CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ẤT VÀ DỰ BÁO SỬ DỤNG ẤT TRÊN ỊA BÀN THỊ XÃ ỒNG XOÀI TỈNH BÌNH PHƯỚC
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
a. Vị trí địa lý
Thị xã Đồng Xoài nằm ở phía Nam tỉnh Bình Phước. Thị xã có diện tích tự nhiên là 16.769,83 ha, gần bằng 2,44% diện tích cả tỉnh Bình Phước và bằng khoảng 0,05% DT toàn quốc.
Thị xã có 08 xã, phường (theo NĐ số 49/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 thành lập phường mới trên cơ sở chia tách phường Tân Xuân). Dân số năm 2010 là 86.755 người, mật độ dân số là khoảng 517 người/km2.
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí thị xã Đồng Xoài trong Tỉnh Bình Phước Về ranh giới hành chính:
- Phía Đông, Nam, Bắc giáp huyện Đồng Phú.
- Phía Tây Nam giáp tỉnh Bình Dương.
- Phía Tây giáp huyện Chơn Thành.
Thị xã Đồng Xoài có Quốc lộ 14 chạy dọc theo hướng Đông - Tây, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100 km về phíc Bắc.
20
Về hành chính, thị xã hiện có 03 đơn vị hành chính xã và 05 phường.
STT ơn vị hành chính Diện tích (ha) STT ơn vị hành chính Diện tích (ha) 1 Phường Tân Bình 521,34 5 Phường Tân Xuân 997,85
2 Phường Tân Đồng 789,97 6 Xã Tân Thành 5.575,82
3 Phường Tân Phú 963,58 7 Xã Tiến Hưng 4.995,41
4 Phường Tân Thiện 360,00 8 Xã Tiến Thành 2.565,86
Vị trí Thị xã Đồng Xoài cho thấy một số lợi thế và hạn chế sau đây đến phát triển kinh tế – xã hội và và tình hình sử dụng đất đai:
- Thị xã Đồng Xoài nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, một vùng kinh tế quan trọng và năng động, đang dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước, đóng góp 50% sản lượng công nghiệp cả nước. Thị xã nằm ngay trên quốc lộ 14 và ĐT 741 đi qua trung tâm thị xã về TP. Hồ Chí Minh và ngược lên các tỉnh Tây Nguyên. Từ Đồng Xoài có thể đi lại, vận chuyển hàng hóa đến tất cả các vùng kinh tế trong cả nước và nước bạn Campuchia, là điều kiện cho phép đẩy nhanh quá trình khai thác sử dụng đất và mở cửa, hoà nhập với sự phát triển kinh tế bên ngoài.
- Là trung tâm chính trị, văn hóa, hành chính, kinh tế của tỉnh, có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, là thị trường tập trung các hàng hóa, sản phẩm chủ lực của toàn tỉnh. Đồng Xoài là đô thị giữ vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa trên trục QL 14 và ĐT 741 của vùng kinh tế trọng điểm.
- Tuy thuộc vùng ĐNB, nhưng so với các tỉnh khác trong vùng thì Bình Phước nói chung và Thị xã Đồng Xoài nói riêng vẫn xa các trung tâm kinh tế chính trị và thành phố lớn; xa các bến cảng, sân bay, vì vậy ít có cơ hội được hưởng sức lan tỏa của các trung tâm phát triển đó. Đặc biệt khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư cho phát triển công nghiệp.
- Trong những năm gần đây, thị xã Đồng Xoài có bước tiến rất nhanh về xây dựng và kinh tế nhưng do nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, vì thế việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế - nông nghiệp nông thôn còn chậm do chưa chủ động được nguồn vốn và khoa học kỹ thuật.
b. ịa hình, địa chất
* ịa hình: Tuy là thuộc khu vực miền đồi núi, nhưng Đồng Xoài có địa hình tương đối bằng phẳng rất thuận lợi cho việc bố trí sử dụng đất.
Thống kê diện tích theo địa hình cho thấy: độ dốc rất thuận lợi cho sử dụng đất, trong đó địa hình < 3 o có 10.228,32 ha (60,99% DTTN), độ dốc 3-8o có 4.757,83 ha (28,37%), độ dốc 8-15o có 1.273,44 ha (7,59%).
* Địa chất: Thị xã Đồng Xoài có 3 loại mẫu chất đá mẹ hình thành đất là đá bazan, đá phiến sét, mẫu chất phù sa cổ và được phân bố thành 3 khối tập trung.
21
(1) Đá bazan trên địa bàn không chỉ hình thành ra các đất có chất lượng rất cao thích hợp cho phát triển nông nghiệp, nó còn là nguồn nguyên liệu xây dựng quan trọng: Đá bazan bao phủ khoảng 3.488,37 ha, chiếm 20,80% diện tích lãnh thổ, phân bố tập trung thành khối ở phía Bắc Thị xã; ở xã Tiến Thành, Phường Tân Phú và phường Tân Đồng.
Đặc điểm chung của đá bazan là hàm lượng oxyt sắt cao (10-11%), oxyt magiê từ 7-10%, oxyt canxi 8-10%, oxyt photpho 0,5-0,8%, hàm lượng Natri cao hơn kali một chút. Vì vậy các đá bazan thường có màu đen và trong điều kiện nhiệt đới ẩm đã phát triển một lớp vỏ phong hóa dày trung bình từ 20-30 mét và có màu nâu đỏ rực rỡ. Các đất hình thành trên đá bazan là nhóm đỏ vàng (Ferralsols), các đất này có chất lượng cao nhất trong các loại đất đồi núi ở nước ta. Đá bazan trong Thị xã còn là nguồn vật liệu xây dựng có tính chịu lực rất cao.
(2) Đá phiến sét: Trên địa bàn Thị xã đá phiến sét có diện tích là 2.136,61 ha, chiếm 12,74% diện tích toàn Thị xã; phân bố thành khối chạy dọc phía Đông thị xã từ phía Bắc xuống phía Nam, nó có ở các xã Tiến Hưng, phường Tân Xuân, phường Tân Đồng. Khối đá này thường có địa hình tương đối dốc và chia cắt mạnh. Nó hình thành ra nhóm đất đỏ vàng, tầng đất thường mỏng và rất mỏng, chất lượng đất kém.
(3) Mẫu chất phù sa cổ: Mẫu chất phù sa cổ có tuổi Pleistocene, bao phủ phần lớn diện tích tự nhiên Thị xã chiếm khoảng 62,85% diện tích lãnh thổ (khoảng 10.540,53 ha). Tầng dầy của phù sa cổ từ 2-3 đến 5-7 mét, vật liệu của nó màu nâu vàng, lên sát tầng mặt chuyển sang màu xám. Cấp hạt thường thô, tạo cho đất có cấp hạt cát là chủ yếu (Cát, cát pha, thịt nhẹ và thịt trung bình).
Các loại đất hình thành trên phù sa cổ thường có thành phần cơ giới nhẹ, cùng với điều kiện nhiệt đới gió mùa, mưa lớn và tập trung, làm cho đất bị rửa trôi mạnh, nghèo dưỡng chất và có hoạt tính thấp. Phần lớn đất hình thành trên phù sa cổ thuộc nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất xám (Acrisols).
c. Khí hậu
Thị xã Đồng Xoài nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão và không có mùa đông lạnh.
Khí hậu tỉnh Bình Phước nói chung và Thị xã Đồng Xoài nói riêng mang đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa không đồng nhất với các đặc điểm sau: (i) Có cấu trúc đa dạng về thời tiết mùa, (ii) khí hậu có tính biến động rất cao do hệ quả của phức hệ gió mùa và quan hệ tương tác với cảnh quan địa hình (iii) diễn thế khí hậu quan hệ với động lực gió mùa.
Có bức xạ mặt trời cao so với cả nước: trên 130 kcalo/cm2/năm. Thời kỳ có cường độ bức xạ cao nhất vào tháng 3 và tháng 4, đạt 300-400 calo/cm2/ngày.
Trên nền đó cán cân bức xạ có trị số lớn 70-75 kcalo/cm2/năm. Từ nguồn năng lượng đó chế độ nhiệt cao và khá ổn định: nhiệt độ cao đều trong năm khoảng 26,6oC.
22
Nhiệt độ trung bình tối cao không quá 33oC (31,7-32,2oC) và nhiệt độ trung bình tối thấp không dưới 20oC (21,5-22oC). Tổng tích ôn rất cao 9.288 đến 9.360oC. Tổng giờ nắng trong năm trung bình 2.400-2.500 giờ. Số giờ nắng bình quân trong ngày 6,2-6,6 giờ. Thời gian nắng dài nhất vào các tháng ít mưa là 2,3,4 và thời gian ít nắng nhất vào các tháng mưa nhiều 7,8,9.
Lượng mưa bình quân tương đối cao (2.045-2.315 mm), nhưng phân hóa theo mùa, tạo ra hai mùa rất trái ngược nhau là mùa mưa và mùa khô.
- Mùa khô kéo dài trong 06 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 10-15% lượng mưa cả năm. Trong khi đó lượng bốc hơi rất cao, nó chiếm khoảng 64-67% tổng lượng bốc hơi cả năm và cán cân ẩm rất cao.
Do lượng mưa ít và bức xạ mặt trời cao đã làm tăng quá trình bốc hơi nước một cách mãnh liệt. Điều đó đẩy nhanh sự phá hủy chất hữu cơ, dung dịch đất hoà tan các Secquioxyt sắt nhôm ở dưới sâu dịch chuyển lên tầng đất trên và bị oxy hóa tạo thành kết von và đá ong rất phổ biến trong lãnh thổ.
- Mùa mưa kéo dài trong 06 tháng từ tháng 5 đến tháng 11, mưa rất tập trung, lượng mưa trong 06 tháng mùa mưa chiếm 85-90% tổng lượng mưa cả năm, chỉ riêng 04 tháng mưa lớn nhất, lượng mưa đã chiếm 62-63% lượng mưa cả năm. Ngược lại lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp hơn mùa khô và khi đó cán cân ẩm rất cao. Lượng mưa lớn và tập trung đã xảy ra quá trình xói mòn, rửa trôi rất mạnh, lôi cuốn sét mùn từ nơi cao xuống nơi thấp, làm bất đồng hóa phẫu diện và dẫn tới nhiều biến đổi quan trọng trong phân hóa vỏ thổ nhưỡng.
Lượng mưa phân hóa theo mùa đã chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp. Mùa mưa (Vụ Hè Thu và Mùa) cây cối phát triển rất tốt và là mùa sản xuất chính, ngược lại mùa khô (Vụ Đông Xuân), cây cối khô cằn phát triển kém.
Khả năng cung cấp nước tưới của thị xã cho nông nghiệp rất khó khăn, chưa đầy 10% diện tích đất nông nghiệp có tưới, vì vậy trong sản xuất nông nghiệp cần phải chọn và đưa vào sử dụng những loại hình sử dụng đất ít hoặc không cần nước tưới. Bên cạnh đó, nguồn nước sinh hoạt cũng gặp rất nhiều khó khăn, mùa nắng kéo dài, các hồ đập trữ nước ít.
d. Thủy văn
Hệ thống thủy văn thị xã Đồng Xoài đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước cho sản xuất và đời sống trong thị xã, trong đó có Sông Bé chạy theo ranh giới phía Tây thị xã, suối Rạch Rạt phía nam, ngoài ra có Suối Cam, suối Rinh, suối Sam Bring, suối Dríp … và nhiều các sông suối nhỏ.
Nhưng sông suối trong vùng có lòng sông hẹp, dốc, lũ lớn trong mùa mưa và khô kiệt trong mùa khô.
Vì vậy ít có khả năng bồi đắp phù sa, hạn chế khả năng cung cấp nước cho sản xuất và tiêu dùng. Muốn sử dụng được nguồn nước này cho sản xuất cần có những đầu tư lớn vào các công trình thủy lợi.
23
2.1.1.2. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất
Tài nguyên đất đai là một tài nguyên tự nhiên quý giá nhất của loài người, nhưng nó lại là tài nguyên có giới hạn về không gian. Thực chất của quy hoạch sử dụng đất đai là bố trí sử dụng tài nguyên này một cách hợp lý và có hiệu quả.
Muốn có một phương án QHSDĐ tốt, điều trước hết phải nắm tài nguyên đất (Land resources) một cách chắc chắn cả về số và chất lượng.
Khái niệm tài nguyên đất đai ở đây có nghĩa rộng, không chỉ bao gồm là đặc tính thổ nhưỡng (Soil) mà nó còn bao hàm một số điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai như: chế độ nước, địa hình, nền móng địa chất,...
và khi đó nó hình thành đất đai (Land).
Kết quả xây dựng bản đồ đất thị xã Đồng Xoài cho thấy: đất thị xã Đồng Xoài có 3 nhóm, với 07 đơn vị bản đồ đất. Trong đó:
(1) Nhóm đất xám: Có 8.389,26 ha (50,03% DTTN). Nhóm đất xám có thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước. Đất chua, CEC, Cation kiềm trao đổi và BS thấp (pHH2O: 4,8-6,5; pHKCl: 4,2-5,5; CEC: 8-10 me/100g đất, BS: 35-40%.
Đất xám nhìn chung rất nghèo mùn, đạm, lân và kali. Đất xám tuy có độ phì không cao nhưng nó thích hợp với nhiều loại hình sử dụng đất, kể cả các đất xây dựng, nông nghiệp và lâm nghiệp. Trong nông nghiệp các loại hình sử dụng đất rất phong phú kể cả các cây dài ngày (cao su, cà phê, tiêu, điều…), cây ăn quả và nhiều loại cây hàng năm khác.
(2) Nhóm đất đỏ vàng: có diện tích 7.776,25 ha, chiếm 46,37% DTTN.
Nó được hình thành trên 03 loại đá mẹ và mẫu chất: đá bazan, phiến sét và mẫu chất phù sa cổ. Các đơn vị đất được trình bày theo các đá mẹ và mẫu chất hình thành đất.
- Đất nâu đỏ và nâu vàng trên bazan: có 3.488,37 ha, chiếm 20,80%
DTTN. Đất có thành phần cơ giới nặng, cấu tượng viên hạt, tơi xốp: thịt pha sét tới sét, cấp hạt sét 45-55%. Đất chua, CEC, cation kiềm trao đổi và độ no bazơ thấp, giàu mùn, đạm, lân và nghèo kali: (pHH2O: 5,0-6,0, pHKCl: 4,0-5,0;
CEC: 4-8 me/100g đất; BS: 35-40%. Mùn: 1,2-1,8%; N: 0,12-0,20%; P2O5: 0,15-0,25%; K2O: 0,1-0,5%). Đất đỏ bazan là loại đất có chất lượng cao nhất trong các loại đất đồi núi ở Việt Nam. Nó thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: cao su, tiêu, điều, cà phê, các loại cây ăn trái.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): có 2.151,26 ha, chiếm 12,83%
DTTN. Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ. Đất chua, CEC, Cation kiềm trao đổi và BS thấp, nghèo mùn, đạm, lân, kali (pHH2O: 4,8-5,5 pHKCl: 4,2 đến 5,0; CEC: 8-10 me/100g; BS: 35-40%, OC: 1,8-2,0%; N: 0,15-0,16%; P2O5: 0,05-0,08% ; K2O: 0,3-0,5%). Đất này tuy có độ phì không cao nhưng nó thích hợp với nhiều loại cây trồng, kể cả các cây dài ngày (cao su, cà phê, tiêu, điều…, cây ăn quả) và nhiều loại cây hàng năm.
24
- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs): có 2.136,61 ha (12,74% DTTN). Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nặng, cấu tượng tảng cục sắc cạnh, chặt. Đất chua, CEC, cation kiềm trao đổi và độ no bazơ thấp; mùn, đạm trung bình, nghèo lân và nghèo kali (pHH2O: 4,5-5,0, pHKCl: 4,0-4,5, CEC: 4-8 me/100g đất; BS: 30-40%, OC: 1,2-1,5%; N: 0,10-0,15%; P2O5: 0,05-0,06%;
K2O: 0,1-0,5%). Đất này nhìn chung có độ phì nhiêu thấp, tầng đất thường mỏng và độ dốc cao nên ít có khả năng sử dụng cho nông nghiệp. Phần nhiều sử dụng cho lâm nghiệp.
(3) Nhóm đất dốc tụ: có 94,08 ha, chiếm 0,56% DTTN. Đất hình thành ở địa hình thung lũng, trên các sản phẩm bồi tụ từ các khu vực đồi núi cao xung quanh. Nhìn chung các đất dốc tụ có độ phì nhiêu tương đối khá, nhưng chua.
Địa hình thấp trũng, khó thoát nước. Nên nó chỉ có khả năng sử dụng cho việc trồng các cây hàng năm như lúa, hoa màu lương thực, nuôi thủy sản.
Đánh giá quỹ đất và khả năng sử dụng trong nông nghiệp: Trong tổng quỹ đất 16.769,83 ha, có tới 98% diện tích có khả năng sử dụng cho nông nghiệp.
- Loại tốt có 11.894,7 ha, chiếm 70,93% DTTN; thích hợp với các cây trồng chủ lực của thị xã: cao su, tiêu, cây ăn quả, điều.
- Loại trung bình có 4.627,48 ha, chiếm 27,59% DTTN; thích hợp với cao su, cây ăn quả, điều tiêu và các cây hàng năm lúa, mì, bắp, rau màu…
b. Tài nguyên nước
* Nước mặt:
Trên địa bàn TX Đồng Xoài có Sông Bé, suối Rạt và 1 số các suối nhỏ chảy qua.
- Sông Bé chảy dài dọc theo trung tâm tỉnh Bình Phước theo hướng Bắc- Nam, chảy qua các huyện Bù Gia Mập, Lộc Ninh, Hớn Quản, Thị xã Đồng Xoài và chảy về tỉnh Bình Dương.
Trên dòng Sông Bé đã quy hoạch 04 công trình thủy lợi lớn theo 04 bậc thang: Thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn, Sóc Phú Miêng và Phước Hoà. Hiện nay công trình thủy điện Thác Mơ (1,47 tỷ m3) đã đưa vào sử dụng từ 1995. Công trình Cần Đơn, Sóc Phú Miêng cũng được đưa vào sử dụng và công trình Phước Hoà đang trong giai đoạn thi công.
Trên địa bàn Thị xã Đồng Xoài, sông Bé cũng chạy từ Bắc xuống phía Nam dọc theo phía Tây Thị xã; là ranh giới giữa Thị xã Đồng Xoài và huyện Hớn Quản, Chơn Thành. Suối Cam và suối Sông Rinh là hai nhánh của Sông Bé thường cạn vào mùa khô và ngập sâu vào mùa mưa.
- Suối Rạt là ranh giới giữa Thị xã Đồng Xoài và huyện Đồng Phú. Suối này có nước ngập sâu vào mùa mưa, nhưng tương đối cạn kiệt về mùa khô, nên có tác dụng thấp trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
25
Về nguồn nước của các hồ, đập, bàu: Trên địa bàn toàn thị xã hiện có 07 hồ chứa nước gồm: hệ thống hồ Suối Cam ở Tân Phú, Tiến Thành diện tích sử dụng khoảng 133,42 ha; Vùng ngập Hồ Phước Hòa ở Tân Thành 243 ha; 05 bàu ở xã Tân Thành diện tích 9,5 ha. Hồ Suối Cam phục vụ nước sinh hoạt, sản xuất cho Thị Xã, các bàu đập còn lại phục vụ chính cho nông nghiệp.
Nhìn chung hệ thống sông suối Thị xã Đồng Xoài tương đối nhiều với mật độ khoảng 0,7-0,8 km/km2. Nhưng sông suối trong vùng có lòng sông hẹp, dốc, lũ lớn trong mùa mưa và khô kiệt trong mùa khô. Vì vậy nó ít có khả năng bồi đắp phù sa, hạn chế khả năng cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Muốn sử dụng được nguồn nước này cho sản xuất cần có những đầu tư lớn vào các công trình thủy lợi.
* Nước ngầm: Theo bản đồ địa chất thủy văn tỉnh Sông Bé (cũ), năm 1995 của liên đoàn Địa chất 6 cho thấy nước ngầm trong vùng có các tầng chứa nước sau:
- Tầng chứa nước Bazan (QI-II) phân bố trên quy mô khoảng 348km2, lưu lượng tương đối khá 0,5-16 l/s. Tuy vậy, do biến động lớn về tính thấm nên tỷ lệ khoan khai thác nước không cao.
- Tầng chứa nước Pleistocene (QI-III), phân bố ở phía Nam của Thị xã.
Đây là tầng chứa nước có trữ lượng khá lớn và chất lượng tốt.
- Tầng chứa nước Plioxen (N2) lưu lượng 5-15 l/s, phân bố ở trung tâm Thị xã Đồng Xoài. Có chất lượng tốt.
Ngoài ra có các tầng chứa nước Mezozoi (M2) phân bố ở vùng đồi thấp (100-250 m). Nước ngầm đã và đang được khai thác phục vụ dân sinh và tưới cho một số cây trồng như tiêu và cây ăn trái.
c. Tài nguyên rừng
Trước đây, Thị xã Đồng Xoài nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung, là vùng có tài nguyên rừng phong phú nhất vùng Đông Nam Bộ, nhưng đến nay phần lớn diện tích đất rừng đã khai thác chuyển sang sử dụng cho mục đích nông nghiệp và các mục đích phi nông nghiệp. Theo thống kê hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp sau khi rà soát và quy hoạch lại 03 loại rừng (Phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ thực hiện, 2007) thì hiện nay trên địa bàn thị xã không còn đất lâm nghiệp.
d. Tài nguyên khoáng sản
Theo báo cáo điều tra tài nguyên khoáng sản tỉnh Bình Phước do Liên đoàn địa chất Miền Nam thực hiện năm 2000, trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 20 loại khoáng sản thuộc 4 nhóm: nguyên liệu phân bón, kim loại, phi kim loại và đá quý. Trong đó nguyên liệu xây dựng (đá, cát, sét, laterit, puzơlan) kaolin, đá vôi… là khoáng sản có triển vọng và quan trọng nhất của tỉnh.
Tuy nhiên, thị xã Đồng Xoài rất nghèo về khoáng sản, chỉ phát hiện đá sỏi làm vật liệu xây dựng và san lấp, rãi rác ở một số nơi như phường Tân Đồng,