lợi

Đến nay, trên địa bàn thị xã đã có 3 công trình thủy lợi, gồm các công trình sau: Vùng ngập Hồ Phước Hòa, Hồ Suối Cam, Hồ Suối Cam II, các công tình này chủ yếu là cung cấp nước sinh hoạt cho thị xã, một số nông trường, trang trại Cắt giảm đỉnh lũ, hạn chế đáng kể ngập lụt ở một số khu vực Nhìn chung, các công trình thủy lợi đã xây dựng cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi,… và cải tạo môi trường sinh thái trong mùa khô hạn cũng như hạn chế lũ lụt khu vực hạ lưu về mùa mưa

Đa số hệ thống kênh tưới làm bằng đất trước đây nay đã được kiên cố hóa kênh mương nên hiện tượng thấm nước và sạt lở không còn nhiều Ngoài ra, đối với các công trình thủy lợi chỉ là tạo nguồn, diện tích tưới tự chảy là chủ yếu

chiếm trên 80%, muốn tưới chủ yếu phải dùng máy bơm

c Năng lƣợng

Trong những năm qua Ngành điện và tỉnh đã huy động nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển mạng lưới điện Đến cuối năm 2004, 100% phường, xã có lưới điện Quốc gia Tổng số hộ gắn điện kế mới là 2.227 hộ, trong đó xoá điện kế cụm và điện kế cao giá được 335 hộ, nâng tổng số hộ sử dụng điện lên 20.111

hộ, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 96,1% Về hệ thống mạng lưới điện trên địa bàn thị

xã có:

- Lưới trung thế: 156 km; Lưới hạ thế: 145 km

- Trạm biến áp phân phối: 297 trạm

- Tổng dung lượng 27.025 KVA

Ngoài mạng lưới truyền tải điện, trạm biến áp, phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt dân cư, còn có hệ thống đèn chiếu sáng phục vụ công cộng trong thị xã theo các tuyến đường chính và các khu dân cư mới xây dựng

Trang 36

31

Xí nghiệp công trình công cộng quản lý 1.259 bóng đèn cao áp và trang trí các loại trên 23 trạm và 17 tuyến đường nội ô thị xã Đảm bảo tốt sinh hoạt của nhân dân và an toàn giao thông

d Bưu chính viễn thông

Hệ thống bưu chính viễn thông đã được chú trọng đầu tư phát triển, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong thị xã và đến tất cả các huyện trong tỉnh Mạng lưới bưu chính viễn thông trên địa bàn thị xã năm 2008 hiện có: 01 bưu cục trung tâm tỉnh; 02 bưu cục thị xã; 23 đại lý bưu điện

Nhìn chung trong những năm qua do có sự đầu tư lớn về trang thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất ngành bưu chính viễn thông vì vậy hoạt động bưu chính viễn thông trên địa bàn thị xã Đồng Xoài phát triển khá nhanh, thông tin được thông suốt, nhanh chóng, kịp thời

e Văn hoá – Thông tin – Thể dục thể thao

Hoạt động văn hóa, thể thao đạt kết quả tốt trên nhiều lĩnh vực, hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ đặt ra Công tác thông tin, tuyên truyền cổ động bằng nhiều hình thức đã không ngừng nâng cao hiệu quả, kịp thời chuyển tải các thông tin của Đảng và Nhà nước đến các người dân Công tác quản lý nhà nước được tăng cường, góp phần chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được chỉ đạo chặt chẽ, đi vào chiều sâu, chất lượng ngày càng được nâng lên, kết quả: có 14.881/15.937 hộ đạt gia đình văn hoá, đạt 93,37% so với số hộ đăng ký; 47/51 khu dân cư đạt tiêu chuẩn khu dân cư tiên tiến, đạt 92,15%; 84/90 cơ quan đạt cơ quan “Văn minh - An toàn - Sạch đẹp", đạt 93,33%; 2.606/2.617 cán bộ công chức đạt danh hiệu “Nếp sống văn minh cá nhân” năm

2009, đạt 99,57%

Xây dựng 7/8 căn nhà văn hoá, đạt 87,5% kế hoạch, nâng tổng số lên 44/51 KDC có nhà văn hoá Hiện nay 48/51 khu dân cư có đất để xây dựng nhà văn hóa KDC

* Thể dục thể thao

Vận động nhân dân hăng hái rèn luyện thân thể, mở rộng phong trào thể thao quần chúng, phấn đấu tỷ lệ nhân dân thị xã tham gia rèn luyện thể dục thể thao đạt khoảng 20% tổng dân số toàn thị xã

Duy trì và phát triển nhiều loại hình thể dục thể thao như: câu lạc bộ võ thuật, dưỡng sinh, các lớp năng khiếu bóng đá, Taekwondo, cờ vua,…

Các phường xã đều có đội bóng đá, bóng chuyền,… Nhiều thành tích thể thao về đồng đội và cá nhân thị xã đã đạt được: giải đồng đội đạt huy chương vàng tại các giải thể thao toàn tỉnh, toàn quốc, khu vực; huy chương bạc tại cúp câu lạc bộ quốc tế; giải cá nhân đạt huy chương vàng, bạc, đồng tại các giải trên

Trang 37

32

* Truyền thông, thông tin

Tổ chức tốt việc thông tin tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, mừng Đảng, mừng Xuân, các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đặc biệt là việc tuyên truyền cuộc vận động “Học tập

và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, 50 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 119 năm ngày sinh Chủ tịch

Hồ Chí Minh, 35 năm giải phóng Đồng Xoài và 10 năm thành lập thị xã Tổ chức nhiều hội thi VHVN-TDTT sôi nổi trên địa bàn thị xã

Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội Mạng lưới truyền thanh được mở rộng, trong năm đã triển khai xây dựng đề án truyền thanh 4 cấp tại các phường - xã; đầu tư, lắp đặt và đưa vào hoạt động 10 cụm loa không dây tại 8/8 phường - xã, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng, nắm bắt các thông tin về KT-VHXH-QPAN của Đảng, Nhà nước và địa phương Thực hiện phóng sự thị xã Đồng Xoài 10 năm xây dựng và phát triển

f Y tế

Hệ thống y tế cơ bản đã được đầu tư hoàn thiện theo yêu cầu về hệ thống

y tế cơ sở cấp tỉnh Theo số liệu thống kê, hiện nay trên địa bàn thị xã có 1 bệnh viện tỉnh, 1 bệnh viện y học cổ truyền, 1 phòng khám đa khoa khu vực, 1 nhà hộ sinh, 2 bệnh viện tư nhân, 8 trạm y tế xã phường, 3 phòng, 3 đội 4/7 trạm y tế

có bác sỹ và chức danh đông y, toàn bộ 45 thôn ấp có nhân viên y tế thôn ấp Tổng số giường bệnh của toàn bộ mạng lưới y tế là 512 giường, trong đó bệnh viện có 473 giường, phòng khám đa khoa khu vực có 15 giường, còn lại 8 trạm

g Giáo dục - đào tạo

Tính đến năm 2011, trên địa bàn thị xã có 8 trường mẫu giáo - mầm non,

13 trường tiểu học, 08 trường trung học cơ sở, 05 trường phổ thông trung học Hầu hết các trường học trên địa bàn thị xã được xây dựng với quy mô vừa và lớn, một số đạt tiêu chuẩn, có đầy đủ các phòng chức năng, khối hiệu bộ, hạ tầng

kỹ thuật để tiến tới đạt chuẩn Quốc gia

Tại thị xã có Trường dân tộc nội trú, Trường cao đẳng sư phạm, Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao su, Trung tâm dạy nghề HND tỉnh, Trường trung học y

tế, Trường Cao đẳng Kỹ Thuật, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên để phục vụ công tác phổ cập, bồi dưỡng giáo viên

Trang 38

Tỷ lệ người biết chữ toàn thị xã là 97,72%, 100% số xã phường đạt chuẩn xoá mù chữ Tỷ lệ huy động học tiểu học là 99,46%, 100% số xã phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học Tỷ lệ huy động THCS là 95,73%, có 8/8 xã phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS Hiện nay thị xã không còn lớp học

ca 3, xoá dần phòng học tạm, mượn, không còn phòng học tranh tre nứa lá và từng bước xây dựng kiên cố hóa phòng học

h Ngành cấp thoát nước

Hệ thống cấp nước sạch thị xã Đồng Xoài do công ty cấp nước quản lý gồm có 1 nhà máy nước với công suất 4.800 m3/ngày/đêm, lấy nước hồ Suối Cam, chỉ đáp ứng được khoảng 22% nhu cầu dùng nước của người dân thị xã,

hệ thống cấp nước Đồng Xoài được xây dựng năm 1997, tình hình nhà máy

và mạng lưới phân phối ngày càng xuống cấp nên gây ra tổn thất rất nhiều Lượng nước thất thoát là 1.200 m3

/ngày (25%)

Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch ở thị xã năm 2009 là chiếm khoảng 84,3%;

kế hoạch đến năm 2010 tỷ lệ này sẽ đạt được khoảng 90% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh so với toàn thị xã Nhìn chung, hệ thống cấp nước hiện tại vừa đủ phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn thị xã, trong tương lai với

sự phát triển mạnh các khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch cần phải xây dựng thêm hệ thống cấp nước để đảm bảo cấp nước cho các khu công nghiệp, vùng các khu đô thị mới

2.2 Hiện trạng sử dụng đất và xu hướng biến động sử dụng đất

2.2.1 Công tác quản lý sử dụng đất

2.2.1.1 Tình hình quản lý đất đai theo ranh giới và đơn vị hành chính

Thị xã Đồng Xoài những năm gần đây có nhiều biến động về ranh giới hành chính và vị trí trung tâm thị xã Thị xã Đồng Xoài là được thành lập năm

1999 theo Nghị định 90/1999/NĐ-CP của Chính phủ; Huyện Đồng Phú chuyển giao thị trấn Đồng Xoài, xã Tân Thành, 3 ấp của xã Tân Phước và 2/3 xã Tân Hưng, và 120 ha ở xã Thuận Lợi về thị xã Đồng Xoài

Qua kiểm kê đất đai năm 2010, diện tích tự nhiên của thị xã Đồng Xoài là 16.769,83 ha, bao gồm 08 đơn vị hành chính cấp xã, phường Về ranh giới hành chính, thị xã Đồng Xoài ổn định như sau: Phía Đông, Nam, Bắc giáp huyện Đồng Phú; Phía Tây Nam giáp tỉnh Bình Dương; Phía Tây giáp huyện Chơn Thành

Trang 39

34

Diện tích tự nhiên 16.769,83 ha, gồm 5 phường và 03 xã: Phường Tân Bình 521,34 ha, phường Tân Đồng 789,97 ha, phường Tân Phú 963,58 ha, phường Tân Xuân 997,85 ha, xã Tân Thành 5.575,82 ha, xã Tiến Hưng 4.995,41

ha, xã Tiến Thành 2.565,86 ha

2.2.1.2 Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Về công tác QH, KHSDĐ, Bình Phước nói chung và thị xã Đồng Xoài nói riêng là một trong những địa phương triển khai và hoàn thành sớm công tác QH, KHSDĐ ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã so với cả nước

- Về QH, KHSDĐ cấp huyện: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thị xã Đồng Xoài thời kỳ 2002-2010 được triển khai năm 2002, dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 63/QĐ-UB ngày 13/01/2003 và Điều chỉnh Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thị xã Đồng Xoài thời kỳ 2007-2010 được triển khai năm 2007, dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 674/QĐ-

Nhìn chung công tác QH, KHSDĐ thị xã Đồng Xoài thực hiện và hoàn thành sớm, đã đóng góp vai trò quan trọng trong công tác quản lý đất đai nói riêng và phát triển kinh tế – xã hội nói chung.

2.2.1.3 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn và kế hoạch thống kê đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường, kế hoạch của UBND tỉnh, UBND thị xã thành lập Ban chỉ đạo, Tổ công tác kiểm kê đất đai năm 2010

để tổ chức thực hiện

Phòng TN&MT, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã chỉ đạo và kiểm tra thực hiện việc kiểm kê đến từng phường, xã Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, tiến độ thực hiện tại các phường, xã, trong suốt quá trình kiểm kê đất đai

Kết quả kiểm kê đất đai như sau: Tính đến ngày 01/01/2010 tổng diện tích

tự nhiên của thị xã là 16.769,83 ha

* Phân theo đối tượng sử dụng đất:

- Hộ gia đình, cá nhân: 13.180,33 ha, chiếm 78,60% DTTN, trong đó:

Ngày đăng: 09/04/2019, 16:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Đoàn Đức Lâm và Phạm Anh Tuân, 2010. Ứng dụng GIS thành lập bản đồ biến động hiện trạng sử dụng đất huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La (giai đoạn 1995-2005). Kỷ yếu hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc 2010. Nhà xuất bản Nông Nghiệp – Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng GIS thành lập bản đồ biến động hiện trạng sử dụng đất huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La (giai đoạn 1995-2005). Kỷ yếu hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc 2010
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp – Thành phố Hồ Chí Minh
4. Nguyễn Duy Liêm, 2011. Ứng dụng công nghệ Viễn thám, hệ thống thông tin địa lý và mô hình toán tính toán cân bằng nước lưu vực sông Bé. Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng công nghệ Viễn thám, hệ thống thông tin địa lý và mô hình toán tính toán cân bằng nước lưu vực sông Bé
5. Nguyễn Kim Lợi, 2002. Tiếp cận mô hình hóa trong nghiên cứu thay đổi sử dụng đất tại lưu vực sông Đồng Nai. Kỷ yếu hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc 2010. Nhà xuất bản Nông Nghiệp – Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận mô hình hóa trong nghiên cứu thay đổi sử dụng đất tại lưu vực sông Đồng Nai
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp – Thành phố Hồ Chí Minh
6. Nguyễn Kim Lợi, 2005. Ứng dụng chuỗi Markov và GIS trong việc đánh giá diễn biến sử dụng đất. Kỷ yếu hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc 2011.Nhà xuất bản Nông Nghiệp – Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng chuỗi Markov và GIS trong việc đánh giá diễn biến sử dụng đất. Kỷ yếu hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc 2011
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp – Thành phố Hồ Chí Minh
7. Nguyễn Kim Lợi, 2005. Ứng dụng GIS và chuỗi Markov trong việc đánh giá diễn biến sử dụng đất. Kỷ yếu hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc 2013.Nhà xuất bản Nông Nghiệp – Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng GIS và chuỗi Markov trong việc đánh giá diễn biến sử dụng đất. Kỷ yếu hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc 2013
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp – Thành phố Hồ Chí Minh
8. Nguyễn Kim Lợi, Lê Cảnh Định và Trần Thống Nhất, 2007. Hệ thống thông tin Địa lý phần mềm ArcView 3.3, 2007. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống thông tin Địa lý phần mềm ArcView 3.3, 2007
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
11. Lưu Thị Hồng Quyên, 2012. Sử dụng chuỗi Markov đánh giá độ tin cậy phần mềm WEP-BASED. Tóm tắt luận văn thạc sỹ, Học viện Bưu chính viễn thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng chuỗi Markov đánh giá độ tin cậy phần mềm WEP-BASED
13. Lê Hoàng Tú, 2011. Ứng dụng GIS trong đánh giá xói mòn đất lưu vực sông Đa Tam tỉnh Lâm Đồng. Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng GIS trong đánh giá xói mòn đất lưu vực sông Đa Tam tỉnh Lâm Đồng
14. TS. Nguyễn Hữu Cường. Bài giảng Phân tích và dự báo kinh tế - xã hội. Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Tp.HCM.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Phân tích và dự báo kinh tế - xã hội
1. Meyer, W.B. and Turner, B.L. 1992. Changes in land use and land cover: A Global Perspective. Cambridge University Press, Cambridge Sách, tạp chí
Tiêu đề: Changes in land use and land cover: A Global Perspective
2. Michael Iacono, David Levinson, Ahmed - Geneidy and Rania Wasfi, 2015. A Markov Chain Model of Land Use Change in the Twin Cities, 1958 - 2005. Journal of Land Use, Mobility and Environment 3, page 49 to 62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Markov Chain Model of Land Use Change in the Twin Cities, 1958 - 2005
3. Muller, D. 2003. Land- use change in the Central Highlands of Vietnam. Master Thesis, Institute of Rural Development Georg – August University of Gottingen, Germany Sách, tạp chí
Tiêu đề: Land- use change in the Central Highlands of Vietnam
4. Muller, D. 2004. From Agriculture expansion to intensification: Rural development and determinants of land use change in the Central Highlands of Vietnam. Deutsche Gesellschaft fur Press, Eschborn Sách, tạp chí
Tiêu đề: From Agriculture expansion to intensification: "Rural development and determinants of land use change in the Central Highlands of Vietnam
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2007. Quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2007/QĐ- BTNMT) Khác
2. Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước Khác
9. Nguyễn Tiến Mạnh, 2008. Nghiên cứu biến động sử dụng đất đai biến động giữa hai thời kỳ 2000-2005 tại thị trấn Văn Điển – Thanh Trì – Hà Nội và phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự biến động đó Khác
10. Ưng Kim Nguyên, 2014. Ứng dụng gis đánh giá biến động sử dụng đất tỉnh Kon Tum giai đoạn 2005-2010 Khác
12. TS. Trần Anh Tuấn, 2011. Ứng dụng Mô hình MarKov và Cellular Mô hình MarKov và Cellular Automata trong nghiên cứu dự báo biến đổi lớp phủ bề mặt Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w