Thực trạng công tác thuế thu nhập doanh nghiệp trong công ty

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán bán hàng và xác đinh kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Đầu Tư và Thương Mại Tùng Lâm (Trang 74 - 89)

Hàng quý kế toán công ty TNHH Đầu Tư và Thương Mại Tùng Lâm xác định số thuế TNDN tạm phải nộp theo quy định của luật thuế. Và đến cuối năm tài chính căn cứ vào số thuế TNDN thực tế phải nộp nếu số tạm tính mà nhỏ hơn số phải nộp thì kế toán ghi bổ sung, và nếu số tạm tính lớn hơn số phải nộp thì kế toán điều chỉnh giảm số thuế TNDN phải nộp.

CP thuế TNDN Lợi nhuận kế toán

Phải nộp quý IV = trước thuế x 25%

= 208,927,000đ x 25%

= 52,231,750

Trích tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ TM TÙNG LÂM

TỜ KHAI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Năm 2012

Mã số thuế: 0104117940

Người nộp thuế: Công ty TNHH Đầu Tư và Thương Mại Tùng Lâm

Địa chỉ: Khu Tập thể Bưu Điện- Tổ 3- Khối 7- Phường Phú La- Hà Đông – Hà Nội Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm

2010 2011 2012

1 Doanh thu thực tế phát sinh (10) 9,530 14,950 17,580

trong kỳ

2 Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ

(11) 8,880 14,125 16,615

3 Lợi nhuận phát sinh trong kỳ (12 = 10-11)

(12) 650 825 965

4 Điều chỉnh tăng lợi nhuận theo pháp luật

(13) 0 0 0

5 Điều chỉnh giảm lợi nhuận trước thuế

(14) 0 0 0

6 Lỗ được chuyển trong kỳ (15) 0 0 0

7 Thu nhập chịu thuế (16= 12+13-14-15)

(16) 650 825 965

8 Thuế suất thuế thu nhập doanh (%)

(17) 25 25 25

9 Thuế thu nhập doanh nghiệp dự kiến miễn giảm

(18) 0 0 0

10 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ

(19) 162,5 206,25 241,25

Gia hạn nộp theo QĐ 212011/QD-TTg

(nguồn trích: Phòng kế toán) Trích sổ cái tài khoản chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp quý IV năm 2012 như sau:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ TM TÙNG LÂM

Sổ số 14: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 821- Chi phí thuế TNDN Quý IV: 01/10/2012 đến ngày 31/12/2012

Đơn vị tính : 1000đ

Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc

(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TÙNG LÂM

3.1. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY

TNHH ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TÙNG LÂM

Công ty TNHH Đầu Tư và Thương Mại Tùng Lâm là một doanh nghiệp Thương mại tư nhân, trẻ, thành lập chưa lâu nhất là trong điều kiện

76

Ngày ghi sổ

Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung TK đối ứng

Số tiền

Số hiệu Ngày Trang sổ STT

Dòng Nợ Có A B C D E G H 1 2 I- Số dư đầu kỳ II- Số phát sinh trong kỳ 31/12 023 31/12 Thuế TNDN phải nộp 3334 52,231.75 31/12 31/12 K/c chi phí thuế TNDN 911 52,231.75 III- Cộng phát sinh trong kỳ 52,231.75 52,231.75

IV- Số dư cuối kỳ

kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, quyết liệt, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu xong công ty thông qua hoạt động và các báo cáo của Công ty ta thấy Công ty không những đứng vững trong cạnh tranh mà còn không ngừng phát triển, quá trình kinh doanh của công ty luôn ổn định và liên tục. Những mặt hàng công ty mua vào luôn có chất lượng cao và giá cả hợp lý nên tạo điều kiện thúc đẩy cho hoạt động bán ra. Từ đó lợi nhuận của Công ty cũng như doanh thu không ngừng tăng lên theo từng năm. Hiện tại công ty đã tạo niềm tin đối với các khách hàng và trở thành một công ty có uy tín trên thị trường cung cấp gas cho các nhà hàng, trường học khách sạn….

Sở dĩ, Công ty đạt được kết quả như vậy là do:

- Ngay từ khi thành lập, Công ty đã xác định chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của mình là các loại bình gas có chất lượng vỏ bình còn mới, đảm bảo an toàn khi sử dụng, đảm bảo uy tín với khách hàng khi khách hàng yêu cầu sửa chữa dàn gas và hệ thống cấp gas, giá cả phải hợp lý phù hợp với thị hiếu cuả khách hàng …vì vậy đã tìm cho mình hướng đi đúng đắn, có chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn khả thi và mang lại hiệu quả lớn cho Công ty, Công ty đã thiết lập các mối quan hệ tin cậy và lâu dài với các khách hàng. Với chủ trương lấy uy tín làm hàng đầu với mong muốn có thể tạo được niềm tin với khách hàng, cung ứng kịp thời khi khách hàng có yêu cầu đổi bình gas, không để hiện tượng rò rỉ gas và sự cố cháy nổ..

- Ban giám đốc là những người có kinh nghiệm, hiểu biết về các loại bình gas các hãng gas và tạo được mối quan hệ tin cậy với các khách hàng quen thuộc từ đó tìm kiếm được các khách hàng mới thông qua khách hàng quen thuộc. Họ luôn nhạy bén trước sự biến động của thị trường, luôn nhận biết và đánh giá một cách chính xác những nhu cầu của khách hàng từ đó đưa ra các quyết định mua bán chính xác nhất từ đó đem lại hiệu quả trong kinh doanh. - Sự nỗ lực đồng lòng của cán bộ nhân viên, tất cả vì sự phát triển của công ty. Để tập trung được sự nhiệt tình, làm việc đạt hiệu quả của đội ngũ nhân viên, các nhà quản lý luôn động viên khích lệ về tinh thần, tạo niềm tin và đặc biệt là trả cho họ mức thu nhập xứng đáng, cũng như chế độ khen thưởng kịp thời để đảm bảo về đời sống cho họ.

- Về hình thức kế toán, Công ty đã áp dụng hình thức Nhật ký chung và sử dụng máy vi tính để hạch toán các nghiệp vụ kế toán của công ty.

Bên cạnh những lợi thế trên, do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan nên trong công ty vẫn còn có những mặt hạn chế cần khắc phục. Đây là những khó khăn mà trong thời gian tới công ty nên tìm cách hạn chế.

3.1.1. Ưu điểm của công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Đầu Tư và Thương Mại Tùng Lâm

Nói chung, kế toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty đã cung cấp được những thông tin cần thiết phục vụ cho việc quản lý hoạt động kinh doanh ở đơn vị.

- Về chế độ hạch toán ban đầu: Công việc lập chứng từ ban đầu và luân chuyển chứng từ giữa phòng kinh doanh, phòng kế toán và các kho nhanh chóng, hợp lý. Chứng từ được lập rõ ràng theo đúng qui định.

- Công tác kế toán theo hình thức NKC, Việc hạch toán đơn giản, mẫu sổ đơn giản, tiện lợi

- Chính sách giá cả linh hoạt phù hợp với sự đa dạng của thị trường khách hàng, giảm giá hay hỗ trợ vận động để khuyến khích người tiêu dùng.

- Công ty luôn chấp hành việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN đúng thời hạn.

- Hình thức bán hàng và phương thức thanh toán khá phù hợp.

- Việc ghi sổ sách khá chi tiết và theo dõi sát sao tình hình nhập xuất tồn của từng loại hàng hoá cũng như doanh thu của từng loại hàng cũng như của từng đối tượng khách hàng.

Bên cạnh những thành tích mà Công ty đạt được trong công tác hạch toán kế toán vẫn còn một số hạn chế nhất định

3.1.2. Một số tồn tại cần khắc phục trong công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.

Về việc sử dụng tài khoản

- Do công ty gộp 2 loại CP bán hàng và CPQLDN nên chỉ sử dụng TK 642 , do đó không dùng TK 641 nên việc theo dõi các khoản chi phí còn bị hạn chế. Và nhà quản lý không thể nắm bắt một cách chính xác các khoản chi phí thực tế phát sinh để từ đó có những điều chỉnh sao cho phù hợp, Nếu qui mô phạm vi hoạt động của Công ty được mở rộng thì đây là một hạn chế lớn khiến cho

việc ghi chép gặp nhiều khó khăn, chồng chéo. Đồng thời khi các khoản chi phí phát sinh tăng cao, nhà quản lý sẽ không nắm bắt được nguyên nhân thực tế từ đâu và nguyên nhân là gì, và sự biến động tăng đó là có hợp lý hay không.

Việc sử dụng sổ sách kế toán:

Việc theo dõi CP bán hàng và CPQLDN bị chồng chéo do dùng chung sổ để theo dõi chung gây khó khăn cho doanh nghiệp và cho công tác kế toán. Công ty chưa mở bảng phân bổ CPBH Và CPQLDN để phục vụ cho việc xác định kết quả kinh doanh của từng mặt hàng cụ thể và đến cuối kỳ kế toán mới tổng hợp chi phí để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

Việc phân bổ các khoản chi phí:

Tất cả các khoản chi phí doanh nghiệp gộp chung vào chi phí hoạt động kinh doanh mà không có sự tách biệt riêng, không những vậy các khoản chi phí thu mua hàng hóa, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp không được phân bổ hợp lý mà hạch toán và theo dõi riêng biệt và cuối kỳ kế toán lại tính tổng giá trị và xác định kết quả kinh doanh. Gây khó khăn và làm cho công tác kế toán thêm phức tạp nhưng lại không hiệu quả. Vì kế toán có thể theo dõi các khoản chi phí phát sinh trực tiếp đến từng mặt hàng, giá vốn của từng mặt hàng, doanh thu của từng mặt hàng, do đó xác định được lợi nhuận gộp của từng mặt hàng. Nhưng kế toán lại không thể xác định được chi phí quản lý kinh doanh cho từng mặt hàng và khi đển cuối kỳ kế toán lại tập hợp và phân bổ chung cho các mặt hàng bán ra.

Công cụ sử dụng:

Công ty có sử dụng máy vi tính dùng để phục vụ cho công tác kế toán tuy nhiên phương thức hạch toán còn rất thủ công mà tốn nhiều thời gian và công sức, hiệu quả mang lại chưa cao.

3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Đầu Tư và Thương Mại Tùng Lâm

3.2.1. Công cụ hạch toán

- Công ty nên trang bị phần mềm kế toán cho phòng kế toán sử dụng để tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời nâng cao hiệu quả của công tác kế toán bán hàng cũng như công tác kế toán nói chung của doanh nghiệp.

Vì khi công ty sử dụng phần mềm kế toán kế toán sẽ không mất thời gian vào các sổ với những nghiệp vụ trùng lặp mà kế toán chỉ mất một lần nhập chứng từ vào máy sau đó đặt các lệnh kết chuyển phần mềm sẽ tự vào các sổ liên quan, và các báo cáo về kết quả cho kế toán cũng như nhà quản lý.

- Hiện tại máy tính của công ty đã cũ và hệ thống máy tính chưa đủ để cho kế toán sử dụng do: công ty có 4 nhân viên kế toán nhưng mới trang bị 3 máy tính vì thế kế toán thu chi, nhập xuất hàng ngày vẫn phải làm thủ công, vì vậy nên hiệu quả chưa cao

3.2.2. Về tài khoản kế toán sử dụng

- Công ty nên mở thêm TK 641 – chi phí bán hàng tách riêng chi phí bán hàng với chi phí quản lý kinh doanh, để hạch toán riêng biệt chi phí bán hàng và chi phí quản lý kinh doanh từ đó mở các sổ chi tiết

TK641.1 – Chi phí tiền lương nhân viên bán hàng TK641.2 – chi phí vật liệu dùng trong bán hang

TK641.3 – Chi phí dụng cụ, đồ dùng, dùng trong bán hàng TK641.4 – Chi phí khấu hao TSCĐ dùng trong bán hàng ……

Để từ đó doanh nghiệp có thể tho dõi và quản lý chi tiết từng khoản chi phí phát sinh để khi khoản chi phí nào có sự phát sinh cao mà không mang lại hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những biện pháp khắc phục kịp thời và có sự điều chỉnh cho phù hợp, hay khoản chi phí nào có sự phát sinh giảm mà mang lại lợi ích cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể phát huy.

3.2.3. Việc sử dụng sổ sách, báo cáo kế toán

Báo cáo kế toán của công ty chủ yếu là báo cáo tài chính định kỳ, báo cáo quản trị ( Báo cáo nhanh) chưa được thực hiện hoàn toàn nên tính động của thông tin kế toán (Thể hiện qua các con số) cũng chưa đạt tính hiệu quả. Doanh nghiệp cần lập chi tiết các báo cáo quản trị để nhà quản lý nắm rõ được thực trạng hiện tại của doanh nghiệp và có thể đưa ra các chính sách kinh doanh cho phù hợp.

Ngoài các báo cáo tài chính chủ yếu doanh nghiệp cũng cần lập các báo cáo khác liên quan đến tình hình quản lý và sử dụng tài sản, tình hình chi phí để quản lý chặt chẽ các khoản chi thực tế phát sinh , việc lập các báo cáo nhanh cần áp dụng theo đúng quy định của bộ tài chính áp dụng cho từng lĩnh vực cụ thể.

Trước yêu cầu của công tác quản lý kinh tế thị trường định hướng XHCN, công việc của các nhà kế toán là doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc phản ánh, ghi chép, tổng hợp số liệu từ các chứng từ kế toán mà còn đòi hỏi phải biết phân tích các báo cáo tài chính. Thông qua đó để có những kiến nghị, đề xuất cho lãnh đạo doanh nghiệp trong thời gian trước mắt cũng như chiến lược phát triển lâu dài

3.2.4. Phân bổ các khoản chi phí

- Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong công ty TNHH Đầu Tư và Thương Mại Tùng Lâm không tiến hành phân bổ các khoản chi phí phát sinh mà chỉ tiến hành xác định tổng các khoản chi phí phát sinh, do đó công tác quản lý các khoản chi phí phát sinh trong công ty chưa thực sự hiệu quả, do kế toán cũng như nhà quản trị không thể xác định được các khoản chi phí phát sinh đã hợp lý hay chưa từ đó không đưa ra được những giải pháp để khắc phục.

Vì vậy công ty nên tiến hành phân bổ các khoản chi phí phát sinh theo các khoản mục chi phí phát sinh chủ yếu.

- Tập hợp các khoản mục chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ

+ Phân bổ chi phí cho bộ phận bán hàng: chi phí nhân viên bán hàng, đồ dùng dùng trong bán hàng

+ Phân bổ chi phí cho hoạt động bán hàng: chi phí quảng cáo, tiếp thị, giảm giá hàng bán…

+ chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước…

+ Chi phí khác: tiếp khách, hội nghị khách hàng…

- Tiến hành tổng hợp và phân bổ chi phí cho số hàng đã xuất bán trong ký và số hàng còn tồn cuối kỳ.

Do tính chất mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp nên chi phí bán hàng tập hợp được trong kỳ nên trọn phương pháp phân bổ theo số lượng hàng xuất bán.

3.2.5. Chính sách bán hàng

Về hạch toán khoản chiết khấu thanh toán và các khoản giảm trừ doanh thu:

Trong nền kinh tế thị trường, việc bán hàng đã trở thành một nghệ thuật kinh doanh, bán hàng như thế nào để thu hút khách hàng là một nhu cầu cấp bách đối với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp thương mại.Vì vậy, Công ty cần thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác bán hàng như: có chiết khấu thanh toán đối với khách hàng thanh toán sớm, chiết khấu thương mại đối với khách hàng mua hàng hoá với số lượng lớn…

Như vấy kế toán công ty sẽ hạch toán khi phát sinh chiết khấu như sau: Nợ 635: chiết khấu thanh toán

Nợ 111.112: số tiền thực thu

Có 131: tổng giá thanh toán phải thu ở người mua

Đối với khoản chiết khấu thương mại: Đây là khoản khách hàng được hưởng khi mua hàng hoá với khối lượng lớn và đây là hình thức khuyến khích khách hàng đến với doanh nghiệp mua hàng hoá với số lượng lớn.Khi phát sinh các khoản chiết khấu thương mại kế toán hạch toán như sau:

Nợ 521 Nợ 3331

Có 111,112,131

Đối với giảm giá hàng bán: cũng tương tự như là chiết khấu bán hàng

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán bán hàng và xác đinh kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Đầu Tư và Thương Mại Tùng Lâm (Trang 74 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w