1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài tập lớn tình huống luật thương mại quốc tế

14 740 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 28,66 KB

Nội dung

Ngày 11092014 BINBOP (Việt Nam) và NANA (Anh) ký kết hợp đồng mua bán mặt hàng bình gốm sứ Bát Tràng theo điều kiện CIF, thanh toán bằng TT (phương thức thanh toán sau) trong vòng tám ngày sau khi người mua nhận được chứng từ vận tải gốc, người hưởng lợi là người bán (BINBOP).

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 3

II TÌNH HUỐNG 5

III GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 6

1 Yêu cầu 1 6

2 Yêu cầu 2 7

3 Yêu cầu 3 8

4 Yêu cầu 4 10

KẾT LUẬN 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 2

MỞ ĐẦU

Với sự phát triển không ngừng của đời sống kinh tế, các hoạt động thương mại quốc tế đang ngày càng diễn ra một cách sôi động, đặc biệt là các giao dịch trong lĩnh vực thương mại hàng hóa mà chủ yếu là thông qua các hợp đồng Sự giao lưu thương mại đã đem đến rất nhiều lợi ích cho các quốc gia Tuy nhiên, khi tham gia vào quá trình đó, các bên luôn mong muốn có được nhiều lợi ích nhất cho mình Trong nhiều trường hợp, khi lợi ích của các bên có sự xung đột tất yếu nảy sinh ra sự mâu thuẫn và dẫn đến tranh chấp Hơn nữa, mỗi quốc gia đều có hệ thống pháp luật riêng Điều này càng làm cho quá trình giải quyết các mâu thuẫn khó khăn hơn khi mà nhiều hệ thống pháp luật có thể cùng được áp dụng và các bên luôn mong muốn áp dụng hệ thống pháp luật có lợi cho mình

Để có cơ chế giải quyết chung, các quốc gia thường tham gia vào các tổ chức kinh tế, ký kết các điều ước quốc tế Tuy nhiên, khi các bên không có cơ chế giải quyết chung thì hệ thống pháp luật nào được áp dụng, quyền và nghĩa vụ của các bên như thế nào và ai là người có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp

đó thì là một vấn đề hết sức khó khăn Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, nhóm

1 lớp K3i xin chọn đề tài số 8 cho bài tập của nhóm, qua đó đưa ra cách giải quyết cho tình huống minh họa trong trường hợp trên Trong quá trình thực hiện,

do còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như tài liệu, bài thảo luận không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài tập được hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

NỘI DUNG

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (còn được gọi là hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu) là hợp đồng mua bán hàng hoá có tính chất quốc tế (có yếu tố nước ngoài, có nhân tố nước ngoài) Tính chất quốc

tế của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được hiểu không giống nhau tuỳ theo quan điểm của luật pháp từng nước

Theo Công ước Lahaye năm 1964 về mua bán quốc tế các động sản hữu hình: tính chất quốc tế thể hiện ở các tiêu chí như: các bên giao kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau và hàng hoá, đối tượng của hợp đồng, được chuyển qua biên giới một nước, hoặc là việc trao đổi ý chí giao kết hợp đồng giữa các bên được lập ở những nước khác nhau (Điều 1 của Công ước)

Nếu các bên giao kết không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú thường xuyên của họ Yếu tố quốc tịch của các bên không có ý nghĩa trong việc xác định yếu tố nước ngoài của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Theo Công ước Viên năm 1980 của Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng Mua bán Quốc tế Hàng hoá (United Nations Convention on Contracts for International Sales of Goods, Vienna 1980 - CISG, gọi tắt là Công ước Viên năm 1980): tính chất quốc tế được xác định chỉ bởi một tiêu chuẩn duy nhất, đó

là các bên giao kết hợp đồng có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau (điều 1 Công ước Viên năm 1980) Và, giống như Công ước Lahaye năm 1964, Công ước này cũng không quan tâm đến vấn đề quốc tịch của các bên khi xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế1

Theo quan điểm của Việt Nam: Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không đưa ra tiêu chí để xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà liệt kê những hoạt động được coi là mua bán hàng hóa quốc tế

1 Tham khảo bài viết Nguyễn Xuân Công tại trang web: http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx? ItemID=1299

Trang 4

Điều 27 nêu rõ mua bán quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu Theo đó, dựa trên năm khái niệm về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 đã sử dụng tiêu chí hàng hóa phải là động sản; hàng có thể được di chuyển qua biên giới của Việt Nam hoặc qua biên giới của một nước (vùng lãnh thổ); hoặc di chuyển qua khu chế xuất, khu vực hải quan riêng để xem xét tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Như vậy, nếu đối tượng của hợp đồng mua bán là bất bộng sản thì hợp đồng đó không phải là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cho dù bất động sản được bán cho người nước ngoài Mua bán bất động sản với người nước ngoài phải theo một cơ chế pháp lý riêng

2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

So với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

tế có những đặc điểm sau đây:

Về chủ thể: chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là các bên,

người bán và người mua, có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau

Về đối tượng của hợp đồng: hàng hoá là đối tượng của hợp đồng mua

bán hàng hoá quốc tế là động sản, tức là hàng có thể chuyển qua biên giới của một nước

Về đồng tiền thanh toán: Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ

hoặc có thể là ngoại tệ đối với các bên Ví dụ: hợp đồng được giao kết giữa người bán Việt Nam và người mua Hà Lan, hai bên thoả thuận sử dụng đồng euro làm đồng tiền thanh toán Lúc này, đồng euro là ngoại tệ đối với phía người bán Việt Nam nhưng lại là nội tệ đối với người mua Hà Lan Tuy nhiên, cũng có trường hợp đồng tiền thanh toán đều là nội tệ của cả hai bên, như trường hợp các doanh nghiệp thuộc các nước trong cộng đồng châu Âu sử dụng đồng euro làm đồng tiền chung

Trang 5

Về ngôn ngữ của hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường

được ký kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là được ký bằng tiếng Anh Điều này đòi hỏi các bên phải giỏi ngoại ngữ

Về cơ quan giải quyết tranh chấp: tranh chấp phát sinh từ việc giao kết

và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là toà án hoặc trọng tài nước ngoài Và một lần nữa, vấn đề ngoại ngữ lại được đặt ra nếu muốn chủ động tranh tụng tại tòa án hoặc trọng tài nước ngoài

Về luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng): luật áp dụng

cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế mang tính chất đa dạng và phức tạp Điều này có nghĩa là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể phải chịu sự điều chỉnh không phải chỉ của luật pháp nước đó mà cả của luật nước ngoài (luật nước người bán, luật nước người mua hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba nào), thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ (tiền lệ pháp) để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế, trong mua bán hàng hóa quốc

tế, các bên có quyền tự do thoả thuận chọn nguồn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng của mình Nguồn luật đó có thể là luật quốc gia, điều ước quốc tế về thương mại hoặc tập quán thương mại quốc tế và thậm chí cả các án lệ (tiền lệ xét xử)

II TÌNH HUỐNG

Ngày 11/09/2014 BINBOP (Việt Nam) và NANA (Anh) ký kết hợp đồng mua bán mặt hàng bình gốm sứ Bát Tràng theo điều kiện CIF, thanh toán bằng

TT (phương thức thanh toán sau) trong vòng tám ngày sau khi người mua nhận được chứng từ vận tải gốc, người hưởng lợi là người bán (BINBOP)

BINBOP đã giao hàng cho NANA ngày 22/09/2014 Sau khi giao hàng, BINBOP đã chuyển cho NANA vận đơn gốc và hóa đơn thương mại đề ngày 22/09/2014 đòi tiền hàng, nhưng cuối cùng BINBOP vẫn không nhận được tiền

Trang 6

hàng Ngày 14/12/2014 BINBOP gửi cho NANA thư yêu cầu thanh toán, trong

đó, yêu cầu NANA phải thanh toán tiền hàng cho BINBOP trong vòng 15 ngày

kể từ ngày gửi thư yêu cầu, thời hạn trả chậm nhất là ngày 28/12/2014 BINBOP, sau nhiều lần đòi tiền mà không được trả, đã khởi kiện NANA, đòi NANA phải trả các khoản tiền sau:

- Tiền hàng;

- Tiền lãi của tiền hàng;

- Phí tư vấn pháp lý, phí dịch thuật, phí liên lạc điện thoại và fax

NANA đã phản bác rằng mình đã ký hợp đồng với BINBOP (hợp đồng ký ngày 11/09/2014) để nhập khẩu ủy thác cho TEPTIU Một biên bản thỏa thuận khác ký ngày 11/09/2014 giữa ba bên (BINBOP, NANA, và TEPTIU) thì trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho BINBOP là TEPTIU, cho nên BINBOP không

có quyền kiện NANA trả tiền hàng Ba bên không có điều khoản quy định Biên bản thỏa thuận là một bộ phận của Hợp đồng mua bán hàng hóa

(i) Xác định bên có nghĩa vụ trả tiền hàng cho BINBOP

(ii) Bên có nghĩa vụ trả tiền hàng có nghĩa vụ trả tiền lãi của tiền hàng không? Nếu có, xác định mốc thời gian tính lãi suất Các phí do BINBOP liệt kê trong đơn khởi kiện liệu có được trọng tài chấp nhận?

(iii) Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên?

(iv) Xác định luật áp dụng

III GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

1 Yêu cầu 1

Xác định bên có nghĩa vụ trả tiền hàng cho BINBOP

Dựa theo tình huống trên theo quan điểm của nhóm Nana là bên có nghĩa

vụ trả tiền hàng cho Binbop, vì:

Trang 7

Thứ nhất, NANA là công ty nhập khẩu ủy thác cho công ty TEPTIU nói một cách rõ hơn thì NANA là công ty nhận ủy thác nhập khẩu hàng hóa là gốm bát tràng của BINBOP (Việt Nam) cho TEPTIU TEPTIU muốn nhập hàng của BINBOP nên đã ủy thác nhập khẩu cho NANA Giữa NANA và TEPTIU ký kết với nhau một hợp đồng ủy thác nhập khẩu Thông thường bên nhận ủy thác nhập khẩu sẽ có các trách nhiệm như: đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương với người bán hàng nước ngoài; làm các thủ tục cần thiết để nhập khẩu hàng hóa; Thanh toán tiền cho người bán hàng nước ngoài; khai và nộp các loại thuế như thuế nhập khẩu, thuế VAT… cho hàng nhập khẩu; lưu giữ bộ chứng từ xuất nhập khẩu: hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói; xuất trả hàng đã nhập khẩu cho người ủy thác, cùng hóa đơn VAT cho hàng nhập khẩu (bên cạnh hóa đơn VAT cho phí dịch vụ ủy thác nhập khẩu Trên thực tế, NANA nhận hàng từ BINBOP và giao cho TEPTIU, vì thế NANA phải có nghĩa vụ thanh toán tiền cho người bán hàng là BINBOP

Thứ hai, việc kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa là do hai thuơng nhân là

BINBOP và NANA đứng ra kí kết mua bán hàng hóa với nhau Trong đó, BINBOP đã giao hàng và các giấy tờ chứng từ vận đơn qua hết cho NANA Còn việc ba bên ngồi kí kết một biên bản thỏa thuận giữa NANA, BINBOP và TEPTIU cùng ngày với ngày công ty BINBOP kí kết hợp đồng với NANA là ngày 11/09/2014 Nhưng biên bản thảo thuận đó lại không phải là một điều khoản của hợp đồng mua bán trên nên không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng Do vậy, theo hợp đồng thì BINBOP và NANA vẫn phải thực hiện nghĩa vụ với nhau BINBOP đã thực hiện xong nghĩa vụ giao hàng nên có quyền đòi NANA theo hợp đồng mua bán hàng hóa

Như vậy, có thể xác định nghĩa vụ thanh toán tiền hàng thuộc về NANA

2 Yêu cầu 2

a) Về nghĩa vụ trả lãi

Xét trong tình huống, mặc dù, NANA là người có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho BINBOP, tuy nhiên, giữa ba bên đã có biên bản thỏa thuận TEPIU

Trang 8

là người có trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho BINBOP, TEPTIU phải thanh toán tiền hàng cho NANA để NANA thanh toán tiền hàng cho BINBOP Do đó, cần xác định lỗi để đưa ra trách nhiệm trả lãi của các bên Ta xét hai trường hợp:

Thứ nhất, nếu TEPTIU đã chuyển tiền thanh toán tiền hàng cho NANA để

NANA trả tiền hàng cho BINBOP thì trách nhiệm trả lãi thuộc về NANA

Thứ hai, nếu TEPTIU chưa chuyển tiền thanh toán tiền hàng cho NANA

để NANA trả tiền hàng cho BINBOP thì trách nhiệm trả lãi thuộc về TEPTIU

Như vậy, bên có nghĩa vụ trả tiền hàng có nghĩa vụ trả tiền lãi của tiền hàng hay không còn tùy thuộc vào việc thanh toán giữa TEPTIU và NANA

b) Về mốc thời gian tính lãi suất

Trong tình huống, ngày 22/09/2014, BINBOP đã giao hàng cho NANA và sau khi giao hàng xong, BINBOP đã chuyển cho NANA vận đơn gốc và hóa đơn thương mại Theo thỏa thuận, bên mua sẽ thanh toán cho bên bán trong vòng tám ngày sau khi người mua nhận được chứng từ vận tải gốc Do đó, thời điểm để tính lãi suất là sau tám ngày kể từ ngày bên mua nhận được vận đơn gốc

và hóa đơn thương mại Nếu NANA nhận được hóa đơn cùng với hàng hóa ngay trong ngày 22/9/2014 thì ngày bắt đầu tính lãi suất là ngày 1/10/2014

c) Về các khoản phí trong đơn khởi kiện

Các khoản phí được nêu trong đơn khởi kiện bao gồm:

+ Phí tư vấn pháp lý

+ Phí dịch thuật

+ Phí liên lạc điện thoại và fax

Đây là các khoản thiệt hại phát sinh do việc không thực hiện nghĩa vụ của bên mua, bên mua phải có trách nhiệm bồi thường những khoản phí này cho bên bán Vì vậy, theo quan điểm của nhóm thì các khoản phí mà BINBOP đã liệt kê trong đơn khởi kiện để đòi bồi thường là hợp lý

Trang 9

3 Yêu cầu 3

Hiện nay, giữa Việt Nam và vương quốc Anh chưa có hiệp định tương trợ

tư pháp về Thương mại quốc tế Chính vì thế việc giải quyết tranh chấp về thương mại nói chung cũng như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng giữa các thương nhân của hai bên phải dựa vào tập quán quốc tế về giải quyết tranh chấp thương mại

Căn cứ vào hợp đồng thương mại của hai bên BINBOP và NANA thì hai bên không có thỏa thuận gì về việc giải quyết tranh chấp trong hợp đồng

Căn cứ vào lý luận về việc giải quyết các tranh chấp thương mại giữa các thương nhân trong thương mại quốc tế khi xảy ra tranh chấp có thể sử dụng những biện pháp sau: khiếu nại, trung gian hòa giải, trọng tài thương mại, tòa

án Trong trường hợp trên việc tranh chấp tương hợp đồng mua bán hàng hóa là

do hai thuơng nhân là BINBOP và NANA trong đó đã sử dụng phương pháp giải quyết tranh chấp là khiếu nại nhưng không đạt kết quả

Căn cứ vào yêu cầu là xác định cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại trong trường hợp này bao gồm:

Thứ nhất, giải quyết tranh chấp bằng cơ quan trung gian hòa giải bằng

Tòa án trọng tài khi hai bên có thỏa thuận đồng ý tham gia hòa giải Cơ quan Toà án trọng tài sẽ tiến hành hòa giải cho hai khi có đơn đề nghị đến cơ quan này Tiến hành hòa giải thông qua các hòa giải viên tại hội nghị hòa giải

Thứ hai, giải quyết thông qua cơ qua trọng tài thương mại Là việc giao

vụ việc tranh chấp cho người thứ ba là các trọng tài viên để họ xét xử và ra các phán quyết cuối cùng trong trường hợp các bên không tự dàn xếp, thỏa thuận với nhau bàng còn đường hòa giải hay Tòa án Được tiến hành theo một thủ tục nhất định và kết thúc bằng một phán quyết trọng tài Việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể thông qua trong tài phi chính phủ, trọng tài theo vụ việc hoặc trọng tài theo quy chế Tuy nhiên việc tiến hành giải quyết theo tranh chấp trọng tài phải được các bên thỏa thuận quy định trong hợp đồng thương mại, hoặc có văn bản thỏa thuận riêng về trọng tài hay một thỏa thuận trọng tài mặc nhiên, thể

Trang 10

hiện qua hành vi cụ thể như một bên giao tranh chấp cho trọng tài viên mà bên kia vẫn theo kiện

Thứ ba, cơ quan tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại, hiện tại chưa có tòa án nào trên thế giới thành lập để chuyên giải quyết tranh chấp phát sinh thương mại quốc tế Chính vì thế trong trường hợp cụ thể nguyên đơn phải gửi đơn khởi kiện tới tòa án cơ thẩm quyền tại nguời bị đơn, nước nguyên đơn hoặc có thể là nước thứ ba để giải quyết tranh chấp Thẩm quyền toà

án thương mại của một quốc gia không có thẩm quyền đương nhiên trong việc xét xử tranh chấp thương mại quốc tế ngay cả khi tranh chấp đó phát sinh trên lãnh thổ của nước có toà án Tòa án thương mại chỉ có thẩm quyền xét xử các tranh chấp thương mại khi nào các bên thỏa thuận trong hợp đồng khi có tranh chấp phát sinh Trong trường hợp các bên trong hợp đồng không quy định cụ thể tòa án nào có thẩm quyền giải quyết khi có tranh chấp phát sinh thì theo tập quán quốc tế tranh chấp sẽ được giải quyết theo tòa án nước bị đơn Bên cạnh đó thẩm quyền còn được quy định trong các hiệp định tương trợ tư pháp giữa các quốc gia về giải quyết tranh chấp trong thương mại Trong tình huống của nhóm

có thể thấy Tòa án nước bị đơn là nơi có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nếu hai bên không có thỏa thuận khác về việc xác định tòa án giải quyết tranh chấp

4 Yêu cầu 4

Các quan hệ hợp đồng có tính chất quốc tế (còn gọi là hợp đồng có yếu tố nước ngoài) là loại quan hệ khá phức tạp do liên quan đến nhiều bên ở các nước khác nhau Khác với các hợp đồng nội địa (chỉ chịu sự điều chỉnh của một hệ thống pháp luật trong nước), các hợp đồng có tính chất quốc tế có thể được điều chỉnh bởi hai hoặc nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, không chỉ bao gồm hệ thống pháp luật quốc gia mà cả hệ thống pháp luật quốc tế) Do vậy, trong thực tiễn giải quyết tranh chấp đối với trường hợp các bên không thỏa thuận áp dụng, Tòa án và trọng tài có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để xác định pháp luật áp dụng cho vụ tranh chấp như: dựa trên nguyên tắc chung của Tư

Ngày đăng: 17/11/2019, 11:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w