1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luật so sánh : phân tích về hệ thống nguồn luật của dòng họ pháp luật Civilaw đặt trong nghiên cứu so sánh với Việt Nam

22 230 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 43,12 KB

Nội dung

I.Lý do chọn đề tài.Trên thế giới có 3 hệ thống pháp luật lớn: hệ thống pháp luật châu Âu lục địa; Hệ thống pháp luật AnhMỹ; Hệ thống pháp luật Hồi giáo. Mỗi hệ thống pháp luật lại có những nguyên tắc riêng, những đặc điểm riêng và mang giá trị riêng. Trong đó có hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, là hệ thống pháp luật lớn nhất trên thế giới, có tính hệ thống hóa, pháp điển hóa cao. Chính vì coi trọng pháp luật thành văn, coi trọng lý luận pháp luật và có tính hệ thống hóa, pháp điển hóa cao, nguồn pháp luật thành văn rất được coi trọng ở dòng họ pháp luật này. Đặc điểm về nguồn luật cũng là một trong những đặc điểm đặc trưng của dòng họ pháp luật Civil Law. Nhận ra được vị trí, vai trò và ý nghĩa của hệ thống nguồn luật đối với dòng họ pháp luật Civil Law em lựa chọn đề tài “phân tích về hệ thống nguồn luật của dòng họ pháp luật Civilaw đặt trong nghiên cứu so sánh với Việt Nam” để thực hiện bài tiểu luận.

Trang 1

Anh/chị hãy phân tích về hệ thống nguồn luật của dòng họ pháp luật Civilaw đặttrong nghiên cứu so sánh với Việt Nam.

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài.

Trên thế giới có 3 hệ thống pháp luật lớn: hệ thống pháp luật châu Âu lụcđịa; Hệ thống pháp luật Anh-Mỹ; Hệ thống pháp luật Hồi giáo Mỗi hệ thốngpháp luật lại có những nguyên tắc riêng, những đặc điểm riêng và mang giá trị

riêng Trong đó có hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, là hệ thống pháp luật lớn

nhất trên thế giới, có tính hệ thống hóa, pháp điển hóa cao Chính vì coi trọngpháp luật thành văn, coi trọng lý luận pháp luật và có tính hệ thống hóa, phápđiển hóa cao, nguồn pháp luật thành văn rất được coi trọng ở dòng họ pháp luậtnày Đặc điểm về nguồn luật cũng là một trong những đặc điểm đặc trưng củadòng họ pháp luật Civil Law Nhận ra được vị trí, vai trò và ý nghĩa của hệ

thống nguồn luật đối với dòng họ pháp luật Civil Law em lựa chọn đề tài “phân tích về hệ thống nguồn luật của dòng họ pháp luật Civilaw đặt trong nghiên cứu so sánh với Việt Nam” để thực hiện bài tiểu luận.

II Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu về hệ thống nguồn luật của Dòng họ pháp luật Civi Law,phân tích, bình luật và so sánh với Việt Nam Từ đó xác định, giải thích, đánhgiá và rút ra những điểm tương thích, phù hợp, những nội dung có thể học tập,

áp dụng, ứng dụng đối với Việt Nam

2 Đối tượng nghiên cứu:

Hệ thống nguồn luật của dòng họ pháp luật Civi Law

3 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: Thế giới

Phạm vi thời gian: Từ khi hình thành dòng họ pháp luật Civil Law đếnnay

Phạm vi vấn đề: Hệ thống nguồn luật của dòng họ Civi Law đặt trong sựnghiên cứu so sánh với Việt Nam

III Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp giữa 2 phương pháp đó+ Phương pháp phân tích, tổng hợp

Trang 3

Bài tiểu luận là một tài liệu tham khảo tốt dành cho những người muốntìm hiểu về hệ thống nguồn luật của dòng họ pháp luật Civi Law

Trang 4

B PHẦN NỘI DUNG

I Một số khái niệm

1 Dòng họ pháp luật Civil Law

1.1 Thuật ngữ Civil Law

Thuật ngữ Civil Law có hai nghĩa phổ biến:

Thứ nhất, Civil Law có nghĩa là Luật dân sự hay Dân luật-là ngành luật

điều chỉnh quan hệ tư (đặt bên cạnh quan hệ công-là quan hệ giữa cơ quan, tổchức, cá nhân với một bên là nhà nước), là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sảngiữa các cá nhân, tổ chức tư nhân với nhau trong quan hệ bình đẳng

Thứ hai, Cicil Law là tên gọi của một hệ thống pháp luật-Hệ thống pháp

luật Châu Âu (Hay còn gọi là hệ thống pháp luật La Mã-Đức)

1.2 Dòng họ Civil Law

 Định nghĩa

Dòng họ Civil Law là dòng họ (hệ thống) pháp luật lục địa châu Âu (còngọi là hệ thống pháp luật La Mã-Đức), là dòng họ pháp luật lớn nhất thế giới,tồn tại ở các nước lục địa châu Âu như: Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,Đức, Áo, Bỉ, Lúc-xăm-bua, Hà Lan, Thụy Sĩ, Scotland, phần lớn các nước châuPhi, hầu hết các nước châu Mỹ Latinh, các nước phương Đông kể cả Nhật Bản

 Đặc điểm

Thứ nhất, chịu ảnh hưởng sâu sắc của luật La Mã

Thứ hai, các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law được phân chia

thành công pháp và tư pháp

Thứ ba, các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law coi trọng lí luận

pháp luật

Thứ tư, các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law có trình độ hệ

thống hóa, pháp điển hóa cao

Thứ năm, dòng họ Civil Law không coi tiền lệ pháp luật là hình thức pháp

luật thông dụng và phổ biến như pháp luật thành văn

2 Hệ thống nguồn luật của dòng họ pháp luật Civilaw

Nguồn luật hay nguồn của pháp luật là một khái niệm thường gặp nhưng

về mặt định nghĩa, khái niệm này còn có nhiều cách định nghĩa khác nhau Xongtrong phạm vi nghiên cứu với đối tượng là Nguồn của hệ thống pháp luật thuộc

Trang 5

dòng họ Civil Law, có thể hiểu nguồn của pháp luật theo quan điểm lý luận vàthực ti ễn.

“Trong phạm vi nghiên cứu pháp lí, thuật ngữ “các nguồn của pháp luật”

nói đến 3 khái niệm khác nhau mà có thể phân biệt được Một, nguồn của pháp luật có thể nói đến nguồn gốc của các khái niệm và tư tưởng pháp lí… Hai,

nguồn pháp luật có thể nói đến các cơ quan, tổ chức chính phủ mà đã tạo ra các

quy định pháp luật… Ba, nguồn của pháp luật có thể nói đến những quy định

pháp luật đã được công bố rõ ràng.”1

Nguồn hình thức được Michel Virally định nghĩa là: “Các phương phápthiết lập các quy phạm pháp luật, tức là các cách thức và văn bản thông qua đócác quy phạm này có thể tồn tại về mặt pháp lí, trở thành bộ phận của pháp luậtthực định và phát huy hiệu lực”

Trên thực tiễn, khái niệm nguồn về hình thức được áp dụng rộng rãi, phổbiến hơn và trong phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận, nguồn của pháp luật

được hiểu theo hướng đó Nguồn của pháp luật là cơ sở pháp luật để thẩm phán

và những người có thẩm quyền áp dụng pháp luật đưa ra phán quyết của mình 2

Theo đó, nguồn của pháp luật bao gồm: Luật thành văn (statute law); Án lệ (caselaw, judge-made law); Tập quán pháp luật (custom); Các học thuyết pháp luật(legal doctrine); Các nguyên tắc pháp luật (legal principle)

Trong phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận, nguồn pháp luật trong hệ

thống pháp luật châu Âu lục địa được hiểu trên 3 bình diện: thứ nhất, đó là nguồn của các quan điểm, tư tưởng pháp luật; Thứ hai, đó là nguồn tạo nên các quy phạm pháp luật; Thứ ba, đó là nơi đăng tải, thể hiện của pháp luật.

II Hệ thống nguồn luật của dòng họ pháp luật Civil Law

1 Pháp luật thành văn

Pháp luật thành văn được coi trọng trong hệ thống pháp luật Civil Law Điều

này thể hiện thông qua một số nội dung như: Thứ nhất, hệ thống pháp luật châu

Âu lục địa là có trình độ hệ thống hóa và pháp điển hóa cao; Thứ hai, trường

phái pháp luật thực chứng, pháp luật thành văn được hầu như là nguồn pháp luậtduy nhất của pháp luật

1 Xem: Black’s Law Dictionary Seventh Edition Bryan A, Garner Editor in Chief ST PAUL, MINN, 1999, tr 1401.

2 Giáo trình Luật so sánh-Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2012, tr 133

Trang 6

Nguồn pháp luật thành văn trong hệ thống pháp luật châu Âu lục địa baogồm các loại văn bản pháp luật:

(1) Hiến pháp (Constitution)

Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất,được Nghị viện ban hành khi có ít nhất 2/3 số nghị sĩ tán thành

(2) Các công ước quốc tế (Traite internationale);

Các công ước quốc tế thường được ký kết không trái với hiến pháp quốc gia.Với các nước châu Âu lục địa, công ước quốc tế có hiểu lực dưới hiến phápnhững trên các đạo luật quốc gia, ngoại trừ Pháp và Hà Lan quy định công ướcquốc tế có hiệu lực cao hơn nội luật

(3) Bộ luật (Code);

Trước đây, bộ luật có nghĩa là tuyển tập những luật khác nhau Vào thời

kỳ phong kiến, các bộ luật không còn là tuyển tập các luật mà là một văn bảnluật tổng hợp có hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hộikhác nhau bao gồm cả hình sự, dân sự, hành chính, thương mại, đất đai, hônnhân gia đình

Hiện nay, thuật ngữ bộ luật được sử dụng rộng rãi để chỉ các văn bản luậttổng hợp và trình bày có hệ thống các quy phạm điều chỉnh một lĩnh vực cácquan hệ xã hội nhất định Ví dụ: Bộ luật dân sự Pháp

(4) Luật (Law);

Luật là những văn bản quy phạm pháp luật do nghị viện ban hành theomột trình tự, thủ tục nhất định và phải được đa số nghị sĩ ở cả hai viện bỏ phiếuthuận Đối tượng điều chỉnh của luật có thể là giới hạn hoặc không giới hạn.Hiệu lực của luật thường có từ khi người đứng đầu nhà nước công bố và hết hiệulực khi bị bãi bỏ

(5) Sắc lệnh (Decsret);

Do tổng thống ban hành có hiệu lực thấp hơn luật, trừ trường hợp sắclệnh-luật (decret-Loi)-ban hành thuộc lĩnh vực luật theo sự ủy quyền của nghịviện

(6) Nghị định (Ordonnance);

Do chính phủ ban hành trong lĩnh vực lập quy và có hiệu lực thấp hơnluật và sắc lệnh Trường hợp nghị định có hiệu lực như luật là khi nghị định donghị viện uỷ quyền ban hành trong lĩnh vực luật được nghị viện phê chuẩn

Trang 7

(7) Quyết định (Decsision);

Do tổng thống ban hành để thực hiện thẩm quyền đặc biệt theo quy địnhtại Điều 16 Hiến pháp năm 1958 của Cộng hòa Pháp

(8) Quyết định (arreetes): Do các bộ trưởng, thị trưởng ban hành

(9) Các chỉ thị (Directive): Của cấp trên đối với cấp dưới

(10) Các thông tư (Circulaire): Của cấp trên đối với cấp dướng và phầnlớn các thông tư mang tính bắt buộc thực hiện

2 Tập quán pháp

Tập quán pháp được hiểu là “thực tế mà bằng sự thừa nhận chung lâu dài đối với nó, thói quen không thay đổi đã trở thành có hiệu lực như pháp luật” 3

2.1 Quan điểm luật học

Tập quán pháp là một nguồn luật của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, tuynhiên tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về vai trò của tập quán pháp luật Xãhội học pháp luật ghi nhận tập quán pháp có vai trò chủ đạo trong các nguồn củapháp luật; Trường phái Pháp luật thực định phủ nhận vai trò của tập quán Cảhai trường phái đều có quan điểm quá tả hay quá hữu Tập quán pháp khôngphải là yếu tố chính và đầu tiên của pháp luật, xong cũng không thể phủ nhậnvai trò của nó trong việc góp phần tìm ra giải pháp công minh để giải quyết cácvấn đề pháp luật

Cũng về nguồn luật tập quán pháp, các quốc gia khác nhau cũng có quanđiểm khác nhau, đánh giá khác nhau về vai trò của nguồn luật này Có 3 quan

điểm cơ bản như sau: Thứ nhất, tập quán pháp là một nguồn luật đã lỗi thời Đây

là những đánh giá, những quan điểm chủ yếu từ các luật gia người Pháp Thứ hai, tập quán pháp chỉ áp dụng khi luật trực tiếp nói đến nó Nghĩa là, tập quán

pháp cũng là nguồn của pháp luật, nhưng nó chỉ trở thành nguồn khi luật dẫnchiếu trực tiếp đến nó Quan điểm này gần giống với quan điểm thứ nhất của các

luật gia người Pháp, các luật gia người Áo và Italia theo quan điểm này Thứ ba,

tập quán pháp là nguồn luật có giá trị ngang luật thành văn Quan điểm này làcủa các luật gia Đức, Thụy Sĩ, Hy Lạp, họ đánh giá nguồn luật tập quán phápcao hơn hai quan điểm trên

2.2 Vai trò của tập quán pháp trên thực tế

3 Black’s Law Dictionary Seventh Edition Bryan A, Garner Editor in Chief ST PAUL, MINN, 1999, tr 390

Trang 8

Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa đều thừa nhận tập quán pháp là nhữngquy tắc xử sự hình thành một cách tự phát, tồn tại từ lâu đời, được truyền từ thế

hệ này qua thế hệ khác, trở thành thói quen và mang tính bắt buộc chung nhưquy phạm pháp luật

Theo đó, tập quan pháp có các đặc điểm như sau thì được công nhận dựa

trên hai yếu tố: Một là, là những quy tắc xử sự hình thành một cách tự phát, tồn tại từ lâu đời, được truyền từ thế hệ này sáng thế hệ khác; Hai là, trở thành thói

quen và mang tính bắt buộc chung

Phân loại tập quán pháp trong hệ thống pháp luật châu Âu lục địa bao gồm”(1) Tập quán áo dụng đương nhiên (Praeter legem)

Đây là những tập quán mà nhà nước và xã hội thừa nhận một cách đương nhiên

và phổ biến Ví dụ: Con cái sinh ra mang họ cha; Con gái lấy chồng mang họcủa chồng

(2) Tập quán áp dụng theo sự dẫn chiếu của pháp luật (Secundum legem)Đây là những tập quán được áp dụng khi có điều luật quy định dẫn chiếu đến

nó Nghĩa là tập quán tồn tại độc lập với quy định của pháp luật và khi được quyđịnh của pháp luật dẫn chiếu đến việc áp dụng thì mới được áp dụng Các tậpquán này không đương nhiên được áp dụng mà điều kiện đủ là phải có điều luậtlàm đường dẫn Ví dụ: Tập quán địa phương trong lĩnh vực sở hữu đất đai, sửdụng nguồn nước, hàng rào phân cách, trồng cây gần giới hạn riêng của lánggiềng, các công trình xây dựng liền kề đất của người bên cạnh được dẫn chiếu

áp dụng từ các Điều 645, Điều 663, Điều 671, Điều 674 Bộ luật dân sựNapoleon

(3) Tập quán trái pháp luật (Adversus legem)

Đây là những tập quán trái pháp luật nhưng vì nó quá phổ biến trong xã hộinên nhà nước buộc phải thừa nhận Ví dụ: trong bộ luật hình sự Napoleon, điều

931 quy định mọi chứng thư tặng cho lúc sống phải lập trước mặt công chứngviên Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc tặng cho không được thực hiện như vậynhưng nhà nước vẫn buộc phải chấp nhận

3 Án lệ

3.1 Quan điểm Luật học

Trang 9

Án lệ được hiểu là bản án đã tuyên hoặc được giải thích, áp dụng pháp luậtđược coi như tiền lệ làm cơ sở để các thẩm phán sau đó có thể áp dụng vào cáctrường hợp tương tự.

Theo quan điểm lí luận phổ biến trong hệ thống pháp luật châu Âu lục địa,các nguyên tắc, giải pháp pháp lí rút ra từ án lệ không có cùng giá trị với luậtthành văn Đó là các giải pháp không chắc chắn, có thể hủy bỏ, sửa đổi bất kìlúc nào phụ thuộc vào vụ việc mới

3.2 Vai trò của án lệ trên thực tế

Án lệ không được coi là nguồn pháp luật cơ bản của pháp luật Bộ luật dân

sự Napoleon thiết lập một số quy định gây cản trở cho việc phát triển án lệ: điều

5 quy định “Cấm thẩm phán đặt ra các quy định chung và có tính lập quy để tuyên án đối với những vụ việc được giao xét xử”; Điều 1351 “Bản án chỉ có hiệu lực pháp luật đối với một vụ việc Chỉ được xem là cũng một vụ việc khi yêu cầu về cùng một vấn đề, dựa trên cùng một căn cứ và giữa cùng các bên tranh chấp”

Án lệ ngày nay càng được thừa nhận và chứng minh nó là một nguồn luậtkhông thể thiếu, đặc biệt là khi các luật thành văn chưa có quy định về quan hệcần điều chỉnh Án lệ ngày càng phát triển kể từ 2000, khi Pháp đã đăng tải cácphán quyết lên Internet để người dân có thể tiếp xúc với pháp luật Và sau đó,hàng loạt các nước như Đức, Tây Ban Nha, Italia, Thụy Sĩ đã cho ra đời nhữngtuyển tập án lệ Chính những hoạt động này đã đánh dấu bước tiến quan trọngcủa án lệ trong hệ thống nguồn luật của dòng họ pháp luật châu Âu lục địa

4 Học thuyết

Học thuyết đã từng là nguồn chính của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa,

nó được xây dựng chủ yếu từ các trường đại học Vào khoảng thế kỷ XIII-XVIII

là thời kỳ phát triển của các học thuyết, có thể coi đây là giai đoạn thống trị củahọc thuyết Đầu thế kỷ XIX, cùng với sự thắng lợi của tư tưởng dân chủ tư sản

và sự ra đời các bộ luật cơ bản ở Pháp, sự thống trị của luật thay thế cho các họcthuyết

Ngày nay, học thuyết không còn là nguồn luật chính của pháp luật tuy nhiênnếu xem xét theo nghĩa rộng, nó vẫn đóng vai trò quan trọng Học thuyết còn là

cơ sở để hiểu và giải thích pháp luận một cách đúng đắn Mỗi giai đoạn lịch sử,các nhà lập pháp đều chịu những ảnh hưởng của các học thuyết khác nhau xong

Trang 10

chúng đều được thể hiện thông qua tư tưởng của các nhà lập pháp trong phápluật Một trong những học thuyết quan trọng có ảnh hưởng là học thuyết phânchia quyền lực.

5 Các nguyên tắc chung của pháp luật

Nguyên tắc pháp luật được chấp nhận trong luật quốc gia của hầu hết cácnước, nó có thể thành văn hoặc không thành văn Các nguyên tắc chung giúplấp các chỗ trống của pháp luật, giúp các thẩm phán tìm ra giải pháp công bằngnhất khi giải quyết các vụ việc trong thực tiễn

Một số nguyên tắc chung trong luật La Mã cổ được nhiều quốc gia trong hệthống pháp luật châu Âu lục địa thừa nhận như:

+ Affectio tua nomen imponit operi tuo (Your motive gives a name to youract)-Động cơ của anh đặt tên cho hành vi của anh

+ Non bis in idem (A person shall not be twice tried for the same Không ai bị xét xử về một tội phạm đã được kết án bằng một bản án đã có hiệulực

crime)-+ Affectus punitur licet non sequatur affectus (The intention is punishedeven if the object is not achieved)-Ý định cần phải được trừng phạt mặc dùkhông đạt được mục đích

+ Affimantis est probare (The person who affirms must prove)-Ai khẳngđịnh, người đó phải chứng minh

+ Nemo in propia causa testis esse debet (No one can be a witness in his owncause)-Không ai có thể tự làm chứng cho mình

+ Nemo jus sibi dicere potest (No one can give judgment for himself)-Không

Trang 11

Thứ nhất, nguồn luật thành văn là một trong những nguồn hình thức cơ bản và quan trọng nhất Điều này thể hiện thông qua các khía cạnh, một là, qua

các thời kỳ, các giai đoạn phát triển lịch sử của Việt Nam, luật thành văn luôngiữ vai trò quan trọng Từ thời phong kiến, Việt Nam đã sớm hình thành các luậtthành văn, có thể kể đến như Luật Hồng Đức, Hoàng Việt luật lệ Dưới thờithực dân đô hộ và đế quốc xâm chiếm, nước ta dù vừa chịu ảnh hưởng của cácnước thực dân vừa có các luật trong nước đều là các luật thành văn như: Bộ luậtdân sự Nam Kỳ giản yếu, Bộ dân luật Bắc Kỳ; Bộ dân luật Trung Kỳ (HoàngViệt Trung Kỳ hộ luật)… Sau khi dành lại độc lập năm 1945 đến nay, Việt Nam

vẫn xây dựng hệ thống pháp luật thành văn ngày càng phát triển, tiến bộ Hai là,

trên các lĩnh vực, các nhóm quan hệ xã hội, các quan hệ xã hội cơ bản đều đượcđiều chỉnh bởi pháp luật thành văn Ví dụ về lĩnh vực hình sự có Bộ luật hìnhsự; Về lĩnh vực dân sự có Bộ luật dân sự; Chuyên ngành dân sự có: Luật thương

mại; Luật sở hữu trí tuệ; Luật doanh nghiệp;… Thứ ba, ưu tiên áp dụng đối với

pháp luật thành văn Điều này vừa thể hiện ở chỗ nguồn thành văn là nguồn duynhất điều chỉnh một nhóm quan hệ cụ thể, ví dụ như Bộ luật hình sự Nội dungnày cũng được thể hiện ở khía cạnh là với quan hệ xã hội được điều chỉnh cùnglúc bởi luật thành văn và các quy phạm khác thì luật thành văn được ưu tiên ápdụng Ví dụ như Bộ luật dân sự 2005 quy định Trong trường hợp pháp luậtkhông quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếukhông có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật Tập quán và quyđịnh tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy địnhtrong Bộ luật dân sự4

Thứ hai, điều ước quốc tế là nguồn của pháp luật Tương tự như đối với

nguồn thành văn của dòng họ Civil Law, nguồn thành văn của Việt Nam bêncạnh ghi nhận nguồn luật thành văn là nội luật thì cũng công nhận điều ước quốc

tế là nguồn của pháp luật Ví dụ như trong Bộ luật dân sự 2005 quy định về Ápdụng pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế,

pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế, Khoản 2 có quy định Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó 5 Qua đó cho thấy, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được

4 Xem Điều 3 Bộ luật dân sự 2005

5 Khoản 2 Điều 759 Bộ luật dân sự 2005

Ngày đăng: 22/02/2019, 13:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w