Chọn giống rau cải bó xôi và công thức dinh dưỡng thích hợp cho thủy canh trong nhà lưới: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu lô phụ split plot design, 2 yếu tố: yếu tố chính gồm 3 giống c
Trang 1i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-
NGUYỄN ĐÌNH TUÂN
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỦY CANH RAU CẢI
BÓ XÔI (Spinacia oleracea) TRONG NHÀ LƯỚI
Trang 2ii
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỦY CANH RAU CẢI
BÓ XÔI (Spinacia oleracea) TRONG NHÀ LƯỚI
NGUYỄN ĐÌNH TUÂN
Hội đồng chấm luận văn:
1 Chủ tịch: PGS.TS TRỊNH XUÂN VŨ
Trung tâm công nghệ sinh học TP.Hồ Chí Minh
2 Thư ký: PGS.TS LÊ QUANG HƯNG
Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
3 Phản biện 1: PGS.TS HUỲNH THANH HÙNG
Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
4 Phản biện 2: TS PHẠM THỊ MINH TÂM
Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
5 Uỷ viên: TS NGUYỄN HỮU HỖ
Viện sinh học Nhiệt đới TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
Trang 3Từ tháng 4 năm 2004 đến nay, tôi làm việc tại Phòng nghiên cứu Kỹ thuật canh tác – Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
Tháng 10 năm 2009, tôi theo học cao học ngành Trồng trọt tại Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
Tình trạng gia đình: đã kết hôn năm 2006 và hiện có 2 con
Địa chỉ liên hệ: Phòng nghiên cứu Kỹ thuật canh tác
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0908.323.762
Email: tuannguyenias@gmail.com
Trang 4iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Nguyễn Đình Tuân
Trang 5v
LỜI CẢM TẠ
Xin trân trọng gửi lời cảm tạ đến quý thầy cô trong Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, khoa Nông học của Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Võ Thái Dân, người
đã hướng dẫn tận tình về mặt khoa học trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài và hoàn tất luận văn tốt nghiệp
Tôi xin cảm ơn Ban giám đốc, Công đoàn, Phòng tổ chức hành chánh và đặc biệt Phòng nghiên cứu Kỹ thuật canh tác - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học này
Xin cảm ơn công ty rau sạch Hồ Bửu và nhân viên của công ty đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành đề tài này
Xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị em lớp cao học trồng trọt khóa 2009 và những người bạn đã cùng chia sẻ và giúp đỡ tôi trong thời gian qua
Cuối cùng xin tạc dạ tri ân đến ba mẹ đã nuôi nấng và dạy dỗ tôi khôn lớn, anh chị em đã giúp đỡ trên đường đời và vợ con tôi đã luôn tạo điều kiện cũng như động viên tôi trong suốt thời gian qua để hoàn thành khóa học này
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Đình Tuân
Trang 6vi
TÓM TẮT
Đề tài: “Hoàn thiện quy trình thủy canh rau cải bó xôi (Spinacia
oleracea) trong nhà lưới” đã được thực hiện tại Trang trại Hồ Bửu, Thành phố mới
Bình Dương từ tháng 3 năm 2011 đến tháng 9 năm 2011 Ba thí nghiệm đã được thực hiện nhằm xây dựng quy trình trồng thủy canh rau cải bó xôi
Chọn giống rau cải bó xôi và công thức dinh dưỡng thích hợp cho thủy canh trong nhà lưới: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu lô phụ (split plot design), 2 yếu tố:
yếu tố chính gồm 3 giống cải bó xôi (NH Thiên rau; Nhật TAKII và Hồng Kông) và yếu tố phụ gồm 4 công thức dinh dưỡng (Hoagland & Arnon; Bradley & Tabares; Morgan và Faulkner), với 3 lần lặp lại Kết quả thí nghiệm cho thấy, nghiệm thức
sử dụng giống NH Thiên rau và công thức dinh dưỡng Morgan cho năng suất thương phẩm và hiệu quả kinh tế cao nhất (2,81 kg/m2 và 9.834 đồng/m2)
Điều chỉnh lượng N, P, K trong công thức dinh dưỡng cho phù hợp với rau cải bó xôi Kế thừa kết quả của thí nghiệm 1, sử dụng giống NH Thiên rau và công
thức dinh dưỡng của Morgan Thí nghiệm hai được bố trí theo kiểu lô phụ (split plot design), 2 yếu tố, 15 nghiệm thức: yếu tố chính gồm 5 mức N (giảm 10% N; giữ nguyên N; tăng 10% N; tăng 20% N và tăng 30% N) khác nhau và yếu tố phụ gồm
3 mức PK (giảm 10% PK; giữ nguyên PK và tăng 10% PK), 3 lần lặp lại Kết quả thí nghiệm cho thấy, nghiệm thức tăng 20% N và giữ nguyên PK, cho năng suất thương phẩm và hiệu quả kinh tế cao nhất (3,38 kg/m2 và 15.564 đồng/m2)
Xác định mật độ trồng và lượng dinh dưỡng cung cấp theo giai đoạn sinh trưởng của rau cải bó xôi trong nhà lưới Kế thừa kết quả của thí nghiệm 2, sử
dụng giống bó xôi NH Thiên rau và công thức dinh dưỡng của Morgan đã điều chỉnh Thí nghiệm ba được bố trí theo kiểu lô phụ (split plot design), 2 yếu tố, 12 nghiệm thức: yếu tố chính gồm 4 lượng dinh dưỡng cung cấp (10% - 20% - 30% - 40%; 15% - 25% - 35% - 25%; 10% - 25% - 35% - 30% và 10% - 25% - 30% - 35%) và yếu tố phụ gồm 3 mật độ trồng khác nhau (156 cây/m2; 100 cây/m2 và 69 cây/m2), với 3 lần lặp lại Mật độ trồng 100 cây/m2 và lượng dinh dưỡng cung cấp theo từng thời điểm sinh trưởng của cây theo tỷ lệ 15% (20 NSG); 25% (25 NSG);
Trang 7vii
35% (30 NSG) và 25% (35 NSG) là thích hợp cho cải bó xôi trồng thủy canh, đạt năng suất thương phẩm và hiệu quả kinh tế cao nhất (3,09 kg/m2 và 12.548 đồng/m2)
Trang 8viii
ABSTRACT
The title “Improve the process for spinach (Spinacia oleracea)
production hydroponically in the plastic – greenhouse” were conducted at Ho
Buu Farm, new city Binh Duong from March to September of 2011
Selection of spinach variety and hydroponic nutrients formula in the plastic – greenhouse
The two-factor experiment was laid out in split-plot design, comprised 12 treatments with three replications The main-plots were four nutrient formulas (Hoagland & Arnon; Bradley & Tabares; Morgan and Faulkner) and sub-plots included three varieties (NH Thien rau; Nhat TAKII and Hong Kong) The results showed that the treatment used NH Thien rau variety and Morgan’s formula had the highest marketable yield and profit (2,81 kg per m2 và 9.834 VND per m2)
Adjustment of N, P, K in the nutrients formula to suit the spinach cultivation From the results of the first experiment, application of NH Thien rau
variety and Morgan’s formula The two factor experiment was arranged in split-plot design, comprised 15 treatments with three replications The main-plots were three levels of phosphorus and potassium and sub-plots included five levels of Nitrogen The result indicated that application of 20% increment of the N level and without changing doses of P, K in the nutrients formula, gained the highest marketable yield and profit (3,38 kg per m2 và 15.564 VND per m2)
Selection density of growing and nutrients levels for edible spinach according to each its growth periods in the plastic – greenhouse From findings of
the second experiment, the third two-factor experiment was laid out in split-plot design, comprised 12 treatments replicated three The main-plots were three densities (156 plants per m2; 100 plants per m2 and 69 plants per m2) and sub-plots comprised four nutrients levels (10% - 20% - 30% - 40%; 15% - 25% - 35% - 25%; 10% - 25% - 35% - 30% and 10% - 25% - 30% - 35%) The results reported that the application with 100 plants population per m2 and different nutrient levels applied
Trang 9ix
to each growth period was 15 per cent (20 days after sowing); 25 per cent (25 days after sowing); 35 per cent (30 days after sowing); 25 per cent (35 days after sowing), was the best, suitable for hydroponic spinach cultivation, also gave the highest marketable yield and maximum net return (3,09 kg per m2 và 12.548 VND per m2)
Trang 10x
MỤC LỤC
Trang
Trang tựa - i
Trang chuẩn y - ii
Lý lịch cá nhân - iii
Lời cam đoan - iv
Lời cảm tạ - v
Tóm tắt - vi
Mục lục - x
Danh sách các chữ viết tắt - xiv
Danh sách các bảng - xv
Danh sách các hình - xviii
MỞ ĐẦU - 1
Đặt vấn đề - 1
Mục tiêu nghiên cứu - 2
Yêu cầu thực hiện - 2
Giới hạn đề tài - 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU - 3
1.1 Giới thiệu về rau cải bó xôi - 3
1.2 Kỹ thuật trồng cải bó xôi theo truyền thống - 4
1.2.1 Chuẩn bị hạt giống - 4
1.2.2 Chuẩn bị đất gieo trồng - 4
1.2.3 Phân bón - 4
1.2.4 Phòng trừ sâu bệnh - 4
1.2.4.1 Sâu hại - 4
1.2.4.2 Bệnh hại - 5
1.3 Giới thiệu về thủy canh - 5
1.3.1 Lịch sử phát triển của kỹ thuật thủy canh - 5
1.3.2 Một số ưu và nhược điểm của kỹ thuật thủy canh - 6
Trang 11xi
1.3.2.1 Ưu điểm của kỹ thuật thủy canh - 6
1.3.2.2 Nhược điểm của kỹ thuật thủy canh - 7
1.4 Nhu cầu dinh dưỡng của cây rau thuỷ canh - 7
1.5 Tình hình nghiên cứu thủy canh trong và ngoài nước - 9
1.5.1 Tình hình nghiên cứu rau thủy canh trên thế giới - 9
1.5.2 Tình hình nghiên cứu rau thủy canh tại Việt Nam - 12
1.5.3 Thủy canh và những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu - 14
1.5.3.1 Phương pháp hồi lưu - 14
1.5.3.2 Phương pháp không hồi lưu - 14
1.5.3.3 Những tồn tại cần nghiên cứu - 15
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 18
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu - 18
2.2 Vật liệu nghiên cứu - 18
2.2.1 Giống rau thí nghiệm - 18
2.2.2 Giá thể gieo hạt - 20
2.2.3 Nước tưới - 20
2.2.4 Phân bón, hoá chất - 20
2.2.5 Trang thiết bị, máy móc - 21
2.3 Nội dung và phương pháp thí nghiệm - 21
2.3.1 Nội dung thí nghiệm - 21
2.3.2 Phương pháp thí nghiệm - 22
2.3.2.1 Thí nghiệm 1: chọn giống rau cải bó xôi và công thức dinh dưỡng thích hợp cho thủy canh trong nhà lưới - 22
2.3.2.2 Thí nghiệm 2: Điều chỉnh lượng N, P, K trong công thức dinh dưỡng cho phù hợp với rau cải bó xôi - 25
2.3.2.3 Thí nghiệm 3: xác định mật độ trồng và lượng dinh dưỡng cung cấp theo giai đoạn sinh trưởng của rau cải bó xôi trong nhà lưới - 27
2.4 Kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc - 28
2.5 Phương pháp xử lý số liệu - 29
Trang 12xii
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN - 30
3.1 Chọn giống rau cải bó xôi và công thức dinh dưỡng thích hợp cho thủy canh trong nhà lưới - 30
3.1.1 Giai đoạn vườn ươm - 30
3.1.2 Số lá/cây của các giống cải bó xôi - 30
3.1.3 Kích thước lá của các giống cải bó xôi - 32
3.1.4 Chiều cao cây của cải bó xôi - 34
3.1.5 Tỷ lệ cây sinh trưởng kém và cây chết - 36
3.1.6 Tình hình sâu bệnh hại trên cải bó xôi - 37
3.1.7 Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cải bó xôi - 39
3.1.8 Chất lượng của cải bó xôi -42
3.1.9 Hiệu quả kinh tế của thủy canh cải bó xôi trong nhà lưới - 42
3.1.10 Lượng dinh dưỡng tiêu thụ khi sử dụng phương pháp thủy canh -43
3.2 Điều chỉnh N, P, K trong công thức dinh dưỡng cho phù hợp với rau cải bó xôi thủy canh - 45
3.2.1 Kích thước lá của cải bó xôi - 45
3.2.2 Chiều cao cây cải bó xôi - 47
3.2.3 Tình hình sâu bệnh hại cải bó xôi - 49
3.2.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cải bó xôi - 51
3.2.5 Chất lượng của cải bó xôi - 53
3.2.6 Hiệu quả kinh tế của cải bó xôi thủy canh - 55
3.3 Xác định mật độ trồng và lượng dinh dưỡng cung cấp theo giai đoạn sinh trưởng của rau cải bó xôi trong nhà lưới - 57
3.3.1 Kích thước lá của cải bó xôi - 57
3.3.2 Chiều cao cây cải bó xôi - 58
3.3.3 Tình hình sâu bệnh hại cải bó xôi - 60
3.3.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cải bó xôi - 61
3.3.5 Chất lượng rau cải bó xôi - 63
3.3.6 Hiệu quả kinh tế của thủy canh cải bó xôi - 64
Trang 13xiii
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ - 67
Kết luận - 67
Đề nghị - 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO - 68
Trang 14xiv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AVRDC Asian Vegetable Research and Development Center (Trung
tâm nghiên cứu phát triển rau Châu Á)
BVTV Bảo vệ thực vật
ĐHKHTN Đại học Khoa học tự nhiên
EC Electric Conductivity (Độ dẫn điện)
ICM Integrated Crop Management (Quản lý cây trồng tổng hợp) IPM Integrated Pest Management (Quản lý dịch hại tổng hợp) NASA National Aeronautics and Space Administration (Cục Quản trị
Hàng không và không gian Quốc gia)
NFT Nutrition Film Technique (Hệ thống màng mỏng dinh dưỡng)
RAVC Return Above Variable Cost (Lợi nhuận)
TC Total Variable Cost (Tổng chi phí khả biến)
Trang 15điểm thí nghiệm - 18
Bảng 2.2 Công thức dinh dưỡng của Hoagland và Arnon, Tabares, Morgan, Faulkner-24 Bảng 3.1 Số lá/cây của cải bó xôi ở các nghiệm thức có sử dụng giống và công thức
dinh dưỡng khác nhau (lá) - 31
Bảng 3.2 Chiều dài cuống lá của cải bó xôi ở các nghiệm thức có sử dụng giống và
công thức dinh dưỡng khác nhau (cm) - 32
Bảng 3.3 Chiều dài phiến lá của cải bó xôi ở các nghiệm thức có sử dụng giống và
công thức dinh dưỡng khác nhau (cm) - 33
Bảng 3.4 Chiều rộng phiến lá của cải bó xôi ở các nghiệm thức có sử dụng giống và
công thức dinh dưỡng khác nhau (cm) - 34
Bảng 3.5 Chiều cao cây cải bó xôi ở các nghiệm thức có sử dụng giống và công thức
dinh dưỡng khác nhau (cm) - 35
Bảng 3.6 Thành phần sâu hại cải bó xôi ở các nghiệm thức có sử dụng giống và công
thức dinh dưỡng khác nhau - 38
Bảng 3.7 Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cải bó xôi ở các nghiệm thức
có sử dụng giống và công thức dinh dưỡng khác nhau - 40
Bảng 3.8 Đánh giá chất lượng cảm quan cải bó xôi ở các nghiệm thức có sử dụng
giống và công thức dinh dưỡng khác nhau - 42
Bảng 3.9 Hiệu quả kinh tế của thủy canh cải bó xôi ở các nghiệm thức có sử dụng
giống và công thức dinh dưỡng khác nhau (tính cho 1m2) - 43
Bảng 3.10 Lượng dung dịch dinh dưỡng tiêu thụ/cây/vụ của các nghiệm thức sử dụng
giống và công dinh dưỡng khác nhau (ml) - 44
Trang 16dinh dưỡng cung cấp khác nhau (cm) - 57
Bảng 3.22 Chiều dài phiến lá cải bó xôi ở các nghiệm thức có mật độ trồng và lượng
dinh dưỡng cung cấp khác nhau (cm) - 58
Bảng 3.23 Chiều rộng phiến lá cải bó xôi ở các nghiệm thức có mật độ trồng và lượng
dinh dưỡng cung cấp khác nhau (cm) - 58
Bảng 3.24 Chiều cao của cải bó xôi ở các nghiệm thức có mật độ trồng và lượng dinh
dưỡng cung cấp khác nhau (cm) - 59
Bảng 3.25 Thành phần sâu hại cải bó xôi ở các nghiệm thức có mật độ trồng và lượng
dinh dưỡng cung cấp khác nhau - 60
Trang 17xvii
Bảng 3.26 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cải bó xôi ở các nghiệm thức
có mật độ trồng và lượng dinh dưỡng cung cấp khác nhau - 62
Bảng 3.27 Đánh giá chất lượng cảm quan cải bó xôi ở các nghiệm thức có mật độ
trồng và lượng dinh dưỡng cung cấp khác nhau - 63
Bảng 3.28 Hiệu quả kinh tế của thủy canh cải bó xôi ở các nghiệm thức có mật độ
trồng và lượng dinh dưỡng cung cấp khác nhau (tính cho 1m2) - 64
Trang 18thích hợp cho thủy canh trong nhà lưới - 22
Hình 2.5 Sơ đồ bố trí thí nghiệm điều chỉnh N, P, K trong công thức dinh dưỡng cho
phù hợp với cải bó xôi - 26
Hình 2.6 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định mật độ trồng và lượng dinh dưỡng cung
cấp theo giai đoạn sinh trưởng của rau cải bó xôi trong nhà lưới - 28
Hình 3.1 Tỷ lệ cây sinh trưởng kém và cây chết ở các nghiệm thức có sử dụng giống
và công thức dinh dưỡng khác nhau - 37
Hình 3.2 Tỷ lệ bệnh chết rạp cây con ở các giống bó xôi khác nhau - 38 Hình 3.3 Tỷ lệ bệnh thối gốc ở các nghiệm thức có sử dụng giống và công thức dinh
dưỡng khác nhau - 39
Hình 3.4 Tỷ lệ bệnh thối gốc cải bó xôi ở các nghiệm thức sử dụng N, P, K khác nhau51 Hình 3.5 Tỷ lệ bệnh thối gốc cải bó xôi ở các nghiệm thức có mật độ trồng và lượng
dinh dưỡng cung cấp khác nhau - 61
Hình 3.6 Quy trình tóm tắt thủy canh cải bó xôi trong nhà lưới - 66
Trang 19MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Rau xanh là loại thực phẩm thiết yếu không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày của mỗi người Rau là nguồn cung cấp protein và nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, chất khoáng phong phú và rẻ tiền, quan trọng cho sự phát triển của cơ thể con người mà thực phẩm khác không thể thay thế được Nhu cầu rau xanh của người Việt Nam có khuynh hướng tăng trong những năm gần đây và có sự khác biệt giữa các chủng loại Tỷ lệ tiêu thụ các loại rau, củ tại TP.Hồ Chí Minh có sự chênh lệch lớn: rau ăn lá chiếm 80%, rau ăn quả chiếm 12%, rau ăn củ chiếm 6% và các loại rau gia vị chiếm 2% (Phạm Thị Minh Tâm, 2002) Rau còn là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao Giá trị sản xuất một hecta rau gấp 2 – 3 lần so với một hecta lúa, đồng thời là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế giới
Nhu cầu nông sản nói chung ngày càng tăng, nhưng diện tích đất nông nghiệp không ngừng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng; nguồn nước phục
vụ cho nông nghiệp ngày càng khan hiếm do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; phương thức canh tác truyền thống của nông dân đã làm cho đất bị nhiễm kim loại nặng và thoái hóa Tất cả những điều này làm cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng khó khăn hơn Phương thức thủy canh, trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng mà không cần đất, với nhiều ưu điểm như chỉ sử dụng 1/10 lượng nước tưới so với trồng ngoài đất, dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ và tối ưu cho cây, hạn chế dịch hại, đặc biệt những dịch hại có nguồn gốc từ đất, rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, hạn chế hoặc không dùng thuốc bảo vệ thực vật, không tốn công lao động làm cỏ, chuẩn bị đất và có thể trồng liên tục nhiều vụ trong một năm (Jeffrey, 2005), nên có thể giải quyết tốt các vấn đề trên
Trong các loại rau ăn lá, cải bó xôi là loại rau giàu dinh dưỡng chứa đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể Ðặc biệt, 13 hợp chất flavonoid trong rau
bó xôi có tác dụng chống oxy hóa và ung thư hiệu quả (Công ty rau nhà xanh, 2010) Ngoài ra, cải bó xôi còn có tác dụng trị liệu trong các bệnh thiếu máu, rối loạn tim, thận, tiêu hóa khó khăn và khi cơ thể suy nhược (Nguyễn Ý Đức, 2005) Mặt khác,
Trang 20cây cải bó xôi là loại cây ngắn ngày (30 - 35 ngày) với năng suất cao (25 - 30 tấn/ha), nên có thể tạo ra sản lượng lớn trong thời gian ngắn
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài: “Hoàn thiện quy trình thủy canh rau
cải bó xôi (Spinacia oleracea) trong nhà lưới” thực sự cần thiết
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định một số biện pháp kỹ thuật (giống, công thức dinh dưỡng, mật độ) thủy canh cải bó xôi cho năng suất cao trong điều kiện nhà lưới
Yêu cầu thực hiện
- Theo dõi một số chỉ tiêu vi khí hậu trong nhà lưới tại thời điểm thí nghiệm (cường độ ánh sáng, nhiệt độ và ẩm độ) để có cơ sở khuyến cáo sản xuất
- Theo dõi một số chỉ tiêu nông học của cây trong các điều kiện thí nghiệm
- Ghi nhận tình hình sâu bệnh hại trên cây cải bó xôi
- Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
- Phân tích hàm lượng nitrat và đánh giá chất lượng cảm quan cây rau cải bó xôi thủy canh trong nhà lưới
- Xác định lượng dung dịch dinh dưỡng cung cấp /cây cải bó xôi trong một vụ trồng
- Tính hiệu quả kinh tế của cây rau cải bó xôi thủy canh trong nhà lưới
Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện trong nhà lưới tại Trang trại Hồ Bửu, Thành phố mới Bình Dương Thời gian thực hiện từ tháng 3 năm 2011 đến tháng 9 năm 2011, chỉ nghiên cứu trên cây rau cải bó xôi
Trang 21Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu về rau cải bó xôi
Cải bó xôi có tên khoa học Spinacia oleracea, thuộc họ Chenopodiaceae, có
nguồn gốc ở miền Trung và Tây Nam Á, là loại cây trồng hàng năm và có thể sống sót qua mùa đông ở vùng ôn đới Là cây có rễ chùm, lá đơn hình trứng, so le nhau, kích thước lá rất khác nhau, chiều dài lá dao động từ 2 cm – 30 cm, chiều rộng lá dao động
từ 1 cm – 15 cm Hoa rất khó nhìn thấy, màu vàng xanh, đường kính 0,3 – 0,4 cm, khi chín thành cụm nhỏ, cứng, khô, trái sần sùi bên trong có chứa hạt
Bảng 1.1 Hàm lượng dinh dưỡng chứa trong 100 g rau cải bó xôi
Nguồn: Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ
Cải bó xôi ưa khí hậu mát mẻ, cây phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 150C đến
200C Tuy nhiên, một số giống có thể sinh trưởng, phát triển tốt ở nhiệt độ trên 300C
và có thể chịu được nhiệt độ rất thấp (- 90C) Cải bó xôi thích hợp với đất thịt nhẹ hoặc đất có hàm lượng chất hữu cơ cao, pH đất = 6,0 – 6,8 là tốt nhất cho cây cải bó xôi phát triển, không chịu được đất chua (Viliam, 2008)
Về y học: Cải bó xôi là thuốc đắc dụng, vị ngọt, nhẫn pha chát, tính mát, được các bác sĩ đông y sử dụng trị các chứng về tiêu hoá, tuần hoàn, lão hoá tế bào, mất canxi Mặt khác, vì cải bó xôi giàu chất khoáng, nhiều nhất là kali và canxi nên đơn thuốc không dành cho các bệnh nhân đau gan mạn, tạng khớp, sỏi niệu đạo, viêm
Trang 22nhiễm tuyến tiền liệt, viêm loét bao tử, viêm nhiễm đường ruột (Nguyễn Ý Đức, 2005)
1.2 Kỹ thuật trồng cải bó xôi theo truyền thống (Theo Nguyễn Thị Phúc, 2007) 1.2.1 Chuẩn bị hạt giống
Lượng hạt cần gieo cho 1.000 m2: 1,8 - 2,0 kg Hạt giống phải có tỷ lệ nảy mầm trên 80% Ngâm hạt giống 12 - 14 giờ trong nước ấm 400C, sau đó vớt ra để ráo, cho vào bao có tính thoát nước tốt để ủ từ 15 - 20 giờ, lúc này hạt đã nứt nanh thì tiến hành gieo
1.2.2 Chuẩn bị đất gieo trồng
- Làm đất: Đất trồng bó xôi phải tơi xốp, nhiều mùn, thoát nước tốt
- Xử lý đất: Dùng Sincosin liều lượng 20 cc pha với 8 - 10 lít nước, kết hợp với Agrispon để phòng trừ tuyến trùng
- Làm luống: Rộng 120 cm; cao 15 cm; rãnh rộng 20 cm ; độ sâu cày 25 – 30 cm
- Gieo hạt: Sau khi gieo hạt nên tủ cỏ hoặc rơm rạ băm nhỏ nhằm mục đích giữ ẩm, tưới đẫm ngày một lần
Trang 23Rải Deadline Bullets 4% liều lượng 2 – 3 kg/1.000 m2 Hoặc trộn 20 cc Vimoca với 1
kg cám gạo rang và chất tạo mùi thơm như Vani, mắm cá rải từng nhúm nhỏ xuống rãnh khoảng cách 1,0 – 1,5 m
- Sâu xanh: Gây hại từ khi cây con đến khi thu hoạch Xử lý thuốc Cyper (20 cc/8 lít nước), Visher (25 cc/8 lít nước) Thường dùng Abamectin (10 cc /10 lít nước) hoặc Peran (10 cc /10 lít nước)
- Ruồi hại lá: là đối tượng dịch hại quan trọng nhất thường xuyên gây hại trên rau bó xôi, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng rau Sử dụng luân phiên một số lọai thuốc thông dụng, có thời gian cách ly ngắn: Gốc thuốc có hiệu quả và kinh tế là Abamectin + Trigard + Vertimer, Vimatrin, Oshin, liều lượng sử dụng như khuyến cáo Phun vào buổi chiều mát hoặc sáng sớm là thời gian ruồi trưởng thành hoạt động mạnh
1.2.4.2 Bệnh hại
Trên cây cải bó xôi có một số bệnh hại chính như bệnh chết rạp cây con, bệnh thối gốc, thối rễ, bệnh đốm lá, bệnh sương mai (chủ yếu vào mùa mưa) và bệnh virus Biện pháp phòng trừ:
- Thu dọn sạch tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch
- Xử lý đất trước khi trồng bằng CuSO4 (2 kg/1.000 m2)
- Luân canh cây trồng
- Khi bệnh chớm xuất hiện sử dụng luân phiên một số loại thuốc: Rovral, Validacin, Score, Topsin, Ridomil
1.2.5 Thu hoạch
Khi lá chân ngả vàng (khoảng 55 - 60 ngày sau gieo) thì tiến hành thu hoạch
1.3 Giới thiệu về thủy canh
1.3.1 Lịch sử phát triển của kỹ thuật thủy canh
Thủy canh có sự khởi đầu cùng với sự hình thành của nền văn minh đầu tiên Các chữ tượng hình cho thấy người Ai Cập cổ đại là những người đầu tiên cố gắng trồng cây trong môi trường ít đất hơn Một số nghi ngờ rằng vườn treo Babylon có thể
đã sử dụng các công nghệ thủy canh nguyên thủy Các hoàng đế La Mã được cho là đã
áp dụng công nghệ thủy canh để trồng dưa chuột trái vụ Nhưng sau những thử nghiệm ban đầu này, có rất ít bằng chứng cho thấy rằng bất kỳ nền văn minh lớn nào phát triển
kỹ thuật thủy canh cho hơn một ngàn năm (Michael, 2008)
Trang 24Kỹ thuật thủy canh được phát triển tiếp tại Châu Âu trong thế kỷ 17, nơi mà các nhà kính bắt đầu được sử dụng thường xuyên để trồng rau và hoa quả Trong thời gian này, John Woodward đã thử nghiệm trồng bạc hà không dùng đất Ông phát hiện ra rằng các cây trồng này phát triển mạnh hơn và lớn hơn so với các cây trồng được canh tác theo phương pháp truyền thống Vào giữa thế kỷ thứ 19 một số kỹ thuật phòng thí nghiệm cần thiết để trồng cây thủy canh đã phát triển hơn nữa ở Đức
Đầu thế kỷ 20, kỹ thuật thủy canh đã được thử nghiệm tại Hoa Kỳ Từ “thuỷ canh” (hydroponics) được Gericke (Mỹ) đặt ra vào năm 1936 để diễn tả trồng cây trong dung dịch nước và dinh dưỡng hoà tan Nghĩa đơn giản của nó xuất phát từ tiếng
Hy Lạp “Hydro” có nghĩa là nước, và “Ponos” có nghĩa là lao động (Jones, 2005) Trong thế chiến thế giới thứ hai, Lầu năm góc đối diện với những khó khăn trong việc cung cấp lương thực cho quân nhân tại chiến trường Thái Bình Dương Chính phủ Hoa
Kỳ đã khắc phục điều này bằng cách áp dụng các kỹ thuật thủy canh để trồng lương thực cho binh lính và các thủy thủ Trong thời gian này các vườn thủy canh với nhiều chức năng hơn đã trở thành thực tế, với các nhà kính thủy canh ở sa mạc California, Arizona và Trung Đông (Michael, 2008)
Ngày nay, thủy canh phổ biến không chỉ như là một cách để sản xuất thực phẩm nhiều hơn, lành mạnh hơn và ngon hơn, mà còn là sở thích riêng của hộ gia đình Hệ thống thủy canh đơn giản có thể giúp mọi người trồng các loại cây thảo mộc, các loại hoa trong tầng hầm, nhà kho hoặc thậm chí trên các quầy bếp Nhiều người tìm đến thủy canh như là cách tốt nhất cho phát triển trong tương lai Số lượng đất sản xuất nông nghiệp giảm dần theo từng năm, thủy canh có thể là câu trả lời để duy trì cung cấp lương thực của thế giới, bởi vì nó có thể sản xuất một số lượng lớn trong một không gian nhỏ (Michael, 2008) NASA (National Aeronautics and Space Administration) cũng đã thiết kế phương thức thuỷ canh hiện đại để sử dụng ngoài không gian (Roberto, 2004)
1.3.2 Một số ưu và nhược điểm của kỹ thuật thủy canh
1.3.2.1 Ưu điểm của kỹ thuật thủy canh
- Không cần đất, do vậy có thể triển khai ở những vùng đất cằn cỗi như hải đảo, vùng núi xa xôi cũng như tại sân thượng, balcon của gia đình
- Tiết kiệm nước tưới, 1 cây xà lách trồng ngoài đồng cần 675 lít nước, trong khi đó trồng trong nhà kính chỉ cần 4,5 lít nước (Steve, 2008)
Trang 25- Tiết kiệm phân, bảo vệ môi trường vì việc pha và cung cấp dinh dưỡng hoàn toàn dựa vào nhu cầu của cây, không bị tổn thất như trồng trên đất (phân bón bị rửa trôi do mưa, phân thấm xuống đất sâu)
- Không phải phòng trừ cỏ dại
- Phòng trừ được một số loại sâu bệnh và tuyến trùng, vốn cư ngụ và xâm nhập trong đất vào cây trồng
- Trồng được nhiều vụ, có thể trồng trái vụ
- Năng suất và hiệu suất sử dụng mặt bằng cao
1.3.2.2 Nhược điểm của kỹ thuật thủy canh
- Vốn đầu tư ban đầu cao do chí phí về trang thiết bị, tốn điện, nguồn nước phải tốt, nhất là chất lượng nước
- Người sản xuất phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao
- Rủi do cao, nhất là khi vệ sinh không tốt làm nhiễm bệnh (Kenyon, 1992)
1.4 Nhu cầu dinh dưỡng của cây rau trồng thuỷ canh
Cây rau trồng thủy canh cũng giống như các cây rau trồng trên đất, chúng cần hầu hết các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của mình
- Đạm (N): Hàm lượng đạm chiếm từ 2 - 5% trọng lượng chất khô trong lá cây đủ đạm Hàm lượng đạm tối ưu sẽ thay đổi theo từng loài cây Nhìn chung, hàm lượng đạm trong cây chiếm tỷ lệ chất khô cao nhất trong suốt các giai đoạn đầu sinh trưởng
và sau đó giảm dần theo độ tuổi của cây Cây hấp thu 2 dạng đạm: NO3- và NH4+ Hầu hết các công thức dung dịch dinh dưỡng có nồng độ đạm dao động từ 100 - 200 ppm, nếu NH4+ có trong công thức dinh dưỡng, thì tỷ số NO3-/NH4+ nên bằng 3 hoặc 4 Nguồn cung cấp đạm cho cây: Calcium nitrate (phổ biến nhất), Kali nitrate, acid nitric, ammonium nitrate, ammonium sulfate, ammonium mono hoặc dihydrogen phosphate
- Lân (P): Hàm lượng lân trong lá dao động từ 0,2 - 0,5% chất khô Hàm lượng lân trong cây con thường khá cao (0,5 - 1,0%) nhưng giảm từ từ theo độ tuổi của cây Cũng như đạm, tổng lượng lân hấp thu gia tăng cho đến giai đoạn đậu quả và sau đó giảm xuống đột ngột Hàm lượng lân trong hầu hết các công thức dinh dưỡng từ 30 -
50 ppm, mặc dù ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy nên giảm lượng lân xuống còn 10 - 20 ppm Trong hệ thống thuỷ canh có dung dịch dinh dưỡng chảy liên tục, hàm lượng lân 1 - 2 ppm là đủ cho cây Cây hấp thu 2 dạng lân: HPO42- và H2PO4-
Trang 26Các nguồn cung cấp lân là Ammonium mono hoặc dihydrogen phosphate, acid phosphoric, kali phosphate
- Kali (K): Hàm lượng K dao động từ 1,25 - 3,0% chất khô của cây Các loại cây cho quả như cà chua, dưa leo, ớt yêu cầu lượng K cao hơn so với cây trồng khác Cũng giống như đạm và lân, nồng độ K trong cây ban đầu cao (> 5%), sau đó giảm dần theo
độ tuổi cây Nồng độ K trong đa số các công thức dinh dưỡng là khoảng 200 ppm Nguồn cung cấp K là Kali nitrate, Kali sulfate
- Canxi (Ca): Hàm lượng Ca trong lá từ 0,5 - 3% trọng lượng chất khô tuỳ thuộc vào loại cây Theo Wallace (1971), nhu cầu Ca của cây rất thấp (khoảng 0,08%), tương tự như nhu cầu các nguyên tố vi lượng, cây cần nồng độ Ca cao hơn để giải độc sự hiện diện của các cation khác như Mn, Cu và Zn Nồng độ Ca trong đa số các dung dịch dinh dưỡng là khoảng 200 ppm Nguồn cung cấp Ca là Calcium Nitrate, Calcium Sulfate
- Magie (Mg): Hàm lượng Mg trong lá chiếm 0,2 - 0,5% trọng lượng chất khô Sự thiếu hụt Mg trong cây trồng thuỷ canh có thể bằng với lượng thiếu hụt N do hậu quả mất cân đối giữa các cation chính yếu Ca2+, K+ và NH4+ Một số loại cây nhạy cảm hơn so với các cây khác, sự nhạy cảm này thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng và điều kiện môi trường Nồng độ Mg trong đa số các công thức dinh dưỡng là khoảng 50 ppm, một số loại cây trồng yêu cầu lượng Mg cao hơn như cà chua, dưa leo Nguồn cung cấp Mg là mangesium sulfate, trong nước cũng có hàm lượng Mg
- Lưu huỳnh (S): Hàm lượng trong lá chiếm 0,15 - 0,5% trọng lượng chất khô của cây Nồng độ S trong các công thức dinh dưỡng là khoảng 50 ppm S tồn tại trong dung dịch ở dạng SO4- Nguồn cung cấp S là muối sulfate của Mg, K và NH4
- Bo (B): Hàm lượng B trong mô lá từ 10 - 50 ppm trọng lượng chất khô Nồng độ B trong đa số các công thức dinh dưỡng là khoảng 0,3 ppm Nguồn cung cấp B phổ biến
là acid Boric
- Clo (Cl): Hàm lượng Cl trong lá dao động từ 20 ppm chất khô cho đến 0,15% Vượt ngưỡng 1% là quá thừa đối với đa số cây trồng Vì Cl là chất nhiễm bẩn phổ biến trong nước và các muối dùng trong dung dịch dinh dưỡng nên nguyên tố này thường không cho thêm trong công thức dinh dưỡng Khi sử dụng các muối có Cl như Kali Clorua hoặc Calcium chloride cần lưu ý để không thêm quá nhiều Cl vào trong dung
Trang 27dịch dinh dưỡng Nếu nồng độ Cl- trong dung dịch cao, nó sẽ ức chế sự hấp thu các anion khác cho cây, đặc biệt là NO3-
- Đồng (Cu): Hàm lượng Cu trong mô lá từ 2 - 10 ppm trong chất khô của cây Đối với nhiều loại cây, ngưỡng Cu giữa thiếu và gây độc là khá hẹp Ngưỡng gây độc khi trong mô lá hàm lượng Cu dư thừa là 15 ppm Nồng độ Cu trong các công thức dinh dưỡng từ 0,001 - 0,01 ppm Nguồn cung cấp Cu là đồng sulfate
- Sắt (Fe): Hàm lượng Fe trong mô lá đối với đa số các cây trồng từ 50 - 100 ppm trọng lượng chất khô Nồng độ Fe trong dung dịch dinh dưỡng phải duy trì khoảng 2 -
3 ppm để ngăn ngừa thiếu Fe Phần lớn các công thức dinh dưỡng thường sử dụng dạng chelate của Fe Nguồn cung cấp Fe phổ biến là Fe - EDTA
- Mangan (Mn): Hàm lượng Mn trong mô lá từ 20 - 100 ppm trọng lượng chất khô Nồng độ Mn trong công thức dinh dưỡng là 0,5 ppm Nguồn cung cấp Mn chủ yếu là Mangan sulfate
- Molybdenum (Mo): Hàm lượng Mo trong mô lá thấp hơn 0,5 ppm trọng lượng chất khô Nồng độ Mo trong dung dịch dinh dưỡng là 0,05 ppm Muối ammonium molybdate là nguồn cung cấp Mo trong dung dịch
- Kẽm (Zn): Hàm lượng Zn trong mô lá khoảng 20 - 50 ppm trọng lượng chất khô Nồng độ Zn trong công thức dinh dưỡng là 0,05 ppm Nguồn cung cấp Zn là kẽm sulfate (Nguyễn Hồng Đức, 2010)
1.5 Tình hình nghiên cứu thủy canh trong và ngoài nước
1.5.1 Tình hình nghiên cứu rau thủy canh trên thế giới
Kỹ thuật thủy canh đã được thực hiện từ nhiều thế kỷ trước ở vùng Amazon, Babylon, Ai Cập, Trung Quốc và Ấn Độ Người xưa đã sử dụng phân bón hòa tan để trồng dưa chuột, dưa hấu và nhiều loại rau củ khác trên cát ở các lòng sông Sau đó, các nhà sinh lý thực vật bắt đầu trồng các loại cây trên những môi trường dinh dưỡng
đặc biệt vì mục đích thí nghiệm, họ gọi đó là "nuôi cấy dinh dưỡng" (nutriculture)
(Công ty Sài Gòn thủy canh, 2010)
Năm 1600, một người Bỉ phát hiện rằng có thể trồng cây không cần đất và ông
đã trồng được một cây liễu nặng gần 80 kg mà chỉ dùng nước Sau năm 1699, thủy canh bắt đầu phát triển Dung dịch dinh dưỡng dùng cho thủy canh được nghiên cứu
và phát triển vào những năm 1800, trong đó hoàn thiện nhất là dung dịch của các nhà
Trang 28thực vật học người Đức Julius von Sachs và Wilhelm Knop tạo ra và hiện nay vẫn dùng (Nguyễn Hồng Đức, 2010)
Thủy canh ban đầu được các nhà khoa học dùng làm công cụ nghiên cứu dinh dưỡng vô cơ của cây trồng, cho đến những năm 1930 nó bắt đầu được áp dụng vào sản xuất thương phẩm, đầu tiên là ở Mỹ Những năm 1940, quân đội Mỹ trồng rau thủy canh để sử dụng tại Nhật Từ năm 1950 - 1960, thủy canh phát triển không đáng kể, các vật liệu nhựa bắt đầu được dùng vào thủy canh, có các nghiên cứu đưa thủy canh vào nhà kính Năm 1970, có nhiều thay đổi lớn, nhiều hệ thống thủy canh áp dụng cho sản xuất thương phẩm Tại Anh, xuất hiện hệ thống NFT (Nutrition Film Technique), toàn bộ bộ rễ cây trồng chìm trong dòng chảy dung dịch dinh dưỡng Tại Đan Mạch và
Hà Lan, hệ thống thủy canh với giá thể rockwool được dùng nhiều Tại Israel có hệ thống trồng trong khay, rễ không ngập hoàn toàn trong nước Nhật Bản sử dụng nhiều
hệ thống cho cây nổi, rễ ngập sâu trong dung dịch chảy tuần hoàn Giai đoạn này nhà kính phát triển mạnh, tại Hà Lan bắt đầu áp dụng máy tính vào thủy canh Những năm
1980, phát triển rộng trên thế giới Giá thể pertile, kết hợp tưới nhỏ giọt áp dụng tại Scotland (Brian, 2003)
Theo Lê Đình Lương (1995), năm 1991 riêng Bắc Âu có hơn 4.000 hecta rau thủy canh, Hà Lan có tới 3.600 hecta, Nam Phi có 400 hecta, Pháp, Anh, Ý, Đài Loan mỗi nước cũng có hàng trăm ha cây thủy canh Israel cũng áp dụng tiến bộ này khá thành công, nước này chủ yếu sản xuất rau vào mùa đông và thời điểm khan hiếm rau hoa ở phương bắc Tại Đài Loan kỹ thuật thủy canh được áp dụng rộng rãi và thường trồng các loại rau, chủ yếu sử dụng hệ thống trồng cây trong dung dịch của AVRDC Theo Hideo Imai (1986) cho biết ớt ngọt, cà chua trồng trong hệ thống này cho quả rất
to và dưa chuột có thể trồng trong mùa hè (Phạm Hữu Nhượng, 2010)
Theo Yu (1993), Asao (1998) thêm than hoạt tính vào dung dịch dinh dưỡng làm tăng đáng kể hàm lượng chất khô và năng suất cà chua, dưa chuột Tác giả Ho và Adam cho thấy năng suất cà chua trồng bằng thủy canh tăng hơn nhiều so với địa canh
và chất lượng cũng được cải thiện Cabonell và cộng tác viên (1994) qua các nghiên cứu của mình nhận xét mỗi loại cây có ngưỡng pH nhất định, nếu pH quá thấp hoặc quá cao có thể gây hại trực tiếp đến hệ rễ, ngoài ra nếu pH cao còn gây kết tủa các muối Fe2+, Mn2+, Ca2+, Mg2+, PO43- (Phạm Hữu Nhượng, 2010)
Trang 29Bảng 1.2 Tình hình sản xuất thủy canh tại một số nước trên thế giới
Nước Năm Diện tích (ha) Loại cây trồng
2001 1574 Cà chua, dưa leo và rau diếp
Hà Lan
1987 274 Cà chua, dưa leo, ớt, hoa cắt cành, cà tím, đậu, rau diếp
2001 10.000 Cà chua, dưa leo, ớt xanh, rau diếp, dâu tây, cải củ, đậu, hoa cúc, hoa hồng, cẩm chướng.
Hy Lạp 1996 33 Cà chua, dưa leo, ớt xanh và rau diếp
2001 400 Cà chua, dưa leo và rau diếp Nam Phi 1984 75 Cà chua, dưa leo, rau diếp
2001 420 Cà chua, dưa leo, rau diếp và hoa các loại Nhật Bản
1984 293 Cà chua, hành, rau diếp, dưa hương, dưa leo
2001 1.000 Cà rốt, cà chua, hành, dưa leo, rau diếp, dâu tây, đậu, hoa cúc, hoa hồng và cẩm chướng Pháp 1996 1.000 Cà chua, dưa leo, ớt, cà tím và hoa cắt cànhTây Ban Nha 1996 1.000 Cà chua, dưa leo, ớt xanh và rau diếp
2001 4.000 Cà chua, dưa leo, ớt xanh và rau diếp Triều Tiên 1987 274 Cà chua, dưa leo, ớt, cải thìa, hẹ
Nguồn: Phạm Hương Thảo, 2006
Theo Elia và cộng tác viên (1997), sử dụng các dạng đạm khác nhau, các tỷ lệ đạm khác nhau cũng ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng, phát triển của cây thủy canh, dung dịch trồng cây cà tím cần tỷ lệ NH4+/NO3- là 3/7 cho kết quả tốt nhất Theo He (1999), ở vụ Đông khi tăng NO3- trong dung dịch dinh dưỡng không làm tăng sự hút
NO3- của cây (Phạm Hữu Nhượng, 2010)
Yang và cộng tác viên (2004) quan sát và ghi nhận ảnh hưởng của các liều lượng K khác nhau đối với sự sinh trưởng, đặc tính quang hợp và chất lượng của rau
Trang 30diếp (Lactuca sativa L.) thủy canh Kết quả cho thấy, khi nồng độ K trong dung dịch thủy canh tăng từ 1 - 6 mmol/lít làm gia tăng tốc độ quang hợp thuần (Pn), sự truyền dẫn khí khổng (Gs) và tốc độ thoát hơi nước (E) Tuy nhiên, khi nồng độ K cao hơn 6 mmol/lít có tác động ngược lại Trọng lượng tươi của chồi đạt cao nhất ở nghiệm thức
bổ xung K nồng độ 4 mmol/lít Trong khi đó hàm lượng nitrate tích lũy trong lá giảm dần khi nồng độ K trong dung dịch dinh dưỡng tăng lên
Hiện nay, thủy canh được áp dụng nhiều nơi trên thế giới, nó là hình thức đánh giá cao ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng, vùng thiếu nước hay các vùng mà thời tiết chỉ cho phép trồng rau trong một thời gian ngắn Quy mô từ dạng nhỏ như vườn giải trí, vườn rau gia đình đến dạng lớn trồng kinh doanh rộng hàng trăm hecta Hiện nay, ước tính diện tích thủy canh trên thế giới khoảng 12.000 hecta Trong đó, ở Mỹ
có khoảng 320 hecta (Ngô Quang Vinh, 2009)
1.5.2 Tình hình nghiên cứu rau thủy canh tại Việt Nam
Phương pháp trồng cây thủy canh từ lâu được nhiều quốc gia trên thế giới ứng dụng rộng rãi Ở Việt Nam, phương thức thủy canh vẫn còn là mô hình xa lạ đối với người dân, hiện đang được các nhà khoa học nghiên cứu và triển khai Năm 1993, Lê Đình Lương – Khoa Sinh học ĐHQG Hà Nội phối hợp với Viện Nghiên cứu và phát triển Hồng Kông đã tiến hành nghiên cứu toàn diện các khía cạnh khoa học kỹ thuật
và kinh tế xã hội cho việc chuyển giao công nghệ và phát triển thủy canh tại Việt Nam Đến tháng 10 năm 1995, mạng lưới nghiên cứu và phát triển thủy canh ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Côn Đảo, Sở khoa học công nghệ và môi trường ở một số tỉnh thành Công ty Golden Garden & Gino, nhóm sinh viên ĐHKHTN TP Hồ Chí Minh
đã tiến hành trồng rau thủy canh với một vài loại rau thông dụng, cải xanh, cải ngọt, xà lách Phân Viện Công nghệ Sau Thu hoạch, Viện Sinh học Nhiệt đới cũng nghiên cứu
và sản xuất các nguyên liệu dùng cho thủy canh, nghiên cứu cấy truyền từ nuôi cấy mô vào hệ thống thủy canh trước khi đưa vào đất một số cây ăn quả khó trồng trực tiếp vào đất (Diễn đàn sinh viên Đã Nẵng, 2010)
Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Khắc Thái Sơn (1996) nghiên cứu một số dung dịch dinh dưỡng trồng cải xanh và cà chua bằng kỹ thuật thủy canh cho thấy cả 7 dung dịch dinh dưỡng tự pha chế đều cho năng suất thấp hơn dung dịch dinh dưỡng nhập từ Đài Loan (Phạm Hữu Nhượng, 2010) Năm 1997, Hồ Hữu An, Trường ĐHNN I Hà Nội đã thực hiện đề tài “nghiên cứu trồng rau ăn lá bằng phương pháp thủy canh
Trang 31không hồi lưu trong hộp xốp”, tuy nhiên không thấy tác giả công bố kết quả nghiên cứu của mình, mặc dù họ có khuyến khích phát triển kỹ thuật này (Ngô Quang Vinh, 2009)
Vũ Quang Sáng và Phạm Ngọc Thạch (1999) khi nghiên cứu “ ảnh hưởng của một số dung dịch dinh dưỡng khác nhau đến sinh trưởng, phát triển của rau khoai lang
và xà lách” nhận xét có thể chủ động tự pha chế dung dịch mà không cần điều chỉnh
pH và bổ sung dinh dưỡng Trồng cây trong dung dịch tự pha chế cho năng suất và chất lượng tương đương với khi trồng trong dung dịch nhập của AVRDC mà lại cho giá thành hạ hơn 57 – 60% Đến năm 2004, Hồ Hữu An cùng với cộng sự đã trồng thành công cây rau xà lách thủy canh, nhiều giống xà lách cho năng suất và chất lượng cao như TN591, Xoăn, Redrapid, trong đó giống Redrepid lá có mầu tím rất được ưa chuộng Cũng với các nghiên cứu tương tự trên cây dưa chuột, ông khẳng định bằng
kỹ thuật thủy canh dưa chuột cho hiệu quả kinh tế rất cao, đặc biệt khi sử dụng thủy canh cây dưa chuột cho quả có độ đồng đều cao (Phạm Hữu Nhượng, 2010)
Tháng 9/2006, phương pháp thủy canh trên cây rau đã được thử nghiệm tại Viện sinh học Đà Lạt trên cây xà lách và cây khoai tây và đã cho kết quả tốt Năm
2007, Trịnh Hải Thanh Bình, khoa cơ điện tử - Trường ĐHBK TP Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, thiết kế thành công hệ thống tự động tuần hoàn trồng rau an toàn bằng phương pháp thủy canh Trong hệ thống này tất cả các thông số về hàm lượng chất dinh dưỡng, nhiệt độ, độ dẫn điện, pH được lập trình sẵn đưa vào bộ nhớ máy Khi nhiệt độ, pH dung dịch thấp hơn mức cho phép hay cây trồng bị thiếu nước, máy sẽ báo hiệu và tự động điều chỉnh về mức thích hợp
Năm 2010, Nguyễn Hồng Đức đã nghiên cứu trồng thủy canh trên cây rau tần ô tại Bình Dương, kết quả cho thấy rằng: trồng thủy canh giống tần ô Trang Nông với mật độ 200 cây/m2 và sử dụng công thức dinh dưỡng của của Bradley và Tabares cho
hiệu quả kinh tế cao nhất
Ngày nay, công nghệ thủy canh đang có xu hướng phát triển mạnh tại Việt Nam, nó không chỉ phát triển trồng rau quả mà còn áp dụng trên các loại hoa và cây kiểng nên đã mang lại thu nhập cao cho người nông dân Tuy nhiên, hiện nay có rất ít các công trình nghiên cứu về công nghệ thủy canh được công bố Đối với rau ăn lá, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những loại rau thông thường có giá trị thấp như rau muống, cải xanh, cải ngọt, xà lách, cần có những nghiên cứu cơ bản về thủy canh đối
Trang 32với các loại rau có giá trị kinh tế cao như su lơ, cải bó xôi, cải đuôi phụng, để khuyến khích phát triển công nghệ này hơn nữa tại Việt Nam
1.5.3 Thủy canh và những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu
Trong canh tác rau thủy canh thường có hai phương pháp khác nhau
1.5.3.1 Phương pháp hồi lưu
Dung dịch dinh dưỡng được bơm qua hệ thống rễ theo chu kỳ nhất định, lượng dung dịch thừa được thu lại và tái sử dụng Trong phương pháp hồi lưu gồm các kỹ thuật sau:
1) Kỹ thuật màng dinh dưỡng (NFT – Nutrien Film Technique) được Tiến sĩ Allen Cooper phát triển vào những năm 1960 ở Anh Trong hệ thống này cây được tiếp xúc với màng mỏng dung dịch (khoảng 0,5 mm) chạy dọc theo kênh để nuôi cây, khi cây lớn rễ sẽ bện lại trong kênh, kênh được làm bằng nhựa, có tấm che để tránh bốc thoát hơi nước, chiều dài của kênh khoảng 5 – 10 m, độ dốc khoảng 1/50 hoặc 1/75 chiều dài kênh Dinh dưỡng được bơm đến nơi cao nhất của mỗi kênh và tự chảy đến nơi thấp nhất để làm ẩm rễ Ở nơi thấp nhất, dung dịch được gom trong thùng chứa, sau đó kiểm tra nồng độ muối trước khi quay vòng trở lại Điều chỉnh dòng chảy
từ 2 - 3 lít/phút tùy thuộc chiều dài của kênh để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây, dung dịch dinh dưỡng được thay mới mỗi tuần
2) Kỹ thuật dòng sâu hay hệ thống ống: hệ thống gồm những ống nhựa PVC có đường kính khoảng 10 cm, dung dịch dinh dưỡng cao khoảng 2 – 3 cm đường kính ống Cây được trồng trong chậu lưới nhựa, chậu đặt chìm trong dòng dung dịch trong ống Hệ thống được lắp đặt theo đường thẳng hoặc đường zich – zắc tùy từng loại cây trồng Giá thể trong chậu có thể là sơ dừa, tro chấu hay các loại giá thể khác
1.5.3.2 Phương pháp không hồi lưu
Dung dịch dinh dưỡng không quay vòng mà chỉ sử dụng một lần, sau thời gian được thay thế bằng dung dịch mới
1) Kỹ thuật ngâm rễ: cây được trồng trên giá thể trong chậu nhỏ, chậu đặt ngập một phần trong dung dịch dinh dưỡng, còn phần trên rễ cây phát triển trên khoảng không sẽ hấp thu ôxy cho cây Trong quá trình phát triển cây hấp thu dinh dưỡng, bốc thoát hơi nước làm thay đổi nồng độ ion, pH và EC dung dịch ảnh hưởng đến cây trồng vì vậy cần kiểm tra dung dịch thường xuyên và thay thế dung dịch mới
Trang 332) Kỹ thuật nổi: kỹ thuật này tương tự kỹ thuật ngâm rễ, nhưng cây trồng trong chậu xốp cách nhiệt hay những đĩa nhẹ có thể nổi trên dung dịch trong thùng chứa Sự chuyển động của những chậu nổi này làm cho dung dịch thoáng khí
3) Kỹ thuật mao dẫn: cây trồng trong chậu có kích thước khác nhau tùy từng loại, đáy chậu đục lỗ nhỏ, đặt chậu vào thùng chứa dung dịch dinh dưỡng, dung dịch ngấm dần qua giá thể để nuôi cây Trong kỹ thuật mao dẫn cần chọn loại giá thể thoáng khí, có thể dùng xơ dừa trộn sạn hoặc cát Kỹ thuật này thích hợp trồng cây hoa trang trí trong nhà
1.5.3.3 Những tồn tại cần nghiên cứu
Trong sản xuất thủy canh, cây trồng sinh trưởng phát triển được nhờ được cung cấp dinh dưỡng ở dạng các muối hòa tan Nồng độ muối phải ở một mức độ nào đó để cây trồng có thể hút được Chỉ số EC (Electric Conductivity) – độ dẫn điện) được dùng để đo độ đậm đặc nói trên, EC nằm trong khoảng giá trị 1 - 2 dS/cm là cây hấp thu dinh dưỡng tối ưu Một chỉ số quan trọng khác là độ pH, cây trồng chỉ có thể hút được dinh dưỡng tối ưu khi pH nằm trong khoảng 5,8 – 6,5 Người sản xuất thường xuyên phải kiểm tra các chỉ số nói trên và điều chỉnh nếu cần thiết (Ngô Quang Vinh, 2009)
Về nguyên tắc, mọi loại cây trồng đều có thể trồng thủy canh được Tuy nhiên, trên thực tế, người ta thường dùng thủy canh để trồng rau và hoa Hình thức trồng trên giá thể thường dùng cho cây rau ăn quả và hoa Hình thức trồng không giá thể thường dùng cho rau ăn lá, nhất là xà lách Ở Hà Lan, chủ yếu trồng cà chua, dưa leo, cà tím, hoa, đậu và xà lách Tại Anh: cà chua, dưa leo, ớt, hoa; Nhật: cà chua, hành lá, xà lách, dưa Mỹ, dưa leo; Israel: hoa, cà chua; Mỹ: cà chua, dưa leo, xà lách; Canada: cà chua, dưa leo, xà lách, Nam Mỹ: cà chua, dưa leo, xà lách, hoa; Trung Quốc: cà chua, dưa leo, xà lách, dưa Mỹ, dâu tây, cải xanh, hoa, Hàn Quốc: cà chua, dưa leo, xà lách, Úc:
xà lách, dưa leo, cà chua, rau thơm, dâu tây, hoa Newzealand: cà chua, dưa leo, đậu,
ớt, dưa Mỹ, hoa Đặc biệt rau muống thủy canh có tại Trung Quốc, Đài Loan (Brian, 2003)
Theo Ngô Quang Vinh (2009), trong thuỷ canh có nhiều vần đề cần nghiên cứu, tập trung vào các nhóm kỹ thuật chính đặc trưng như hệ thống thủy canh, giá thể và dinh dưỡng Ngoài ra là các vấn đề thuộc kỹ thuật trồng trọt phù hợp với phương thức này gồm giống, mật độ, phòng trừ sâu bệnh Các nội dung nói trên đều còn mới đối
Trang 34với Việt Nam Trong các mô hình thuỷ canh nói trên, chọn mô hình thuỷ canh có chi phí xây dựng, vận hành thấp nhất, dễ quản lý và áp dụng, phù hợp với điều kiện thực
tế sản xuất, đó là mô hình thuỷ canh nổi (không tuần hoàn, hở), mô hình thuỷ canh của Đại học Florida, có vận dụng quy trình sản xuất cây giống của Lâm Đồng và phát triển thêm theo hướng học tập mô hình sản xuất xà lách thủy canh của các nước Mỹ, Úc để sản xuất rau cải bó xôi
Theo Jones (2005), nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng cây thủy canh mọc không đều và năng suất kém đều liên quan trực tiếp đến công thức dinh dưỡng chưa chính xác và một số sai sót trong quản lý dinh dưỡng Chưa có hướng dẫn chính xác nào về dinh dưỡng thuỷ canh, người trồng phải tự thí nghiệm với hệ thống thuỷ canh của chính mình, quan sát, kiểm tra và điều chỉnh cho đến khi các thành phần trong công thức cân bằng hợp lý, rồi sử dụng nó cho phù hợp nhất với các điều kiện môi trường và cây trồng cụ thể Có rất nhiều công thức dinh dưỡng của nhiều tác giả đã nghiên cứu thành công đề nghị Bốn công thức dinh dưỡng cho rau ăn lá sử dụng trong thí nghiệm là công thức dinh dưỡng của 4 tác giả có uy tín và được nhiều tài liệu đánh giá cao, đó là:
(1) Công thức dinh dưỡng của Hoagland & Arnon (1938) Đây là công thức dinh dưỡng được sử dụng rộng rãi cho thủy canh rau ăn lá tại Mỹ
(2) Công thức dinh dưỡng của Bradley & Tabares (2000) Đây là công thức được sử dụng ở nhiều nước đang phát triển, phù hợp sản xuất hơn 30 loại rau quả, cây trang trí
và thảo mộc
(3) Công thức dinh dưỡng của Morgan (2002) Công thức này được sử dụng phổ biến
để sản xuất rau diếp và các loại rau xanh khác, phù hợp với hệ thống thuỷ canh nổi (4) Công thức dinh dưỡng của Faulkner (1998) Dựa trên công thức của Steiner (1984), Faulkner đã điều chỉnh thành công thức dinh dưỡng linh hoạt, lý tưởng cho sản xuất các loại cây rau trong nhà kính
Các công thức trên được chọn lọc có chủ ý để có dãy nồng độ các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng khác biệt nhau, nhằm tìm ra một công thức dinh dưỡng cho kết quả tốt nhất và được tiếp tục điều chỉnh lượng N, P, K cho tối ưu đối với rau cải bó xôi Một vấn đề quan trọng khác là sử dụng nguồn hóa chất hiện có tại Việt Nam cho phù hợp
Trang 35Do dinh dưỡng trong dung dịch sẽ bị lắng xuống đáy bể và kết tủa theo thời gian, nước bị bốc hơi theo nhiệt làm EC trong dung dịch thay đổi, ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của cây, do đó cần có chế độ cung cấp dinh dưỡng thích hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây nhằm tránh những vấn đề trên
Trang 36Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Các thí nghiệm thực hiện trong nhà lưới tại Trang trại Hồ Bửu, Thành phố mới Bình Dương, từ tháng 3 năm 2011 đến tháng 9 năm 2011
Các thí nghiệm được thực hiện bằng thủy canh trong nhà lưới nên không chịu ảnh hưởng của đất, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, thời tiết trong vùng
Bảng 2.1 Nhiệt độ, ẩm độ không khí và cường độ ánh sáng trong nhà lưới tại thời
Thí nghiệm 2 (Từ 8/5 – 5/7/2011)
Thí nghiệm 3 (Từ 10/7 – 2/9/2011) Nhiệt
độ TB
( 0 C)
Ẩm độ không khí TB (%)
Cường
độ ánh sáng TB (Lux)
Nhiệt
độ TB ( 0 C)
Ẩm độ không khí TB (%)
Cường
độ ánh sáng TB (Lux)
Nhiệt
độ TB ( 0 C)
Ẩm độ không khí
TB (%)
Cường
độ ánh sáng TB (Lux) 9h 29,4 76,8 21.440 28,2 80,8 18.695 26,0 84,2 7.715 12h 34,9 63,0 34.114 33,1 66,5 30.240 31,5 70,9 16.352 15h 33,0 71,8 28.701 31,6 76,7 25.556 29,1 78,4 14.298
Bảng 2.1 cho thấy, nhiệt độ trung bình trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm
1 dao động từ 29,42 – 34,85 0C là cao đối với sự phát triển của cây cải bó xôi, đặc biệt
là với 2 giống Nhật TAKII và Hồng Kông Cường độ ánh sáng (dao đồng từ 11.352 – 47.483 lux) và ẩm độ không khí (từ 50,43 – 87,54%) là khá thuận lợi cho cây cải bó xôi sinh trưởng, phát triển
Nhiệt độ trong thời gian thực hiện thí nghiệm 2, 3 đã giảm hơn (dao động từ 26 – 33,1 0C) so với thí nghiệm 1 và ẩm độ không khí cũng như cường độ ánh sáng phù hợp cho cây cải bó xôi sinh trưởng phát triển tốt
2.2 Vật liệu nghiên cứu
2.2.1 Giống rau thí nghiệm
Sử dụng các giống rau cải bó xôi hiện được trồng tại Việt Nam:
- Giống cải bó xôi NH Thiên rau:
Trang 37Hình 2.1 Bao bì hạt giống rau cải bó xôi NH Thiên rau
Giống có khả năng chịu nhiệt tốt, sinh trưởng và phát triển mạnh, mặt lá nhẵn, màu lá xanh trung bình Thu hoạch khoảng 30 - 35 ngày sau gieo Năng suất trung bình từ 30 - 35 tấn/hecta Tỷ lệ nảy mầm ≤ 85%, độ sạch ≤ 99% Hạt giống được phân phối trên thị trường bởi công ty Giống cây trồng Nông Hữu
- Giống cải bó xôi Nhật TAKII:
Hình 2.2 Bao bì hạt giống cải bó xôi Nhật TAKII
Sinh trưởng mạnh, kháng bệnh tốt, độ đồng đều cao, lá tròn dài, mép lá trơn không có khía, màu xanh trung bình, ăn ngon mềm Thu hoạch 50 - 60 ngày sau khi gieo, 35 - 40 ngày sau khi cấy Tỷ lệ nảy mầm ≤ 80%, độ sạch ≤ 99% Hạt giống được phân phối trên thị trường bởi công ty hạt giống Trang Nông
Trang 38- Giống cải bó xôi Hồng Kông: Sinh trưởng mạnh, kháng bệnh tốt, độ đồng đều cao, mép lá trơn không có khía, màu xanh trung bình Thu hoạch 50 - 60 ngày sau khi gieo,
35 - 40 ngày sau khi cấy Tỷ lệ nảy mầm ≤ 80%, độ sạch ≤ 99% Hạt giống được phân phối trên thị trường bởi Đại lý hạt giống Quang Vinh, Chợ Lớn
- Sắt Chelate (Fe – EDTA)(Fe – Ethylene Diamine Tetraacetic Acid): 13% Fe
- Kali Nitrat (KNO3) 13,8% N, 38,7% K; của Guangdong Guanghua Chemical Factory (Trung Quốc)
- Mono kali Photphat (KH2PO4): 22,8% P, 28,7% K; nhãn hiệu XL của Shantou Xilong Chemical Factory (Trung Quốc)
- Kali sunfat (K2SO4): 44,9% K, 18,4% S; của Guangdong Guanghua Chemical Factory (Trung Quốc)
- Magiê Sunfat (MgSO4.7H2O): 9,9% Mg, 23% S; nhãn hiệu XL của Shantou Xilong Chemical Factory (Trung Quốc)
- Đồng sunfat (CuSO4.5H2O): 25,5% Cu, 13% S; của Guangdong Guanghua Chemical Factory (Trung Quốc)
- Mangan Sunfat (MnSO4.4H2O): 24,6% Mn, 14% S; nhãn hiệu XL của Shantou Xilong Chemical Factory (Trung Quốc)
- Kẽm sunfat (ZnSO4.7H2O): 22,7% Zn, 11% S; nhãn hiệu Uni-Chem (Trung Quốc)
- Axit Boric (H3BO3): 17,5% B; nhãn hiệu XL của Shantou Xilong Chemical Factory (Trung Quốc)
Trang 39- Amoni Molybđen (NH4)6Mo7O24.4H2O): 54,4% Mo nhãn hiệu XL của Shantou Xilong Chemical Factory (Trung Quốc)
2.2.5 Trang thiết bị, máy móc
- Nhà lưới có diện tích 2.000 m2 (khung bằng sắt V4, vì kèo bằng tầm vông; chiều cao
từ mặt đất đến đỉnh nhà là 5,9 m; chiều cao cửa đón gió là 1,2 m; mái lợp bằng nilon trắng; xung quanh nhà lợp bằng lưới dày loại 25 lỗ/cm2) bên trong có các bể thủy canh (rau ăn lá được trồng trong các vỉ xốp và được thả nổi trên các bể này), dung dịch thủy canh được cung cấp trực tiếp qua hệ thống ống nhựa đến các bể thủy canh từ bồn chứa dung dịch thủy canh ở bên ngoài nhà lưới
- Mô tả hệ thống thuỷ canh rau cải bó xôi trong nhà lưới:
Hệ thống thuỷ canh áp dụng cho trồng rau cải bó xôi là hệ thống hở Trong hệ thống này có bể chứa dung dịch thuỷ canh, trên mặt bể là các vỉ xốp trồng rau được thả nổi, xếp sát nhau Đáy bể có van xả để dẫn nước dư ra khỏi nhà lưới
Dung dịch được cung cấp từ bồn chứa bên ngoài nhà lưới, qua hệ thống ống đến van xả vào bể thủy canh Mực nước dung dịch trong bể cao 4 - 5 cm và được điều tiết đủ cho cây dùng, cuối vụ, có thể để cây hút gần hết, hạn chế phần nước dư phải thải ra ngoài nhà lưới
- Vỉ xốp: loại vỉ 25 lỗ (có kích thước 50 cm x 50 cm) và loại vỉ xốp tự khoan lỗ tùy theo mật độ trồng
- Cân điện tử, máy đo pH và EC, máy đo ẩm độ và nhiệt độ, máy đo cường độ ánh sáng
2.3 Nội dung và phương pháp thí nghiệm
2.3.1 Nội dung thí nghiệm
Kế thừa kết quả của thí nghiệm 1
Kế thừa kết quả của thí nghiệm 2
Hình 2.3 Sơ đồ nội dung thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Chọn giống rau cải bó xôi và công thức dinh dưỡng
thích hợp cho thủy canh trong nhà lưới
Thí nghiệm 3: Xác định mật độ trồng và lượng dinh dưỡng cung cấp
theo giai đoạn sinh trưởng của rau cải bó xôi trong nhà lưới
Thí nghiệm 2: Điều chỉnh N, P, K trong công thức dinh dưỡng cho
phù hợp với cải bó xôi
Trang 40Bốn công thức dinh dưỡng được bố trí trên lô chính:
D1: công thức dinh dưỡng của Hoagland và Arnon (Bảng 2.2)
D2: công thức dinh dưỡng của Bradley và Tabares (Bảng 2.2)
D3: công thức dinh dưỡng của Morgan (Bảng 2.2)
D4: công thức dinh dưỡng của Faulkner(Bảng 2.2)
Ba giống rau cải bó xôi được bố trí trên lô phụ:
G1: cải bó xôi NH Thiên rau
G2: cải bó xôi Nhật TAKII
G3: cải bó xôi Hồng Kông
D4 D1 D2 D3 D3 D2 D1 D4 D2 D4 D3 D1
Khối 1 Khối 2 Khối 3
Hình 2.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm chọn giống rau cải bó xôi và công thức dinh dưỡng
thích hợp cho thủy canh trong nhà lưới
Áp dụng mật độ trồng tham khảo từ rau cải thủy canh tại Bình Dương (10 cm x
10 cm = 100 cây/m2), mỗi lỗ trên vỉ trồng một cây, các kỹ thuật chăm sóc được áp dụng theo quy trình kỹ thuật được trình bày ở trang 28
Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 1m2 (gồm 4 vỉ xốp, kích thước 50 cm x 50 cm, xếp sát nhau) Quy mô thí nghiệm là 36 m2
b, Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Mỗi ô thí nghiệm theo dõi cố định 10 cây (chọn ngẫu nhiên) ở 5 điểm trên đường chéo góc (mỗi điểm theo dõi 2 cây), các cây theo dõi có gắn thẻ để nhận biết Bắt đầu theo dõi ở giai đoạn 10 ngày sau trồng cho đến khi thu hoạch