1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN Luật SỞ HỮU TRÍ TUỆ : Xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

21 552 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 33,2 KB

Nội dung

Quyền sở hữu trí tuệ là một trong những quyền ngày càng được quan tâm bảo vệ trong xã hội ngày càng phát triển hội nhập. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ, trong thời đại kinh tế thì trường, khi mà lợi nhuận là mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp, các cá nhân… thì việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng phổ biến. Một trong những nội dung của quyền sở hữu trí tuệ dễ dàng và thường xuyên bị xâm phạm là quyền tác giả. Quyền tác giả có phạm vi rộng, đối tượng nhiều và được bảo hộ tự động không qua đăng ký vì vậy việc bảo hộ quyền tác giả cũng trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Chính điều đó làm cho những hành vi xâm phạm quyền tác giả ngày càng nhiều. Để khắc phục thực trạng xâm phạm, pháp luật đã có quy định về biện pháp xử lý các vi phạm. Vậy các biện pháp ấy được quy định như thế nào? Việc thực hiện các biện pháp ấy ra sao? Tất cả các biện pháp có phát huy tối đa hiệu quả? Để trả lời những câu hỏi đó, em đã lựa chọn vấn đề: Xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành để nghiên cứu và thực hiện bài tiểu luận.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Quyền sở hữu trí tuệ là một trong những quyền ngày càng được quan tâm bảo

vệ trong xã hội ngày càng phát triển hội nhập Tuy nhiên, cùng với sự phát triểnngày càng mạnh mẽ, trong thời đại kinh tế thì trường, khi mà lợi nhuận là mụcđích cuối cùng của các doanh nghiệp, các cá nhân… thì việc xâm phạm quyền

sở hữu trí tuệ ngày càng phổ biến Một trong những nội dung của quyền sở hữutrí tuệ dễ dàng và thường xuyên bị xâm phạm là quyền tác giả Quyền tác giả cóphạm vi rộng, đối tượng nhiều và được bảo hộ tự động không qua đăng ký vìvậy việc bảo hộ quyền tác giả cũng trở nên khó khăn và phức tạp hơn Chínhđiều đó làm cho những hành vi xâm phạm quyền tác giả ngày càng nhiều Đểkhắc phục thực trạng xâm phạm, pháp luật đã có quy định về biện pháp xử lýcác vi phạm Vậy các biện pháp ấy được quy định như thế nào? Việc thực hiệncác biện pháp ấy ra sao? Tất cả các biện pháp có phát huy tối đa hiệu quả? Đểtrả lời những câu hỏi đó, em đã lựa chọn vấn đề: Xử lý hành vi xâm phạm quyềntác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành để nghiên cứu và thựchiện bài tiểu luận

I Quyền tác giả và hành vi xâm phạm quyền tác giả

1 Quyền tác giả

a) Khái niệm-đặc điểm

 Khái niệm

Theo nghĩa khách quan: Quyền tác giả là tổng hợp các Quy phạm pháp luật

về quyền tác giả nhằm xác nhận và bảo vệ quyền tác giả, của chủ sở hữu quyềntác giả; xác định nghĩa vụ của các chủ thể trong việc sử dụng tác phẩm văn học,nghệ thuật, khoa học; quy định trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền đó khi cóhành vi xâm phạm

Theo nghĩa chủ quan: Quyền tác giả là tổng hợp các quyền, nghĩa vụ của tácgiả, chủ sở hữu quyền tác giả và các chủ thể có liên quan

Từ khía cạnh là là một quan hệ pháp luật: Quyền tác giả là các quan hệ xã hộitrong việc tạo ra, sử dụng về quyền tác giả được xác lập giữa tác giả với chủ sở

Trang 2

hữu quyền tác giả; giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả với các chủ thể khácthông qua các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

Theo quy định của pháp luật, Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ có quyđịnh:

2 Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Quy định tại Điều 18 Quyền tác giả, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân

+ Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

+ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xénhoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự

+ Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

+ Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến,mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

+ Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính

 Đặc điểm

Thứ nhất, đối tượng quyền tác giả luôn mang tính sáng tạo, được bảo hộ

không phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật: Với tư cách là đốitượng của quyền tác giả, đối tượng được bảo hộ không phụ thuộc, căn cứ trên cơ

sở giá trị nội dung hay giá trị nghệ thuật Đối tượng được bảo hộ chủ yếu chútrọng vào tính mới, tính nguyên bản

Trang 3

Thứ hai, quyền tác giả thiên về bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm: Quyền

tác giả được bảo hộ thông qua bảo hộ hình thức chứa đựng tác phẩm Ý tưởngtác phẩm, những định hình, những ý tưởng tác phẩm một khi chưa được thể hiệndưới một hình thức cụ thể thì không thể nắm bắt, nhận thức được Vì vậy bảo hộquyền tác giả là bảo hộ tác phẩm khi nó được tạo ra và thể hiện dưới một hìnhthức biểu hiện nhất định

Thứ ba, hình thức xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động: Quyền tác giả

được tự động bảo hộ căn cứ vào chính hành vi tạo ra tác phẩm của tác giả.Khoản 1 Điều 6 cũng đã khẳng định về tự động bảo hộ Tự động ở đây nghĩa làkhông phải căn cứ trên việc đã công bố hay chưa, đã đăng ký hay chưa Tự độngkhông có nghĩa là ngay lập tức khi có ý tưởng mà chỉ khi tác phẩm được thểhiện dướng hình thức vật chất nhất định Vậy thì chính xác căn cứ xác lập quyềntác giả là căn cứ vào hành vi thể hiện tác phẩm được thể hiện dưới một hình thứcvật chất nhất định và đảm bảo các điều kiện

Thứ tư, quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối: đối với các quy

định của pháp luật, bao giờ vấn đề lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng cũngđược cân nhắc phù hợp Đối với quyền tác giả, bên cạnh tôn trọng và bảo vệ lợiích cá nhân thì việc cân đối với lợi ích xã hội cũng được chú trọng Từ đó, luật

sở hữu trí tuệ quy định quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đốinghĩa là không được tuyệt đối về thời gian, về phạm vi mục đích sử dụng Vềthời gian, riêng đối với quyền tài sản có quy định thời gian bảo hộ và quyềnnhân thân, cũng có quyền quy định về thời gian bảo hộ bên cạnh những quyềnkhông giới hạn về thời gian Về phạm vi mục đích sử dụng, đối với việc sử dụngnhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy,… nói chung là để phục vụ pháttriển giáo dục, khoa học công nghệ thì các chủ thể khác được phép sử dụng tácphẩm mà không vi phạm quyền tác giả

b) Nguyên tắc bảo hộ

 Nguyên tắc bảo đảm quyền tự do sáng tạo của cá nhân:

Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp cũng như quy định của luật dân sự,tôn trọng quyền sáng tạo của cá nhân và quyền tự do, tự nguyện cam kết thỏa

Trang 4

thuận, luật sở hữu trí tuệ quy định nguyên tắc đảm bảo quyền tự do sáng tạo của

cá nhân Một phần khuyến khích, thức đẩy sự tự do, sáng tạo của các nhân, mộtphần tạo ra nguyên tắc xuyên suốt phục vụ cho việc xây dựng các quy định phápluật có liên quan Trên cơ sở đó, nguyên tắc đảm bảo quyền tự do sáng tạo của

cá nhân được thế hiện như: Một là, luật sở hữu trí tuệ ghi nhận bảo hộ đa dạng

các đối tượng là đối tượng của quyền tác giả như: tác phẩm văn học, khoa học,sách giáo khoa giáo trình; bài giảng, bài phát biểu, bài nói; tác phẩm sân

khấu….; Hai là, luật sở hữu trí tuệ quy định và bảo vệ đa dạng các quyền tác giả

đồng thời bảo đảm quyền tự do sáng tạo như: Quyền tự do sáng tạo trong chọnlừa đề tài, chọn hình thức thể hiện, đặt tên tác phẩm…

 Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng, tự định đoạt của các chủ thể

Trên cơ sở quy định về quyền bình đẳng giữa các công dân, các cá nhân, bình

đẳng trong quy định liên quan đến quyền tác giả được thể hiện: Một là, các cá

nhân có quyền tự do hoạt động sáng tạo khoa học nghệ thuật một cách bìnhđẳng, không phân biệt giới tính, địa vị, dân tộc tôn giáo hay kể cả là quốc tịch;

Hai là, các chủ thể của quyền tác giả được bảo hộ một cách bình đẳng căn cứ

trên quy định của luật sở hữu trí tuệ, không phân biệt, không đặc quyền đặc lợi.Quyền tự định đoạt của các chủ thể được thể hiện: các tác giả có quyền tự địnhđoạt các quyền của mình trong phạm vi quyền tác giả của mình Và để đảm bảocho sự bình đẳng cũng như sự tự nguyên định đoạt của các chủ thể, pháp luật cóquy định những chế tài để áp dụng khi có sự xâm phạm các nguyên tắc này

 Nguyên tắc bảo đảm không trùng lặp tác phẩm

Trên cơ sở đặc điểm của quyền tác giả là đối tượng của quyền tác giả luônmang tính sáng tạo, nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả đảm bảo không trùng lặp.Bởi lẽ, sản phẩm trí tuệ của mỗi chủ thể là độc lập và không trùng lặp và sảnphẩm đó chỉ có giá trị khi đảm bảo được tính cá nhân Việc để lan truyền, saochép một cách ồ ạt không kiểm soát vô hình chung làm mất đi giá trị của tácphẩm Tựu chung lại là nhằm tạo ra môi trường an toàn cho các chủ thể trongphạm vi bảo hô quyền tác giả

c) Tác phẩm- Đối tượng quyền tác giả

Trang 5

Theo quy định tại Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ, quy định của công ướcBerne và Nghị định 100/2006/NĐ-CP, tác phẩm được bảo hộ bao gồm: Tácphẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thểhiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; Bài giảng, bài phát biểu và bài nóikhác; Tác phẩm báo chí; Tác phẩm âm nhạc; Tác phẩm sân khấu; Tác phẩmđiện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung

là tác phẩm điện ảnh); Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; Tác phẩm nhiếpảnh; Tác phẩm kiến trúc; Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địahình, công trình khoa học; Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; Chươngtrình máy tính, sưu tập dữ liệu; Tác phẩm phái sinh: tác phẩm dịch, phóng tác,cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển tập, tuyển hợp

Theo quy định tạo Khoản 7 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ: Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất

kỳ phương tiện hay hình thức nào Vậy thì tác phẩm trở thành đối tượng của

quyền tác giả khi:

- Là kết quả của lao động sáng tạo

- Phải được ấn định trên hình thức vật chất hoặc được thể hiện thông qua

hình thức nhất định

- Thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học.

2 Hành vi xâm phạm quyền tác giả

Hành vi xâm phạm quyền tác giả được hiểu là các hành vi xâm phạm đến nộidung quyền tác giả, cụ thể là các quyền nhân thân, quyền tài sản Trong Luật sởhữu trí tuệ có quy định cụ thể các hành vi xâm phạm quyền tác giả tại

Điều 28 Hành vi xâm phạm quyền tác giả cụ thể như:

+ Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.+ Mạo danh tác giả

+ Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả hoặc khôngđược phép của đồng tác giả đó

+ Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gâyphương hại đến danh dự và uy tín của tác giả

Trang 6

+ Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả,trừ trường hợp nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân+ Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyềntác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợpChuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị

+ Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, khôngtrả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật,trừ trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phảitrả tiền nhuận bút, thù lao quy định tại Khoản 1 Điều 25

+ Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chấtkhác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả

+ Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩmđến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số màkhông được phép của chủ sở hữu quyền tác giả

+ Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả

+ Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tácgiả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình

+ Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tácphẩm

+ Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc chothuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp

kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối vớitác phẩm của mình

+ Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo

+ Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép củachủ sở hữu quyền tác giả

II Quy định của pháp luật Việt Nam về xử lý hành vi xâm phạm

quyền tác giả

Trên cơ sở quy định chung về Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Quyềntác giả cũng là một trong những nội dung thuộc quyền sở hữu trí tuệ, nên cũng

Trang 7

được bảo hộ trên cơ sở các biện pháp xử lý vi phạm quyền sở hữu thông qua cácbiện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung.

1 Xử lý xâm phạm quyền tác giả bằng biện pháp dân sự

a) Khái niệm-căn cứ áp dụng

 Khái niệm

Xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả bằng biện pháp dân sự là một trongnhững biện pháp xử lý hành vi vi phạm quyền tác giả nói theo đó tác giả hoặcchủ sở hữu quyền tác giả bị thiệt hại do những hành vi xâm phạm gây ra có thểyêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, ngay cả khi đang áp dụng biện pháp hànhchính hoặc hình sự

 Căn cứ áp dụng:

- Căn cứ pháp lý: Các quy định tại chương XVII Xử lý xâm phạm quyền sở

hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự; Các quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự(Điều 26; Điều 28; Điều 35; Điều 37)

- Căn cứ thực tiễn: có hành vi xâm phạm quyền tác giả và có yêu cầu của

tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả bị thiệt hại do những hành vi xâmphạm gây ra

b) Các biện pháp dân sự-biện pháp khẩn cấp tạm thời

Các biện pháp dân sự cụ thể được quy định tại Điều 202 Luật sở hữu trí tuệbao gồm:

+ Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

+ Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

+ Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

+ Buộc bồi thường thiệt hại;

+ Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằmmục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiệnđược sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sởhữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyềncủa chủ thể quyền sở hữu trí tuệ

Trang 8

Trên căn cứ các quy định về các biện pháp dân sự cụ thể tại điều 202, căn cứvào tình hình thực tiễn, Tòa án có thể quyết định áp dụng một trong các biệnpháp dân sự kể trên.

Bên cạnh đó, tại Điều 207 Luật sở hữu trí tuệ cũng có quy định về Các biệnpháp khẩn cấp tạm thời bao gồm:

+ Thu giữ;

+ Kê biên;

+ Niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển;

+ Cấm chuyển dịch quyền sở hữu

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng đối với hàng hoá bị nghi ngờxâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả quyền tác giả Việc áp dụng cácbiện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụngdân sự

c) Thẩm quyền áp dụng-trình tự thủ tục

 Thẩm quyền:

Khi xãy ra hành vi xâm phạm và có yêu cầu của bị hại, thẩm quyền áp giảiquyết thực hiện theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự 2015 Căn cứ vào cácquy định tại Điều 26; Điều 28; Điều 35; Điều 37 Bộ luât tố tụng dân sự 2015,theo đó, thẩm quyền được xác định theo từng trường hợp cụ thể:

(1) Tranh chấp thuần túy là tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa ánnhân dân cấp huyện

(2) Tranh chấp thuần túy là tranh chấp dân sự nhưng đương sự hoặc đốitượng quyền tác giả ở nước ngoài thuộc thẩm quyền Tòa án nhân dân cấptỉnh

(3) Tranh chấp quyền tác giả giữa các cá nhân, tổ chức với nhau đều có mụcđích lợi nhuận được coi là tranh chấp thương mại, kinh doanh thuộc thẩmquyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Theo quy định tại Điều 210 Luật sở hữu trí tuệ có quy định về thẩm quyền ápdụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, theo đó được thực hiện theo quy định tạiChương VIII Bộ luật tố tụng dân sự; theo đó được thực hiện theo quy định tại

Trang 9

chương VIII Các biện pháp khẩn cấp được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự2015

d) Bồi thương thiệt hại

Nội dung chủ yếu, quan trọng và cũng là ưu điểm lớn nhất trong biện phápdân sự chính là việc Bồi thường thiệt hại Thông qua biện pháp dân sự, chủ thể

bị xam hại có thể yêu cầu bồi thường và được bồi thường phù hợp nhằm khắcphục và bù đắp cho những thiệt hại mà bên vi phạm đã gây ra

Trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự về Bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng, Luật sở hữu trí tuệ cũng có quy định một số nội dung liên quan đến bồithường thiệt hại như: Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữutrí tuệ (Điều 210); Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạmquyền sở hữu trí tuệ (Điều 205);

 Nguyên tắc xác định thiệt hại (Điều 204) theo đó, thiệt hại do hành vi xâmphạm quyền tác giả được xác định

+ Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và tinh thần: Thiệt hại về vật chấtbao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về

cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại Thiệt hại vềtinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng vànhững tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệthuật, khoa học; người biểu diễn…

+ Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thểquyền tác giả phải chịu do hành vi xâm phạm quyền tác giả gây ra

 Căn cứ xác định mức bồi thường (Điều 205) theo đó, mức bồi thường dohành vi xâm phạm quyền tác giả được xác định:

+ Căn cứ xác định bồi thường về vật chất

+ Căn cứ xác định bồi thường về tinh thần

+ Chi phí hợp lý để thuê luật sư

2 Xử lý xâm phạm quyền tác giả bằng biện pháp hành chính

a) Khái niệm-căn cứ áp dụng

 Khái niệm

Trang 10

Xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả bằng biện pháp hành chính là mộttrong những biện pháp xử lý hành vi vi phạm quyền tác giả theo đó cơ quan nhànước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyềntác giả của cá nhân, tổ chức chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 Căn cứ áp dụng

- Căn cứ pháp lý: Quy định tại Điều 211, Điều 213, Điều 214, Điều 215

Luật sở hữu trí tuệ; Luật xử lý vi phạm hành chính; Ngị định105/2006/NĐ-CP; Nghị định 131/2013/NĐ-CP;…

- Căn cứ thực tiễn: có hành vi xâm phạm thuộc trường hợp quy định tại các

căn cứ pháp lý kể trên

b) Các hành vi vi phạm quyền tác giả bị xử lý hành chính

Các hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định cụ thể tại Nghị định131/2013/NĐ-CP bao gồm một số hành vi như:

+ Hành vi vận chuyển, tàng trữ hàng hóa sao chép lậu (Điều 8)

+ Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm (Điều 9)

+ Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm (Điều 10)

+ Hành vi xâm phạm quyền công bố tác phẩm (Điều 11)

+ Hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh (Điều 12)

+ Hành vi xâm phạm quyền cho phép biểu diễn tác phẩm trước công chúng(Điều 13)

+ Hành vi xâm phạm quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điệnảnh, chương trình máy tính (Điều 14)

Ngày đăng: 22/02/2019, 13:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w