Biết: Trong hợp đồng các bên có thỏa thuận trọng tài như sau: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết bởi trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật V
Trang 1MỤC LỤC
TÌNH HUỐNG 1 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1
Câu 1 Phân tích các điều kiện dể hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực 1 Câu 2 Biết: Trong hợp đồng các bên có thỏa thuận trọng tài như sau: “Mọi
tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết bởi trọng tài thương
mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.” Hãy nhận
xét về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng mua bán đường nói
trên và bình luận quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực của
thỏa thuận trọng tài 5 Câu 3 Tòa án có thể thụ lý đơn khởi kiện của công ty Hà Thiêm không? Vì
sao? 10 Câu 4: Phân tích các căn cứ pháp lý để xác định tính hợp pháp của yêu cầu
bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm của công ty Hà Thiêm Nếu yêu cầu bồi
thường thiệt hại và phạt vi phạm của công ty Hà Thiêm là hợp pháp, hãy xác
định giá trị bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm mà công ty Thiên Sơn phải
chịu? 12
Trang 2TÌNH HUỐNG
Tháng 01/2014, giám đốc Công ty cổ phần Bách hóa Hà Thiêm ký hợp đồngmua 1000 tấn đường (giá: 12.000 đồng/kg) với giám đốc công ty cổ phần ThiênSơn Đến thời hạn giao hàng, công ty Thiên Sơn không giao được hàng chocông ty Hà Thiêm Do không có hàng hóa, công ty Hà Thiêm không thực hiệnđược hợp đồng với đối tác và bị đối tác phạt vi phạm 150 triệu đồng Công ty HàThiêm gửi thông báo yêu cầu công ty Thiên Sơn bồi thường thiệt hại 400 triệuđồng và chịu phạt 8% giá trị hợp đồng nhưng công ty Thiên Sơn không chấpthuận Công ty Hà Thiêm quyết định khởi kiện ra Tòa án
1 Phân tích các điều kiện để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực
2 Biết: Trong hợp đồng các bên có thỏa thuận trọng tài như sau: “Mọi tranh
chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết bởi trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.” Hãy nhận xét về hiệu
lực của thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng mua bán đường nói trên và bình luậnquy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài
3 Tòa án có thể thụ lý đơn khởi kiện của công ty Hà Thiêm không? Vì sao?
4 Phân tích các căn cứ pháp lý để xác định tính hợp pháp của yêu cầu bồithường thiệt hại và phạt vi phạm của công ty Hà Thiêm Nếu yêu cầu bồi thườngthiệt hại và phạt vi phạm của công ty Hà Thiêm là hợp pháp, hãy xác định giá trịbồi thường thiệt hại và phạt vi phạm mà công ty Thiên Sơn phải chịu?
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Câu 1 Phân tích các điều kiện dể hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực.
Hiện nay pháp luật chung cũng như luật chuyên ngành không có quy định rõ vềhợp đồng mua bán hàng hóa Căn cứ vào khoản 8 Điều 3 Luật thương mại 2005
về “mua bán hàng hóa” có thể đưa ra khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa
Trang 3“ Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên bán
có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền
sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”.
Hoạt động mua bán hàng hóa là một hoạt động trung tâm trong giao lưu thươngmại, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.Quan hệ mua bán hàng hóa được thể hiện dưới hình thức pháp lí nhất định làhợp đồng mua bán hàng hóa Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồmbốn đặc điểm cơ bản sau:
- Về chủ thể: hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủyếu là thương nhân cần phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi thươngmại
- Về hình thức: hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thiết lập dưới hình thứclời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể của các bên giao kết Trong những trườnghợp pháp luật bắt buộc phải lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy địnhđó
- Về đối tượng: hợp đồng mua bán hàng hóa phải là hàng hóa bao gồm tất cả cácloại động sản và những vật gắn liền với đất đai Hàng hóa ở đây phải là loạihàng hóa hợp pháp, được phép kinh doanh
- Về nội dung: Trong quan hệ mua bán hàng hóa giữa các bên, bên bán có nghĩa
vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền; bênmua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán Mục đích thông thườngcủa các bên là lợi nhuận
Để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực thì hợp đồng đó phải đáp ứng đượcnhững điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật Luật Thương mại 2005không có điều khoản nào quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng muabán hàng hóa Do đó, việc xác định các điều kiện sẽ dựa trên các quy định của
Trang 4Bộ Luật Dân Sự 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự và các vănbản khác có liên quan để làm căn cứ Điều 117 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định:
“ 1.Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2 Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.”
=> Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều
kiện sau đây:
- Thứ nhất, về nguyên tắc giao kết hợp đồng: Hợp đồng là sự thỏa thuận thống
nhất ý chí của 2 bên: CTCP Bách hóa Hà Thiêm và CTCP Thiên Sơn, 2 bên tự
do trong việc thể hiện ý chí của mình, hướng đến lợi ích của các bên đồng thờikhông xâm phạm lợi ích chính đáng mà pháp luật cần bảo vệ
-
Thứ hai, về chủ thể tham gia giao kết hợp đồng: Chủ thể tham gia hợp đồng
mua bán hàng hóa là giám đốc CTCP Bách hóa Hà Thiêm và giám đốc CTCPThiên Sơn phải là những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiệnquyền và nghĩa vụ theo hợp đồng
Ngoài ra, chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa phải là đại diện hợp phápcủa thương nhân (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền) Theo
quy định tại khoản 2 điều 134 luật doanh nghiệp 2014 “ Trường hợp chỉ có một
người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Trang 5Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Như vậy, để hợp đồng có hiệu lực thì giám đốc của hai công ty cổ phần này phải
là người đại diện của công ty mình theo quy định của luật doanh nghiệp hoặcđược người đại diện hợp pháp ủy quyền kí hợp đồng
-
Thứ ba, về đối tượng của hợp đồng: Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng
hóa là hàng hóa Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định hàng hóa baogồm:
“ a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
b) Những vật gắn liền với đất đai”.
Như vậy, hàng hóa trong thương mại là đối tượng mua bán có thể là hàng hóahiện đang tồn tại hoặc có thể hình thành trong tương lai, có thể là động sản hoặcbất động sản Tuy nhiên, những hàng hóa này phải là những hàng hóa hợp pháp
và phải không thuộc những trường hợp hàng hóa bị cấm kinh doanh trong Danhmục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh được quy định cụ thể tại Phụ lục I Nghịđịnh 59/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụcấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện Trong trườnghợp đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa đối tượng đặc biệt thuộc ngànhnghề kinh doanh có điều kiện thì khi tiến hành kinh doanh các ngành nghề đóđòi hỏi các chủ thể kinh doanh phải đáp ứng những điều kiện nhất định mớiđược phép kinh doanh
- Thứ tư, nội dung của hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa thể hiện quyền
và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán, theo đó bên bán có nghĩa vụgiao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền, còn bênmua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán Nội dung của hợp đồngbao gồm các điều khoản được ghi nhận trong hợp đồng thông thường bao gồmcác điều khoản: Tên hàng: đường, số lượng: 1000 tấn, giá cả: 12.000 đồng/kg,
Trang 6giao hàng đúng thỏa thuận ghi trong hợp đồng… Ngoài ra, các bên còn có thểthỏa thuận về các điều khoản khác của hợp đồng
- Thứ năm, hình thức của hợp đồng: Điều 24 Luật Thương mại 2005 quy định
Trong trường hợp này, hợp đồng mua bán hàng hóa được kí kết dưới hình thứcbằng văn bản vào ngày 01/2014 của giám đốc CTCP Bách hóa Hà Thiêm vàgiám đốc CTCP Thiên Sơn không nằm ngoài các hình thức mà pháp luật chophép nên không vi phạm điều kiện về hình thức của hợp đồng
Câu 2 Biết: Trong hợp đồng các bên có thỏa thuận trọng tài như sau: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết bởi trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.” Hãy nhận xét về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng mua bán đường nói trên và bình luận quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài.
a, Nhận xét về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng mua bán đường.
- Trong hợp đồng mua bán hàng hóa giữa công ty cổ phần bách hóa Hà Thiêm
và công ty Thiên Sơn, thỏa thuận trọng tài được thống nhất như sau : “Mọi tranhchấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết bởi trọng tài thương mại hoặcTòa án theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.” Luật Trọng tàiThương mại 2010 chưa có quy định cụ thể về điều kiện có hiệu lực của thỏa
Trang 7thuận trọng tài, tuy nhiên, có thể dựa vào việc xác định các trường hợp thỏathuận trọng tài vô hiệu để xác định các điều kiện thỏa thuận trọng tài có hiệulực.
“Điều 18 Thỏa thuận trọng tài vô hiệu
1.Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của trọng tài quy định tại Điều 2 của luật này.
2 Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
3 Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của bộ luật dân sự.
4 Hình thức của thỏa thuận trọng tài không phù hợp với Điều 16 của luật này
5 Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu
6 Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.”
- Căn cứ theo Điều 18, để xét xem thỏa thuận trọng tài Thương mại có hiệu lựchay không thì cần xét các tiêu chí sau:
+Thứ nhất, về thẩm quyền: Trong tình huống nói trên cả 2 công ty đều là phápnhân thương mại, đều có hoạt động thương mại, và tranh chấp phát sinh cũngxuất phát từ hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên , tức là xuất phát từ hoạtđộng thương mại Như vậy, thỏa thuận trọng tài đã đáp ứng điều kiện về thẩmquyền theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 2 Luật TTTM
+Thứ hai, về chủ thể, người xác lập Thỏa thuận trọng tài trong tình huống chính
là giám đốc của 2 bên công ty Hai người này cần thỏa mãn không chỉ về nănglực hành vi dân sự ( độ tuổi, nhận thức và làm chủ hành vi), mà còn cần thỏa
Trang 8mãn điều kiện về thẩm quyền Thỏa thuận trọng tài sẽ vô hiệu nếu như hai ngườinày không có thẩm quyền kí thỏa thuận trọng tài
+Thứ ba,về hình thức: Trong tình hống nêu trên các bên đã có Thỏa thuận trọngtài trong hợp đồng dưới dạng một điều khoản vì thế Thỏa thuận trọng tài không
vi phạm về mặt hình thức
+Thứ tư, về tính tự nguyện: Không có căn cứ nào cho thấy có bên nào bị lừa dối,
đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài.+ Thứ năm, về nội dung, nội dung thỏa thuận trọng tài nói trên hoàn toàn khôngtrái với các quy định của pháp luật
b, Bình luận quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài.
- Về đối tượng của thỏa thuận trọng tài Thương mại
Tại Điều 2 LTTTM có đưa ra 3 đối tượng của thỏa thuận trọng tài Thương mại.Tuy nhiên các đối tượng này chỉ phát sinh trong quan hệ thương mại, góp phầngiải quyết tranh chấp trong lĩnh vực này Với quy định này đã mở rộng thẩmquyền của trọng tài ở mức độ nhất định, tuy nhiên, so với luật của các nước kháctrên thế giới thì thẩm quyền của trọng tài rộng hơn nhiều Chẳng hạn như Điều 1
luật Trọng tài Braxin quy định: “ Những người có khả năng ký kết Hợp đồng có
thể đưa ra trọng tài để giải quyết các tranh chấp liên quan đến các quyền về tài sản mà họ có quyền quyết định”, như vậy, ở Braxin thì đối tượng của trọng tài
thương mại bao gồm cả Quyền tài sản Điều này đặt ra cho nước ta vấn đề liệu
có nên mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài hay không
- Về thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài
Thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài quy định tại khoản 2 Điều 18, có ảnhhưởng tới hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, bởi thỏa thuận trọng tài chỉ có hiệulực pháp lý ràng buộc các bên khi khi người ký kết thỏa thuận trọng tài có thẩmquyền ký kết Nếu là tranh chấp giữa cá nhân với nhau thì cá nhân đó chính là
Trang 9người có thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài Ngoài ra, các cá nhân này cóthể ủy quyền cho người khác ký kết thỏa thuận trọng tài theo quy định của Bộluật dân sự về đại diện theo ủy quyền Việc quy định thẩm quyền ký kết này làcần thiết nhằm đảm bảo tính chính xác của chủ thể tham gia.
- Về năng lực chủ thể:
Pháp luật nước ta quy định khá cụ thể về năng lực chủ thể khi ký kết thỏa thuậntrọng tài tại khoản 3 Điều 18 LTTTM 2010 quy định về thỏa thuận trọng tài vô
hiệu: “Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự
theo quy định của Bộ luật dân sự” Đây chính là tiêu chí để xác định hiệu lực
của thỏa thuận thương mại, bởi chỉ khi các bên tham gia thỏa thuận trọng tài cókhả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình thì mới xác định được nộidung của thỏa thuận trọng tài, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của cácbên Vì vậy người tham gia ký kết thỏa thuận trọng tài phải có năng lực hành vidân sự
- Về hình thức thỏa thuận trọng tài:
Theo khoản 2 Điều 16 LTTTM năm 2010 thì hình thức của thỏa thuận thươngmại được thể hiện dưới hình thức văn bản Ngoài ra còn có một số thòa thuậnkhác cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản (thỏa thuận được xác lập quatrao đổi giữa các bên bằng fax, telex ) Cũng theo quy định tại điều luật này thìthỏa thuận trọng tài trong hợp đồng có thể là hình thức thỏa thuận riêng theokhoản 1 điều này Có thể thấy rằng các quy định này linh hoạt hơn về thời điểmxác lập thỏa thuận trọng tài và tạo sức hút cho phương thức giải quyết tranhchấp Đồng thời đã có một cách tiếp cận mới về “ văn bản ” là tương thích vớipháp luật quốc gia, LTTTM 2010 đã ghi nhận dưới hình thức trong giao dịch cácbên có thể dần chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp
- Về ý chí tự nguyện của chủ thể:
Thỏa thuận trọng tài là một loại hợp đồng trong đó ý chí tự nguyện của chủ thểđóng vai trò là một nguyên tắc vô cùng quan trọng trong quá trình xác lập Quyđịnh của LTTTM 2010 cũng dựa trên quy định cơ bản của bộ luật dân sự – đó
Trang 10là dựa trên ý chí tự nguyện của các bên Đồng thời LTTTM 2010 cũng quy địnhthỏa thuận trọng tài có thể được xác lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp(khoản 1 Điều 5 LTTTM ), quy định này đã mở rộng phạm vi giải quyết tranhchấp giữa các bên Thỏa thuận trọng tài sẽ không có giá trị pháp lý nếu nó khôngphải là kết quả của sự thống nhất ý chí của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.Dựa trên cơ sở sự thống nhất ý chí, các bên thỏa thuận về các yếu tố liên quanđến quá trình giải quyết tranh chấp: tở chức trọng tài, hình thức trọng tài, ngônngữ, địa điểm và các nội dung khác phù hợp với lợi ích của các bên Đồng thờinội dung của thỏa thuận trọng tài không vi phạm điều cấm của pháp luật, khôngtrái đạo đức xã hội.
- Về các trường hợp vô hiệu của thỏa thuận trọng tài:
Thứ nhất, Thỏa thuận trọng tài vô hiệu
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu là trường hợp các bên thực hiện về việc giải quyếttranh chấp bằng trọng tài nhưng thỏa thuận đó không được công nhận hiệu lực.Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 đã liệt kê các trường hợp thỏa thuận trọngtài bị coi là vô hiệu, tuy nhiên một số quy định không hợp lý và mâu thuẫn vớicác quy định khác của pháp lệnh này cũng như thông lệ của pháp luật quốc tế:Thỏa thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranhchấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó cácbên có thẩm quyền bổ sung
Luật trọng tài Thương mại 2010 đã khắc phục hạn chế trên của pháp lệnh trọngtài thương mại, Điều 18 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định cụ thể về cáctrường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu như sau:
* Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực, không thuộc thẩm quyền của trọng tàiquy định tại Điều 2 của luật này Theo Điều 2 của luật này, phạm vi thẩm quyềncủa trọng tài được mở rộng không chỉ bao gồm tranh chấp phát sinh từ hoạtđộng thương mại hiểu theo nghĩa rộng như quy định của pháp lệnh trọng tàithương mại Như vậy phạm vi xác định thỏa thuận trọng tài vô hiệu do khôngthuộc thẩm quyền của trọng tài được thu hẹp
Trang 11* Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định củapháp luật.
* Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quyđịnh của bộ luật dân sự
* Hình thức của thỏa thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16của luật này
* Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thỏathuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu
Nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bên ký kết bị lừa dối, đe dọa,cưỡng ép, pháp luật đã trao cho họ quyền yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài
đó là vô hiệu Khoản 5 Điều 18 LTTTM đã xóa bỏ quy định thời hiệu yêu cầutuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu là 6 tháng kể từ ngày ký kết thỏa thuậntrọng tài ở khoản 6 Điều 10 Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 Luật xóa đithời hạn 6 tháng trong trường hợp này đã góp phần đảm bảo lợi ích các bên khi
ký kết thỏa thuận trọng tài Bên bị lừa dối đe dọa có thể gửi yêu cầu tuyên bốthỏa thuận trọng tài vô hiệu bất cứ khi nào họ muốn
Thứ hai Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật Khi đó thì
thỏa thuận trọng tài sẽ được coi là vô hiệu
Như vậy LTTTM 2010 đã thu hẹp các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệuliên quan đến lĩnh vực tranh chấp vì lúc này phạm vi tranh chấp đã được luật mởrộng hơn trước Đối với nội dung của thỏa thuận trọng tài, thì trừ trường hợp viphạm điều cầm, còn lại luật không buộc các bên phải quy định rõ đối tượngtranh chấp, không phải chỉ rõ tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranhchấp như pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 Với quy định này sẽ ngăn chặn
và giảm bớt tình trạng trọng tài bị vô hiệu hoặc tình trạng không có cơ quan nàogiải quyết tranh chấp dù không được xác định cụ thể trong thỏa thuận trọng tài
Câu 3 Tòa án có thể thụ lý đơn khởi kiện của công ty Hà Thiêm không? Vì sao?
Theo thỏa thuận của hợp đồng thì “Mọi tranh chấp phát sinh sẽ giải quyếtbởi Trọng tài thương mại hoặc Tòa án theo quy định của pháp luật Việt Nam
Trang 12hiện hành Thỏa thuận này có thể lựa chọn một trong hai hình thức để giải quyếttranh chấp mà không vi phạm các quy định trong hợp đồng Theo qui định tạiĐiều 6 Luật trọng tài thương mại 2003 qui định về thẩm quyền giải quyết vụtranh chấp trong trường hợp có thỏa thuận trọng tài:
“Trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu.”
Như vậy, nếu có đầy đủ chứng cứ xác minh công ty Hà thiên hoặc công tyThiên Sơn đã có yêu cầu trọng tài giải quyết tranh chấp trước khi yêu cầu tòa ángiải quyết hoặc trước khi tòa án thụ lý đơn thì Tòa án phải từ chối thụ lý giảiquyết tranh chấp đó nếu đã thụ lý thì phải đình chỉ việc giải quyết, trả lại đơnkiện và các tài liệu
Đề bài không nói gì đến việc công hai bên có yêu cầu giải quyết bởi trọngtài thương mại nên coi như hai bên không yêu cầu giải quyết bởi trọng tàithương mại Công ty Hà Thiêm khởi kiện ra toà nên toà án hoàn toàn có thể xemxét thụ lý đơn khởi kiện của công ty Hà Thiêm theo đúng thẩm quyền của mình
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện màTòa án xác định người bị kiện, người khởi kiện chưa yêu cầu Trọng tài giảiquyết tranh chấp thì Tòa án xem xét thụ lý giải quyết theo thủ tục chung Khoản
3 Điều 191 Luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau: “Trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau:
a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của bộ luật này;
Trang 13c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
d) Trả lại đơn kiện cho người khởi kiện nếu vụ án đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.”
Công ty Hà Thiêm có đủ các điều kiện khởi kiện vụ án:
Thứ nhất: Điều kiện chủ thể khởi kiện
+ Công ty Hà Thiêm là tổ chức trực tiếp chịu thiệt hại do hành vi vi phạmhợp đồng của công ty Thiên Sơn gây ra nên công ty Hà Thiêm có quyền khởikiện công ty Thiên Sơn đã xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình Ở
đây công ty Hà thiêm bị thiệt hại về cả uy tín và vật chất “ công ty Hà Thiêm đã
không có hàng giao với đối tác đây là mất uy tín trong kinh doanh, bị đối tác phạt 150 triệu đồng là thiệt hại về vật chất” Theo quy định tại Điều 186 bộ luật
tố tụng dân sự 2015: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông
qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án( sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
Thứ hai: Điều kiện về thời hiệu khởi kiện
Theo qui định tại điều 319 quy định như sau: “Thời hiệu khởi kiện áp
dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều
237 của luật này.”
Thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của công ty Hà Thiêm bị xâm phạm
là thời điểm công ty Thiên Sơn vi phạm hợp đồng khi không giao hàng cho công
ty Hà Thiêm đúng thời hạn, như vậy vẫn còn thời hiệu khởi kiện