Pháp luật ở hầu hết các quốc gia đều quy định cơ cấu tổ chức của CTCP với sự tham gia của khá nhiều cơ quan như: “Chủ sở hữu cổ đông; HĐQT hoặc Hội đồng giám sát; Giám đốc điều hành; BKS
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP HỌC KÌ MÔN: Luật Thương Mại (Module 1)
Trang 2DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Công ti cổ phần : CTCP Đại hội đồng cổ đông : ĐHĐCĐ Giám đốc/Tổng giám đốc : GĐ/TGĐ Hội đồng quản trị : HĐQT
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I – Một số vấn đề lý luận về cơ cấu tổ chức quản lí của công ty cổ phần: 1
1.Khái quát về công ty cổ phần: 1
1.1.Khái niệm công ty cổ phần: 1
1.2.Đặc điểm công ty cổ phần: 3
1.3.Khái quát về tổ chức quản lí công ty cổ phần (quản trị CTCP) 5
2.Khát quát về cơ cấu tổ chức quản lí của công ty cổ phần: 7
II – Bình luận những quy định của pháp luật hiện hành về cơ cấu tổ chức quản lí của công ty cổ phần: 8
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
PHỤ LỤC 1 17
Trang 4MỞ ĐẦU
So với các loại hình công ty phổ biến hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới, công ty cổ phần (CTCP) luôn “có số lượng thành viên rất đông Có CTCP có tới hàng vạn cổ đông ở hầu khắp các nước trên thế giới, vì vậy có khả năng huy động vốn rộng rãi nhất trong công chúng để đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau”1 Hơn nữa, CTCP là loại hình công ty “có khả năng mở rộng quy mô vốn thông qua thị trường chứng khoán”2 Chính vì thế, vấn đề tổ chức quản lý công ty này luôn rất phức tạp3 Pháp luật ở hầu hết các quốc gia đều quy định cơ cấu tổ chức của CTCP với sự tham gia của khá nhiều cơ quan như: “Chủ sở hữu (cổ đông); HĐQT hoặc Hội đồng giám sát; Giám đốc điều hành; BKS đối với công ty có số lượng thành viên trên 11 người”4 Sự tham gia của các cơ quan này chủ yếu với mục đích quản lý điều hành, duy trì các hoạt động kinh doanh của CTCP và mặt khác, còn để giám sát, kiểm tra lẫn nhau nhằm hạn chế việc lạm dụng quyền lực của từng cơ quan
Với mong muốn tìm hiểu sâu về vấn đề này, em đã chọn đề tài: “Bình luận các quy định pháp luật hiện hành về cơ cấu tổ chức quản lý của công
ty cổ phần tại Việt Nam?” cho bài tập lớn của mình Do kiến thức lí luận và thực tế còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I – Một số vấn đề lý luận về cơ cấu tổ chức quản lí của công ty cổ phần:
1 Khái quát về công ty cổ phần:
1.1 Khái niệm công ty cổ phần:
3 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật thương mại Việt Nam tập I, sđd, tr 205
4 Lê Học Lâm và Lê Ngọc Đức (2010), Luật Kinh doanh, Nxb Thống kê, tr 135
Trang 5Lịch sử công ty cổ phần đã trải quan nhiều bước thăng trầm trong mỗi giai đoạn lịch sử Từ đó đến nay, công ty cổ phần liên tục phát triển và có nhiều thay đổi Các công trình lớn, vĩ đại của nhân loại đều do “bàn tay” của các công ty cổ phần tạo dựng lên
Ở Việt Nam, sau năm 1986 khi thực hiện công cuộc đổi mới các công ty
cổ phần đã được hình thành từ ba nguồn chính: Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, được thành lập từ khu vực kinh tế tư nhân, được thành lập
từ khu vực kinh tế tư nhân, được thành lập từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công ty cổ phần như sau:
“Điều 111 Công ty cổ phần
1 Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này
2 Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
3 Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.”
Trang 6Như vậy, ta có thể hiểu một cách khái quát về công ty cổ phần như sau: Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công đối vốn Vốn của công ti được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ti cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu Mỗi cổ phần mang lại cho cổ đông những quyền lợi và nghĩa vụ nhất định tỏng công ti với tư cách họ là những người sở hữu công ti.5
1.2 Đặc điểm công ty cổ phần:
Những đặc điểm cơ bản của công ty cổ phần gồm có:
Thứ nhất, về tính chất khi thành lập, công ty cổ phần là loại công ty đối vốn Điều đó có nghĩa là khi thành lập công ti chủ yếu quan tâm đến vốn góp, còn việc ai góp vốn không quan trọng Vì vậy, công ty cổ phần có cấu trúc vốn mở
Thứ hai, vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Giá trị mỗi cổ phần là mệnh giá cổ phần và được phản ánh trong cổ phiếu Một cổ phiếu có thể phản ánh mệnh giá của một hoặc nhiều cổ phần Việc góp vốn vào công ti được thực hiện bằng cách mua cổ phần, mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần Pháp luật hoặc Điều lệ công ti
có thể giới hạn tối đa số cổ phần mà một cố đông có thể mua nhằm chống lại việc một cổ động nào đó có thể nắm quyền kiểm soát công ti do có nhiều vốn góp (ví dụ hạn chế nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các công ti trong nước) Luật Doanh nghiệp không quy định vốn điều lệ của công ti phải chia thành bao nhiêu phần, mỗi phần có giá trị bao nhiêu Tuy nhiên, Luật Chứng khoán của Việt Nam quy định mệnh giá cổ phiếu chào bán lần đầu ra công chúng là mười nghìn đồng Việt Nam Như vậy, công ty cổ phần nào muốn chào bán cổ phiếu ra công chúng thì trước đó phải thực hiện việc quy mệnh
5 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại Việt Nam (Tập 1), Nxb Tư pháp, tr.168
Trang 7giao cổ phần về mười nghìn đồng Việt Nam Điều đó dẫn đến hệ quả là trên thực tế các công ty cổ phần đều xác định mệnh giá cổ phần là mười nghìn đồng Việt Nam để đảm bảo tính thanh khoán Từ đặc điểm này, có thể khẳng định việc chia vốn của công ti thành các cổ phần là vấn đề căn bản nhất của hình thức công ti này
Thứ ba, về thành viên công ty Là loại hình công ti đối vốn nên việc theo truyền thống pháp luật về công ti của các quốc gia trên thế giới, việc quy định
số thành viên tối thiểu phải có khi thành lập cũng như trong suốt quá trình hoạt động đã trở thành thông lệ quốc tế trong mấy trăm năm tồn tại của CTCP Pháp luật chỉ quy định số thành viên tối thiểu mà không giới hạn số thành viên tối đa Theo điểm b khoản 1 Điều 111 thì CTCP có “số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa”, cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân Cùng với sự phát triển kinh tế, pháp luật về công ti cũng có sự thay đổi (phá vỡ truyền thống), một số nước thừa nhận CTCP có một cổ đông, cũng như thừa nhận công ti trách nhiệm hữu hạn một thành viên.6
Thứ tư,tính tự do chuyển nhượng phần vốn góp cũng là đặc điểm chỉ có ở công ty cổ phần (do bản chất đối vốn) Phần vốn góp (cổ phần) được thể hiện bằng hình thức cổ phiếu Cổ phiếu do CTCP phát hành là một loại hàng hóa Người có cổ phiếu được tự do chuyển nhượng theo quy định của pháp luật Việc chuyển nhượng được thực hiện theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán.7
Thứ năm, về tính chịu trách nhiệm trong kinh doanh CTCP chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ti Các cổ đông thì chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ti trong phạm vi số vốn đã góp vào công ti
6 “CTCP một cổ đông”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 14(151), tháng 7/2009
7 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020
Trang 8Thứ sáu, về huy động vốn, trong quá trình hoạt động CTCP có quyền phát hành cổ phần các loại, có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ti
Thứ bảy, CTCP có tư cách pháp nhân và vì vậy công ti cũng có tư cách thương nhân (thuông nhân bởi hình thức) Các cổ đông hay những người quản trị công ti đều không có tư cách thương nhân Những người có quyền giao dịch với bên ngoài là những người đại diện cho công ti CTCP có cơ cấu tổ chức rất chặt chẽ do những đặc điểm như đã trình bày đòi hỏi phải có cơ cấu quản trị chuyên nghiệp tách bạch với sở hữu
1.3 Khái quát về tổ chức quản lí công ty cổ phần (quản trị CTCP)
Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị công ti, tuy nhiên có ba định nghĩa chung được biết đến nhiều nhất, bao gồm: định nghĩa của Sir Adrian Cadbury 8 - người được coi là cá nhân có đóng góp to lớn nhất cho sự phát triển của quản trị công ty trên thế giới, định nghĩa của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) – một tổ chức quốc tế đi đầu trong việc thúc đẩy phát triển quản trị công ti trên thế giới và định nghĩa của Ngân hàng thế giới (WB) – một định chế tài chính tài trợ tích cực cho các nghiên cứu về quản trị công ti
Theo Sir Cadbury tại Diễn đàn Toàn cầu về quản trị công ti/Ngân hàng thế giới năm 2000, “quản trị công ti liên quan đến việc giữ cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế và xã hội, giữa các mục tiêu cá nhân và cộng đồng Khuôn khổ quản trị công ti được thiết lập nhằm khuyến khích việc sử dụng một cách
có hiệu quả các nguồn lực và đồng thời yêu cầu trách nhiệm dẫn đường cho
8
Thành tựu lớn nhất của ông là Luật Cadbury, các nguyên tắc về quản trị công ty tốt nhất của Anh Các nguyên tắc này trở thành nền tảng cho các Bộ quy tắc về quản trị công ty và cho các hoạt động cải cách quản trị công ty trên toàn thế giới (Theo Trương Thị Nam Thắng (2009), Nghiên cứu sự điều chỉnh quản trị công
ty ở Đông Nam Á sau khủng hoảng, Luận án Tiến sĩ kinh tế - Viện kinh tế và chính trị thế giới, tr.20)
Trang 9các nguồn lực này Mục tiêu quản trị công ty là làm cho quyền lợi của các cá nhân, công và xã hội phù hợp trở nên gần gũi với nhau nhất”.9
OECD đưa ra định nghĩa: “Quản trị công ti là cơ cấu các mối quan hệ và trách nhiệm tương ứng giữa một nhóm chủ chốt bao gồm các cổ đông, thành viên HĐQT và các cán bộ điều hành được hình thành nhằm mục đích tăng cường khả năng cạnh tranh cần thiết và đạt được mục tiêu chính của công ti.”10
James Wolfenson, cựu Chủ tịch WB đưa ra khái niệm: “Quản trị công ti
đề cập đến việc tăng cường tính công bằng, minh bạch và chịu trách nhiệm trong công ty.”
Tại Việt Nam, cơ sở quy định thực hiện công tác quản trị công ti được quy định chủ yếu tại Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Chứng khoán 2019, nội dung
Dự thảo Nghị định quy định về QTCT áp dụng đối với công ty đại chúng được phát triển trên cơ sở nội dung Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 06/6/2017 hướng dẫn về QTCT áp dụng đối với công ty đại chúng do Chính phủ ban hành, cập nhật, hướng dẫn các quy định mới tại Luật Chứng khoán năm 2019 và Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2020 Tuy nhiên, các văn bản này không đưa ra khái niệm quản trị công ti được nghiên cứu dưới góc độ là thể chế phân chia, xác định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ theo hướng đảm bảo tốt nhất lợi ích của công ti và của các cỏ đông
Như vậy, có thể hiểu: Quản trị CTCP là hệ thống các cơ chế mà theo đó công ti được quản lí thông qua việc tổ chức điều hành nội bộ công ti, tỏng đó
Trang 10các quyền và nghĩa vụ của cổ đông, HĐQT, BKS, ban giám đốc và người lao động được phân định rõ ràng.11
2 Khát quát về cơ cấu tổ chức quản lí của công ty cổ phần:
Cơ cấu tổ chức quản lí được định nghĩa là một sơ đồ trực quan của một công ty được dùng để xác định vai trò, quyền hạn và trách nhiệm được phân công, sắp xếp theo từng cấp khác nhau và phối hợp hiệu quả để thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp
Một cơ cấu tổ chức quản lí sẽ tùy thuộc vào mục tiêu và chiến lược của tổ chức đó Trong một cơ cấu tập trung quyền hành, tầng lớp quản lý cấp cao có hầu hết quyền lực về việc ra quyết định và kiểm soát chặt chẽ các phòng ban
và bộ phận Còn trong một cơ cấu phân quyền, quyền quyết định được phân
bổ cho từng bộ phận theo từng mức độ khác nhau
Cơ cấu tổ chức quản lí đề cập đến hệ thống phân cấp của không chỉ doanh nghiệp mà còn của bất kỳ tổ chức nào như tổ chức từ thiện, cơ quan chính phủ, cơ quan hoặc cơ sở giáo dục, được phát triển để thiết lập cách một tổ chức hoạt động và giúp tổ chức đạt được các mục tiêu và các mục tiêu
Để công ty cổ phần hoạt động trên thực tế, cần có một bộ máy quản lí hiệu quả Để nhận biết và phần loại các hệ thống tổ chức và quản lí công ty, các nhà nghiên cứu trên thế giới thường dựa vào mục đích của việc tổ chức, quản
lí công ty hoặc theo cấu trúc quản lí nội bộ của công ty theo luật định
Thứ nhất, nếu căn cứ vào mục đích của việc tổ chức, quản lí công ty, các
mô hình tổ chức quản lí CTCP thường được phân chia thành mô hình quản lí hướng tới cổ đông và mô hình quản lí hướng tới lợi ích của tất cả các bên có quyền lợi liên quan đến công ty Bên có quyền lợi liên quan đến công ty có thể hiểu là cá nhân, tổ chức có mối quan hệ liên quan đến quá trình quản trị,
11 Nguyễn Thị Thùy Linh (2014), Luận văn thạc sĩ Luât học: Hoàn thiện pháp luật về quản trị nội bộ công ty
cổ phần, Hà Nội, tr.14
Trang 11điều hành, kiểm soát công ty hoặc là những chủ thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của công ty hay quyết định của công ty thông qua các cơ quan trong bộ máy quản lý
Thứ hai, căn cứ theo cấu trúc tổ chức và quản lí nội bộ của công ty theo luật định, hiện nay, trên thế giới tồn tại chủ yếu hai mô hình cơ bản: (i) mô hình hội đồng đơn – hay còn gọi là hội đồng một tầng, và (ii) mô hình hội đồng kéo – hay còn gọi là hội đồng hai tầng.12
II – Bình luận những quy định của pháp luật hiện hành về cơ cấu tổ chức quản lí của công ty cổ phần:
Thứ nhất, mô hình tổ chức của công ty cổ phần có sự tham gia của BKS
Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 137 Luật doanh nghiệp 2020,
mô hình này bao gồm các thiết chế: Đại hội đồng cổ dông, HĐQT, BKS và GĐ/TGĐ Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là
tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải
có BKS Thực chất, mô hình này cũng chính là mô hình tổ chức của CTCP được quy định tại Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2014 Theo đó, từng cơ quan tại bộ máy tổ chức hoạt động của công ty cổ phần lại có nhiệm vụ, quyền hạn
cụ thể như sau:
Đối với ĐHĐCĐ, có thể nhận thấy, “một trong những đặc điểm của CTCP là quản lí tập trung thông qua cơ cấu của Hội đồng Về nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và phân phối quyền lực trong cơ cấu tổ chức là công việc nội bộ của các nhà đầu tư.”13 Còn theo quy định tại Điều 138 Luật Doanh nghiệp
2020, ĐHĐCĐ gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và đây chính là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của CTCP Về nguyên tắc, “cổ đông không có quyền biểu quyết thì không được tham dự Đại hội đó là cổ đông ưu
12 Xem thêm Phụ lục 1
13 Lê Học Lâm Và Lê Ngọc Đức (2010), Luật Kinh doanh, Nxb Thống kê, tr.135
Trang 12đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại”14 Mặc dù vậy, ĐHĐCĐ lại không thường xuyên hoạt động như HĐQT mà chỉ họp thường niên mỗi năm một lần Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu xét thấy cần thiết thì ĐHĐCĐ có thể họp bất thường So với Luật Doanh nghiệp 2014 thì tại Luật Doanh nghiệp 2020, ĐHĐCĐ có thêm các quyền hạn sau:
“ Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho HĐQT, BKS;
Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động HĐQT, BKS;
Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết.”
Về HĐQT, có ý kiến cho rằng, “HĐQT là cơ quan quyền lực mang tính hạt nhân trong CTCP”15 Điều này thể hiện tầm quan trọng và vai trò đặc biệt của HĐQT đối với CTCP Bởi lẽ, đây chính là cơ quan có toàn quyền nhân danh công ti để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của CTCP nếu không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.16 Trên thực tế, HĐQT là cơ quan chịu trách nhiệm duy trì mọi hoạt động của CTCP, nên quyền hạn của cơ quan này rất lớn Theo quy định hiện nay, HĐQT sẽ có từ 03 đến 11 thành viên và hoạt động trong nhiệm kỳ không quá 05 năm nhưng thành viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.17 Do chịu trách nhiệm quản lí điều hành mọi công việc quan trọng của CTCP, nên vai trò, khả năng, trình độ hay đạo đức của từng thành viên HĐQT rất được đề cao Về nguyên tắc, các thành viên phải đáp ứng khá nhiều tiêu chuẩn và điều kiện để có thể trở thành thành viên
16 Khoản 1 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020
17 Điều 154 Luật Doanh nghiệp 2020