1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tổng hợp tình huống luật thương mại quốc tế có đáp án

21 1,5K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 60,33 KB

Nội dung

Hiệp định có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995.Hiệp định đưa ra các quy định về việc sử dụng các biện pháp trợ cấp cũng nhưcác quy định về những hành động một thành viên WTO có thể

Trang 1

Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng

Agreement on Subsidies and Countervailing Measures

I Cơ sở pháp lý

1 Sự ra đời của Hiệp Định:

Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng (Hiệp định SCM) là một trong các hiệp

định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Hiệp định được ký cùng với các hiệp địnhkhác của WTO tại Vòng đàm phán Uruguay Hiệp định có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng

1 năm 1995.Hiệp định đưa ra các quy định về việc sử dụng các biện pháp trợ cấp cũng nhưcác quy định về những hành động một thành viên WTO có thể sử dụng để đối phó lại ảnhhưởng của các biện pháp trợ cấp Theo Hiệp định, một thành viên WTO có thể sử dụng cơchế giải quyết tranh chấp của WTO để yêu cầu một thành viên khác rút lại biện pháp trợ cấp

mà họ đang áp dụng, hoặc có những phương thức khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của biệnpháp trợ cấp đó Thành viên bị ảnh hưởng cũng có thể thực hiện điều tra riêng của mình và

có thể áp một mức thuế nhập khẩu bổ sung (được gọi là thuế chống trợ cấp) đối với hàngnhập khẩu được trợ cấp mà theo kết quả điều tra gây tổn hại đến ngành sản xuất trong nước

2 Trợ cấp:

a Khái niệm:

Hiệp định SCM đưa ra định nghĩa theo đó trợ cấp bao gồm 3 yếu tố: là một sự hỗ trợ về mặttài chính, của chính quyền hoặc của chính quyền địa phương, mang lại lợi thế Trợ cấp chỉtồn tại khi cả 3 yếu tố cùng thỏa mãn

- Đóng góp tài chính: Hiệp định quy định rằng những trường hợp dưới đây được coi là có đóng góp tài chính:

+ Chuyển vốn trực tiếp (cấp phát, cho vay, đóng góp cổ phần) hoặc có khả năng chuyểnvốn hoặc chuyển nghĩa vụ trực tiếp (ví dụ như bảo lãnh vay)

+ Chính phủ miễn hoặc không thu các khoản mà đáng lẽ ra đối tượng liên quan phải nộp(ví dụ như miễn giảm thuế)

+ Chính phủ cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ khác ngoài cơ sở hạ tầng nói chung (ví dụnhư nguyên vật liệu, nhà xưởng, ) hoặc chính phủ mua hàng hóa của đối tượng liên quan.+ Chính phủ trả tiền cho một cơ chế tài trợ, hoặc ủy thác hoặc chỉ đạo cho một tổ chức tưnhân đứng ra thực hiện các chức năng nói trên

VD: Chính phủ miễn cho một doanh nghiệp sản xuấ bánh kẹo đang lâm vào tình cảnhkhó khăn về tài chính không phải tuân thủ luật chống ô nhiễm môi trường Như vậy,chính phủ đã giành cho cơ sở đó về mặt ưu đãi pháp luật chứ không phải ưu đãi về tàichính.Do không có yếu tố đóng góp về tài chính nên đây hành động này của Chính Phủkhông được coi là trợ cấp (mặc dù doanh nghiệp được hưởng lợi từ việc không phải mấtmột khoản đầu tư nhằm mục đích bảo vệ môi trường)

Trang 2

- Do chính phủ hoặc một tổ chức nhà nước/công nằm trong lãnh thổ của nước thành viên thực hiện.

Sự đóng góp tài chính do chính phủ hoặc tổ chức nhà nước/công đứng ra trực tiếp thựchiện hoặc được thực hiện theo chỉ đạo của chính phủ hoặc một tổ chức nhà nước/công thìmới coi là trợ cấp Như vậy, hiệp định SCM không chỉ áp dụng với các biện pháp củachính quyền trung ương mà cả chính quyền địa phương cũng như các biện pháp do các

tổ chức nhà nước/công cũng như công ty thuộc sở hữu Nhà nước tiến hành

VD: Nếu một tổ chức phi chính phủ hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho người trồng ca phêthì đây chỉ là trợ giúp tư nhân chứ không phải trợ giúp của chính phủ, trừ phi sự trợ giúpnày được thực hiện theo chỉ đạo của chính phủ hoặc một tổ chức nhà nước/công Địnhnghĩa quy định rằng sự đóng góp phải do chính phủ hoặc tổ chức nhà nước/công đứng rathực hiện hoặc theo ủy thác hoặc chỉ đạo của chính phủ hoặc tổ chức nhà nước/công

- Lợi ích:

Đóng góp tài chính của chính phủ là trợ cấp khi đem lại lợi ích cho đối tượng được trợcấp Mặc dù Hiệp định SCM không định nghĩa “lợi ích” nhưng điều 14 của Hiệp định cóđưa ra một số chỉ dẫn để xác định giá trị lợi ích liên quan đến một số dạng trợ cấp nhấtđịnh, tuy rằng chỉ áp dụng trong bối cảnh điều tra để đánh thuế chống trợ cấp Còn trongbối cảnh các nguyên tắc và quy định đa phương thì thế nào là lợi ích trợ cấp vẫn chưađược quy định triệt để

Điều 14 Hiệp định SCM đã đưa ra một số hướng dẫn về cách tính giá trị trợ cấp thôngqua đối tượng nhận trợ cấp được hưởng thông qua điều tra để đánh thuế chống trợ cấp.Theo điều này, sự tồn tại của lợi ích có thể được đánh giá thông qua các tiêu chí thươngmại thông thường trên thị trường

VD: việc chính phủ đóng góp cổ phần trong một doanh nghiệp chỉ được coi là đem lại lợi

ích khi quyết định đầu tư của chính phủ không giống với tập quán đầu tư thông thườngcủa nhà đầu tư tư nhân Hay một khoản vay của chính phủ chỉ bị coi là đem lại lợi ích nếu

có sự chênh lệch giữa khoản tiền mà doanh nghiệp được cho vay phải trả cho chính phủkhoản nợ đó với số tiền mà doanh nghiệp với khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả chomột khoản vay thương mại tương đương khác Bảo lãnh vay của chính phủ được coi làđem lại lợi ích nếu cố sự chênh lệch lợi ích giữ khoản tiên mà doanh nghiệp được bảolãnh vay phải trả để có được khoản vay với khoản tiền mà doanh nghiệp đó đáng ra phảitrả để có được một khoản vay thương mại tương đương không cần có sự bảo lãnh củachính phủ

Trang 3

mà sản phẩm tương tự bán trong nước được hưởng, ưu đãi bảo hiểm xuất khẩu, ưu đãi tíndụng xuất khẩu,…)

+Trợ cấp nhằm ưu tiên việc sử dụng hàng nội địa so với hàng nhập khẩu (Được quy địnhtrong các văn bản pháp luật hay tồn tại trên thực tế.) là trợ cấp phụ thuộc hoàn toàn hoặcmột phần vào việc sử dụng hàng sản xuất trong nước so với hàng nhập khẩu

VD: Doanh nghiệp lắp rắp ô tô nếu sử dụng linh kiện, phụ tùng được sản xuất trong nước

chiếm hơn 60% toàn thành phẩm thì sẽ được hưởng ưu đãi thuế

Nhiều trường hợp các nước còn sử dụng cả 2 dáng trợ cấp bị cấm này, như trợ cấp 60USD/tấn bột mỳ xuất khẩu, nhằm bù đắp lại việc công ty chỉ sử dụng lúa mì trong nướcvới giá cao hơn thông thường để sản xuất bột mỳ

Nhưng trợ cấp này dành cho hàng thay thế nhập khẩu và hàng xuất khẩu chăc chắn sẽ dẫnđến việc bóp méo giá cả hàng xuất nhập khẩu và dẫn đến không công bằng trong thươngmại, gây thiệt hại lợi ích kinh tế cho những nước khác VD trợ cấp xuất nhập khẩu bởi vìđây là những khoản trợ cấp bằng tiền hay những ưu đãi về tài chính đối với những loạihàng hóa có thể thay thế bằng hàng nhập khẩu hoặc hàng xuất khẩu

Trợ cấp xuất khẩu được thể hiện ở phụ lục 1 của Hiệp định này

(2) Trợ cấp không bị khiếu kiện (trợ cấp đèn xanh):

Vì chúng không gây ra thiệt hại kinh tế cho các nước khác, hơn nữa chúng được áp dụngphổ biến, có tính tất yếu đối với sự phát triển kinh tế của 1 nước Các loại trợ cấp nàykhông thể bị khiếu kiện ra các cơ quan tranh chấp của WTO hay bị đánh thuế chống trợcấp Bao gồm

+Trợ cấp không cá biệt: tức là các loại trợ cấp không hướng tới một (một nhóm) cácdoanh nghiệp/ngành/khu vực địa lý nào Tiêu chí hưởng trợ cấp là khách quan Cơ quan

có thẩm quyền cấp trợ cấp không thể tùy tiện xem xét và tạo ra hệ quả ưu đãi riêng đốivới bất kỳ đối tượng nào

+Trợ cấp sau (dù cá biệt hay không cá biệt):

(i) Trợ cấp cho các hoạt động nghiên cứu do các công ty, tổ chức nghiên cứu tiến

hành (với một số điều kiện về loại trợ cấp và mức trợ cấp cụ thể)

(ii) Trợ cấp cho các khu vực khó khăn (với các tiêu chí được xác định cụ thể về mức

thu nhập bình quân hoặc tỉ lệ thất nghiệp)

(iii) Trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện săn xuất cho hợp với môi trường kinh

doanh mới

VD: một doanh nghiệp muốn đầu tư sản xuất sản phẩm X, dự định đặt nhà máy ở TP HN.

Mục đích của doanh nghiệp là sản xuất sản phẩm X cung ứng cho toàn thị trường trong

cả nước Nhưng nhà nước lại muốn doanh nghiệp này đặt nhà máy ở Tây Nguyên để pháttriển kinh tế ở vùng đó Nhà nước để làm được việc này sẵn sàng trợ cấp 1 khoản tương

Trang 4

đương với chi phí gia tăng cho doanh nghiệp vì phải đặt nhà máy ở Tây Nguyên thay vìđặt ở Hà Nội Trong vd này, khoản trợ cấp nói trên có thể làm biến dạng hoạt động kinh

tế trong lãnh thổ Việt Nam, và trong một chừng mực nào đó còn làm giảm bớt phúc lợichung của nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên, có thể thấy rằng sẽ không có sự thay đổi nào

về số lượng sản phẩm X được xuất khẩu và vì vậy khoản trợ cấp nói trên không gây ra sựbiến động thị trường ngoài lãnh thổ Việt Nam và đương nghiên cộng đồng quốc tế không

có lý do gì để lo ngại về hành động trợ cấp khu vực này

(3)Trợ cấp không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện (trợ cấp đèn vàng)

Đây là những loại trợ cấp được cho phép sử dụng trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia,nhưng trong quá trình thực hiện nếu gây ra thiệt hại thì bên ký kết bị thiệt hại có thể khởikiện bên thực hiện về những trợ cấp này Trợ cấp có thể dẫn tới hành động là trợ cấp cókhả năng bị khiếu kiện ra cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO hoặc có thể bị đánhthuê chống trợ cấp nếu trợ cấp đó gây thiệt hại đối với nước thành viên WTO khác.Trong mọi trường hợp, nếu một nước muốn áp dụng hành động khắc phục thương mạichống hành vi trợ cấp của nước khác, nước đó phải chứng tỏ được rằng hành vi của nươckhác đúng là hành vi trợ cấp theo định nghĩa của Điều 1 Hiệp định SCM, là trợ cấp riêngbiệt theo Điều 2 Hiệp định này, và gây tác động thương mại bất lợi cho nước muốn ápdụng hành động khắc phục thương mại

Trợ cấp không bị khiếu kiện bao gồm tất cả các loại trợ cấp có tính cá biệt (trừ các loạitrợ cấp đèn xanh)

Trợ cấp cá biệt (hay còn gọi là trợ cấp riêng biệt) là trợ cấp áp dụng riêng đối với mộtdoanh nghiệp, một ngành, một nhóm doanh nghiệp hoặc nhóm ngành trong phạm viquyền hạn của cơ quan có thẩm quyền

Cần lưu ý rằng không phải trợ cấp nào cũng là đối tượng điều chỉnh của Hiệp định SCM,

mà chỉ những trợ cấp mang tính riêng biệt

Tính riêng biệt của trợ cấp có thể xác định theo mô hình sau đây

Trang 5

Phụ lục I của Hiệp định SCM chứa đựng danh sác các trợ cấp Tuy nhiên, danh sách này chỉmang tính minh họa, tức là không phải mang tính giới hạn những trợ cấp được kiệt kê Những trợcấp không được liệt kê trong danh sách sẽ được xác định trên cơ sở định nghĩa về trợ cấp.

II Nội dung hiệp định

1 Trợ cấp bị cấm

- Trợ cấp bị cấm gồm những khoản trợ cấp sau: khối lượng trợ cấp, theo luật hoặc trongthực tế, dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những điều kiện khác, căn cứ vào kếtquả xuất khẩu; khối lượng trợ cấp, dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo nhữngđiều kiện khác, ưu tiên sử dụng hàng nội địa hơn hàng ngoại

- Trợ cấp bị cấm là đối tượng của những vụ kiện giải quyết tranh chấp Điểm nổi bật là lịchtrình giải quyết của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB) nhanh gọn, và nếu cơ quannày nhận thấy rằng khoản trợ cấp này là trợ cấp bị cấm, ngay lập tức phải thu hồi lệnh trợcấp Nếu phán quyết không được thực hiện trong thời gian quy định, thành viên khiếu nạiđược quyền áp dụng các biện pháp trả đũa

- Các chế tài: quy định tại điều 4 Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng 1994

Có thể tóm tắt như sau:

+ Một thành viên có thể yêu cầu tham vấn một Thành viên khác (khi có lý do để tin rằngmột khoản trợ cấp bị cấm đang được Thành viên kia áp dụng hay duy trì) + một bản trìnhbày chứng cứ hiện có về sự tồn tại và tính chất của trợ cấp nói trên

+ Thành viên bị coi là đang áp dụng hay duy trì trợ cấp bị cấm sẽ tiến hành tham vấntrong thời gian sớm nhất có thể được

+ Nếu trong vòng 30 ngày kể từ ngày có yêu cầu tham vấn mà không đạt được một giảipháp được các bên chấp nhận, thì bất kỳ Thành viên nào tham gia tham vấn cũng có thểđưa vấn đề ra Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB "DSB") để ngay lập tức thành lập mộtban hội thẩm , trừ khi DSB nhất trí quyết định không thành lập ban hội thẩm để giảiquyết vấn đề đó

+ Ngay khi được thành lập, ban hội thẩm có thể yêu cầu sự trợ giúp của Nhóm Chuyêngia thường trực ( theo Hiệp định gọi tắt là "PGE") để đánh giá xem biện pháp đang đượcnêu ra có phải là trợ cấp bị cấm không

+ Ban hội thẩm sẽ nộp báo cáo cuối cùng cho các bên tranh chấp

+ Nếu biện pháp nêu ra được xác định là trợ cấp bị cấm, ban hội thẩm sẽ khuyến nghịThành viên đang duy trì trợ cấp bỏ ngay trợ cấp đó

Dù không có quy định, nhưng có khả năng trợ cấp riêng biệt trong thực tế

Phụ thuộc vào quyền xuất khẩu hoặc việc

sử dụng sản phẩm nội địa

Trang 6

+ Trong vòng 30 ngày kể từ khi ban hội thẩm gửi báo cáo cho tất cả các Thành viên, DSB

sẽ thông qua báo cáo, trừ khi một bên tranh chấp thông báo chính thức với DSB về quyếtđịnh kháng cáo của mình hoặc DSB nhất trí quyết định không thông qua bản báo cáo đó.+ Khi báo cáo của ban hội thẩm bị kháng cáo, Cơ quan Phúc thẩm sẽ có quyết địnhtrong vòng 30 ngày kể từ khi bên tranh chấp chính thức thông báo ý định kháng cáo Khi

Cơ quan Phúc thẩm thấy rằng không thể có được báo cáo trong vòng 30 ngày, Cơ quan

đó sẽ thông báo bằng văn bản cho DSB về lý do chậm trễ cùng với thời gian dự kiến sẽnộp báo cáo Trong mọi trường hơp, thời hạn giải quyết kháng cáo không được quá 60ngày Báo cáo phúc thẩm sẽ được DSB thông qua và các bên liên quan chấp nhận mộtcách vô điều kiện trừ khi, trong vòng 20 ngày kể từ ngày gửi báo cáo tới các Thành viên,DSB nhất trí quyết định không thông qua báo cáo phúc thẩm

+ Trong trường hợp khuyến nghị của DSB không được thực thi trong thời hạn được banhội thẩm đề ra, tính từ ngày thông qua báo cáo của ban hội thẩm hoặc báo cáo của Cơquan Phúc thẩm, DSB sẽ cho phép Thành viên có khiếu nại áp dụng biện pháp đối khángphù hợp trừ khi DSB nhất trí quyết định từ chối yêu cầu được áp dụng biện pháp đó

+ Trong trường hợp một bên tranh chấp yêu cầu trọng tài theo khoản 6 Điều 22 của Thoảthuận về giải quyết tranh chấp (DSU), thì trọng tài viên sẽ xác định xem biện pháp đốikháng có thích hợp hay không

+ Để giải quyết các tranh chấp theo Điều này, ngoại trừ những thời hạn được quy định cụthể tại Điều này, thời hạn quy định để giải quyết các tranh chấp đó sẽ chỉ bằng một nửathời hạn quy định trong DSU

2 Trợ cấp có thể đối kháng( trợ cấp không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện):

- Hiệp định quy định rằng không một Thành viên nào thông qua việc sử dụng trợ cấp gây

ra tác động có hại đến quyền lợi của Thành viên khác, như gây tổn hại cho một ngành sảnxuất nội địa của một Thành viên khác, làm vô hiệu hay gây phương hại đến những quyềnlợi mà Thành viên khác trực tiếp hoặc gián tiếp được hưởng từ Hiệp định GATT 1994(đặc biệt là những quyền lợi có được từ những ưu đãi thuế quan có ràng buộc), và gây tổnhại nghiêm trọng đối với lợi ích của Thành viên khác

+ Thiệt hại nghiêm trọng được quy định tại Điều 6 Hiệp định về trợ cấp và các biện phápđối kháng

“Thiệt hại nghiêm trọng” sẽ được xem là tồn tại trong trường hợp tổng trị giá trợ cấptheo trị giá cho một sản phẩm vượt quá 5%; trợ cấp để bù cho sự thua lỗ kéo dài tronghoạt động kinh doanh của một ngành sản xuất; trợ cấp để bù cho các hoạt động kinhdoanh thua lỗ của một doanh nghiệp, trừ khi đó là một biện pháp nhất thời một lần vàkhông lặp lại với doanh nghiệp đó và được cấp chỉ thuần tuý để cho phép có thời gian tìmkiếm một giải pháp lâu dài và tránh phát sinh một vấn đề xã hội gay gắt; trực tiếp xoá nợnhư xoá một khoản nợ Nhà nước hay cấp kinh phí để thanh toán nợ

Trang 7

Trong trường hợp này, bên trợ cấp có nghĩa vụ chứng minh rằng những khoản trợcấp đó không gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với bên khiếu nại Những thànhviên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi trợ cấp có thể đối kháng có thể đưa tranh chấp này lên cơquan giải quyết tranh chấp Trong trường hợp cơ quan giải quyết tranh chấp đưa ra phánquyết có tồn tại tác động tiêu cực, bên trợ cấp phải thu hồi lại khoản trợ cấp hoặc xóa bỏnhững tác động tiêu cực này.

- Các chế tài: quy định tại điều 7 Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng 1994

+ Ban hội thẩm sẽ xem xét lại vấn đề và có báo cáo gửi các bên tranh chấp

+ Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ban hội thẩm có báo cáo gửi các Thành viên, báo cáo sẽđược DSB thông qua trừ khi có một trong các bên đang tranh chấp chính thức thông báocho DSB về quyết định của mình sẽ kháng cáo hoặc DSB nhất trí không thông qua báocáo

+ Khi một bản báo cáo của ban hội thẩm bị kháng cáo, Cơ quan Phúc thẩm sẽ ra quyếtđịnh trong vòng 60 ngày kể từ ngày bên kháng cáo chính thức thông báo ý định khángcáo

+ ồn tại bất kỳ trợ cấp nào dẫn tới những tác động có hại tới quyền lợi của một Thànhviên khác theo nội dung của Điều 5, thì Thành viên cấp hay duy trì trợ cấp sẽ có nhữngbiện pháp thích hợp để loại bỏ tác động có hại đó hoặc loại bỏ trợ cấp

+ Trong trường hợp một Thành viên không thực hiện những biện pháp thích hợp để loại

bỏ tác động nghịch đó hoặc loại bỏ trợ cấp trong vòng 6 tháng kể từ ngày DSB thông quabáo cáo hội thẩm hay báo cáo phúc thẩm, và khi không có thoả thuận về đền bù, thì DSBcho phép bên khiếu nại có biện pháp đối kháng, tương xứng với mức độ và tính chất củatác động có hại đã xác định được, trừ khi nhất trí quyết định từ chối yêu cầu đó

+ Trong trường hợp một bên tranh chấp yêu cầu trọng tài theo quy định tại khoản 6 Điều

22 của DSU, trọng tài sẽ xác định xem biện pháp đối kháng có tương xứng với mức độ vàtính chất của tác động nghịch đã được xác định là có tồn tại không

3 Trợ cấp không thể đối kháng ( trợ cấp không bị khiếu kiện):

Trang 8

- trợ cấp không thể đối kháng, có thể là trợ cấp không mang tính chất riêng biệt hoặc mangtính chất riêng biệt bao gồm hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu công nghiệp và hoạtđộng phát triển tiền cạnh tranh, hỗ trợ cho các vùng miền khó khăn, hỗ trợ nhằm xúc tiếnnâng cấp những phương tiện hạ tầng hiện có cho phù hợp với yêu cầu mới về môi trường

do luật pháp, hay các quy định đặt ra

- Nếu một thành viên cho rằng trợ cấp không thể đối kháng khác sẽ dẫn đến những tácđộng tiêu cực nghiêm trọng đến ngành công nghiệp nội địa, thành viên đó có thể yêu cầuđưa ra phán quyết và khuyến cáo về vấn đề này

- Các chế tài: quy định tại điều 9 Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng 1994

- Có thể tóm tắt như sau:

+ Trong quá trình thực hiện chương trình nêu tại khoản 2 Điều 8, cho dù chương trình đãphù hợp với các tiêu chí quy định tại khoản đó, nhưng nếu một Thành viên có lý do để tinrằng chương trình này đã dẫn tới những những tác hại nghiêm trọng cho ngành sản xuấttrong nước của Thành viên đó, tới mức có thể gây thiệt hại khó có thể khắc phục được,thì Thành viên đó có thể yêu cầu tham vấn với Thành viên đang áp dụng hoặc duy trì trợcấp

+Khi có yêu cầu tham vấn, Thành viên đang áp dụng hay duy trì chương trình trợ cấpđược nêu ra sẽ tiến hành tham vấn trong thời gian sớm nhất có thể

+Nếu không đạt được giải pháp có thể chấp nhận trong vòng 60 ngày kể từ ngày yêu cầutham vấn theo quy định tại khoản 2 thì thành viên yêu cầu tham vấn có thể đưa vấn đề ratrước ủy ban để giải quyết

+ Khi một vấn đề được đưa ra trước ủy ban, ủy ban sẽ lập tức xem xét sự việc liên quan

và các bằng chứng về tác động nêu tại khoản 1 Nếu xác định có tác động như vậy, thì ủyban có thể khuyến nghị với Thành viên đang áp dụng trợ cấp điều chỉnh chương trình trợcấp sao cho triệt tiêu được tác động đó ủy ban phải có kết luận trong vòng 120 ngày kể

từ ngày vấn đề được đưa ra trước ủy ban như quy định tại khoản 3 Trong trường hợp cáckhuyến nghị nói trên không được tuân thủ trong vòng 6 tháng, ủy ban sẽ cho phép Thànhviên yêu cầu được áp dụng những biện pháp đối kháng tương xứng với tính chất và mức

độ của tác động đã được xác định

2.Khởi kiện khi có vi phạm về trợ cấp

- Điều kiện khởi kiện:

+ Khi được coi là có “thiệt hại nghiêm trọng” trong trường hợp “tổng trị giá trợ cấp theo trị

giá cho một sản phẩm vượt quá 5%” (Điểm a Khoản 1 Điều 6 Hiệp định trợ cấp các biện

pháp đối kháng) Khi đó bên trợ cấp có nghĩa vụ chứng minh rằng những khoản trợ cấp đó

không gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với bên khiếu nại, “sẽ không coi là có tổn hại nghiêm trọng nếu Thành viên áp dụng trợ cấp chứng minh được rằng việc trợ cấp được nêu ra

không dẫn đến bất kỳ tác động nào nêu tại khoản 3” (Khoản 2 Điều 6 hiệp định trợ cấp các

biện pháp đối kháng) Những thành viên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi trợ cấp có thể đưa tranh

chấp này lên cơ quan giải quyết tranh chấp

Trang 9

+ Nước nhập khẩu không được tiến hành điều tra(và không được áp dụng thuế đối kháng)nếunước xuất khẩu là nước đang phát triển và có lượng nhập khẩu sản phẩm liên quan ít hơn 4%tổng nhập khẩu hàng hóa tương tự vào nước nhập khẩu đó.Tuy nhiên nếu tổng lượng nhập khẩu

từ tất cả các nước xuất khẩu có hoàn cảnh tương tự chiếm trên 9% tổng lượng nhập khẩu hàng

hóa tương tự vào nước nhập khẩu thì quy định này sẽ không được áp dụng (Theo Điểm b khoản 10 Điều 27 Hiệp định trợ cấp các biện pháp đối kháng)

+ Việc điều tra thiệt hại sẽ được chấm dứt nếu mức trợ cấp nằm dưới mức tối thiểu hoặc khikhối lượng hàng nhập khẩu được trợ cấp trên thực tế hoặc theo ước tính hoặc thiệt hại không

đáng kể Theo khoản 9 Điều 11 “ Đơn yêu cầu nêu tại khoản 1 bị từ chối và việc điều tra bị

chấm dứt ngay lập tức khi cơ quan có thẩm quyền có liên quan thấy không đủ bằng chứng về việc tồn tại một trợ cấp hay tổn hại để tiến hành điều tra Trong trường hợp trợ cấp chỉ ở mức tối thiểu (de minimis) hoặc khối lượng nhập khẩu được trợ cấp hiêệ tại hoặc trong tương lai, hoặc thiệt hại là không đáng kể, thì việc điều tra sẽ được chấm dứt ngay lập tức Theo khoản này, khối lượng trợ cấp được coi là ở mức tối thiểu nếu thấp hơn 1% ị giá trị của sản phẩm”.

-Quyền khởi kiện: (Khoản 4 Điều 11 Hiệp định trợ cấp các biện pháp đối kháng)

Chỉ có thể được tiến hành nếu được bắt đầu bởi các chủ thể có quyền khởi kiện:

+ Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu hoặc đại diện của ngành

+ Cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu

Để được xem xét đơn kiện và được coi là đại diện của ngành,ngành sản xuất sản phẩm tương tựcủa nước nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít nhất 50% tổng sảnlượng sản phẩm sản xuất ra bởi tất cả các nhà sản xuất đã bày tỏ ý kiến ủng hộ hoặc phản đốiđơn kiện

+ Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện phải có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít nhất 25%tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản xuất trong nước

Trình tự vụ việc chống trợ cấp:

Bước 1: Khởi kiện chống trợ cấp

Ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu nộp đơn kiện kèm theo chứng cứ ban đầu

Bước 2: Điều tra sơ bộ

Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi xướng điều tra (hoặc từ chối đơn kiện, không điềutra)

Bước 3: Kết luận sơ bộ

Trang 10

Điều tra sơ bộ về việc trợ cấp về thiệt hại(qua các câu hỏi gửi cho các bên liên quan,thu thập,xácminh thông tin,thông tin do các bên cung cấp).Kết luận sơ bộ có thể kèm theo quyết định ápdụng biện pháp tạm thời như buộc đặt cọc,ký quỹ…

Bước 4: Điều tra chính thức

Tiếp tục điều tra về việc trợ cấp và thiệt hại(có thể bao gồm điều tra thực địa tại nước xuất khẩu)Bước 5:Kết luận cuối cùng

Quyết định áp dụng biện pháp chống trợ cấp (nếu kết luận cuối cùng khẳng định có việc trợ cấpgây thiệt hại)

Bước 6: Rà soát

Hàng năm cơ quan điều tra có thể sẽ rà soát lại biên độ trợ cấp thực tế của từng nhà xuất khẩu vàđiều chỉnh mức thuế hoặc gia hạn việc áp thuế

Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng:

3 Các biện pháp đối kháng khi có vi phạm về trợ cấp

* Các biện pháp đối kháng được hiểu là các biện pháp đơn phương được sử dụng để làm giảm thiệt hại gây ra do hàng nhập khẩu được trợ cấp trên lãnh thổ quốc gia

Các biện pháp này chỉ được áp dụng trên cơ sở quy trình điều tra được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu

Biện pháp đối kháng thường được áp dụng dưới hình thức áp thuế, gọi là thuế đối khángMột số hình thức áp dụng biện pháp đối kháng khi có vi phạm về trợ cấp:

Bao gồm 4 hình thức: hình thức thuế đối kháng, biện pháp đối kháng tạm thời, biện phápđối kháng chính thức và cam kết tự nguyện

a Áp dụng hình thức thuế đối kháng khi có vi phạm:

- Về thời hạn áp dụng thuế: việc áp dụng thuế đối kháng không được kéo dài quá 5 năm kể

từ ngày có Quyết định áp thuế hoặc kể từ ngày tiến hành rà soát lại trừ khi cơ quan có thẩm quyền thấy rằng việc chấm dứt áp thuế sẽ dẫn tới việc tái trợ cấp gây thiệt hại Nói một cách khác, thời hạn áp dụng thuế đối kháng có thể được gia hạn lại nhiều lần sau mỗi

kì rà soát, giống như đối với biện pháp chống bán phá giá

- Về hiệu lực của việc áp thuế: quyết định áp thuế chủ có hiệu lực đối với hàng hóa liên quan nhập khẩu sau thời điểm ban hành quyết định; việc áp dụng hồi tố (áp dụng cho những lô hàng nhập khẩu trước thời điểm ban hành quyết định) chỉ được thực hiện nếu thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất nội địa là thiệt hại thực tế

Ngày đăng: 02/03/2019, 02:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w