1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận THAHS Nhiệm vụ của luật thi hành án hình sự

12 51 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 28,02 KB

Nội dung

Quyết định hình phạt chính là thể hiện sự lên án của Nhà nước đối với người phạm tội. Bản án đã tuyên hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án đều có liên quan đến hình phạt – biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước đối với người phạm tội – có mục đích trừng phạt, cải tạo, giáo dục họ trở thành người tốt có ích cho xã hội, và đây cũng là một trong số những nhiệm vụ của luật thi hành án hình sự. Để hiểu hơn về vấn đề này em xin chọn đề tài “phân tích các nhiệm vụ của luật thi hành án hình sự” để làm bài tiểu luận của mình. Qua đây chúng ta sẽ hiểu hơn về nhiệm vụ của luật thi hành án hình sự .

Trang 1

Mục lục

Mở đầu 2

Nội dung 2

I Khái quát chung 2

1 Khái niệm Luật thi hành án hình sự 2

2 Đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án hình sự 3

3 Phương pháp điều chỉnh của Luật thi hành án hình sự 4

II.Nhiệm vụ của luật thi hành án hình sự 5

1 Bảo đảm bản án, quyết định hình sự có hiệu lực phải được thi hành nghiêm chỉnh trên thực tế 5

2 Cải tạo, giáo dục người phạm tội 7

3 Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và phòng ngừa tội phạm 9

Kết luận 11

Tài liệu tham khảo 12

1

Trang 2

Mở đầu

Như chúng ta đã biết thi hành án hình sự bắt buộc thi hành đối với ngườiphạm tội đã bị Tòa án quyết định hình phạt Quyết định hình phạt chính là thểhiện sự lên án của Nhà nước đối với người phạm tội Bản án đã tuyên hoặcquyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án đều có liên quan đến hình phạt –biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước đối với người phạm tội –có mục đích trừng phạt, cải tạo, giáo dục họ trở thành người tốt có ích cho xãhội, và đây cũng là một trong số những nhiệm vụ của luật thi hành án hình sự.Để hiểu hơn về vấn đề này em xin chọn đề tài “phân tích các nhiệm vụ của luậtthi hành án hình sự” để làm bài tiểu luận của mình Qua đây chúng ta sẽ hiểuhơn về nhiệm vụ của luật thi hành án hình sự

Nội dungI.Khái quát chung

1 Khái niệm Luật thi hành án hình sự

Thi hành án hình sự là việc cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyềntheo quy đinh của pháp luật đem bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật củaTòa án ra thi hành, buộc người phạm tội phải thực hiện hình phạt đã được tuyêntrong bản án, quyết định Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được thi hànhtrên thực tế nhằm đảm bảo việc truy cứu trách nhiệm hình sự của các cơ quanbảo vệ pháp luật có tác dụng trong việc phòng ngừa và đấu tranh chống lại tộiphạm

Vậy Luật thi hành án hình sự là gì? Luật thi hành án hình sự là văn bản quy

phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, điều chỉnh quanhệ xã hội phát sinh trong quá trình thi hành án hình sự, bảo đảm việc thi hànhtrên thực tế và các bản án, quyết định về hình sự của Tòa án đúng quy định của

2

Trang 3

pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của người chấp hành án, của Nhà nước, cơquan, tổ chức, cá nhân được tôn trọng, bảo đảm1

2 Đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án hình sự.

Mỗi ngành luật đề có đối tượng điều chỉnh riêng phù hợp với lĩnh vực màngành luật đó hướng đến, quá trình thi hành án hình sự có sự tham gia của nhiềucơ quan và cá nhân, đó là cơ quan Tòa án, cơ quan quản lý thi hành án hình sự,cơ quan thi hành án hình sự, các cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành ánhình sự, hội đồng thi hành án hình sự, người có thẩm quyền thi hành án hình sựvà các cơ quan giám sát, kiểm sát việc thi hành án hình sự Quan hệ của các cơquan, cá nhân này phát sinh khi có quyết định thi hành án hình sự của Tòa án.Để bảo đảm việc thi hành án hình sự được chấp hành triệt để, có hiệu quả, đạtđược nhiệm vụ, mục đích phòng ngừa chung, giáo dục,cải tạo và trừng phạtngười phạm tội, Luật thi hành án hình sự điều chỉnh quan hệ của các chủ thể thihành án hình sự với nhau, quan hệ giữa các chủ thể với người thi hành án, quanhệ giữa các chủ thể thi hành án hình sự với các cơ quan giám sát của Quốc hội,hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và Viện kiểm sát nhân dân Có thể hiểuđối tượng điều chỉnh của Luật thi hành án hình sự là các quan hệ xã hội phátsinh trong quá trình thi hành án giữa các cơ quan có nhiệm vụ, quyền hạn thihành án hình sự với nhau và với các cơ quan giám sát, Viện kiểm sát, ngườichấp hành án, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành ánhình sự

Đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án hình sự có đặc trưng cơ bản là cácquan hệ chỉ phát sinh khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và có quyếtđịnh thi hành; việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể là bắt buộckhông phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể; có sự không bình đẳng về địa vịpháp lí giữa cơ quan thi hành án hình sự và người chấp hành án

1 Giáo trình luật thi hành tạm giữ, tạm giam và Luật thi hành án hình sự, TS Mai Đắc Biên( chủ biên), trường đại học kiểm sát Hà Nội, nhà xuất bản Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội – 2017.

3

Trang 4

3 Phương pháp điều chỉnh của Luật thi hành án hình sự.

Phương pháp điều chỉnh của Luật thi hành án hình sự là phương pháp mệnhlệnh – phục tùng và phối hợp - chế ước, thể hiện ở việc người chấp hành áncũng như các tổ chức, cá nhân khác có liên quan phải chấp hành các quyết định,mệnh lệnh của cơ quan thi hành án hình sự, đồng thời có sự giám sát, kiểm sátcủa các cơ quan nhà nước nhằm phát hiện và khắc phục vi phạm trong thi hànhán hình sự

Do đặc điểm cơ bản của đối tượng tác động của Luật thi hành án hình sự làquan hệ phát sinh giữa Nhà nước với người bị kết án hình sự nên các cơ quannhà nước có quyền đưa ra mệnh lệnh bắt buộc thi hành đối với người bị kết án.Để thực hiện được phương pháp này, Luật thi hành án hình sự quy định địa vịpháp lí của các cơ quan nhà nước trong thi hành án hình sự khác biệt so với địavị pháp lí của người bị kết án Trong quá trình thi hành án hình sự, người chấphành án hoặc cá nhân, tổ chức có liên quan đều phải chấp hành quyết định củacơ quan thi hành án hình sự một cách triệt để, nếu không chấp hành có thể sẽ bịcưỡng chế thực hiện hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự Do hình phạt là chếtài nghiêm khắc nhất của Nhà nước áp dụng đối với người phạm tội nên ngườichấp hành án luôn tìm mọi cách để lẩn tránh thi hành hoặc có các hành vi khácnhờ can thiệp để đình chỉ, tạm đình chỉ, hoãn thi hành án Cho nên trong mọitình huống cơ quan thi hành án đều phải sử dụng quyền lực nhà nước để tổ chứcthực hiện thi hành án, loại bỏ những hành vi can thiệp hoặc cản trở thi hành án,đặc biệt đối với chấp hành án

Do việc thi hành án hình sự là một loại hoạt động tư pháp có tính chất phứctạp, khó khăn nên đòi hỏi phải có sự phối hợp, chế ước giữa các cơ quan nhànước có thẩm quyền với nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ lẫn nhaucùng thực hiện, đảm bảo việc thi hành án đạt hiệu quả cao, đúng pháp luật

4

Trang 5

II.Nhiệm vụ của luật thi hành án hình sự

1 Bảo đảm bản án, quyết định hình sự có hiệu lực phải được thi hànhnghiêm chỉnh trên thực tế.

Thi hành án hình sự là giai đoạn tiếp theo của việc giải quyết vụ án hìnhsự Nếu trong giai đoạn trước đó, các cơ quan bảo vệ pháp luật như cơ quan điềutra, viện kiểm sát, tòa án thực hiện nhiệm vụ xác định sự thật khách quan của vụán, xác định người phạm tội và quyết định hình phạt đối với họ thì giai đoạn thihành án có nhiệm vụ buộc người phạm tội thi hành hình phạt hoặc các quyếtđịnh khác Nếu bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án không đượcthi hành trên thực tế thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạmtội sẽ không có ý nghĩa, tác dụng Do vậy bảo đảm bản án, quyết định hình sự cóhiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh trên thực tế là chức năngquan trọng của Luật thi hành án hình sự

Nhiệm vụ bảo đảm bản án, quyết định hình sự có hiệu lực thi hành phải được thihành nghiêm chỉnh trên thực tế được thể hiện qua các quy định trong một sốđiều của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, đó là các điều luật về nhữngbản án, quyết định được thi hành2, thủ tục đưa ra thi hành bản án và quyết địnhcủa tòa án3; bản án, quyết định được thi hành (Điều 2 Luật thi hành án hình sự

năm 2010: “Bản án, quyết định được thi hành

1 Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành:a) Bản án hoặc phần bản án của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo,kháng nghị theo trình tự phúc thẩm;

b) Bản án của Toà án cấp phúc thẩm;c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án2 Bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay theo quy định của Bộluật tố tụng hình sự.

2 điều 255 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

3 điều 256 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

5

Trang 6

3 Quyết định của Toà án Việt Nam tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tùở nước ngoài về Việt Nam chấp hành án và đã có quyết định thi hành; quyếtđịnh chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam cho nướcngoài.

4 Bản án, quyết định về áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, giáodục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng”)

Nguyên tắc bản án, quyết định có hiệu lực thi hành phải được cơ quan, tổ chức,cá nhân tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh( khoản 2 Điều 4 Luật thi hành ánhình sự năm 2010); Trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trongthi hành án hình sự( Điều 5 Luật thi hành án hình sự năm 2010); Giám sát việcthi hành án hình sự( Điều 6 Luật thi hành án hình sự năm 2010)

Bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 363 BLTTHSnăm 2015 và Điều 2 Luật thi hành án hình sự năm 2010 ở bốn dạng:

Thứ nhất, bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thihành: Bản án hoặc phần bản án của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo,kháng nghị theo trình tự phúc thẩm; Bản án của Tòa án cấp phúc thẩm; Quyếtđịnh giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án

Thứ hai, bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay theo quyđịnh tại Điều 363 BLTTHS năm 2015: Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam màTòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, tuyên bị cáo không có tội, miễntrách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là hìnhphạt tù hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằnghoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Tòa án đượcthi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị Hình phạt cảnh cáođược thi hành ngay tại phiên tòa

Thứ ba, quyết định của Tòa án Việt Nam tiếp nhận người đang chấp hànhán phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam chấp hành án và đã có quyết định thi hành;

6

Trang 7

quyết định chuyển giao người đang chấp ahfnh án phạt tù tại Việt Nam cho nướcngoài.

Thứ tư, bản án, quyết định về áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữabệnh Giáo dục tại trường giáo dưỡng

2 Cải tạo, giáo dục người phạm tội.

Giáo dục người phạm tội trở thành người tốt, trở về hòa nhập đời sống xãhội là mục đích quan trọng hàng đầu của Luật thi hành án hình sự Ngoài ra,Luật thi hành án hình sự còn có mục đích giáo dục công dân tuân thủ pháp luật,không phạm tội Hình phạt trong luật hình sự không nhằm gây đau đớn về thểxác, tinh thần, hay xúc phạm danh dự, hạ thấp nhân phẩm của người phạm tộimà giáo dục, cảm hóa, cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện4 Mụcđích của hình phạt là thành tố có tính chất quyết định, quy định nội dung,phương pháp, hình thức, tiêu chí, biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả của thihành án hình sự Mục đích của hình phạt có đạt được hay không phụ thuộc vàoCơ quan thi hành án hình sự và người bị kết án, đặc biệt là phụ thuộc vào việccán bộ, nhân viên Cơ quan thi hành án hình sự có ý thức được đầy đủ ý nghĩacủa mục đích của hình phạt hay không? Do đó, quán triệt mục đích của hìnhphạt trong hoạt động thi hành án hình sự nói chung, mục đích giáo dục ngườiphạm tội nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên của các Cơ quan thi hành án hìnhsự

Luật thi hành án hình sự coi trọng việc giáo dục, cải tạo người chấp hànhán, thể hiện ở các nguyên tắc thi hành án hình sự, đó là: “Kết hợp trừng trị vàgiáo dục cải tạo trong việc thi hành án”( khoản 4 Điều 4 Luật thi hành án hìnhsự năm 2010) ví dụ có thể giáo dục cải tạo trong thi hành án như cho người bịkết án tập thói quen, tức là tổ chức cho họ thực hiện một cách đều đặn và có kếhoạch các hành động nhất định như tập thể dục buổi sáng, xem tivi buổi tối…nhằm mục đích biến các hành động đó thành thói quen ứng xử; phương pháp

4 lời nói đầu của BLHS năm 1999

7

Trang 8

giao công việc là cách thức lôi cuốn người bị kết án vào các hoạt động tập thểnhư giao cho làm báo tường, tham gia hoạt động thể dục, thể thao… ;

“ Thi hành án đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúpđỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xãhội”( khoản 5 Điều 4 luật thi hành án hình sự năm 2010)

Luật thi hành án hình sự cụ thể hóa trình tự, thủ tục, biện pháp thi hànhbản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án Các biện pháp trong Luậtthi hành án hình sự ngoại trừ trường hợp tử hình đều nhằm giáo dục, cảm hóangười chấp hành án từ bỏ ý định, hành vi phạm tội, trở thành người lao độngchân chính, người công dân tốt có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật Giáodục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội trong giáo dục học đượcgọi là giáo dục lại người phạm tội Đây là quá trình nhằm làm thay đổi nhữngquan điểm, nhận thức không đúng đắn của người phạm tội, cải tạo các thói quen,hành động sai trái đã hình thành ở người phạm tội Những nhận thức, hành độngsai trái của người phạm tội không phải là bản tính vốn có của họ, mà là do ảnhhưởng của những yếu tố không lành mạnh trong môi trường gia đình, nhàtrường, xã hội, của những điều kiện thuận lợi cho tội phạm phát sinh, phát triển,những thiếu sót trong quản lý xã hội của các cơ quan chức năng… Những nhậnthức, thói quen xấu ở người phạm tội hoàn toàn có thể cải tạo được, nếu tổ chứcđúng đắn việc giáo dục lại người bị kết án trong thi hành án hình sự Các nhàtâm lý học, tội phạm học Việt Nam từ trước đến nay đều thống nhất quan điểmcho rằng, việc giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện làđiều hoàn toàn có thể làm được Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với tư tưởngHồ Chí Minh: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng Ta phải biết làmcho phần tốt ở mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dầnđi, đó là thái độ của người cách mạng”5

Quá trình giáo dục người bị kết án đòi hỏi phải nghiên cứu, phân loạingười bị kết án; Xác định các phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp để làm

5 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr 558

8

Trang 9

thay đổi nhận thức, hành động sai trái của người bị kết án; Tổ chức cho người bịkết án tham gia tích cực vào các hoạt động có ích cho xã hội; Xác định các tiêuchí, biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện mục đích của hình phạttrong thi hành án hình sự.

Sau khi chấp hành xong bản án, quyết định (trừ án tử hình), người chấphành án có thay đổi mạnh mẽ trong thái độ, nhận thức, từ thái độ tiêu cực sangthái độ tích cực, từ chỗ chưa nhận thức rõ trách nhiệm tuân thủ pháp luật đếnviệc chấp hành triệt để các quy định của pháp luật, không tiếp tục phạm tội vàgóp phần vào việc giáo dục ý thức pháp luật cho các công dân khác Mặt khác,việc thi hành án hình sự đối với người phạm tội có tác dụng giáo dục nhữngngười khác từ bỏ ý định cũng như hành vi phạm tội, khuyến khích công dântham gia vào việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trịvà trật tự, an toàn xã hội

Giáo dục, cải tạo người chấp hành án được Cơ quan thi hành án hình sựsử dụng dưới những hình thức nhất định như: Giáo dục chính trị – tư tưởng, giáodục đạo đức, giáo dục bằng lao động, giáo dục thể chất… trong đó giáo dụcbằng lao động đối với người bị kết án được xác định là hình thức quan trọngnhất Những người bị kết án đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, phần lớntrong số họ có sức khỏe, nhưng không chịu làm ăn chính đáng Vì vậy, phảibuộc người bị kết án giáo dục bằng lao động và kết hợp với các hình thức giáodục khác

3 Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và phòng ngừa tội phạm.

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước đối vớingười phạm tội, có thể tước bỏ tính mạng hoặc hạn chế các quyền của ngườiphạm tội như quyền tự do đi lại, quyền bầu cử, ứng cử, học tập, lao động…Đồng thời, hình phạt cũng là sự thể hiện thái độ của Nhà nước, của xã hội đốivới người phạm tội Điều 31 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm

2017 quy định: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương

mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của

9

Trang 10

cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mạikhác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm” Mục đích

của hình phạt là kết quả thực tế cuối cùng mà Nhà nước mong muốn đạt đượckhi quyết định trách nhiệm hình sự đối với tội phạm và áp dụng hình phạt đốivới người phạm tội Nó thể hiện trước hết ở chỗ hình phạt tác động trực tiếp đếnngười phạm tội, không chỉ trừng trị mà còn nhằm giáo dục, ngăn ngừa họ phạmtội mới; Tội phạm càng nguy hiểm thì mức độ trừng trị người có lỗi trong việcthực hiện tội phạm đó càng nghiêm khắc Tuy nhiên, mục đích mà hình phạthướng tới đầu tiên chính là giáo dục và ngăn chặn tội phạm; Hình phạt trước hếtlà hậu quả pháp lý của tội phạm, là thước đo thái độ lên án của Nhà nước đối vớicá nhân người phạm tội, là tiêu chí của công lý và công bằng xã hội Trừng trịcông minh là yếu tố tiên quyết quan trọng để đảm bảo mục đích giáo dục; Ápdụng hình phạt đối với người phạm tội trong từng trường hợp cụ thể bao giờcũng tác động đến các thành viên khác trong xã hội (đặc biệt là các trường hợpphạm tội điển hình trong xã hội thì càng có tác động mạnh tới công dân về ýthức pháp luật)

Như vậy, hình phạt không những có chức năng phòng ngừa riêng đối vớingay bản thân người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội mà còn cóchức năng phòng ngừa chung đối với những người, pháp nhân thương mại khác,giáo dục họ tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống lại tội phạm.Tuy nhiên, hình phạt chỉ có tác dụng, hiệu quả khi được thi hành trên thực tế.Việc thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án( chủ yếu liênquan đến hình phạt) trên thực tế thể hiện ở việc: tất cả các bản án, quyết định đềphải được đem ra thi hành, việc thi hành đúng thời hạn, đúng đối tượng, đúngnội dung; việc miễn giảm hoặc tạm đình chỉ, đình chỉ, giả án đều tuân theo mộttrình tự chặt chẽ của pháp luật Việc thi hành các loại hình phạt trong hệ thốnghình phạt như thi hành án tử hình, thi hành án phạt tù, phạt tù nhưng cho hưởngán treo, hình phạt cải tạo không giam giữ, cảnh cáo, trục xuất và các hình phạtbổ sung khác là một biện pháp tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người chấp

10

Ngày đăng: 07/11/2021, 11:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w