Thí nghiệm 1: chọn giống rau cải bó xôi và công thức dinh dưỡng thích hợp

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỦY CANH RAU CẢI BÓ XÔI (Spinacia oleracea) TRONG NHÀ LƯỚI (Trang 40 - 43)

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3 Nội dung và phương pháp thí nghiệm

2.3.2 Phương pháp thí nghiệm

2.3.2.1 Thí nghiệm 1: chọn giống rau cải bó xôi và công thức dinh dưỡng thích hợp

a, Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm 2 yếu tố, với yếu tố chính là giống và yếu tố phụ là công thức dinh dưỡng, được bố trí theo kiểu lô phụ (split plot design), gồm 12 nghiệm thức (4 công thức dinh dưỡng và 3 giống cải bó xôi khác nhau), 3 lần lặp lại.

Bốn công thức dinh dưỡng được bố trí trên lô chính:

D1: công thức dinh dưỡng của Hoagland và Arnon (Bảng 2.2) D2: công thức dinh dưỡng của Bradley và Tabares (Bảng 2.2) D3: công thức dinh dưỡng của Morgan (Bảng 2.2)

D4: công thức dinh dưỡng của Faulkner(Bảng 2.2) Ba giống rau cải bó xôi được bố trí trên lô phụ:

G1: cải bó xôi NH Thiên rau.

G2: cải bó xôi Nhật TAKII.

G3: cải bó xôi Hồng Kông.

D4 D1 D2 D3 D3 D2 D1 D4 D2 D4 D3 D1

G2 G1 G3 G1 G3 G2 G1 G3 G2 G1 G3 G1

G1 G3 G2 G2 G2 G1 G3 G1 G3 G3 G2 G2

G3 G2 G1 G3 G1 G3 G2 G2 G1 G2 G1 G3

Khối 1 Khối 2 Khối 3 Hình 2.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm chọn giống rau cải bó xôi và công thức dinh dưỡng

thích hợp cho thủy canh trong nhà lưới

Áp dụng mật độ trồng tham khảo từ rau cải thủy canh tại Bình Dương (10 cm x 10 cm = 100 cây/m2), mỗi lỗ trên vỉ trồng một cây, các kỹ thuật chăm sóc được áp dụng theo quy trình kỹ thuật được trình bày ở trang 28.

Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 1m2 (gồm 4 vỉ xốp, kích thước 50 cm x 50 cm, xếp sát nhau). Quy mô thí nghiệm là 36 m2.

b, Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Mỗi ô thí nghiệm theo dõi cố định 10 cây (chọn ngẫu nhiên) ở 5 điểm trên đường chéo góc (mỗi điểm theo dõi 2 cây), các cây theo dõi có gắn thẻ để nhận biết.

Bắt đầu theo dõi ở giai đoạn 10 ngày sau trồng cho đến khi thu hoạch.

23

- Chỉ tiêu sinh trưởng

+ Số lá trên cây (lá): Chỉ đếm những lá có cuống lá và phiến lá rõ ràng, 5 ngày đếm 1 lần.

+ Kích thước lá (cm): chiều dài cuống lá, chiều dài phiến lá và chiều rộng lá: đo khi cây cho thu hoạch, mỗi cây đo 10 lá lớn nhất.

+ Tăng trưởng chiều cao cây (cm): dùng thước vuốt ngọn lá, đo từ gốc tới đỉnh lá cao nhất, 5 ngày đo 1 lần cho tới khi thu hoạch.

+ Tỷ lệ cây sinh trưởng kém (%) = (số cây sinh trưởng kém/nghiệm thức x 100)/100 cây.

+ Tỷ lệ cây chết (%) = (số cây chết/nghiệm thức x 100)/100 cây.

- Sâu bệnh hại

+ Ghi nhận thành phần sâu bệnh gây hại, giai đoạn phát hiện và mức độ gây hại.

Phân cấp đánh giá mức độ gây hại của sâu:

Nhẹ : từ 0 - 10% tổng số cây bị sâu gây hại.

Trung bình: từ 11 – 20% tổng số cây bị sâu gây hại.

Nặng : từ 21 - 50% tổng số cây bị sâu gây hại.

Rất nặng: trên 50% lá bị hại.

+ Tỷ lệ bệnh hại (%) = [Tổng số cây bị bệnh x 100]/Tổng số cây theo dõi.

- Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

+ Trọng lượng cây (gam/cây): cân 2 cây/điểm vào lúc thu hoạch, gồm 5 điểm theo đường chéo góc, lấy số liệu trung bình cho 1 cây.

+ Năng suất thực thu (kg/m2): thu hoạch tất cả cây trên 1 m2, cắt bỏ rễ ở sát gốc, rồi cân toàn bộ các cây này, kể cả các lá sâu bệnh.

+ Năng suất thương phẩm (kg/m2): chỉ tính những cây bán được, loại bỏ các lá già, lá sâu bệnh.

- Đánh giá chất lượng rau theo cảm quan

Chọn ngẫu nhiêu 10 người tiêu dùng để đánh giá. Các chỉ tiêu đánh giá gồm có:

màu sắc (xanh rất nhạt, xanh nhạt, xanh đậm), độ non (không non, non trung bình, rất non), tính bắt mắt (kém, trung bình, tốt), độ ngon (không ngon, ngon trung bình, ngon, rất ngon).

24

Bảng 2.2 Công thức dinh dưỡng của Hoagland & Arnon, Tabares, Morgan, Faulkner

Hoá chất

Hoagland

& Arnon (g/1.000 lít

nước)

Bradley

& Tabares (g/1.000 lít

nước)

Morgan (g/1.000 lít

nước)

Faulkner (g/1.000 lít

nước)

Amoni nitrat (NH4NO3) 42 114 40 116 Canxi nitrat (Ca(NO3)2.4H2O) 656 1042 724 1076 Sắt sunfat (FeSO4.7H2O) 12,5 2,5 34 15 Kali nitrat (KNO3) 606 400 108

Kali sunfat (K2SO4) 572

Mono Kali phốt phát (KH2PO4) 136 202 140 220 Manhê sunfat (MgSO4.7H2O) 490 242 212 354 Mangan sunfat (MnSO4.4H2O) 2,04 1,22 4 4,06 Axít Boric (H3BO3) 2,86 2,86 4,0 5,72

Đồng sunfat (CuSO4.5H2O) 0,08 0,24 0,28 0,4

Sunfat kẽm (ZnSO4.7H2O) 0,22 0,54 1,1 0,88 Molybđen (Na2MoO4.2H2O) 0,026 0,02 0,12 0,26 Nồng độ các nguyên tố dinh dưỡng trong dung dịch

Nguyên tố

Hoagland

& Arnon (mg/lít)

Bradley

& Tabares (ppm)

Morgan (mg/lít)

Faulkner (ppm)

Ni tơ 210 221 116 170

Phốt pho 31 46 32 50

Ka li 234 213 82 320

Ma nhê 48 24 21 35

Can xi 160 177 125 183

Lưu huỳnh 64 32 32 153

Sắt 2,5 0,5 6,8 3

Mangan 0,5 0,3 1,97 1

Bor 0,5 0,5 0,7 1

Đồng 0,02 0,06 0,07 0,10

Kẽm 0,05 0,13 0,25 0,20

Molybđen 0,01 0,01 0,05 0,10

Ghi chú: điều chỉnh pH = 6,5 và EC = 1,5 dS/cm khi dùng

25

- Tính hiệu quả kinh tế

Dựa vào phương pháp hạch toán tài chính tổng quát để phân tích hiệu quả kinh tế theo công thức sau: RAVC = GR – TC (đồng).

Trong đó: RAVC: Là lợi nhuận; GR: Tổng thu; TC: Tổng chi phí khả biến.

- Chỉ tiêu vi khí hậu trong nhà lưới

+ Đo các chỉ tiêu cường độ ánh sáng (lux), nhiệt độ (0C), ẩm độ (%) trong suốt thời gian làm thí nghiệm. Đo ở độ cao cách lá rau 20 cm.

+ Tốc độ bốc thoát hơi nước: Dùng ô thí nghiệm 1m2 đổ 40 lít nước vào ô (tương đương độ cao 4 cm) và thả các vỉ xốp đã cho giá thể Tribad vào ô thí nghiệm, đặt một cây thước trong ô. Hàng ngày ghi nhận lại lượng nước bốc thoát hơi cho đến khi kết thúc thí nghiệm (Bổ sung dung dịch dinh dưỡng vào ô này tương tự như bên các ô thí nghiệm có trồng rau).

- Xác định lượng dung dịch dinh dưỡng tiêu thụ/cây cho cả vụ

Lượng dung dịch dinh dưỡng tiêu thụ/cây cho cả vụ = (Lượng dung dịch dinh dưỡng cung cấp cho cả vụ/1m2 – Lượng nước bốc hơi của cả vụ/1m2 – Lượng dung dịch dinh dưỡng còn lại trong bể sau khi thu hoạch/1m2)/mật độ trồng.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỦY CANH RAU CẢI BÓ XÔI (Spinacia oleracea) TRONG NHÀ LƯỚI (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)