1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬT SO SÁNH: Phân tích, bình luận về luật Hồi giáo và sự thích ứng của Luật Hồi giáo với xã hội hiện đại”.

10 316 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 20,65 KB

Nội dung

Cùng với Thiên chúa giáo và Ấn Độ giáo, Hồi giáo là một trong ba tôn giáo lớn nhất trên thế giới, có hơn một tỷ tín đồ. Khoảng 30 quốc gia trên thế giới được coi là quốc gia Hồi giáo. Hệ thống pháp luật Hồi giáo (Islam) có mối quan hệ mật thiết với đạo Hồi, ở đâu có đạo Hồi thì ở đó có pháp luật Hồi giáo.Luật Hồi giáo và pháp luật các nước Hồi giáo có rất nhiều điểm khác biệt với các hệ thống pháp luật khác. Vì sự quan trọng và đặc biệt của Luật Hồi giáo, trong bài tiểu luận này em xin được chọn đề tài: “Phân tích, bình luận về luật Hồi giáo và sự thích ứng của Luật Hồi giáo với xã hội hiện đại”.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Cùng với Thiên chúa giáo và Ấn Độ giáo, Hồi giáo là một trong ba tôn giáo lớn nhất trên thế giới, có hơn một tỷ tín đồ Khoảng 30 quốc gia trên thế giới được coi là quốc gia Hồi giáo Hệ thống pháp luật Hồi giáo (Islam) có mối quan hệ mật thiết với đạo Hồi, ở đâu có đạo Hồi thì ở đó có pháp luật Hồi giáo

Luật Hồi giáo và pháp luật các nước Hồi giáo có rất nhiều điểm khác biệt với các

hệ thống pháp luật khác Vì sự quan trọng và đặc biệt của Luật Hồi giáo, trong bài tiểu luận này em xin được chọn đề tài: “Phân tích, bình luận về luật Hồi giáo và sự thích ứng của Luật Hồi giáo với xã hội hiện đại”

Trang 2

PHẦN NỘI DUNG

I.KHÁI QUAN CHUNG VỀ LUẬT HỒI GIÁO

1.Khái niệm luật Hồi giáo

Thuật ngữ “Hồi giáo” (Islam, Musulman) có nghĩa là “sự khuất phục”, sự

“hiến dâng” Người Hồi giáo phục tùng ý chí của đấng Allah, người duy nhất có quyền phán xử điều đúng, sai Đạo Hồi chính là những lời răn dạy của đấng Allah

mà Mohamed đã tìm ra và truyền lại cho người đời Đó là tập hợp những giáo lý về đạo đức cũng như những quy tắc của cuộc sống mà con người phải theo Nói cách khác luật Hồi giáo là tập hợp các chế định, các quy tắc xử sự được rút ra từ những thần khải của Allah mà tín đồ Hồi giáo bắt buộc phải tuân theo, cho nên, khó có thể phân biệt giữa các quy định của pháp luật và các quy định theo tôn giáo vì họ cho rằng tôn giáo và pháp luật là một Luật Hồi giáo chính thống là một loại luật

“lí tưởng”, nghĩa là nó sẽ không bị mất đi tính chất thiêng liêng bởi sự can thiệp của Nhà nước và do đó, hoàn toàn độc lập với bất cứ sự hỗ trợ nào của chính quyền Ở các nước Hồi giáo, bên cạnh luật Hồi giáo còn có pháp luật thực định của quốc gia Pháp luật thực định của các nước Hồi giáo chịu ảnh hưởng sâu sắc của luật Hồi giáo nhưng không hoàn toàn trùng khớp với luật này Tóm lại, đây là hệ thống pháp luật pha trộn giữa quy phạm tôn giáo, đạo đức và pháp luật

Rene David xếp luật Hồi giáo vào dòng họ pháp luật tôn giáo và truyền thống trong khi Zweigert và Kozt quan niệm luật hồi giáo là kiểu pháp luật độc lập, tương đương với các kiểu pháp luật Pháp, Đức, Bắc Âu…

2 Đặc điểm của luật Hồi giáo

Khó có thể phân biệt giữa các quy định của pháp luật và các quy định tôn giáo, vì người Hồi giáo cho rằng pháp luật và tôn giáo chỉ là một Luật Hồi giáo

Trang 3

can thiệp cả vào những vấn đề mà các hệ thống pháp luật khác xét thấy không cần điều chỉnh bằng pháp luật Chẳng hạn, Luật Hồi giáo quy định chi tiết cả việc tẩy

uế trước khi cầu nguyện…

Luật Hồi giáo có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các lĩnh vực pháp luật truyền thống nhu hôn nhân-gia đình, thừa kế, hình sự Còn trong các lĩnh vực pháp luật khác như hợp đồn, sỡ hữu thì sự ảnh hưởng của luật Hồi giáo có phần yếu hơn

Khoa học pháp lý đạo Hồi(ficha) nghiên cứu gốc rễ và giải thích bằng cách nào, từ những nguồn gì đã xuất hiện tổng thể những quy tắc tạo ra Shariah Ngoài

ra nó nghiên cứu nội dung-những quyết định của tòa án Shariah chứa đựng những quy phạm luật Hồi giáo Về cấu trúc, các khái niệm, phạm trù của mình, luật Hồi giáo khá đặc biệt so với các hệ thống pháp luật khác

Khác với các hệ thống pháp luật khác thường coi tội phạm gián điệp hay giết người là tội phạm nặng nhất, Luật hồi giáo coi các tội phạm chống lại niềm tin vào Allah là nặng nhất Nếu phạm tội giết người thì tùy vào tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ mà kết án tử hình hoặc cho chuộc bằng 50 con lạc đà Ở Ả rập Xê Út, cho đến năm 1988 người phạm tội có thể chuộc một số tiền tương đương 32.000 USD cho một người đàn ông theo Hồi giáo, 16.000 USD cho mạng một người đàn

bà theo Hồi giáo hoặc một người đàn ông không theo Hồi giáo, 8.000 USD cho mạng một người đàn bà không theo Hồi giáo

Tòa án Hồi giáo Shariah giải quyết các vụ án dân sự và hình sự Trước tòa, đương sự phải có hai người đàn ông làm chứng Nếu chỉ có một người đàn ông làm chứng thì đương sự có thể thề trước Allah

Trang 4

Những người trung thành với đạo Hồi cho rằng luật Hồi giáo là bất diệt, không bao giờ thay đổi, đây là loại hình pháp luật cuối cùng, hoàn thiện nhất và tròn tương lai toàn thể nhân loại sẽ thừa nhận và tuân thủ nó Bởi vì nguồn luật cơ bản của nó bắt nguồn từ thượng đế (Kinh Koran) và nhà tiên trị Mohamet( Sunna) Theo quan điểm này, các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành không thể làm thay đổi luật Hồi giáo mà chỉ có thể điều chỉnh những chi tiết của luật Hồi giáo chưa cụ thể hóa hoặc còn bỏ trống

Các quy định của đạo Hồi được xây dựng ở mức khái quát mà các tư tưởng phong kiến và tư tưởng hiện đại đều có thể tìm ra những lập luận ủng hộ trong đó, tạo thuận lợi cho việc giải thích và áp dụng nó một cách mềm dẻo Chẳng hạn, đạo Hồi quy định nghĩa vụ từ thiện, việc giải thích quy định này có thể theo nhiều cách Thực hiện nghĩa vụ từ thiện có thể cho tiền người ăn xin trên phố, có thể là thiết lập hệ thống bảo hiểm xã hội theo mô hình phương Tây

Ở các nước Hồi giáo các bên tranh chấp không thường xuyên thuê luật sư đại diện và đạo tạo luật ở các nước này chủ yếu dành cho các học giả, hơn là cho những người hành nghề Ở Ả rập Xê út, những người muốn làm thẩm phán hoặc luật sư phải theo học một khóa thần học, chứ không được đào tạo luật theo cách truyền thống Theo luật của các nước Hồi giáo, luật sư chuyên nghiệp được đào tạo chính quy không phải là người bào chữa duy nhất Trên thực tế, người Hồi giáo thường tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho họ

3 Nguồn của luật Hồi giáo

Luật Hồi giáo có 4 loại nguồn: nguồn cơ bản bao gồm Kinh Koran và Sunna, nguồn phát sinh bao gồm Ijma và Qias Trong đóKinh Koran là nguồn

Trang 5

luật cao nhất của luật Hồi giáo, được coi là những lời của Thánh Alla tiết lộ cho tiên tri Mohamed Kinh Koran hình thành và phát triển với tư cách vừa

là Kinh Thánh vừa là luật Sunna chứa đựng những lời dạy bảo của tiên tri Mohamed và những giai thoại, những câu chuyện (gọi là Hadith) về nhà tiên tri và các tín đồ của mình đã sống một cuộc sống phù hợp với trật tự tôn giáo được quy định trong Kinh Koran Chúng đã chi tiết hóa những vấn đề được đề cập mang tính nguyên tắc, hoặc chưa rõ ràng trong Kinh Koran và dần được xem là khuôn mẫu cho cuộc sống của người dân trong xã hội Còn Ijma và Qias chỉ là những phương pháp suy luận, giải thích cho những tình huống mới trên cơ sở của Kinh Koran và Sunna

II.Sự thích ứng của luật Hồi giáo trong xã hội hiện đại

Do hai nguồn luật cơ bản nhất của luật Hồi giáo có nguồn gốc trực tiếp là thánh Allah (chúa trời) – Kinh Koran và nhà sáng lập Prophet Mohamed – Sunna, những tín đồ trung thành cho rằng luật Hồi giáo sẽ bất diệt, bất biến, tức nó sẽ trở thành loại hình pháp luật cuối cùng hoàn thiện nhất và trong tương lai toàn thể loài người sẽ thừa nhận và tuân thủ Theo quan điểm này, đạo luật của các quốc gia không thể làm thay đổi luật Hồi giáo mà chỉ có thể điều chỉnh những chi tiết mà nó chưa cụ thể hóa hay còn bỏ trống Thế nên có nhiều người cho rằng, luật Hồi giáo không thể thay đổi, “được khắc vào đá”, không thể nào có thể sửa đổi cho phù hợp với xã hội hiện đại Thực tế chứng minh, cách nghĩ này hoàn toàn sai

Sự thật là, hệ thống các quy định trong đạo Hồi hết sức mềm dẻo, dễ uốn nắn cho phù hợp với việc giải thích và áp dụng trong bất cứ vụ việc nào Những quy định này được xây dựng ở mức khái quát rất cao mà cả tư tưởng phong kiến và

tư tưởng hiện đại đều có thể tìm ra những lập luận ủng hộ trong đó Chẳng hạn, nghĩa vụ từ thiện có thể được thực hiện bằng cách ban phát của bố thí cho người

Trang 6

nghèo hay ủng hộ cho các chính trị gia hay thậm chí là mua bảo hiểm theo mô hình chế độ của phương Tây

Nhờ sự “mở rộng” này mà các nhà làm luật ở các quốc gia Hồi giáo có nhiều

cơ hội hơn trong việc ban hành các quy phạm phù hợp với xã hội hiện đại mà

không vi phạm các giáo lí trong luật Hồi giáo Bằng các cácháp dụng tập quán, sử dụng các thủ thuật pháp lí để loại bỏ quy định đã lạc hậucũng như áp dụng các văn bản pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành, nhà làm luật đã giúp cho

luật Hồi giáo trở nên thích nghi với tình hình xã hội và thế giới qua từng thời kì

Do ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản và tư tưởng của các hệ thống pháp luật khác từ thế kỷ XIX đến nay, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập quốc tế

và toàn cầu hoá, ngày nay nhiều quốc gia Hồi giáo đã đổi mới hệ thống pháp luật

của mình Trong các nước Hồi giáo xuất hiện ba xu hướng phát triển: phương Tây hoá pháp luật, tiếp nhận các chế định pháp luật tiên tiến của phương Tây, xây dựng bộ máy nhà nước theo nguyên tắc phân quyền, tổ chức hệ thống toà án phi tôn giáo, tư tưởng pháp luật thoát khỏi tư tưởng tôn giáo; pháp điển hoá pháp luật, xây dựng nhiều bộ luật: hình sự, dân sự, thương mại, tố tụng hình sự và dân

sự theo mô hình của các nước phương Tây kết hợp với việc phát huy các truyền thống văn hoá của dân tộc; loại bỏ dần các quy định cổ hủ, lạc hậu nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện quyền bình đẳng nam nữ, bảo vệ các quyền công dân và quyền con người, xây dựng nhà nước pháp quyền.

Ví dụ, một quy định nổi tiếng của Hồi giáo, “talaq” – ý chỉ việc một cuộc hôn nhân

có thể bị người chồng chấm dứt khi anh ta nói với vợ ba lần: “Tôi ly dị cô” Để hạn chế tình trạng trên, khi kết hôn vợ chồng có thể thỏa thuận “chung sống tạm thời trong khoảng thời gian 70 năm”, hay quy định rằng người vợ có thể được hưởng một khoản bồi thường rất lớn nếu cô ta bị chồng bỏ rơi một cách bất công hay bị đối xử không bình đẳng so với những người vợ còn lại, hoặc một số nước quy định

Trang 7

rằng talaq chỉ được thừa nhận với điều kiện là tòa án đã điều tra hoàn cảnh và nguyên nhân cụ thể, đầy đủ theo các quy định của pháp luật phương Tây (dù thực chất chúng chỉ nhằm mục đích khẳng định việc ly dị của người chồng là tự nguyện

và nghiêm túc) Mặt khác, tuy luật Hồi giáo chỉ trao quyền ly dị cho người chồng, nhưng có rất nhiều cách có thể sử dụng để sửa đổi nó: nếu như bắt đầu cuộc hôn nhân mà người chồng trao cho vợ anh ta một ủy quyền (không hủy ngang) cho phép người vợ (nếu muốn) được ly dị thay mặt người chồng hay người chồng bị bắt buộc từ bỏ quyền ly dị vợ (nếu họ chỉ lấy nhau tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định)

Một ví dụ khác, chế độ đa thê Hiện nay nó đã bị cấm ở một số nước Hồi giáo mà không vi phạm luật Hồi giáo Bởi vì luật này không quy định chế độ đa thê là bắt buộc mà chỉ cho phép nếu như người chồng đối xử công bằng với tất cả các bà vợ của mình (điều mà không người đàn ông nào làm được) Luật cũng cho phép một người đàn ông khi lấy người vợ đầu tiên thì từ bỏ quyền lấy vợ thứ hai

Theo quy định của luật Hồi giáo thì hôn nhân được dựa trên cơ sở hợp đồng (với truyền thống “mua cô dâu”) diễn ra giữa chú rể và người đàn ông có quan hệ ruột thịt thân thiết nhất với cô dâu (thường là bố) Theo đó chú rể trả một khoản tiền nhất định để có cô dâu (thường rất cao, đến mức chú rể không thể trả) – giống như của hồi môn của cô dâu Sau khi ly dị, người vợ có quyền mang số tiền đó đi (trong luật không có chế độ sở hữu chung hợp nhất), là một cách để đảm bảo kinh

tế cho cô dâu của chú rể tương lai (dù người phương Tây cho rằng điều này là sự khinh rẻ phụ nữ) Một quy định khác: ném đá đến chết người vợ ngoại tình, thường chỉ xem như sự răn đe về đạo đức mà không phải là sử dụng trong thực tế (vì cần phải có 4 người đàn ông tận mắt chứng kiến hành vi phạm tội và ai vu khống thì sẽ

bị phạt roi – những điều kiện khó có thể thực hiện được)

Trang 8

Có một nghịch lý là vị trí trách nhiệm, tính chất bất biến của luật Hồi giáo đôi khi lại bị sử dụng để tránh sự cấm đoán hoặc bắt buộc theo pháp luật Raison dêtre (lý do tồn tại) trong các quy định của Hồi giáo, về nguyên tắc, không có mối liên hệ với mục đích hợp lí của đạo Hồi mà và cơ sở để giải thích các quy định đó

mà chỉ dựa vào nguồn gốc tuyệt đối thần thánh của các quy định đó Vì thế nhà làm luật có thể giải thích những quy định này theo từng từ trong đó mà không cần băn khoăn xem như thế có vi phạm chúng hay không Luật cấm giao kết hợp đồng cho vay lãi (riba) nhưng người ta có thể tránh được nó bằng cách đưa cho chủ nợ hưởng một sản phẩm từ thu nhập – với danh nghĩa bảo đảm hoặc thỏa thuận phân chia lợi nhuận, bán trả chậm hoặc theo cách khác Luật cấm giao kết hợp đồng cho thuê đất nhưng người ta có thể giao kết hợp đồng sử dụng chung đất đai để thay thế hợp đồng cho thuê đất

Tất nhiên cũng cần lưu ý rằng luật Hồi giáo cũng bao gồm các quy định chung về

sự cần thiết và các trường hợp khẩn cấp Một tín đồ đạo Hồi sắp chết khát có thể uống rượu nếu không còn thứ đồ uống không cồn nào thay thế, và trong tháng Ramadan (tháng mà người ta không được ăn uống cho tới khi mặt trời lặn) thì một tín đồ sống ở cực Bắc có thể ăn nếu tháng đó trùng với thời gian trong năm khi mặt trời chiếu sáng 24h một ngày

Trang 9

KẾT LUẬN

Mặc dù được hình thành từ thế kỉ thứ VII và gần như bất di bất dịch, có vẻ không phù hợp với cuộc sống hiện đại nhưng luật Hồi giáo vẫn đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh các mối quan hệ của hơn 1,5 tỷ người theo đạo Hồi ở khắp nơi trên thế giới và vẫn đang là một trong những hệ thống pháp luật lớn của thế giới ngày nay Nhiều quốc gia Hồi giáo một mặt khẳng định sự gắn bó với các nguyên tắc của đạo Hồi trong pháp luật của mình, mặt khác tìm cách thích nghi với pháp luật của thế giới nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra sôi nổi Và luật Hồi giáo đã không làm thất vọng những người đã và đang tuân theo nó để thích nghi một cách năng động với xã hội hiện đại ngày nay

Trang 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giáo trình Luật so sánh 2013 – Trường Đại học Luật Hà Nội – NXB Công

an nhân dân

2 Luật so sánh – Michael Bogdan – Kluwer Norstedts Juridik Tano (bản dịch)

3. Bản chất và nguồn của luật Hồi giáo (tạp chí KHPL số 3(34)/2006http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?

option=com_content&view=article&catid=105:ctc20063&id=400:bcvnclhg&It emid=109

4. Khuynh hướng tổng thể của Hồi giáo hiện đạihttp://nghiencuulichsu.com/2014/02/13/khuynh-huong-tong-the-cua-hoi-giao-hien-dai/

5. Dòng pháp luật Hồi giáo http://www.wattpad.com/5167917-dong-phap-luat-hoi-giao

Ngày đăng: 22/02/2019, 13:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w