1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BIỆN PHÁP xây DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO dục NHÀ TRƯỜNG TRUNG học cơ sở THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO dục PHỔ THÔNG mới tại HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ hải PHÒNG

32 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 69,39 KB

Nội dung

sở, biện pháp kia là điều kiện thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau, tấtcả các biện pháp phối hợp thành hệ thống trong mối liên hệchặt chẽ.Khi thực hiện đồng bộ, các biện pháp phát huy th

Trang 1

BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI TẠI HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH

PHỐ HẢI PHÒNG

Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp đề xuất trên cơ sở kế thừa và phát huynhững nhân tố tích cực của biện pháp đã được triển khaitrước đây Đương nhiên những biện pháp đề xuất sẽ cónhững ưu nhược điểm, mặt mạnh, mặt hạn chế nhất định Vìvậy công tác đổi mới được thể hiện thông qua việc khắcphục tồn tại, yếu kém, sáng tạo để tìm ra cái mới, cái hoànthiện, hợp lý, phù hợp hơn những mặt chưa tốt của các biệnpháp cũ nhằm tìm được biện pháp tối ưu và hoàn thiện hơn

Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính đồng bộ

Các biện pháp đưa ra phải có mối quan hệ chặt chẽ,liên kết, tác động hỗ trợ lẫn nhau trong một hệ thống đồng

bộ nhằm xây dựng kế hoạch giáo dục Biện pháp này là cơ

Trang 2

sở, biện pháp kia là điều kiện thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau, tấtcả các biện pháp phối hợp thành hệ thống trong mối liên hệchặt chẽ.

Khi thực hiện đồng bộ, các biện pháp phát huy thếmạnh của từng biện pháp và giúp đạt được mục tiêu xâydựng kế hoạch giáo dục theo định hướng chương trình giáodục phổ thông tổng thể mới

Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp và khả thi

Các biện pháp phải phù hợp với điều kiện của cáctrường THCS thuộc huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng,phải đảm bảo tính khả thi và phù hợp với thực tế đặc điểmcủa địa phương, đồng thời cũng vẫn đảm bảo mục tiêu dạyhọc mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Đây là điều kiệntiên quyết để các biện pháp này thực sự có ý nghĩa đối vớiviệc xây dựng kế hoạch giáo dục cấp THCS Tính khả thicòn tính đến việc đảm bảo biện pháp thực hiện được, phùhợp với hoàn cảnh, điều kiện, các nguồn lực, môi trường đốivới các trường THCS, trên cơ sở tuân thủ nghiêm các quychế của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trang 3

Đề xuất các biện pháp xây dựng kế hoạch giáo dục đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng

Từ những vấn đề lý luận ở Chương I và phân tích thựctrạng xây dựng kế hoạch giáo dục ở các trường THCShuyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng theo định hướngchương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới ở Chương II,chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp quản lý với mongmuốn giúp cho công tác xây dựng kế hoạch giáo dục trongcác nhà trường hiện nay có thể đáp ứng tốt hơn các yêu cầucủa chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trườngTHCS tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng như sau:

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới.

Mục tiêu của biện pháp

Trên cơ sở đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của nhàtrường là đáp ứng tối đa nhu cầu học tập của học sinh GV,CBQLGD cần có nhận thức đầy đủ, sâu sắc và thống nhất

Trang 4

về các yêu cầu của CT GDPT tổng thể mới, lấy đó làm cơsở xây dựng và thực hiện tốt các chương trình, kế hoạchgiáo dục nhà trường một cách linh hoạt, mềm dẻo, phù hợpvới đối tượng nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng được yêu cầu vềquản lý cũng như công tác giảng dạy góp phần nâng caochất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay

Nội dung và cách thức thực hiện

Hàng năm, BGH nhà trưởng kết hợp với các cơ quanquản lý nhà nước về giáo dục tổ chức, tạo điều kiện chogiáo viên, CBQLGD và các đối tượng có liên quan tham giacác khóa tập huấn chuyên môn, đồng thời thực hiện triểnkhai các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo,Sở Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ năm học, quán triệt rõnhiệm vụ giáo dục cho từng đối tượng có liên quan, đồngthời chỉ rõ những yêu cầu cần đáp ứng đối với công tácgiảng dạy và giáo dục học sinh cho phù hợp với đặc điểmcủa chương trình giáo dục phổ thông mới

Đối với CBQL: Thấm nhuần quan điểm, chủ trương,chỉ đạo đổi mới hoạt động dạy học và giáo dục của BộGD&ĐT; văn bản hướng dẫn thực hiện của Sở GD&ĐT đểthực hiện có hiệu quả công tác quản lý hoạt động trên

Trang 5

Không ngừng trau đồi kiến thức và nghiệp vụ quản lý,phẩm chất đạo đức nghề nghiệp góp phần đưa hoạt độnggiáo dục của nhà trường phù hợp với định hướng chỉ đạođổi mới của Ngành.

Đối với giáo viên: Nâng cao nhận thức về vị trí, vai tròcủa người giáo viên là lực lượng cốt cán biến các mục tiêugiáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng

và hiệu quả hoạt động

Điều kiện thực hiện

Trước hết cần đạt được sự đồng thuận nhất trí từ lãnhđạo nhà trường đến tập thể đội ngũ giáo viên, học sinh.CMHS, và chính quyền địa phương về công tác giáo dụchọc sinh Quán triệt đến giáo viên, CBQL đầy đủ những quyđịnh chung và riêng về việc triển khai kế hoạch giáo dụctrong nhà trường Yêu cầu họ thực hiện đầy đủ, đúng đắncác quy định và khích lệ, động viên họ sáng tạo, đổi mớitrong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh dựa trên cácyêu cầu của chương trình GDPT mới

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cá nhân, đơn vịtrong nhà trường bằng việc phân công nhiệm vụ gắn liền vớiquyền hạn và nghĩa vụ, giúp họ hiểu rõ trách nhiệm của bản

Trang 6

thân với việc xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục nhàtrường Căn cứ vào đó để lựa chọn nội dung cần nâng caonhận thức và ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên cho phùhợp với từng đối tượng.

Xác định và xây dựng cơ chế phối hợp các bên liên quan trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục tổng thể và kế hoạch dạy học đáp ứng mục tiêu, nội dung và phương pháp của chương trình giáo dục tổng thể mới

Mục tiêu của biện pháp

Để xây dựng và triển khai được tốt kế hoạch giáo dụcnhà trường hướng tới đạt được những mục tiêu đã xác địnhthì khâu tổ chức và chỉ đạo của cấp quản lí là vô cùng quantrọng Để tổ chức và chỉ đạo tốt thì nhất thiết phải xây dựngđược một cơ chế tổ chức phối hợp, điều hành khoa học vàhợp lý giúp cho các tổ chức, các thành viên trong và ngoàinhà trường nắm được và hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ,phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của mình, qua đó để cómột phương thức giáo dục đồng bộ, hợp lý giữ các lựclượng trong, ngoài nhà trường, khi thực hiện xây dựng vàtriển khai kế hoạch giáo dục nhà trường

Nội dung và cách thức tiến hành

Trang 7

Cần xác định trách nhiệm xây dựng kế hoạch giáo dụctrong nhà trường là trách nhiệm của toàn thể hội đồng sưphạm bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhânviên nhà trường chứ không phải là trách nhiệm của một cánhân, bộ phận nào Vì tập thể sư phạm nhà trường chính lànhững người sẽ trực tiếp triển khai, đánh giá và điều chỉnhkế hoạch nhà trường phục vụ mục tiêu giáo dục đã đề ra.Chính vì vậy kế hoạch giáo dục cần phải được thống nhất

về nội dung, phương pháp, phương tiện và có sự phối kếthợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường

Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, phối hợp thườngxuyên với phụ huynh, địa phương và các tổ chức xã hội đểtạo được sự đồng thuận, chung sức trong quá trình giáo dụchọc sinh

Tăng cường mối quan hệ, tham gia các hoạt động vớicác bên liên quan: chính quyền địa phương (UBND xã nơitrường đóng, các doanh nghiệp trên địa bàn, cha mẹ họcsinh, các tổ chức trong cộng đồng ) để tổ chức có hiệu quảcác hoạt động phát triển chương trình nhà trường

Mời các đơn vị kết nghĩa (công an, bộ đội) các nghệnhân, những người lao động tiêu biểu ở địa phương, tham

Trang 8

dự các cuộc hội thảo, sơ kết, tổng kết về phát triển chươngtrình nhà trường để huy động sự ủng hộ, đóng góp của các

tổ chức này về phát triển chương trình nhà trường một cách

có hiệu quả

Điều kiện để thực hiện biện pháp

Có cơ sở vật chất đầy đủ đáp ứng được yêu cầu củaxây dựng kế hoạch giáo dục tổng thể và kế hoạch dạy học

và phát triển chương trình nhà trường Huy động được cácnguồn lực bên trong và bên ngoài nhà trường tham gia vàohoạt động xây dựng kế hoạch giáo dục tổng thể và kế hoạchdạy học và phát triển chương trình nhà trường

Cần có được cơ chế quản lý với sự phân cấp, phânquyền rõ ràng trong thực hiện nhiệm vụ giáo duc với cácđối tượng trong và ngoài nhà trường

Đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh

Mục tiêu của biện pháp

Một chức năng rất quan trọng của CBQL và của giáoviên là kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động dạy của giáo viện

và học của học sinh Làm tốt chức năng này có tác dụng thúc

Trang 9

đẩy hoạt động giáo dục nói chung và kiểm soát tốt quá trìnhxây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoạch giáo dục nhàtrường nói riêng, đồng thời nó cung cấp thông tin phản hồicho việc điều chỉnh hoạt động của CBQL, giáo viên, điềuchỉnh hoạt động quản lý của CBQL hướng tới mục tiêu, yêucầu đào tạo đã xác định Vì vậy, đổi mới việc kiểm tra đánhgiá hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của của họcsinh nhằm:

- Đảm bảo tính khoa học, khách quan, chính xác, pháthiện những mặt mạnh, mặt yếu làm cơ sở cho việc hoàn thiệnkế hoạch giáo dục của nhà trường

- Nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan trongcông tác tổ chức xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạchgiáo dục nhà trường

Thông qua kiểm tra, giám sát thực hiện kiểm tra đánhgiá hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của họcsinh, theo kế hoạch giáo dục nhà trường, giúp Hiệu trưởngthường xuyên điều chỉnh điều khiển quá trình phát triểnchương trình giáo dục nhà trường đạt được mục đích đề ra

Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp

Trang 10

Kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáodục nhà trường: Kế hoạch giáo dục được chi tiết theo từngtuần, tháng, học kỳ, năm học, và theo từng nội dung, chủ đềdạy học tích hợp và phân hóa Các nội dung giáo dục trongkế hoạch yêu cầu từng giáo viên, nhóm giáo viên và cáchđối tượng có liên quan xây dựng, triển khai hoạt động, hoànthành đúng tiến độ và hiệu quả Việc các bên liên quan thamgia ý kiến, nêu thắc mắc và cùng giáo viên giải quyết nhiệmvụ trong quá trình triển khai kế hoạch giáo dục giúp BGHnhà trường kiểm tra đánh giá được quá trình thực hiệnnhiệm vụ, giúp xử lý thông tin trước và sau khi triển khaixây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường

Trong kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học của hiệutrưởng phải đưa vào nội dung kiểm tra việc đánh giá hoạtđộng xây dựng và triển khai kế hoạch dạy học của nhàtrường từng tháng của năm học và đánh giá kết quả pháttriển chương trình môn học Kế hoạch kiểm tra đánh giáhoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinhtheo kế hoạch giáo dục nhà trường cần xác định rõ nội dungkiểm tra, hình thức kiểm tra, sản phẩm minh chứng giáoviên và tổ chuyên môn cần có để đánh giá

Trang 11

Trong các cuộc họp giao ban của lãnh đạo mở rộng(Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, các tổ trưởng, chủ tịch Côngđoàn, bí thư Đoàn Thanh niên, Tổng phụ trách Đội Thiếuniên) hiệu trưởng thường xuyên quán triệt việc học tập nắmvững quy chế kiển tra giám sát GV và HS theo các văn bảnhướng dẫn về kiểm tra của sở giáo dục, PGD về chươngtrình giáo dục dạy học và phát triển chương trình giáo dục,dạy học của nhà trường, những nhiệm vụ giáo viên phảithực hiện, sản phẩm cần đạt được trong kiểm tra đánh giáhoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh

và phát triển chương trình giáo dục nhà trường

Tăng cường công tác kiểm tra của Ban giám hiệu vàcủa tổ chuyên môn Trong nhà trường, thực hiện thườngxuyên công tác kiểm tra chính là nhắc nhở mọi người làmviệc đúng, đồng thời phát hiện kịp thời những mặt tốt đểphát huy, tìm ra những mặt hạn chế để khắc phục

Điều kiện để thực hiện biện pháp

BGH các trường THCS huyện Tiên Lãng thành phốHải Phòng phải phát huy việc kiểm tra giám sát hoạt độngchương trình nhà trường của các tổ chuyên môn Cụ thể làgiao cho các tổ thường xuyên kiểm tra việc thực hiện

Trang 12

chương trình của giáo viên trong tổ báo cáo kịp thời vềBGH để có biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời cáctrường hợp giáo viên thực hiện chưa tốt hoặc chưa thựchiện, đồng thời động viên khuyến khích, khen thưởng vớicác giáo viên thực hiện tốt và nhân yếu tố điển hình trong

tổ Hiệu trưởng ra quyết định thành lập tổ kiểm tra, thựchiện quy chế chuyên môn và việc phát triển chương trìnhnhà trường và tiến hành kiểm tra các nội d ung theo kếhoạch tự kiểm tra đã xây dựng

Xây dựng lực lượng kiểm tra, thiết kế công cụ đo,thang đánh giá, tập huấn nâng cao năng lực và kỹ thuật cholực lượng kiểm tra được thực hiện hiệu quả Tổ chức kiểmtra theo quy trình xác định đảm bảo tính khách quan, tínhcông bằng, tính sát thực Thực hiện phản hồi thông tin tới tổchuyên môn và giáo viên một cách chính xác, hiệu quả.Kiểm tra lại kết quả kiểm tra của các tổ chuyên môn, nhóm

bộ môn đã báo cáo Hiệu trưởng sau kiểm tra

Đổi mới hoạt động tổ chuyên môn theo hướng mở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Mục tiêu của biện pháp

Trang 13

Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở, nền tảng để tổ chức vàtriển khai thực hiện các hoạt động giáo dục trong mỗi nhàtrường Đồng thời đây cũng là nơi quản lí trực tiếp thựchiện việc bồi dưỡng cho giáo viên về chuyên môn, nghiệpvụ đáp ứng các yêu cầu của phát triển chương trình giáo dụcnói chung, thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường nóiriêng Vì vậy, đổi mới phương thức hoạt động của tổ chuyênmôn trong nhà trường có vai trò to lớn trong việc thực hiệnphát triển chương trình nhà trường theo định hướng của CTPGPT tổng thể mới

Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp

Tổ chuyên môn là nơi thực hiện các hoạt động chia vềchuyên môn, nghiệp vụ từ đó phát hiện ra những điểm mạnh,điểm yếu, thuận lợi, khó khăn của từng thành viên trong tổ,việc thực hiện đổi mới hoạt động tổ chuyên môn theo hướngmở giúp các thành viên trong có thể rèn luyện kỹ năng hướngdẫn đồng nghiệp, đồng thời mỗi giáo viên phải làm việc tíchcực hơn để giúp cho tổ, nhóm giáo viên có sự đồng thuậntrong thực hiện nhiệm vụ, đạt được tầm nhìn chung, mục tiêuchung chứ không chỉ theo đuổi những mục đích cá nhân củamỗi giáo viên

Trang 14

Hoạt động của các tổ chuyên môn nên phát triển theohướng: Phát triển mỗi tổ chuyên môn thành một “Tổ chứcbiết học hỏi” Việc này giúp cho mỗi cá nhân người giáoviên được tạo điều kiện cho việc học hỏi thường xuyên, liêntục giữa các thành viên thông qua sự lãnh đạo và môitrường của tổ chức Với việc trở thành một tổ chức biết họchỏi có nghĩa là trong tổ chuyên môn, tất cả mọi cán bộ, giáoviên đều theo đuổi việc học tập và các cán bộ quản lý nhàtrường hỗ trợ học tập của giáo viên Học tập trở thành phảnxạ có điều kiện, một thói quen của tất cả cán bộ, giáo viêntrong nhà trường

Điều kiện để thực hiện

Tổ chức biết học hỏi được xem là một công cụ để thayđổi, thậm chí là thay đổi một cách sâu sắc, toàn diện côngtác quản lý trong mỗi tổ chức Để có thể xây dựng thànhcông mô hình này BGH nhà trường cần: (1) Có hệ thống đểnắm bắt và chia sẻ kiến thức cũng việc học tập trong tổchức; (2) Tầm nhìn của nhà trường Nhà trường cần đượcxây dựng bởi toàn thể tập thể giáo viên, nhân viên củatrường, tầm nhìn này được chia sẻ cho mọi đối tượng liênquan; (3) Học tập thông qua việc gắn kết nhà trường vớimôi trường bên ngoài và với một hệ thống rộng hơn;

Trang 15

Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tácđộng qua lại và hỗ trợ nhau cùng phát triển, mỗi biện pháp

có thế mạnh và vị trí cần thiết trong quá trình thực hiệnnhiệm vụ quản lý

Hiệu trưởng phải là người tiến hành các biện pháp mộtcách đồng bộ, có hệ thống, biện pháp này là tiền đề, cơ sởcho biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhaucùng hoàn thiện góp phần xây dựng kế hoạch giáo dục ởcác nhà trường đạt hiệu quả cao

Trong đó biện pháp nâng cao nhận thức cho đội ngũgiáo viên và cán bộ quản lý về mục tiêu, nội dung, phươngpháp dạy học theo định hướng của chương trình giáo dụcphổ thông tổng thể mới là nền tảng cho việc triển khai hiệuquả các biện pháp khác Có nhận thức đúng thì hành độngmới đúng Nhận thức, ý thức định hướng, soi sáng chohành động, nhận thức sâu sắc sẽ giúp nâng cao tráchnhiệm và hành động thực tiễn đạt hiệu quả tốt Biện phápnày có ý nghĩa tiên quyết, tạo tiền đề thực hiện hiệu quảcác biện pháp khác

Trang 16

Biện pháp xác định và xây dựng cơ chế phối hợp cácbên liên quan trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục tổngthể và kế hoạch dạy học đáp ứng mục tiêu, nội dung và

phương pháp của chương trình giáo dục tổng thể mới có vai

trò xác định con đường, mục tiêu, biện pháp, cách thức đạtmục tiêu trong quá trình xây dựng kế hoạch giáo dục Đây

là nội dung quan trọng trong chỉ đạo xây dựng kế hoạchgiáo dục trong các trường THCS hiện nay

Biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động dạycủa giáo viên và hoạt động học của học sinh là biện phápthen chốt và là động lực dẫn đến thành công của xây dựngkế hoạch giáo dục Đảm bảo cho giáo viên nhà trường có đủtrình độ, năng lực và phẩm chất nghề nghiệp tham gia tổchức, giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông tổng thểmới đạt chất lượng và hiệu quả cao, là biện pháp tác độngtrực tiếp đến nhận thức và năng lực của giáo viên và họcsinh trong quá trình thực hiện kế hoạch

Biện pháp đổi mới hoạt động tổ chuyên môn theohướng mở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm xác địnhcác tiêu chuẩn, đề xuất những hướng đi mới nhằm củng cố,xây dựng và phát triển chất lượng hoạt động không ngừng,tạo môi trường, động lực thúc đẩy xây dựng kế hoạch giáo

Ngày đăng: 25/05/2021, 17:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w