II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CƠ KHÍ NGÔ GIA TỰ
1. Phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty thông qua các chỉ tiêu thuộc bảng cân đối kế toán
1.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty 1 Phân tích tình hình công nợ
1.3.1 Phân tích tình hình công nợ
Trong quá trình hoạt động và phát triển của mỗi công ty thường xuất hiện các quan hệ tín dụng, giúp công ty mở rộng quy mô, đẩy nhanh quá trình SXKD. Khi tham gia các quan hệ tín dụng đòi hỏi các DN phải đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ đối với từng loại tín dụng mà họ tham gia, trong đó phải kể đến nghĩa vụ đồng thời cũng là khả năng thanh toán đúng hạn các khoản nợ vay tín dụng ngân hàng.
* Nợ phải thu: ( Biểu 4 – Phụ lục 7)
57,45% so với tổng TS. Năm 2012, tổng số nợ phải thu là 236.047.855.788đ chiếm 80,94% so với tổng TS. Như vậy, so với năm 2011 thì nợ phải thu tăng thêm 150.693.328.908đ tương ứng 176,55% và chiếm tỷ trọng là 23,49% trong tổng số TS của công ty. Điều này cho thấy rõ rằng công ty chưa quản lý tốt tình hình nợ phải thu, vốn bị chiếm dụng tương đối lớn và đang có xu hướng tăng mạnh vào năm 2012.
Đi sâu vào phân tích, ta thấy chủ yếu là khoản phải thu khách hàng tăng lên. So với đầu năm khoản phải thu khách hàng tăng 149.409.930.356đ hay tăng 199,31%. Như vậy, công ty đã bị khách hàng chiếm dụng vốn quá lớn, phần lớn là do phương thức kinh doanh và thanh toán của công ty. Khách hàng của công ty thường là khách hàng quen lâu năm, khi khách đặt mua số lượng lớn, công ty sẽ đi vay vốn để sản xuất. Do đặc điểm mặt hàng là cơ khí hạng nặng nên thời gian hoàn thành tương đối dài và khách hàng sẽ thanh toán cho công ty khi đã nhận hàng đầy đủ. Vào thời điểm cuối năm công ty lại có nhiều đơn đặt hàng dẫn đến tình trạng công ty chưa được thanh toán vì công việc chưa hoàn thành. Đây chính là nguyên nhân khiến khoản nợ phải thu khách hàng tăng cao.
Các nhân tố làm tăng khoản phải thu còn lại là “phải thu khác”, “phải trả cho người bán”, và “ tạm ứng”. Cụ thể, nhân tố “phải thu khác” tuy tăng ít là 8,62% nhưng công ty vẫn cần dựa vào tài liệu hạch toán chi tiết để diễn giải nội dung cụ thể của số nợ phải thu này để tìm ra hướng giải quyết. Nhân tố “phải trả người bán” tăng 2.223.415.920đ tương đương 374,05%. Các khoản phải thu khác cũng tăng 136.338.052đ hay tăng 8,62%. khoản tạm ứng cũng tăng 1.081.872.684đ tương ứng 60,7%.
Bên cạnh đó, các nhân tố làm giảm giá trị các khoản phải thu bao gồm: thuế GTGT được khấu trừ và phải thu nội bộ. Cụ thể, thuế GTGT được khấu trừ giảm 645.291.704đ hay 98,18% và khoản phải thu nội bộ giảm 1.512.936.400đ hay 46,63%.
năm 2011 và 2012:
Vòng quay các 130.093.323.763 85.354.526.880
Qua tính toán, ta thấy tốc độ chuyển đổi từ các khoản phải thu thành tiền năm 2012 giảm đi 0,73 lần so với năm 2011, chứng tỏ việc thu hồi nợ năm 2012 của công ty không khả quan.
* Nợ phải trả: ( Biểu 5 - Phụ lục 8)
Tổng số nợ phải trả của công ty năm 2011 là 108.471.787.596đ chiếm tỷ trọng 73,01%, năm 2012 tăng lên 247.367.915.580đ chiếm tỷ trọng 84,83% trong tổng nguồn vốn. Ta thấy rằng nợ phải trả tăng 138.896.127.984đ tương đương 128,05%. Điều này cho thấy số vốn mà công ty đi chiếm dụng có xu hướng tăng khá cao và có phần bị phụ thuộc về TC.
- Trong tổng số nợ phải trả, chủ yếu là vay ngắn hạn. Năm 2012 vay ngắn hạn tăng tận 138.755.653.348đ hay tăng 209,21%. Bên cạnh đó là việc tăng của nhân tố “phải trả người bán” tăng 32,06%, phải trả khác tăng 17,59%, điều này cho thấy công ty phụ thuộc quá nhiều vào vốn đi vay làm tăng rủi ro kinh doanh.
- Trong năm qua, công ty cũng cố gắng làm giảm phát sinh một số khoản mục: Người mua trả tiền trước giảm 3.386.207.336đ hay 58,88%; phải trả các đơn vị nội bộ giảm 2.810.627.988đ hay 49,03%. Ngoài ra, các khoản vay dài hạn, thuế và các khoản phải trả nhà nước đều giảm. Điều này chứng tỏ công ty đã cố gắng trong việc thanh toán với các đơn vị trực thuộc và các khoản vay dài hạn dù chưa đến hạn trả.
Như vậy, với việc tăng nhanh các khoản vay ngắn hạn công ty nên có ngay Vòng quay các
khoản phải thu =
186.134.858.616
= 0,79
các biện pháp thu hồi vốn để trang trải khoản nợ, giảm bớt gánh nặng tài chính.