Phân tích tình hình cơ cấu của vốn, nguồn vốn của công 1 Phân tích cơ cấu tài sản của công ty ty (Phụ lục 4 – Biểu 1)

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH MTV cơ khí Ngô Gia Tự (Trang 26 - 28)

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CƠ KHÍ NGÔ GIA TỰ

1. Phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty thông qua các chỉ tiêu thuộc bảng cân đối kế toán

1.1. Phân tích tình hình cơ cấu của vốn, nguồn vốn của công 1 Phân tích cơ cấu tài sản của công ty ty (Phụ lục 4 – Biểu 1)

1.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản của công ty ty (Phụ lục 4 – Biểu 1) * TS ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn:

Năm 2012, TS ngắn hạn của công ty so với năm 2011 tăng 144.642.505.828đ hay tăng 125,21% và tỷ trọng của nó trong tổng TS cũng tăng lên từ 77,76% lên 89,21% vào năm 2012, đây là một tốc độ tăng lớn. Nguyên

nhân cảu sự tăng mạnh này là do:

- Vốn bằng tiền: So với năm 2011 thì năm 2012 số vốn bẳng tiền tăng 4.511.799.932đ hay tăng 142,26%, tỷ trọng trong tổng TS cũng tăng từ 2,13% lên 2,63%. Nguyên nhân là do doanh thu của công ty tăng cao vào năm 2012, đây là một dấu hiệu tốt cho việc giải quyết nhu cầu thanh toán tức thời tại quỹ của công ty khi cần thiết như thanh toán lương, tạm ứng...

- Các khoản đầu tư TC ngắn hạn trong năm qua của công ty không tăng và chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng TS, chứng tỏ công ty chủ yếu tập trung vào nguồn vốn SXKD.

- Các khoản phải thu: Năm 2012 đã tăng đến 150.693.328.908đ hay tăng 176,55%, đồng thời tỷ trọng trong tổng TS cũng tăng từ 57,45% lên 80,94%. Điều này ảnh hưởng không tốt trong quan hệ thanh toán, gây ứ đọng vốn và làm thiếu vốn sản xuất. Đi sâu vào phân tích như sau:

- Hàng tồn kho: Năm 2012 giảm so với năm 2011 là 7.720.884.772đ hay giảm 39,89%, đây là mức giảm tương đối cao. Điều này chứng tỏ mức độ tiêu thụ hàng hóa của công ty trong năm 2012 tăng rất cao. Do đặc điểm SXKD của công ty là sản xuất theo đơn hàng nên công ty không cần dự trữ nhiều hàng tồn kho, vì vậy tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng TS cũng nhỏ. Để có được các kết luận chính xác và cụ thể hơn cần xác định cụ thể trong tổng số giá trị hàng hóa thì mặt hàng nào có số lượng tồn lớn nhất và chỉ ra được nguyên nhân ứ đọng hàng hóa, từ đó đưa ra các quyết định thích hợp đối với HTK, tránh tổn thất cho công ty. Cụ thể trong ví dụ này, số lượng HTK giảm đi là biểu hiện tốt.

- Khoản mục TS ngắn hạn khác năm 2012 giảm so với năm 2011 là 2.733.738.240đ hay giảm 46,19%, tỷ trọng cũng giảm từ 3,99% còn 1,09%. Điều này có thể đánh giá là tốt, khoản này giảm là do các khoản chi phí trả trước và các khoản ký quỹ, ký cược giảm.

* TSCĐ và đầu tư dài hạn:

trong TS cũng giảm từ 22,24% xuống còn 10,79%. Điều này cho thấy mặt hạn chế của công ty vì nó thể hiện mức độ đầu tư và quy mô sản xuất của công ty giảm đi, tìm hiểu nguyên nhân như sau:

- Năm 2012 so với năm 2011, TSCĐ giảm 3.203.525.604đ hay giảm 13,47%, tỷ trọng cũng giảm từ 16,01% xuống còn 7,06%. Nguyên nhân là do trong năm qua công ty đã tiến hành thanh lý và nhượng bán một số TSCĐ kém phẩm chất và lạc hậu kỹ thuật trong khi công ty đã mua thêm một số dụng cụ văn phòng, điều này cũng cho thấy công ty chú trọng vào kinh doanh hơn.

- Đầu tư TC dài hạn: Năm 2012 có tăng nhưng không đáng kể với 680.825.840đ hay tăng 8,01% so với năm 2011.

- Chi phí XDCBDD: tăng 931.174.952đ, công ty đang xây dựng thêm nhà xưởng, chứng tỏ trong năm qua công ty đã giảm bớt việc mua sắm máy móc và tập trung vào mở rộng quy mô sản xuất.

Qua phân tích cơ cấu TS của công ty, ta thấy điểm nổi bật trong cơ cấu TS của công ty là TS ngắn hạn tăng mạnh tuy nhiên thì TSCĐ lại giảm. Nguyên nhân là do công ty tập trung vào mở rộng quy mô sản xuất. TS ngắn hạn của công ty tăng mạnh, đây là dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, mức tăng của nợ phải thu cho thấy công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều, cần phải có biện pháp để cải thiện tình hình này.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH MTV cơ khí Ngô Gia Tự (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w