Biết: Trong hợp đồng các bên có thỏa thuận trọng tài như sau: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết bởi trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện
Trang 1MỤC LỤC
Trang
BÀI LÀM 2
1 Phân tích các điều kiện để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực… 2
2 Biết: Trong hợp đồng các bên có thỏa thuận trọng tài như sau: “Mọi
tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết bởi trọng tài thương mại
theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.” Hãy nhận xét về hiệu lực
của thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng mua bán gạo nói trên và bình luận
quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực của thỏa thuận trọng
tài………
5
3 Tòa án có thể thụ lý đơn khởi kiện của công ty A không? Vì sao? 11
4 Phân tích các căn cứ pháp lý để xác định tính hợp pháp của yêu cầu bồi
thường thiệt hại và phạt vi phạm của công ty A
Nếu yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm của công ty A là hợp
pháp, hãy xác định giá trị bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm mà công ty B
phải chịu?
12
Trang 2TM2.NT2 - 1.
Tháng 01/2012, giám đốc công ty cổ phần A ký hợp đồng mua 1000 tấn gạo (giá: 10.000 đồng/kg) với giám đốc công ty cổ phần B Đến thời hạn giao hàng, công ty B không giao được hàng cho công ty A Do đó, công ty A không thực hiện được hợp đồng với đối tác và bị đối tác phạt vi phạm 200 triệu đồng Công ty A gửi thông báo yêu cầu công ty B bồi thường thiệt hại 500 triệu đồng
và chịu phạt 8% giá trị hợp đồng nhưng công ty B không chấp thuận Công ty A quyết định khởi kiện ra Tòa án
1 Phân tích các điều kiện để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực
2 Biết: Trong hợp đồng các bên có thỏa thuận trọng tài như sau: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết bởi trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.” Hãy nhận xét về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng mua bán gạo nói trên và bình luận quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài
3 Tòa án có thể thụ lý đơn khởi kiện của công ty A không? Vì sao?
4 Phân tích các căn cứ pháp lý để xác định tính hợp pháp của yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm của công ty A
Nếu yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm của công ty A là hợp pháp, hãy xác định giá trị bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm mà công ty B phải chịu?
BÀI LÀM
1 Phân tích các điều kiện để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực
Trang 3Trước hết, phải hiểu mua bán hàng hóa là gì? Theo Luật thương mại
2005, mua bán hàng hóa được định nghĩa là “hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận” Từ đó có thể định nghĩa hợp đồng
mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của hợp đồng Tuy nhiên, không phải mọi thỏa thuận của các bên đều được pháp luật thừa nhận mà chỉ có những thoả thuận tuân theo quy định của pháp luật mới có hiệu lực pháp luật
Luật thương mại 2005 (LTM) không có quy định cụ thể các điều kiện để hợp đồng mua bán có hiệu lực Vì vậy, khi xem xét hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa, cần dựa trên những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định trong Bộ luật dân sự 2005 (BLDS) Theo Điều 122 BLDS về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, các bên phải hoàn toàn tự nguyện khi giao kết hợp đồng;
Thứ hai, mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của
pháp luật và không trái đạo đức xã hội;
Thứ ba, chủ thể hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự;
Thứ tư, hình thức của hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật
nếu pháp luật có yêu cầu hợp đồng phải được xác lập bằng một hình thức nhất định
Nếu thiếu một trong bốn căn cứ trên, giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu Căn cứ vào quy định của Điều 122 BLDS và các quy định có liên quan, có thể xác định một hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
* Về chủ thể
Các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng Nếu chủ thể là cá nhân thì phải có đầy
Trang 4đủ năng lực hành vi dân sự (đủ 18 tuổi và không bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự …),
Trong thực tiễn hoạt động mua bán, chủ thể tham gia hợp đồng mua bán
chủ yếu là các thương nhân Theo quy định Khoản 1 Điều 6 LTM 2005:
“thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.
Khi tham gia hợp đồng mua bán nhằm mục đích lợi nhuận, các thương nhân phải đáp ứng điều kiện có đăng ký kinh doanh hợp pháp đối với hàng hóa được mua bán Trường hợp mua bán sản phẩm, hàng hóa có điều kiện kinh doanh, thương nhân còn phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh đó theo quy định pháp luật
* Đại diện của các bên giao kết hợp đồng phải là người đại diện hợp pháp
Người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật quy định tại điều
145 BLDS 2005 Theo đó, người đại diện hợp pháp bao gồm: người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền
Đại diện theo pháp luật của DNTN là chủ của DNTN, đối với công ty hợp danh là các thành viên hợp danh còn thành viên góp vốn không phải là đại diện theo pháp luật của công ty trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác, đối với công ty cổ phần người đại diện hợp pháp là giám đốc, tổng giám đốc hoặc chủ tịch hội đồng thành viên
Điều 151 BLDS quy định: “đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản”.
Như vậy đại diện hợp pháp của chủ thể hợp đồng có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền Khi xác định thẩm quyền giao kết hợp đồng mua bán, theo quy định tại điều 145 BLDS thì người không có quyền đại diện giao kết , thực hiện hợp đồng mua bán sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với bên được hợp đồng đại diện, trừ trường hợp được người đại diện hợp pháp bên được đại diện chấp nhận
Trang 5Bên đã giao kết hợp đồng với người không có quyền đại diện phải thông báo cho bên kia để trả lời trong thời gian ấn định Nếu hết thời hạn này mà không có trả lời thì hợp đồng đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ với bên được đại diện nhưng người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên đã giao kết hợp đồng với mình, trừ trường hợp bên đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện
* Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội
Điều cấm của pháp luật là những quy định mà pháp luật không cho phép chủ thể được thực hiện những hành vi nhất định Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử giữa người với người trong đời sống được xã hội thừa nhận
Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng không bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Tùy thuộc vào từng giai đoạn của nền kinh tế, xuất phát
từ yêu cầu quản lý nhà nước mà những hàng hóa bị cấm kinh doanh được pháp luật quy định một cách phù hợp Vì vậy, đối tượng của hợp đồng phải là những hàng hóa được pháp luật cho phép trao đổi, mua bán… vào thời điểm giao kết
Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh trong thương mại hiện nay được quy định trong danh mục ban hành theo nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006
* Hợp đồng giao kết phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện
Hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết phải đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật
Việc giao kết hợp đồng phải xuất phát từ quyền tự do kí kết hợp đồng và phù hợp với ý chí thực của họ, hướng đến lợi ích chính đáng của các bên, đồng thời không xâm hại đến lợi ích khác được pháp luật bảo vệ Với nhũng hợp đồng được kí kết do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép thì đều bị coi là trái pháp luật và hợp đồng đó sẽ không có hiệu lực Về vấn đề này, Điều 389 BLDS quy định:
“Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: 1.Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;
Trang 62.Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng”.
Những hành vi cưỡng ép đe dọa lừa dối…để giao kết hợp đồng là lí do dẫn tới hợp đồng mua bán không có hiệu lực
* Hình thức của hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật
Để hợp đồng mua bán có hiệu lực, nội dung hợp đồng phải được xác lập theo những hình thức được pháp luật thừa nhận Theo Điều 24 LTM, hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được thành lập bằng văn bản thì phải tuân theo các quy định đó
Như vậy, hình thức của hợp đồng chỉ là điều kiện có hiệu lực khi pháp luật có quy định.Trường hợp các bên không tuân thủ hình thức hợp đồng khi pháp luật bắt buộc hợp đồng đó phải tuân thủ về hình thức thì hợp đồng mua bán
bị vô hiệu khi được ký kết
Ngoài ra, LTM còn có một quy định riêng về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài như chủ thể bên Việt Nam phải là thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với người nước ngoài; hàng hóa phải là hàng hóa được phép mua bán theo quy định của pháp luật nước bên mua và nước bên bán; hoạt động phải lập thành văn bản
2 Hãy nhận xét về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng mua bán gạo nói trên và bình luận quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài.
a Nhận xét về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng mua bán gạo:
Trước khi xét tới hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng mua bán gạo giữa công ty A và công ty B thì cần phải hiểu thế nào là thỏa thuận trọng tài Khái niệm về thỏa thuận trọng tài đã được ghi nhận tại khoản 2 Điều 3
Luật Trọng tài thương mại 2010: “Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.” Như vậy, định nghĩa về thỏa thuận trọng tài đã cho ta biết: thứ nhất, thỏa
thuận trọng tài trước hết là một thỏa thuận, và thỏa thuận đó là thỏa thuận giữa
Trang 7các bên trong một tranh chấp thương mại; thứ hai, mục đích của thỏa thuận trọng tài là việc lựa chọn Trọng tài để giải quyết tranh chấp giữa các bên khi tranh chấp xảy ra; thứ ba, việc lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp có thể được lựa chọn trước hoặc khi tranh chấp đã phát sinh
Trong hợp đồng giao kết giữa công ty A và công ty B có điều khoản thỏa
thuận trọng tài như sau: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải
quyết bởi trọng tại thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.” Vậy, thỏa thuận trọng tài giữa công ty A và công ty B trong hợp đồng
bán gạo có hiệu lực hay không? Luật trọng tài thương mại 2010 không quy định
cụ thể về các điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận Trọng tài mà chỉ đề cập đến việc giải quyết theo thủ tục tố tụng của Trọng tài Tuy nhiên, có thể xác định điều kiện có hiệu lực của một hỏa thuận thương mại dựa vào các quy định về các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu Điều 18 Luật trọng tài thương mại
2010 có quy định về các trường hợp thỏa thuận vô hiệu như sau:
“1 Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.
2 Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3 Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
4 Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này.
5 Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
6 Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.”
Từ quy định trên, có thể thấy, để xem xét một thỏa thuận trọng tài có hiệu lực hay không cần dựa vào các tiêu chí sau:
- Về đối tượng của thỏa thuận:
Trang 8Đối tượng của thỏa thuận trọng tài là các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại Điều 2 Luật trọng tài thương mại
2010 quy định như sau:
“1 Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2 Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
3 Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài”
Trong tình huống, Công ty cổ phần A và Công ty cổ phần B là hai thương nhân Mục đích của hai bên khi tiến hành mua bán hàng hóa (mua bán gạo) là mục đích sinh lợi Vì vậy, hoạt động mua bán gạo mà hai bên thực hiện là hoạt động thương mại (Được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005)
Từ đó, có thể thấy, tranh chấp về hoạt động mua bán gạo của hai bên là tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại, mà tranh chấp này chính là đối tượng của thỏa thuận trọng tài
Như vậy, đối tượng của thỏa thuận trọng tài giữa Công ty cổ phần A và Công ty cổ phần B là phù hợp với quy định của Luật trọng tài thương mại 2010
- Về hình thức của thỏa thuận trọng tài:
Khoản 1 Điều 16 Luật TTTM 2010 quy định : “Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng” Khoản 2 Điều này quy định thỏa thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản và quy định một số thỏa thuận cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản.
Xét tình huống, thỏa thuận trọng tài giữa Công ty A và Công ty B được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng mua bán gạo Hợp đồng mua bán gạo được lập thành văn bản và được 2 bên ký kết
Như vậy, thỏa thuận trọng tài của 2 công ty đảm bảo yêu cầu về hình thức theo quy định tại Luật TTTM 2010
- Về nội dung của thỏa thuận trọng tài:
Trang 9Khoản 6 Điều 18 Luật trọng tài thương mại cũng đã quy định về trường hợp thỏa thuận trọng tài giữa các bên vô hiệu là:
“6 Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.”
Trong tình huống, thỏa thuận trọng tài giữa công ty A và công ty B có nội dung: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết bởi trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành” Như vậy, nội dung của thỏa thuận trọng tài này không hề vi phạm điều cấm của pháp luật nên thỏa mãn yêu cầu về nội dung của thỏa thuận trọng tài theo quy định tại Luật Trọng tài thương mại 2010
-Về năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài:
Người ký kết thỏa thuận trọng tài phải có năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Bộ Luật dân sự 2005 Người ký kết ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, tức là bao gồm cả chủ thể của thỏa thuận trọng tài và người trực tiếp ký kết thỏa thuận trọng tài
Trong tình huống, do người ký kết thỏa thuận trọng tài là giám đốc của hai công ty nên nhóm mặc định hai người này phải có năng lực hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 Về hai công ty A và B, sau khi ký kết hợp đồng mua bán gạo với nhau, Công ty B đã không giao hàng cho Công ty A, Công ty A yêu cầu Công ty B bồi thường thiệt hại nhưng Công ty B không đồng ý và xảy ra tranh chấp Điều này có nghĩa đây là hai công ty tồn tại và đang hoạt động trên thực tế nên cũng mặc định chúng có năng lực hành vi dân sự
Như vậy, chủ thể ký kết thỏa thuận trọng tài ở tình huống thỏa mãn yêu cầu về chủ thể ký kết thỏa thuận trọng tài theo quy định tại Luật Trọng tài thương mại 2010
- Về ý chí của các bên khi xác lập thỏa thuận trọng tài
Các bên phải hoàn toàn tự nguyện khi giao kết thỏa thuận trọng tài Theo như quy định tại khoản 5 Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì “nếu một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài và phải có thêm điều kiện là: có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài
đó là vô hiệu thì thỏa thuận trọng tài mới bị vô hiệu”
Trang 10Trong tình huống, không hề có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu Hơn nữa, hợp đồng là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Hợp đồng mua bán gạo là kết qủa thỏa thuận của 2 bên, trong đó mỗi bên đều nhằm đạt được mục đích lợi nhuận của mình Thỏa thuận trọng tài là một điều khoản của hợp đồng mua bán gạo, là thỏa thuận của các bên về phương thức giải quyết tranh chấp Do đó, thỏa thuận trọng tài trong tình huống được xây dựng trên cơ sở tự nguyện, thống nhất ý chí của các bên
Như vậy, thỏa thuận trọng tài trong tình huống thỏa mãn yêu cầu về ý chí của các bên khi xác lập thỏa thuận trọng tài được quy định tại Luật trọng tài thương mại 2010
- Về điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài:
Khoản 1 Điều 5 Luật trọng tài thương mại 2012 quy định: “Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp” Theo đó thì tranh chấp giữa công ty A và công ty B có đủ điều kiện để được giải quyết bằng trọng tài thương mại Thỏa thuận trọng tài được lập giữa công ty A và công ty B trước khi tranh chấp xảy ra là hoàn toàn có hiệu lực theo quy định của pháp luật
b Bình luận về quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài:
Như đã phân tích ở trên thì khi xét tới hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, chúng ta xét tới các khía cạnh như: đối tượng của thỏa thuận trọng tài, hình thức của thỏa thuận trọng tài, nội dung của thỏa thuận trọng tài, năng lực chủ thể ký kết thỏa thuận trọng tà , ý chí của các bên khi xác lập thỏa thuận trọng tài, về điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
-Về đối tượng của thỏa thuận trọng tài
Đối tượng của thỏa thuận trọng tài được quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010 Quy định này đã mở rộng thẩm quyền của trọng tài ở mức
độ nhất định, không quá rộng cũng không quá hẹp Quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bên khi tiến hành giao kết thỏa thuận trọng tài Tuy nhiên,