MỞ ĐẦUVừa qua, ngày 20 tháng 01 năm 2012, Bộ Tài Chính đã ra Thông báo số 58TBBTC về việc Công bố Danh sách các Doanh ngiệp Thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động Thẩm định giá năm 2012.Theo đó, Bộ Tài chính công bố Danh sách các doanh nghiệp thẩm định giá và chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá tài sản năm 2012, bao gồm 79 công ty trên toàn quốc. Cũng theo thông báo, trong quá trình hoạt động thẩm định giá, các doanh nghiệp thẩm định giá phải thực hiện đúng những quy định đối với doanh nghiệp thẩm định giá tại Nghị định số 1012005NĐCP ngày 0382005 của Chính phủ về Thẩm định giá và Thông tư số 172006TTBTC ngày 1332006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 1012005NĐCP . Vì vậy, với bài tập lớn em xin được tìm hiểu, phân tích các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá tại Việt Nam hiện nay một cách khái quát nhất.1. Khái niệm Thẩm định giáTheo Khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh về giá số 402002PL – UBTNQH10 định nghĩa: “Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế”.Theo Khoản 15 Điều 4 Luật giá số 112012QH13 thì: “Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá”.Mặc dù Luật giá năm 2012 chưa có hiệu lực thi hành (Hiệu lực thi hành của Luật giá năm 2012 là từ 01012013), nhưng từ định nghĩa thế nào là thẩm định giá mà Luật giá 2012 đưa ra, cho thấy điểm mới về việc quy định chủ thể có chức năng thẩm định giá phải là cơ quan, tổ chức, và việc thẩm định giá là việc xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản. Việc quy định như vậy làm tăng tính cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ của luật mới.2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo pháp luật Việt Nam hiện hành.2.1. Căn cứ pháp lý
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI MỞ ĐẦU Vừa qua, ngày 20 tháng 01 năm 2012, Bộ Tài Chính đã ra Thông báo số 58/TB-BTC về việc Công bố Danh sách các Doanh ngiệp Thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động Thẩm định giá năm 2012.Theo đó, Bộ Tài chính công bố Danh sách các doanh nghiệp thẩm định giá và chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá tài sản năm 2012, bao gồm 79 công ty trên toàn quốc. Cũng theo thông báo, trong quá trình hoạt động thẩm định giá, các doanh nghiệp thẩm định giá phải thực hiện đúng những quy định đối với doanh nghiệp thẩm định giá tại Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005 của Chính phủ về Thẩm định giá và Thông tư số 17/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 101/2005/NĐ-CP . Vì vậy, với bài tập lớn em xin được tìm hiểu, phân tích các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá tại Việt Nam hiện nay một cách khái quát nhất. 1. Khái niệm Thẩm định giá Theo Khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh về giá số 40/2002/PL – UBTNQH10 định nghĩa: “Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế”. Theo Khoản 15 Điều 4 Luật giá số 11/2012/QH13 thì: “Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá”. Mặc dù Luật giá năm 2012 chưa có hiệu lực thi hành (Hiệu lực thi hành của Luật giá năm 2012 là từ 01/01/2013), nhưng từ định nghĩa thế nào là thẩm định giá mà Luật giá 2012 đưa ra, cho thấy điểm mới về việc quy định chủ thể có chức năng thẩm định giá phải là cơ quan, tổ chức, và việc thẩm định giá là việc xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản. Việc quy định như vậy làm tăng tính cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ của luật mới. 2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo pháp luật Việt Nam hiện hành. HOÀNG THỊ HOA LIÊN - 341310 Page 1 PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI 2.1. Căn cứ pháp lý Theo Điều 14 Pháp lệnh giá năm 2002: “1. Doanh nghiệp thẩm định giá bao gồm doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Chính phủ quy định hình thức tổ chức và điều kiện thành lập doanh nghiệp thẩm định giá. 2. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ được thành lập doanh nghiệp thẩm định giá”. Như vậy, có hai chủ thể được thành lập doanh nghiệp thẩm định giá khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo pháp luật quy định là tổ chức và cá nhân. Theo Điều 9 Nghị định của Chính phủ về thẩm định giá số 101/2005/NĐ-CP, có hai điều kiện thành lập doanh nghiệp thẩm định giá: “Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện sau đây được thành lập doanh nghiệp thẩm định giá: 1. Có đủ các điều kiện về thành lập các loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật tương ứng với loại hình doanh nghiệp. 2. Có từ 3 thẩm định viên về giá trở lên. Đối với công ty hợp danh thì tất cả thành viên hợp danh phải là thẩm định viên về giá. Đối với các doanh nghiệp khác thì người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp phải là thẩm định viên về giá. Đối với doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp phải là thẩm định viên về giá”. Thông tư số 17/2006/TT-BTC ngày 13 tháng 3 năm 2006 hướng dẫn thực hiện nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 08 năm 2005 của Chính phủ về thẩm định giá cũng có quy định cụ thể hơn nữa vể vấn đề này. Ngoài ra, các tiêu chuẩn về Thẩm định viên về giá được quy định tại Điều 16 Pháp lệnh giá năm 2002, và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 16 Nghị định 170/2003/NĐ - CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá. Hơn HOÀNG THỊ HOA LIÊN - 341310 Page 2 PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI nữa, điều kiện hành nghề của Thẩm định viên về giá còn quy định tại Điều 17 Nghị định 101/2005/NĐ – CP. 2.2. Hình thức của doanh nghiệp thẩm định giá. Từ những căn cứ pháp luật trên, có thể thấy có các hình thức của Doanh nghiệp thẩm định giá là: - Công ty cổ phần; - Công ty trách nhiệm hữu hạn (một thành viên, hai thành viên trở lên); - Công ty hợp danh; - Doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp thẩm định giá tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật doanh nghiệp phù hợp với từng loại hình. Các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009. 2.3. Điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá. Ngoài các điều kiện về thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, còn phải đáp ứng các điều kiện sau: - Có từ 3 thẩm định viên về giá có thẻ thẩm định viên về giá còn giá trị hành nghề trở lên, trong đó người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải là thẩm định viên về giá có thẻ thẩm định viên về giá. - Chủ doanh nghiệp tư nhân thẩm định giá phải là thẩm định viên về giá có thẻ thẩm định viên về giá; một thẩm định viên về giá chỉ được làm chủ một doanh nghiệp thẩm định giá tư nhân. - Thành viên hợp danh của công ty thẩm định giá hợp danh phải là thẩm định viên về giá có thẻ thẩm định viên về giá; một thẩm định viên về giá có thẻ thẩm định viên về giá chỉ được làm một thành viên hợp danh của một công ty thẩm định giá hợp danh. HOÀNG THỊ HOA LIÊN - 341310 Page 3 PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI - Có đăng ký cung cấp hoạt động tư vấn thẩm định giá, các hoạt động có chức năng thẩm định giá với cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp thẩm định giá phải thông báo bằng văn bản với Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) về việc thành lập doanh nghiệp thẩm định giá và danh sách thẩm định viên đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp; Trong quá trình hoạt động thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá phải thường xuyên đảm bảo có đủ điều kiện nêu trên. Trường hợp sau 3 tháng liên tục doanh nghiệp thẩm định giá không đảm bảo đầy đủ điều kiện theo quy định này thì phải ngừng hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng dịch vụ thẩm định giá phải cung cấp theo hợp đồng đã ký (nếu có) trong thời gian này. 3. Những bất cập cần khắc phục về điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Tuy đạt được những thành công tích cực, nhưng hoạt động thẩm định giá cũng bộc lộ những hạn chế, những vướng mắc về điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá cần nhanh chóng được tháo gỡ, đó là: - Việc cấp phép thành lập doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá của cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan có thẩm quyền cấp phép và cơ quan quản lý điều kiện hành nghề thẩm định giá của doanh nghiệp. Việc quản lý điều kiện hành nghề thẩm định giá của doanh nghiệp, của Thẩm định viên về giá vẫn còn có những bất cập nhất định nên hiện tượng “cho thuê” thẻ Thẩm định viên về giá để doanh nghiệp có đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá đã xảy ra. - Xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong việc cung cấp dịch vụ thẩm định giá giữa các doanh nghiệp thẩm định giá bằng cách hạ giá dịch vụ HOÀNG THỊ HOA LIÊN - 341310 Page 4 PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI xuống mức quá thấp, hoặc “chạy đua” về thời gian không phù hợp để thu hút khách hàng không giảm giá dịch vụ thẩm định giá với chất lượng dịch vụ thẩm định giá. Đồng thời cũng đã có Thẩm định viên về giá có hành vi thông đồng với khách hàng để xác định giá trị tài sản sai lệch với giá trị thị trường của nó, làm thiệt hại đến lợi ích của các bên liên quan tham gia thị trường hay Thẩm định viên về giá không thực hiện đúng nguyên tắc thẩm định giá, không tuân thủ các qui định về hành nghề, vi phạm đạo đức nghề nghiệp,… • Những định hướng lớn mà chúng ta cần sửa đổi là: - Về đối tượng điều chỉnh phải qui định áp dụng cho tất cà các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ thẩm định giá mang tính chất tư vấn và sử dụng dịch vụ tư vấn thẩm định giá; đó là các doanh nghiệp định giá, thẩm định viên về giá; các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng kết quả thẩm định giá; cơ quan quản lý nhà nước về thẩm định giá. - Quy định cụ thể các nguyên tắc, căn cứ xác định giá dịch vụ thẩm định giá để các doanh nghiệp thỏa thuận giá dịch vụ với khách hàng, ngăn ngừa tình trạng cạnh tranh không lành mạnh về giá giữa các doanh nghiệp thẩm định giá. - Quy định chi tiết hơn quyền và nghĩa vụ của doanh nghiêp thẩm định giá, của Thẩm định viên về giá. Những nội dung cấm đối với doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá. Đặc biệt là qui định chặt chẽ hơn về giá trị pháp lý của chứng thư thẩm định giá • Luật Giá năm 2012 đã có nhưng quy định chi tiết và khắc phục được những bất cập trên, theo đó thì điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá được quy định tại Điều 38 và Điều 39. KẾT LUẬN HOÀNG THỊ HOA LIÊN - 341310 Page 5 PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI Thẩm định giá đã góp phần quan trọng vào việc xác định giá trị đất đai, tài nguyên, tài sản làm căn cứ để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt giá mua tài sản, các tổ chức cá nhân ra các quyết định liên quan đến việc quản lý, sở hữu, mua bán, tính thuế, bảo hiểm, cầm cố và kinh doanh tài sản, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, …góp phần tiết kiệm chi tiêu trong đầu tư, mua sắm tài sản, chống lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Không những thế, thẩm định giá còn góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ tài sản, của các nhà đầu tư và của các bên liên quan tham gia giao dịch. Bảo đảm để thị trường hoạt động công khai hơn, minh bạch hơn, khắc phục những hoạt động của thị trường ngầm. Chính vì vậy, các doanh nghiệp thẩm định giá là những “đội quân xung kích” trong lĩnh vực này, phải có trách nhiệm góp sức với cơ quan quản lý nhà nước để hoàn thiện, tạo ra môi trường pháp lý hoàn chỉnh hơn, có hiệu quả hơn cho một nghề nghiệp mới, một nghề nghiệp không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. HOÀNG THỊ HOA LIÊN - 341310 Page 6 PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 26/4/2002 về giá. 2. Nghị định của Chính phủ số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005 về thẩm định giá. 3. Nghị định của Chính phủ số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá. 4. Thông tư số 17/2006/TT-BTC ngày 13 tháng 3 năm 2006 hướng dẫn thực hiện nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 08 năm 2005 của Chính phủ về thẩm định giá. 5. http://www.dinhgia.com.vn/ 6. http://www.thamdinhgia.vn/ 7. http://www.mof.gov.vn/ 8. http://www.vva.org.vn/ HOÀNG THỊ HOA LIÊN - 341310 Page 7 . hiện Nghị định số 101/2005/NĐ-CP . Vì vậy, với bài tập lớn em xin được tìm hiểu, phân tích các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá tại Việt Nam hiện nay một cách khái. phải là thẩm định viên về giá có thẻ thẩm định viên về giá. - Chủ doanh nghiệp tư nhân thẩm định giá phải là thẩm định viên về giá có thẻ thẩm định viên về giá; một thẩm định viên về giá chỉ. dịch vụ tư vấn thẩm định giá; đó là các doanh nghiệp định giá, thẩm định viên về giá; các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng kết quả thẩm định giá; cơ quan quản lý nhà nước về thẩm định giá. - Quy