•Lý do chọn đề tài.Tháng 2 năm 2012 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế. Unicef đánh giá rất cao về việc Việt Nam tham gia Công ước Lahay 1993. Có thể khẳng định Việt Nam tham gia Công ước Lahay 1993 là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển con nuôi quốc tế ở Việt Nam. Đánh giá về việc phê chuẩn Công ước Lahay 1993, một bài viết đăng trên trang điện tử của Bộ tư pháp đã khẳng định việc Việt Nam ký, phê chuẩn và thực hiện Công ước Lahay số 33 trong thời điểm hiện nay có nhiều điểm thuận lợi.Thực chất việc tham gia vào Công ước Lahay 1993 vừa là thời cơ xong cũng là thách thức đối với Việt Nam mà một trong số những thách thức đầu tiên cũng là cơ bản nhất là về sự tương thích giữa Nội luật với Công ước Lahay 1993. Vậy thì Pháp luật Việt Nam đã tương thích với Công ước Lahay 1993 hay chưa? Những nội dung nào đã phù hợp, nội dung nào chưa phù hợp? Mức độ tương thích giữa hai đối tượng này là như thế nào? Để trả lời những câu hỏi trên và nhằm phục vụ cho quá trình hoàn thiện Nội luật để phù hợp với Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, cụ thể ở đây là Công ước Lahay 1993, chúng ta cần thiết phải xem xét sự tương thích giữa Pháp luật Việt Nam và công ước Lahay 1993.Nhận ra được ý nghĩa và sự cần thiết của việc nghiên cứu, xem xét và đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam với Công ước Lahay 1993, tôi lựa chọn Đề tài Bình luận về sự tương thích của pháp luật Việt Nam với Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi để thực hiện bài tiểu luận môn Tư pháp quốc tế.
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
Tháng 2 năm 2012 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Công ướcLahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi và hợp táctrong lĩnh vực con nuôi quốc tế Unicef đánh giá rất cao về việc Việt Nam tham giaCông ước Lahay 1993 Có thể khẳng định Việt Nam tham gia Công ước Lahay
1993 là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển con nuôi quốc tế ở ViệtNam Đánh giá về việc phê chuẩn Công ước Lahay 1993, một bài viết đăng trêntrang điện tử của Bộ tư pháp đã khẳng định việc Việt Nam ký, phê chuẩn và thựchiện Công ước Lahay số 33 trong thời điểm hiện nay có nhiều điểm thuận lợi
Thực chất việc tham gia vào Công ước Lahay 1993 vừa là thời cơ xong cũng làthách thức đối với Việt Nam mà một trong số những thách thức đầu tiên cũng là cơbản nhất là về sự tương thích giữa Nội luật với Công ước Lahay 1993 Vậy thì Phápluật Việt Nam đã tương thích với Công ước Lahay 1993 hay chưa? Những nội dungnào đã phù hợp, nội dung nào chưa phù hợp? Mức độ tương thích giữa hai đốitượng này là như thế nào? Để trả lời những câu hỏi trên và nhằm phục vụ cho quátrình hoàn thiện Nội luật để phù hợp với Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thànhviên, cụ thể ở đây là Công ước Lahay 1993, chúng ta cần thiết phải xem xét sựtương thích giữa Pháp luật Việt Nam và công ước Lahay 1993
Nhận ra được ý nghĩa và sự cần thiết của việc nghiên cứu, xem xét và đánh giá
sự tương thích của pháp luật Việt Nam với Công ước Lahay 1993, tôi lựa chọn Đề
tài Bình luận về sự tương thích của pháp luật Việt Nam với Công ước Lahay
1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi để thực hiện bài
tiểu luận môn Tư pháp quốc tế
I Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1 Mục đích nghiên cứu
Nêu một số nội dung cơ bản của Công ước Lahay 1993 thông qua đó, chỉ ra
sự tương thích và bình luận về sự tương thích của pháp luật Việt Nam với Côngước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi
2 Đối tượng nghiên cứu:
Trang 2Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi connuôi.
Pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
3 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Việt Nam
Phạm vi thời gian: Từ khi Việt Nam phê chuẩn Công ước Lahay số 33 ngày29/5/1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế
Phạm vi vấn đề: Sự tương thích của pháp luật Việt Nam với Công ước Lahay
1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi
II Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp lịch sử, Phương pháp logic và sự kết hợp giữa 2 phương pháp đó+ Phương pháp phân tích, tổng hợp
2 Ý nghĩa thực tiễn
Bài tiểu luận chứng minh sự việc Việt Nam phê chuẩn Công ước Lahay số
33 ngày 29/5/1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế
là bước tiên quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của thực tiễn xã hội về nuôicon nuôi có yếu tố nước ngoài
Bài thu hoạch là một tài liệu tham khảo tốt dành cho những người muốn tìmhiểu về Công ước Lahay 1993, Pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tốnước ngoài và sự tương thích và chưa tương thích giữa Pháp luật Việt Nam vớicông ước Lahay 1993 về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Trang 3B PHẦN NỘI DUNG
I Khái quát về Công ước Lahay 1993 và Pháp luật Việt Nam về Nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài
1 Khái quát về Công ước Lahay
a) Sự hình thành công ước Lahay 1993
Công ước năm 1965 là công ước đầu tiên của Liên Hợp Quốc trong lĩnh vựcbảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước Sau đó, hộinghị La Hay về tư pháp quốc tế với mục đích “thống nhất hóa tiến bộ những quyphạm của tư pháp quốc tế”, tại kỳ họp lần thứ XXII Hội nghị La Hay (từ 10-29/5/1993), các đại biểu của 66 nước tham gia, trong đó có Việt Nam (Việt Namtham gia với tư cách là khách mời của nước chủ nhà Hà Lan) đã nhất trí thông qua
và ký văn kiện cuối cùng về nội dung công ước Lahay về Bảo vệ trẻ em và hợp tácquốc tế trong lĩnh vực con nuôi Công ước Lahay số 33 về Bảo vệ trẻ em và hợp tácgiữa các nước về nuôi con nuôi nước ngoài đã được thông qua ngày 29-5-1993 và
có hiệu lực từ ngày 1-5-1995 (Gọi là công ước Lahay 1993)
b) Nội dung cơ bản của công ước Lahay 1993
Công ước Lahay 1993 gồm Lời nói đầu, 7 chương, 48 điều
Chương I: PHẠM VI ÁP DỤNG CÔNG ƯỚC (Điều 1-Điều 3) Với các nội dung cơ bản: Những mục đích của Công ước; Phạm vi nội dung áp dụng Công ước;
Trường hợp không áp dụng công ước
Chương II NHỮNG YÊU CẦU VỚI VIỆC NUÔI CON NUÔI QUỐC TẾ(Điều 4, Điều 5) Với 2 nội dung chủ yếu: Yêu cầu từ phía các cơ quan có thẩmquyền của Nước gốc; Yêu cầu từ phía các cơ quan có thẩm quyền của Nước nhận
Chương III CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG VÀ CÁC TỔ CHỨC ĐƯỢCCHỈ ĐỊNH (Điều 6-Điều 13) Nội dung liên quan đến Cơ quan Trung ương để thựchiện các nghĩa vụ mà Công ước quy định, chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của cơquan đó Tổ chức được chỉ định, phạm vi hoạt động của tổ chức được chỉ định
Chương IV NHỮNG YÊU CẦU VỀ THỦ TỤC ĐỐI VỚI VIỆC NUÔI CONNUÔI QUỐC TẾ (Điều 14-Điều 22) Quy định về thủ tục đối với việc nuôi connuôi với những hoạt động như: Phải liên hệ với Cơ quan Trung ương của Nước nơi
Trang 4họ thường trú; Cơ quan Trung ương của Nước nhận nói trên phải chuyển báo cáocho Cơ quan Trung ương của Nước gốc; Cơ quan Trung ương của Nước gốc phảichuyển cho Cơ quan Trung ương của Nước nhận báo cáo;…
Chương V CÔNG NHẬN VÀ HỆ QUẢ CỦA VIỆC NUÔI CON NUÔI(Điều 23-Điều 27) Quy định các nội dung có liên quan đến việc Công nhận và hệquả của việc nuôi con nuôi như: Thông báo và công nhận ở các nước thành viêncủa công ước; Nội dung công nhận việc nuôi con nuôi;…
Chương VI NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG (Điều 28-Điều 42) Quy định vềcác nội dung nhằm đảm bảo cho việc nuôi con nuôi đảm bảo được thực hiện trêntinh thần nhân đạo, đúng pháp luật, hợp tác và tiến bộ
Chương VII NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG (Điều 43-Điều 48).Nhằm đảm bảo cho công ước đi vào thực tiễn kịp thời và hiệu quả, quy định về cácnội dung: Yêu cầu đối với thủ tục tham gia công ước của các nước thành viên; Hiệulực của công ước về không gian và thời gian;…
c) Việt Nam là thành viên của công ước Lahay 1993
Trong khi, trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi chiếm tỉ lệ rấtlớn so với các nước trong khu vực thì Pháp luật Việt Nam cũng như những Điềuước quốc tế về tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết chưa đảm bảo các vấn đề saunhận con nuôi như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ, mối quan hệ với cha
mẹ nuôi của đứa trẻ… Do đó đặt ra yêu cầu Việt Nam cần chú trọng quan tâm vàphát triển hơn nữa quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Ngày 18/7/2011, Chủ tịch nước đã phê chuẩn Công ước Lahay số 33 ngày29/5/1993 (Công ước Lahay số 33) về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôicon nuôi quốc tế Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Công ước Lahay
1993 từ tháng 2 năm 2012
2 Khái quát về pháp luật Việt Nam về Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
a) Trước khi có Luật nuôi con nuôi
Trước khi có Luật nuôi con nuôi, Pháp luật Việt Nam đã trải qua các giai đoạnvới các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài như sau:
Trước năm 1959: Chưa đề cập đến nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Trang 5 Từ 1959-1986: Ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với: Đức (1980), Liên Xô(1981), Tiệp Khắc (1982), Cu Ba (1984), Hungari (1985), Bungari (1986)
Giai đoạn 1986-2000: Luật hôn nhân và gia đình 1986 quy định về quan hệhôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tạichương IX nhưng vẫn chung chung
Giai đoạn từ năm 2000 đến 2010: Luật Hôn nhân và gia đình 2000-Chương
XI quy định cụ thể hơn các vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
b) Sau khi có Luật nuôi con nuôi: Từ năm 2010 đến nay
- Luật Nuôi con nuôi 2010; Nghị định số 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi: nhấn mạnh việc cho trẻlàm con nuôi nước ngoài là yếu tố cuối cùng
Một số nội dung cơ bản
(1) Nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi (Điều 4 Luật NCN)
(2) Điều kiện nuôi con nuôi
+ Điều kiện đối với người nhận nuôi Tại Điều 14 và Điều 29 của Luật NCN+ Điều kiện đối với con nuôi Tại Điều 8 Luật NCN
+ Điều kiện về ý chí Tại Điều 21 Luật NCN
(3) Hệ quả pháp lí của nuôi con nuôi và chấm dứt việc nuôi con nuôi
+ Hệ quả pháp lí của nuôi con nuôi tại Điều 24 Luật NCN
+ Chấm dứt việc nuôi con nuôi tại Điều 25, khoản 1 Điều 27 Luật NCN
(4) Thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài: Điều 9;
Điều 43; Điều 49… Luật NCN
(5) Trình tự, thủ tục đăng kí nuôi con nuôi: Điều 31; Điều 32; Điều 33; Điều34; Điều 35; Điều 36… Luật NCN
II Sự tương thích của pháp luật Việt Nam với công ước Lahay 1993
1 Ý nghĩa và mục đích của việc nuôi con nuôi
Những mục đích của Công ước này là:
a) Thiết lập những bảo đảm để việc nuôi con nuôi quốc tế diễn ra vì lợi ích tốt nhất của trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em được công nhận trong luật pháp quốc tế;
Trang 6b) Thiết lập một hệ thống hợp tác giữa các Nước ký kết để những đảm bảo trên được tôn trọng và để ngăn ngừa việc bắt cóc, bán hoặc buôn bán trẻ em;
c) Đảm bảo tại các Nước ký kết sự công nhận việc nuôi con nuôi được tiến hành theo Công ước 1
Công ước Lahay 1993 đã chỉ ra mục đích và tinh thần của công ước Lahay 1993
là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, quyền cơ bản của trẻ em và ngăn chặn những tiêucực, tội phạm phát sinh từ việc nuôi con nuôi quốc tế
Trong khi đó Điều 2 Luật NCN cũng chỉ ra mục đích của nuôi con nuôi là
nhằm đảm bảo những lợi ích tốt nhất cho người được nhận làm con nuôi “Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình” 2 Qua đó phần nào đã thể hiện được
sự tương thích và tiếp nối, liên hệ giữa Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia làCông ước Lahay 1993 với pháp luật trong nước là Luật NCN
Tuy nhiên, Luật NCN chưa đặt ra vấn đề ngăn chặn những tiêu cực, tội phạmphát sinh từ vấn đề nuôi con nuôi, do đó chưa chú trọng và quy định về nội dungnày Để đảm bảo cho ý nghĩa và mục đích của việc nuôi con nuôi được thực hiệnmột cách triệt để cần đưa vào quy định của luật tinh thần phòng, chống tiêu cựcnhững nảy sinh từ nuôi con nuôi, đặc biệt là nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
2 Nguyên tắc cơ bản giải quyết việc nuôi con nuôi
Các nguyên tắc cơ bản của giải quyết việc nuôi con nuôi được thể hiện qua cácquy định của Công ước Lahay 1993 với các nội dung cơ bản như:
+ Bất cứ biện pháp nào tiến hành để bảo vệ trẻ em phải vì lợi ích tốt nhất của trẻ
em và thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em
+ Tôn trọng quyền ưu tiên của trẻ em là được cha mẹ đẻ chăm sóc
+ Nếu trẻ em vì một lý do nào đó mà không được cha mẹ đẻ chăm sóc, thì cơquan, tổ chức có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm bảo vệ trẻ em, phải xem xét tất
cả những giải pháp chăm sóc lâu dài khác nhau để giúp trẻ em có mái ấm gia đình,
1 Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế
2 Điều 2 Luật Nuôi con nuôi 2010
Trang 7kể cả bằng những biện pháp thay thế như con nuôi, giám hộ hoặc được chăm sóc ởtrung tâm nuôi dưỡng
+ Việc nuôi con nuôi phải làm phát sinh quan hệ lâu dài giữa cha mẹ và con.+ Chỉ cho phép việc nhận nuôi trẻ em ngoài gia đình ruột thịt của các em khikhông thể tìm thấy một nơi phù hợp
+ Ưu tiên cho trẻ em làm con nuôi trong nước, việc cho trẻ em làm con nuôinước ngoài phải là giải pháp cuối cùng sau khi đã chắc chắn không thể tìm đượcgia đình thay thế ở Nước gốc của trẻ
+ Không được coi việc nuôi con nuôi là một nguồn thu lợi bất minh, việc lạmdụng và buôn bán trẻ em cần được xử lý nghiêm minh
Đối với pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật NCN có quy định về nguyên tắcgiải quyết việc nuôi con nuôi:
Điều 4 Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi
1 Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc
2 Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội
3 Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước 3
a) Điểm tương thích, phù hợp
Theo đó, cơ bản đã có sự phù hợp với các nguyên tắc của Công ước Lahaynhư:
Thứ nhất, nguyên tắc thể hiện rõ hướng tới bảo vệ quyền của người được nhận
nuôi-trẻ em được nhận nuôi Điều này được thể hiện thông qua các nội dung cụ thể:
Một là,tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong giai đình gốc Nguyên tắc này
được thể hiện cụ thể bởi các điều luật có liên quan: Điều 5 quy định về Thứ tự ưutiên lựa chọn gia đình thay thế thì Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của
người được nhận làm con nuôi là ưu tiên đầu tiên Hai là, việc nuôi con nuôi phải
3 Điều 4 Luật Nuôi con nuôi 2010
Trang 8bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi, tự nguyện,bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội Nộidung này cũng được cụ thể hóa bằng các quy định như: Điều 7 Khuyến khích hỗtrợ nhân đạo cho việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Điều 5 Thứ tự ưutiên lựa chọn gia đình thay thế; Điều 13 Các hành vi bị cấm; Điều 28 Các trườnghợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ; Điều 39 Thông báo tình hình phát triển
của con nuôi… Ba là, chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm
được gia đình thay thế ở trong nước Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều
28 Các trường hợp nuôi con có yếu tố nước ngoài, theo đó quy định những trườnghợp cụ thể của nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Thứ hai, nguyên tắc nhằm hướng đến đối tượng là người nhận nuôi và đảm bảo
quyền và lợi ích cho người nhận nuôi Nguyên tắc này phù hợp với các nguyên tắc
cụ thể của Công ước Lahay 1993 như: Việc nuôi con nuôi phải làm phát sinh quan
hệ lâu dài giữa cha mẹ và con Mặc dù nội dung của hai nguyên tắc không thực sựtrùng khít với nhau nhưng nguyên tắc đảm bảo quan hệ lâu dài giữa cha mẹ và concũng một phần đảm bảo cho quyền và lợi ích của người nhận nuôi
Thứ ba, nguyên tắc góp phần đảm bảo cho việc phát huy giá trị đạo đức và tuân
thủ pháp luật Nguyên tắc Không được coi việc nuôi con nuôi là một nguồn thu lợibất minh, việc lạm dụng và buôn bán trẻ em cần được xử lý nghiêm minh để đảmbảo cho việc nuôi con nuôi được thực hiện đúng với tinh thần nhân đạo và ý nghĩatốt đẹp vốn có, phù hợp với nguyên tắc được quy định trong Luật NCN là khôngtrái với đạo đức
Nhìn chung thì Công ước Lahay 1993 hay Luật NCN cũng đều hướng đếnbảo vệ trẻ em và bảo đảm các quyền, lợi ích tốt nhất cho trẻ em, kể cả việc nuôi connuôi, hướng tới xây dựng và duy trì môi trường và điều kiện ổn định, hài hòa vàbền vững trong lĩnh vực con nuôi quốc tế
b) Điểm chưa tương thích, chưa phù hợp
Thứ nhất, một số nguyên tắc trong Công ước Lahay 1993 chưa được Luật
NCN quy định cụ thể như: Không được coi việc nuôi con nuôi là một nguồn thu lợibất minh, việc lạm dụng và buôn bán trẻ em cần được xử lý nghiêm minh Xét thấy,
Trang 9Luật NCN nên đưa nội dung này thành một nguyên tắc để đảm bảo cho việc nuôicon nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được phát triển theođúng tinh thần nhân đạo và giá trị của nó, phòng chống được những tiêu cực và hạnchế tối đa tội phạm phát sinh Vừa đảm bảo cho môi trường nuôi con nuôi quốc tế
an toàn vừa đảm bảo trật tự công cộng của quốc gia
Thứ hai, việc quy định các nguyên tắc của Luật NCN Việt Nam còn chung
chung và chưa cụ thể được các nguyên tắc, chưa chỉ rõ tinh thần của nguyên tắc
Đơn cử như đối với nguyên tắc Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc vô tình có phần trùng lặp với nguyên tắc Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước song lại không thể hiện rõ được tinh thần và ý
nghĩa của mỗi nguyên tắc này như công ước Lahay 1993 Đây có thể hiểu là vấn đề
về mặt lập pháp thể hiện trong Luật NCN, tinh thần của Luật NCN tương ứng vớiCông ước Lahay xong về sự thể hiện thì chưa rõ ràng và chính xác được như Côngước Lahay 1993
Thứ ba, một số nguyên tắc đã được thể hiện thông qua các điều luật nhưng lại
không được nâng lên thành nguyên tắc trong quá trình giải quyết việc nuôi connuôi Ví dụ nguyên tắc Việc nuôi con nuôi phải làm phát sinh quan hệ lâu dài giữa
cha mẹ và con có Điều 24 Hệ quả của việc nuôi con nuôi nhằm hướng tới quan hệ
cha mẹ và con có tình bền vững, lâu dài nhưng lại không được nâng lên thànhnguyên tắc đề đảm bảo cho quan hệ nuôi con nuôi được phát triển an toàn và hiệuquả hơn
3 Điều kiện nuôi con nuôi
Điều kiện nuôi con nuôi trong công ước Layhay 1993 được thể hiện qua cácnội dung:
+ Điều kiện áp dụng Công ước Lahay 1993:
1 Công ước phải được áp dụng khi một trẻ em thường trú ở một Nước ký kết (Nước gốc) đã, đang hoặc sẽ được chuyển đến một Nước ký kết khác (Nước nhận) sau khi đã được một cặp vợ chồng hay một người thường trú ở Nước nhận nhận
Trang 10làm con nuôi tại Nước gốc, hoặc vì mục đích của việc nuôi con nuôi như vậy tại Nước nhận hay Nước gốc.
2 Công ước chỉ áp dụng đối với những trường hợp nuôi con nuôi tạo ra mối quan
hệ cha mẹ và con lâu dài 4
Công ước sẽ thôi không áp dụng nếu không có sự đồng ý nói tại mục c) Điều 17 trước khi trẻ em đến tuổi 18 5
+ Sự đồng ý của người mẹ và trẻ em được nhận làm con nuôi:
4 Sự đồng ý của người mẹ, nếu có yêu cầu, chỉ được đưa ra sau khi trẻ em đã được sinh ra; và
d) Sau khi đã tính đến tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em, đảm bảo:
1 Trẻ em đã được tham khảo ý kiến và đã được thông báo đầy đủ về những hệ quả của việc làm con nuôi và của việc các em đồng ý làm con nuôi, nếu đòi hỏi phải có
sự đồng ý đó,
2 Đã xem xét những mong muốn và ý kiến của trẻ em,
3 Trẻ em đồng ý làm con nuôi, theo những hình thức do pháp luật đòi hỏi và sự đồng ý đó được thể hiện hoặc xác nhận bằng văn bản, nếu đòi hỏi phải có sự đồng
ý này.
4 Không có bất kỳ một sự trả tiền hay bồi thường nào để có được sự đồng ý nói trên 6
+ Điều kiện của người nhận nuôi
Xác nhận cha mẹ nuôi tương lai có đủ tư cách và thích hợp để nuôi con nuôi 7
Nếu Cơ quan Trung ương của Nước nhận cho rằng những người xin con nuôi đáp ứng các điều kiện và thích hợp để nuôi con nuôi thì phải làm một báo cáo bao gồm những thông tin về nhân thân, tư cách pháp lý và sự phù hợp để nuôi con nuôi, về tình trạng cá nhân, gia đình và lý lịch y tế, về môi trường xã hội, về những
4 Điều 2 Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế
5 Điều 3 Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế
6 Khoản 4 Điều 4 Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế
7 Điều 5 Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế
Trang 11lý do xin con nuôi, về khả năng đảm nhận việc nuôi con nuôi quốc tế cũng như các đặc điểm của trẻ em mà họ thấy thích hợp để nhận nuôi 8
Điều kiện về nuôi con nuôi trong Pháp luật Việt Nam gồm các nội dung:+ Điều 8 Người được nhận làm con nuôi
+ Điều 14 Điều kiện đối với người nhận con nuôi
+ Điều 21 Sự đồng ý cho làm con nuôi
+ Điều 29 Điều kiện đối với người nhận con nuôi
a) Điểm tương thích, phù hợp
Thứ nhất, một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả
hai người là vợ chồng9 Nguyên tắc này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc củaCông ước Lahay 1993 Với trường hợp một người độc thân (người chưa kết hôn),việc nhận con nuôi làm phát sinh quan hệ cha và con hoặc mẹ và con Trường hợpmột cặp vợ chồng khác giới nhân con nuôi sẽ phát sinh quan hệ cha mẹ và con, cụthể là quan hệ cha với con giữa người chồng nhận con nuôi và người được nhậnnuôi, quan hệ mẹ với con giữa người vợ nhận con nuôi và người được nhận nuôi.Điều kiện này đảm bảo cho nguyên tắc Việc nuôi con nuôi phải làm phát sinh quan
hệ lâu dài giữa cha mẹ và con Đặc biệt, quy định trong Luật NCN của Việt Namchỉ quy định trường hợp hai người là vợ chồng mà không chỉ rõ ra là vợ chồngkhác giới vì Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 không công nhận hôn nhân đồnggiới.10
Thứ hai, độ tuổi của người được nhận làm con nuôi Theo khoản 1 Điều 8 Luật
NCN, điều kiện về độ tuổi của người được nhận làm con nuôi là Trẻ em dưới 16tuổi Tuy nhiên, khoản 2 cũng có quy định về trường hợp người được nhận làm connuôi từ 16 đến dưới 18 tuổi Vậy thì, về độ tuổi, Luật NCN Việt Nam là phù hợpvới Công ước Lahay 1993 Tuy nhiên cần hiểu đây không phải là nội dung mà Phápluật Việt Nam nhất thiết phải tuân theo và phù hợp với quy định của Công ướcLahay 1993 Bởi lẽ, trong quy định của công ước, đã dẫn chiếu đến mục c Điều 17
8 Điều 15 Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế
9 Khoản 3 Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010
10 Xem Khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014