KHOA LUAT BO MON TU PHAP Lo) GR LUAN VAN TOT NGHIEP NIEN KHOA 2007- 2011 Dé tai:
THI HANH HINH PHAT TU HINH
THEO QUY DINH CUA LUAT THI HANH AN HINH SU VIET NAM
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Trang 2POOR eee ream eee ree OEE EET OEE E TOLER EEE EOEE EEE EOE SESE EEE E EOE EEE OES EEE OEE ETOH OEE E EEO E EEE OEES PHOTO MOH THEE OTOH ET OEH EEE EE EEHEE EEE ETOH E EEO EH ETOH ET HEH ETOH EE HEHEE EEE EEHEEEET HEHE EEO EE EES PR meee eee eee Oded eee eee EEO EOE OEEEE ETOH OH OEE EEO EOE OE OH OEE EEOE OS OEEEE EEE OH OEE EEE EEE OH OEE EE OED PHOTO MOH THEE OTOH ET OEH EEE EE EEHEE EEE ETOH E EEO EH ETOH ET HEH ETOH EE HEHEE EEE EEHEEEET HEHE EEO EE EES POOR eee ream eee ree OEE EET OEE E TOLER EEE EOEE EEE EOE SESE EEE E EOE EEE OES EEE OEE ETOH OEE E EEO E EEE OEES PR meee eee eee Oded eee eee EEO EOE OEEEE ETOH OH OEE EEO EOE OE OH OEE EEOE OS OEEEE EEE OH OEE EEE EEE OH OEE EE OED POOR eee ream eee ree OEE EET OEE E TOLER EEE EOEE EEE EOE SESE EEE E EOE EEE OES EEE OEE ETOH OEE E EEO E EEE OEES PR meee eee eee Oded eee eee EEO EOE OEEEE ETOH OH OEE EEO EOE OE OH OEE EEOE OS OEEEE EEE OH OEE EEE EEE OH OEE EE OED POOR eee ream eee ree OEE EET OEE E TOLER EEE EOEE EEE EOE SESE EEE E EOE EEE OES EEE OEE ETOH OEE E EEO E EEE OEES PHOTO MOH THEE OTOH ET OEH EEE EE EEHEE EEE ETOH E EEO EH ETOH ET HEH ETOH EE HEHEE EEE EEHEEEET HEHE EEO EE EES POOR eee ream eee ree OEE EET OEE E TOLER EEE EOEE EEE EOE SESE EEE E EOE EEE OES EEE OEE ETOH OEE E EEO E EEE OEES
Trang 3POOR eee ream eee ree OEE EET OEE E TOLER EEE EOEE EEE EOE SESE EEE E EOE EEE OES EEE OEE ETOH OEE E EEO E EEE OEES PHOTO MOH THEE OTOH ET OEH EEE EE EEHEE EEE ETOH E EEO EH ETOH ET HEH ETOH EE HEHEE EEE EEHEEEET HEHE EEO EE EES PR meee eee eee Oded eee eee EEO EOE OEEEE ETOH OH OEE EEO EOE OE OH OEE EEOE OS OEEEE EEE OH OEE EEE EEE OH OEE EE OED PHOTO MOH THEE OTOH ET OEH EEE EE EEHEE EEE ETOH E EEO EH ETOH ET HEH ETOH EE HEHEE EEE EEHEEEET HEHE EEO EE EES POOR eee ream eee ree OEE EET OEE E TOLER EEE EOEE EEE EOE SESE EEE E EOE EEE OES EEE OEE ETOH OEE E EEO E EEE OEES PR meee eee eee Oded eee eee EEO EOE OEEEE ETOH OH OEE EEO EOE OE OH OEE EEOE OS OEEEE EEE OH OEE EEE EEE OH OEE EE OED POOR eee ream eee ree OEE EET OEE E TOLER EEE EOEE EEE EOE SESE EEE E EOE EEE OES EEE OEE ETOH OEE E EEO E EEE OEES PR meee eee eee Oded eee eee EEO EOE OEEEE ETOH OH OEE EEO EOE OE OH OEE EEOE OS OEEEE EEE OH OEE EEE EEE OH OEE EE OED POOR eee ream eee ree OEE EET OEE E TOLER EEE EOEE EEE EOE SESE EEE E EOE EEE OES EEE OEE ETOH OEE E EEO E EEE OEES PHOTO MOH THEE OTOH ET OEH EEE EE EEHEE EEE ETOH E EEO EH ETOH ET HEH ETOH EE HEHEE EEE EEHEEEET HEHE EEO EE EES POOR eee ream eee ree OEE EET OEE E TOLER EEE EOEE EEE EOE SESE EEE E EOE EEE OES EEE OEE ETOH OEE E EEO E EEE OEES
Trang 4LOI MO ĐẦU 1 CHUONG 1 KHAI QUAT CHUNG VE THI HANH HINH PHAT TU
HINH 3
1.1 Khái quat chung vé hinh phat tir hinh oo cescseeeseeesesseerseeeesesseee 3 1.1.1 Khai quat vé hinh phat tir hinh wo ccs sscssessessssessessssesceseseeeteee 3 1.1.2 Dac diém cia hinh phat tir hin eee ceseseeseseceesesseeeseetsesseeee 4
1.1.3 Nguyên tắc nhân đạo được áp dụng trong hình phạt tử hinh 5
1.1.4 Lịch sử hình thành hình phạt tử hình - 2 2-2 s+£zs£xzzzs 7 1.2 Khái quát chung về thi hành hình phạt tử hình . -2 - 5 +52 8 1.2.1 Khái niệm thi hành hình phạt tử hình 2 2 252 s52 8
1.2.2 Lược sử về thi hành hình phạt tử hình qua các giai đoạn pháp luật Việt \cnugggHdtỶẳŸỶ.ỐỞỎỎỞỞỐỒỔỒỔỒỔỒỔỒỔỒỔỒỐ 9 1.2.2.1 Thi hành hình phat tử hình trong gia1 đoạn trước 1945 9 1.2.2.2.Thi hành hình phạt tử hình trong giai đoạn từ 1945 đến khi Bộ luật
Tố tụng hình sự 1988 ra đời - 2+ 2-52 S22 SE xxx E2 EEEEErrkrrrrkee 10
1.2.2.3.Thi hành hình phạt tử hình theo quy định của Bộ luật tố tụng hình
120107777 11
CHUONG 2 THI HANH HINH PHAT TU HINH THEO QUY DINH CUA
LUAT THI HANH AN HINH SU VIET NAM 17
2.1 Quyết định thi hanh 4n ti hinh eee ces esseseseseesesseeeseeseeeeseee 17 2.2 Hội đồng thi hành án tử hình esses cseesessessesesseseesesesseseeseees 20 2.2.1 Quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình 20 2.2.2 Thành phần Hội đồng thi hành án tử hình . - 22s: 21 2.2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thi hành án tử hình 22 2.3 Hình thức thi hành án tử hỡnh 2-2 â ô+ + Ê+x+Ê++EzÊEz+xz+xecxze 23 2.4 Trình tự thi hành án tử hình -¿- 2 252 + *+Sz£xe+xeExeExcEevrerkrkre 24 2.4.1 Các thủ tục trước khi thi hành án tử hình . 2 2-52 s2 24 2.4.2 Thi hành án tử hình - + - 5 E+S£ SE +xeE‡EEESEEEEkrEkerrrrkrrerred 25
2.4.3 Các thủ tục sau khi đã thi hành án - - - - << << << 52 27
2.4.3.1 Giải quyết việc báo quản, chôn cất tử thi -. 5-5-5: 27 2.4.3.2 Giải quyết việc nhận hài cốt của người bị thi hành án 28
2.5 Hoãn thi hành án tử hình - EQEQEEEEEEE1111110530 3 3 2K ve 29
2.5.1 Các trường hợp phải hoãn thi hành án tử hình . -««- 29
2.5.2 Hệ quả của việc hoãn thi hành án tử hình - .- «+ << «5< 52 30
2.6 Những điểm tiến bộ của Luật thi hành án hình sự về thi hành hình phạt tử hìnhhh - ¿+52 E911 11215 11111111 1111111 1115111111502 11 11 11g01 111110 30 CHUONG 3 TON TAI CUA LUAT THI HANH AN HINH SU VA GIẢI PHAP NANG CAO HIEU QUA CONG TAC THI HANH HINH PHAT TU
Trang 53.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành hình phạt tử hình 35 3.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật . 5 5< <Ă SE +S< +3 e4 35
3.2.1.1 Giải pháp hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự về phân thi hành hình phạt tử hình - - G G1 1H TH TH TH HH 35 3.2.1.2 Giải pháp hoàn thiện Luật thi hành án hình sự về vẫn đề thi hành AN tle HUM 3 37 3.2.2 Giải pháp về công tác thi hành án tử hình . . 2 2s 39 3.2.2.1 Về cán bộ làm công tác thi hành án tử hình - 2 2 39 3.2.2.2 Về phương tiện, trang thiết bị, nơi thực hiện thi hành hình phạt tử hìnhh ¿5-6-5622 3S39E1 15 341311115715 111 111.1111111 11111110 0x grykg 40 3.2.2.3 Vấn đề gặp gỡ thân nhân -¿ - 2< *£Sẻ £x£ ke +x+EeErket 41 3.2.2.4 Về vấn đề cho nhận tử thi và hài cốt của người chấp hành án 42 3.2.2.5 Vấn đề hiến xác hoặc bộ phận cơ thể của người chấp hành án 43
Trang 6LOI MO ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau nhiều năm xây dựng Chủ nghĩa xã hội và nhiều năm đổi mới, đất nước ta đã đạt nhiều thành tựu đáng kể và đang tiến dần lên Chủ nghĩa Xã hội Tuy đã
đạt một số thành tựu nhất định nhưng tình hình kinh tế xã hội nước ta vẫn chưa
ôn định, các thế lực thù địch vẫn đang tìm cách chống phá Nhà nước ta, tình hình tội phạm có giảm so với trước đây nhưng vẫn còn ở quy mô cao, con người đang
dần hiện đại hóa, xuất hiện nhiều loại tội phạm mới nguy hiểm hơn với công
nghệ phạm tội cao hơn Trước tình hình đó đòi hỏi Việt Nam phải tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ trật tự xã hội, an ninh quốc phòng Hệ thống các hình phạt là công cụ hữu hiệu ngăn ngừa và phòng chống
tội phạm Trong đó hình phạt tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất có tác dụng
răn đe, ngăn ngừa tội phạm
Hình phạt tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống các hình phạt
nên vấn đề thi hành bản án tử hình là vẫn đề rất quan trọng Nó không chỉ liên quan đến tính mạng con người mà còn liên quan đến mục đích ngăn ngừa tội phạm của Nhà nước, bản án tử hình được đưa ra nhưng không được thi hành thì mục đích răn đe, ngăn ngừa tội phạm không đạt được Vì tính chất quan trọng của vấn đề này nên Nhà nước đã quy định chặt chẽ về các vấn đề thi hành hình
phạt tử hình Nhưng cho đến hiện tại do sự thay đổi của tình hình thế giới cũng
như tình hình trong nước mà các quy định của Nhà nước trước đây về thi hành hình phạt tử hình không còn phù hợp nữa Đề công tác thi hành hình phạt tử hình có hiệu quả hơn, mục đích ngăn ngừa tội phạm được nâng cao hơn Nhà nước đã
ban hành Luật thi hành án hình sự quy định những vấn đề vướng mắc cần thay
đổi về thi hành hình phạt tử hình cũng như thi hành án hình sự Luật thi hành án
hình sự khi ban hành có đáp ứng được những nhu cầu về thi hành hình phạt tử
hình hiện nay hay không, khi áp dụng quy định mới để thi hành thì kết quả đạt
được như thế nào, mục đích ngăn ngừa tội phạm có đạt được hay không Mục
đích người viết chọn đề tài này là người viết muốn nghiên cứu và tìm ra những
vẫn đề còn vướng mắc từ đó đề xuất những giải pháp để công tác thi hành hình phạt tử hình ngày càng hoàn thiện hơn
2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vướng mặc của các quy định cũ, từ đó hướng tới sự cân thiệt phải ra đời của Luật thi hành án hình sự Không chỉ thê luận văn còn
Trang 7
nghiên cứu các quy định của Luật thi hành án hình sự về thi hành hình phạt tử hình, tìm hiểu những điểm tiến bộ cũng như hạn chế trong công tác thi hành án,
từ đó đưa ra những ý kiến và đề xuất giúp công tác thi hành hình phạt tử hình
được hoàn thiện hơn, mục đích ngăn ngừa tội phạm ngày càng được nâng cao
hơn
3 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng kiến thức cùng với phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu là nền tản, để giải quyết những vấn đề đặt ra, nội dung nghiên cứu của luận văn dựa trên các phương pháp sau:
Phương pháp phân tích luật viết Phương pháp thống kê
Phương pháp đối chiếu
Phương pháp so sánh
4 Cơ câu của đề tài
Luận văn gồm các phần như sau: Lời mở đầu, phần nội dung, phần kết luận Phần nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Khái quát chung về thi hành hình phạt tử hình
Chương 2 Thi hành hình phạt tử hình theo quy định của Luật thi hành án hình sự Việt Nam
Chương 3 Tôn tại của Luật thi hành án hình sự và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành hình phat tử hình
Người viết có sử dụng trong luận văn những từ như “người bị kết án”, “người phái chấp hành án”, “tử tù”, “tử tội”, “phạm nhân”, “họ” để chỉ đối tượng chung là người bị Tòa án tuyên án tử hình và bị đưa ra thi hành án tử hình
Người viết xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Luật và các thầy cô
trường Dai hoc Can Thơ đã giảng dạy cho người viết những kiến thức bỗ ích
Đặc biệt người viết xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn của người viết là thầy Nguyễn Chí Hiếu đã tận tình hướng dẫn người viết hoàn thành đề tài này
Trang 8
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG
VE THI HANH HINH PHAT TU HINH
1.1 Khái quát chung về hình phạt tử hình
1.1.1 Khái quát về hình phạt tử hình
Quyên sống là quyền tự nhiên của con người Tử hình là tước bỏ đi quyền
sống của người bị kết án Do đó, tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ
thống hình phạt của Việt Nam cũng như trong hệ thống hình phạt của nhiều quốc
gia trên thế giới Khi áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội, Nhà
nước đã loại bỏ hoàn toàn sự tồn tại của họ trong xã hội vì lợi ích chung của cả
xã hội
Vì là hình phạt nghiêm khắc nhất là tước đi quyền sống của con người nên
hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và
chỉ áp dụng trong trường hợp đặc biệt Theo khoảng 1 điều 35 Bộ luật Hình sự 1999 quy định như sau: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng” Nhưng tử hình không phải là sự trả thù của Nhà
nước mặc dù nó thể hiện tới mức tối đa khả năng trừng trị tội phạm Tử hình
không đặt ra mục đích cải tạo và giáo dục người bị kết án Tuy nhiên, tử hình vẫn có mục đích phòng ngừa riêng, loại bỏ khả năng phạm tội mới của người bị kết án Đối với những người ý thức pháp luật còn kém trong xã hội, tử hình có tác dụng răn đe mạnh mẽ ngăn ngừa họ đi vào con đường phạm tội Tử hình chỉ áp dụng trong trường hợp phạm tội gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội có ảnh hưởng xấu đến xã hội, bị dư luận xã hội kịch kiệt lên án
Việc bộ luật hình sự nước ta còn quy định hình phạt tử hình là xuất phát từ
tình hình kinh tế xã hội của nước ta yêu cầu cần phải có hình phạt tử hình nhằm
trừng trị những kẻ phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm đến tính mạng, nhân phẩm của con người, xâm phạm sở hữu, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, xâm phạm về tham nhũng, ma túy, xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm của công dân, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh Trong điều kiện kinh tế xã hội nước ta hiện nay, việc nhà nước
vẫn giữ hình phạt tử hình là cần thiết Khi nền kinh tế phát triển, trình độ văn
minh của con người ngày càng cao, các thế lực thù địch không còn chống phá cách mạng Xã hội chủ nghĩa nữa thì hình phạt tử hình cũng không còn cần thiết
Trang 9
nữa Thực tiễn cách mạng nước ta đã chứng minh điều đó Bộ luật hình sự năm 1985 có tới 44 tội có hình phạt tử hình thì Bộ luật hình sự 1999 được sửa đôi bỗ sung năm 2009 quy định chỉ còn 22 tội có hình phạt tử hình
Từ đó có thể thấy, hình phạt tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ
thống các hình phạt, và hình phạt tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà can phải loại bỏ họ ra khỏi xã hội vĩnh viễn
1.1.2 Đặc điểm của hình phạt tử hình
s% Tir hình là hình phạt có nội dung cudng chế nghiêm khốc nhất, nó tước bỏ quyến sông của người phạm tôi
Hình phạt tử hình có tác dụng trừng trỊ và phòng ngừa tội phạm, không có tác dụng giáo dục hay cải tạo đối với người bị thi hành hình phạt tử hình Vì là hình phạt nghiêm khắc nhất, tước đi mạng sống của con người nên có một số ý kiến cho rằng hình phạt tử hình trái với nguyên tắc nhân đạo Tuy nhiên, ở đây hình
phạt tử hình không hề trái với nguyên tắc nhân đạo, hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và chỉ được áp dụng khi không thể áp
dụng hình phạt khác vì tính chất nghiêm trọng của tội phạm, nhà nước buộc phải
áp dụng hình phạt tử hình vì công bằng xã hội và để bảo vệ trật tự xã hội Do đó,
tuy hình phạt tử hình không nhân đạo với người phạm tội nhưng nó không hề trái với nguyên tắc nhân đạo mà nhà nước đặt ra
s%* Hình phạt tỉ hình là hình phạt chỉ được quy định trone Bộ luật hình sự
Hình phạt tử hình và các hình phạt khác chỉ được quy định trong Bộ luật hình
sự Ở đây thể hiện tính pháp định của hình phạt này Điều 26 Bộ luật hình sự
1999 quy định: “Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Toà án
quyết định” Trong Bộ luật hình sự hiện hành của nước ta hình phạt tử hình được quy định tại điều 35 và trong phần các tội phạm của Bộ luật này thì hình phạt tử
hình được quy định ở các tội như sau: Tội phản bội Tổ quốc (khoản 1 Điều 78), Tội hoạt động nhằm lật đỗ chính quyền nhân dân (khoản 1 Điều 79), Tội gián
điệp (khoản 1 Điều 80), Tội bạo loạn (khoản 1 Điều 82), Tội hoạt động phỉ
(khoản 1 Điều 83), Tội khủng bố (khoản 1 Điều 84), Tội phá hoại cơ sở vật chất — kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoản 1 Điều 85), Tội
giết người (khoản 1 Điều 93), Tội hiếp dâm trẻ em (khoản 3 Điều 112), Tội cướp tài sản (khoản 4 Điều 133), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (khoản 4 Điều 157), Tội sản xuất trái
Trang 10
phép chất ma túy (khoản 4 Điều 193), Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (khoản 4 Điều 194), Tội khủng bố (khoản 1
điều 230a), Tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
(khoản 2 Điều 231), Tội tham ô tài sản (khoản 4 Điều 278), Tội nhận hối lộ (khoản 4 Điều 279), Tội chống mệnh lệnh (khoản 4 Điều 316), Tội đầu hàng địch (khoản 3 Điều 322), Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 341), Tội chống loài người (Điều 342), Tội phạm chiến tranh (Điều 343)
s* 7? hình là hình phạt chỉ do Tòa án nhân danh nhà nước áp dung
Hình phạt nói chung và hình phạt tử hình nói riêng chỉ có tòa án mới có thâm
quyền quyết định Điều này được quy định tại điều 26 Bộ luật hình sự 1999:
“Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Toà án quyết định” Tù
đó có thể thấy Tòa án có thâm quyên đặc biệt khi quyết định hình phạt tử hình,
không một cơ quan nào có thâm quyên này Khi quyết định của Tòa án được đưa ra không một cơ quan nào có thâm quyền bác bỏ hay miễn hình phạt tử hình do Tòa án tuyên, trừ việc hình phạt tử hình được Chủ tịch nước ân giảm theo quy định của pháp luật Việc miễn hay không miễn hình phạt tử hình tùy thuộc sự xem xét của Tòa án và việc xem xét đó phải tuân theo quy định của pháp luật
% Hình phạt tử hình chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tôi đặc biết
nghiêm trọng
Hình phạt tử hình chỉ có thể áp dụng đối với tội đặc biệt nghiêm trọng, đối
với các tội khác mức độ nhẹ hơn không được áp dụng hình phạt này Và người
phạm tội phải có lỗi trong việc thực hiện hành vi phạm tội mới phải chịu hình
phạt này Hình phạt tử hình được hiểu như hệ quả pháp lý của việc thực hiện hành vi phạm tội Tức là khi một người thực hiện một tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự và việc thực hiện đó phải là do lỗi của người đó Tòa
án mới xem xét và ra quyết định tử hình
Tóm lại, Hình phạt tử hình là một hình phạt đặc biệt, là một hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt, nó phải được quy định trong Bộ luật hình sự, phải do Tòa án quyết định, và điều quan trọng nhất để có thê kết án tử hình là cần phải có lỗi của người bị kết án, gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng Khi đó nhà nước không thể áp dụng hình phạt nào khác thay cho hình phạt này
1.1.3 Nguyên tắc nhân đạo được áp dụng trong hình phạt tử hình
Hiện nay, trên thế giới đang có xu hướng giảm dần hình phạt tử hình và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình vì một số nước trên thế giới cho rằng hình phạt tử
Trang 11
hình là không nhân đạo, xâm phạm quyên con người Theo Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên minh Châu Âu năm 2000 tuyên bố: “Nhân phẩm của con
người là bất khả xâm phạm Nó phải được tôn trọng và bảo vệ” (Điều 1); “Tất cả
mọi người có quyên được sống, không ai có thể bị kết án tử hình hoặc thi hành án tử hình” (Điều 2)! Việt Nam cũng không ngoại lệ, luôn lẫy nguyên tắc nhân đạo
đặt lên hàng đầu, nhưng do Việt Nam đang quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, đất
nước chưa hồn tồn ơn định, các lực lượng chống phá nhà nước vẫn còn hoạt
động, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng còn nhiều Để bảo vệ pháp chế Xã hội chủ
nghĩa Nhà nước ta cần phải có những biện pháp răn đe, trừng trị tội phạm xâm phạm nghiêm trọng trật tự xã hội cũng như phương hại đến an ninh quốc gia Do đó, hiện nay Việt Nam vẫn giữ hình phạt tử hình, nhưng vẫn áp dụng nguyên tắc nhân đạo mà thế giới đang hướng tới Đối tượng mà Nhà nước ta hướng tới là người chưa thành niên và phụ nữ
Hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng không phải người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nào cũng đều bị phạt tử hình mà chỉ áp dụng hình phạt tử hình đối với những người gây tội ác rất lớn, gây phương hại đến an ninh quốc gia, những tội phạm thoái hóa biến chất, tham
những tiền của rất lớn Tuy nhiên, hình phạt tử hình không áp dụng đối với người
chưa thành niên phạm tội, phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử, trong trường hợp này thì hình phạt tử hình
được chuyên thành tù chung thân Đây là quy định xuất phát từ nguyên tắc nhân
đạo Xã hội chủ nghĩa, đảm bảo thực hiện nguyên tắc xử lý và chính sách hình sự
của Nhà nước ta đối với người chưa thành niên, đối với phụ nữ có thai và phụ nữ
đang nuôi con nhỏ
Về đối tượng chịu hình phạt Bộ luật hình sự 1999 có quy định tiến bộ hơn so
với Bộ luật hình sự 1985 Tại điều 27 Bộ luật hình sự 1985 quy định:
“Tử hình là hình phạt đặc biệt được dp dung đối với người phạm tội trong
(tường hợp đặc biệt nghiêm trọng
Không áp dụng tử hình đổi với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai khi phạm tội hoặc khi bị xét xứ Tử hình được hoãn thi hành đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới mười hai tháng
Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm thì tử hình chuyển thành tù chung thân
‘CN Vũ Thị Thúy, Hình phạt tử hình trong luật hình sự thể giới qua các thời kỳ lịch sử, Tạp chí Khoa học pháp lý - Đại học Luật Thành Phô Hồ Chí Minh sô 06, 2006
Trang 12
Chỉ trong trường hợp đặc biệt có luật quy định riêng thi tử hình mới được thi hành ngay sau khi xét xr’
Ở đây đối tượng không phải chịu hình phạt tử hình là người chưa thành niên
và phụ nữ có thai khi phạm tội và xét xử Còn phụ nữ có tha1 và nuôi con nhỏ vẫn
bị thi hành án khi hết thời hạn hoãn thi hành án
Bộ luật hình sự 1999 đã phát huy nguyên tắc nhân đạo đối với người chưa thành miên, phụ nữ mang thai và phụ nữ nuôi con nhỏ Điều 35 Bộ luật Hình sự
1999 quy định:
“Tứ hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội
hoặc khi bị xét xử
Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi Trong trường hợp này hình phạt tứ hình chuyển thành tù chung thân
Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân”
Từ đó ta thấy đối tượng phải chịu hình phạt tử hình quy định trong Bộ luật
hình sự 1999 hẹp hơn Bộ luật hình sự 1985, thể hiện tính nhân đạo sâu sắc của
nhà nước ta đối với phụ nữ và người chưa thành niên 1.1.4 Lịch sử hình thành hình phạt tử hình
Hình phạt tử hình ở Việt Nam xuất hiện từ giai đoạn có nhà nước, để bảo vệ
dia vi thong trị của mình nhà nước phải đặt ra pháp luật và các hình phạt dé trừng trị những người phạm tội, trong đó có hình phạt tử hình Tuy nhiên, các quan hệ pháp luật trong thời kỳ này cũng như hình phạt tử hình chưa được phản ánh cụ thể mà chỉ phản ánh mơ hồ qua các truyền thuyết hay thư tịch cố Đây là giai đoạn sơ khai của việc hình thành hình phạt tử hình Và hình phạt tử hình được chính quyền đô hộ Trung Hoa áp dụng nhằm trừng trị sự nỗi dậy giành chính quyên của nhân dân ta lúc bấy giờ Theo thư tịch cỗ, những lãnh tụ nghĩa quân
đều bị chính quyền đô hộ khép tội phản loạn phản nghịch Hình phạt phố biến
của tội này là tử hình hoặc lưu.“ Hình phạt tử hình được nhà nước phong kiến sử
dụng rất phố biến Từ khi nhân dân ta giành lại đất nước từ tay chính quyền đô
? Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam,
Nxb Công an nhân dân, 2006, tr 38
Trang 13
hộ phương Bắc, nhà nước phong kiến Đại Việt ra đời đến khi kết thúc trong 10
thế kỷ, hình phạt tử hình được sử dụng như công cụ quyền lực của nhà nước
trừng trị những kẻ chống lại họ Năm 968, Đinh Tiên Hoàng muốn dùng uy chế
ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hỗ dữ trong củi hạ lệnh rằng: “Kẻ
nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hỗ ăn” Mọi người đều phục không giám phạm, vua đặt triều nghi.” Đến thời kỳ Pháp thuộc hình phạt tử hình vẫn là
công cụ bảo vệ cho địa vi thống trị của thực dân Pháp, hình phạt tử hình được quy định chủ yếu ở các tội về chính trị như tội phiến loạn, tội chống lại chính phủ Pháp, nhằm đặt cơ sở pháp lý để đàn áp phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa, bảo vệc chế độ thuộc địa
Đến Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự 1999 được sửa đối bố sung
2009, hình phạt tử hình được đặt ra nhằm trừng trị người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng cần phải loại bỏ họ ra khỏi xã hội vĩnh viễn Ở đây hình phạt tử hình được áp dụng cho một số tội như: giết người, xâm phạm an ninh quốc phòng, an ninh tô quốc
Hình phạt tử hình đã có ở Việt Nam từ thời nhà nước mới bắt đầu xuất hiện và đã tồn tại cho đến ngày nay Hình phạt tử hình lúc đầu là công cụ để nhà nước
phong kiến và thực dân bảo vệ địa vị thống trị của mình Nhưng cho đến ngày nay hình phạt tử hình không còn có nội dung như vậy nữa, hình phạt tử hình là
biện pháp nhà nước ngăn ngừa tội phạm, là công cụ bảo vệ trật tự xã hội
1.2 Khái quát chung về thi hành hình phạt tử hình 1.2.1 Khái niệm thỉ hành hình phạt tứ hình
Việc thi hành án hình sự nói chung và thi hành hình phạt tử hình nói riêng là công tác cực kỳ quan trọng, nó đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, báo vệ lợi ích của Nhà nước của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, và đặc biệt nó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm Nếu bản án hay quyết định của Tòa án không được thi hành hoặc dù đã thi hành nhưng kém hiệu quả thì không những mục đích của hình phạt không đạt được mà có thể
triệt tiêu kết quả của giai đoạn điều tra, truy tố xét xử, thậm chí còn đưa lại
những ảnh hưởng xấu như tâm lý coi thường pháp luật trong nhân dân Từ đó công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm của nhà nước không đạt được, vì số tái phạm tăng do không được giáo dục cải tạo hoàn chỉnh, và số người phạm tội mới sẽ gia tăng do mục đích phòng ngừa tội phạm không đạt được Qua đó có thê
Ỷ Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam,
Nxb Công an nhân dân, 2006, tr 79
Trang 14
thấy được tầm quan trọng của việc thi hành án hình sự cũng như thi hành án tử hình
Theo khoản 4 Luật thi hành án hình sự 2010, thi hành hình phạt tử hình được
định nghĩa như sau: “Thi hành án tử hình là việc cơ quan có thẩm quyền tước bỏ quyển sống của người chấp hành án theo quy định của Luật này”
1.2.2 Lược sử về thỉ hành hình phạt tử hình qua các giai đoạn pháp luật Việt Nam
1.2.2.1 Thi hành hình phạt tử hình trong giai đoạn trước 1945°
Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam thời phong kiến về thi hành hình phạt tử hình, có thể nhận xét như sau:
s* Uù điểm:
- Tư tưởng nhân đạo được thê hiện rõ nét trong các quy định của pháp luật thời phong kiến Thời nhà Lý vào thế ký XI vua thường thực hiện đại xá vào những dịp Hoàng Hậu sinh con trai Đối với phụ nữ phạm tội, luật cũng quy định hình phạt nhẹ hơn so với nam giới Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ (dưới
100 ngày) thì được hoãn hành hình
- Pháp luật phong kiến quy định không được thi hành án tử hình vào dịp lễ tết
- Nhằm hạn chế những sai sót có thể xảy ra trong việc thi hành án tử hình,
nâng cao vai trò của những người thi hành án tử hình Điều 662 của Quốc triều hình luật quy định: “Tội nhân chưa hết hy vọng để gỡ tội mà giết tội nhân thì
những người liên quan vào việc giêt đêu phải khép vào tội giết người” s* Hạn chế:
- Mặc dù các Triều đại Lê, Nguyễn đã có quan tâm theo dõi việc thi hành một
số loại án nhất định như đồ, lưu, tử nhưng thủ tục thi hành án cũng chưa được
quy định rõ ràng nên việc thi hành án trên thực tế phụ thuộc rất nhiều vào các quan lại xét xử Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho việc thi
hành án trên thực tế nhiều khi tùy tiện thiếu khách quan
- Các hình phạt của Nhà nước phong kiến do các quan lại xét xử phần lớn được thi hành ngay Nhiều trường hợp sau khi tuyên án chỉ bằng miệng là bản án được thi hành ngay tức thì Việc thì hành cùng một loại hình phạt có nhiều hình
thức khác nhau, không thống nhất Chẳng hạn việc thi hành hình phạt tử hình có
4 Ly Thi Nhién, Ly luận và thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình trong to tung hinh su Việt Nam, Luận văn tôt nghiệp Cử nhân Luật, Trường Đại học Cân Thơ, 2009, tr 11
Trang 15
nhiều hình thức khác nhau như hỏa thiêu, bỏ vạc dầu, chém đầu, lăng trì, voi
dày Hình thức thi hành án không chỉ khác nhau ở mỗi giai đoạn mà ngay trong
cùng một triều đại cũng có sự khác nhau Pháp luật quy định nhiều hình phạt dã
man, tàn khốc nên khi thi hành gây ra cho phạm nhân sự đau đớn về thê chất và
tinh thần
1.2.2.2.Thi hành hình phạt tử hình trong giai đoạn từ 1945 đến khi Bộ luật Tố
tụng hình sự 1986 ra đời
Thời kỳ này đất nước ta vừa giành lại chính quyền nhưng chưa én định còn
phải chống thù trong giặc ngoài nên hệ thống pháp luật còn sơ sài chưa được ban hành nhiều Trong đó có thi hành án hình sự cũng như thi hành án tử hình Thời
kỳ đầu hầu như không có văn bản nào cụ thể điều chỉnh vấn đề này, chỉ có một
số văn bản quy định nhưng cũng chung chung không cụ thể Đến giai đoạn sau
khi miền Bắc giành được độc lập xây dựng Chủ nghĩa xã hội, và đến khi đất
nước hoàn toàn thống nhất, để xây dựng đất nước và quán lý xã hội tốt hơn nhà nước đã ban hành nhiều nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có một số
văn bản điều chỉnh vẫn đề thi hành hình phạt tử hình Các văn bán đó là:
- Thông tư số 561/TA ngày 5/12/1970 của Tòa án quân sự trung ương hướng
dẫn về việc thi hành án tử hình
- Chỉ thị số 138- KCI ngày 13/2/1974 của Bộ công an về việc thi hành án tử hình
- Chỉ thị số 0Ø7/TATC ngày 12/3/1974 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn
việc thực hiện nhiệm vụ Tòa ấn nhân dân trong việc thi hành án tử hình
- Chỉ thị số 31/TC ngày 17/5/1974 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án tử hình
- Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 3/7/1981, trong đó quy định nhiệm vụ quyền hạn của Tòa án trong việc thi hành án tử hình
- Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 4/7/1981, trong đó quy định
nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc thi hành án tử hình
- Pháp lệnh số 115/LCT ngày 2/12/1978 của Ủy ban thường vụ quốc hội về việc xin ân giảm án tử hình và xét duyệt án tử hình gồm hai điều quy định về thời hạn xin ân giảm án tử hình và thẩm quyền xét duyệt tử hình
- Thông tư Liên Bộ số 03/TTLB ngày 6/12/1982 của Tòa án nhân dân tối cao-
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao- Bộ Nội vụ- Bộ Tư Pháp về việc thực hiện các
quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 3/7/1981 đối với bản án tử hình
Trang 16
1.2.2.3 Thi hành hình phạt tử hình theo quy định của Bộ luật to tung hinh su
2003
a Thu tuc xem xét ban Gn truoc khi dua ra thi hanh
Tử hình là hình phạt đăc biệt nhằm tước bỏ quyền sống của người phạm tội
Chính vì vậy, các thủ tục trước khi quyết định thi hành và khi đưa bản án tử hình ra thi hành phải tuân thủ theo các quy trình hết sức nghiêm ngặt, chặc chẽ Trong
đó có việc xem xét bản án trước khi thi hành Theo điều 258 Bộ luật tố tụng hình
sự 2003 (BLTTHS) quy định Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành như sau:
“1 Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hô sơ vụ án phải được gửi
ngay lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và bản án phải được gửi ngay lên
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Trong thời hạn hai tháng, kế từ ngày nhận được bản án và hô sơ vụ án,
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tôi cao
phải quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm
Trong thời hạn bảy ngày, kế từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước
2 Bản án tử hình được thi hành, nếu Chánh án Toà án nhân dân tối cao và
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm hoặc tái thẩm
Trong trường hợp bản án tử hình bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thấm hoặc tái thẩm mà Hội đông giám đốc thấm, Hội đơng tái thẩm Tồ án nhân dân tối cao quyết định không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình, thì Toà án nhân dân tôi cao phải thông báo ngay cho người bị kết án biết để họ làm đơn xin ân giảm án tử hình
Trong trường hợp người bị kết án xin ân giảm hình phạt tử hình thì bản án tử
hình được thi hành sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm.”
Tuy nhiên có một số điểm hạn chế là:
- Thứ nhất, trong BLTTHS 2003 không quy định cụ thê về thời hạn xét đơn
xin ân giảm của Chủ tịch nước là bao lâu, chính vì vậy mà không xác định được thời điểm nào Chủ tịch nước ra quyết định bác đơn xin ân giảm hoặc ra quyết định ân giảm
- Thứ hai, tại khoản 2 điều 258, trong trường hợp bản án tử hình bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thâm hoặc tái thẩm mà Hội đồng giám đốc thâm, Hội
Trang 17
đồng tái thắm Toà án nhân dân tối cao quyết định không chấp nhận kháng nghị
và giữ nguyên bản án tử hình, thì Toà án nhân dân tối cao phải thông báo ngay
cho người bị kết án biết để họ làm đơn xin ân giảm án tử hình Ở đây, BLTTHS
cũng không quy định cụ thê về thời hạn mà Tòa án nhân dân tối cao phải thông
báo cho người bị kết án biết để họ làm đơn xin ân giảm là khoảng thời gian nào
Trên thực tế cũng không quy định thời hạn cụ thé dan đến bản án tử hình được thi hành chậm trễ, gây tâm lý hoang mang cho người bị kết án và người thân của họ Mặt khác, số người chờ thi hành án tử hình trong các trại giam sẽ tăng lên do sự chậm trễ thi hành, gây ra khó khăn trong công tác quản lí, giam giữ đối với loại đối tượng này
b Thi hành hình phạt tứ hình
Theo khoán 1.2 mục II Nghị quyết số 02/2007/NQ- HĐTP ngày 02/10/2007,
của Hội đồng thẳm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ năm “thi hành bản án và quyết định của tòa án” của Bộ luật tố tụng hình sự, thì bản án tử hình phải được đưa ra thi hành khi thuộc một trong các trường hợp sau:
“4) Người bị kết án tử hình không làm đơn xin ân giảm hình phạt tử hình và Tòa án xử sơ thẩm đã nhận được quyết định không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
b) Người bị kết án tử hình có làm đơn xin ân giảm hình phạt tử hình và Tòa án xử sơ thẩm đã nhận được quyết định không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tôi cao, quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tôi cao và bản sao quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình (do Tòa án nhân dân tôi cao gửi đến)
c) Người bị kết án tử hình không làm đơn xin ân giảm hình phạt tử hình và Tòa án xử sơ thấm đã nhận được quyết định gám đốc thấm hoặc quyết định tái thẩm của Hội đông Thấm phán Tòa án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình
d) Nguoi bị kết án tử hình có làm đơn xin ân giảm hình phạt tứ hình và Tòa án xử sơ thẩm đã nhận được quyết định giám đốc thấm hoặc quyết định tái thẩm của Hội đông Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình và bản sao quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình (do Tòa án nhân dân tối cao gửi đến)”
Trang 18
Tóm lại, người bị kết án không kháng cáo hoặc không làm đơn xin ân giảm gởi lên Chủ tịch nước, và bản án tử hình không có quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thấm hoặc tái thâm, hoặc không có quyết định ân giảm của chủ
tịch nước, thì bản án tử hình đó phải được đưa ra thi hành % Quyết định thi hành án
Theo khoản 1 điều 58 BLTTHS 2003: “Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm ra
quyết định thi hành án” Ngoài ra, Nghị quyết sỗ 02/2007 có hướng dẫn thi hành
điều này tại khoản 2.1 mục II như sau: “2) Trường hợp một người bị kết án tử
hình mà lại bị xét xử về một tội phạm mới tại một Tòa án khác (tội phạm mới có thé duoc thực hiện trước hoặc sau khi bị kết án tử hình), nhưng bị xử phạt với
mức hình phạt không phải là tử hình (dù tổng hợp hình phạt chung cho các bản
án là tứ hình) thì Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm về tội phạm mà họ bị kết án tử
hình ra quyết định thi hành án và thành lập Hội đông thi hành hình phạt tử hình
b) Trường hợp một người bị kết án tử hình nhiêu lần theo nhiễu bản án của các Tòa án đã xử sơ thẩm khác nhau thì Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm vụ án sau cùng ra quyết định thi hành án và thành lập Hội đông thi hành hình phạt tử hình ”
Nói tóm lại, cơ quan có thâm quyên ra quyết định thi hành án là Tòa án xét xử
sơ thâm vụ án đó mà người có thầm quyên ra quyêt định là Chánh án
% Hội đông thi hành án
- Tham quyên thành lập và thành phân Hội đông thi hành án
Người có thắm quyên ra quyết định thi hành án cũng là người có thâm quyền thành lập Hội đồng thi hành án Như đã nói ở trên, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thâm vụ án có thẩm quyên ra quyết định thi hành án cũng như quyết định thành
lập Hội đồng thi hành án “Chánh án Tòa án đã xử sơ thấm ra quyết định thi hành án và thành lập Hội đông thi hành hình phạt tử hình gôm đại diện Tòa án, Viện kiểm sát và Công an” (khoản 1 điều 259 BLTTHS)
Thành phân Hội đồng thi hành án gồm đại diện Chánh án (hoặc phó chánh án,
thẳm phán) đại diện cho tòa án đã xét xử vụ án hình sự đó làm Chủ tịch Hội đồng: Viện trưởng (hoặc Phó Viện trưởng, kiểm sát viên) đại điện cho Viện kiếm sát cùng cấp và trưởng hoặc phó Công an cùng cấp làm thành viên Hội đồng, một cán bộ tòa án làm thư ký Hội đồng Ngoài ra, Hội đồng thi hành án phải mời một
bác sĩ pháp y và một đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị tran noi bé trí
pháp trường tham gia việc thi hành án tử hình
Trang 19
- Nhiệm vu cua Hoi dong thi hanh dn
Hội đồng thi hành án tử hình có nhiệm vụ lên kế hoạch thi hành án và tổ chức
chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc thi hành án, công bố các quyết định có
liên quan đến việc thi hành án tử hình, quyết định thời gian, địa điểm, hình thức
mai táng, những cơ quan, tổ chức, người cần huy động, những nội dung cần giữ
bí mật, thống nhất kế hoạch thực hiện và phân công trách nhiệm cho từng thành
viên Hội đồng
Trước khi thực hiện việc thi hành án, Hội đồng thi hành án tử hình phải kiểm
tra căn cước của người sẽ bị tử hình Việc này là rất quan trọng, vì giả sử lầm lẫn với người khác thì sẽ rất nguy hiểm, có thể gây oan sai và mục đích phòng ngừa tội phạm không đạt được Ngoài ra, Hội đồng thi hành án tử hình phải kiểm tra
xem người chấp hành án có thuộc trường hợp quy định tại điều 35 Bộ luật hình
sự hay không Nếu thuộc một trong các trường hợp đó thì phải ra quyết định
hoãn thi hành án
Tóm lại, nhiệm vụ của Hội đồng thi hành án là đảm bảo việc thi hành án được
thi hành đúng người đúng tội, không thê đề bất cứ sai xót gì xảy ra vì một khi tử
hình sai thì không thê sửa chữa, vì nó liên quan đên tính mạng một con người
s* Trinh tu thu tuc thi hanh án
Khi ra quyết định thi hành án Chánh án Tòa án có thâm quyên ra quyết định
thi hành án phải xem xét coi người bị tuyên án tử hình có thuộc các trường hợp nêu tại điều 35 Bộ luật hình sự hay không, nếu thuộc các trường hợp nêu tại điều 35 thì không ra quyết định thi hành án và phải báo cáo Chánh án Toà án nhân dân
tối cao để xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết
án
Trước khi thi hành án Hội đồng thi hành án phải kiểm tra căn cước người
chấp hành án Dưới sự giám sát của Hội đồng thi hành án, kỹ thuật viên đối chiếu
danh chỉ bản với dấu vân tay của người được đưa ra thi hành án nhằm xác định chính xác người phải thi hành án
Trước khi thi hành án đối với phụ nữ thì Hội đồng thi hành án phải kiểm tra căn cước và kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử
hình được quy định tại Điều 35 của Bộ luật hình sự Nếu thuộc các trường hợp
thì phải hoãn thi hành án Điều này quy định tại khoản 1 điều 259 BLTTHS:
“Trong trường hợp người bị kết án là phụ nữ thì trước khi ra quyết định thi hành
án, Chánh án Toà án đã xét xử sơ thẩm phải tổ chức kiểm tra các diéu kiện
không áp dụng hình phạt tử hình được quy định tại Diéu 35 của Bộ luật hình sự
Trang 20
Nếu có căn cứ người bị kết án có điều kiện quy định tại Diéu 35 của Bộ luật hình
sự thì Chánh án Toà án đã xét xử sơ thấm không ra quyết định thi hành án và báo cáo Chánh án Toà án nhân dân tối cao để xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án
Trước khi thi hành án đổi với người bị kết án là phụ nữ thì Hội đông thi hành
án ngoài việc kiểm tra căn cước, phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình được quy định tại Điều 35 của Bộ luật hình sự”
Ngoài ra, trước khi thi hành án phải giao cho người bị kết án đọc quyết định
thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; nếu người bị kết án đã có đơn xin ân giảm án tử hình thì giao cho họ đọc bản sao
quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm Người phải chấp hành án
được hỏi xem họ có muốn nói øì nữa không và được viết thư gởi đồ đạc lại cho gia đình
Việc thi hành hình phạt tử hình phải được lập biên bản ghi rõ việc đã giao các quyết định cho người bị kết án xem, những lời nói của họ và những thư từ, đồ vật mà họ gửi lại cho người thân thích
s%* Hình thức thi hành án
Theo khoản 3 điều 259 BLTTHS 2003 thì hình thức tử hình được thực hiện
bằng hình thức xử băn Trước đây nước ta đã áp dụng nhiều hình thức thi hành án
tử hình như: chém đầu, xử bắn, cho vào vac dầu, thắt cô, lăng trì, Do các hình
phạt đó dã man tàn bạo không thích hợp với nguyên tắc nhân đạo nên nhà nước ta đã chọn hình thức xử bắn, nhằm mục đích răn đe phòng ngừa tội phạm và phù hợp với nguyên tắc nhân đạo mà nhà nước ta đặt ra Tuy nhiên, đến nay hình phạt
tử hình bộc lộ những hạn chế của nó Thứ nhất về tâm lý của người trực tiếp làm
nhiệm vụ thi hành hình phạt tử hình, thứ hai gây tâm lý hoang mang lo sợ và gây đau đớn cho người bị kết án, thứ ba về vẫn đề pháp trường khó khăn khi chọn nơi thích hợp để thi hành án Chính vì như vậy cần phải có những hình thức thi hành
khác thay thế cho hình thức xử bắn, để công tác thi hành án đạt hiệu quả hơn
s%* Hoãn thi hành án
Vì là một hình phạt đặc biệt nghiêm khắc nên nhà nước ta đã quy định những trường hợp hoãn thi hành án trước khi thi hành nhằm tránh những sai sót và đảm
bảo công bằng đối với người phải chấp hành án
Trước khi thi hành án Hội đồng thi hành án phải kiểm tra xem người bị thi
hành án có thuộc các trường hợp nêu tại điều 35 Bộ luật Hình sự hay không, nếu
Trang 21
Hội đồng thi hành án phát hiện người bị kết án có điều kiện quy định tại Điều 35
của Bộ luật hình sự thì Hội đồng thi hành án hoãn thi hành án
Trong lúc thi hành án xuất hiện trường hợp có tình tiết đặc biệt, Hội đồng thi
hành án hoãn thi hành và báo cáo Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án
để báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Tình tiết đặc biệt là gì? Theo khoản 2.2 mục II Nghị quyết số 02/2007 thì tình tiết đặc biệt là: “Tình tiết đặc
biệt là những thông tin, tình tiết do người bị kết án tử hình hoặc người khác khai báo hoặc do Hội đông thi hành án biết được từ những nguôn tin khác, mà xét thấy những thông tin, tình tiết này là có căn cứ và có thể làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án, để khởi tổ vụ án mới, người phạm tội mới (ví dụ: người bị kết án tử hình khai ra những tình tiết mới của vụ án, khai ra người phạm tội mới ) và nếu
thi hành hình phạt tử hình đối với người bị kết án thì có thể gây khó khăn lớn cho
việc giải quyết vụ án, việc mở rộng điều tra vu dn”
Tóm lại, Hội đồng thi hành án phải hoãn việc thi hành án tử hình khi thuộc trong các trường hợp như sau:
- Khi người bị kết án thuộc các trường hợp nêu tại điều 35 Bộ luật hình sự 1999
- Có những tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ án hoặc về một vụ án mới,
mà việc điêu tra vụ án đó cân có sự có mặt của người bị kết án
Như đã phân tích ta thấy hình phạt tử hình là một hình phạt cực kỳ nghiêm khắc Vì vậy, thủ tục thi hành án bao giờ cũng được quy định rất chặc chẽ nhằm: Kiểm tra lại lần cuối tính đúng đắn của hình phạt đã tuyên bằng một cơ quan xét
xử cao nhất có thầm quyền, đám bảo thi hành đúng người bị kết án và đảm bảo
an toàn cho việc thi hành án, thể hiện tính nhân đạo trong thi hành án (đối với người bị kết án cũng như với người có trách nhiệm thực hiện việc thi hành án)
Tuy nhiên, BLTTHS 2003 quy định về hình phạt tử hình còn có nhiều hạn chế Cần phải có một quy phạm pháp luật mới quy định cụ thê hơn, để công tác thi hành hình phạt tử hình được thực hiện tốt hơn
Trang 22
CHƯƠNG 2
THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH THEO QUY ĐỊNH CỦA LUAT THI HANH AN HINH SU VIET NAM
2.1 Quyét dinh thi hanh 4n tir hinh
Trong điều kiện kinh tế xã hội nước ta hiện nay, việc nhà nước vẫn giữ hình
phạt tử hình là cần thiết Hiện tại, đất nước ta chưa hoàn toàn ốn định, các thế lực thù địch vẫn luôn tìm cách chống phá Chính quyền Nhà nước ta, tình hình tội
phạm diễn ra phức tạp, đặc biệt là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng vẫn xảy và
ngày càng phức tạp hơn Các loại tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm con người và các tội phạm xâm phạm sở hữu tuy số vụ không tăng
nhưng tính chất rất phức tạp, mức độ nguy hiểm đối với xã hội ngày càng
nghiêm trọng Trong đó, xuất hiện xu hướng phạm tội có tổ chức, xuyên quốc gia, sử dụng vũ khí nóng, công nghệ cao” Theo Báo cáo của Viện kiểm sát
nhân dân tối cao với Quốc hội sáng ngày 5 tháng 11 năm 2010 thì tuy số vụ án
khởi tố điều tra có giảm hơn so với năm 2009, nhưng tình hình vi phạm pháp luật
và tội phạm vẫn có những diễn biến phức tạp, tính chất tội phạm ngày càng nghiêm trọng, đối tượng phạm tội ngày càng đa dạng; tội phạm có tô chức, tội
phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm do người nước ngoài thực hiện xảy ra ngày càng nhiều; các tranh chấp kinh tế, dân sự, kinh doanh, thương mại tăng về số
vụ và phức tạp về tính chất” Trước tình hình kinh tế xã hội như vậy cần phải có
những biện pháp ngăn ngừa tội phạm hiệu quả, trong đó hình phạt tử hình được Nhà nước ta lựa chọn áp dụng để ngăn ngừa, răn đe tội phạm Nhưng mục đích ngăn ngừa tội phạm có hiệu quả hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào việc bản án tử hình có được thi hành và thi hành có hiệu quả không Khi bản án tử hình đã đưa ra mà không được thi hành hoặc thi hành không có hiệu quả thì mục đích
ngăn ngừa tội phạm không thể đạt được, mục đích phòng ngừa không thê đạt
được mà còn đem lại những tiêu cực cho xã hội đó là gây tâm lý coi thường luật pháp trong nhân dân
Thi hành hình phạt tử hình là một công việc rất quan trọng nhưng có rất ít quy
định của Nhà nước về vấn đề này Hiện tại, thi hành hình phạt tử hình được quy
5 Phong vũ, HNSV News - Diễn đàn thời sự, Tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp, http://news.hnsv.com/viet-nam/tinh-hinh-toi-pham-con-dien-bien-phuc-tap-288872/
6 Phùng Hương, Báo điện tử Đại biểu nhân dân, Các báo cáo của Chính phủ, Viện KSNDTC,
TANDTC đã phán ánh đúng thực tê của ngành tư pháp,
http://daibieunhandan.vn/default.aspx ?tabid=73 & NewsId=120722
Trang 23
định và áp dụng theo quy định của BLTTHS 2003 Tuy nhiên, sau nhiều năm thi
hành và tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam có nhiều thay đổi theo xu thế
chung của thế giới, những quy định của BLTTHS đã bộc lộ nhiều hạn chế thiếu
xót không còn phù hợp với tình hình hiện nay nữa Trước tình hình đó qua nhiều
năm nghiên cứu về thi hành án hình sự cũng như thi hành án tử hình, Quốc hội đã
ban hành Luật thi hành án hình sự vào ngày 17 tháng 6 năm 2010 đề thay thế các quy định về thi hành án hình sự được quy định trong BLTTHS không còn phù hợp nữa, và Luật này có hiệu lực thi hành vào ngày 1 tháng 7 năm 2011 Kể từ
ngày Luật thi hành án hình sự có hiệu lực thi hành thì việc thi hành án hình sự
nói chung và thi hành án tử hình nói riêng sẽ thực hiện theo quy định của Luật
này Luật này ra đời trên cơ sở kế thừa những quy định trước đây và sửa đối bổ
sung những quy định không còn phù hợp, có nhiều vấn đề mới được quy định mà các quy định trước đây không có Do đó, có nhiều vẫn đề cần nghiên cứu kỹ
trước khi được đưa ra thi hành, dé công tác thi hành án hình sự nói chung và thi
hành hình phạt tử hình nói riêng được tô chức tốt hơn, mục đích phòng ngừa tội
phạm đạt hiệu quả hơn
Luật thi hành án hình sự quy định: “nguyên tắc, trình tự, thủ tục, tổ chức, nhiệm vụ, quyên hạn của cơ quan có thẩm quyên trong thi hành bản án, quyết định về hình phạt tù, tử hình, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, trục xuất, tước một số quyển cong dan, cẩm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, án treo, biện pháp tư pháp; quyên, nghĩa vụ của người chấp hành án hình sự, biện pháp tư pháp; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thì hành án hình sự, biện pháp tư pháp” (Điều 1 Luật thi hành án hình sự) Đó là phạm vi điều chỉnh của Luật này, ở đây luật
quy định nhiều khía cạnh liên quan đến việc thi hành nhiều hình phạt khác nhau Đề tài nghiên cứu của người viết chỉ có liên quan đến thi hành hình phạt tử hình, do đó người viết chỉ đề cập đến việc thi hành hình phạt tử hình được quy định
trong luật này
Việc thi hành hình phạt tử hình là một thủ tục chặt chẽ liên quan đến nhiều vẫn đề như quyết định thi hành hình phạt tử hình, Hội đồng thi hành án tử hình,
thủ tục thi hành, hoãn thi hành án Trong đó, Thủ tục đầu tiên của việc thi hành
hình phạt tử hình là việc ra quyết định thi hành hình phạt tử hình khi bản án tử hình đã có hiệu lực pháp luật Theo quy định của Luật này thì bản án quyết định của tòa án được thi hành khi thuộc một trong những trường hợp được quy định
tại điều 2:
Trang 24
“1 Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành: a) Bản án hoặc phân bản án của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm;
b) Bản án của Toà án cấp phúc thẩm;
c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án
2 Bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay theo quy định của
Bộ luật tổ tụng hình sự
3 Quyết định của Toà án Việt Nam tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam chấp hành án và đã có quyết định thi hành; quyết định chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài
4 Bản án, quyết định về áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, giáo đục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng”
Tuy nhiên, bản án tử hình là một bản án rất quan trọng liên quan trực tiếp đến tính mạng con người, nên trước khi được thi hành bản án tử hình phải được xem xét kỹ và phải có quyết định thi hành thì bản án đó mới được đưa ra thi hành
Việc xem xét bản án trước khi đưa ra thi hành không có quy định trong Luật này,
do đó vẫn đề này phải áp dụng quy định của BLTTHS (cụ thê tại điều 258) Khi
bản án đủ điều kiện đưa ra thi hành thì bản án được đưa ra thi hành và phải có
quyết định thi hành
Quyết định thi hành án tử hình do Chánh án Tòa án xét xử sơ thâm ra quyết định Chỉ có Tòa án mới có thắm quyên ra quyết định thi hành án, mà không phải
bất kỳ cơ quan nào khác Khác với BLTTHS, Luật thi hành án hình sự quy định cụ thê hơn về nội dung như ngày tháng năm ra quyết định, họ tên, chức vụ người
ra quyết định Và điểm khác biệt lớn nhất của Luật thi hành án hình sự là quy định việc Tòa án đã ra quyết định phải gởi quyết định thi hành án cho các cơ
quan hữu quan như Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp, Trại tạm giam nơi người chấp hành án đang bị giam giữ, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra
quyết định thi hành án có trụ sở, trong thời hạn 3 ngày kế từ khi ra quyết định
Tóm lại, quyết định thi hành án tử hình được quy định tại điều 54 Luật thi hành án hình sự và có nội dung như sau:
“1 Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thấm ra quyết định thi hành án tử hình Quyết định phải ghỉ rõ ngày, tháng, năm ra quyết định, họ tên, chức vụ của người ra quyết định; bản án, quyết định được thi hành; họ tên, ngày, thắng, năm
sinh, nơi cư trú của người bị kết án
Trang 25
2 Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải gửi quyết định cho cơ quan sau đây:
a) Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp; b) Trại tạm giam nơi người chấp hành án đang bị giam giữ; c) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở”
2.2 Hội đồng thi hành án tử hình
Hội đồng thi hành án tử hình đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thi hành án tử hình Nhưng BLTTHS không quy định cụ thể vấn đề này Luật thi
hành án hình sự đã cụ thể vấn đề này trong hai điều luật là điều 55 và điều 56 2.2.1 Quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình
Ngay sau khi có quyết định thi hành án tử hình trong vòng 7 ngày Chánh án
Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình phải ra quyết định thành lập Hội đồng
thi hành án tử hình Quyết định thành lập hội đồng thi hành án tử hình được quy định tại điều 55 Luật thi hành án hình sự:
“1 Ngay khi có quyết định thi hành án tử hình, Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án có văn bản yêu câu Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp, Thú trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu cử đại diện tham gia Hội đông thi hành án tử hình
2 Trong thời hạn 07 ngày, kế từ ngày ra quyết định thi hành án, Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định thành lập Hội đông thi hành án tử hình do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi
hành án làm Chủ tịch Hội đồng thì hành án tử hình Quyết định thành lập Hội
dong thi hanh án tử hình phải ghỉ rõ ngày, tháng, năm ra quyết định, họ tên, chức vụ của người ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ của người tham gia Hội đồng”
Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình có thẳm quyền ra quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình và đồng thời là Chủ tịch Hội đồng
Trong quá trình nghiên cứu ban hành Luật thi hành án hình sự đã có nhiều ý kiến khác nhau về thâm quyền và vai trò của Tòa án trong Hội đồng thi hành án Trong Dự thảo Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật thi hành án hình
sự ngày 19 tháng 4 năm 2010 tại điểm 15, Đại biểu Quốc hội có những ý kiến như sau, “Có ý kiến Đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định về thành phần Hội đồng thi hành án tử hình, theo đó, Chánh án đã xét xử sơ thâm đồng thời ra
Trang 26
quyết định thi hành án và làm Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình sẽ khó bảo đảm sự khách quan, trong khi hệ thống tô chức thi hành án đã có cơ quan thi hành án thuộc ngành Công an; Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nhận thấy, theo quy định của Bộ luật hình sự, BLTTHS, việc áp dụng và thi hành hình phạt luôn gắn liền với thâm quyền của Tòa án như ra quyết định thi hành án;
hoãn, tạm đình chỉ, miễn, giảm Do đó, quy định Chánh án đã xét xử sơ thâm ra
quyết định thi hành án và cử đại diện làm Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình là phù hợp và bảo đảm sự kế thừa pháp luật hiện hành Vì vậy, UBTVQH đề nghị
cho giữ quy định về Hội đồng thi hành án tử hình như dự thảo Luật” Và quy
định này đã được giữ lại trong Luật thi hành án hình sự đã ban hành và sắp có hiệu lực
2.2.2 Thành phân Hội đông thi hành án tử hình
Thành phần Hội đồng thi hành án tử hình gồm Chánh án hoặc Phó Chánh án
Tòa án đã ra quyết định thi hành án làm Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình,
đại diện Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án đã ra quyết định thành lập Hội đồng
thi hành án, và đại diện cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu
Trong quá trình hoàn thành Luật thi hành án hình sự có nhiều ý kiến khác
nhau về thành phân của Hội đồng thi hành án
Thứ nhất, về việc Chánh án hoặc Phó Chánh án làm Chủ tịch Hội đồng thi
hành án một số ý kiến không tán thành Chánh án hay Phó Chánh án làm Chủ tịch
Hội đồng Theo điểm 9 Báo cáo số 338/BC-UBTVQHI2 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 12 ngày 15 tháng 6 năm 2010, có ý kiến xoay quanh vẫn đề này
như sau: “Có ý kiến đề nghị không quy định Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa
án đã ra quyết định thi hành án làm Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình mà
nên quy định thấm phán là Chủ tịch Hội đồng UBTVQH nhận thấy, việc tô chức
thi hành án tử hình đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án hình sự và phải tuân thủ các thủ tục chặt chẽ Trong qua trình tổ
chức thi hành án, Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình có vai trò rất quan trọng
không chỉ trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo thâm quyền như xem xét, quyết
định việc hoãn thi hành án tử hình; báo cáo cơ quan, người có thâm quyên giải
quyết theo quy định của pháp luật đối với trường hợp hoãn thi hành án tử hình mà
còn có trách nhiệm giải quyết những vấn đề đột xuất nảy sinh trong quá trình thi hành án, chỉ đạo việc phối hợp giữa cơ quan, tô chức có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ thi hành án Vì vậy, việc quy định Chánh án hoặc Phó Chánh án
Trang 27
Tòa án đã ra quyết định thi hành án làm Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình là
cần thiết và phù hợp”
Thứ hai, một số ý kiến đề xuất Hội đồng thi hành án tử hình cần có Bác sỹ
pháp y, chính quyền địa phương nơi thi hành án (Điểm 1 mục II Báo cáo tông
hợp ý kiến của các đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội về dự án Luật thi
hành án hình sự ngày 19 tháng 04 năm 2010)
Tuy trong quá trình ban hành Luật có nhiều ý kiến khác nhau về thành phần
của Hội đồng thi hành án tử hình, nhưng Quốc hội đã xem xét và đã quy định Thành phân Hội đồng thi hành án tử hình gồm các đại diện của các cơ quan Tòa
án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu
2.2.3 Nhiệm vụ và quyền han của Hội đồng thỉ hành án tử hình
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thi hành án được quy định cụ thể tại một điều luật trong Luật thi hành án hình sự, quy định nhiệm vụ quyền hạn một cách rõ ràng các công việc của Hội đồng thi hành án cũng như của Chủ tịch Hội
đồng trong quá trình thi hành án Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thi hành
án tử hình được quy định ở điều 56 Luật thi hành án hình sự:
1 Hội đồng thi hành án tử hình có nhiệm vu, quyền hạn sau:
a) Quyét định kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện bảo đảm cho việc thi hành án;
b) Tổ chức kiểm tra các điều kiện về người chấp hành án tử hình theo quy
định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tổ tụng hình sự; ra quyết định hoãn thi hành án
và báo cáo Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án khi người bị kết án
không đủ điều kiện để thi hành án;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết
cho việc thi hành án; yêu cau don vị vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chức hỗ tro’
bảo đảm an toàn việc thi hành án trong trường hợp cân thiết;
d) Điều hành việc thi hành án theo kế hoạch;
đ) Thông báo kết quả thi hành án cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự;
e) Hội dong fự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình
2 Chủ tịch Hội động thi hành án tử hình triệu tập họp, công bố các quyết định có liên quan đến việc thi hành án tử hình, quyết định thời gian thi hành án;
những nội dung can gitt bi mat; các điều kiện bảo đảm việc tổ chức thực hiện kế
hoạch thi hành án; địa điểm mai táng đối với trường hợp không được nhận tử thi
Trang 28
hoặc không có đơn dé nghị được nhận tử thi Cuộc họp phải được lập biên bản,
lưu hỗ sơ thi hành án tử hình
Hồ sơ thi hành án tử hình do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu quản lý”
Tóm lại, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thi hành án là quyết định kế hoạch, chuẩn bị thi hành, tô chức thi hành án như kiểm tra căn cước người bị kết
án, yêu cầu các cơ quan có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết và đảm
bảo an toàn cho việc thi hành Ngoài ra, Hội đồng thi hành án có nhiệm vụ điều hành việc thi hành án diễn ra theo đúng kế hoạch, và báo cáo việc thi hành án cho
cơ quan quản lý việc thi hành án
2.3 Hình thức thi hành án tử hình
Trước đây hình thức thi hành án tử hình ở nước ta là hình thức xử bắn (được
quy định trong BLTTHS 1985 và BLTTHS 2003) Thế nhưng, hình thức xử bắn qua nhiều năm áp dụng đã bộc lộ nhiều hạn chế như về pháp trường tổ chức thi hành án, về áp lực tâm lý đối với cán bộ, chiến sĩ trực tiếp thi hành án, không nhân đạo đối với người bị kết án Trước những hạn chế đó Quốc hội đã thay thế
hình thức tử hình từ xử bắn sang tiêm thuốc độc, được quy định tại khoản 1 điều
59 Luật thi hành án hình sự: “Thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc ”
Trước khi luật chính thức được ban hành đã có nhiều tranh cãi về vẫn đề này Nhiều Đại biểu không tán thành việc thay đối hình thức sang tiêm thuốc độc Có Đại biểu cho là nên quy định cả hai hình thức, và nhiều Đại biểu tán thành đổi hình thức tử hình xử bắn sang tiêm thuốc độc Tại điểm 10 Báo cáo số 338/BC- UBTVQHI2 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 12 ngày 15 tháng 6 năm 2010: “Đa số ý kiến Đại biểu Quốc hội tán thành việc thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc Có ý kiến đề nghị giữ quy định hình thức thi hành án tử hình bằng xử bắn như hiện hành; có ý kiến đề nghị quy định cả hai hình thức xử băn và tiêm thuốc độc để Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoặc cho
người bị kết án tử hình lựa chọn Về vấn đề này UBTVQH nhận thấy, việc
nghiên cứu đề thay thế hình thức thi hành án tử hình đã được đặt ra từ nhiều năm
nay và như đã trình bày tại Báo cáo giải trình của UBTVQH tại phiên họp toàn
thể của Quốc hội ngày 24 tháng 5 năm 2010, trong các hình thức thi hành án tử
hình thì tiêm thuốc độc có nhiều ưu điểm hơn trong việc khắc phục những bất cập hiện nay trong thi hành án tử hình và có tính khả thi Hơn nữa, nếu quy định
thực hiện thi hành án tử hình bằng cả hai hình thức tiêm thuốc độc và xử bắn đỏi
Trang 29
hỏi phải có cơ chế giải quyết để người phải chấp hành án lựa chọn hoặc do cơ
quan có thấm quyền lựa chọn và vẫn phải duy trì cách thức tổ chức, cũng như các
điều kiện thi hành án bằng xử bắn, vừa tạo ra sự không thống nhất trong thực
hiện và gây tốn kém không cần thiết Vì vậy, đề nghị Quốc hội cho giữ quy định
về hình thức thi hành án tử hình như dự thảo Luật” Dù có nhiều ý kiến trái ngược nhau nhưng đa số Đại biểu và cả UBTVQH điều tán thành hình thức tử hình là tiêm thuốc độc Và hình thức tiêm thuốc độc được Quốc hội chọn làm
hình thức tử hình khi ban hành Luật thi hành án hình sự
2.4 Trình tự thi hành án tử hình
2.4.1 Các thủ tục trước khi thi hành án tử hình
Trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án phải kiểm tra căn cước của người
bị kết án Quá trình kiểm tra bao gồm kiểm tra hồ sơ lý lịch, danh bản, chỉ bản của người bị kết án Và đặc biệt đối với người phải chấp hành án là phụ nữ thì Hội đồng thi hành án phải kiểm tra điều kiện không thi hành án đối với phụ nữ
tại điều 35 Bộ luật hình sự Trong đó, danh bản và chỉ bản được quy định tại điều 3 Luật thi hành án hình sự
- Danh bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lai lịch, nhân dạng, ảnh chụp ba tư
thế, in dấu vân tay hai ngón trỏ của người chấp hành án, người chấp hành biện
pháp tư pháp do cơ quan có thâm quyên lập và lưu giữ (khoản 17 điều 3 Luật thi
hành án hình sự)
- Chỉ bản là bản ghi thông tin tóm tắt vé lai lich va in dau van tay tat ca cdc
ngón của người chấp hành án do cơ quan có thâm quyền lập và lưu giữ (khoản
18 điều 3 Luật thi hành án hình sự)
Nhà nước ta luôn lẫy nguyên tắc nhân đạo đặt lên hàng đầu, chính sách nhân
đạo được áp dụng với tất cả mọi người kể cả người đã gây tội ác lớn đối với xã
hội Do đó, trước khi bị thi hành án người chấp hành án được hưởng những chính sách nhân đạo như được ăn uống, viết thư, ghi âm lời nói gởi lại người thân, điều này được quy định tại khoản 3 điều 59 Luật thi hành án hình sự có quy định:
“Trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ấn, uong,
viết thư, ghỉ âm lời nói gửi lại thân nhân”
Mặt khác sau khi bị thi hành án, thân nhân của họ được nhận tử thi về chôn
cất, thủ tục xin nhận tử thi được thực hiện trước khi người phải chấp hành án bị thi hành án Thủ tục được thực hiện theo điểm a, b khoản 1 điều 60 Luật thi hành
án hình sự:
Trang 30
“4) Trước khi thì hành án tử hình, thân nhân hoặc người đại điện hợp pháp của người chấp hành án được làm đơn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cự trú gửi Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm đê nghị giải quyết cho nhận tử thi của người chấp hành án để an táng; trường hợp người chấp hành án là người nước ngoài thì đơn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyên hoặc cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam của nước mà người chấp hành án mang quốc tịch và phải được địch ra tiếng Việt Đơn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận tử thi, quan hệ với người chấp hành án; cam kết bảo đảm yêu cầu về an nỉnh, trật
tự, vệ sinh môi trường và tự chịu chi phi;
b) Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho người có
don dé nghi về việc cho nhận tử thi hoặc không cho nhận tử thì khi có căn cứ cho rằng việc nhận tử thì ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường Trường
hợp người chấp hành án là người nước ngoài, thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao Việt Nam để thông báo cho cơ quan có thẩm quyên hoặc cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam của nước mà người đó mang quốc tịch”
2.4.2 Thỉ hành án tử hình
Trình tự thi hành án tử hình được quy định tại khoản 4 điều 59 Luật thi hành án hình sự Trình tự thi hành án tử hình được thực hiện như sau:
“a) Căn cứ quyết định thi hành án tử hình và yêu câu của Chủ tịch Hội dong thi hành án tử hình, Cảnh sát hổ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp thực hiện áp giải người chấp hành án đến nơi làm việc của Hội đông thi hành án tử hình;
b) Thực hiện yêu cầu của Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn thuộc Công an nhân dân hoặc Quân đội nhân dân tiễn hành lăn tay, kiém tra danh bản, chỉ bản, đối chiếu với hồ sơ, tài liệu có liên quan; chụp ảnh, ghi hình
quá trình làm thủ tục lăn tay, kiểm tra và lập biên bản; báo cáo Hội đông thi
hành án tử hình về kết quả kiểm tra;
c) Chi tich H6i dong thi hanh án tử hình công bố quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Hội đơng thẩm phán Tồ án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng
nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tôi cao, quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình Ngay sau khi Chủ tịch Hội đồng thì hành án công bố các quyết định, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp có nhiệm vụ giao các quyết định trên cho
Trang 31
người chấp hành án để người đó tự đọc Trường hợp người chấp hành án không
biết chữ, không biết tiéng Việt hoặc không tự mình đọc được thì Hội dong thi
hành án tứ hình chỉ định người đọc hoặc phiên dịch các quyết định trên cho người đó nghe Quá trình công bố và đọc các quyết định phải được chụp ảnh, ghi
hình, chỉ âm và lưu vào hồ sơ;
đ) Theo lệnh của Chủ tịch Hội dong thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn
do cơ quan thì hành án hình sự cấp tỉnh, cơ quan thì hành án hình sự cấp quân
khu chỉ định thực hiện việc thỉ hành án và báo cáo kết quả cho Chủ tịch Hội dong;
d) Theo lệnh của Chủ tịch Hội đông thi hành án tử hình, bác sỹ pháp y xác
định tình trạng của người đã bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội dong;
e) Hội dong thi hanh án tử hình lập biên ban thi hanh án; báo cáo về quá
trình, kết quả thi hành án cho Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân
toi cao, cơ quan quản lý thi hành án hình sự Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu làm thủ tục khai tử tại Uỷ
ban nhân dân cấp xã nơi thì hành án;
g) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm bảo quản tử thị, tổ chức mai táng, vẽ sơ đồ mộ người đã bị thi hành án Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thì hành án có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu trong việc mai táng và quản lý mộ của người đã bị thi hành
án;
h) Trong thời hạn 03 ngày, kế từ ngày thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thì hành án hình sự cấp quân khu thông báo cho thân nhân của người đã bị thi hành án biết, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật này”
Tóm lại, trình tự thi hành án tử hình gồm các bước sau:
- Áp giải người bị kết án đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình,
để Hội đồng tiến hành kiểm tra căn cước của người phải chấp hành án Việc áp giải do Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp thực hiện
- Sau khi áp giải người phải chấp hành án đến nơi làm việc của Hội đồng thi
hành án, Hội đồng thi hành án yêu cầu, cán bộ chuyên môn thuộc ngành Công an nhân dân hoặc Quân đội nhân tiễn hành kiểm tra căn cước như lăn tay, kiểm tra
danh bản, chỉ bản, đôi chiêu với hô sơ, tài liệu có liên quan Việc kiêm tra phải
Trang 32
chụp ảnh, ghi hình quá trình làm thủ tục lăn tay, kiểm tra và lập biên bản, và phải
báo cáo Hội đồng thi hành án tử hình về kết quả kiểm tra
- Thủ tục cuối cùng trước khi thi hành là Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử
hình công bố các quyết định như quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Hội đồng thắm phán
Toà án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị của Chánh án Toà án nhân
dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp có nhiệm vụ giao các quyết định trên cho người chấp hành án để người
đó tự đọc Trường hợp người chấp hành án không biết chữ, không biết tiếng Việt
hoặc không tự mình đọc được thì Hội đồng thi hành án tử hình chỉ định người đọc hoặc phiên dịch các quyết định trên cho người đó nghe Quá trình công bố và đọc các quyết định phải được chụp ảnh, ghi hình, ghi âm và lưu vào hồ sơ
- Sau khi hoàn tất các thủ tục, việc thi hành án được tiến hành Chủ tịch Hội
đồng thi hành án chỉ định cho cán bộ chuyên môn thuộc cơ quan thi hành án hình sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện việc thi hành án Cán bộ chuyên môn thuộc cơ quan thi hành án hình sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân chỉ định thực hiện việc thi hành án và báo cáo kết quả cho
Chủ tịch Hội đồng
- Việc thi hành án được thực hiện xong, Bác sĩ pháp y được sự chỉ đạo của
Chủ tịch Hội đồng thi hành án kiểm tra tình trạng của người bị thi hành án (đã
chết hay còn sống) và báo cáo kết quả cho Hội đồng
- Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản thi hành án; báo cáo về quá trình,
kết quả thi hành án cho Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
cơ quan quản lý thi hành án hình sự Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu làm thủ tục khai tử tại Uỷ ban
nhân dân cấp xã nơi thi hành án
2.4.3 Các thủ tục sau khi đã thi hành án
2.4.3.1 Giải quyết việc bảo quản, chôn cất tử thi
- Trong trường hợp thân nhân không xin nhận tử thi của người chấp hành án để về mai táng theo khoản 1 điều 60: Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thông báo cho thân nhân của người đã bị thi hành án biết trong thời hạn 3 ngày kế từ ngày thi hành án Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân
Trang 33
khu có trách nhiệm bảo quản tử thi, tổ chức mai táng, vẽ sơ đồ mộ người đã bị thi
hành án Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu trong việc mai táng và quản lý mộ của người đã bị thi hành án
- Trường hợp có đơn đề nghị xin nhận tử thi của thân nhân người bị chấp hành án và được chấp nhận (thủ tục được thực hiện theo khoản 1 điều 60 Luật thi
hành án hình sự), thì Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm thông báo cho người có đơn đề
nghị ngay sau khi thi hành án để đến nhận tử thi về an táng Việc giao nhận tử thi
phải được thực hiện trong thời hạn 24 giờ kế từ khi thông báo và phải lập biên
bản, có chữ ký của các bên giao, nhận; hết thời hạn này mà người có đơn đề nghị không đến nhận tử thi thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan
thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm an táng (Điểm c khoản 1 điều
60)
2.4.3.2 Giải quyết việc nhận hài cốt của người bị thi hành án
Việc giải quyết nhận hài cốt của người bị thi hành án được thực hiện sau 3
năm kể từ ngày thi hành án, và được thực hiện theo khoản 2 điều 60 Luật thi
hành án hình sự
“Trường hợp không được nhận tử thi hoặc thân nhân của người bị thi hành
án không có đơn dé nghị được nhận tử thi về an táng thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tổ chức việc an táng Sau 03 năm kể từ ngày thi hành án, thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người đã bị thi hành án được làm đơn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú đê nghị Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi đã thi hành án cho nhận hài cốt Đơn đê nghị phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận hài cốt, quan hệ với người bị thi hành án;
cam kết bảo đảm yêu cầu về an nình, trật tự, vệ sinh môi trường và tự chịu chỉ
phí Trong thời hạn 07 ngày, kế từ ngày nhận được đơn, cơ quan thì hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm xem xét, giải quyÊt
Trường hợp người bị thi hành án là người nước ngoài thì đơn để nghị phải có
xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đại điện ngoại giao tại Việt
Nam của nước mà người bị thi hành án mang quốc tịch và phải được dịch ra tiếng Việt Việc giải quyết cho nhận hài cốt do cơ quan quản lý thì hành án hình sự xem xét, quyết định”
Trang 34
Vấn đề cho nhận tử thi và hài cốt của người bị kết án là vẫn đề cực kỳ quan
trọng liên quan đến an ninh quốc gia, môi trường Việc cho thân nhân của người bị
thi hành án tử hình được nhận tử thi dễ gầy ảnh hưởng về trật tự, an toàn xã hội và
làm phát sinh các vấn đề cần phải giải quyết như việc bảo quản tử thi, việc tổ chức mai táng Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy đã nảy sinh những vấn đề phức tạp chăng hạn về tập quán có những vùng miền như các tỉnh phía nam không thực hiện việc cải táng; nhiều tỉnh, thành phố việc quản lý phần mộ của người bị
thi hành án tử hình gặp khó khăn vì trong thực tế nhiều trường hợp sau khi thực
hiện xong xử bắn và mai táng thì tử thi được người thân của họ tìm mọi cách lấy đi nên sau đó không còn hài cốt Ví dụ như vụ án Năm Cam: Sau khi bị đưa ra trường bắn Long Bình, xác của Năm Cam cùng 4 đàn em là Nguyễn Hữu Thịnh, Phạm Văn Minh (Minh "Bu"), Châu Phát Lai Em và Nguyễn Việt Hưng (Hưng "Mi-nhon”) được chôn ở đây Tuy nhiên, ngày 15/6 một người dân làm "hướng dẫn viên" đi lại trong pháp trường tiết lộ: "Người nhà Năm Cam và cả người nhà
Thịnh, Minh "Bu", Lai Em đều lấy xác về gần hai tuần rồi, chỉ Hưng còn nằm lại
vì gia đình tận ngồi Bắc”
Khơng chỉ thế, đây là vấn đề nhân đạo nên cần được cân nhắc để có thé cho thân nhân của người bị thi hành án tử hình được nhận tử thi nhưng phải đáp ứng các điều kiện về bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường Quy định
này đã được quy định trong Luật thi hành án hình sự, mà các văn bản trước đây
khơng có
2.5 Hỗn thi hành án tử hình
Cũng như quy định trong BLTTHS, nhằm tránh những sai sót có thể xảy ra và
gây ra những hậu quả không thể khắc phục khi thi hành án, Luật thi hành án hình sự đã quy định việc hoãn thi hành án tử hình khi thẫy không thể thi hành án đối với người bị kết án
2.5.1 Các trường hợp phải hoãn thì hành án tứ hình
Theo khoản 1 điều 58 Luật thi hành án hình sự, Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình trong trường hợp sau:
- Người bị kết án thuộc trường hợp quy định tại Điều 35 của Bộ luật hình sự
Trước khi thi hành án Hội đồng thi hành án tử hình phải kiểm tra căn cước người
7 Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh,Trung tâm Báo chí và Hợp tác truyền thông Quốc tế (CPI) -
Bộ thông tin và truyền thông, Trộm xác tử tội ở pháp trường Long Binh, http://vietbao.vn/An- ninh-Phap-luat/Trom-xac-tu-toi-o-phap-truong-Long-Binh/10875571/218/
Trang 35
bị kết án Nếu người thuộc một trong các trường hợp nêu tại điều 35 Bộ luật hình
sự, thì Hội đồng thi hành án tử hình phải ra quyết định hoãn thi hành án tử hình
- Có lý do bất khả kháng Như thế nào là lý do bất khả kháng hiện luật chưa
quy định
- Ngay trước khi thi hành án người chấp hành án khai báo những tình tiết mới
về tội phạm
2.5.2 Hệ quả của việc hoãn thì hành án tử hình
Khi có quyết định hoãn thi hành án của Hội đồng thi hành án thì việc thi hành án bị đình chỉ lại, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp áp giải, bàn giao người được hoãn thi hành án tử hình cho trại tạm giam để tiếp tục quản lý giam
giữ người đó Hội đồng thi hành án phải báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết
định thi hành án, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh, cấp quân khu và cơ quan
thi hành án hình sự cấp tỉnh, cấp quân khu về việc hoãn thi hành án tử hình
Tùy vào trường hợp bị hoãn thi hành án tử hình mà Chánh án Tòa án đã ra
quyết định thi hành án tử hình trước đó có các quyết định như sau:
- Trường hợp hoãn thi hành án theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 58 thì thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Tức là người bị kết án thuộc
trường hợp quy định tại điều 35 Bộ luật hình sự, thì Hội đồng thi hành án tử hình hoãn việc thi hành án lại và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành
án biết, để Chánh án báo cáo lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét
chuyền hình phạt tử hình thành tù chung thân
- Trường hợp hoãn thi hành án theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1, thì Chánh án Tòa án ra quyết định thi hành xem xét điều kiện để hoãn thi hành án
có phù hợp không Nếu lý do hỗn khơng cịn thì Chánh án Tòa án ra quyết định
thi hành án yêu cầu Hội đồng thi hành án tiếp tục thực hiện việc thi hành án Trường hợp có sự thay đổi thành viên Hội đồng thì Chánh án Tòa án đã ra quyết
định thi hành án quyết định bố sung thành viên Hội đồng hoặc thành lập Hội
đồng thi hành án theo quy định tại Điều 55 của Luật thi hành án hình sự
2.6 Những điểm tiến bộ của Luật thi hành án hình sự về thi hành hình phạt
tử hình
Thi hành án là giai đoạn cuối cùng của một quá trinh tố tụng khi giải quyết vụ
án, là kết quả của toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, và xét xử Một bản
án tử hình xác định người phạm tội có tội và đưa ra áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội nhằm trừng trị người phạm tội, và phòng ngừa tội phạm
Trang 36
Công tác thi hành án hình sự là công tác đặc biệt quan trọng không chỉ liên quan đến vẫn về phòng ngừa xã hội mà còn liên quan đến tính mạng con người Nhưng với những quy định trước đây có những hạn chế, và cần phải có sự ra đời của Luật thi hành án hình sự Luật thi hành án hình sự có những quy định tiến bộ mà những văn bản trước đây không quy định
- Về Hội đồng thi hành án tử hình, Luật quy định cụ thể hơn về quyết định
thành lập Hội đồng cũng như quyền hạn và trách nhiệm trong công tác thi hành án tử hình Và đặc biệt có quy định quyền hạn trách nhiệm của Chủ tịch Hội
đồng mà các văn bản trước đây không quy định Hội đồng thi hành án tử hình
đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình thi hành án Tuy nhiên BLTTHS lại quy định không cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Luật thi hành án hình sự đã quy định cụ thể Hội đồng thi hành án có quyền hạn như thế nào và trách nhiệm ra sao (khoản 2 điều 56 Luật thi hành án hình sự), không chỉ quy
định quyền hạn và trách nhiệm chung của Hội đồng mà Luật còn quy định quyền
hạn cụ thê của Chủ tịch Hội đồng
- Về hình thức thi hành án tử hình, Quốc hội đã đổi hình thức tử hình từ xử
bắn sang tiêm thuốc độc Hình thức xử bắn được thi hành trong nhiều năm qua, nhưng do xu hướng chung của thế giới là áp dụng nguyên tác nhân đạo đối với người bị kết án tử hình dù trước đây họ có gây tội ác như thế nào thì là một con người họ vẫn được đối xử nhân đạo, và do trong nhiều năm áp dụng hình thức xử
băn đã bộc lộ nhiều khó khăn hạn chế như pháp trường, tâm lý người bị thi hành
án, cũng như người tham gia công tác thi hành án Do đó, trong lần ban hành Luật thi hành án hình sự, Quốc hội đã quy định hình thức thi hành án tử hình ở
nước ta là hình thức tiệm thuốc độc, hình thức này ít tạo sự đau đớn về thể xác
cũng như tinh thần của người phải chấp hành án, người có trách nhiệm thi hành
cũng giảm bớt vấn đề về tâm lý hơn khi nhìn thẫy sự đau đớn của tử tù khi họ thi
hành án
- Và đêm tiến bộ có thê thấy là nhân đạo nhất của Nhà nước đối với người bị
kết án cũng như người thân của họ là quy định cho người thân người bị kết án xin
nhận tử thi người bị kết án về chôn cất, và xin nhận hài cốt sau 3 năm thi hành
khi họ không được nhận tử thi về chôn cất Vì nhiều lý do khác nhau như môi
trường, an ninh quốc phòng, trật tự xã hội, nên Nhà nước ta không quy định cho thân nhân được nhận tử thi cũng như hài cốt của người phải chấp hành án Nhưng
đến giai đoạn hiện tại, việc không quy định cho nhận tử thi và hài cốt người phải
chấp hành án không còn phù hợp nữa Qua nhiều năm công tác thi hành án tử
hình, Nhà nước ta nhận thấy việc quản lý xác tử tội gặp nhiều khó khăn do người
Trang 37
thân của người bị kết án tìm cách lẫy trộm xác sau khi xác tử tội được chôn tại
pháp trường, làm cho công tác quản lý xác phạm nhân không được thực hiện triệt để Và hiện tại vì xu thế chung của thế giới là nhân đạo với con người nên việc cho nhận xác là một trong những biện pháp nhân đạo của Nhà nước đối với tử tù và thân nhân của họ, tuy nhiên việc cho nhận xác này vẫn phải đảm bảo về môi trường, trật tự xã hội và an ninh quốc phòng
Trang 38
CHƯƠNG 3
TON TAI CUA LUAT THI HANH AN HINH SU VA GIAI PHAP NANG CAO HIEU QUA CONG TAC THI HANH
HINH PHAT TU HINH
3.1 Tồn tai cia Luat thi hanh 4n hinh sw về van đề thi hành hình phạt tử hinh
Thi hành án hình sự nói chung và thi hành hình phạt tử hình nói riêng liên quan trực tiếp đến bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa Xác định thi hành hình phạt tử hình là công tác lớn, quan trọng nên Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho hoạt động này như: BLTTHS 2003, Nghị
quyết số 02/2007/NQ- HĐTP ngày 02/10/2007, của Hội đồng thâm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ năm “thi
hành bản án và quyết định của tòa án” của Bộ luật tố tụng hình sự Trên cơ sở
pháp lý đó, trong thời gian qua hoạt động thi hành hình phạt tử hình đã được tô
chức, thực hiện bao dam sự nghiêm minh, nhân đạo, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, báo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phục vụ yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tô quốc
Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của thực tiễn, hướng đến mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật về thi hành hình phạt tử hình đã bộc lộ những hạn chế, nhiều quy định không còn phù hợp Những tồn tại, hạn
chế của pháp luật làm cho hoạt động thi hành hình phạt tử hình gặp nhiều bất cập, vướng mắc Tình hình nêu trên đặt ra yêu cầu hoàn thiện một bước pháp luật
về thi hành án hình sự cũng như thi hành hình phạt tử hình, theo đó việc xây
dựng, ban hành Luật thi hành án hình sự để điều chỉnh toàn diện về tô chức và hoạt động thi hành án hình sự là rất cần thiết Thực hiện Nghị quyết số
27/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội khoá XII về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 và bỗ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XII (2007 - 2011), Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng dự án Luật thi hành án hình sự theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật Ngày 12/6/2010 Quốc hội khóa XII thông qua Luật thi hành án hình sự, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011 Đánh dau một bước tiễn quan trọng trong sự
phát triển hệ thống pháp lý hình sự của nước ta
Trang 39
Nhìn chung, Luật thi hành án hình sự đã quy định khá đầy đủ về các vẫn đề
của thi hành hình phạt tử hình như nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thi hành
án, trình tự thủ tục thi hành hình phạt tử hình quy định chặt chẽ hơn, thay đối
hình thức thi hành án nhân đạo hơn đối với tử tù cũng như đối với người làm
công tác nhiệm vụ thi hành hình phạt tử hình, Nhà nước phát huy tinh thần nhân
đạo đối với người bị kết án đã quy định cho thân nhân nhận xác và hài cốt của
họ
Tuy nhiên, việc thi hành án hình sự nói chung và thi hành hình phạt tử hình là công việc khó khăn phức tạp, đặc biệt là công tác thi hành án tử hình vì tính chất nghiêm trọng của sự việc, nên những quy định của nhà nước có thể vướng phải những hạn chế, trong đó Luật thi hành án hình sự cũng không ngoại lệ Bên cạnh những điểm tiễn bộ, Luật thi hành án hình sự có những điểm hạn chế sau:
Thứ nhất, về các trường hợp hoãn thi hành án
- Theo điểm b khoản 1 điều 58, Trường hợp phải hoãn do lý do bất khả kháng Như thế nào là lý do bất khả kháng luật không có quy định Ở đây, phải
quy định chi tiết và cụ thể về vẫn đề này, nếu không sẽ tạo một kẽ hở lớn của luật, tạo nên tiêu cực trong thi hành án, những người thi hành án có thể bị người thân của người bị kết án mua chuộc để kéo dài sự sống cho người bị kết án Con người luôn có ý chí sinh tồn, luôn cầu sự sống, nên họ làm mợi cách để được sinh
tồn Luật không quy định, để hoãn thi hành án phải có lý do bất khả kháng mà như thế nào là lý do bất khả kháng Nếu không quy định rõ ràng thì bất kì một lý
do nào cũng có thê áp dụng trong trường hợp này để người bị kết án không phải
thi hành án Từ đó việc thi hành án bị chậm trễ kéo theo hàng loạt vẫn đề như: số
tử tù chưa bị chấp hành án gia tăng làm cho các trại giam quá tải, rồi mục đích răn đe trừng trị tội phạm không còn, dẫn đến việc người dân có thể xem thường
pháp luật, trật tự xã hội không ôn định
- Theo khoản 4 điều 58, chỉ quy định trình tự thực hiện hỗn thi hành án khi
khơng người chấp hành án không đủ điều kiện để chấp hành án (Trường hợp hoãn thi hành án theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 58) Quy trình thực hiện
theo quy định của BLUTTHS Mà không quy định 2 trường hợp còn lại phải thực hiện như thế nào, khi có lý do hoãn xảy ra thì Chủ tịch hội đồng phải làm gì,
người chấp hành án được xử lý như thế nào, quy trình hoãn thi hành được thực
hiện như thê nào
Thứ hai, Luật thi hành án hình sự đã phát huy nguyên tắc nhân đạo mà Nhà nước ta luôn hướng tới bằng cách cho thân nhân người bị kết án nhận tử thi của
Trang 40
người bị kết án đem về chôn cất khi thỏa các điều kiện là bảo đảm yêu cầu về an
ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, và được nhận hài cốt sau 3 năm nếu không được
nhân tử thi về mai táng Nhưng Nhà nước lại không quy định việc tử tù hiến xác hoặc bộ phận cơ thé cho y hoc, việc cho tử tù hiến xác là việc làm nhân đạo đối
với tử từ khi họ có nguyện vọng cuối cùng là hiến xác hoặc bộ phận cơ thể để cứu người nhằm chuộc lại lỗi lầm của họ đã gây ra Việc cho hiến xác hay bộ
phận cơ thê đã được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng, Nhà nước ta cũng nên xem xét cho tử tù được hiến xác để cứu người
Ngoài những hạn chế trên, Luật thi hành án hình sự còn một số vẫn đề chưa
quy định cụ thể, cần phải có văn bản hướng dẫn thi hành về những vấn đề này như: Về hình thức thi hành án là tiêm thuốc độc, Quốc hội giao cho Chính phủ
quy định quy trình thực hiện, cần có quy định sớm về vấn đề này, vì tiêm thuốc
độc là hình thức mới được áp dụng nên cần phải có thời gian chuẩn bị cụ thể, và
thời gian áp dụng hình thức này sắp đến còn chỉ hơn 2 tháng
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành hình phạt tử hình
Có thể nói trong giai đoạn hiện nay việc duy trì hình phạt tử hình ở Việt Nam là cần thiết, tình hình kinh tế xã hội của nước ta yêu cầu cần phải có hình phạt tử hình bảo vệ trật tự xã hội, an ninh quốc gia, ngăn ngừa phòng chống các thế lực chống phá Nhà nước ta
Để mục đích ngăn ngừa, trừng trị tội phạm của hình phạt tử hình đạt được
hiệu quả thì trước hết cần đảm bao bản án tử hình do Tòa án quyết định phải
được đưa ra thi hành và công tác thi hành án tử hình phải đảm bảo sao có hiệu qua nhằm nâng cao hiệu quả ngăn ngừa tội phạm Dé dam bảo công tác thi hành hình phạt tử hình đạt được hiệu quả cần phải có những giải pháp thích hợp từ những giải pháp hoàn thiện pháp luật đến những giải pháp hồn thiện cơng tác thi hành án tử hình
3.2.1 Giát pháp hoàn thiện pháp luật
3.2.1.1 Giải pháp hoàn thiện Bộ luật tổ tụng hình sự về phần thi hành hình
phạt tử hình
Tử hình là hình phạt đăc biệt nhằm tước bỏ quyên sống của người phạm tội Việc thi hành bản án tử hình cũng rất quan trọng nó ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác ngăn ngừa và phòng chống tội phạm, mục đích ngăn ngừa có được thục
hiện hay không đều phụ thuộc vào việc thi hành bản án tử hình đó Nếu một bản
án tử hình do Tòa án quyết định không được thi hành và thi hành không hiệu quả