Kế toán chi phí khác và doanh thu khác

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán bán hàng và xác đinh kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Đầu Tư và Thương Mại Tùng Lâm (Trang 27 - 44)

1.2.7.1. Kế toán chi phí khác

*) Nội Dung

Chi phí khác: Là khoản chi phí của các hoạt động ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Đây là những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ khác biệt với hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp.

27 TK 413 TK 129,229 TK 129,229 (5) (6) (4)

*) Tài khoản kế toán sử dụng

- TK 811 – Chi phí khác

*) Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:

Sơ đồ 1.7 : Trình tự kế toán Chi phí khác

28 SV: Phạm Thị Phương Thúy Lớp: LC14.21.24 TK133 TK 214 TK 811 TK 911 TK 111,112,152,153 (1a) (1b) TK 211,213 (2b) (2a) TK 111,112,333,338 (5) Chú thích:

(1): Các chi phí phát sinh trong quá trình thanh lý, nhượng bán TSCĐ

(2): Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán.

(3): Các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt, truy nộp thuế

(4): Trường hợp doanh nghiệp nhầm lẫn trong kê khai thuế hàng hoá xuất khẩu, bị truy thu thuế trong thời hạn 1năm trở về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn đó.

1.2.7.2. Kế toán thu nhập khác.

*) Nội Dung

Thu nhập khác là khoản thu nhập không phải là doanh thu của doanh nghiệp. Đây là khoản thu nhập được tạo ra từ các hoạt động khác ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp

*). Tài khoản kế toán sử dụng

- TK 711 – thu nhập khác

*) Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:

Sơ đồ 1.8 : Trình tự kế toán thu nhập khác

29 (4b) TK 711 TK 3331 (6) (1) TK 3331 TK 3333 TK 511 (3) (4a) TK 111.112

Chú thích:

( 1): Phản ánh số thu về thanh lý nhượng bán TSCĐ (2): Phản ánh các khoản nợ không xác định được chủ.

(3): Phản ánh số thuế được nhà nước miễn, giảm (trừ thuế TNDN)

(4): Phản ánh các khoản tiền thu được phạt, được bồi thường do các đơn vị khác vi phạm hợp đồng kinh tế.

(5): Cuối kỳ, kết chuyển thu nhập khác để xác định kết quả kinh doanh (6): Phản ánh khoản thuế GTGT phải nộp về các khoản thu nhập khác tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có).

1.2.8. Kế toán chi phí thuế Thu nhập doanh nghiệp

*) Nội dung chung:

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là số thuế TNDN phải nộp được tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành 30 TK 911 TK 331,338 TK 333,111,112 TK 111,112,1388,338,334 (5) (2) (3) (4)

Hàng quý kế toán căn cứ vào tờ khai thuế TNDN để ghi nhận số thuế TNDN tạm phải nộp vào chi phí thuế TNDN

Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế phải nộp cho năm đó thì kế toán ghi nhận số thuế TNDN phải nộp thêm vào chi phí thuế TNDN. Trường hợp số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp của năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế TNDN là số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp.

*) Tài khoản sử dụng:

TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Trong đó:

TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

*) Trình tự hạch toán:

Sơ đồ 1.9: Sơ đồ kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành TK 333(4) TK 8211 TK 911 Số thuế TNDN tạm Cuối kỳ K/c chi phí

phải nộp thuế TNDN

CP thuế tạm nộp < số phải nộp

Chi phí thuế TNDN tạm nộp > số phải nộp

Sơ đô 1.10: Sơ đồ kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

TK 243 TK 8212 TK 243

Hoàn nhập TS thuế TS thuế TN hoãn

Thu nhập hoãn lại lại phát sinh

TK 347 TK 347

Thuế TN hoãn lại Hoàn nhập thuế TN

Phải trả phát sinh hoãn lại phải trả

TK 911 TK 911

K/c CL PS có > PS nợ K/c CL PS nợ > PS có

TK 8212 TK 821

1.2.9. Kế toán xác định kết quả kinh doanh.

*) Phương pháp xác định kết quả kinh doanh.

Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền “lãi” hay “ lỗ”.

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường và kết quả hoạt động khác.

Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường là kết quả từ những hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp, đây là hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính

Kết quả HĐKD thông thường = DTT – GVHB + DTTC - CPTC - CPBH - CPQLDN

Trong đó: DTT = DT bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ

Kết quả hoạt động khác = Thu nhập khác – Chi phí khác

Kết quả HĐKD trước thuế = Kết quả HĐKD thông thường + Kết quả HĐkhác

Lợi nhuận = Lợi nhuận - Chi phí sau thuế trước thuế thuế TNDN.

*). TK sử dụng.

- TK 911- Xác định kết quả kinh doanh. - TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối.

*) Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu.

Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, CPBH,

CPQLDN, chi phí và doanh thu hoạt động tài chính, chi phí và thu nhập khác để xác định kết quả. Trình tự kế toán xác định kết quả kinh doanh thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.11. Kế toán xác định kết quả kinh doanh

TK 632 TK 911 TK511 K/c GVHB K/c DTT TK 641, 642 TK515 K/c CPBH, CPQLDN K/c DT HĐTC TK711 TK 635 K/c CP HĐTC K/c thu nhập khác TK 811 K/c chi phí khác TK 8211,8212 TK 8212 K/c CP thuế TN hiện hành K/c CL PS có lớn hơn

CL PS Nợ > PS có TK 8212 PS nợ TK 8212 TK 4212 K/c lãi K/c lỗ

1.3.HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN SỬ DỤNG TRONG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

Tùy thuộc vào hình thức sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng mà kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động bán hàng sử dụng các sổ kế toán phù hợp.

Trong hình thức kế toán nhật ký chung ( Hình thức kế toán mà công ty đang sử dụng) Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động bán hàng sử dụng các sổ :

Sổ nhật ký chung

Sổ nhật ký chuyên dùng (nếu có)

Sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản: TK511, 521, 531, 532, 632, 641, 642, 821, 911...

Các sổ kế toán liên quan khác.

1.4. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN

Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công tác tổ chức kế toán nói chung và kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng đã có nhiều thay đổi. Máy vi tính và các phần mềm kế toán được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp.Tổ chức kế toán trên máy kèm theo nó là sự tiến bộ không ngừng của khoa học thông tin tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho hạch toán kế toán.

* Chức năng và nhiệm vụ:

Nhập liệu đầy đủ, chính xác số lượng thành phẩm, hàng hoá dịch vụ bán ra và tiêu thụ nội bộ

Xác định, lập và cài đặt được công thức tính trị giá vốn của hàng đã bán xây dựng tiêu thức phân bổ CPBH, CPQLDN hợp lý để xác định đúng đắn kết quả bán hàng.

Thao tác theo đúng sự chỉ dẫn của phần mềm kế toán để cung cấp thông tin chính xác, trung thực.

Căn cứ yêu cầu của doanh nghiệp, người sử dụng khai báo yêu cầu cần thiết với máy để in ra những báo cáo cho các nhà quản lý.

* Trình tự xử lý của máy có thể khái quát như sau:

Với vật tư hàng hoá, doanh nghiệp có rất nhiều chủng loại, phong phú, biến động thường xuyên. Do đó yêu cầu đặt ra là phải quản lý từng loại, từng nhóm, và từng thứ. Với yêu cầu này, yêu cầu đặt ra là phải mã hoá đối tượng kế toán là hàng hoá đến từng danh điểm. Vì vậy danh mục hàng hoá được xây dựng chi tiết thành danh điểm và khi kết hợp với TK hàng tồn kho sẽ tạo ra hệ thống sổ chi tiết hàng hoá.

Với các nghiệp vụ hàng hoá, cần thiết phải nhập dữ liệu về giá mua, các loại chi phí mua được tính vào giá vốn hàng nhập kho. Trường hợp nhập cùng một phiếu nhập kho nhiều loại hàng hóa thì chương trình cũng cho phép nhập cùng nhưng phải cùng kho. Nếu phát sinh chi phí mua cần phân bổ cho từng hàng hoá nhập kho để làm căn cứ tính giá vốn xuất kho.

Đối với nghiệp vụ xuất hàng hoá thì chương trình phải tự động tính được giá vốn xuất kho. Theo qui định, giá vốn của hàng hoá xuất kho có thể được tính bằng một trong các phương pháp thực tế: đích danh, bình quân gia quyền, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước… Hàng hóa xuất kho có thể là

35

Dữ liệu đầu vào:

- Nhập vào các chứng từ liên quan đến giá vốn hàng bán,CPBH, CPQLDN. - Thành phẩm doanh thu. - Các khoản giảm trừ doanh thu. Khai báo yêu cầu thông tin đầu ra cho máy vi tính. Máy vi tính xử lý thông tin đưa ra sản phẩm

Thông tin đầu ra:

- Các sổ kế toán, sổ tổng hợp.

- Báo cáo kế toán, doanh thu kết quả. - Báo cáo kết quả kinh doanh

xuất với mục đích không phải bán hàng do đó phải chọn chứng từ phù hợp, thường thiết kế phiếu xuất kho, chứng từ chỉ cần nhập số chứng từ phiếu xuất, tên hàng hoá, số lượng, tên kho, đơn giá, chương trình sẽ thông báo số lượng hàng tồn kho ở mỗi kho có đủ hay không và tính ra trị giá vốn để điền vào bút toán.

Đối với hàng hoá xuất bán ngoài việc phản ánh doanh thu, còn phải phản ánh giá vốn hàng xuất bán. Cho phép chứng từ hoá đơn bán hàng đặt sẵn bút toán phản ánh giá vốn đi kèm theo để khi phản ánh doanh thu thì chương trình phản ánh đồng thời lưu thông tin về giá vốn hàng bán. Khi xuất bán hàng hoá, các thao tác tương tự như thế.

Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

• Xử lý nghiệp vụ: Kế toán thực hiện trình tự như chi chi phí khác phân loại chứng từ, định khoản, xử lý các bút toán trùng lặp. Sử dụng phương pháp mã số chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp thường sử dụng các mã trùng với các mã danh mục chứng từ, hàng hoá, danh mục TSCĐ

• Nhập liệu: Việc khai báo và nhập dữ liệu một lần thường liên quan đến nhiều danh mục đối tượng chi phí, danh sách kho, danh sách bộ phận.

Màn hình nhập liệu:

Đối với CPBH và CPQLDN thì liên quan đến nhiều màn hình nhập liệu với các nội dung tương ứng. Mỗi màn hình nhập liệu phản ánh những nghiệp vụ kinh tế khác nhau sản phẩm liên quan đến CPBH, CPQLDN. Do vậy, người sử dụng phải lựa chọn màn hình nhập liệu cho phù hợp

• Xử lý dữ liệu, xem, in, sổ sách báo cáo

Các sổ sách, báo cáo liên quan như sổ chi tiết chi phí, sổ tập hợp CPBH, CHQLDN, Bảng phân bổ LCG, bảng phân bổ TSCĐ, tiền lương…

Đối với các phần mềm kế toán khác nhau, màn hình nhập liệu của kế toán bán hàng và kết quả bán hàng có sự khác nhau theo thiết kế của từng nhà lập trình. Tuy nhiên nhìn chung các màn hình nhập liệu liên quan đến kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng có các thành phần cơ bản sau:

Loại CT Số lượng

Ngày Kho

Số chứng từ đơn giá

Khoản mục Đvtt

Diễn giải Số tiền

Mã TP, HH TK nợ

Tên TP, HH TK có

Và phần khai báo thuế GTGT(nếu có) thường có thành phần sau:

Doanh thu Diễn giải

Chiết khấu TK ck

Tỉ lệ thuế TK VAT

Tổng tiền hoá đơn Diễn giải VAT.

Một số phần mềm thường tự sinh ra bút toán thuế tự động dựa vào số tiền hoá đơn và thuế đã khai báo ở màn hình nhập liệu và người sử dụng chỉ việc ấn nút bút toán đó.

Các phần mềm kế toán không chỉ cho phép nhập dữ liệu mà còn cho phép xem chỉ dẫn trong quá trình nhập, xoá, sửă, phục hồi dữ liệu. Sau khi hoàn chỉnh việc nhập liệu máy cho phép xem và in ra một số báo cáo hàng ngày như báo cáo công nợ, báo cáo thời hạn thanh toán, báo cáo vật tư…một số báo cáo khác phải đến cuối kỳ sau khi thực hiện các bút toán kết chuyển, phân bổ xong mới cân đối được.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU

TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TÙNG LÂM

2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TÙNG LÂM

2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Công ty TNHH Đầu tư và Thương Mại Tùng Lâm là một doanh nghiệp tư nhân, thành lập ngày 17 tháng 08 năm 2009. Theo quyết định số 0104007574 của Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Thành Phố Hà Nội cấp.

Địa chỉ: Khu Tập thể Bưu Điện – Tổ 3- Khối 7- Phường Phú La – Hà Đông – Hà Nội

Điện Thoại: 04.33 11 9898

Ngành nghề kinh doanh: Bán buôn khí đốt và các sản phẩm liên quan, xuất nhập khẩu và buôn bán hàng gia dụng, thiết bị bếp, bếp gas, máy hút mùi, hút khói, xây dựng nhà các loại. Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng, trang trí nội ngoại thất công trình. Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe bus), vận tải hàng hóa bằng oto chuyên dụng. Kho lưu trữ hàng hóa. Nhà hàng quán ăn, hàng ăn uống.

Vốn điều lệ: 9.000.000.000. đồng (Chin tỷ đồng Việt Nam) Người đại diện theo pháp luật của công ty

Họ và tên: Vũ Mai Hoa Giới tính: Nữ Chức danh: Giám đốc

Sinh ngày 28/02/1966 , Dân tộc Kinh, Quốc tịch Việt Nam Số chứng minh nhân dân: 011454868

Cấp ngày: 23/08/2010 Nơi cấp: Công An TP Hà Nội

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Số nhà 31 tập thể Bà Triệu, Phường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

2.1.2. Đặc điểm về lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy tổ chức của công ty TNHH đầu tư và Thương Mại Tùng Lâm

2.1.2.1 Đặc điểm về lĩnh vực hoạt động và nghành nghề kinh doanh

Công ty hoạt động trong lĩnh vực Gas, chuyên mua bán, trao đổi các loại gas cung cấp cho các nhà hàng, trường học, khu đô thị, các đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng gas với số lượng lớn.

2.1.2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Đầu Tư và Thương Mại Tùng Lâm

Công ty TNHH Đầu Tư và Thương Mại Tùng Lâm bao gồm 14 nhân viên và được cơ cấu tổ chức theo các phòng ban để phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của công ty.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty TNHH Đầu Tư và Thương Mại Tùng Lâm

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

• Giám Đốc: Là người quyết định đến các phương án kinh doanh như tại thời điểm nào thì nên nhập các loại gas nào, và thời điểm nào thì có các hoạt động giảm giám, hay các khoản khuyến mại cho khách hàng… và việc huy động các nguồn tài chính, và một số vấn đề khác của công ty, chịu trách nhiệm về mọi mặt trước công ty và các cơ quan cấp trên cao nhất trong công ty.

• Phó giám đốc: Thực hiện công việc giúp giám đốc điều hành và quản lý công việc trong công ty như việc tổ chức công tác kế toán bán hàng và các công việc khác của hoạt động kinh doanh của công ty như phân công, sắp sếp

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán bán hàng và xác đinh kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Đầu Tư và Thương Mại Tùng Lâm (Trang 27 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w