CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ẤT VÀ DỰ BÁO SỬ DỤNG ẤT TRÊN ỊA BÀN THỊ XÃ ỒNG XOÀI TỈNH BÌNH PHƯỚC
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên
2.2.2. Khái quát về phát triển kinh tế - xã hội
2.2.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế
Theo giá cố định năm 1994
- Năm 2000, tổng GTSX (Giá trị sản xuất) đạt 198,41 tỷ đồng, trong đó khu vực I (Ngành Nông - Lâm - Ngư) đạt 65,17 tỷ đồng, chiếm 32,85% tổng giá trị sản xuất của thị xã; khu vực II (Công nghiệp - Xây dựng) đạt 32,21 tỷ đồng, chiếm 16,24% và khu vực III (Dịch vụ) đạt 101,03 tỷ đồng, chiếm 50,92%.
- Năm 2005, tổng GTSX (Giá trị sản xuất) đạt 381,59 tỷ đồng, trong đó khu vực I (Ngành Nông - Lâm - Ngư) đạt 119,35 tỷ đồng, chiếm 31,28% tổng giá trị sản xuất của thị xã; khu vực II (Công nghiệp - Xây dựng) đạt 63,77 tỷ đồng, chiếm 16,71% và khu vực III (Dịch vụ) đạt 198,47 tỷ đồng, chiếm 52,01%.
- Năm 2010, tổng GTSX đạt 492 tỷ đồng, trong đó khu vực I đạt 55,9 tỷ đồng, chiếm 11,36% tổng giá trị sản xuất của thị xã; khu vực II đạt 181 tỷ đồng, chiếm 36,79% và khu vực III đạt 255,1 tỷ đồng, chiếm 51,85%. Tổng giá trị gia tăng từ 198,41 tỷ đồng năm 2000 lên 492 tỷ đồng năm 2009; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 16%/năm thời kỳ 2001- 2009, trong đó khu vực I đạt 6%/năm, khu vực II đạt 18 %/năm và khu vực III đạt 20%/năm.
- Năm 2011, tổng GTSX đạt 1.615 tỷ đồng. Tổng giá trị tăng thêm 674 tỷ đồng.
27
Tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp 9,6%, Công nghiệp - Xây dựng 39,4%, Dịch vụ 51%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 29,85 triệu đồng/người.
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn năm 2011 là: Thương mại - dịch vụ 51%, Công nghiệp - xây dựng 39,4% và Nông - lâm nghiệp 19,66 %.
Khi mới thành lập, quy mô nền kinh tế của thị xã Đồng Xoài còn rất nhỏ bé, với cơ cấu: Nông nghiệp - Thương mại, dịch vụ - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Đến năm 2011 quy mô GDP trên địa bàn thị xã đã đạt con số 1.615 tỷ đồng, với cơ cấu: Thương mại - Dịch vụ 51%, Công nghiệp - Xây dựng 39,4%
và Nông - Lâm nghiệp 9,66 %. Có thể nói trong giai đoạn 1999-2011 cơ cấu kinh tế của thị xã có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng Thương mại - Công nghiệp.
Tỷ trọng các ngành kinh tế phi nông nghiệp tăng rất mạnh và tương ứng là giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.
2.2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Nông nghiệp
Theo giá cố định 1994, tổng giá trị sản xuất khu vực I giảm từ 119,35 tỷ đồng năm 2005 xuống 55,90 tỷ đồng năm 2009, tốc độ giảm bình quân hàng năm giai đoạn 2005 - 2009 là 53% năm.
Trong thời kỳ 2005-2010, sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông, lâm, ngư nghiệp không đáng kể, nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế, mục tiêu là phát triển cây công nghiệp dài ngày, chủ yếu là cây cao su.
1. Ngành trồng trọt: Trong nông nghiệp, sản xuất các cây công nghiệp lâu năm là thế mạnh tuyệt đối (Cao su, tiêu, điều, cà phê); sản xuất các cây hàng năm là thứ yếu và nó được trồng trên các đất không có khả năng trồng cây lâu năm, hoặc trồng cây hàng năm dưới vườn cây lâu năm trong thời kỳ cây lâu năm chưa giao tán.
2. Chăn nuôi: Chăn nuôi không phải là ngành sản xuất chính, trong đó chăn nuôi trâu, bò có xu hướng giảm mạnh; chăn nuôi heo và gia cầm có xu hướng ngày càng tăng.
- Về đàn trâu: Năm 2007 có 208 con, năm 2009 có 151 con, năm 2010 139 con, đến năm 2011 chỉ còn 96 con.
- Về đàn bò: năm 2005 có 1.972 con, năm 2006 có 2.522 con, năm 2009 đạt 2.121 con, năm 2010 có 1.902 con và đến năm 2011 chỉ còn 1.062 con.
- Về đàn heo: năm 2005 có 11.600 con, năm 2009 có 10.076 con, năm 2010 là 11.330 con và năm 2011 13.382 con.
28
- Về đàn gia cầm: năm 2005 đạt 10.860 con, năm 2009 đạt 12.960 con, năm 2010 là 24.701 con và năm 2011 là 52.520 con.
b. Khu vực kinh tế Công nghiệp - Xây dựng
Trong giai đoạn 2006 - 2010, nhìn chung giá trị sản xuất của khu vực II tăng rất nhanh. Xét theo giá cố định 1994 thì giá trị sản xuất năm 2010 (216,6 tỷ đồng) tăng gấp 3,4 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng bình quân năm giai đoạn 2006 - 2010 là 18% cao hơn tốc độ tăng của toàn thị xã (16%). Xét về cơ cấu thì cơ cấu khu vực II trong nền kinh tế của thị xã trong giai đoạn vừa qua chuyển dịch khá ổn định và cao.
Trong khu vực II, tính theo giá hiện hành thì giá trị sản xuất của công nghiệp năm 2009 đạt 394,06 tỷ đồng, gấp 3,9 lần năm 2005 (99,912 tỷ đồng).
Như vậy, trong giai đoạn 2006 - 2010, ngành công nghiệp tăng khá nhanh về tỉ trọng trong khu vực II.
Giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng bình quân năm của ngành công nghiệp đạt 50,3%.
Hiện nay, tại Khu công nghiệp Đồng Xoài (gồm các khu: Khu Công nghiệp Bắc Đồng Xòai, Khu công nghiệp Tân Thành, Khu công nghiệp xã Tiến Thành, Khu CN Nam Đồng Xoài - Bắc Đồng Phú, Khu CN ĐX 3 (chung với TT Tân Phú), Khu Công nghiệp Đồng Xoài 4), có Khu công nghiệp xã Tiến Thành đã đi vào hoạt động.
c. Khu vực kinh tế dịch vụ
Giá trị sản xuất khu vực III có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với giá trị sản xuất của toàn nền kinh tế thị xã. Trong giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng của khu vực III cũng cao hơn tốc độ tăng trưởng của khu vực II, đạt 20%.
Giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ cũng tăng nhanh trong 5 năm trở lại đây.
Năm 2005 đạt 198,47 tỷ đồng, kế hoạch đến 2010 sẽ đạt 297 tỷ đồng (tăng gấp 1,5 lần so với năm 2005).
d. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Hiện trạng dân số: Dân số trung bình toàn thị xã năm 2011 là 89.535 người, mật độ dân số bình quân 534 người/km2. Tổng số hộ 21.165 hộ, qui mô hộ bình quân 4,1 người/hộ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,64% năm 2010.
Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2010 là 51.032 người, số lao động thực tế có tham gia lao động là 44.458 người (chiếm 87%), trong đó số lao động khu vực I 23.448 người, khu vực II là 4.945 người, khu vực III là 16.066 người.
Thu nhập bình quân đầu người (tính theo giá thực tế): Nhờ kinh tế tăng trưởng khá nhanh trong thời gian qua nên thu nhập bình quân đầu người của thị xã cũng tăng nhanh đạt 18,5 triệu đồng/người (934 USD) năm 2009 và kế hoạch năm 2010 đạt 21,5 triệu đồng/người, năm 2011 đạt 29,85 triệu đồng/người).
- Bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người là 1.933 m2/người (tỉnh Bình Phước 7.613 m2/người).
29
- Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người là 1.610 m2/người (tỉnh Bình Phước 4.869 m2/người). Trong đó, bình quân đất lúa là 5 m2/người (tỉnh Bình Phước 101 m2/người).
- Bình quân đất phi nông nghiệp trên đầu người là 275 m2/người (tỉnh Bình Phước 757 m2/người). Trong đó, bình quân đất ở là 68 m2/người (tỉnh Bình Phước 67 m2/người).
2.2.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cƣ nông thôn
Đất ở tại đô thị: Năm 1997, đô thị Đồng Xoài đã được quy hoạch, đến năm 2002 tiếp tục điều chỉnh lại đồ án quy hoạch đô thị và đến năm 2006 lại tiếp tục điều chỉnh và hiện nay đô thị Đồng Xoài đang quy hoạch điều chỉnh mở rộng, điều này cho thấy tốc độ xây dựng, đô thị hóa ở Đồng Xoài rất nhanh.
Hiện nay, trên địa bàn thị xã các khu chức năng hành chính, làm việc của các cấp đã hoàn chỉnh và đang hoạt động tốt.
Hiện tại trên địa bàn thị xã đã đang triển khai xây dựng các khu dân cư, tái định cư ở phường Tân Phú, Tân Bình, Tân Xuân, Tiến Thành,…. Tốc độ xây dựng các khu dân cư khá chậm, dẫn tới việc ổn định chỗ ở cho người dân đang phức tạp. Theo quy hoạch chung đô thị Đồng Xoài, trong tương lai, gần như một diện tích lớn đất nông nghiệp của thị xã sẽ chuyển sang cho phát triển các khu dân cư và đất chuyên dùng, đây cũng là một tất yếu phát triển kinh tế xã hội của thị xã nói riêng và của toàn tỉnh nói chung.
Đất ở tại nông thôn: Khu dân cư nông thôn có ba dạng phân bố, trong đó phần nhiều phân bố theo các trục đường giao thông. (1) Dạng tập trung thành cụm, điểm dân cư bao gồm các trung tâm xã, trung tâm cụm xã, tụ điểm các giao lộ chính; hình thành các ấp. Phân bố dân cư dạng này chiếm tỷ lệ khoảng 40- 45% tổng số nhà ở. (2) Dạng tuyến: Phân bố dọc theo hai bên trục đường giao thông, dạng này chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 50% tổng số nhà ở. (3) Dạng phân tán: Các nhà ở phân bố rải rác trong đất sản xuất nông, lâm nghiệp với phương thức tiện canh, tiện cư. Dạng này chiếm khoảng 5-10% tổng số nhà ở.
2.2.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a. Giao thông
Mạng lưới giao thông trong những năm gần đây đã phát triển khá mạnh, hệ thống đường đô thị đã được nâng cấp và làm mới khá nhiều. Hiện nay trên địa bàn thị xã hình thành 2 tuyến giao thông đối ngoại vuông góc với nhau là QL 14 và đường ĐT 741 đã hoàn thiện với quy mô 4-6 làn xe, mặt đường bê tông nhựa, lộ giới 42-57 m. Một số đường trục chính của các xã, phường đã được hình thành với chiều rộng mặt đường 9-20 m. Mạng lưới đường bộ có đường nhựa tới tất cả các phường, xã.
- Trên địa bàn thị xã có 1 tuyến Quốc lộ 14 chạy qua, là tuyến nối liền TP.
Hồ Chí Minh – Đồng Xoài – các tỉnh Tây Nguyên. Đoạn chạy qua thuộc địa bàn thị xã có chiều dài 17,7 km, đã trải thảm bê tông nhựa.
30
- Các tuyến liên vùng, tỉnh gồm: Đường ĐT 741: chạy hướng Nam - Bắc từ Phú Giáo - Bình Dương đi Phước Long, đã được nâng cấp, hành lang lộ giới rộng 42-60m, mặt đường nhựa bê tông, đoạn qua thị xã dài 11,1 km. Ngoài ra còn có các tuyến ĐT 753 (đường Lê Quý Đôn), tuyến Tiến Hưng – Bình Dương.
Hơn 307,82 km đường nội thị, đường xã, một số đã được nâng cấp nhựa, còn lại là đường cấp phối với mặt đường rộng từ 10 – 20 m, đảm bảo thuận tiện cho người dân đi lại.
Đối với các tuyến đường khác, nhiều tuyến đường đã được mở rộng nâng cấp, đạt tiêu chuẩn cấp IV, nhưng do khả năng tài chính của tỉnh và thị xã còn hạn chế vì thế, chưa thể nâng cấp, gia cố một số tuyến đường ở khu vực phía Đông thị xã, đây là khu vực có lượng xe tải vận chuyển hàng nông sản rất lớn, do những tuyến đường này vào mùa mưa thường sạt lở gây khó khăn cho giao thông.
b. Ngành thủy lợi
Đến nay, trên địa bàn thị xã đã có 3 công trình thủy lợi, gồm các công trình sau: Vùng ngập Hồ Phước Hòa, Hồ Suối Cam, Hồ Suối Cam II, các công tình này chủ yếu là cung cấp nước sinh hoạt cho thị xã, một số nông trường, trang trại. Cắt giảm đỉnh lũ, hạn chế đáng kể ngập lụt ở một số khu vực. Nhìn chung, các công trình thủy lợi đã xây dựng cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi,… và cải tạo môi trường sinh thái trong mùa khô hạn cũng như hạn chế lũ lụt khu vực hạ lưu về mùa mưa.
Đa số hệ thống kênh tưới làm bằng đất trước đây nay đã được kiên cố hóa kênh mương nên hiện tượng thấm nước và sạt lở không còn nhiều. Ngoài ra, đối với các công trình thủy lợi chỉ là tạo nguồn, diện tích tưới tự chảy là chủ yếu chiếm trên 80%, muốn tưới chủ yếu phải dùng máy bơm.
c. Năng lƣợng
Trong những năm qua Ngành điện và tỉnh đã huy động nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển mạng lưới điện. Đến cuối năm 2004, 100% phường, xã có lưới điện Quốc gia. Tổng số hộ gắn điện kế mới là 2.227 hộ, trong đó xoá điện kế cụm và điện kế cao giá được 335 hộ, nâng tổng số hộ sử dụng điện lên 20.111 hộ, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 96,1%. Về hệ thống mạng lưới điện trên địa bàn thị xã có:
- Lưới trung thế: 156 km; Lưới hạ thế: 145 km.
- Trạm biến áp phân phối: 297 trạm - Tổng dung lượng 27.025 KVA
Ngoài mạng lưới truyền tải điện, trạm biến áp, phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt dân cư, còn có hệ thống đèn chiếu sáng phục vụ công cộng trong thị xã theo các tuyến đường chính và các khu dân cư mới xây dựng.
31
Xí nghiệp công trình công cộng quản lý 1.259 bóng đèn cao áp và trang trí các loại trên 23 trạm và 17 tuyến đường nội ô thị xã. Đảm bảo tốt sinh hoạt của nhân dân và an toàn giao thông.
d. Bưu chính viễn thông
Hệ thống bưu chính viễn thông đã được chú trọng đầu tư phát triển, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong thị xã và đến tất cả các huyện trong tỉnh.
Mạng lưới bưu chính viễn thông trên địa bàn thị xã năm 2008 hiện có: 01 bưu cục trung tâm tỉnh; 02 bưu cục thị xã; 23 đại lý bưu điện.
Nhìn chung trong những năm qua do có sự đầu tư lớn về trang thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất ngành bưu chính viễn thông vì vậy hoạt động bưu chính viễn thông trên địa bàn thị xã Đồng Xoài phát triển khá nhanh, thông tin được thông suốt, nhanh chóng, kịp thời.
e. Văn hoá – Thông tin – Thể dục thể thao
Hoạt động văn hóa, thể thao đạt kết quả tốt trên nhiều lĩnh vực, hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ đặt ra. Công tác thông tin, tuyên truyền cổ động bằng nhiều hình thức đã không ngừng nâng cao hiệu quả, kịp thời chuyển tải các thông tin của Đảng và Nhà nước đến các người dân. Công tác quản lý nhà nước được tăng cường, góp phần chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn.
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được chỉ đạo chặt chẽ, đi vào chiều sâu, chất lượng ngày càng được nâng lên, kết quả: có 14.881/15.937 hộ đạt gia đình văn hoá, đạt 93,37% so với số hộ đăng ký; 47/51 khu dân cư đạt tiêu chuẩn khu dân cư tiên tiến, đạt 92,15%;
84/90 cơ quan đạt cơ quan “Văn minh - An toàn - Sạch đẹp", đạt 93,33%;
2.606/2.617 cán bộ công chức đạt danh hiệu “Nếp sống văn minh cá nhân” năm 2009, đạt 99,57%.
Xây dựng 7/8 căn nhà văn hoá, đạt 87,5% kế hoạch, nâng tổng số lên 44/51 KDC có nhà văn hoá. Hiện nay 48/51 khu dân cư có đất để xây dựng nhà văn hóa KDC.
* Thể dục thể thao.
Vận động nhân dân hăng hái rèn luyện thân thể, mở rộng phong trào thể thao quần chúng, phấn đấu tỷ lệ nhân dân thị xã tham gia rèn luyện thể dục thể thao đạt khoảng 20% tổng dân số toàn thị xã.
Duy trì và phát triển nhiều loại hình thể dục thể thao như: câu lạc bộ võ thuật, dưỡng sinh, các lớp năng khiếu bóng đá, Taekwondo, cờ vua,…
Các phường xã đều có đội bóng đá, bóng chuyền,… Nhiều thành tích thể thao về đồng đội và cá nhân thị xã đã đạt được: giải đồng đội đạt huy chương vàng tại các giải thể thao toàn tỉnh, toàn quốc, khu vực; huy chương bạc tại cúp câu lạc bộ quốc tế; giải cá nhân đạt huy chương vàng, bạc, đồng tại các giải trên.
32
* Truyền thông, thông tin.
Tổ chức tốt việc thông tin tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, mừng Đảng, mừng Xuân, các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đặc biệt là việc tuyên truyền cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, 50 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 119 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 35 năm giải phóng Đồng Xoài và 10 năm thành lập thị xã. Tổ chức nhiều hội thi VHVN-TDTT sôi nổi trên địa bàn thị xã.
Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Mạng lưới truyền thanh được mở rộng, trong năm đã triển khai xây dựng đề án truyền thanh 4 cấp tại các phường - xã; đầu tư, lắp đặt và đưa vào hoạt động 10 cụm loa không dây tại 8/8 phường - xã, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng, nắm bắt các thông tin về KT-VHXH-QPAN của Đảng, Nhà nước và địa phương. Thực hiện phóng sự thị xã Đồng Xoài 10 năm xây dựng và phát triển.
f. Y tế
Hệ thống y tế cơ bản đã được đầu tư hoàn thiện theo yêu cầu về hệ thống y tế cơ sở cấp tỉnh. Theo số liệu thống kê, hiện nay trên địa bàn thị xã có 1 bệnh viện tỉnh, 1 bệnh viện y học cổ truyền, 1 phòng khám đa khoa khu vực, 1 nhà hộ sinh, 2 bệnh viện tư nhân, 8 trạm y tế xã phường, 3 phòng, 3 đội. 4/7 trạm y tế có bác sỹ và chức danh đông y, toàn bộ 45 thôn ấp có nhân viên y tế thôn ấp.
Tổng số giường bệnh của toàn bộ mạng lưới y tế là 512 giường, trong đó bệnh viện có 473 giường, phòng khám đa khoa khu vực có 15 giường, còn lại 8 trạm y tế phường xã có 24 giường.
Toàn ngành có 585 cán bộ y tế, trong đó ngành y là 493 cán bộ với 167 bác sỹ và trên đại học, 87 y sỹ và kỹ thuật viên, 223 y tá và hộ lý, trình độ khác là 16 cán bộ; ngành dược có 92 cán bộ với 8 dược sỹ cao cấp, 45 dược sỹ trung cấp và 39 là dược tá. Bình quân có 0,2 bác sỹ/1 ngàn dân; 0,4 giường bệnh/1 ngàn dân, 85,7% trạm y tế có bác sỹ công tác, 100% xã phường có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi đang công tác, tỷ lệ thôn ấp có nhân viên y tế cộng đồng là 100%.
g. Giáo dục - đào tạo
Tính đến năm 2011, trên địa bàn thị xã có 8 trường mẫu giáo - mầm non, 13 trường tiểu học, 08 trường trung học cơ sở, 05 trường phổ thông trung học.
Hầu hết các trường học trên địa bàn thị xã được xây dựng với quy mô vừa và lớn, một số đạt tiêu chuẩn, có đầy đủ các phòng chức năng, khối hiệu bộ, hạ tầng kỹ thuật để tiến tới đạt chuẩn Quốc gia.
Tại thị xã có Trường dân tộc nội trú, Trường cao đẳng sư phạm, Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao su, Trung tâm dạy nghề HND tỉnh, Trường trung học y tế, Trường Cao đẳng Kỹ Thuật, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên để phục vụ công tác phổ cập, bồi dưỡng giáo viên.