- Định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và xây dựng chủ đề dạy học tích hợp của Bộ giáo dục và đào tạoNghị quyết 88 của Quốc Hội Khóa 13 đã xác định rõ yêucầu tích hợp trong
Trang 1BIỆN PHÁP TỔ CHỨC XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG MỚI
Trang 2- Định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và xây dựng chủ đề dạy học tích hợp của Bộ giáo dục và đào tạo
Nghị quyết 88 của Quốc Hội Khóa 13 đã xác định rõ yêucầu tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông mới: “Ởcấp tiểu học và cấp trung học cơ sở thực hiện lồng ghépnhững nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáodục, một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo
thành môn học tích hợp; thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo
nội dung giáo dục,…”
Việc dạy học tích hợp cần thực hiện đồng bộ, từ xâydựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, phương phápdạy học và kiểm tra, đánh giá Chủ trương dạy học tích hợptrong chương trình mới có một số điểm khác so với chươngtrình hiện hành như: tăng cường tích hợp nhiều nội dung trongcùng một môn học, xây dựng một số môn học tích hợp mới ởcác cấp học, tinh thần chung là tích hợp mạnh ở các lớp họcdưới và phân hoá dần ở các lớp học trên; yêu cầu tích hợpđược thể hiện cả trong mục tiêu, nội dung, phương pháp vàthi, kiểm tra, đánh giá giáo dục
Trang 3Trước hết, định hướng tích hợp được thể hiện ngay trongnội bộ mỗi môn học, chẳng hạn trong chương trình môn Ngữvăn sẽ có sự tích hợp giữa các kỹ năng đọc, viết, nói và nghe;tích hợp giữa kiến thức văn học và kiến thức tiếng Việt trongquá trình dạy học các kỹ năng này Các môn học khác cũngtùy vào đặc điểm và tính chất môn học mà thực hiện yêu cầutích hợp giữa các phân môn, các phần của mỗi môn học Việctích hợp trong chương trình các môn học cũng không chỉ thểhiện ở nội dung dạy học mà còn ở cả yêu cầu cần đạt (chuẩnđầu ra)
Ngoài yêu cầu tích hợp nội môn, chương trình mới cònthực hiện ở các môn học tích hợp Trong chương trình cấptiểu học hiện hành, các môn Tự nhiên và Xã hội ở các lớp 1,
2, 3; môn Lịch sử và Địa lý, môn Khoa học ở các lớp 4, 5 vốn
đã có tính tích hợp Trong chương trình giáo dục phổ thôngmới, tính tích hợp trong những môn học này sẽ thể hiện đậmnét hơn thông qua các chủ đề chung giữa các phân môn
Chương trình cấp Trung học cơ sở lần này khác chươngtrình hiện hành là có một số môn tích hợp, đó là môn Lịch sử
và Địa lý và môn Khoa học tự nhiên Việc thực hiện tích hợpđược thiết kế ở mức thấp Cụ thể các phân môn trong Khoa
Trang 4học tự nhiên cũng như trong Lịch sử và Địa lý không phải là
sự lắp ghép cơ học Trong chương trình của mỗi môn, cácmạch nội dung có sự kết nối ở mức có thể để: tránh trùng lặp;kiến thức và kỹ năng của phân môn này giúp làm sáng rõ hơnkiến thức và kỹ năng của phân môn kia; giúp học sinh vậndụng các kiến thức, kỹ năng của từng phân môn để giải quyếtcác vấn đề đòi hỏi cách tiếp cận liên môn
Với chương trình môn Khoa học tự nhiên, nội dung sẽ
cố gắng tập trung thiết kế thành các chủ đề lớn như vật chất,năng lượng và sự biến đổi, trái đất và bầu trời Các kiến thức
và kỹ năng Vật lý, Hóa, học, Sinh học đều được triển khaitrong phạm vi những chủ đề này
Với chương trình môn Lịch sử và Địa lý, nội dung cũngđược thiết kế thành hai mạch tương đối độc lập, nhưng cốgắng kết nối để giáo viên và học sinh thấy được mối liên hệgiữa lịch sử và địa lý thông qua việc tìm hiểu, khám phá các
sự kiện trong thời gian và không gian Ngoài ra tính chất tíchhợp của môn học này còn được thể hiện ở một số chủ đềchung như Khám phá các dòng sông lớn trên thế giới, Vănminh châu thổ sông Hồng, Bảo vệ chủ quyền biển đảo ViệtNam, Đô thị,
Trang 5Cuối cùng việc tích hợp trong chương trình giáo dục mớithể hiện ở yêu cầu tất cả các môn đều phải lồng ghép một sốnội dung (chủ đề xuyên môn) giáo dục mang tính cấp thiết, có
ý nghĩa dân tộc và toàn cầu như giáo dục bình đẳng giới, giáodục tài chính- kinh doanh, chủ quyền biển đảo, môi trường vàphát triển bền vững…
- Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp tổ chức xây dựng chủ đề dạy học tích hợp ở trường THCS theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới
- Đảm bảo tính thực tiễn, gắn với giải quyết những vấn
đề của từng nhà trường
Nguyên lí giáo dục đã khẳng định: mọi vấn đề nghiêncứu phải xuất phát từ thực tiễn và quan trọng hơn nữa, chúngphải phục vụ cho thực tiễn Vì vậy giá trị của một công trìnhnghiên cứu khoa học giáo dục được thể hiện ở sự kết hợp hàihòa giữa lí luận chung với kinh nghiệm của thế giới và thựctiễn địa phương
Đối với việc tổ chức xây dựng chủ đề dạy học tích hợp,tuỳ điều kiện nguồn lực, thế mạnh cũng như khó khăn củatừng nhà trường THCS ở huyện Thuỷ Nguyên thành phố Hải
Trang 6Phòng mà chúng ta lựa chọn biện pháp phù hợp Nói khác đi
là các biện pháp đều phải được đề xuất dựa trên những bất cập
cụ thể trong công tác tổ chức xây dựng chủ đề dạy học tíchhợp ở các trường THCS huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng
- Đảm bảo tính toàn diện và hệ thống của chương trình tổng thể
Các biện pháp tổ chức xây dựng chủ đề dạy học tích hợp
ở trường THCS theo định hướng chương trình giáo dục phổthông mới phải đảm bảo tính toàn diện nghĩa là phải tác độngđến nhiều mặt về nhận thức, kĩ năng, thái độ của người dạy,người học, bằng một hệ thống tri thức toàn diện được huyđộng để xây dựng các chủ đề
Nguyên tắc này đòi hỏi người học lĩnh hội những trithức, kĩ năng, kĩ xảo trong mối liên hệ logic và tính kếthừa, khi xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp phải hệthống được những tri thức khoa học hiện đại, mà hệ thống
đó được xác định không chỉ nhờ vào cấu trúc của logickhoa học mà cả tính tuần tự phát triển những khái niệm vàđịnh luật trong ý thức của học sinh
- Đảm bảo tính khả thi phù hợp với điều kiện, nguồn
Trang 7lực của từng nhà trường
Các biện pháp tổ chức xây dựng chủ đề dạy học tíchhợp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mớiđòi hỏi phải được sự đồng thuận của các cấp quản lý giáodục, của địa phương, của cha mẹ học sinh, của học sinh vàđặc biệt là sự đồng thuận của toàn thể cán bộ, giáo viên, các
tổ chức trong mỗi nhà trường Tính khả thi của các biệnpháp phải được phát huy hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn,phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của từngđịa phương Các biện pháp được tổ chức áp dụng rộng rãi,được điều chỉnh, bổ sung cải tiến để ngày càng hoàn thiện,đáp ứng phạm vị rộng lớn hơn
- Đảm bảo tính đồng bộ
Sự thành công của một lĩnh vực, một đơn vị là sức mạnhtổng hợp của cả một hệ thống Vì vậy cần đảm bảo các biệnpháp không được tách rời, riêng rẽ, không mâu thuẫn nhau,
mà phải tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau trong mối quan hệ biệnchứng chặt chẽ và tạo thành một hệ thống chỉnh thể nhằm tácđộng tới nhiều mặt khác nhau của vấn đề đang được quản lý
Do vậy, các biện pháp tổ chức xây dựng chủ đề dạy học tích
Trang 8hợp phải đảm bảo tính đồng bộ thì mới đem lại tính khả thi vàtính hiệu quả.
Yêu cầu này phải xuất phát từ bản chất của quá trìnhquản lý dạy học trong nhà trường, trong đó tập trung vào việclập kế hoạch xây dựng các chủ đề dạy học, chỉ đạo hoạt độngdạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, điều hành hoạtđộng dạy học và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt độngdạy học tích hợp ở bên trong và ngoài nhà trường tạo ra đượcmôi trường giáo dục lành mạnh, nhằm nâng cao chất lượngdạy học trong nhà trường Đảm bảo tính đồng bộ của các biệnpháp phải chú ý đến các yếu tố tác động tham gia vào các biệnpháp
- Đề xuất biện pháp tổ chức xây dựng chủ đề dạy học tích hợp theo định hướng chương trình phổ thông mới
- Biện pháp 1: Huy động sự tham gia của các bên liên quan trong xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường và xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp
* Ý nghĩa, mục tiêu
Trang 9Trong công cuộc đổi mới tư duy về dạy học ở trườngtrung học hiện nay, vấn đề nâng cao nhận thức về tầm quantrọng của việc dạy học theo quan điểm DHTH cho các thànhviên trong tập thể nhà trường, xã hội là điều cần phải thựchiện trước tiên Một quy luật chung đối với việc triển khai bất
cứ quá trình hoạt động nào cũng đều phải xuất phát từ nhậnthức Vì nhận thức là kim chỉ nam cho mọi hành động Nhậnthức đúng thì mới tạo điều kiện cho hành động đúng và đạthiệu quả
Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình vàsách giáo khoa của giáo dục phổ thông là đổi mới nội dung,phương pháp dạy học, dạy học dựa vào hoạt động học tập tựgiác, tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, góp phần hìnhthành và phát triển nhu cầu tự học, hứng thú, tạo niềm tin vàniềm vui trong học tập Do đó, để tổ chức thực hiện tốt việcdạy học và quản lí dạy học theo quan điểm DHTH trong nhàtrường thì chúng ta cần làm cho mọi thành viên của nhàtrường cũng như cha mẹ HS và HS quán triệt tư tưởng chủđạo của dạy học theo quan điểm DHTH, nguyên tắc dạy họctheo quan điểm DHTH cũng như đặc điểm của dạy học theoquan điểm này… Nhận thức được DHTH là xu thế chung của
Trang 10nhiều nước trên thế giới, triết lí sâu xa của DHTH là hướngtới các giá trị riêng của mỗi HS trên cơ sở những giá trị chung
về năng lực và các phẩm chất khác theo mục tiêu giáo dục củacấp học sẽ làm cho quá trình ứng dụng trong thực tiễn nhanh
và hiệu quả hơn
Mục đích sâu xa này cũng đã được nêu trong Luật Giáo
dục nước ta: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS” [21].
Vì vậy, cấp ủy Đảng, Ban Giám hiệu phải nhận thức rõđổi mới dạy học là khách quan Hơn nữa, trên thế giới, việcdạy học theo quan điểm DHTH còn hướng tới các giá trị nhânvăn trong giáo dục, dạy học theo quan điểm này có vai trò vàlợi ích to lớn nhằm hướng đến sự công bằng trong giáo dụcxét trên bình diện phát triển Một phương án dạy học mới sẽvấp phải rào cản của tư duy cũ, của cách thực hiện đã quenthuộc, vì vậy, cần có sự giác ngộ, thấu hiểu, rồi tuyên truyền,phổ biến cho mọi thành viên trong nhà trường, HS và cha mẹ
Trang 11HS để họ nhận thức đúng, thấy được đổi mới dạy học làkhách quan; từ đó, tạo sự đồng thuận giữa nhà trường, giađình và xã hội.
* Nội dung, cách thực hiện
Hiệu trưởng các trường nên tập trung chỉ đạo cán bộquản lí, GV, cha mẹ HS thực hiện tốt công tác đổi mới dạyhọc và quản lí dạy học theo quan điểm tích hợp Đây là mộttrong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong thựctiễn giáo dục
Đầu năm học, nhà trường tổ chức cho toàn thể cán bộ
GV học tập chính trị, chính sách của Đảng, Nhà nước vềnhiệm vụ năm học, quán triệt các nhiệm vụ trọng tâm nămhọc, cấp học Trong các buổi học tập của GV và HS, cần nhấnmạnh trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học và đổi mớiquản lí dạy học, đặc biệt chú ý tuyên truyền phổ biến tính ưuviệt của dạy học theo quan điểm DHTH
Ban Chấp hành Chi bộ trường cần tập trung chỉ đạo bằngcách Đảng bộ ra nghị quyết về công tác dạy học theo quanđiểm tích hợp, phổ biến đến từng cán bộ, đảng viên để nângcao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của việc dạy học
Trang 12theo quan điểm này.
Chi bộ cần xây dựng chương trình hành động cụ thể đểthực hiện kế hoạch dạy học theo quan điểm DHTH Kế hoạchdạy học phải bám sát vào chương trình giảng dạy, nhưng phảiphù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương,đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện Và để dạy họctheo quan điểm tích hợp đem lại hiệu quả thiết thực thì từ mụctiêu phải được thể hiện thành các chỉ tiêu cụ thể trong kếhoạch dạy học Cần xây dựng chi bộ nhà trường thực sự vữngmạnh, đủ sức lãnh đạo đơn vị thực hiện tốt các nhiệm vụ đượcgiao, trong đó quan trọng nhất là công tác dạy học, đặc biệt làđổi mới dạy học theo quan điểm DHTH
Hàng năm, nhà trường cần tổ chức kiểm điểm, đánh giákết quả thực hiện công tác dạy học theo quan điểm DHTH (cóthể mời đại diện một số cha mẹ HS), làm rõ kết quả đạt được,những hạn chế, nguyên nhân của kết quả, nguyên nhân củahạn chế để từ đó chỉ đạo thực hiện được tốt hơn
Để việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộquản lí, GV chất lượng và hiệu quả, hiệu trưởng cần cụ thểhóa đường lối thành các công việc, cụ thể như sau:
Trang 13- Thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học.Ban này ngoài nhiệm vụ chung còn chú ý tuyên truyền phổbiến về mục đích, ý nghĩa, tính tất yếu của đổi mới dạy họctheo quan điểm DHTH Thành phần của ban gồm: Ban Giámhiệu và các Trưởng Bộ môn, đại diện các tổ chức đoàn thể(Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh).
- Các thành viên được phân công sưu tầm tài liệu, nghiêncứu soạn thảo nội dung tuyên truyền phổ biến về DHTH chotừng đối tượng của nhà trường.- Trang bị cho thư viện các tàiliệu, sách, báo có nội dung liên quan đến DHTH để mọi người
có thể tham khảo, học tập, nghiên cứu và định hướng ứngdụng
- Biên soạn tài liệu ngắn gọn dành cho các bậc cha mẹ
và những người quan tâm về DHTH
- Hiệu trưởng và các thành viên trong Ban Giám hiệu lên
kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học Trong kế hoạch nàyđặt trọng tâm vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo tinhthần tích hợp
- Mời chuyên gia đến nói chuyện, tọa đàm với Hội đồng
Trang 14nhà trường và HS về DHTH.
- Tham quan, học tập các trường đã có những thành côngtrong đổi mới phương pháp dạy học, những trường có thànhtích cao trong quản lí dạy học theo định hướng DHTH
- Ngay từ đầu năm học, nhà trường cần cụ thể hóa cácđường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước; nhiệm vụcủa ngành học, cấp học, các chỉ thị của ngành, của địa phương
và kế hoạch của nhà trường bằng từng công việc cụ thể theohọc kì, tháng, tuần, gắn liền với mỗi bộ môn, mỗi cá nhântrong nhà trường
- Xây dựng lực lượng tuyên truyền viên nòng cốt trongnhà trường là những cán bộ chủ chốt như tổ trưởng chuyênmôn, GV chủ nhiệm thông qua những giờ dạy cụ thể có vậndụng quan điểm tích hợp để HS, GV, cán bộ quản lí nhàtrường, cha mẹ HS… cộng đồng trách nhiệm với nhà trường
-Biện pháp 2: Sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán để bồi dưỡng chuyên môn về phát triển chương trình và xây dựng chủ đề dạy học tích hợp cho giáo viên
* Ý nghĩa, mục tiêu
Trang 15Trong bất cứ một tổ chức nào cũng cần những con ngườinòng cốt, biết thắp lửa, biết dấn thân, biết canh tân các hoạtđộng của tổ chức Ở nhà trường lớp người này gọi là giáo viêncốt cán Đối với các trường, việc xây dựng đội ngũ giáo viêncốt cán sẽ giúp trường nâng cao chất lượng giáo dục.
Giáo viên cốt cán các trường, có vai trò quan trọng trongviệc xác định nhu cầu giáo dục và cải thiện chất lượng giáodục của trường Giáo viên cốt cán là những giáo viên biết rõnhững gì đang xảy ra trong trường học của họ Họ ở một vị trí
đủ tốt và khách quan bởi lẽ họ không chỉ làm việc với đồngnghiệp, với học sinh, mà họ còn tiếp xúc nhiều với phụhuynh, cộng đồng và những cơ quan, tổ chức có liên quantrong công tác giáo dục học sinh Giáo viên cốt cán là đội ngũ
mà Hiệu trưởng và các cấp quản lí ḱì vọng họ sẽ tạo ra nhữngđột phá và mang lại bầu không khí thân thiện, nhân văn, vì sựphát triển chuyên môn nghề nghiệp và vì sự tiến bộ của họcsinh
Chính vì vậy, mỗi giáo viên cốt cán trong trường cần có
ý thức và định hướng rõ ràng cho sự phát triển của cá nhânmình, của cá nhân trong bối cảnh phát triển chung của trường
và định hướng phát triển nhà trường Giáo viên cốt cán là
Trang 16cầu nối, là người kết nối sức mạnh của các giáo viên vànhân viên khác trong trường để lập kế hoạch giáo dục, thảoluận về mục tiêu phát triển nhà trường, kế hoạch hành động
cụ thể cho các mục tiêu đó Giáo viên cốt cán trong trườngđồng thời cũng là những người gắn kết và thực hiện sứmệnh của nhà trường từ ý tưởng của lãnh đạo nhà trườngdựa trên quy hoạch phát triển chung của trường nơi giáoviên đó làm việc, đồng thời là người chia sẻ những bài họckinh nghiệm của những bạn bè đồng nghiệp tại các cơ sởgiáo dục khác
Giáo viên cốt cán còn là người truyền cảm hứng chođồng nghiệp của mình trước những thay đổi hoặc những đổimới giáo dục nhất là trong bối cảnh xã hội hội nhập và pháttriển như hiện nay
Giáo viên cốt cán là những người góp phần to lớn trongviệc cải tiến trường học, thay đổi chính sách trong trường học.Hơn ai hết, đội ngũ giáo viên cốt cán là người hiểu không chỉ
về chương trình giáo dục, những quy định mang tính chấtràng buộc luật pháp của nghề nghiệp, mà họ còn là nhữngngười hiểu sâu sắc và thấu đáo những lợi ích mang lại từnhững các tiếp cận mới trong giáo dục, họ là những người đại
Trang 17diện cho những giáo viên nhiệt huyết, chính vì vậy những đềnghị, ý kiến cũng như mong muốn chính đáng của họ gópphần cải thiện chất lượng giáo dục học đường, góp phần thayđổi chính sách đối với giáo viên, học sinh và những người làmcông tác giáo dục trong cả cộng đồng.
* Nội dung, cách thực hiện
Việc lựa chọn, bồi dưỡng, xây dưng quy chế hoạt động
cho các giáo viên cốt cán là một vấn đề cần quan tâm trongcác nhà trường hiện nay
Thứ nhất: lựa chọn giáo viên có nhiều thành tích tronghoạt động nghề nghiệp, được đánh giá xuất sắc theo chuẩnnghề nghiệp và đáp ứng hoặc có thể bồi dưỡng để đáp ứng cácyêu cầu nêu trên đối với giáo viên cốt cán
Thứ hai: Xây dựng khung tổ chức đội ngũ giáo viên cốtcán về số lượng, cơ cấu theo môn học, hoạt động giáo dụcsao cho mỗi nhà trường, địa phương (sở GD&ĐT, phòngGD&ĐT) có được một tổ chức hoạt động phát triển nghềnghiệp cho đội ngũ giáo viên, tư vấn cho CBQL các cấp vềnhững vấn đề thuộc lĩnh vực GD&ĐT, nòng cốt trong hoạtđộng phát triển chương trình nhà trường đáp ứng cơ chế
Trang 18phân cấp quản lý, thực hiện chương trình giáo dục.
Thứ ba: Tổ chức các khoa bồi dưỡng cho đội ngũ giáoviên cốt cán về kiến thức môn học, lĩnh vực khoa học liênquan, về nghiệp vụ sư phạm (phát triển chương trình, sáchgiáo khoa, phương pháp, hình thức dạy học, giáo dục, phươngtiện, công nghệ dạy học, công nghệ thông tin, ngoại ngữ, …);bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa họcgiáo dục; phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; bồi dưỡng kĩ năng
Quy chế hoạt động của đội ngũ giáo viên cốt cán phảibảo đảm đây là một tổ chức hoạt động chuyên môn nghềnghiệp, không bị ràng buộc bởi quá nhiều quy định hànhchính cứng nhắc, để cho đội ngũ này được sáng tạo, phát triển
Trang 19nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Thứ năm: Có cơ chế liên kết với các cơ sở giáo dục đạihọc, đặc biệt cơ sở đào tạo giáo viên, các viện nghiên cứu,chủ yếu là nghiên cứu giáo dục, quản lý giáo dục
Thứ sáu: Tổ chức đánh giá kết quả hoạt động của giáoviên cốt cán để vừa có chính sách khích lệ về vật chất, tinhthần, vừa có biện pháp bồi dưỡng, nâng cao năng lực của họ
- Biện pháp 3: Định hướng quy trình xây dựng chương trình theo tiếp cận năng lực, lấy người học làm trung tâm
* Ý nghĩa, mục tiêu
Giáo viên tổ chức các hoạt động đa dạng nhằm giúpngười học lĩnh hội tri thức khoa học, hình thành kỹ năng, kỹxảo thông qua việc trải nghiệm giải quyết các tình huống; tạo
cơ hội cho người học được thử thách trước những thách thứckhác nhau trong học tâp cũng như trong cuộc sống Giáo viênkhông chỉ quan tâm sau khi người học đạt được gì mà quantrọng hơn là người học được tham gia những hoạt động gì,được phát triển những năng lực gì trong quá trình lĩnh hội tri
Trang 20Vì vậy, Giáo viên phải hướng dẫn người học tìm kiếm
và thu thập thông tin, gợi mở giải quyết vấn đề, tạo điều kiệncho người học được trải nghiệm, tiếp xúc với thực tiễn, họccách phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo Cáchtiếp cận này cần quan tâm đến vấn đề giá trị-vấn đề đáng giácủa mọi hoạt động đào tạo Các năng lực cần hình thành chongười học là năng lực cá nhân (xác định mục tiêu và địnhhướng giá trị, giải quyết vấn đề, ra quyết định, làm chủ bảnthân, làm việc độc lập, tin học, ngoại ngữ…), năng lực chuyênmôn (hiểu biết về môn học, mối quan hệ liên môn, khả năngvận dụng vào cuộc sống, tự nghiên cứu, tự học, tự bồidưỡng…), năng lực xã hội (giao tiếp, ứng xử, lãnh đạo, hợptác, hoạt động xã hội…)
* Nội dung, cách thực hiện
Chương trình giáo dục được thiết kế với nhiều chủ đề,trong đó giáo viên phải thiết kế các hoạt động đa dạng, cáchoạt động đó không chỉ đóng khung trong nhà trường mà còn
mở rộng trong phạm vi gia đình và ngoài xã hội Bởi vì, việchình thành và phát triển năng lực cần phải trải qua thời gian
Trang 21dài, được trải nghiệm trong những điều kiện, môi trường vàhoàn cảnh khác nhau Vì thế, chỉ nên tập trung vào số lượngnăng lực chọn lọc để sinh viên có đủ thời gian rèn luyện, kiếntạo và phát triển năng lực đó.
Mặt khác, giáo viên phải định hướng cho người học kiếntạo những kiến thức và kỹ năng để hình thành năng lực mới,thích ứng với môi trường sống luôn thay đổi Việc thiết kếchương trình đào tạo, phải định hướng cho người học conđường mà các em sẽ hướng tới trong tương lai trên cơ sởnhững kết quả mà người học được đào tạo trong thời gian học
ở trường Vì vậy, dạy học phải được tiến hành thông qua 3hoạt động, trong đó có hoạt động cơ bản (người học chiếmlĩnh kiến thức mới trên cơ sở kiến thức đã học), hoạt độngthực hành (người học củng cố, luyện tập kiến thức, kĩ năng đãchiếm lĩnh) và hoạt động ứng dụng (người học tích hợp, mởrộng và vận dụng kiến thức kĩ năng đã học vào thực tế cuộcsống
Trong giáo dục đào tạo, các trường cần xây dựngchương trình theo hướng tích hợp Trong đó đảm bảo có mộtmôn học được đào tạo chuyên sâu, mang tính chủ đạo Bêncạnh đó, cần đào tạo chuyên sâu cả về tin học và ngoại ngữ,
Trang 22bởi lẽ đây là hai công cụ trọng yếu để giúp người học nângcao trình độ chuyên môn- nghiệp vụ và đảm bảo cho hoạtđộng ngoài nhà trường có hiệu quả.
Chương trình đào tạo cần được xây dựng theo hướng rènngười học tổ chức dạy học trong môi trường mở nghĩa làkhông chỉ đóng khung trong học đường mà còn tiếp cận vớicuộc sống đa dạng, phong phú với nhiều hoạt động tích hợp(thực tế và tự học, tự rèn luyện) Các hình thức tổ chức dạyhọc đa dạng như: cá nhân, nhóm, toàn lớp được thực hiệntrong lớp học, vườn trường, xưởng trường, trải nghiệm thực
tế, tham quan học tập Các hoạt động học tập được thực hiệnthông qua các phương pháp khác nhau như: học theo dự án,thực hành, workshop, trực quan, hợp đồng, tự học, tự nghiêncứu Chính vì vậy, hoạt động quản lý giáo dục cần được thựchiện linh hoạt, mềm dẻo thiên về chất lượng công việc hơn làviệc quản lý về thời gian
Đánh giá người học bằng nhiều phương pháp và hìnhthức khác nhau trong đó phải bộc lộ được năng lực học tập.Việc đánh giá không chỉ dừng lại ở việc kết thúc các học kỳhay năm học mà còn đánh giá thường xuyên, đánh giá quátrình; có sự nhận xét cụ thể và lượng hóa, định hướng sự thay
Trang 23đổi cho người học trong thời gian tới.
Vì vậy, giáo viên cần có sổ theo dõi, phiếu kiểm kê,thang xếp hạng về sự tiến bộ của người học trong mỗi thờiđiểm cụ thể đồng thời rèn cho người học năng lực tự đánh giá.Đánh giá người học bằng nhiều phương pháp khác nhau: quansát, vấn đáp, tự luận được sử dụng tài liệu, thực hành, hồ sơhọc tập, thuyết trình, báo cáo sản phẩm học tập… sao cho thểhiện được tính sáng tạo, tính thực tiễn và tính hiệu quả củahoạt động dạy học
-Biện pháp 4: Sử dụng tài chính thích hợp cho công tác phát triển chương trình trong nhà trường
* Ý nghĩa, mục tiêu
Đổi mới cơ chế quản lí tài chính sẽ trở thành đòn bẩycho sự đảm bảo chất lượng đào tạo và phát triển của nhàtrường khi có điểm tựa là sự đồng bộ trong quan điểm và xâydựng chính sách về tổ chức bộ máy, xác định nguồn nhân lực
để thực hiện các nhiệm vụ trong nhà trường trong đó có côngtác
phát triển chương trình trong nhà trường
Trang 24Trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình, nhàtrường cần có các giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính,
có hệ thống quản lí chặt chẽ, phù hợp với các quy định củaNhà nước; công tác lập kế hoạch tài chính được chuẩn hóa,công khai hóa, minh bạch và theo đúng quy định; thực hiệnphân bổ và sử dụng tài chính hợp lí, công khai, minh bạch và
có hiệu quả
* Nội dung, cách thực hiện
Tận dụng những nội dung được quy định của Nghị định16/2015/NĐ-CP để huy động tối đa các nguồn lực tài chínhcho phép Đa dạng hóa, các nguồn lực, các kênh và cách thứchuy động, để bù đắp sự giảm sút nguồn lực của ngân sách nhànước hỗ trợ cho các trường, mở rộng quyền tự chủ tài chínhcho các trường theo tinh thần của Nghị định 16/2015/NĐ-CPcủa Chính phủ
Để có thể huy động được nguồn lực tài chính, điều quantrọng đối với các trường là chú trọng xây dựng và giữ vữngthương hiệu trong hoạt động giáo dục Thương hiệu chính làtiền đề quyết định cho việc gia tăng việc huy động các nguồnlực tài chính của nhà trường
Trang 25Đi liền với việc đổi mới, hoàn thiện cơ cấu phân bổnguồn lực tài chính, vấn đề quan trọng hiện nay đối với côngtác quản lý tài chính tại các trường hiện nay là không ngừngnâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính Hiệu quả sửdụng nguồn lực tài chính trong các trường là sự so sánh giữachi phí bỏ ra cho hoạt động đào tạo với những quả đạt đượccủa đầu ra
Thực hiện tốt các yêu cầu đặt ra trong công tác sử dụngnguồn lực tài chính trong mỗi nhà trường đó là:
Bảo đảm tính công khai minh bạch, sự đồng thuận trongnội bộ nhà trường
Gắn chặt sự phân phối tài chính với sự cống hiến của cácthành viên, các đơn vị trong nhà trường
Hướng vào sự phát triển bền vững lâu dài của nhàtrường
Đảm bảo những quy định của Nhà nước
Để thực hiện các yêu cầu kể trên, công tác quản lý quátrình phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính hàng năm củanhà trường cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau đây:
Trang 26Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực và kết quả hoạtđộng của cán bộ viên chức trong trường dựa trên tính chấttừng loại công việc, từ đó đưa ra phương án phân phối và điềuchỉnh phương án chi thu nhập tăng thêm cho phù hợp vớinăng lực.
Hoàn thiện và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu nội bộvới các yêu cầu: đảm bảo tính công khai minh bạch, dân chủ;đảm bảo vai trò kiểm soát của Ban thanh tra nhân dân trongnhà trường
Tổ chức công bình xét thi đua hàng năm dựa trên hệ thốngtiêu chí đánh giá năng lực và kết quả cống hiện của từng thànhviên, từng bộ phận để xác định mức độ phân phối Nên đưa hệthống đánh giá KPI (Key Performance Indicator - hệ thống chỉ
số đo lường thành công của một công việc) vào đánh giá cácmảng hoạt động của nhà trường và quản lý cán bộ viên chứccủa các trường
Hàng năm, trường cần có kế hoạch trình sở giáo dục vàđào tạo về công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV, chútrọng đến công tác phát triển chương trình trong nhà trường
và xây dựng các chủ đề DHTH, để có kinh phí và thời gian