1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích chuỗi giá trị cây bưởi da xanh tại huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi

103 257 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng i đầu tiên nghiên cứu cần phân tích cấu trúc bưởi da xanh huyện Nghĩa Hành, và hoạt động, các mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa các tác nhân tham

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

CAO MINH VŨ

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY BƯỞI DA XANH TẠI

HUYỆN NGHĨA HÀNH TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

CAO MINH VŨ

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY BƯỞI DA XANH TẠI

HUYỆN NGHĨA HÀNH TỈNH QUẢNG NGÃI

Người hướng dẫn khoa học:

TS NGUYỄN THỊ TRÂM ANH

Chủ tịch Hội Đồng:

PGS.TS HỒ HUY TỰU Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Cao Minh Vũ, lớp cao học KTPT 2016 Trường Đại học Nha Trang Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của

TS Nguyễn Thị Trâm Anh, số liệu có nguồn gốc rõ ràng, có tài liệu được công bố công khai Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về bản luận văn này

Nha Trang, tháng 10 năm 2018

Tác giả luận văn

Cao Minh Vũ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để có được kết quả nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, trong thời gian thực hiện đề tài tôi luôn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các Thầy Cô, sự ủng hộ của gia đình và sự hỗ trợ nhiệt tình của đồng nghiệp, bạn bè và cộng đồng những người sản xuất và kinh doanh sản phẩm bưởi da xanh tai huyện Nghĩa Hành

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Trâm Anh, người đã tận tình hướng dẫn, đưa ra những góp ý quý báu để tôi hoàn thiện bản luận văn tốt nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang cùng Quý Thầy, Cô khoa Sau đại học và khoa Kinh tế trường đại học Nha Trang đã tận tình truyền đạt, giúp tôi có kiến thức viết luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn Cục thống kê Quảng Ngãi, lãnh đạo UBND huyện Nghĩa Hành, phòng Thống kê huyện, Phòng Nông nghiệp huyện, Trạm Khuyến nông huyện cùng các hộ nông dân trồng, kinh doanh bưởi da xanh trên địa bàn huyện Nghĩa Hành đã cung cấp tài liệu, số liệu và trao đổi, góp ý nhiều nội dung bổ ích để tôi hoàn chỉnh luận văn này

Trân trọng cảm ơn

Nha Trang, tháng 10 năm 2018

Tác giả luận văn

Cao Minh Vũ

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

DANH MỤC CÁC HÌNH x

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xi

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Kết cấu đề tài 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

2.1 Lý thuyết về chuỗi giá trị 5

2.1.1 Khái niệm chuỗi giá trị 5

2.1.2 Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng 7

2.1.3 Tầm quan trọng của phân tích chuỗi giá trị 8

2.1.4 Các dạng chuỗi giá trị nông sản được nghiên cứu 9

2.1.5 Phương pháp phân tích chuỗi giá trị sản phẩm rau quả 11

2.1.6 Phương pháp phân tích chuỗi giá trị dựa vào ứng dụng mô hình SCP 13

2.1.7 Quy tắc thị trường của sản phẩm 15

2.1.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi 16

2.2 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến đề tài 18

CHƯƠNG 3: 21ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 21

3.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Nghĩa Hành 21

Trang 6

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 22

3.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 25

3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu 26

3.4 Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu 27

3.5 Phương pháp phân tích số liệu 27

3.5.1 Phương pháp thống kê mô tả 27

3.5.2 Phương pháp phân tích tài chính 28

3.5.3 Phương pháp so sánh 28

3.5.4 Phương pháp tính toán và xử lý dữ liệu 28

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ BƯỞI DA XANH TẠI HUYỆN NGHĨA HÀNH 29

4.1 Giới thiệu về cây BDX 29

4.1.1 Đặc điểm BDX 29

4.1.2 Quy trình trồng BDX 30

4.1.3 Thời vụ 30

4.1.4 Diện tích – Năng suất 31

4.2 Tình hình tiêu thụ 31

4.3 Phân tích cấu trúc thị trường 32

4.3.1 Cấu trúc thị trường BDX Nghĩa Hành 32

4.3.2 Đặc điểm những tác nhân trong chuỗi giá trị BDX sản xuất tại Nghĩa Hành 33

4.4 Tổ chức vận hành thị trường và tình hình cạnh tranh trong ngành 40

4.4.1 Phương thức giao dịch mua bán và thanh toán trên thị trường 40

4.4.2 Quy trình xác lập giá mua bán 41

4.4.3 Tiếp cận thông tin thị trường 42

4.4.4 Tình hình cạnh tranh trong ngành 43

4.5 Kết quả thực hiện thị trường 44

4.5.1 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên bình quân cho mỗi tác nhân 44

4.5.2 Phân tích cơ cấu giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận biên trong chuỗi giá trị BDX sản xuất tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi 49

4.6 Đánh giá chung chuỗi giá trị BDX sản xuất tại huyện Nghĩa Hành 52

Trang 7

4.6.1 Cấu trúc thị trường của các kênh phân phối trong chuỗi giá trị BDX 52

4.6.2 Thực hiện sản xuất và quy tắc thị trường của cây BDX 53

4.6.3 Kết quả lợi ích, chi phí của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị BDX huyện Nghĩa Hành 56

4.6.4 Đánh giá chất lượng sản phẩm BDX trong chuỗi giá trị 58

4.6.5 Đánh giá sự phân bổ việc làm trong chuỗi 59

4.6.6 Đánh giá công nghệ và kiến thức trong chuỗi giá trị 59

4.6.7 Đánh giá sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị 60

4.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị sản phẩm BDX trên địa bàn huyện Nghĩa Hành 60

4.7.1 Các yếu tố đầu vào 60

4.7.2 Cơ sở hạ tầng 62

4.7.3 Các yếu tố khách quan 62

4.7.4 Người tiêu dùng BDX 62

4.8 Tầm nhìn chiến lược việc nâng cấp chuỗi giá trị BDX 63

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ BƯỞI DA XANH SẢN XUẤT TẠI HUYỆN NGHĨA HÀNH 64

5.1 Các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm BDX trên địa bàn huyện Nghĩa Hành 64

5.2 Giải pháp cụ thể cho từng tác nhân 66

5.2.1 Người sản xuất 66

5.2.2 Người thu gom 67

5.2.3 Thương lái 67

5.24 Người bán sỉ 68

5.2.5 Người bán lẻ 68

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 PHỤ LỤC

Trang 8

KHTSCĐ: Khấu hao tài sản cố định

IPM: Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp

Sở NN&PTNT: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ATTP: An toàn thực phẩm

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Các nhân tố của mô hình SCP 14

Bảng 2.2 Các nhân tố của SCP sử dụng trong nghiên cứu chuỗi giá trị BDX 14

Bảng 3.1 Diện tích, dân số năm 2016 phân bố ở các xã, thị trấn 23

Bảng 3.2 Tổng hợp số hộ nông dân điều tra 25

Bảng 3.3 Phương pháp tính toán tỷ lệ phân phối giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận biên trong chuỗi giá trị 28

Bảng 4.1 Diện tích, các chỉ tiêu về quả và năng suất BDX 31

Bảng 4.2 Sản lượng tiêu thụ BDX giai đoạn 2016 – 2017 31

Bảng 4.3 Đặc điểm của hộ được điều tra 34

Bảng 4.4 Diện tích, năng suất, sản lượng BDX của các hộ điều tra 35

Bảng 4.5 Thông tin tác nhân thu gom BDX ở huyện Nghĩa Hành 36

Bảng 4.6 Đặc điểm chủ yếu của thương lái mua BDX ở huyện Nghĩa Hành 37

Bảng 4.7 Đặc điểm chung của tác nhân bán sỉ BDX ở huyện Nghĩa Hành 38

Bảng 4.8 Đặc điểm chung của tác nhân bán lẻ BDX ở huyện Nghĩa Hành 39

Bảng 4.9 Tổng hợp nhu cầu của người tiêu dùng BDX huyện Nghĩa Hành 40

Bảng 4.10 Giá bán các loại BDX ở huyện Nghĩa Hành 41

Bảng 4.11 Khả năng tiếp cận thông tin thị trường của mỗi tác nhân 42

Bảng 4.12 Nguồn cung cấp thông tin thị trường của mỗi tác nhân 42

Bảng 4.13 Chi phí và lợi nhuận biên bình quân của các tác nhân trong chuỗi 44

Bảng 4.14 Sản lượng, công lao động, giá công lao động BQ của BDX 46

Bảng 4.15 Phân phối giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận các tác nhân trong chuỗi giá trị BDX huyện Nghĩa Hành 49

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Các dạng chuỗi giá trị sản phẩm nông sản 10

Hình 2.2 Chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp tổng quát 11

Hình 2.3 Sự tương tác qua lại giữa ba yếu tố trong mô hình SCP .13

Hình 4.1 Chuỗi giá trị BDX Nghĩa Hành 32

Hình 4.2 Cơ cấu giá trị tạo ra của mỗi tác nhân trong chuỗi 48

Hình 4.3 Lợi nhuận biên trên tổng chi phí của các tác nhân trong chuỗi 50

Hình 4.4 Cơ cấu lợi nhuận biên của các tác nhân trong chuỗi 50

Hình 4.5 Giá trị tăng thêm của các tác nhân trong chuỗi 50

Hình 4.6 Sơ đồ một số thuộc tính của sản phẩm bưởi 83

Trang 11

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Mục đích của nghiên cứu này là phân tích chuỗi giá trị bưởi da xanh tại địa bàn huyện Nghĩa Hành nhằm tìm ra những thách thực hiện hữu đang làm suy yếu chuỗi giá trị, từ đó trả lời làm thế nào để nâng cao vị thế cạnh tranh lâu dài, có tính bền vững cho chuỗi giá trị bưởi da xanh tại địa bàn huyện Nghĩa Hành, cũng như tối đa hóa giá trị và lợi ích cho các đối tượng liên quan Luận văn đã hệ thống lại cơ sở lý thuyết về lợi thế cạnh tranh, chuỗi giá trị và các vấn đề trong trồng bưởi da xanh, từ đó xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng trong chuỗi giá trị bưởi da xanh - nghiên cứu trường hợp tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi Áp dụng mô hình chuỗi giá trị của Michael Poster, phương pháp phân tích của Kaplinsky và Morris cùng các dữ liệu thu thập, tác giả đã xác định nhân tố tham gia và vẽ chuỗi giá trị bưởi da xanh - trường hợp nghiên cứu tại địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng (i) đầu tiên nghiên cứu cần phân tích cấu trúc bưởi da xanh huyện Nghĩa Hành, và hoạt động, các mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị; (ii) hai là phân tích định lượng hiệu quả kinh tế của các tác nhân và chia lợi ích giữa các tác nhân; (iii) ba là khả năng tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập, đóng góp kinh tế địa phương và xã hội; (iv) bốn là phân tích SWOT thực trạng của ngành bưởi da xanh huyện Nghĩa Hành hiện nay; (v) cuối cùng đưa ra các kiến nghị, giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị bưởi da xanh huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

Trên cơ sở này, mô hình tăng cường sự liên kết cùng cấp và khác cấp đã được tác giả khuyến nghị, tuy nhiên vấn đề lớn nhất trong chuỗi cung ứng vẫn là kỹ thuật trồng và thực hiện vùng chuyên canh trồng bưởi da xanh Để giải quyết điều này sự thay đổi tập quán trồng bưởi da xanh tự phát và nâng cao kiến thức của hộ trồng bưởi

da xanh mới là điệu kiện cần, để giải quyết triệt để vấn đề dịch bệnh, tăng năng suất của hộ trồng bưởi da xanh thì việc nâng cấp vùng chuyên trồng bưởi da xanh là điều kiện nhất thiết và cần sự hỗ trợ từ nhà nước cùng các cấp chính quyền có liên quan.Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp phát triển trồng bưởi da xanh và tiêu thụ bưởi da xanh của huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi có cái nhìn tổng thể về chuỗi giá trị và

sự cần thiết tạo lập mối liên kết giữa người trồng bưởi da xanh, thương lái, doanh nghiệp và khách hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm bưởi da xanh Đặc biệt từ kết quả nghiên cứu, các hộ trồng bưởi da xanh thấy được lý do thành công hay thất bại cũng như giá trị của mình trong chuỗi đề từ đó có biện pháp khắc phục nhằm tạo sự bền vững trong trồng bưởi da xanh

Trang 12

CHƯƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Huyện Nghĩa Hành là huyện trung du của tỉnh Quảng Ngãi, điều kiện kinh tế -

xã hội của huyện còn khó khăn, toàn huyện có 11 xã và 01 thị trấn, diện tích đất tự nhiên 23.542ha, dân số 91.245 người Dân số trong độ tuổi lao động 47.351 người Lao động chủ yếu là nông nghiệp, phần lớn sản xuất nhỏ, trồng các loại cây lâm nghiệp làm nguyên liệu, chăn nuôi, thu nhập của người dân còn thấp Vấn đề xã hội lớn nhất của huyện là tình trạng thiếu việc làm, hàng nghìn thanh niên nông thôn phải tìm việc làm ở các tỉnh phía Nam Ngoài ra, nông dân cũng quá rỗi việc vào các thời điểm sạ, gặt lúa xong Tình trạng nghèo đói về cơ bản đã giảm nhiều, tuy nhiên vẫn còn khoảng 14,38% hộ nghèo (Nguồn: phòng Lao động –Thương binh Và Xã hội huyện Nghĩa Hành năm 2016) Để phát triển kinh tế - xã hội tạo điều kiện cho người nông dân thoát nghèo, nâng cao thu nhập trong sản xuất là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Hơn nữa trong sản xuất nông lâm nghiệp, cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị trong sản xuất hàng hóa Tuy nhiên, với thực trạng nông thôn hiện nay thì chưa đáp ứng được yêu cầu Do đó đòi hỏi phải có sự đột phá trên tất các lĩnh vực nhằm phát triển nông thôn bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư Mặt khác, huyện Nghĩa Hành cơ bản là kinh tế nông nghiệp, người dân địa phương chủ yếu là trồng lúa nước, ngô, đậu CAQ là một trong những đối tượng đã cho hiệu quả kinh tế khá cao trong những năm gần đây, một

số đối tượng như chôm chôm, sầu riêng, cây có múi (chủ yếu là cây bưởi da xanh)…đã khẳng định được tiềm năng kinh tế trên thị trường BDX được trồng chủ yếu các tỉnh miền Nam và một số ít tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ, trong đó BDX ở Nghĩa Hành cũng đang được chú trọng mở rộng diện tích Giá BDX trong những năm gần đây tăng cao, mang lại thu nhập rất tốt cho người nông dân

Xuất phát từ hiệu quả dự án CAQ hàng hóa huyện Nghĩa Hành giai đoạn 2012 – 2016 (Dự án đã đã Sở KHCN Quảng Ngãi nghiệm thu cấp huyện và cấp tỉnh năm 2016) BDX của dự án đang nổi bật lên với giá trị tiêu dùng và giá trị kinh tế cao, được thị trường yêu thích Với kết quả bước đầu của dự án đã khẳng định sự đóng góp của khoa học công nghệ trong việc tăng năng suất, chất lượng cây ăn quả, giảm chi phí sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế những năm về sau, giảm lượng lao động thất nghiệp, sử dụng

Trang 13

hợp lý và bền vững tài nguyên đất, nước, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân trên địa bàn huyện Mặt khác để nâng cao, phát triển bền vững cho chuỗi giá trị mặt hàng BDX tại Nghĩa Hành cần chú trọng công tác kiểm soát tốt từ khâu đầu vào và đầu ra việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm BDX Tổng năng suất bưởi da xanh thu được ở các xã là 1.649,4 kg (tương đương 171 kg/ha) Mô hình trồng BDX do triển khai trong giai đoạn thời tiết diễn biến phức tạp, lũ lụt và hạn hán xảy ra thường xuyên nên ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây Do đó, làm cho diện tích, năng suất và chất lượng cây BDX đã có sự sụt giảm khá mạnh Trong khi đó, người trồng BDX vẫn phải đầu tư rất lớn, làm cho hiệu quả trồng BDX không cao và cây BDX không cạnh tranh được so với một số cây trồng khác Bên cạnh đó, việc được mùa mất giá, bị thương lái

ép giá mua với giá rẻ, tình hình dịch bệnh trên cây BDX luôn là những nổi lo lắng đối với nông dân trồng BDX tại huyện Nghĩa Hành Thêm vào đó, do chưa được quan tâm đầu tư khoa học kỹ thuật nên cây BDX ở đây chưa có điều kiện phát triển đúng với khả năng của nó Những thiếu sót về chiến lược phát triển, cơ sở nghiên cứu, giống trồng và kỹ thuật canh tác cũng đang là những vấn đề khiến sự phát triển của chuỗi giá trị BDX tại Nghĩa Hành chưa bền vững Để cây BDX Nghĩa Hành có thể cạnh tranh được với các loại BDX cùng loại nhập từ các tỉnh thành khác và hướng tới sản xuất BDX an toàn nhằm cung cấp cho nhu cầu trong tỉnh cũng như xuất sản phẩm BDX đi các tỉnh khác thì cần phải có những biện pháp quy hoạch vùng sản xuất BDX có chất lượng, tập trung, đầu tư để nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật và người sản xuất,… Bên cạnh đó, việc phân phối lợi nhuận trong chuỗi giá trị BDX tại Nghĩa Hành chưa đạt được hiệu quả cao, người nông dân trồng BDX vẫn là đối tượng chịu thiệt hại nặng nhất khi tình hình sản xuất và tiêu thụ BDX gặp khó khăn Do đó, cần phải có những nghiên cứu để giải quyết những vấn đề khó khăn hiện tại Một số nghiên cứu trước đây

về chuỗi giá trị BDX thường tiếp cận theo hướng “kết nối chuỗi giá trị – Valuelinks” tập trung chủ yếu vào phân tích kinh tế trong chuỗi giá trị mà chưa xem xét đến các yếu tố vận hành thị trường của người bán và người mua thông qua các chính sách định giá, chủng loại sản phẩm, đầu tư phương tiện sản xuất,… Với mong muốn áp dụng kiến thức vào thực tiễn, đồng thời xem xét tất cả các yếu tố trong chuỗi giá trị, tác giả

sẽ tiến hành phân tích chuỗi giá trị BDX Nghĩa Hành và đề xuất những giải pháp để nghề trồng BDX tại huyện Nghĩa Hành nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung có thể phát triển bền vững Vì vậy, để làm rõ tầm quan trọng của vấn đề trên tôi chọn đề tài:

Trang 14

“Phân tích chuỗi giá trị bưởi da xanh ở huyện Nghĩa Hành” để đưa ra những giải

pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh BDX ở huyện Nghĩa Hành

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu chung:

+ Xác định cấu trúc chuỗi giá trị sản phẩm BDX sản xuất tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

+ Phân tích phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị

- Mục tiêu cụ thể: luận văn có các mục tiêu cụ thể sau:

+ Xác định cấu trúc chuỗi giá trị mặt hàng BDX tại Nghĩa Hành

+ Đánh giá đặc điểm, cách thức tổ chức, vận hành của các tác nhân trong chuỗi giá trị BDX tại Nghĩa Hành

+ Phân tích, đánh giá hiệu quả việc phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị

+ Đề xuất giải pháp phát triển bền vững cho chuỗi giá trị mặt hàng BDX tại Nghĩa Hành

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các tác nhân của ngành hàng BDX: Hộ nông dân, người thu gom, thương lái, người bán sỉ, người bán lẻ, người tiêu dùng

Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Cây BDX sản xuất tại địa bàn huyện Nghĩa Hành Về thời gian: Thu thập số liệu sơ cấp được tiến hành trong thời gian từ năm

2016 đến năm 2017

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận nghiên cứu: Tiếp cận phân tích theo chuỗi giá trị trên cơ sở

áp dụng mô hình SCP (Structure – Conduct – Performance) để nghiên cứu trường hợp chuỗi giá trị BDX sản xuất tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

Phương pháp thu thập số liệu: Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các tác nhân trong chuỗi gồm: người sản xuất, người bán sỉ, thương lái, người bán lẻ, người tiêu dùng bằng việc sử dụng bảng câu hỏi Số liệu điều tra cho 2 năm: 2016 và 2017

Trang 15

5 Kết cấu đề tài

Nội dung chính của đề tài nghiên cứu gồm 5 chương như sau:

Chương 1: Phần Mở đầu

Chương 2: Cơ sở lý luận

Chương 3: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả phân tích chuỗi giá trị BDX sản xuất tại huyện Nghĩa Hành Chương 5: Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị BDX sản xuất tại huyện Nghĩa Hành Kết luận và khuyến nghị

Trang 16

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Lý thuyết về chuỗi giá trị

2.1.1 Khái niệm chuỗi giá trị

Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì Chuỗi giá trị là một khái niệm dùng trong quản trị kinh doanh và được sử dụng đầu tiên bởi Michael Porter vào năm 1985 trong cuốn sách best-seller1 Trong tài liệu này chuỗi giá trị được định nghĩa là: “Tổng thể các hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm hoặc dịch

vụ nào đó Trong chuỗi giá trị diễn ra quá trình tương tác giữa các yếu tố cần và đủ để tạo ra một hoặc một nhóm sản phẩm và các hoạt động phân phối, tiêu thụ sản phẩm, nhóm sản phẩm đó theo một phương thức nhất định Giá trị tạo ra của chuỗi bao gồm tổng các giá trị tạo ra tại mỗi công đoạn của chuỗi” Trong chuỗi giá trị, các công đoạn

cơ bản và tất yếu bao gồm: chuẩn bị sản xuất, sản xuất, sau sản xuất, tiếp thị và bán hàng Các công đoạn này diễn ra kế tiếp nhau và tác động lẫn nhau để cùng tạo ra sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm đó Để chuỗi giá trị diễn ra bình thường thì bên cạnh các hoạt động sản xuất phải có các hoạt động dịch vụ hỗ trợ, đó là: quản lý hành chính, phát triển cơ sở hạ tầng, quản lý nguồn nhân lực, cung cấp thông tin, và những dịch vụ bảo trì thiết bị, nhà xưởng sản xuất ” Tổng hợp các hoạt động khác nhau trong một chuỗi giá trị bao gồm: (i) Nghiên cứu chiến lược phát triển sản phẩm; (ii).Thiết kế mẫu mã sản phẩm, quy trình sản xuất; (iii).Tổ chức sản xuất; (iv) Tổ chức tiếp thị và bán hàng; (v) Phân phối lợi ích của chuỗi cho các tác nhân tham gia vào từng công đoạn của chuỗi; (vi) Dịch vụ chăm sóc, hậu mãi khách hàng; (vii) Các biện pháp bảo

vệ môi trường và phát triển kinh doanh bền vững

Chuỗi giá trị là khái niệm và cách tiếp cận xuất hiện đầu tiên trong quản trị doanh nghiệp, được mô tả chính thức và phổ biến bởi nhà nghiên cứu quản trị nổi tiếng người Mỹ, Michael Porter trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh: Tạo dựng và duy trì sự vượt trội”, xuất bản năm 1985 Mặc dù vậy, những nội dung liên quan đến chuỗi giá trị đã được nghiên cứu từ trước đó trong những năm 1960 Một chuỗi giá trị là một chuỗi toàn bộ các hoạt động hay quá trình theo thứ tự mà sản phẩm phải đi qua, từ nguyên liệu thô tới sản phẩm đến tay người tiêu dùng và ở mỗi hoạt động, sản phẩm lại tăng thêm giá trị Mô hình chuỗi giá trị của Porter bao gồm hai hoạt động: hoạt động chính (Primary activities) và hoạt động hỗ trợ (Support activities) Những hoạt

Trang 17

động này trực tiếp đóng góp vào giá trị của sản phẩm, dịch vụ (Van den Berg và cộng

sự, 2009) Tuy nhiên, phân tích chuỗi giá trị của Porter chỉ giới hạn ở phạm vi doanh nghiệp, phục vụ cho việc ra các quyết định chiến lược (Fasse và cộng sự, 2009) Khái niệm chuỗi giá trị sau đó được áp dụng cho mọi chuỗi cung ứng và phân 5 phối Chẳng hạn, Gereffi và cộng sự (2005) phát triển khái niệm “Chuỗi cung ứng toàn cầu” (GCC), sử dụng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá mức độ hội nhập của các doanh nghiệp và các quốc gia Khái niệm GCC tập trung vào mối quan hệ quyền lực trong hoạt động điều phối các hệ thống sản xuất toàn cầu Gereffi chỉ ra rằng các chuỗi giá trị thường do một mắt xích lãnh đạo, quyết định tính chất, đặc điểm của toàn bộ chuỗi Các quan hệ trong chuỗi được Gereffi chia làm 4 nhóm chính: quan hệ đầu vào, đầu ra; quan hệ cơ cấu lãnh thổ; quan hệ thể chế và quan hệ quản trị (Kaplinsky và Morris, 2002) Khái niệm này cũng được áp dụng trong quản trị chất lượng, ví dụ như quản trị chất lượng café trong nghiên cứu của Ponte (2002)

Tiếp cận chuỗi giá trị cũng được áp dụng phổ biến trong phân tích sản phẩm nông nghiệp, nhất là khi vấn đề truy nguyên nguồn gốc nông sản và an toàn thực phẩm đang là vấn đề được quan tâm gần đây Ở các nước đang phát triển, thông thường người ta hay tập trung vào nghiên cứu và hỗ trợ sản xuất đầu vào của nông nghiệp như giống, phân bón và thủy lợi Người ta không quan tâm nhiều việc làm sao nông sản đến được với người tiêu dùng và khả năng gia tăng giá trị, thu nhập và việc làm thông qua việc hoàn thiện chuỗi giá trị, đặc biệt là việc tham gia vào các chuỗi giá trị có giá trị gia tăng cao

Cách tiếp cận chuỗi giá trị cho phép nhìn sản phẩm không phải tại một khâu, một mắt xích cụ thể nào đó mà là tổng thể chu trình vận động của sản phẩm qua các khâu khác nhau cho đến khi đến tay người tiêu dùng Nhờ đó, nó khắc phục được sự hạn chế của các phương pháp nghiên cứu chi tiết chỉ tập trung và một khâu nào đó như sản xuất, tiêu thụ, chế biến,…Cụ thể, tiếp cận chuỗi giá trị trong nông nghiệp đi từ đầu vào của hộ nông dân sản xuất nông sản cho đến khi nông sản đến bàn ăn của người tiêu dùng Để sản xuất nông sản, hộ nông dân cần phải mua (hoặc tự sản xuất) giống, phân bón, thuốc trừ sâu/hoặc thuốc thú y Sản phẩm nông sản có thể trải qua nhiều khâu trung gian như người mua gom, nhà bán buôn, 6 nhà chế biến, nhà xuất khẩu, cho đến bán lẻ và tiêu dùng Tiếp cận chuỗi giá trị cho phép nghiên cứu riêng từng mắt xích này cũng như tổng thể cả chuỗi giá trị

Trang 18

2.1.2 Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp (chuỗi cung ứng) đến khách hàng Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến chuyển đổi các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu và các thành phần thành một sản phẩm hoàn chỉnh để giao cho khách hàng cuối cùng (Ganeshan và Harrison, 1995)

Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với trách nhiệm chính cho việc kết nối các chức năng kinh doanh chính và các quy trình kinh doanh trong các công ty thành một mô hình kinh doanh gắn kết và hiệu suất cao Nó bao gồm toàn bộ các hoạt động quản lý hậu cần đã đề cấp phía trên, cũng như các hoạt động chế tác, và

nó thúc đẩy các quá trình và hoạt động hợp tác với mảng marketing, bán hàng, thiết kế sản phẩm, tài chính và công nghệ thông tin Như vậy, dựa vào định nghĩa ta thấy rằng chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng không có sự khác nhau vì chúng đều là chuỗi của sự nối tiếp nhau các quá trình và các hoạt động giữa các tác nhân liên quan nhằm tạo ra sản phẩm/dịch vụ hoàn chỉnh cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng Tuy nhiên, có

sự khác biệt chuỗi giá trị và chuuỗi cung ứng như sau:

Sự hợp nhất giữa hoạt động, con người và doanh nghiệp, để thông qua đó, sản

phẩm được di chuyển từ nơi này đến nơi kia, đây được xem là chuỗi cung ứng, còn

chuỗi giá trị là một chuỗi các hoạt động giúp tăng giá trị cho sản phâm thông qua từng bước của quy trình, cho đến khi nó đến được tay người tiêu dùng

Sự hợp nhất giữa hoạt động, con người và doanh nghiệp, để thông qua đó, sản phẩm được di chuyển từ nơi này đến nơi kia, đây được xem là chuỗi cung ứng, còn chuỗi giá trị là một chuỗi các hoạt động giúp tăng giá trị cho sản phẩm thông qua từng bước của quy trình, cho đến khi nó đến được tay người tiêu dùng

Mặt khác, còn chuỗi giá trị tập trung chủ yếu vào việc cung cấp và tăng giá trị cho sản phẩm & dịch vụ, còn các hoạt động chuỗi cung ứng của bắt nguồn từ sự yêu cầu về sản phẩm và kết thúc khi sản phẩm đến tay người sử dụng

Trong khi đó, chuỗi giá trị bắt đầu từ yêu cầu của khách hàng & kết thúc với thành phẩm được tạo ra, cùng với các giá trị mà khách hàng sẵn sàng chi trả cho nó, còn mục đích quan trọng nhất của chuỗi cung ứng là chiếm được sự hài lòng từ khách hàng Nhưng đây không phải là mục đích của chuỗi giá trị

Kaplinsky và Morris cho rằng phân tích về chuỗi giá trị cho thấy giữa các hoạt

động có liên quan đến vòng đời của sản phẩm có mối liên hệ với nhau một cách chặt

Trang 19

chẽ Một chuỗi cung ứng tốt là cần thiết để phát triển một chuỗi giá trị bền vững (De Silva, 2011)

2.1.3 Tầm quan trọng của phân tích chuỗi giá trị

Lợi ích của việc phân tích chuỗi giá trị: Các phân tích chuỗi giá trị mang lại lợi ích to lớn cho các cá nhân và tổ chức về tìm cách thâm nhập vào Có thể nói rằng, trong khi xu hướng toàn cầu hóa đang tăng mạnh, dẫn đến một xu hướng Kaplinsky và Morri quan sát thấy rằng, trong quá trình toàn cầu hóa, khoảng cách thu nhập trong và giữa các nước tăng lên [38] Các tác giả này lập luận rằng phân tích chuỗi giá trị có thể giúp giải thích quá trình này Trong khuôn khổ chuỗi giá trị, các mối quan hệ thương mại quốc tế được coi là một phần của các mạng lưới những nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và bán lẻ, trong đó, tri thức và quan hệ được phát triển để tiếp cận được các thị trường và các nhà cung cấp Như vậy, việc phân tích chuỗi giá trị mở rộng sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được năng lực của mình trong chuỗi giá trị này

Phân tích chuỗi giá trị là cơ hội đánh giá lại năng lực của doanh nghiệp: Việc phân tích chuỗi giá trị là thực sự cần thiết bởi nó giúp doanh nghiệp nhận rõ đặc điểm của từng công đoạn trong chuỗi giá trị cũng như hiệu quả hay giá trị gia tăng được tạo

ra trong công đoạn đó Kết quả là doanh nghiệp sẽ có những đánh giá cả chủ quan và khách quan về hiệu quả của việc thực hiện công đoạn này, qua đó tạo cơ sở cho việc xây dựng chiến lược hoạt động cho doanh nghiệp

Phân tích chuỗi giá trị để giúp các doanh nghiệp xác định và hiểu chi tiết hơn các khâu trong chuỗi giá trị của sản phẩm, từ đó doanh nghiệp có thể xác định lợi thế cạnh tranh nằm trong hoạt động đó cho một chiến lược cho sự phát triển của các sản phẩm dựa trên lợi thế cạnh tranh hiện tại Có thể nói rằng, trong khi xu hướng toàn cầu hóa đang tăng mạnh, dẫn đến một xu hướng của phân tích chuyên môn và chuỗi giá trị

là một yêu cầu quan trọng đối với các tổ chức có thể xác định các điểm mạnh và điểm yếu của nó Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế, trong khi việc sử dụng các nguồn lực sẵn có là một vấn đề ưu tiên, phân tích chuỗi giá trị là thực sự hữu ích cho các doanh nghiệp

Phân tích chuỗi giá trị là một cơ hội đánh giá lại năng lực kinh doanh Như thể hiện trong phân tích chuỗi giá trị nội dung, thông qua việc phân tích các yếu tố có liên quan bao gồm cả chi phí, lợi nhuận, công nghệ, kiến thức, lao động, Việc phân tích

Trang 20

chuỗi giá trị là thực sự cần thiết vì nó giúp doanh nghiệp xác định các đặc điểm của từng giai đoạn của chuỗi giá trị cũng như tính hiệu quả hoặc giá trị gia tăng được tạo

ra trong khoảng thời gian đó Kết quả là doanh nghiệp sẽ phải đánh giá cả các thông tin chủ quan và khách quan về hiệu quả của việc thực hiện các khoản này, qua đó tạo

cơ sở cho việc xây dựng chiến lược cho hoạt động kinh doanh Kaplinsky và Morri quan sát thấy rằng, trong quá trình toàn cầu hóa, khoảng cách thu nhập giữa các nước tăng [38] Các tác giả cho rằng việc phân tích chuỗi giá trị có thể giúp giải thích quá trình Trong khuôn khổ của chuỗi giá trị, các mối quan hệ thương mại quốc tế được coi

là một phần của mạng lưới các nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và nhà bán

lẻ, trong đó, kiến thức và các mối quan hệ đang phát triển để tiếp cận thị trường và các nhà cung cấp Như vậy, việc phân tích mở rộng chuỗi giá trị sẽ giúp các doanh nghiệp đánh giá khả năng của mình trong chuỗi giá trị này

Phân tích chuỗi giá trị để giúp các doanh nghiệp thực hiện phân phối thu nhập hợp lý Bằng cách vạch ra các hoạt động trong chuỗi, phân tích chuỗi giá trị phân tích tổng thu nhập của một chuỗi giá trị vào tài khoản mà các bên khác nhau trong chuỗi giá trị nhận được Để có được một đánh giá khách quan của sự đóng góp của những người tham gia trong chuỗi giá trị, phân tích chuỗi giá trị là cách duy nhất để có được thông tin đó

Một phân tích chuỗi giá trị có thể làm sáng tỏ về các diễn viên tham gia vào các công đoạn của chuỗi, các doanh nghiệp, các khu vực và các quốc gia liên kết với nhau

và kết nối với nền kinh tế toàn cầu như thế nào Việc xem xét các mối liên kết trong chuỗi giá trị (liên kết xác định, nguyên nhân liên kết và lợi ích của liên kết) là cơ sở cho các doanh nghiệp để nâng cao hoặc tăng cường sự liên kết giữa các thực thể tham gia vào chuỗi để tạo ra hiệu quả vận hành cao hơn Trong bối cảnh này, mức độ tham gia của các doanh nghiệp trên thị trường thay đổi do biến động thị trường, sau đó kiểm tra các liên kết thực sự cần thiết và là cơ sở cho việc ra quyết định chiến lược thâm nhập, duy trì hoặc phát triển thị trường

2.1.4 Các dạng chuỗi giá trị nông sản được nghiên cứu

Mỗi quốc gia có những chuỗi giá trị khác nhau tùy thuộc vào số lượng các tác nhân tham gia trong chuỗi Chuỗi giá trị nông sản thường có những tác nhân quan trọng đó là người nông dân, những người mua bán trung gian (thu gom, thương lái), người bán sỉ, người bán lẻ, công ty chế biến và người tiêu dùng

Trang 21

Hình 2.1 Các dạng chuỗi giá trị sản phẩm nông sản

Vì vậy, có thể định nghĩa rằng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp là tập hợp tất

cả các tác nhân trong chuỗi bao gồm Nông dân, Người thu gom, nhà chế biến, nhà bán

sỉ, nhà bán lẻ tạo nên sản phẩm nông nghiệp cuối cùng cho người tiêu dùng cuối cùng

Như vậy, chuỗi giá trị tổng quát sản phẩm nông nghiệp có thể biểu diễn ở Hình 2.1

Nông dân Nhà chế biến

Người thu gom Thương lái Người bán lẻ Người tiêu dùng

Nông dân Người thu gom bán lẻ Kênh dung nội địa Người tiêu

Nông dân Nhà chế biến Người bán lẻ Người tiêu dùng

Trang 22

đ Hình 2.2 Chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp tổng quát 2.1.5 Phương pháp phân tích chuỗi giá trị sản phẩm rau quả

Theo Kaplinsky và Morris (2001), phương pháp luận để phân tích chuỗi giá trị bao gồm những nội dung sau:

- Xác định tác nhân đầu tiên để bắt đầu thực hiện nghiên cứu: Tùy vào lĩnh vực, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu để lựa chọn tác nhân khởi đầu khác nhau cho nghiên cứu chuỗi giá trị (xem Kaplinsky và Morris (2001) để thấy ví dụ minh họa) Mục tiêu của bước này là xác định hướng luân chuyển của dòng sản phẩm và thông tin

- Lập sơ đồ chuỗi giá trị: Tiến trình thực hiện bao gồm (i) xác định và vẽ quá trình cốt lõi trong chuỗi giá trị (gồm những hoạt động chính và quan trọng trong chuỗi); (ii) xác định những tác nhân trong mỗi quá trình (tức là những tác nhân thực hiện những chức năng trong mỗi quá trình của chuỗi giá trị); (iii) vẽ dòng luân chuyển sản phẩm giữa các tác nhân dọc theo chuỗi, bao gồm dòng luân chuyển về địa lý; (iv) xác định khối lượng sản phẩm giao dịch luân chuyển giữa các tác nhân; (v) xác định

sự thay đổi giá trị qua mỗi quá trình (tức là xác định mức giá trị gia tăng tạo ra từ mỗi tác nhân

Người tiêu dùng nội địa cho người tiêu dùng cuối cùng trên cơ sở xác định doanh thu và chi phí và xác định các phương thức liên kết và giao dịch giữa các tác nhân trong chuỗi

- Xác định những phân đoạn thị trường của sản phẩm và các yếu tố thành công then chốt cho sản phẩm trên thị trường: tức là xác định đặc điểm đa dạng hóa sản

Thương

lái

Người bán lẻ

Nhà chế biến

Người thu gom Nông dân

Người bán sỉ

Thương

lái

Người tiêu dung nội địa

Người bán sỉ

Người bán lẻ

Người tiêu dùng nội địa

Trang 23

phẩm cho từng nhóm khách hàng mục tiêu đa dạng trong những thị trường trọng điểm khác nhau, và xác định những yếu tố then chốt tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường (sự khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ kèm theo hay là giá cả sản phẩm)

- Xác định cách thức nhà sản xuất kết nối với thị trường, đánh giá đặc điểm và vai trò của người mua và người bán trên thị trường

- Đánh giá và kiểm tra hiệu quả vận hành chuỗi giá trị: tức là đánh giá khả năng cạnh tranh về chi phí, chất lượng, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng, năng lực thực hiện cải tiến cho sản phẩm cũng như quá trình tạo giá trị

- Quản trị chuỗi giá trị: bắt đầu bằng việc đánh giá sức mạnh của quyền lực chi phối thị trường ở các tác nhân và xác định tác nhân then chốt và quan trọng nhất trong việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững

- Nâng cấp chuỗi giá trị: bao gồm (i) cải tiến trong quá trình (khả năng cải tiến hoặc thay đổi liên kết hiệu quả giữa các tác nhân), (ii) cải tiến trong sản phẩm, (iii) thay đổi vị trí đảm nhiệm chức năng (tức là điều chỉnh việc đảm nhận các chức năng hoạt động giữa các tác nhân để chuỗi vận hành hiệu quả hơn) và (iv) nâng cấp chuỗi (tức là đa dạng hóa chuỗi giá trị bằng cách tạo thêm các chuỗi giá trị mới)

- Các vấn đề liên quan đến phân phối lợi ích, giá trị gia tăng, rủi ro, rào cản gia nhập ngành Tuy nhiên, Kaplinsky và Morris (2001) nhấn mạnh rằng không có một phương pháp chuẩn tắc cho việc phân tích một chuỗi giá trị Xây dựng phương pháp phân tích chuỗi giá trị phụ thuộc vào cách tiếp cận chuỗi và vấn đề nghiên cứu cũng như mục tiêu đặt ra Có nhiều cách tiếp cận trong phân tích chuỗi giá trị, nhưng mỗi cách tiếp cận chuỗi đều có những lợi thế và bất lợi khác nhau Jacinto và Pomeroy (2011) cho rằng phân tích chuỗi giá trị dựa trên mặt hàng thường được lựa chọn để thực hiện ở phạm vi thị trường địa phương, quốc gia và toàn cầu Cách tiếp cận phân tích dựa trên mặt hàng có thể cung cấp sự hiểu biết đầy đủ hơn về cấu trúc ngành của mặt hàng nghiên cứu, các chiến lược kinh doanh của những tác nhân khác nhau trong chuỗi và hiểu rõ hơn bản chất bên trong của sự liên kết kinh tế giữa các quá trình (Jacinto và Pomeroy, 2011) Vì vậy, đề tài này cũng sử dụng cách tiếp cận này trong nghiên cứu thực nghiệm

Jacinto và Pomeroy (2011) cho rằng có bốn khía cạnh quan trọng trong phân tích chuỗi giá trị các mặt hàng nông sản mà các nhà nghiên cứu nên tập trung vào, đó

là (i) thiết lập sơ đồ chuỗi giá trị bao gồm: mối liên kết giữa các tác nhân kinh tế trong chuỗi và dòng luân chuyển sản phẩm; đánh giá đặc điểm mỗi tác nhân; xác định doanh

Trang 24

thu, cấu trúc chi phí, lợi nhuận và rủi ro của mỗi tác nhân, (ii) xác định, so sánh và đánh giá sự phân phối lợi ích và rủi ro giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị, (iii) tìm kiếm giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị, (iv) xây dựng cơ chế hợp tác và quản trị chuỗi giá trị Tuy nhiên, Jacinto và Pomeroy (2011) đề xuất rằng phân tích chuỗi giá trị cần

có một mô hình phân tích kết hợp với lý thuyết Kaplinsky và Morris (2001) nhằm thấy

rõ bản chất nguồn gốc của sự vận hành liên kết và cạnh tranh trong chuỗi

Xuất phát từ câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu của đề tài tốt nghiệp cũng như sự giới hạn về thời gian và nguồn lực tài chính, nghiên cứu này chỉ tập trung vào 4 nội dung nghiên cứu trên và sử dụng mô hình SCP (Structure – Conduct – Performance)

để phân tích chuỗi giá trị sản phẩm mặt hàng BDX sản xuất tại huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi Phần tiếp theo sẽ trình bày phương pháp phân tích dựa vào mô hình SCP

2.1.6 Phương pháp phân tích chuỗi giá trị dựa vào ứng dụng mô hình SCP

Mô hình SCP kết hợp cách tiếp cận chuỗi của ngành hàng kinh doanh được sử dụng như là phương pháp phân tích chuỗi giá trị của đề tài nghiên cứu Mô hình SCP (Bain, 1951) chỉ ra mối liên hệ giữa 3 yếu tố cấu trúc thị trường (S), sự vận hành (C)

và kết quả thực hiện thị trường (P) trong chuỗi giá trị sản phẩm BDX sản xuất ở huyện huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi Điểm then chốt của mô hình SCP cho thấy có sự tương tác nhân quả giữa 3 yếu tố này trong phân tích một chuỗi giá trị (Hình 2.3)

Hình 2.3 Sự tương tác qua lại giữa ba yếu tố trong mô hình SCP

Cấu trúc thị trường và sự vận hành thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện thị trường/kết quả kinh doanh của ngành Ngược lại, kết quả thị trường sẽ tác động trở lại đến cấu trúc và sự vận hành thị trường trong dài hạn như trong hình 2.3

Kết quả thị trường phụ thuộc vào sự vận hành thị trường của người bán và người mua thông qua các chính sách định giá, chủng loại sản phẩm, đầu tư phương tiện sản xuất Sự vận hành ảnh hưởng chi phối ngược lại cấu trúc thị trường, bao gồm ảnh hưởng đến số lượng và quy mô sản xuất kinh doanh của những người bán và người mua, các kênh marketing, mức độ khác biệt hóa sản phẩm, sự tồn tại hay không của các rào cản gia nhập Ứng dụng mô hình SCP cho phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta nhận dạng khả năng cải tiến vị thế cạnh tranh chuỗi giá trị sản phẩm Các nhân tố trong của mô hình SCP được thể hiện trong bảng 2.1

Cấu trúc thị

trường (S)

Vận hành thị trường (C)

Kết quả thực hiện thị trường (P)

Trang 25

Bảng 2.1 Các nhân tố của mô hình SCP Nhân tố cấu trúc (S) Nhân tố vận hành (C) Nhân tố kết quả (P)

- Những trung gian trong hệ

- Phân loại chất lượng

- Phân tích thông tin thị trường

- Cấu trúc kênh thị trường

- Tài chính/ rủi ro

- Chiến lược thương mại chung để tăng hiệu quả marketing

- Sự thích hợp của sản phẩm liên quan đến thị hiếu của khách hàng

- Hiệu quả của dịch vụ cung ứng:

+ Tỉ lệ lợi nhuận liên quan đến chênh lệch biên tế giữa giá và chi phí marketing + Phân tích thị trường; thương lượng chi phí giao dịch (tìm kiếm và kí hợp đồng)

+ Phân tích khác biệt về giá

và giao động về giá theo thời vụ

+ Tham gia thị trường

- Phân tích sự năng động của thị trường

Bảng 2.2 Các nhân tố của SCP sử dụng trong nghiên cứu chuỗi giá trị BDX Cấu trúc thị trường Tổ chức và vận hành thị

trường

Kết quả thực hiện thị

trường

- Những tác nhân và số lượng

các tác nhân trong chuỗi

- Cấu trúc kênh thị trường

và tỷ lệ sản lượng luân chuyển

trong kênh

- Đặc điểm của các tác nhân

- Hoạt động mua vào

- Hoạt động bán ra

-Thương lượng, phương thức giao dịch và thanh toán

- Qui trình hình thành giá

- Tiếp cận thông tin thị trường

- Kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc

-Tình hình cạnh tranh trong ngành

- Các cơ chế và chính sách

liên quan

- Doanh thu

- Chi phí sản xuất

- Chi phí tăng thêm

- Lợi nhuận và giá trị tăng thêm

- Tỷ suất lợi nhuận biên trên tổng chi phí

- Tỷ suất lợi nhuận biên trên chi phí tăng thêm

Trang 26

Trong phân tích kết quả thị trường, đề tài tập trung vào việc phân tích phân phối giá trị tăng thêm của mỗi tác nhân tham gia trong chuỗi nhằm xác định giá trị kinh tế tạo ra cho người tiêu dùng của mỗi tác nhân và của toàn chuỗi giá trị Đối với kênh phân phối BDX, việc phân tích giá trị tăng thêm dựa vào chi phí sản xuất, chi phí marketing hoặc chi phí tăng thêm và lợi nhuận của mỗi tác nhân trong chuỗi Qua việc phân tích giá trị tăng thêm nhằm làm rõ mức phân chia lợi nhuận cho từng thành viên trong chuỗi Hai chỉ số được sử dụng trong phân tích đó là: tỷ suất lợi nhuận biên trên tổng chi phí và tỷ suất lợi nhuận biên trên chi phí tăng thêm Hai chỉ số này được sử dụng nhằm so sánh và xác định mức độ hợp lý của việc phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi

Lợi nhuận biên

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí =

Tổng chi phí

Lợi nhuận biên

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí =

Tổng chi phí

2.1.7 Quy tắc thị trường của sản phẩm

Nắm bắt thị trường là một yêu cầu nghiệp vụ vô cùng quan trọng trong kinh doanh Nếu chúng ta dựa trên những cơ sở không đáng tin cậy mà đi đến một quyết định đầu tư quan trọng, tức là chúng ta đã sẵn sàng chấp nhận một tỉ lệ rủi ro cao Để hạn chế rủi ro, các bạn cần có một cơ sở đáng tin cậy Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu đã tốn nhiều công sức để nghiên cứu làm thế nào để có thể thu được kết quả tương đối chính xác nhất, phản ánh đúng nhất tình hình thị trường, để dựa vào đó mà quyết định phương hướng kinh doanh của mình

Để thực hiện việc nghiên cứu thị trường phục vụ cho một mục đích kinh doanh

cụ thể, chúng ta có thể phải đi qua một số bước cần thiết Dưới đây là một số công đoạn được đúc kết và được cho là cần thiết trong việc nắm bắt thị trường: Nghiên cứu

xu hướng thị trường thông qua phân tích 4 yếu tố thị trường (PEST) Chiến lược marketing là việc sử dụng các loại chính sách khác nhau để thực hiện được mục tiêu sản xuất, cũng như đầu ra cho sản phẩm

* Chiến lược sản phẩm (Product): Chiến lược sản phẩm là đường lối, biện

pháp nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu trên thị trường, sản phẩm được tiêu thụ với khối lượng nhiều trong thời gian dài và chiếm được uy tín trên thị trường

Trang 27

** Vai trò của chiến lược sản phẩm: Chiến lược sản phẩm (P1) đảm bảo thực

hiện được các mục tiêu của các chiến lược marketing Chiến lược sản phẩm cơ vị trí cực kỳ quan trọng, là nền tảng, xương sống của 4P, nó quyết sự định thành bại của chiến lược marketing Nếu không có chiến lược sản phẩm đúng đắn thì các chiến lược của bộ phận khác không có cơ sở tồn tại

*** Chiến lược giá (price): Giá bắt đầu hình thành từ khi nông dân bán cho

khách hàng của mình Theo kênh tiêu thụ nông sản đi từ nông dân, người thu gom, thương lái, người bán sỉ, người bán lẻ và cuối cùng là người tiêu dùng Theo cấp độ này, giá ở khâu cuối cùng mà người tiêu dùng phải trả cao hơn giá ở khâu đầu tiên mà người nông dân nhận được Nông dân - Thương lái: Lần tăng giá qua trung gian thương lái không cao lắm, những người này chủ yếu là mua bán tại chỗ họ nhận được tiền hoa hồng Thương lái - Người bán sỉ: giá tăng cao nhất trong 4 lần tăng giá so với giá mà thương lái mua vào vì họ phải chịu nhiếu chi phí như thuê mướn mặt bằng, lao động, dụng cụ, bao bì, vận chuyển cho khách hàng Người bán sỉ - người bán lẻ: giá tăng tương đối cao Lý do là vì người bán lẻ cũng chịu nhiều rủi ro như hàng bán chậm, tỷ lệ hư hỏng cao, chất lượng quả giảm nhanh sau vài ngày cho nên ngày đầu tiên phải bán giá cao để bù lại cho những ngày sau giá sẽ giảm do chất lượng giảm

**** Mạng lưới kênh phân phối (place): Chuỗi giá trị của mặt hàng nông sản

bao gồm 3 kênh, kênh quan trọng nhất vẫn là kênh: Kênh (1) là từ Nông dân đến các

Hộ thu gom Sau đó, Người thu gom bán cho Thương lái, Thương lái bán cho Bán sỉ, Bán sỉ bán cho Bán lẻ Sau đó bán lẻ bán lượng sản phẩm này cho Người tiêu dùng Kênh (2) là từ Nông dân bán thẳng cho Thương lái Kênh (3) là khoảng sản lượng còn lại người nông dân tự tiêu thụ trực tiếp, bán cho người tiêu dùng, những người bán lẻ

***** Quảng cáo, truyền thông (Promotions): Để giúp chuỗi giá trị mặt hàng

nông sản phát triển bền vững và và xây dựng thương hiệu hàng hóa để vươn xa ra thị trường, thì kênh quảng cáo và truyền thông chiếm vị trí quan trọng để đạt được mục đích này

2.1.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi

Mục đích nghiên cứu các tác nhân ảnh hưởng đến chuỗi để từ đây phân tích lựa chọn giải pháp để nâng cấp chuỗi Nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi bao gồm:

- Mức độ tín nhiệm giữa các đối tác (Trust): Sự tín nhiệm phản ánh một sự tin tưởng vào một đối tác và liên quan đến điểm yếu và không chắc chắn ở một khía cạnh

Trang 28

nào đó của đối tác được tin cậy Sự tín nhiệm là một chức năng của hành vi quan hệ công dân và sự tương tác thường xuyên Theo Corbett và cộng sự (1999), một mối quan hệ thành công được đặc tả bằng sự tín nhiệm lẫn nhau và các doanh nghiệp có sự tín nhiệm nhau luôn có lợi nhuận, phục vụ khách hàng tốt hơn và dễ thích ứng hơn Bản chất của sự tín nhiệm bao gồm sự phụ thuộc, niềm tin và sự công bằng

- Quyền lực của các đối tác (Power): Khi hình thành một chuỗi phải xem xét quy mô, tác động và trạng thái của các tác nhân tham gia Nếu quy mô của đối tác lớn hơn, có đảnh hưởng nhiều hơn và vị thế cao hơn thì trong quan hệ đó đối tác sẽ có quyền lực nhiều hơn Trong quan hệ, khi một bên có quyền lực hơn có nhiều khả năng gây sức ép lên bên ít quyền lực hơn trong việc đưa ra các quyết định có lợi cho bên nhiều quyền lực hơn Một khi có quyền lực thì tác nhân này có khả năng điều khiển, cho phép hoặc sử dụng ảnh hưởng của mình lên hành động của một tác nhân khác theo kiểu mệnh lệnh Một đối tác khi có quyền lực hơn đối tác khác có khả năng buộc đối tác làm vài điều gì đó mà đối tác không thể hành động khác hơn được Theo công trình nghiên cứu của Handfield cho rằng một trong những rào chắn lớn nhất để tín nhiệm nhau chính là quyền lực, chính vì vậy giữa quyền lực và tín nhiệm có liên quan với nhau

- Mức độ thuần thục trong quan hệ giữa các đối tác (Maturity): Gia tăng mức độ tương tác chuỗi giá trị càng nhiều dẫn đến giảm được tính không chắc chắn trong dự đoán cung, cầu và cải thiện được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đây là cách tốt nhất để theo đuổi và đạt được lợi thế cạnh tranh Các đặc điểm của quá trình thuần thục trong mối quan hệ đó là: khả năng có thể dự đoán, năng lực, quyền lực điều khiển, hiệu lực và hiệu quả

- Tần suất giao dịch giữa các đối tác (Frequency): Tần suất chính là mức độ thường xuyên đề cập đến một giao dịch thường xảy ra như thế nào (Ellarm, 1991) Theo một nghiên cứu 160 doanh nghiệp thành công trong mối quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp phụ thuộc vào mức độ thường xuyên tương tác giữa các đối tác (Sahay, 2003) Không có một quy luật chung để quyết định các đối tác nên tương tác thường xuyên như thế nào, nhưng một ma trận danh mục gồm bốn nội dung liên quan

đó là chiến lược, thuê ngoài, tự liên kết sản xuất và các liên quan mang tính thuận tiện Mỗi khía cạnh đưa ra một mức độ liên quan khác nhau trong các hoạt động khác nhau Giao dịch càng nhiều đưa đến hoạt động tương tác càng lớn và vì vậy định hình mối quan hệ gần gũi hơn và đảm bảo cho giao dịch đó suôn sẻ hơn

Trang 29

- Khoảng cách giữa các đối tác (Distance) Theo Andrea Felsted [24, tr.2-3], khoảng cách giữa các đối tác trong chuỗi giá trị là muốn đề cập đến các khoảng cách

về địa lý, khoảng cách về văn hóa và khoảng cách về tổ chức giữa các đối tác trong chuỗi giá trị đó Cụ thể là khoảng cách về địa lý, khoảng cách về văn hóa, khoảng cách

về tổ chức

2.2 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong những năm gần đây có nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm ở Việt Nam Tổ chức hỗ trợ phát triển kỹ thuật Cộng hòa Liên bang Đức (GTZ) đã phối với các tổ chức và các nhà nghiên cứu Việt Nam thực hiện một số nghiên cứu về chuỗi giá trị ở một số tỉnh thành chọn lọc Vì vậy, một số nghiên cứu thực nghiệm được công bố như “Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị để phát triển tiểu ngành dâu tằm tơ tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình” (Thanh, 2006a); “Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm cao

su ở Quảng Bình” (Thanh, 2006b), “Phân tích chuỗi giá trị bơ Đắc Lắc” (GTZ, 2006a),

“Phân tích chuỗi giá trị rau cải ngọt Hưng Yên” (GTZ, 2006b), “Phân tích chuỗi giá trị

cá tra và ba sa ở Đồng bằng Sông Cửu Long” (GTZ, 2009) và một số nghiên cứu khác của GTZ có thể tìm thấy tại trang web Chương trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Đức (http://sme-gtz.org.vn) Phương pháp nghiên cứu phần lớn dựa vào cuốn

“Cẩm nang Liên kết Giá trị: Phương pháp luận thúc đẩy chuỗi giá trị” của GTZ phát hành (GTZ, 2007) Nền tảng phương pháp luận của GTZ chủ yếu dựa vào nghiên cứu của Kaplinsky và Morris (2001) Hầu hết các nghiên cứu đã cung cấp những kết quả

và khuyến nghị có giá trị cho các bên có liên quan trong chuỗi giá trị Ví dụ kết quả phân tích chuỗi giá trị rau cải ngọt Hưng Yên kết luận rằng phần lớn rau cải ngọt ở Hưng Yên được nông dân bán trực tiếp cho người bán sỉ tại Hưng Yên, những người bán sỉ này lại bán trực tiếp tại các chợ đầu mối ở Hà Nội cho người bán lẻ và cho những người bán sỉ đến từ các tỉnh khác (GTZ, 2006b) Việc sản xuất còn phân tán và còn thiếu sự gắn kết giữa người sản xuất với thị trường Giá bán rau cải ngọt không ổn định, khi điều kiện sản xuất thuận lợi thì giá bán thấp Rau cải ngọt Hưng Yên chưa tạo được thương hiệu đối với người bán lẻ và người tiêu dùng Hà Nội mặc dù chiếm thị phần lớn tại thị trường này Nghiên cứu cũng cho thấy tổng thu nhập/năm từ việc sản xuất rau là tương đối cao Tuy nhiên, các tác nhân trong chuỗi gặp rủi ro cao do chưa nắm được thông tin thị trường và phải chịu cạnh tranh gay gắt (GTZ, 2006b) Nghiên cứu về chuỗi giá trị của ngành dâu tằm tơ tại Quảng Bình cho thấy nhu cầu thị trường nội địa và quốc tế cao nhưng chưa được đáp ứng (Thanh, 2006a) Khối lượng

Trang 30

kén tằm sản xuất ra chỉ đáp ứng 30% cho công nghiệp ươm tơ trong nước và áp lực cạnh tranh gay gắt trong việc thu mua sản phẩm cho xuất khẩu Kết quả nghiên cứu chỉ rằng nhờ có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các tổ chức hoạt động trên địa bàn nên ngành này có tiềm năng phát triển Trong chuỗi giá trị sản phẩm tơ tằm, những người tham gia vào nghề trồng dâu nuôi tằm có thu nhập ổn định, ngày càng tăng và đóng góp giá trị tăng thêm nhiều nhất trong chuỗi (Thanh, 2006a) GTZ (2009) tổng kết các kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam khuyến nghị rằng cần có sự hợp tác tích cực giữa các tác nhân, đặc biệt giữa nông dân với các doanh nghiệp tư nhân nhằm tăng cường khả năng thiết lập kênh phân phối trực tiếp các sản phẩm nông sản Sự hỗ trợ và tích cực tham gia của các ban ngành địa phương đóng vai quan trọng làm nên thành công và sự bền vững của phát triển chuỗi giá trị Chính phủ Việt Nam quan tâm và đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và cần có chính sách hỗ trợ can thiệp tạo lập chuỗi giá trị bền vững Công ty nghiên cứu thị trường Việt Nam (Axis Research) cũng có nhiều nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị ở các tỉnh thành tập trung vào các sản phẩm nông sản như rau củ quả và trái cây Các phân tích tiến hành xác định cấu trúc chuỗi giá trị sản phẩm và phân tích các đặc điểm hoạt động sản xuất và mua bán của các tác nhân, sau đó tính toán lợi ích

và chi phí nhằm xác định sự phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi Axis Research (2005) báo cáo phân tích chuỗi giá trị nho Ninh Thuận cho thấy kênh phân phối trong chuỗi giá trị này chủ yếu được cung ứng theo con đường truyền thống đó là: Nông dân → Thương lái → Người bán sỉ → Người bán lẻ → Người tiêu dùng Báo cáo kết luận người nông dân khá thụ động trong khâu thu hoạch và tiêu thụ Hầu như nông dân bán sản phẩm cho thương lái, một số lượng rất ít hộ tự thu hoạch và bán cho các siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh Trong tỉnh đa số là các thương lái nhỏ, thu mua bán lại cho thương lái lớn hoặc bán cho người bán sỉ tại các thành phố khác trên

cơ sở quen biết và hợp đồng miệng Chỉ có một vài thương lái lớn mua để xuất khẩu hoặc bán cho các siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh Nông dân trồng nho thu lợi nhuận khá cao nhưng không ổn định và gặp nhiều rủi ro lớn về thời tiết, sâu bệnh và không nắm được thông tin thị trường Người bán sỉ có quyền lực định giá trong chuỗi giá trị sản phẩm này (Axis Research, 2005) Axis Research (2006) đã phân tích các tác nhân trong chuỗi giá trị bưởi Vĩnh Long nhằm xác định cấu trúc thị trường tiêu thụ, phân tích đặc điểm và mối quan hệ của các tác nhân trong chuỗi để từ đó có sự thay đổi và hướng hỗ trợ phù hợp giúp phát triển chuỗi một cách bền vững Kết quả nghiên

Trang 31

cứu cho thấy thương lái là khách hàng quan trọng của nông dân trồng bưởi Tuy nhiên,

so với chuỗi giá trị nho Ninh Thuận thì người trồng bưởi Vĩnh Long có ưu thế hơn trong việc quyết định thời điểm bán và giá bán vì bưởi không dễ hư hỏng như nho và người nông dân trồng bưởi có thể neo trái lại trên cây hoặc thu hoạch và bảo quản dễ dàng Đặc biệt, lượng cung bưởi nhỏ hơn nhu cầu nên thương lái phải cạnh tranh cao trong thu mua hàng Đối với những người bán sỉ, họ có thu nhập ổn định và không gặp nhiều rủi ro Các doanh nghiệp chế biến bưởi gặp nhiều khó khăn do đầu ra không ổn định và chất lượng bưởi Việt Nam không cao

Thuận và Hải (2008) đã vận dụng mô hình SCP kết hợp với cách tiếp cận kênh marketing để nghiên cứu các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm heo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Nghiên cứu này tập trung vào cấu trúc thị trường nội địa, mối quan

hệ giữa các tác nhân trung gian trên thị trường và đánh giá về tính hiệu quả của thị trường dịch vụ Kết quả nghiên cứu chỉ rằng người nuôi và thương lái chiếm tỷ trọng lớn trong việc tạo giá trị và đạt lợi nhuận cao nhất Tuy nhiên, người nuôi phải đối mặt với nhiều rủi ro nhất Ngược lại, lò mổ và người bán lẻ chỉ đóng góp một phần nhỏ trong việc tạo ra giá trị, họ thường cạnh tranh nhau về giá nên khả năng đạt lợi nhuận thấp Trong chuỗi giá trị này, thương lái là tác nhân thu được lợi nhuận cao nhất, kế đến là người nuôi, bán lẻ và lò mổ Sử dụng phương pháp tương tự như Thuận và Hải (2008), Nam và ctv (2008) đã phân tích cấu trúc của kênh phân phối sản phẩm cam và

sự hợp tác giữa các tác nhân trong kênh, đồng thời đánh giá kết quả thực hiện thị trường của các kênh phân phối sản phẩm cam, qua đó đề xuất các nghiên cứu tiếp theo

và các chương trình hỗ trợ cho việc tăng tính hiệu quả của cả dây chuyền cung ứng cam ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long Nam và ctv (2008) kết luận lợi nhuận biên của người bán sỉ địa phương và tại chợ đầu mối là thấp nhất, nhưng tác nhân này buôn bán với số lượng lớn và thời gian quay vòng vốn nhanh nên tổng lợi nhuận thu ñược lớn nhất trong kênh Người bán lẻ tuy có lợi nhuận biên cao nhất trong nhóm nhưng vì lượng cam bán ra mỗi ngày rất thấp nên tổng lợi nhuận thấp hơn người bán sỉ Qua nghiên cứu cũng thấy trong dây chuyền cung cấp cam đang tồn tại nhiều trung gian phân phối với sự bất cân xứng về lợi nhuận và chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong chuỗi giá trị

Trang 32

CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Nghĩa Hành

Nghĩa Hành là huyện chuyển tiếp giữa vùng núi và vùng đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi Cách thành phố Quảng Ngãi 9km về phía Tây Nam, trải dài từ 140 50’53’’ đến 150 05’20’’ vĩ độ Bắc và từ 108041’07’’ đến 108051’10’’ kinh độ Đông Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Tư Nghĩa; phía Nam giáp huyện Ba Tơ và huyện Đức Phổ; phía Tây giáp huyện Minh Long; phía Đông giáp huyện Mộ Đức Hình thể hẹp chiều Đông

- Tây, trải dài từ Bắc đến Nam Diện tích tự nhiên 234,3987 km2, dân số 91.245 người, mật độ dân số 388 người/km2 Các đơn vị hành chính trực thuộc gồm 11 xã (Hành Minh, Hành Đức, Hành Trung, Hành Phước, Hành Thuận, Hành Dũng, Hành Nhân, Hành Tín Tây, Hành Tín Đông, Hành Thiện, Hành Thịnh), 1 thị trấn (Thị trấn Chợ Chùa)

* Địa hình

Nghĩa Hành nằm trong dải đồng bằng nhỏ hẹp thuộc vùng duyên hải Miền Trung xen kẽ giữa dải ven biển và vùng núi phía Tây của tỉnh, có địa hình dốc từ phía Tây, Tây Nam xoải về phí Bắc và Đông Bắc Vì vậy, về địa hình Nghĩa Hành vẫn chia làm hai vùng rõ rệt vùng núi và vùng đồng bằng

- Vùng núi nằm ở phía Tây và Tây Nam của huyện, độ cao địa hình từ 60 đến 500m,

độ dốc bình quân 150 Vùng núi chiếm phần lớn diện tích tự nhiên toàn huyện (63,2%)

- Vùng đồng bằng nằm ở trung tâm và phía Bắc, Đông Bắc của huyện Diện tích tự nhiên 86,4km2 chiếm 36,9% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện

Trang 33

* Thủy văn

Sông Vệ là một trong bốn sông lớn ở tỉnh Quảng Ngãi Ở địa phận huyện Nghĩa Hành, sông Vệ chảy qua các xã Hành Tín Đông, Hành Tín Tây, Hành Thiện, Hành Thịnh và Hành Phước Chi lưu sông Vệ là sông Thoa chảy dọc thôn Mỹ Hưng, thôn

An Ba và qua địa phận huyện Mộ Đức Do lòng sông dốc, nên mùa nắng sông Vệ nhanh chóng cạn kiệt, mùa mưa thường gây lũ lụt lớn, nhất là phía hạ lưu Sông Phước Giang là con sông nhỏ, nhưng mùa mưa vẫn gây lũ lụt Trên địa bàn huyện Nghĩa Hành có một số bàu, đầm như: Bàu Lát, Bàu Hữu, Bàu sen đầm La Băng phục vụ đắc lực cho việc tưới tiêu cũng như sinh hoạt cho nhân dân huyện Nghĩa Hành

là 2,8m/s, thời kỳ xuất hiện tốc độ gió lớn từ tháng 5 đến tháng 11 với tốc độ cực đại

từ 20-40m/s Lượng mưa: trung bình hằng năm khoảng 1.800 - 2.000 mm nhưng chỉ tập trung vào tháng 8 đến tháng 12 và phân bố không đều Vùng phía Tây và Tây Nam của huyện có lượng mưa rất lớn với tổng lượng mưa từ 2.300 - 2.500 mm Sự phân phối lượng mưa không đều cũng như sự kéo dài mùa khô hạn rất có hại cho cây hoa màu, đất đai và gây khó khăn cho việc tưới tiêu Đặc biệt ở Quảng Ngãi nói chung và Nghĩa Hành nói riêng, các trận bão có thể xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 dương lịch, nhất là hai tháng 10 và 11

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

- Dân số và lao động

Về dân cư: Dân số của huyện 91.947 người, đại đa số cư dân là người Kinh, chỉ

có 1.112 người Hrê (năm 2016) cư trú chủ yếu ở các xã Hành Tín Tây (637 người), Hành Tín Đông (301 người), Hành Dũng (169 người) Mật độ dân số Nghĩa Hành thấp hơn so với mật độ trung bình các huyện vùng đồng bằng trong tỉnh (338 người/km2 so với 384 người/km2 năm 2013)

Trang 34

Bảng 3.1 Diện tích, dân số năm 2016 phân bố ở các xã, thị trấn

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nghĩa Hành 2016)

Kinh tế ở Nghĩa Hành cơ bản là kinh tế nông nghiệp Đến nay tính chất thuần nông còn rất đậm, dù đã có sự chuyển biến khá trên lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.Vấn đề xã hội lớn nhất của huyện là tình trạng thiếu việc làm Hàng nghìn thanh niên nông thôn phải tìm việc làm ở các tỉnh phía Nam Ngoài ra, nông dân cũng quá rỗi việc vào các thời điểm gặt, cấy lúa xong Tình trạng nghèo đói

về cơ bản đã giảm nhiều, tuy nhiên vẫn còn khoảng 10,24 % hộ nghèo (năm 2016) Để giải quyết tình trạng này, nhiều biện pháp đã và sẽ được tiếp tục thực hiện như trợ giúp xây dựng nhà tình nghĩa, mở làng nghề, mở rộng sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cho vay vốn, trợ cấp

- Tình hình sản xuất nông nghiệp: Tổng sản lượng lương thực có hạt năm

Trang 35

TTC N -

X D C B : 24,16%

2010, tỉnh có chủ trương bình tuyển cây đầu dòng một số loài cây ăn quả: sầu riêng, bưởi da xanh, chôm chôm và giao cho Trung tâm Khuyến nông của tỉnh Quảng Ngãi thực hiện kết quả đã bình tuyển được 4 cây sầu riêng cơm vàng hạt lép, 4 cây bưởi da xanh và 3 cây chôm chôm và đã được công nhận theo quyết định số 584/QĐ-

Trang 36

SNN&PTNT của sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ngãi Đây là những cây đầu dòng có có năng suất cao, chất lượng tốt, ít bị nhiễm sâu bệnh, là cơ sở trong việc nhân giống, phát triển diện tích sầu riêng, bưởi da xanh và chôm chôm, đáp ứng nhu cầu sản xuất của huyện Nghĩa Hành trong thời gian tới.Xuất phát từ câu hỏi

và mục tiêu nghiên cứu của đề tài tốt nghiệp cũng như sự giới hạn về thời gian và nguồn lực tài chính, nghiên cứu này chỉ tập trung vào 4 nội dung nghiên cứu trên và sử dụng mô hình SCP (Structure – Conduct – Performance) để phân tích chuỗi giá trị sản phẩm mặt hàng BDX sản xuất tại huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi Phần tiếp theo sẽ trình bày phương pháp phân tích dựa vào mô hình SCP

3.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

* Chọn xã đại diện luận văn của chúng tôi đã chọn điểm nghiên cứu 3 xã:

Hành Thịnh, Hành Phước, Hành Tín Đông là xã có diện tích trồng BDX lớn nhất của huyện Nghĩa Hành Nông dân ở 3 xã này có kinh nghiệm sản xuất BDX đã đem lại nguồn thu nhập khá lớn cho các hộ Với địa điểm lựa chọn 3 xã này chúng tôi có thể đi sâu phân tích để thấy được bức tranh chung toàn cảnh về chuỗi giá trị sản phẩm BDX trên địa bàn huyện Nghĩa Hành

* Chọn tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm BDX

- Chọn hộ sản xuất BDX: Căn cứ vào mục đích, yêu cầu và nội dung của đề tài

nghiên cứu chúng tôi tiến hành điều tra 30 hộ nông dân/xã Các hộ được chọn dựa trên phương pháp phân tổ thống kê lấy tiêu chí là quy mô sản xuất BDX (diện tích sản xuất nhỏ, vừa và lớn): Nhóm hộ I có diện tích sản xuất BDX nhỏ (từ 1 – 3 sào/hộ) Nhóm

hộ II có diện tích sản xuất BDX trung bình (từ 3 – 5 sào/hộ) Nhóm hộ III có diện tích sản xuất BDX lớn (từ 5 sào/hộ trở lên) Hộ sản xuất được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên có định hướng theo các bước sau: Lựa chọn các thôn, xóm có trồng nhiều BDX ở các xã nghiên cứu để tiến hành điều tra Sau đó, gặp và trao đổi với trưởng thôn và một số người có kinh nghiệm trong sản xuất BDX để xin danh sách các hộ trồng BDX trong thôn, tìm hiểu những thông tin khác có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ BDX Cuối cùng, lựa chọn ngẫu nhiên các hộ theo tiêu chí trên để tiến hành điều tra Số lượng mẫu điều tra của mỗi loại hộ được xác định như sau:

Bảng 3.2 Tổng hợp số hộ nông dân điều tra

Trang 37

- Chọn hộ thu gom: Từ thông tin điều tra người sản xuất và cán bộ thôn, cán

bộ huyện chúng tôi xác định số tác nhân hoạt động thu gom BDX tại huyện Nghĩa Hành không nhiều và chủ yếu hoạt động không chuyên nghiệp Chúng tôi đã lập danh sách những người chuyên thu gom BDX trên địa bàn huyện và lựa chọn ngẫu nhiên Chúng tôi điều tra 12 hộ thu gom tại huyện Nghĩa Hành để đại diện cho toàn bộ tác nhân thu gom của ngành hàng

- Chọn tác nhân thương lái: Đối với tác nhân này, chúng tôi tiến hành điều tra

15 người, là những người thu gom tại các điểm nghiên cứu tại 3 xã gồm: Hành Thịnh, Hành Phước, Hành Tín Đông

- Chọn người bán sỉ: Các hộ bán sỉ BDX trên địa bàn huyện và các nơi khác có

thể mua BDX trực tiếp từ người sản xuất hoặc mua lại của người thu gom nhưng chủ yếu là mua của người thu gom Người bán sỉ BDX tại huyện Nghĩa Hành không nhiều, chủ yếu là bán buôn tại tỉnh Quảng Nam, TP Đà Nẵng Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi không thể nghiên cứu được hết các mẫu mà chỉ chọn một lượng mẫu gồm 11 hộ đại diện cho tác nhân bán buôn của toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm BDX

- Chọn hộ bán lẻ: Tác nhân bán lẻ BDX bao gồm hai đối tượng chính là: bán lẻ

tại huyện Nghĩa Hành và bán lẻ ở các huyện khác trong và ngoài tỉnh Chúng tôi đã tiến hành lựa chọn điều tra 25 mẫu tại các địa phương khác nhau

- Chọn người tiêu dùng trong huyện: Với tác nhân người tiêu dùng, chúng tôi

điều tra 30 mẫu với các đối tượng là hộ, nhà hàng, nhà ăn

3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu

* Thu thập số liệu thứ cấp: Trong đề tài này chúng tôi đã thu thập các tài liệu

được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng có liên quan đến cây BDX như đài phát thanh, truyền hình, mạng Internet, các sách tham khảo; các ấn phẩm, báo chí tại các cơ quan tỉnh: Tổng cục thống kê tỉnh, Sở NN&PTN, Các số liệu và thông tin

đã công bố sử dụng trong luận văn này bao gồm các chủ trương, chính sách của chính phủ và tỉnh liên quan đến đề tài Mặt khác, luận văn còn kế thừa các kết quả, thông tin công bố trên các báo cáo và tạp chí xuất bản ở Việt Nam Cùng với các số liệu ở phòng ban các cấp như phòng Tài chính Kế hoạch, Thống kê huyện, Trạm Khuyến nông, Trạm Trồng trọt và BVTV

* Thu thập số liệu sơ cấp: Thông qua thảo luận nhóm PRA: phỏng vấn bán

cấu trúc, thảo luận với các nhóm hộ về những thuận lợi, khó khăn cũng như kiến nghị

Trang 38

của hộ về việc trồng và tiêu thụ BDX đạt hiệu quả cao… Phỏng vấn: thông qua phỏng vấn bán cấu trúc cán bộ của phòng nông nghiệp huyện, hội làm vườn, chủ tịch xã,… thu thập thông tin mà đề tài nghiên cứu Điều tra trực tiếp các tác nhân: Chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng cách xây dựng bảng câu hỏi với các nội dung chính sau:

- Thông tin chung về hộ điều tra: họ tên chủ hộ, tuổi, trình độ văn hoá, thông tin

về nhân khẩu, lao động, thông tin về ngành nghề kinh doanh của hộ

- Thông tin về tình hình sản xuất BDX của các hộ

- Thông tin về tình hình tiêu thụ BDX của các hộ

- Thông tin về khó khăn, thuận lợi và kiến nghị của các hộ

Ngoài ra trong quá trình điều tra còn sử dụng một số thông tin mang tính chất định tính khác được thu thập bằng cách đặt ra câu hỏi mở sau đó nói chuyện thảo luận với người được phỏng vấn Các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm BDX cần điều tra:

- Tác nhân người thu gom

- Tác nhân thương lái

3.5 Phương pháp phân tích số liệu

3.5.1 Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là các chỉ tiêu thống kê mức độ cho 1 biến định lượng Sử dụng

số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, số lớn nhất, số nhỏ nhất,… nhờ đó có thể phân tích ý nghĩa các con số

Trang 39

3.5.2 Phương pháp phân tích tài chính

Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích tài chính về kết quả và hiệu quả của từng tác nhân và toàn chuỗi giá trị sản phẩm BDX trên địa bàn huyện Nghĩa Hành Giá được sử dụng trong phân tích tài chính của đề tài được căn cứ theo giá bán các loại hàng hóa, vật tư nông nghiệp và dịch vụ thực tế trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

3.5.3 Phương pháp so sánh

Sử dụng phương pháp so sánh kết quả, hiệu quả sản xuất, kinh doanh BDX giữa các tác nhân trong chuỗi và giữa các kênh trong chuỗi

3.5.4 Phương pháp tính toán và xử lý dữ liệu

Đề tài sử dụng phần mềm Microsoft Excel để phân tích dữ liệu Những phương pháp tính toán và thống kê cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu này Các dữ liệu quan trọng trong phần kết quả nghiên cứu được tính toán như sau:

- Tỷ lệ phân phối sản lượng mua bán BDX trong phân tích cấu trúc thị trường: dựa trên cơ cấu sản lượng mua bán trung bình hàng năm của mỗi tác nhân, tỷ lệ cơ cấu sản lượng phân phối trung bình 2 năm trong chuỗi được xác định

- Tính toán chi phí và lợi nhuận biên: số liệu tính toán chi phí và lợi nhuận biên mỗi tác nhân cho trung bình từng năm (2016 và 2017) trên cơ sở thống nhất qui đổi về đơn vị tính là giá trị trên 1 kg BDX (đồng/kg)

- Tính toán tỷ lệ phân phối giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận trong chuỗi giá trị được trình bày trong bảng 3.3 sau:

Bảng 3.3 Phương pháp tính toán tỷ lệ phân phối giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi

nhuận biên trong chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị sản phẩm

Giá mua/bán (đ/kg) P1 P2 P3 Tổng chi phí (đ/kg) C1 C2=P1+a C3=P2+b

- Chi phí tăng thêm (đ/kg) - a b

Lợi nhuận biên (đ/kg) Π1=P1 - C1 Π2= P2-C2 Π3=P3-C3 Lợi nhuận biên/tổng chi phí Π1/C1 Π2/C2 Π3/C3

Lợi nhuận biên/chi phí tăng thêm - Π2/a Π3/b

Các

chỉ

tiêu

Phân bổ giá trị tăng thêm P1/P3 (P2-P1)/P3 (P3-P2)/P3

Nguồn: tham khảo từ UNIDO (2009)

Tác nhân 1 Tác nhân 2 Tác nhân 3

Trang 40

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ BƯỞI DA XANH

TẠI HUYỆN NGHĨA HÀNH 4.1 Giới thiệu về cây BDX

Bưởi có nguồn gốc ở Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, có tên khoa học là

Citrus Grandis thuộc họ Cam quýt, ưa khí hậu nóng ẩm nên chỉ trồng được ở các vùng

nhiệt đới và á nhiệt đới Các quần đảo Angti thuộc vùng biển Caribê - Châu Mỹ cũng

có bưởi nhưng là bưởi chùm, tên khoa học là Citrus pradis Bưởi chùm được sản xuất

và tiêu thụ nhiều ở Mỹ (bang Florida) Braxin, Israen Bưởi là một trong những cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao thu hút được đông đảo người tiêu dùng trên thế giới Trong 100g tép bưởi có 7,3g đường, 12mg vitamin A, 0,04mg Vitamin B1, 0,02mg Vitamin B2, 0,3mg Vitamin PP, 95mg Vitamin C, 23mg Canxi, 0,5mg Sắt Bưởi được

sử dụng để ăn tươi là chính Vỏ bưởi dày cứng có nhiều tinh dầu nên bảo quản được khá lâu, có thể bảo quản trong điều kiện thường được 3-4 tháng, thậm chí 6-7 tháng sau thu hoạch Ngoài ăn tươi, bưởi còn có thể chế biến thành nước bưởi, mứt bưởi Nước bưởi là loại giải khát được ưa chuộng Bưởi không chỉ là cây ăn quả ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, rất dân dã mà còn là cây dược liệu quý Trong lá, hoa, vỏ quả đều

có tinh dầu Trong hạt bưởi có rất nhiều Pectin và dầu béo Pectin hạt bưởi rất tốt, có thể thay thế pectin hoá học trong chế biến thực phẩm, trong sản xuất thuốc chữa bệnh

Do có hàm lượng dinh dưỡng cao, thích ứng khá rộng rãi với nhiều vùng sinh thái, nên cây bưởi đã và đang là cây trồng có giá trị kinh tế cao ở nhiều nơi trên thế giới

4.1.1 Đặc điểm BDX

Cây bưởi da xanh thuộc nhóm thân gỗ, cao khoảng 5 – 6m Thân có nhiều cành, đặc biệt cành vượt mọc rất khỏe Trong một năm có thể ra 3 – 4 đợt cành Tùy theo chức năng của cành trên cây mà người ta chia ra các loại cành:

Cành mang trái: cành ngắn, nhỏ, nhanh tròn mình, thường mọc ra vào mùa xuân Cành mẹ: là những cành tạo ra cành mang trái, cành to khỏe, tròn mình, thường phát triển mạnh trong mùa hè và mùa thu

Cành dinh dưỡng: thường chỉ chung cho tất cả các loại cành trong giai đoạn chưa ra hoa, kết trái, thường mọc ra ở tất cả các mùa trong năm

Cành vượt: là những cành mọc thẳng lên bên trong tán từ những cành chính hoặc từ thân

Lá đơn, dạng phiến, hình bầu dục hơi nhọn ở đầu, lá to dày màu xanh đậm, không có lông, mép lá có răng nhỏ, gân phụ 5 – 6 cặp, có eo lớn Trên lá có chứa nhiều túi tinh dầu thơm

Ngày đăng: 11/02/2019, 21:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Thị Trâm Anh (2009), “Hợp tác trong chuỗi giá trị sản phẩm nuôi trồng - công cụ thúc đẩy ngành thủy sản Khánh Hòa phát triển bền vững”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy sản, Đại học Nha Trang, Số 4, tr. 84-89 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tác trong chuỗi giá trị sản phẩm nuôi trồng - công cụ thúc đẩy ngành thủy sản Khánh Hòa phát triển bền vững
Tác giả: Nguyễn Thị Trâm Anh
Năm: 2009
4. Nguyễn Thị Trâm Anh và Huỳnh Phan Thúy Vi (2010), “Tiếp cận chuỗi cung ứng nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho mặt hàng tôm thẻ chân trắng - Trường hợp công ty cố phần Nha Trang Seafood F17”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 40-Quyển 2, tr. 286-295 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận chuỗi cung ứng nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho mặt hàng tôm thẻ chân trắng - Trường hợp công ty cố phần Nha Trang Seafood F17
Tác giả: Nguyễn Thị Trâm Anh và Huỳnh Phan Thúy Vi
Năm: 2010
5. Nguyễn Thị Trâm Anh và Huỳnh Phan Thúy Vi (2010), “Tiếp cận chuỗi cung ứng nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho mặt hàng tôm thẻ chân trắng - Trường hợp công ty cố phần Nha Trang Seafood F17”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 40- Quyển 2, tr. 286-295 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận chuỗi cung ứng nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho mặt hàng tôm thẻ chân trắng - Trường hợp công ty cố phần Nha Trang Seafood F17”, "Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng
Tác giả: Nguyễn Thị Trâm Anh và Huỳnh Phan Thúy Vi
Năm: 2010
7. Nguyễn Thị Trâm Anh (2009), “Hợp tác trong chuỗi giá trị sản phẩm nuôi trồng - công cụ thúc đẩy ngành thủy sản Khánh Hòa phát triển bền vững”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy sản, Đại học Nha Trang, Số 4, tr. 84-89 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tác trong chuỗi giá trị sản phẩm nuôi trồng - công cụ thúc đẩy ngành thủy sản Khánh Hòa phát triển bền vững”, "Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy sản
Tác giả: Nguyễn Thị Trâm Anh
Năm: 2009
8. Nguyễn Thị Trâm Anh và Huỳnh Phan Thúy Vi (2010), “Tiếp cận chuỗi cung ứng nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho mặt hàng tôm thẻ chân trắng - Trường hợp công ty cố phần Nha Trang Seafood F17”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 40- Quyển 2, tr. 286-295 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận chuỗi cung ứng nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho mặt hàng tôm thẻ chân trắng - Trường hợp công ty cố phần Nha Trang Seafood F17”, "Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng
Tác giả: Nguyễn Thị Trâm Anh và Huỳnh Phan Thúy Vi
Năm: 2010
10. GTZ (2009), Phát triển chuỗi giá trị - công cụ gia tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp, Biên tập: Doris Becker, Phạm Ngọc Trâm và Hoàng Đình Tú, Tháng 3/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển chuỗi giá trị - công cụ gia tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp
Tác giả: GTZ
Năm: 2009
11. Nguyễn Phạm Thanh Nam, Trương Chí Tiến và Lưu Thanh Đức Hải (2008), “Phân tích cấu trúc thị trường và kênh tiêu thụ sản phẩm cam ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Trong: Cơ sở cho phát triển doanh nghiệp vừa & nhỏ và nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long, Mai Văn Nam (chủ biên), Chương trình NPT/VNM/013, Nhà Xuất bản Giáo dục, 2008, tr. 80-107 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích cấu trúc thị trường và kênh tiêu thụ sản phẩm cam ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Trong: "Cơ sở cho phát triển doanh nghiệp vừa & nhỏ và nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long", Mai Văn Nam (chủ biên), Chương trình NPT/VNM/013, "Nhà Xuất bản Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Phạm Thanh Nam, Trương Chí Tiến và Lưu Thanh Đức Hải
Nhà XB: Nhà Xuất bản Giáo dục"
Năm: 2008
12. Nguyễn Trí Thanh (2006a), Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị để phát triển tiểu ngành dâu tằm tơ tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, Báo cáo của Dự án Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên Miền Trung, Tháng 3/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị để phát triển tiểu ngành dâu tằm tơ tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
1. Bain J.S. (1951), “Relation of Profit to Industry Concentration: American Manufacturing 1936-1940”, Quarterly Journal of Economics, 65(August): 293-324 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Relation of Profit to Industry Concentration: American Manufacturing 1936-1940”, "Quarterly Journal of Economics
Tác giả: Bain J.S
Năm: 1951
2. Kaplinsky R. and Morris M. (2001), A Handbook for Value Chain Research, International Development Research Center, Ottawa, Canada Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Handbook for Value Chain Research
Tác giả: Kaplinsky R. and Morris M
Năm: 2001
3. Kaplinsky R. (2000), Spreading the gains from globalisation: what can be learned from value market chain analysis?, IDS Working Paper 110, Institute of Development Studies, University of Sussex, Brighton, UK Sách, tạp chí
Tiêu đề: Spreading the gains from globalisation: what can be learned from value market chain analysis
Tác giả: Kaplinsky R
Năm: 2000
4. Porter M.E. (1980), “Competitive Strategy–Techniques for Analyzing Industries and Competitors”, New York: The Free Press;http://books.google.com.vn/books?id=QN0kyeHXtJMC&printsec=frontcover&hl=vi&amp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Competitive Strategy–Techniques for Analyzing Industries and Competitors”, New York: T"he Free Press
Tác giả: Porter M.E
Năm: 1980
5. Porter M.E. (1985), “Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance”, New York: The Free Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance”, New York
Tác giả: Porter M.E
Năm: 1985
7. UNIDO (2009), Agro-value chain analysis and development - The UNIDO Approach, A staff working paper, United Nations Industrial Development Organization (UNIDO), Vienna, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Agro-value chain analysis and development - The UNIDO Approach
Tác giả: UNIDO
Năm: 2009
1. Axis Research (2005), Phân tích chuỗi giá trị nho Ninh Thuận, Báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường Axis Research, 2005 Khác
2. Axis Research (2006), Phân tích chuỗi giá trị bưởi Vĩnh Long, Báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường Axis Research, 2006. 3. Agrifood (2006), Chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh ðiện Biên, Vietnam, Báo cáo dự án Khác
13. Trái cây xuất khẩu Việt Nam: Thách thức thị trường khó, Thanh Dung- Đức Mạnh, ngày đăng 23/06/2011.Tiếng Anh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w