1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc

154 1,9K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 873,5 KB

Nội dung

Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trang 1

PHẦN 1- MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và là công cụ điềutiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân Chính vì vậy mà các nhà kinh tế, các nhàquản lý luôn quan tâm nghiên cứu về chính sách thuế của quốc gia nói chungvà của từng địa phương nói riêng Trọng tâm của các nghiên cứu là: làm thếnào để chính sách thuế đạt được mục đích tạo nguồn thu vững chắc, đảm bảocân đối thu chi Ngân sách Nhà nước; đồng thời góp phần phát huy tác dụngđiều tiết vĩ mô nền kinh tế, thực hiện công bằng xã hội.

Tỉnh Thừa Thiên Huế là tỉnh mới được tái thiết lập lại từ năm 1989, đãnhanh chóng hoà cùng với cả nước tạo thế, tạo đà vững bước đi lên; xâydựng Thừa Thiên Huế trở thành một trung tâm kinh tế-văn hoá-du lịch ngàycàng vững mạnh Trong quá trình phát triển kinh tế, tỉnh đã luôn quan tâmxây dựng ngành tài chính - thuế tạo nguồn thu ngân sách, đáp ứng đượcnhiệm vụ chi tiêu ngày càng cao của tỉnh nhà.

Kết quả thu ngân sách qua các năm ngày càng tăng, nhờ chính sáchthuế đã phần nào hợp lý, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanhphát triển; nuôi dưỡng được nguồn thu; Hệ thống quản lý thu thuế đã từngbước cải cách, hiện đại hóa, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng chođội ngũ công chức thuế, tăng hiệu quả trong quản lý thu thuế Tuy nhiện,Hệ thống chính sách thuế vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề ở chính sách thuế,cũng như trong quá trình tổ chức quản lý thu thuế Hệ thống chính sách thuếchưa bắt nhịp được với sự phát triển ngày càng cao về khoa học, công nghệ.Sự hội nhập và quá trình toàn cầu hóa một cách nhanh chóng đã làm chochính sách thuế cũng như công tác tổ chức quản lý thuế bộc lộ nhiều bất cập

Trang 2

và tính khả thi thấp Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức quản lý thu thì chưa phùhợp, thiếu chặt chẽ, chồng chéo, nặng nề nên gây thất thu lớn về số lượng cơsở, đơn vị thực tế có kinh doanh nhưng không nộp thuế hoặc nộp không đầyđủ, nợ đọng dây dưa thu ngân sách Trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế chưaphát huy hết tác dụng của công cụ thuế để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cólợi cho quốc kế dân sinh, thực hiện đóng góp hợp lý, công bằng cho Ngân

sách Nhà nước Vì vậy, việc chọn đề tài : "Nâng cao hiệu quả công tác thuthuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế" có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý

luận và thực tiễn.

2 MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Luận văn được thực hiện nhằm đạt được những mục đích sau đây:- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hệ thống hóa những vấnđề lý luận về thuế và công tác quản lý thuế.

- Phân tích đánh giá thực trạng về công tác quản lý thu thuế trên địabàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Nghiên cứu, đề xuất những giải pháp để hoàn thiện tổ chức bộ máyvà nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn, nhằm phấn đấu đưa tỉnhThừa Thiên Huế gia nhập câu lạc bộ thu ngân sách trên 2.000 tỷ đồng vàonăm 2010.

Đối tượng nghiên cứu là các sắc thuế chủ yếu đang thực hiện và cơ

cấu tổ chức bộ máy của Cục Thuế Thừa Thiên Huế hiện tại, đề ra cơ cấu tổchức mới theo hướng cải cách bộ máy hành chính và hiện đại hóa nền tàichính quốc gia, phù hợp thông lệ quốc tế và khu vực.

Phạm vi nghiên cứu là công tác quản lý thuế trong đó có nhấn mạnh

đến công tác thu thuế tại tỉnh Thừa Thiên Huế Với phạm vi đó, trọng tâmcủa vấn đề nghiên cứu chủ yếu bao gồm các loại thuế chủ yếu và các đối

Trang 3

tượng quản lý thu thuế của địa phương Nội dung chủ yếu của Luận văn : Từphân tích kết quả thu thuế qua từng năm chỉ ra ưu, nhược điểm và tác độngcủa chính sách thuế đến số thu Ngân sách, và phát triển kinh tế, thực hiệncông bằng xã hội ở địa phương; nghiên cứu các nguyên nhân về mặt chínhsách, chế độ, về tổ chức quản lý thu thuế, về đối tượng nộp thuế để đưa rađược những giải pháp tổ chức quản lý thuế khả thi trong thời gian tới.

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Do nét đặc thù của chủ đề nghiên cưu, để thưc hiện đề tài này, cácphương pháp nghiên cứu truyền thống và được sử dụng rộng rãi trong nghiêncứu khoa học xã hội đã được sử dụng Cụ thể của các phương pháp nghiêncứu này là: phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp duy vật biện chứng,phương pháp điều tra, thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu thống kê,phương pháp phân tích định lượng và phương pháp hạch toán, tứclà sử dụnghệ thống các chỉ tiêu GO, IC, để đánh giá kết quả và hiệu quả công tácquản lý thu thuế.

4 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Luận văn gồm 3 phần chính : ngoài phần mở đầu, kết luận, phần chínhcủa luận văn gồm bốn chương :

Chương 1 : Tổng quan lý luận về thuế và công tác quản lý thu thuế Chương 2 : Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.

Chương 3 : Thực trạng công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh TT-Huế.Chương 4 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quảnlý thu thuế trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

Trang 4

PHẦN 2- NỘI DUNG NGHIÊN CỨUCHƯƠNG 1

TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ

1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ THUẾ NHÀ NƯỚC

1.1.1 Khái niệm về thuế

Thuế trên thực tế đã tồn tại từ khi các Nhà nước hình thành, song cáclý luận về kinh tế của thế giới, cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất tuyệtđối khái niệm về thuế [33] Nhìn chung các quan điểm của các nhà kinh tếđưa ra, mới nhìn nhận từ những khía cạnh khác nhau của thuế, do đó khôngphản ánh đầy đủ bản chất chung nhất của phạm trù này Gần đây trong mộtsố công trình nghiên cứu về thuế các nhà kinh tế cho rằng, để vạch rõ bảnchất của thuế thì trong định nghĩa phải nêu bật được các khía cạnh sau : Nộidung kinh tế của thuế được đặc trưng bởi các quan hệ tiền tệ giữa Nhà nướcvới các pháp nhân và các thể nhân; những mối quan hệ dưới dạng tiền tệ nàyđược nảy sinh một cách khách quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt [39][42].Kết hợp những hạt nhân hợp lý của các quan niệm về thuế kể trên, có thể nêulên khái niệm tổng quát về thuế như sau:

Thuế là một khoản chuyển giao thu nhập bắt buộc từ các thể nhân vàpháp nhân cho Nhà nước theo các mức độ mà pháp luật quy định Khoảnchuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế để phục vụ cho mục tiêu phục vụlợi ích công cộng Nguồn thu về thuế không được sử dụng cho mục tiêu cá nhân.

Trong thực tế, ở nước ta hiện nay khi hình thành quỹ tiền tệ tập trung,Nhà nước thực hiện các chức năng của mình trong đó có chức năng quản lý

Trang 5

và xây dựng kinh tế thông qua việc kiến thiết, xây dựng, phát triển cơ sở hạtầng và các công trình phúc lợi xã hội khác thì người nộp thuế thông qua đóđựơc hưởng một phần kết quả nộp thuế của mình [22] Như vậy thuế ở nướcta luôn luôn là một khoản thu bắt buộc, không được hoàn trả trực tiếp chongười nộp thuế nhưng họ được gián tiếp hưởng lợi do chính sách đầu tư,phát triển của Nhà nước cho các công trình phúc lợi xã hội khác nhau [40][43]

1.1.2 Bản chất, chức năng của thuế

Từ khái niệm thuế nói trên ta có thể thấy được bản chất của thuếđược thể hiện bởi các thuộc tính bên trong vốn có của nó, những thuộc tínhđó có tính ổn định tương đối qua từng giai đoạn phát triển [43] Nghiên cứuvề thuế, người ta thấy có những đặc điểm riêng biệt để phân biệt với cáccông cụ tài chính khác như sau :

a) Thuế là một khoản chuyển giao thu nhập của các tầng lớp nhândân cho Nhà nước mang tính bắt buộc phi hình sự Tính bắt buộc phi hình sựlà thuộc tính cơ bản vốn có của thuế, phân biệt thuế với các hình thức huyđộng tài chính khác của Ngân sách Nhà nước [43].

Đặc điểm này vạch rõ nội dung kinh tế của thuế là những quan hệtiền tệ, được hình thành khách quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt, việc độngviên mang tính chất bắt buộc của Nhà nước ta [39]

Phân phối mang tính chất bắt buộc dưới hình thức thuế là mộtphương thức phân phối của Nhà nước mà kết quả của quá trình đó là một bộphận thu nhập của người nộp thuế được chuyển giao cho Nhà nước màkhông kèm theo một sự cấp phát hoặc những quyền lợi nào khác cho ngườinộp thuế.

Tính cưỡng bức, bắt buộc của việc chuyển giao thu nhập bắt nguồntừ những lý do sau :

Trang 6

Thứ nhất, hình thức chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế không

gắn với lợi ích cụ thể của người nộp thuế, do đó không thể sử dụng phươngpháp tự nguyện trong việc chuyển giao Để đảm bảo nhu cầu chi tiêu côngcộng Nhà nước tất yếu phải sử dụng quyền lực chính trị để bắt buộc các đốitượng có thu nhập phải chuyển giao [21].

Thứ hai, trong một xã hội hiện đại, các thành viên của cộng đồng

ngày càng có nhu cầu cao về hàng hóa công cộng [20] Nhìn chung đại bộphận hàng hóa công cộng do Nhà nước sản xuất và cung cấp Để sản xuất vàcung cấp hàng hóa công cộng tất yếu phải bỏ chi phí, các chi phí đó phảiđược bù đắp từ nguồn thu nhập của những người thụ hưởng hàng hóa côngcộng Song do tính chất của hàng hóa công cộng không thể phân bổ theokhẩu phần để sử dụng và không muốn sử dụng theo khẩu phần, do đó, khôngcó tính cạnh tranh, không thể trao đổi theo cơ chế thị trường Chính vì vậytrong việc cung cấp hàng hóa công cộng xuất hiện “người ăn không” nghĩa làkhông tự nguyện trả tiền cho việc thừa hưởng hàng hóa công cộng Do vậyđể có chi phí cho việc cung cấp hàng hóa công cộng, Nhà nước chỉ có thể sửdụng phương pháp bắt buộc “người ăn không” chuyển giao thu nhập từ khuvực tư sang khu vực công [22].

Tuy nhiên tính bắt buộc của thuế không có nội dung hình sự, nghĩa làhành động đóng thuế cho Nhà nước không phải là hành động xuất hiện khibiểu hiện phạm pháp, mà hành động đóng thuế là hành động thực hiện nghĩavụ của người công dân [26].

Từ đặc trưng này, thuế không giống như các hình thức huy động tàichính khác của ngân sách Nhà nước như phí, lệ phí, công trái hoặc hình thứcphạt bằng tiền Hình thức phạt bằng tiền cũng là hình thức bắt buộc, songviệc phạt bằng tiền chỉ xảy ra đối với người nộp phạt khi có hành vi vi phạmluật lệ làm phương hại đến lợi ích nhà nước hoặc cộng đồng [31]

Trang 7

b) Việc chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế không mang tínhchất hoàn trả trực tiếp, biểu hiện ở các khía cạnh:

Thứ nhất, sự chuyển giao thu nhập thông qua thuế không mang tính

đối giá, nghĩa là mức thuế mà các tầng lớp trong xã hội chuyển giao cho Nhànước không hoàn toàn dựa trên mức độ người nộp thuế thừa hưởng nhữngdịch vụ và hàng hóa công cộng do Nhà nước cung cấp [43], [20] Người nộpthuế cũng không có quyền đòi hỏi Nhà nước phải cung cấp hàng hóa, dịch vụcông cộng trực tiếp cho mình mới phát sinh khoản chuyển giao khoản thunhập cho Nhà nước, mặt khác mức độ cung cấp dịch vụ công cộng của Nhànước cũng không nhất thiết ngang bằng mức độ chuyển giao [1], [21]

Thứ hai, Khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế không

hoàn trả trực tiếp có nghĩa là người nộp thuế suy cho cùng sẽ nhận được cácdịch vụ công cộng của Nhà nước Đặc điểm này giúp chúng ta phân biệt sựkhác nhau giữa thuế và các khoản phí, lệ phí [23].

c) Việc chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế được quy địnhtrước bằng pháp luật.

Đặc điểm này, một mặt thể hiện tính pháp lí cao của thuế, mặt khácphản ánh sự chuyển giao thu nhập này không mang tính chất tùy tiện mà dựatrên những cơ sở khoa học nhất định và đã được xác định trong luật thuế.Những tiêu thức thường được xác định trước đối với thuế là : đối tượng chịuthuế, đối tượng nộp thuế, mức thuế phải nộp, thời hạn cụ thể và những chếtài mang tính cưỡng chế khác [23].

d) Các khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế chịu sự ảnhhưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội trong những thời kỳ nhất định.

Yếu tố kinh tế tác động đến thuế thường là mức độ tăng trưởng củanền kinh tế quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, giá cả, thị trường, sựbiến động của ngân sách Nhà nước

Trang 8

Yếu tố chính trị, xã hội tác động đến thuế thường là thể chế của Nhànước, tâm lí, tập quán của các tầng lớp dân cư, truyền thống văn hóa, xã hộicủa dân tộc Do thuế chịu sự ràng buộc của các yếu tố kinh tế, chính trị, xãhội như vậy nên người ta thường nói thuế mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xãhội tổng hợp [23].

e) Các khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế chỉ được giớihạn trong phạm vi biên giới quốc gia với quyền lực pháp lí của nhà nước đốivới con người và tài sản [23].

Tóm lại, những thuộc tính cơ bản trên đây của thuế đã phản ánh bảnchất và nội dung bên trong của thuế Từ những thuộc tính đó giúp ta phânbiệt thuế với các hình thức động viên khác của ngân sách nhà nước trên

nhiều phương diện khác nhau.

1.1.3 Hệ thống thuế và phân loại thuế

1.1.3.1 Khái niệm hệ thống thuế

Hệ thống thuế là tổng hợp các hình thức khác nhau mà giữa chúng cómối quan hệ mật thiết bao hàm việc xây dựng các sắc thuế, loại thuế;phương pháp thu, nộp trên những nguyên tắc nhất định Tùy thuộc vào khảnăng và ý đồ của từng Nhà nước trong việc điều tiết dòng thu nhập quốc dân,ở những giai đoạn lịch sử cụ thể mà hình thành những hệ thống thuế khácnhau Tuy vậy, bất kỳ một hệ thống thuế nào cũng phải bao gồm 2 bộ phận :Hệ thống chính sách thuế và Hệ thống quản lý thuế Chính sách thuế là tổnghợp các phương hướng của Nhà nước trong lĩnh vực thu nộp thuế; quản lýthuế là các biện pháp, thủ pháp thực hiện chính sách thuế để đạt được nhữngmục tiêu đã định

Khi xem xét hệ thống thuế của một quốc gia nhất định, người ta ítchú ý đến số lượng của các sắc thuế, các loại thuế trong hệ thống đó, mà chủ

Trang 9

yếu đánh giá, xem xét đến khía cạnh chất lượng của nó Mỗi quốc gia tùytheo điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội ở từng giai đoạn cụ thể mà định hướngxây dựng hệ thống thuế riêng của mình Hệ thống thuế đó phản ánh nhữngmục tiêu của Nhà nước đặt ra [41]

Ở Việt nam, trong giai đoạn 1990 – 1998, Hệ thống chính sách thuếđã được cải cách đáng kể, đã xây dựng được một hệ thống chính sách thuếgồm 9 sắc thuế và một số loại phí, lệ phí, cụ thể :

- Thuế doanh thu- Thuế hàng hoá - Thuế lợi tức

- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu - Thuế nông nghiệp

- Thuế tài nguyên - Thuế nhà, đất

- Thuế thu nhập dân cư- Thuế vốn

Và một số thuế mang tính chất lệ phí (như thuế môn bài, thuế sátsinh…) [41].

Hệ thống chính sách thuế hiện nay được xây dựng và hoàn chỉnh cótính pháp lý cao nhất đó là các văn bản Luật và đã đáp ứng được một số yêucầu của một hệ thống chính sách thuế hiện đại, đó là :

+ Về tài chính : Đã bao quát hết mọi nguồn thu có thể bồi dưỡng,khai thác và động viên nhằm đáp ứng được nhu cầu chi tiêu cần thiết ngàycàng tăng của ngân sách nhà nước, tạo được phần tích lũy cho phát triển kinhtế, xây dựng cơ sở hạ tầng

Trang 10

+ Về kinh tế : Thực sự phát huy tác dụng là công cụ có hiệu lực củaNhà nước tích cực góp phần quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tăngcường hạch toán kinh tế, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh Thựchiện tốt chính sách kinh tế đối ngoại trong quá trình hội nhập với khu vực vàthế giới.

+ Về xã hội : Từng bước thực hiện yêu cầu động viên đóng góp côngbằng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư, giảm dầnkhoảng cách chênh lệch về thu nhập và tiêu dùng xã hội, góp phần ổn địnhchính trị, kinh tế, an toàn xã hội.

+ Về nghiệp vụ : Chính sách chế độ đã có sự đơn giản, rõ ràng, dễhiểu, dễ kiểm tra; phát huy được quyền dân chủ và nâng cao được tráchnhiệm và nghĩa vụ công dân về thuế [41].

1.1.3.2 Phân loại thuế

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, quản lý và tổ chức hành thutrong thực tế, người ta tiến hành phân loại thuế theo một số tiêu thức nhất định.

1.1.3.2.1 Phân loại theo tính chất kinh tế của thuế

Theo cách phân loại truyền thống đã hình thành từ rất lâu, thuế đượcchia thành hai loại : thuế trực thu và thuế gián thu Sự phân loại này phụthuộc vào đối tượng đánh thuế, mối quan hệ tương hỗ giữa người nộp thuếvà nhà nước.

- Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp lên một khoản thu nhập (tiềnlương, lợi nhuận, lợi tức ) hoặc tài sản (ruộng đất, nhà cửa, chứng khoán )nào đó của người nộp thuế.

Thuế trực thu thường đụng chạm trực tiếp đến lợi ích của người nộpthuế, dễ gây ra tâm lý bất bình trong nhân dân Ở nước ta, trong hệ thốngthuế hiện hành, các loại thuế dưới đây được xem là thuế trực thu : như thuế

Trang 11

lợi tức, thuế thu nhập, thuế tài nguyên, thuế nhà đất và thuế sử dụng đất nôngnghiệp.

- Thuế gián thu là một loại thuế đánh vào hàng hoá, dịch vụ và đượcấn định dưới hình thức một khoản phụ thêm được cấu thành trong giá cảhàng hoá, dịch vụ nhằm điều tiết một phần thu nhập của người tiêu dùng.

Khi áp dụng hình thức thuế gián thu, mối quan hệ giữa người nộp thuếvà nhà nước được thể hiện một cách gián tiếp.

Ngày nay, sự phân biệt giữa thuế trực thu và thuế gián thu không cònrõ nét như trước đây Ở giác độ hành chính đã có sự thống nhất quản lý đốivới hai loại thuế Trong các hệ thống thuế hiện đại, còn tồn tại hai phươngthức thu thuế, nhưng mỗi phương thức đều tương ứng với hình thức thu giántiếp Thuế lúc này sẽ do người chủ các đơn vị nộp đối với các khoản lươngbổng, hoặc do chủ ngân hàng nộp đối với các khoản tiền lãi về động sản, haydo người bán hàng nộp đối với các khoản chi tiêu Tuy nhiên, thuế trực thuđáp ứng yêu cầu đánh thuế dựa trên khả năng chi trả hơn thuế gián thu, thuếsuất trung bình sẽ tăng khi thu nhập gia tăng, và những người có thu nhậpcao sẽ phải chịu thuế suất trung bình cao hơn [43].

1.1.3.2.2 Phân loại theo đối tượng đánh thuế

Phân loại theo đối tượng đánh thuế, hệ thống thuế bao gồm các loại:- Thuế đánh vào hàng hoá: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, nhậpkhẩu, thuế giá trị gia tăng.

- Thuế đánh vào thu nhập, như: thuế lợi tức, thuế thu nhập.

- Thuế đánh vào tài sản, như: thuế nhà, thuế đất, thuế chuyển quyền sửdụng nhà, đất

- Thuế đánh vào các tài sản thuộc sở hữu công cộng, như: thuế tàinguyên, thu vốn ngân sách.

Trang 12

Vận dụng cách phân loại này trong thực tế cho thấy hệ thống thuế baogồm nhiều loại thuế với những tác dụng riêng có khác nhau, từng loại thuếphát huy vai trò điều tiết trong các lĩnh vực nhất định song chúng vừa hổ trợ,bổ sung cho nhau để đảm bảo thực hiện chức năng toàn diện của hệ thốngthuế.

Ngoài ra còn một số cách phân loại như:

- Phân loại thuế dựa vào tính chất lũy tiến và lũy thoái

- Phân loại thuế theo chế độ phân cấp quản lý, điều hành ngân sách:Thuế nhà nước, thuế địa phương

- Phân loại theo phương thức sử dụng: Thuế tổng hợp, thuế chuyêndùng [43].

1.1.4 Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường

Quản lý Nhà nước đối với kinh tế là một chức năng vốn có của Nhànước, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thì nhất thiết vai trò đó càng đượccoi trọng và phát huy Với vai trò chủ yếu là tạo ra cơ sở pháp lý cho sự pháttriển kinh tế - xã hội, sự can thiệp tích cực của Nhà nước thông qua hệ thốngPháp luật, đặc biệt là pháp luật tài chính, thuế, ngân hàng, trong đó vai tròcủa thuế trở nên cực kỳ quan trọng Thuế được coi là công cụ điều tiết vĩ mônền kinh tế, là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, có ảnh hưởng tolớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội Thuế điều tiết thu nhập trong xã hội vàgóp phần đảm bảo công bằng xã hội [20].

 Thuế là khoản thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước :

Để có một nền tài chính Quốc gia lành mạnh chủ yếu phải dựa vàonguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân Đặc biệt đối với nước ta hiện nay,các khoản viện trợ giảm xuống nhiều thì thuế phải trở thành nguồn thu chủyếu của Ngân sách quốc gia, là một bộ phận cơ bản của chính sách tài chính

Trang 13

quốc gia Sau 20 năm đổi mới tình hình kinh tế nước ta có nhiều chuyển biếntích cực Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau tăng hơn năm trước, bình quântrong 5 năm 2001-2005 là 7,5% [42] Lạm phát được kìm hãm và đẩy lùi, thịtrường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu tăng, tạo điều kiện cho sản xuấttrong nước phát triển Quan hệ kinh tế đối ngoại từng bước được mở rộng vàphát triển hội nhập Trong bối cảnh đó thu ngân sách hàng năm tăng đều đặnnăm sau cao hơn năm trước đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên, chi đầutư phát triển, góp phần tích lũy cho Ngân sách và cả việc chi trả nợ vay.Được như vậy thuế đã góp phần tích cực trong việc tăng thu Ngân sách Tỷlệ động viên GDP vào Ngân sách Nhà nước ngày càng tăng Trong đó mứcđộng viên thuế và phí chiếm vai trò quan trọng.

So thu thue noi đia65,48670,94390,671

Đơn Vị TínhNghìn Tỷ ĐồngNguồn: Tổng Cục Thuế, 2005

Sơ Đồ 1 : Kết quả thu ngân sách của nước ta giai đoạn 2003 – 2005

Ngân sách Nhà nước được thu từ nhiều nguồn khác nhau: Từ thuế,Phí - lệ phí, viện trợ nước ngoài, tín dụng nhưng thuế và phí, đặc biệt là thuếlà nguồn thu chủ yếu, là bộ phận cơ bản của nền tài chính quốc gia ở các

Trang 14

nước phát triển, thuế chiếm trên dưới 90% tổng thu ngân sách Ở Việt Namvai trò của thuế trong tổng thu ngân sách chiếm tỷ trọng lớn ngày càng tăng.Trong năm 1990 tỷ trọng thuế và phí trong Tổng thu ngân sách nhà nước(NSNN) là 76,8%, năm 2001 tăng lên 96,5% và tỷ lệ điều tiết từ GDP hàngnăm khoảng 21-22%; tốc độ thu ngân sách qua các năm được thể hiện theobiểu đồ trên về kết quả thu ngân sách của nước ta [37]

Với cơ cấu nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần Hệ thống thuếđược áp dụng thống nhất, đồng bộ giữa các thành phần kinh tế đã bao quáttoán bộ mọi hoat động sản xuất kinh doanh.

Các nguồn thu nhập, mọi tiêu dùng của xã hội thuế đã hoàn thànhđược nhiệm vụ tập trung tích lũy ngân sách đảm bảo cho yêu cầu chi củaNhà nước về các mặt: Chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển

 Thuế là công cụ quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế:

Thuế là một công cụ sắc bén của Nhà nước để quản lý kinh tế - xãhội với chức năng chủ yếu là đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nướcvà điều tiết vĩ mô nền kinh tế, hướng dẫn tiêu dùng khuyến khích sản xuấtphát triển theo định hướng của Nhà nước [32].

Một trong những yêu cầu có tính nguyên tắc là chính sách thuế phảiphù hợp với chiến lược phát triển kinh tế trong từng thời kỳ Do vậy, bằngcác sắc thuế khác nhau áp dụng đối với từng ngành, từng lĩnh vực khác nhau.Nhà nước điều chỉnh quy mô đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực khác nhau.

Thực hiện cân đối hàng - tiền, cân đối cung cầu ở tầm vĩ mô, hìnhthành cơ cấu kinh tế hợp lý giữa các ngành, các vùng lãnh thổ giữa Trungương và Địa phương đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng tích lũy trong toànbộ nền kinh tế quốc dân Đây là điều kiện quan trọng ổn định để thúc đẩy tốcđộ phát triển của nền kinh tế.

Trang 15

Thông qua Pháp luật thuế Nhà nước xác định đúng đắn cơ cấu vàquan hệ giữa các sắc thuế, quy định chính xác, hợp lý đối tượng nộp thuế,chế độ miễn giảm, phương pháp quản lý thuế để đảm bảo việc thu đúng thuđủ đồng thời khuyến khích, nâng đỡ những hoạt động sản xuất kinh doanhcần thiết cho xã hội, khuyến khích những thành phần kinh tế cần thiết, cácdanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả Đồng thời hạn chế, thu hẹpnhững ngành nghề, những mặt hàng cần thiết phải hạn chế kể từ sản xuất đếntiêu dùng xã hội theo định hướng của chiến lược phát triển kinh tế của Đảng,Nhà nước có lợi cho quốc kế dân sinh.

"Khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần

kinh tế cạnh tranh và chống độc quyền không thể áp dụng một cơ chế tàichính đồng nhất cho các doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn chuyển đổihiện nay (giữa các doanh nghiệp kinh doanh theo cơ chế thị trường và cácdoanh nghiệp phục vụ các lợi ích công cộng) để điều tiết kinh tế - xã hội.Mặt khác để chống độc quyền cần thiết phải có Luật về mặt tài chính cầnphải sử dụng công cụ thuế" [Trích Lê Thanh Huệ, trang 37]

Thuế góp phần khuyến khích việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảovệ môi trường sinh thái đồng thời khuyến khích việc khai thác, sử dụng mộtcách tiết kiệm có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, vật tư trong nước [8].

Bằng các quy định phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế,Thuế không những khuyến khích được hoạt động xuất khẩu hàng hoá nộiđịa, từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển đồng thời thuế đã tạo điều kiện tốt choquan hệ hợp tác quốc tế trong khu vực và quốc tế Mở rộng, phát triển đầu tưhợp tác quốc tế thông qua chính sách khuyến khích đầu tư và xuất nhập khẩu [15].

 Thuế góp phần bảo đảm bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế

và góp phần thực hiện công bằng xã hội:

Trang 16

Hệ thống thuế mới bao gồm 9 sắc thuế được áp dụng thống nhất đốivới mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề và các tầng lớp dân cư Các đốitượng nộp thuế bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với việc nộp thuế, khôngmột ai có những đặc quyền đặc lợi riêng Chính sách thuế không phân biệt,ưu tiên hay hạn chế giữa các thành phần kinh tế Mọi tổ chức, cá nhân đềuphải chịu sự điều chỉnh giống nhau của Pháp luật thuế [10].

Thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập quốc dân bằng các sắcthuế và các mức thuế suất khác nhau đối với từng lĩnh vực, từng mức thunhập Nhà nước thực hiện việc điều tiềt thu nhập giữa các thành phần kinh tếvà các cá nhân trong xã hội Bằng cách đó, Nhà nước thu hẹp, rút ngắnkhoảng cách chênh lệch quá mức về thu nhập giữa các bộ phận trong xã hội.Người có thu nhập cao phải nộp thuế cao, người có thu nhập thấp nộp thuếthu nhập ít [17].

Nhưng đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, các cá nhân sảnxuất kinh doanh giỏi, có hiệu quả bằng cách thừa nhận các khoản thu nhậphợp pháp của họ.

Trong điều kiện kinh tế chưa phát triển, ý thức Pháp luật, tính tự giáccủa số lớn các đối tượng nộp thuế chưa cao Để đảm bảo sự công bằng vềnghĩa vụ nộp thuế thì một việc hết sức quan trọng là phải tăng cường côngtác quản lý thu thuế Thông qua việc kiểm tra, thanh tra việc chấp hành Phápluật thuế phát hiện và xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm Pháp luật thuế Từyêu cầu đó trong mọi luật thuế đều quy định rõ các biện pháp xử phạt, cưỡngchế Nhờ đó thuế đã góp phần tích cực trong việc thực hiện nghĩa vụ nộpthuế của các tổ chức, cá nhân trong xã hội Góp phần vào việc thực hiệncông bằng xã hội nói chung.

Trang 17

1.2 QUẢN LÝ THUẾ

1.2.1 Khái niệm

Quản lý thuế là quá trình tổ chức, quản lý và kiểm tra việc thực hiệnnhững quy định trong luật thuế nhằm huy động đầy đủ những khoản tiềnthuế vào ngân sách nhà nước theo luật định [7][20].

1.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế+ Hệ thống chính sách, pháp luật thuế

Hệ thống chính sách, pháp luật thuế được áp dụng thống nhất đối vớimọi thành phần kinh tế phải đảm bảo được sự động viên đóng góp bình đẳngvà thực hiện công bằng xã hội Hệ thống thuế phải thực sự khuyến khích mọithành phần kinh tế, mọi ngành nghề kinh doanh, các tổ chức và cá nhân bỏvốn, lao động, đầu tư trang thiết bị và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuậtcho sản xuất kinh doanh theo quỹ đạo của kế hoạch nhà nước [44], [23].

Hệ thống thuế mang tính chấp vá, chồng chéo, thiếu căn cứ kinh tế, cóthể vừa gây lạm thu, vừa gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước Ngượclại, hệ thống chính sách thuế khoa học, đơn giản, dễ hiểu và ổn định trongthời gian dài tạo điều kiện nâng cao hiểu biết và nhận thức về nghĩa vụ côngdân đối với thuế, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của các tầnglớp dân cư và tự giác chấp hành luật thuế, từ đó tác dụng thúc đẩy hạch toánkinh tế, thực hiện nghiêm chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ [31].

+ Tổ chức bộ máy quản lý thuế

Yếu tố này có vai trò quan trọng mang tính quyết định cho việc thựcthi chủ trương, chính sách, bảo đảm thắng lợi cho công cuộc cải cách thuế.Hệ thống bộ máy quản lý thuế phải được kiện toàn, củng cố để có đủ điềukiện thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ của cả hệ thống thuế Bộ

Trang 18

máy quản lý thuế phải thống nhất từ trung ương đến địa phương, bảo đảmhiệu lực của cả hệ thống trong quá trình triển khai hệ thống chính sách thuếmới [2], [29].

Phẩm chất cách mạng và năng lực toàn diện của các cán bộ quản lýthuế phải được nâng cao về quan điểm, lập trường, đạo đức, về trình độnghiệp vụ thuế, về khả năng tổ chức quản lý, thông thạo về kế toán, kiểmtoán, có trình độ ngoại ngữ, biết sử dụng vi tính phù hợp với sự phát triểncủa ngành và đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày càng cao trong tình hìnhhoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng đa dạng và phức tạp [41].

+ Quy trình quản lý thu nộp thuế

Đây chính là cơ chế vận hành hết sức quan trọng trong quá trình tổchức quản lý, hành thu Cần thiết phải xây dựng một quy trình quản lý, thunộp thuế, quyết toán thuế chặt chẽ từ khâu quản lý đối tượng nộp thuế, lậpbộ thuế và thông báo thuế, tổ chức thu nộp qua hệ thống kho bạc, theo dõichấm bộ thuế, quyết toán và xử lý nợ đọng, xem xét miễn giảm thuế, báo cáocung cấp thông tin trong hệ thống.

Mỗi đối tượng quản lý thuế, chẳng hạn đối tượng thực hiện thu theophương pháp khấu trừ, phương pháp kê khai hay khoán thuế hoặc theo từngsắc thuế như thuế nông nghiệp, thuế nhà đất, đều phải xây dựng một quytrình cụ thể, chặt chẽ theo nguyên tắc “khép kín”, có sự độc lập của từngkhâu, kiểm tra giám sát lẫn nhau [40].

+ Công tác tin học

Khối lượng công việc quản lý hành thu thuế là rất lớn, chi phí rất caovà ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu ngân sách nhà nước Phương phápcàng tiến bộ thì kết quả quản lý thu thuế càng cao Do vậy, việc ứng dụngcông nghệ tin học là một khả năng tốt nhất có tác dụng mạnh trong việc đẩy

Trang 19

mạnh cải cách thuế và phát huy những tiến bộ của ngành thuế trong công tácquản lý và hành thu thuế hiện nay [19], [20].

Đặc điểm của công tác quản lý thuế là phải quản lý trực tiếp đến từngđối tượng nộp thuế theo nhiều loại sắc thuế với số lượng đối tượng nộp thuếrất lớn mà theo quy định thì tất cả các chứng từ hoạt động kinh doanh, kêkhai nộp thuế, căn cứ tính thuế, thông báo thuế phải lưu giữ là nguyên tắc bắtbuộc Do vậy, nếu làm bằng phương pháp thủ công thì sẽ cần rất nhiều nhânlực và chi phí cao Mặt khác, sự sai sót, chậm trễ trong việc tính thuế và cungcấp thông tin để chỉ đạo hành thu sẽ có nhiều khả năng tạo ra kẽ hở để thấtthu thuế, tiêu cực trong công tác quản lý thu thuế Nếu ứng dụng tốt công táctin học sẽ tự động hoá các khâu công việc trên và theo một quy trình chặt chẽsẽ nâng cao tính pháp lý và hiệu quả sẽ rất tốt trong công tác quản lý hànhthu thuế hiện nay [40].

+ Công tác tuyên truyền chính sách thuế

Các chính sách chế độ, luật, pháp lệnh về thuế chỉ có thể thực thi mộtcách đầy đủ, thống nhất khi công tác phổ biến giáo dục được triển khai sâurộng trong quảng đại quần chúng Mọi tổ chức, cá nhân cần phải biết đầy đủcác quy định, những việc phải làm và mức độ sẽ bị xử lý đối với từng hànhvi trốn lậu thuế, không chấp hành nghiêm việc kê khai, đăng ký thuế; viphạm về sử dụng hoá đơn chứng từ, sổ sách kế toán, dây dưa nợ đọng trốnthuế Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế còn có ýnghĩa nâng cao tính tự giác, ý thức về nghĩa vụ của công dân đối với nhànước và sự kiểm tra giám sát của xã hội đối với việc thực thi các chính sách,pháp luật về thuế, đảm bảo tính công khai, công bằng xã hội [40].

+ Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng

Thuế là một trong những chính sách lớn của Đảng, Nhà nước Là côngcụ quan trọng để Nhà nước quản lý kinh tế, quản lý xã hội hay nói một cách

Trang 20

khác thuế là một phạm trù kinh tế - chính trị tổng hợp, do đó thực hiện chínhsách thuế không phải là công việc đơn phương của ngành thuế Cần có sựphối hợp với các đoàn thể và cơ quan có liên quan để triển khai đồng bộ việcthi hành chính sách thuế với các chính sách khác và quản lý kinh tế- xã hộitrên địa bàn [11].

Cần phát huy chức năng của các toà án hành chính kinh tế trong việcgiải quyết các tranh chấp giữa cơ quan thuế và người nộp thuế bảo đảm tínhkhách quan trong việc thực hiện đầy đủ các quy định về thuế của nhà nước [36].

+ Trình độ nhận thức và ý thức chấp hành luật thuế của nhân dânNhà nước đưa được công tác thuế vào quần chúng nhân dân là côngviệc rất quan trọng góp phần phát huy tác dụng của chính sách thuế; nângcao tính pháp lý của hệ thống chính sách thuế; giáo dục tính tự giác về nghĩavụ nộp thuế và quyền lợi được hưởng về thuế, tạo điều kiện giúp thuế trởthành công cụ mạnh mẽ trong trong điều khiển kinh tế quốc gia Nếu trình độnhận thức và ý thức chấp hành thuế của quần chúng nhân dân cao sẽ tạo điềukiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế đồng thời qua sự phản hồi nhữngvấn đề bất hợp lý sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật vềthuế [36].

Tóm lại, công tác quản lý thu thuế có nhiều nhân tố tác động, chúng tacần chú trọng đến những nhân tố cơ bản nhất, nhưng cũng không nên bỏ quanhững yếu tố khác về kinh tế-xã hội và tác động của môi trường.

1.2.3 Nội dung cơ bản của công tác quản lý thuế

1.2.3.1 Tổ chức bộ máy

Để thực hiện công tác quản lý thu thuế, trước hết bộ máy quản lý thuế phải được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương, mỗi bộ phận có chức năng riêng biệt, không chồng chéo đồng thời có sự phối hợp thống nhấtchặt chẽ, hỗ trợ nhau trong công tác quản lý thu thuế.

Trang 21

- Bộ máy thu thuế nhà nước được tổ chức thống nhất, thành hệ thốngdọc từ Trung ương đến các Quận, Huyện Ở Trung ương có Tổng Cục Thuếthuộc Bộ Tài Chính Ở Tỉnh, Thành Phố, Đặc khu trực thuộc trung ương cóCục Thuế thuộc Tổng Cục Thuế đồng thời chịu sự chỉ đạo của UBND cùngcấp Ở các Huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có Chi cục thuế chịu sựquản lý song trùng của Cục thuế và UBND huyện, thị cùng cấp Các đội thuếphường, xã trực thuộc chi cục quản lý và UBND phường, xã, thị trấn cùngcấp [6][40].

1.2.3.2 Chức trách, nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan thuế các cấp

- Tổng Cục Thuế :

Đây là cơ quan thuế cao nhất trong hệ thống thu thuế nhà nước Cơcấu gồm có: Các phòng chức năng và phòng nghiệp vụ được tổ chức theocác sắc thuế Tổng Cục Thuế có một số nhiệm vụ chủ yếu:

Một là, giúp Bộ Tài Chính soạn thảo các văn bản pháp qui về thuế vàcác khoản thu khác trình cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành và tổchức thực hiện thống nhất các văn bản này trong cả nước Tổng Cục thuếcũng được quyền ban hành theo ủy quyền của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính cácvăn bản về nghiệp vụ quản lý thu thuế và hướng dẫn cơ quan thuế cấp dướithực hiện thống nhất.

Hai là, hướng dẫn lập kế hoạch và tổng hợp kế hoạch thu thuế và thukhác trình Bộ trưởng Bộ Tài Chính xem xét để trình các cơ quan có thẩmquyền quyết định Tổng Cục thuế xem xét giao chỉ tiêu thu thuế và thu kháccho cơ quan thuế cấp dưới, hướng dẫn, chỉ đạo cấp dưới tổ chức thu thuế vàthu khác trên địa bàn và đảm bảo thu đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

Ba là, tổ chức thanh tra bộ máy thu thuế và các đối tượng nộp thuế; xửlý vi phạm theo luật định [31].

Trang 22

- Chi Cục Thuế

Về cơ cấu tổ chức, Chi Cục Thuế gồm các tổ chuyên môn, nghiệp vụvà các đội, tổ, trạm trực tiếp quản lý thu thuế Chi cục Thuế có các nhiệm vụchủ yếu sau:

+ Lập kế hoạch thu thuế hàng năm, quý, tháng trên địa bàn.

+ Tham gia với các cơ quan chức năng xét duyệt đăng ký kinh doanh,đăng ký nộp thuế Trực tiếp quản lý đăng ký tính thuế của các đối tượng nộpthuế do Chi cục quản lý.

+ Tổ chức các biện pháp thu thuế: tính thuế lập sổ thuế, thông báo sốthuế phải nộp; đôn đốc thực hiện đầy đủ, kịp thời mọi khoản thu vào Khobạc nhà nước; xem xét và đề nghị xét miễn, giảm thuế và các khoản thu kháctheo quy định của nhà nước; thực hiện thanh quyết toán kết quả thu thuế đếntừng hộ nộp thuế.

+ Tổ chức kiểm tra chống khai man lậu thuế; kiểm tra và xử lý các viphạm chính sách chế độ thuế; vi phạm kỷ luật trong nội bộ ngành thuế; giải

Trang 23

quyết các đơn khiếu nại theo thẩm quyền và theo sự ủy quyền của cơ quanthuế cấp trên.

+ Tổ chức công tác thống kê, kế toán, thông tin báo cáo tình hình vàkết quả thu nộp thuế theo chế độ quy định.

+ Quản lý kinh phí chi tiêu, trang phục, ấn chỉ của bộ máy thuế ởQuận, Huyện.

Năm 1992, ngành thuế tập trung sắp xếp lại bộ máy Chi Cục Thuếtheo chỉ thị 238 của Chính Phủ và thông tư số 64 của Bộ Tài Chính về việcthành lập các đội thuế Xã - Phường gắn với chính quyền cơ sở Đồng thờithực hiện qui trình thu thuế tách 3 bộ phận độc lập nhau : Bộ phận quản lý vàđôn đốc thu nộp, bộ phận tính thuế lập bộ và bộ phận kiểm tra thanh tra.

Việc gắn đội thuế phường, xã với chính quyền cơ sở đã có tác dụngtích cực trong việc điều tra lập bộ quản lý nguồn thu đầy đủ, sát thực tế và tổchức hành thu kịp thời; chống thất thu về doanh số và số đối tượng nộp thuế;góp phần thực hiện sự công bằng hợp lý về mức thuế của các đối tượng nộpthuế, tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa chính quyền và cơ quan thuế địaphương, đề cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở đối với công tác thuế, vìvậy chất lượng và hiệu quả quản lý thu thuế đã được nâng lên rõ rệt [23][31].

1.2.4 Nhiệm vụ cơ bản của công tác quản lý thuế

Nhiệm vụ của công tác quản lý thuế là làm thế nào để quản lý tốt đốitượng nộp thuế, quản lý đối tượng tính thuế, tính thuế đúng và nộp thuế vàongân sách nhà nước kịp thời, đúng quy định.

1.2.4.1 Quản lý đối tượng nộp thuế

Đối tượng nộp thuế là cá nhân, đơn vị, tổ chức có thu nhập có nhiệmvụ chuyển giao một bộ phận thu nhập của mình cho nhà nước thông qua việc

Trang 24

đóng thuế Đối tưọng nộp thuế thưòng rất đông và đa dạng do đó công tácquản lý ĐTNT cũng phải tuỳ theo đặc điểm của đối tượng để quản lý Trongquản lý đối tượng nộp thuế, yêu cầu phải tổ chức lực lượng cán bộ trực tiếphợp lý, nhất là đội thuế phường xã, số lượng đối tượng nộp thuế và cácngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để bố trí cán bộ phù hợp, có khảnăng quản lý bao quát đến thôn, tổ dân phố, đường phố Trách nhiệm của cánbộ thuế phải nắm chắc tất cả các tổ chức, cá nhân đang hoạt động sản xuất,kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn theo từng ngành nghề, quy mô kinh doanh,quan trọng là theo dõi cho được các biến động của các đối tượng kinh doanh:cơ sở mới phát sinh, đang tạm nghỉ, nghỉ hẳn, tái hoạt động, kinh doanh vãnglai, các hoạt động kinh doanh ngầm, các đối tượng xin nghỉ nhưng thực chấtvẫn kinh doanh trốn thuế, kinh doanh không đúng ngành nghề theo giấyphép, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại Đây là khâu cơ bản trongcông tác quản lý thu thuế.

Hệ thống cấp mã số thuế của ngành thuế ra đời góp phần tích cực vàocông tác quản lý thu thuế của ngành Mã số thuế là nhân tố cơ bản để ngànhthuế thực hiện hiện đại hoá công tác quản lý thu thuế, quản lý chặt chẽ cácđối tượng nộp thuế trên địa bàn toàn quốc và thực hiện đối chiếu chéo cáchoạt động kinh doanh giữa các đối tượng nộp thuế nhằm phát hiện cáctrường hợp kê khai sai để trốn lậu thuế hoặc đề nghị hoàn thuế sai Mặt khác,hệ thống mã số thuế còn được sử dụng khai thác phục vụ cho công tác quảnlý nhà nước [39],[43], [16].

1.2.4.2 Quản lý đối tượng tính thuế

Theo [1], [11] thì trong giai đoạn hiện nay, quản lý đối tượng tính thuếthật sự là một vấn đề khó khăn Để thực hiện tốt khâu quản lý này đòi hỏiphải có các điều kiện sau:

Trang 25

+ Về phía quản lý nhà nước phải xây dựng các định mức (sản lượng,giá tính thuế, tỷ lệ động viên, mức thuế suất ) sát hợp theo từng ngành nghề,quy mô kinh doanh và điều kiện kinh doanh của từng địa phương, từng vùngkinh tế có tính chất hướng dẫn kinh doanh đồng thời giúp công tác quản lýkinh tế của nhà nước chặt chẽ hơn.

+ Các tổ chức cá nhân kinh doanh phải chấp hành tốt pháp lệnh kếtoán-thống kê, thực hiện tốt chế độ sổ sách kế toán và hạch toán kinh tế đầy đủ.

+ Trong hoạt động kinh doanh phải thực hiện tốt chế độ hoá đơn,chứng từ hợp pháp.

+ Cán bộ thuế phải có trình độ nghiệp vụ giỏi, đồng thời phải am hiểuvề hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của đối tượng nộp thuế để theodõi quản lý chuẩn xác.

+ Mọi sự vi phạm phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.Các vấn đề trên tuy rằg pháp luật đều có quy định, nhưng thực chất sựchấp hành của các tổ chức, cá nhân kinh doanh chưa thật nghiêm túc: đối vớidoanh nghiệp nhà nước thì thực hiện khá chặt chẽ, nhưng đối với khu vựckinh tế ngoài quốc doanh thì quá trình kinh doanh gắn với lợi ích cá nhânnên rất khó quản lý được doanh số tính thuế một cách đầy đủ [31][39].

1.2.4.3 Công tác tính thuế

Nếu quản lý tốt đối tượng nộp thuế, xác định đúng đối tượng tính thuếthì tính thuế sẽ dễ dàng Tuy nhiên việc xác định đối tượng tính thuế rất phứctạp, việc tính thuế, lập sổ thuế, tính thuế nợ, tính phạt, miễn giảm thuế, làcông việc rất tốn nhiều công sức và rất dễ nhầm lẫn, gây thất thu thuế hoặckhông công bằng trong đối tượng nộp thuế Cần phải cải tiến phương pháptính thuế thủ công sang tự động hoá bằng máy vi tính và cập nhật kịp thời

Trang 26

các thông tin về kết quả kinh doanh và khả năng nộp thuế của các tổ chức, cánhân kinh doanh để tính thuế nhanh chóng, chuẩn xác, thông báo nộp thuếkịp thời đến đối tượng nộp thuế.

Về phía đối tượng nộp thuế, do trình độ còn hạn chế và không đồngđều do đó đòi hỏi cần phải có chính sách thuế đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu vàtạo điều kiện cho đối tượng nộp thuế tự kê khai, tự tính và tự nộp thuế vàongân sách nhà nước.

1.2.4.4 Nộp thuế vào ngân sách nhà nước

Nộp thuế vào ngân sách nhà nước kịp thời là kết quả sau cùng củacông tác hành thu Đối với các doanh nghiệp tự kê khai, nộp thuế trực tiếpvào Kho bạc Nhà nước thì khâu kiểm tra tờ khai thuế cần được thực hiệnnhanh và chuẩn xác để đối tượng nộp thuế trực tiếp nộp thuế vào Kho bạcNhà nước Đồng thời cơ quan thuế phải cập nhật số liệu nộp thuế của từngđối tượng để nắm chắc thông tin, đôn đốc hoặc xử lý các trường hợp chậmnộp thuế.

Đối với các hộ kinh doanh ngoài quốc doanh nộp thuế trực tiếp tạiKho bạc hoặc đội thuế thì công tác kiểm tra, đôn đốc nộp thuế khá vất vả,bởi vì số lượng đối tượng nộp thuế rất đông, việc thông báo thuế phải kịpthời đồng loạt và phải đến nơi kinh doanh đôn đốc nộp thuế Việc theo dõicập nhật thông tin số liệu về ĐTNT thường không được kịp thời và chưa đầyđủ nên chậm xử lý các trường hợp chậm nộp thuế, trốn thuế có nhiều khảnăng xảy ra Từ sự chậm trể và xử lý vi phạm không nghiêm theo quy địnhcủa pháp luật thường xuyên như vậy, đã tạo thành thói quen cho đối tượngnộp thuế, làm giảm hiệu lực thi hành của luật thuế và dễ sinh ra tiêu cựctrong công tác quản lý thu thuế Do đó cần có những quy định cụ thể và phốihợp với chính quyền địa phương xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đảmbảo thực thi chính sách thuế.

Trang 27

1.2.4.5 Công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế

Thanh tra, kiểm tra thuế nhằm thực hiện nhiệm vụ thu đúng, thu đủ,thu kịp thời vào ngân sách nhà nước đảm bảo công bằng xã hội, chống cáchành vi kinh doanh trái pháp luật, buôn lậu trốn thuế Giúp cho đối tượngnộp thuế thực hiện tốt các chính sách, pháp luật về thuế, đề ra những biệnpháp chấn chỉnh kịp thời những sai sót của đối tượng nộp thuế, những thiếusót về chính sách, chế độ thuế; đồng thời thấy được những ưu, nhược điểmtrong quy trình quản lý thu thuế.

Thật ra công tác quản lý thu thuế không chỉ là một số nghiệp vụ chủyếu như nêu trên mà là cả một quy trình quan hệ phối hợp giữa sự lãnh đạocủa chính quyền các cấp, giữa các Sở, Ngành và Cơ quan chức năng với cơquan thuế trong tất cả các khâu công việc của công tác quản lý thu thuế đếntừng đối tượng nộp thuế.

1.3 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNGTÁC QUẢN LÝ THUẾ

Để huy động một bộ phận GDP vào NSNN, đáp ứng nhu cầu chi tiêucần thiết, Nhà nước cần ban hành các chính sách thuế (Hệ thống chính sáchthuế) Nhưng muốn đưa các chính sách thuế vào đời sống xã hội phải thôngqua hệ thống quản lý thuế để tổ chức thực thi các chính sách thuế Hệ thốngquản lý thuế bao gồm: Cơ cấu tổ chức bộ máy,các quy trình quản lý vềnghiệp vụ và lực lượng đội ngũ cán bộ công chức

Giữa hai nội dung hệ thống chính sách thuế và hệ thống quản lý thuếluôn có mối quan hệ hữu cơ, hệ thống chính sách là cơ sở là tiền đề để hìnhthành hệ thống quản lý thuế và ngược lại hệ thống quản lý thuế là nơi tổchức thực hiện các chính sách thuế là nơi đưa chính sách thuế đi vào cuộcsống và từ đó phản ảnh những chính sách không phù hợp cần phải sửa đổi,

Trang 28

phải bãi bỏ hay xây dựng ban hành chính sách mới Có hệ thống chính sáchthuế tốt nhưng không có bộ máy quản lý tốt thì hiệu quả quản lý cũng khôngcao và ngược lại nếu có tổ chức bộ máy tốt nhưng không có hệ thông chínhsách thuế hiệu quả, bao quát hết nguồn thu thì cũng không đảm bảo được yêucầu đặt ra Trong thực tế người ta thường gọi hệ thống chính sách thuế và hệthống quản lý thuế là Hệ thống thuế hay gọi tắt là công tác quản lý thuế [36][43].

Để đánh giá một hệ thống thuế được coi là tích cực, hiệu quả haykhông phải là một công việc dễ dàng Tuy nhiên, nếu xem xét các yêu cầuchung của sự phát triển nền kinh tế quốc dân, cũng như đòi hỏi một nền xãhội dân chủ trong việc xác lập một hệ thống thuế tích cực, phù hợp thì tấtyếu phải đặt ra những tiêu thức cần thiết cho việc xây dựng một hệ thốngthuế hiệu quả Adam Smit (1723-1790) – người đặt nền móng cho khoa họctài chính trong tác phẩm nền tảng của mình “Nghiên cứu về bản chất vànguyên nhân giàu có của nhân loại” đã vạch ra 4 nguyên tắc cơ bản xây dựnghệ thống thuế hợp lý đó là:

+ Thuế phải được huy động phù hợp với khả năng và sức lực của dân cư.+ Mức thuế và thời hạn thanh toán cần phải được xác định chính xác+ Thời gian thu thuế cần phải được quy định thuận lợi đối với người nộp + Các chi phí để tổ chức thu nộp thuế cần phải thấp nhất.

Trên cơ sở các nguyên tắc kể trên, các nhà kinh tế học hiện đại đãhoàn chỉnh, bổ sung nó và khái quát hóa thành những tiêu chuẩn đánh giámột hệ thống thuế tích cực, hiệu quả Từ đó các tiêu chuẩn đó trở thành kimchỉ nam trong việc xây dựng hệ thống thuế các quốc gia có nền kinh tế theođịnh hướng thị trường đó là: Hệ thống thuế phải đảm bảo công bằng, minhbạch, thuận lợi và hiệu quả [43].

Trang 29

- Tính công bằng (về mặt xã hội tính công bằng còn mang ý nghĩa về

đạo đức-pháp luật) : Tính công bằng là đòi hỏi khách quan trong tiến trình

phát triển của lịch sử Trong một xã hội dân chủ, tính công bằng cần phảiđược thực hiện trước hết đối với sự phân chia gánh nặng của thuế khóa Cócông bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế mới động viên các thànhviên hăng hái hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững được thể chế chínhtrị Tuy nhiên cho đến nay, tiêu thức để đánh giá tính công bằng của một hệthống chính sách thuế cũng đang có nhiều ý kiến khác nhau Các nhà kinh tếcho rằng tính công bằng của thuế khóa phải dựa trên nguyên tắc công bằngtheo chiều ngang và nguyên tắc công bằng theo chiều dọc [43].

Hệ thống thuế được coi là công bằng theo chiều ngang : Nếu các cánhân về mọi mặt đều như nhau thì được đối xử ngang nhau trong việc thựchiện nghĩa vụ thuế Tuy nhiên trong thực tế nguyên tắc này tỏ ra khó áp dụngbởi vì nó không chỉ rõ tiêu thức nào xác định hai cá nhân như nhau, mặt khácnó cũng không nói rõ việc đối xử như nhau trong việc thực hiện nghĩa vụnộp thuế là như thế nào.

Hệ thống thuế được coi là công bằng theo chiều dọc, nếu người cókhả năng nộp thuế nhiều hơn thì phải nộp thuế cao hơn người khác Trongthực tế để áp dụng nguyên tắc này cần xác định rõ hai vấn đề : tiêu thức xácđịnh khả năng và mức độ nộp thuế cao hơn.

- Tính chính xác (hay còn gọi là tính minh bạch) : Một hệ thống thuế

chính xác thể hiện sự rõ ràng và minh bạch, trước hết phải chỉ rõ ai chịuthuế, mức thuế phải nộp và thời hạn nộp thuế.

Theo quan điểm này, trên thực tế thu nhập cá nhân là loại thuế minhbạch rõ ràng, còn thuế thu nhập công ty là loại thuế tồi, bởi vì người nộpthuế là công ty song người chịu thuế cuối cùng là các cổ đông và họ khôngbiết rõ phần thuế mà mình phải chịu bao nhiêu.

Trang 30

Nói chung hệ thống thuế không chính xác, rõ ràng và minh bạch sẽgây khó khăn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Tính thuận tiện: Tính thuận tiện thể hiện sự dễ hiểu, dễ thực hiện,

dễ quản ly và khả năng thích ứng một cách dễ dàng của hệ thống thuế vớinhững hoàn cảnh kinh tế thay đổi [31].

Nếu hệ thống thuế dễ có khả năng thích ứng thì mới phát huy đượcchức năng điều chỉnh của nó Hệ thống thu nhập là hệ thống có khả năngđiều chỉnh tự động với sự biến đổi của hoàn cảnh kinh tế Khi nền kinh tếthịnh vượng thì thu nhập tăng lên và từ đó số thuế đang thu trên thu nhập sẽtăng Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, thu nhập giảm thì số thuế thu nhậpsẽ giảm Đôi khi tính chất điều chỉnh tự động này không có tác động mạnhđối với sự biến đổi nền kinh tế, bắt buộc các Chính phủ phải chủ động điềuchỉnh các loại thuế và thuế suất Song sự điều chỉnh này chỉ có tác dụng tíchcực khi thời điểm điều chỉnh phù hợp với thời điểm thay đổi hiện trạng củanền kinh tế Để đảm bảo được yêu cầu này mà không vi phạm nguyên tắc đãđịnh, trong việc xây dựng hệ thống thuế cơ quan lập pháp chỉ ấn định khungthuế suất, việc tăng giảm thuế suất cụ thể thuộc về cơ quan hành pháp Cónhư vậy, mới đảm bảo cho hệ thống thuế thích ứng với hoàn cảnh kinh tế.

- Tính hiệu quả : hệ thống thuế phải đảm bảo tính hiệu quả xét trên

các mặt sau đây :

Thứ nhất, hiệu quả đối với nền kinh tế là lớn nhất.

Xét trên phương diện kinh tế, hành vi đánh thuế của Chính phủ baogiờ cũng ảnh hưởng đến việc phân bổ nguồn lực của xã hội và chịu sự chiphối của hai tác nhân có xu hướng vận động không đồng nhất là : Nhà nướcvà các lực lượng thị trường.

Trang 31

Sự phân bổ nguồn lực dưới tác động của thị trường thường dựa trênyêu cầu của các quy luật kinh tế thị trường, còn sự phân bổ các nguồn lựcdưới tác động của Nhà nước thường dựa trên yêu cầu của xã hội và yêu cầucủa quản lý, điều chỉnh theo chức năng của Nhà nước Nói chung sự phân bổnguồn lực dưới tác động của các lực lượng thị trường thường đạt được tínhhiệu quả cao Tuy nhiên do động cơ chủ yếu là lợi nhuận nên xét ở tầm vĩmô, việc phân bổ nguồn lực dưới tác động của các lực lượng thị trường,trong nhiều trường hợp không hoàn toàn mang lại hiệu quả chung cho nềnkinh tế quốc dân Bởi vậy, tất yếu cần phải có sự kết hợp và can thiệp củacác hệ thống phân bổ nguồn lực của Nhà nước, trong đó có công cụ thuế đểđiều chỉnh các xu hướng vận động khác nhau nhằm đảm bảo hiệu quả chungcủa nền kinh tế thị trường.

Như vậy tính hiệu quả kinh tế của thuế phải được xem xét trên haigóc độ: giảm tối thiểu những tác động tiêu cực của thuế trong phân bổ nguồnlực vốn đã đạt được hiệu quả dưới tác động của lực lượng thị trường; tăngcường vai trò của thuế đối với việc phân bổ nguồn lực chưa đạt được hiệu quả.

Thứ hai, hiệu quả tổ chức thu thuế là lớn nhất.

Điều đó thể hiện ở chỗ, tổng số thuế thu được nhiều nhất với chi phítổ chức thu thuế là thấp nhất Trên thực tế khi thu thuế bao giờ cũng phátsinh chi phí, đó là các khoản chi phí trực tiếp quản lý của cơ quan thuế vànhững chi phí gián tiếp do người nộp thuế gánh chịu Tính hiệu quả của thuthuế thể hiện: thuế thu được nhiều nhất trên cơ sở chi phí trực tiếp của cơquan thuế và chi phí gián tiếp của người nộp thuế là thấp nhất.

Các khoản chi phí trên gọi là phí hành chính và sự tăng hay giảm cáckhoản chi phí này phụ thuộc vào:

+ Tính phức tạp hay đơn giản của hệ thống chính sách thuế.

Trang 32

+ Số lượng và mức độ phân biệt của thuế suất đối với đối tượng nộpthuế cũng như cơ sở tính thuế.

+ Sự lựa chọn các loại thuế : Nói chung các loại thuế có cơ sở tínhthuế phức tạp, yêu cầu quản lý cao thường có chi phí hành chính lớn.

+ Hệ thống quản lý thuế: Nôi dung cơ bản của hệ thống quản lý thuếbao gồm: Xây dựng cơ cấu tổ chức các cơ quan từ trung ương đến địaphương hình thành một bộ khung cho toàn bộ guồng máy hoạt động, xâydựng hệ thống các quy định, quy trình quản lý về nghiệp vụ và về quan hệgiữa các bộ phận, các cơ quan trong toàn bộ máy và xây dựng một đội ngũlực lượng cán bộ đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyênmôn nghiệp vụ, trình độ kiến thức lý luận và kiến thức khoa học kỹ thuật Cả3 nội dung đó phải thống nhất chặt chẽ, không chồng chéo, trùng lắp Đây làyếu tố quan trọng mang tính chủ quan của con người do đó thường ảnhhưởng đến chi phí hành chính thuế làm giảm thiểu tính hiệu quả của công tácquản lý thuế.

Nhằm giảm bớt chi phí hành chính đòi hỏi hệ thống thuế phải đơngiản Mặt khác hệ thống thuế có đơn giản, dễ hiểu thì việc quản lý, kiểm trakiểm soát của nhà nước đối với người nộp thuế mới dễ dàng, thuận lợi.

Thứ ba, hiệu quả xã hội cao nhất: Đảm bảo giải quyết tối ưu các

chính sách xã hội.Điều này thường được thể hiện trong các chính sách thuếdo nhà nước ban hành.

* Vận dụng ở điều kiện ở nước ta hiệu quả của công tác thuế thể hiện: - Đảm bảo huy động thu nhập Quốc dân (GDP) vào ngân sách nhànước chiếm tỷ trọng khoảng từ 19%-22% Đồng thời tạo điều kiện để ngườinộp thuế, người chịu thuế có điều kiện mở rộng phát triển sản xuất kinhdoanh, nâng cao thu nhập và mức sống (gánh nặng về thuế vừa phải mà dânchúng có thể thực hiện được và tự nguyện thực hiện).

Trang 33

- Chi phí quản lý thuế/1 đồng tiền thuế nộp vào Ngân sách nhà nước làthấp nhất.Chi phí quản lý thuế được thể hiện trên hai mặt:

Một mặt là chi phí của cơ quan thuế: Bao gồm toàn bộ các khoản chiđể duy trì cho sự tồn tại, vận hành của bộ máy quản lý thuế, chi phí cho côngtác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế, chi phí cho việc đào tạo nguồnlực, chi cho các hoạt động phối hợp hổ trợ thực hiện nhiệm vụ thu thuế Inấn tài liệu ấn phẩm Mặt khác đó là chi phí của người nộp thuế như: Chi phícho việc kê khai, tính thuế, nộp thuế, quyết toán thuế Chi phí quản lý thuế làkhoản tiêu hao cho quá trình quản lý Do vậy, nếu ban hành một sắc thuếtăng số thu vào Ngân sách nhà nước nhưng tỷ lệ chi phí trên 1 đồng tiền thuếthu vào Ngân sách nhà nước với tốc độ cao hơn tốc độ tăng thu thì chưa thểcoi là chính sách thuế có hiệu quả.

Trên góc độ này, nếu ta gọi Z là số tiền chi phí cho công tác quản lýthuế, bao gồm : chi phí cho con người (ký hiệu là V) như: lương, phụ cấptheo lương, thưởng và các khoản chi đảm bảo hoạt động quản lý thu thuế (kýhiệu là C) bao gồm: chi hoạt động thường xuyên, chi nghiệp vụ phí; chi muasắm trang thiết bị; K là số thuế thu được hàng năm và P là hiệu quả công tácquản lý thuế thì hiệu quả công tác quản lý thuế được thể hiện bằng công thức:

K

P = - (Đơn vị tính : lần).

Z

P cho ta thấy được là chi ra 1 đồng cho công tác quản lý thuế thì thu

về được bao nhiêu đồng tiền thuế.Và

P/v = - (Đơn vị tính : lần).

V

Trang 34

P/v cho ta thấy được là chi ra 1 đồng cho con người làm công tác

quản lý thuế thì thu về bao nhiêu đồng tiền thuế cho Ngân sách.

Tóm lại, trong một xã hội dân chủ, văn minh thì công bằng trong thuếkhóa là một đòi hỏi tất yếu khách quan Việc đánh giá một hệ thống thuếđược gọi là công bằng, hiệu quả không phải là một công việc dễ dàng Đã cónhiều nhà kinh tế đưa ra các nguyên tắc xác định tiêu chuẩn công bằng, hiệuquả trong thuế khóa, song vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau và nói chungnhững nguyên tắc nêu ra đều mang tính định hướng Công bằng, hiệu quảtrong thuế khóa vẫn thuộc về nhận thức và quan điểm của mỗi Chính phủ.Tuy nhiên chính phủ nào cũng mong muốn xây dựng một hệ thống thuế saocho vừa tiện lợi, đơn giản dễ làm minh bạch và thực hiện với mức kinh phíhành chính thấp nhất, mặt khác hệ thống thuế vừa phải đảm bảo tính độc lậptrong cơ cấu hệ thống chính sách tài chính quốc gia nhưng vừa phải có sự hàihoà, tương thích với hệ thống các chuẩn mực quốc tế, mang tính hội nhập cao.

1.4 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰCVÀ NƯỚC TA VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ

1.4.1 Kinh nghiệm của một số nước về công tác quản lý thuế

1.4.1.1 Hàn Quốc

Kể từ năm 1997, nền kinh tế Hàn quốc đã phải chịu ảnh hưởng nặngnề của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, do đó vấn đề ưu tiên hàng đầucủa quốc gia là tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt trong hai lĩnh vực tàichính ngân hàng và doanh nghiệp Đến nay tuy đã có dấu hiệu phục hồi khảquan song quốc gia này vẫn phải đương đầu với những khó khăn trước mắttrong quá trình cải cách kinh tế và không thể không nghĩ tới các tác động tiêucực và sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu vốn đang tiếp tục suy thoái Trongnăm 2001, hàn quốc bắt tay vào thực hiện kế hoạch cải cách thuế nhằm tăng

Trang 35

tính ổn định và nhất quán của hệ thống chính sách thuế, với mục tiêu nhữngcải cách trong lĩnh vực này phải đáp ứng ba mục tiêu ngắn, trung và dài hạn.

Thực tế chỉ ra rằng, sự vận động của các yếu tố sản xuất giữa các quốcgia đang ngày càng dễ dàng hơn nhờ cơ chế giảm hàng rào thuế quan lêndòng luân chuyển vốn, hàng hóa và sự chênh lệch thuế suất giữa các quốcgia tác động lớn đến quyết định kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài.Một ví dụ điển hình là việc giảm thuế suất liên tục của các nước thành viênTổ chức phát triển kinh tế (OECD) trong cuộc cạnh tranh nguồn vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài Do đó mục tiêu xuyên suốt của kế hoạch cải cách thuếtrung hạn và dài hạn của Hàn quốc là tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, đồngthời tăng tính hiệu quả và công bằng của các chính sách thuế thông qua việcmở rộng diện tính thuế, đảm bảo nguồn thu từ thuế đồng thời giúp giảm gánhnặng thuế khóa, trợ giúp các công ty thực hiện cải cách, tránh tình trạng trốnthuế, nợ thuế khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy giảm rộng, đồng thời theokịp xu hướng giảm thuế suất, đẩy mạnh đa phương hóa thị trường xuất khẩucủa các quốc gia trên toàn cầu.

Một số nội dung chính của chiến dịch cải cách thuế của Hàn quốc là :Để giải quyết mâu thuẫn giữa việc phải tạo ra môi trường thuế hấpdẫn đầu tư nước ngoài (FDI) và nhu cầu cân bằng thu chi ngân sách, chínhphủ đã mở rộng diện tính thuế, đồng thời giảm thuế suất thay cho việc ápdụng các sắc thuế mới hay tăng thuế suất vốn chỉ có tác dụng tích cực khinền kinh tế đang trong thời kỳ thịnh vượng Chính sách mới trợ giúp rấtnhiều cho các đối tượng nộp thuế theo quy định của nhà nước, còn các đốitượng có hành vi trốn hoặc gian lận thuế phải chịu mức thuế phạt nặng hơnrất nhiều.

Tuy nhiên chính phủ Hàn quốc không chỉ thực hiện cải cách trongphạm vi thuế suất mà còn quan tâm đến việc tạo cơ chế hành thu thuế, đơn

Trang 36

giản hóa thủ tục nộp thuế, đặc biệt khuyến khích việc tự kê khai thanh toánthuế thông qua các phương tiện điện tử.

Kể từ 01/01/2002, để đảm bảo các mục tiêu phát triển dài hạn, nhữngcải cách thuế tiếp theo sẽ được chính phủ thực hiện nhằm phân chia đồngđều nghĩa vụ nộp thuế lên mọi thành phần kinh tế trong điều kiện khó khăncủa đất nước, đồng thời tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khíchđầu tư trong nước và nước ngoài, tạo nguồn lực tăng trưởng lâu dài cho nềnkinh tế.

Mục tiêu ưu tiên của cải cách thuế là đảm bảo gánh nặng thuế củatoàn bộ nền kinh tế không vượt quá tỷ lệ 22% GDP Trong khi đó chính phủvẫn phải tăng chi ngân sách để vực dậy nền kinh tế Để đồng thời đạt đượccác mục tiêu trên, chính quyền của Tổng thống Kim Tê Chung chấp nhậngiảm một phần nguồn thu ngân sách từ thuế khoảng 2,6 nghìn tỷ won(khoảng 2 tỷ USD).

Và để hỗ trợ những người làm công ăn lương, hộ kinh doanh, thuếsuất thuế thu nhập cá nhân sẽ được cắt giảm 10% cho mỗi bậc thu nhập chịuthuế, theo đó từ mức 10 – 40% (11 – 44% bao gồm cả thuế địa phương) sẽgiảm còn 9 – 36% (9,9 – 39,6%).

Tuy trên thực tế thuế suất thuế thu nhập cá nhân ở Hàn quốc thấp hơnso với các quốc gia khác nhưng chính phủ vẫn có ý định hạ thấp gánh nặngvề thuế cho những người làm công ăn lương và hộ kinh doanh vì họ sẽ phảichịu mức thuế suất cao hơn khi áp dụng hệ thống lương cơ bản và khuyếnkhích việc phổ biến các giao dịch bằng thẻ tín dụng Thuế suất áp dụng đốivới thu nhập từ bất động sản do các cá nhân nắm giữ sẽ giảm từ 20 – 40%xuống còn 9 – 36% tương ứng với các mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân.

Khu vực doanh nghiệp cũng nằm trong nỗ lực giảm thuế của chínhphủ Đối với thu nhập từ bất động sản của công ty, thuế suất giảm từ 47,3%

Trang 37

xuống còn 30,8%, phần vượt quá không phải chịu thuế suất bổ sung 15%như trước đây Mức thuế suất tương tự đối với thu nhập bổ sung mà hầu hếtcác doanh nghiệp phải chịu hiện nay cũng được bãi bỏ Với những cải cáchmới này, Hàn quốc hy vọng sẽ có những tác động mạnh mẽ nhằm khuyếnkhích các công ty cải cách cơ cấu và cải tiến cơ chế tài chính doanh nghiệp.

Mục tiêu tiếp theo trong chương trình đổi mới của Hàn quốc làkhuyến khích quá trình nghiên cứu phát triển sản xuất (R&D) và tăng vốnđầu tư Để thực hiện nội dung này, chính phủ Hàn quốc tăng mức khấu trừtrần đối với cổ phiếu đầu tư nghiên cứu và phát triển từ 5% lên 10%, đồngthời kéo dài thời hạn khấu trừ thuế hiện hành để tăng số ngành được hưởngkhấu trừ từ 22 lên 30 ngành.

Hơn nữa phạm vi của việc cho phép khấu trừ đầu tư đối với việc pháttriển tự động hóa và công nghệ thông tin được mở rộng từ các xí nghiệp vừavà nhỏ của mọi ngành nghề kinh doanh khác.

Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, Hàn quốc sẽ không giảm tiếpmức thuế suất vốn đang thuộc nhóm thấp nhất trong khối các nước OECD,hơn nữa do hiệu quả khuyến khích kinh tế của việc hạ thấp mức thuế suấtcòn chưa thực sự chắc chắn nên việc tiếp tục hạ mức thuế suất có thể làmtrầm trọng hơn việc thâm hụt ngân sách.

Một nội dung cải cách khá quan trọng không kém là mở rộng diệnđánh thuế Trong danh mục 180 điều khoản ưu đãi thuế trước đây, Bộ tàichính hàn quốc quyết định sẽ cắt giảm 56 mục nhằm khuyến khích tính côngbằng đối với nghĩa vụ nộp thuế của toàn dân trong điều kiện kinh tế khókhăn Việc xóa bỏ những ưu đãi này dự kiến sẽ tăng thu ngân sách khoảng0,6 nghìn tỷ won [42]

1.4.1.2 Anh quốc

Năm 1996, Cơ quan thu nội địa Anh đã đưa vào áp dụng cơ chế tự kêkhai, tự nộp thuế (TKTN) TKTN tác động tới hơn 8 triệu đối tượng nộp thuế

Trang 38

cá nhân, chủ yếu là các đối tượng làm thuê và tự kinh doanh với các côngviệc rất phức tạp, 700 000 tổ chức hợp danh và 300 000 quĩ tín thác

Về trách nhiệm tính thuế:

Thay đổi lquân trọng nhất của cơ chế là chuyển trách nhiệm xác địnhsố thuế phải nộp từ cơ quan thuế sang thành trách nhiệm của đối tượng nộpthuế (đối tượng nộp thuế phải chịu trách nhiệm tự khai, tự tính, tự nộp) [42].

a) Công tác quản lý thuế theo chức năng trong cơ chế tự kê khai,tự nộp thuế

* Công tác tuyên truyền hỗ trợ ĐTNT

Công tác tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT đóng vai trò quan trọng hàngđầu, là nhiệm vụ cơ bản của cơ quan thuế, nên số cán bộ làm công tác này làrất lớn chiếm khoảng 28% số cán bộ toàn ngành thuế Tuy nhiên, xu hướngngày càng giảm số cán bộ xuống do việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhưđiện thoại, internet vv nên công tác dịch vụ được thuận lợi hơn.

Cơ sở vật chất để thực hiện công tác hỗ trợ: được bố trí rất thuận tiện

cho người nộp thuế, là nơi tiếp nhận các loại văn bản giấy tờ gửi đến cơ quanthuế, được trang bị máy tính nối mạng để người nộp thuế có thể truy cập tìmhiểu chính sách thuế

- Tiến hành các chiến dịch tuyên truyền toàn quốc qua các phương tiệnphát thanh, truyền hình và internet, hoặc tại các địa điểm hỗ trợ của cơ quanthuế; cơ quan thuế có thể mở cửa tiếp khách hàng tại các trung tâm hỗ trợ cả7 ngày trong tuần và 24 giờ trong ngày

Trang 39

Đánh giá kết quả thực hiện:

Cơ quan thuế tổ chức công tác thanh tra nội bộ để kiểm tra công tácđược triển khai như thế nào và xây dựng hệ thống tiêu chí để đánh giá kếtquả thực hiện

* Công tác thanh tra thuế

Về tổ chức bộ máy thanh tra

Số cán bộ thanh tra chiếm khoảng 31% tổng số cán bộ toàn ngành.- Việc bố trí hệ thống thanh tra thuế:

a/ Tại văn phòng Cơ quan thuế cấp trung ương có các bộ phận:

+ Bộ phận tuân thủ đặc biệt: Nhóm này có chức năng điều tra những

đối tượng có hành vi trốn thuế, tránh thuế lớn để đưa ra toà khởi tố.

+ Bộ phận nội bộ ngành: Nhóm này có chức năng thanh tra trong nội

bộ ngành việc triển khai, thực hiện các quy định của luật và quy trình quychế của ngành đề ra.

+ Bộ phận chính sách thu: Có chức năng xây dựng các quy trình thanh

tra, sổ tay nghiệp vụ thanh tra, xây dựng phần mềm ứng dụng các chỉ tiêu,chuẩn mực trên mạng máy tính hỗ trợ cho công tác thanh tra

b) Về công tác xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm

Bộ phận chính sách thu thuế của trung ương hàng năm căn cứ vàonhiệm vụ của Tổng cục hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch thanh tra Cục

Trang 40

thuế trên cơ sở chỉ đạo của tổng cục để kế hoạch thanh tra trên địa bàn; Cácchi cục các phòng thanh tra của cục căn cứ vào chỉ đạo của cục dể xây dựngkế hoạch thanh tra cuả mình

+ Căn cứ vào nguồn nhân lực hiện có; Căn cứ vào ngành nghề, quymô của đối tượng thanh tra; Căn cứ vào số liệu trên tờ khai thuế năm, hệthống báo cáo tài chính, các thông tin trên hệ thống máy tính, kho dữ liệulịch sử về đối tượng để xác định mức độ rủi ro theo từng ngành nghề, từngđối tượng kinh doanh Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch thanh tra trình lãnhđạo đơn vị duyệt

* Về trình tự thực hiện thanh tra thuế tại nước Anh.

a/ Bộ phận chọn đối tượng thanh tra:

- Căn cứ vào nhiệm vụ và kế hoạch thanh tra của các Cục thuế giao,Căn cứ vào quy mô thanh tra và nguồn nhân lực của bộ phận thanh tra để xácđịnh số lượng đối tượng phải thanh tra trong năm đối với từng ngành, nghề.

- Trên cơ sở số lượng đối tượng thanh tra dự kiến cho từng ngành,

nghề nêu trên; cán bộ bộ phận xây dựng đề án căn cứ vào số liệu của các tờkhai thuế đã được nhập vào máy tính và được truyền vào mạng nội bộ đểkiểm tra phân tích thông qua hệ thống các tiêu thức đánh giá chuẩn Sử dụngphương pháp đối chiếu phân tích dọc, ngang với hệ thống báo cáo tài chính,các báo cáo thanh toán qua tài khoản ngân hàng Trên cơ sở khai thác vàphân tích xác định mức độ rủi ro của từng đối tượng trong từng ngành nghềđể chọn ra đối tượng cần thanh tra; lập danh sách đối tượng đưa vào kếhoạch thanh tra

- Sau khi kế hoạch lập xong phải được chuyển cho nhóm cán bộ cao

cấp thẩm định và duyệt.

Ngày đăng: 20/10/2012, 16:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

quốc gia. Sau 20 năm đổi mới tình hình kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau tăng hơn năm trước, bình quân  trong 5 năm 2001-2005 là 7,5% [42] - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
qu ốc gia. Sau 20 năm đổi mới tình hình kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau tăng hơn năm trước, bình quân trong 5 năm 2001-2005 là 7,5% [42] (Trang 13)
Sơ Đồ 1 : Kết quả thu ngân sách của nước ta giai đoạn 2003 – 2005 - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
1 Kết quả thu ngân sách của nước ta giai đoạn 2003 – 2005 (Trang 13)
Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu kinh tế-Xã Hội của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2001-2005 (*) - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế-Xã Hội của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2001-2005 (*) (Trang 53)
Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu kinh tế- Xã Hội của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2001 - 2005 (*) - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế- Xã Hội của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2001 - 2005 (*) (Trang 53)
Bảng 2.2 : Cơ cấu Tổng Sản Phẩm (GDP) và tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 – 2005 - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Bảng 2.2 Cơ cấu Tổng Sản Phẩm (GDP) và tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 – 2005 (Trang 54)
Bảng 2.2 : Cơ cấu Tổng Sản Phẩm (GDP) và tốc độ tăng trưởng kinh tế giai  đoạn 2001 – 2005 - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Bảng 2.2 Cơ cấu Tổng Sản Phẩm (GDP) và tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 – 2005 (Trang 54)
Bảng 3.1 : Biến động cơ cấu nguồn thu thuế của tỉnh qua 3 năm 2003-2005 - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Bảng 3.1 Biến động cơ cấu nguồn thu thuế của tỉnh qua 3 năm 2003-2005 (Trang 60)
Bảng 3.1 : Biến động cơ cấu nguồn thu thuế của tỉnh qua 3 năm 2003-2005 - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Bảng 3.1 Biến động cơ cấu nguồn thu thuế của tỉnh qua 3 năm 2003-2005 (Trang 60)
1 Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) (Theo giá thực tế) - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
1 Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) (Theo giá thực tế) (Trang 64)
Bảng 3.2 : Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả thu thuế tại tỉnh TT-Huế giai đoạn 2001-2005 - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả thu thuế tại tỉnh TT-Huế giai đoạn 2001-2005 (Trang 64)
Bảng 3.2 : Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả thu thuế tại tỉnh TT-Huế giai đoạn 2001-2005 - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả thu thuế tại tỉnh TT-Huế giai đoạn 2001-2005 (Trang 64)
Bảng 3.3 : Một số chỉ tiêu hiệu quả công tác quản lý thu thuế tại tỉnh TT-Huế - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Bảng 3.3 Một số chỉ tiêu hiệu quả công tác quản lý thu thuế tại tỉnh TT-Huế (Trang 67)
Bảng 3.3 : Một số chỉ tiêu hiệu quả công tác quản lý thu thuế tại tỉnh TT-Huế - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Bảng 3.3 Một số chỉ tiêu hiệu quả công tác quản lý thu thuế tại tỉnh TT-Huế (Trang 67)
Sơ đồ 2 : Hệ thống tổ chức bộ máy ngành Thuế Thừa Thiên Huế cũ - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Sơ đồ 2 Hệ thống tổ chức bộ máy ngành Thuế Thừa Thiên Huế cũ (Trang 70)
Bảng 3. 4: Tình hình phân bố, tổ chức cán bộ công chức ngành thuế TT-Huế - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Bảng 3. 4: Tình hình phân bố, tổ chức cán bộ công chức ngành thuế TT-Huế (Trang 73)
Bảng 3.4 : Tình hình phân bố, tổ chức cán bộ công chức ngành thuế TT-Huế - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Bảng 3.4 Tình hình phân bố, tổ chức cán bộ công chức ngành thuế TT-Huế (Trang 73)
Bảng 3. 5: Tình hình phân cấp quản lý đối tượng nộp thuế ngoài quốc doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Bảng 3. 5: Tình hình phân cấp quản lý đối tượng nộp thuế ngoài quốc doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ (Trang 75)
Bảng 3.5 : Tình hình phân cấp quản lý đối tượng nộp thuế ngoài quốc doanh  nộp thuế theo phương pháp khấu trừ - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Bảng 3.5 Tình hình phân cấp quản lý đối tượng nộp thuế ngoài quốc doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ (Trang 75)
Bảng 3.6 : Tình hình lập bộ thuế (giá trị gia tăng & thu nhập doanh nghiệp) khu vực quốc doanh - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Bảng 3.6 Tình hình lập bộ thuế (giá trị gia tăng & thu nhập doanh nghiệp) khu vực quốc doanh (Trang 77)
Bảng 3.6 : Tình hình lập bộ thuế (giá trị gia tăng & thu nhập doanh  nghiệp) khu vực quốc doanh - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Bảng 3.6 Tình hình lập bộ thuế (giá trị gia tăng & thu nhập doanh nghiệp) khu vực quốc doanh (Trang 77)
Bảng 3.7 : Tình hình thu thuế đơn vị khấu trừ ngoài quốc doanh - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Bảng 3.7 Tình hình thu thuế đơn vị khấu trừ ngoài quốc doanh (Trang 80)
Bảng 3.7 : Tình hình thu thuế đơn vị khấu trừ ngoài quốc doanh - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Bảng 3.7 Tình hình thu thuế đơn vị khấu trừ ngoài quốc doanh (Trang 80)
Bảng 3.8 : Tình hình lập bộ thuế hộ khoán các năm 2003-2005 - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Bảng 3.8 Tình hình lập bộ thuế hộ khoán các năm 2003-2005 (Trang 83)
Bảng 3.8 : Tình hình lập bộ thuế hộ khoán các năm 2003-2005 - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Bảng 3.8 Tình hình lập bộ thuế hộ khoán các năm 2003-2005 (Trang 83)
Bảng 3.10 : Tình hình lập bộ thuế nghề cá qua các năm (2003-2005) - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Bảng 3.10 Tình hình lập bộ thuế nghề cá qua các năm (2003-2005) (Trang 85)
Bảng 3.9 : Tình hình thu thuế nghề cá qua các năm 2003-2005 - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Bảng 3.9 Tình hình thu thuế nghề cá qua các năm 2003-2005 (Trang 85)
Bảng 3.9 : Tình hình thu thuế nghề cá qua các năm 2003-2005 - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Bảng 3.9 Tình hình thu thuế nghề cá qua các năm 2003-2005 (Trang 85)
Bảng 3.10 : Tình hình lập bộ thuế nghề cá qua các năm (2003-2005) - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Bảng 3.10 Tình hình lập bộ thuế nghề cá qua các năm (2003-2005) (Trang 85)
Bảng 3.11 : Tình hình cấp mã số thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Mã SốTên chỉ tiêu Số lượngĐTNT - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Bảng 3.11 Tình hình cấp mã số thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Mã SốTên chỉ tiêu Số lượngĐTNT (Trang 90)
Bảng 3.11 : Tình hình cấp mã số thuế trên địa bàn tỉnh  Thừa Thiên Huế - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Bảng 3.11 Tình hình cấp mã số thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 90)
Bảng 3.12 : Tình hình nợ đọng thuế ngoài quốc doanh - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Bảng 3.12 Tình hình nợ đọng thuế ngoài quốc doanh (Trang 95)
Bảng 3.12 : Tình hình nợ đọng thuế ngoài quốc doanh - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Bảng 3.12 Tình hình nợ đọng thuế ngoài quốc doanh (Trang 95)
4.2.1.4. Xây dựng mô hình bộ máy theo chức năng - Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
4.2.1.4. Xây dựng mô hình bộ máy theo chức năng (Trang 111)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w