1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Phân tích chuỗi giá trị cây ăn quả

18 636 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 764,5 KB

Nội dung

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG ĐỒNG NAI---  ---ĐỀ TÀI KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỊ TRƯỜNG ĐỂ XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI CHỦ LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NG

Trang 1

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG ĐỒNG NAI

- 

 -ĐỀ TÀI KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỊ TRƯỜNG

ĐỂ XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI CHỦ LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG NAI

Chủ nhiệm đề tài: Trần Hải Sơn, Nguyễn Vinh Hùng



NHÓM CHUYÊN ĐỀ 10

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM

CHUYÊN ĐỀ 10.4

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG CÂY ĂN QUẢ

Năm 2016

Trang 2

Đặt vấn đề

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đã đạt được nhiều thành tự đáng ghi nhận: Giá trị sản xuất liên tục tăng với tốc độ bình quân

5 - 6%/năm; trong đó, thủy sản tăng 12%/năm, chăn nuôi tăng trên 10%/năm Cơ cấu ngành nông nghiệp đang có sự chuyển dịch khá rõ nét theo hướng tăng nhanh

tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp; trong trồng trọt, cây lâu năm có giá trị kinh tế cao đang có xu hướng tăng nhanh thay thế cây hàng năm có giá trị thấp; đã hình thành những vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; giá trị sản lượng và thu nhập trên 1 đơn vị diện tích tăng gấp gần 5 lần so với năm 1988…Tuy nhiên, sự tăng trưởng của nông nghiệp trong thời gian qua vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, thông qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên mức độ thâm dụng (một cách lãng phí) các nguồn tài nguyên hữu hạn như đất đai, nguồn nước, lao động…) nên giá trị và hiệu quả chưa cao, không đáp ứng được nhu cầu của người dân và các ngành kinh tế khác trong tình hình mới; thực trạng này đòi hỏi phải tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững

Có nhiều nguyên nhân làm cho tính hiệu quả trong nông nghiệp ở Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung không cao; trong đó có nguyên nhân quan trọng hàng đầu là sản xuất sản phẩm nông nghiệp chưa gắn kết được với thị trường; người sản xuất ít có thông tin về thị trường tiêu thụ hay nói cách khác là chuỗi giá trị ngành hàng các sản phẩm nông nghiệp còn rời rạc, đứt đoạn và ít có

cơ hội nâng cấp chuỗi

Thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ Tướng Chính Phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và Quyết định số 150 của UBND tỉnh Đồng Nai; theo đó, để việc liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đạt hiệu quả, rất cần một chuyên đề nghiên cứu sâu về chuỗi giá trị ngành hàng để phân tích, đánh giá những tồn tại trong quá trình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; qua đó đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng

Ở Đồng Nai, một số loại cây ăn quả được xếp là một trong những ngành hàng chủ lực, năm 2015 tổng diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh 48.317ha; trong đó một số loại CAQ đặc sản có quy mô lớn như xoài (11.465ha) chôm chôm (11.118ha), và một số loại trái cây đặc sản như sầu riêng, bưởi, chuối… Để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất CAQ, Ngoài các giải pháp về giống, quy trình canh tác, ứng dụng công nghệ cao… việc nghiên cứu, phân tích chuỗi giá trị ngành hàng CAQ tỉnh Đồng Nai sẽ góp phần tạo cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng, tổ chức lại sản xuất để ngành hàng CAQ Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung phát triển hiệu quả và bền vững

Trang 3

I KHÁI NIỆM VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG

Theo chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright: Chuỗi giá trị ám chỉ đến một loạt những hoạt động cần thiết để mang một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng (Kaplinsky 1999; Kaplinsky và Morris 2001) Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi đều hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi

Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ v.v…) để biến nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên vật liệu và chuyển theo các mối liên kết với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, chế biến v.v… Chuỗi giá trị bao gồm các chức năng trực tiếp như sản xuất hàng hóa cơ bản, thu gom, chế biến, bán sỉ, bán lẻ, cũng như các chức năng hỗ trợ như cung cấp vật tư nguyên liệu đầu vào, dịch vụ tài chính, đóng gói và tiếp thị (SonjaVermeulenere et al., 2008) Khái niệm chuỗi giá trị bao gồm cả các vấn đề về tổ chức và điều phối, chiến lược và mối quan hệ quyền lực của các tác nhân khác nhau trong chuỗi

Chuỗi giá trị còn gắn liền với các khía cạnh xã hội và môi trường Việc thiết lập (hoặc sự hình thành) các chuỗi giá trị có thể gây sức ép đến nguồn tài nguyên thiên nhiên (như nước, đất đai), có thể làm thoái hóa đất, mất đa dạng sinh học hoặc gây ô nhiễm Đồng thời, sự phát triển của chuỗi giá trị có thể ảnh hưởng đến các mối ràng buộc xã hội và tiêu chuẩn truyền thống

Cách tiếp cận của chuỗi giá trị theo nguyên tắc là xem xét từng tác nhân tham gia trong chuỗi và quan hệ một bước tiến, một bước lùi, bắt đầu từ sản xuất nguyên vật liệu cho đến người tiêu dùng cuối cùng với 4 kỹ thuật phân tích chính như sau

1 Sơ đồ hóa mang tính hệ thống

- Những tác nhân tham gia sản xuất, phân phối, tiếp thị, và bán một (hay nhiều) sản phẩm cụ thể

- Đánh giá các đặc điểm của các tác nhân tham gia, cơ cấu lợi nhuận và chi phí, dòng hàng hóa trong suốt chuỗi, các đặc điểm của việc làm, địa chỉ tiêu thụ và khối lượng bán hàng trong và ngoài nước

- Những chi tiết như thế có thể được tập hợp từ việc phối hợp khảo sát cơ bản, phỏng vấn nhóm, đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA), các phỏng vấn không chính thức, dữ liệu thứ cấp

2 Xác định sự phân phối lợi ích giữa những tác nhân tham gia trong chuỗi, bao gồm:

- Phân tích chênh lệch giá và lợi nhuận trong chuỗi

- Xác định ai được lợi từ việc tham gia chuỗi

Trang 4

- Những tác nhân nào có thể hưởng lợi từ việc hỗ trợ hay tổ chức lại sản xuất

3 Nghiên cứu vai trò nâng cấp bên trong chuỗi

- Cải tiến trong chất lượng và thiết kế sản phẩm giúp các nhà sản xuất thu được giá trị cao hơn hoặc qua việc đa dạng hóa các dòng sản phẩm cung cấp

- Đánh giá lợi nhuận của những người tham gia trong chuỗi cũng như thông tin về những ràng buộc hiện diện mới đây

- Vấn đề về quản trị, cấu trúc các quy định, rào cản gia nhập ngành, ngăn cấm thương mại, và các tiêu chuẩn

4 Nhấn mạnh vai trò của quản lý

- Có cấu của các mối quan hệ và cơ chế điều phối tồn tại giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị

- Góc độ chính sách: xác định các sắp xếp về thể chế nhằm cải thiện năng lực hoạt động của chuỗi, xóa bỏ các bóp méo trong phân phối, và gia tăng giá trị gia tăng trong ngành

II TỔNG QUAN VỀ NGÀNH HÀNG CÂY ĂN QUẢ

1 Tổng quan về ngành hàng cây ăn quả

Buôn bán các loại trái cây trên thế giới đã hình thành từ chế độ phong kiến, ngành hàng kinh doanh các loại trái cây ra đời sau ngành hàng lương thực

và thực phẩm chăn nuôi Khối lượng trái cây buôn bán chỉ gia tăng từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II, nhất là từ giữa thế kỷ XX khi kinh tế thế giới phục hồi

và tăng trưởng Đặc biệt là cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đã tác động làm tăng sản lượng và nhu cầu tiêu dùng, kích thích sản xuất và buôn bán trái cây trên quy mô toàn cầu

Theo FAO, năm 1990 sản lượng trái cây trên thế giới: 245 triệu tấn (riêng cam – quýt: 65 triệu tấn, nho: 63 triệu tấn, chuối và táo mỗi loại: 42 triệu tấn,…) Sản xuất cam-quýt năm 1975 chỉ có 47,123 triệu tấn, năm 1985: 55,01 triệu tấn, đến 2002 đạt 75,0 triệu tấn, tăng gấp 1,6 lần so với năm 1975 (tăng 28,0 triệu tấn) Chuối từ 42 triệu tấn (năm 1990) tăng lên 69,83 triệu tấn (năm 2002), tăng thêm 27,83 triệu tấn… Sản lượng trái cây bình quân 5 năm (1998 – 2003) là: 379,15 triệu tấn, mức tăng bình quân 0,86%/năm, trong đó Trung Quốc là nước sản xuất trái cây lớn nhất thế giới chiếm 19% sản lượng trái cây thế giới; kế đến là các nước EU: 14%, Ấn Độ: 14%

Giai đoạn 1999 – 2003 xuất khẩu trái cây tươi có giá trị bình quân năm: 15,3 tỷ USD, tốc độ tăng bình quân 5,4%/năm, trong đó Mỹ: 4,139 tỷ USD; EU: 1,769 tỷ USD; Chi Lê: 1,3 tỷ USD; Trung Quốc: 0,517 tỷ USD Giá trị xuất khẩu một số loại trái cây tăng, năm 2002 đạt cao như chuối: 4,23 tỷ USD, cam : 1,87 tỷ USD, dứa: 495,82 triệu USD, xoài: 415 triệu USD,…

Như vậy, ngành kinh doanh trái cây liên tục tăng trưởng và chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động thương mại thế giới Theo các chuyên gia kinh tế

Trang 5

dự báo nhu cầu tiêu dùng các loại trái cây của thế kỷ XXI sẽ tăng khá mạnh bởi khẩu phần ăn đang thiên về hướng tăng tỷ lệ trái cây (ví dụ tại Đức bình quân

120 kg/người/năm,…)

Ở Việt Nam cây ăn quả được trồng từ lâu đời, song trái cây trở thành sản phẩm hàng hóa trong sản xuất nông nghiệp có thể tính từ những năm giữa thế kỷ

XX Miền Bắc trồng cây ăn quả hàng hóa (cam, dứa,…) ở các nông trường quốc doanh vào những năm 1960, ngoài tiêu dùng trong nước còn dành một phần xuất khẩu sang các nước xã hội chủ nghĩa Ở miền Nam trước năm 1975, sản xuất trái cây hàng hóa cũng đã hình thành và giao thương khá rõ nét giữa các nhà làm vườn với thương lái và chủ vựa phân phối ở Sài Gòn – Chợ Lớn

Sau năm 1975, sản xuất và tiêu thụ trái cây có điều kiện mở rộng kể cả trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là từ năm 1986 đến nay, diện tích, năng suất

và sản lượng các loại trái cây liên tục tăng; nếu năm 1986 diện tích cây ăn quả

cả nước chỉ có 261 ngàn ha thì đến năm 2010 lên đến 775 ngàn ha, tăng 514 ngàn ha, sản lượng đạt 8 triệu tấn

Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt nam 213 tiệu USD, đến năm 2011 lên đến 623 triệu USD, tốc độ tăng bình quân 11,33%/năm)

Theo viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn (IPSARD) hiện nay có tới 90% sản lượng trái cây sản xuất trong nước được tiêu thụ tại thị trường nội địa Tuy nhiên, trong số này chỉ có khoảng 3% sản lượng được nông dân tự bán lẻ đến tay người tiêu dùng, 85% sản lượng trái cây từ các nông hộ và HTX được bán qua thương lái Từ các thương lái này chỉ có một số lượng nhỏ trái cây được chuyển thẳng đến sạp, số còn lại phải thông qua lực lượng bán buôn trước khi ra sạp, vào siêu thị hoặc xuất khẩu

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả thời gian qua chưa gắn với nhu cầu thị trường; đó chính là nguyên nhân dẫn tới việc trái cây tới mùa thì dội hàng và rớt giá; ngoài ra, còn một nguyên nhân quan trọng nữa là phát triển cây ăn quả chưa đi liền với việc kiểm soát được dư lượng thuốc BVTV và sản xuất theo quy trình VietGAP

2 Các loại cây ăn quả chính ở Đồng Nai

- Ở Đồng Nai có rất nhiều loại cây ăn quả, nhưng nhiều nhất và nổi tiếng nhất vẫn là chôm chôm, sầu riêng, bưởi, xoài, chuối Các cây ăn quả khác có diện tích nhỏ chủ yếu tận dụng đất quanh nhà, quanh vườn, không thành vườn tập trung lớn

- Cây ăn quả Đồng Nai cung ứng quả tươi cho thị trường trong nước là chủ yếu và xuất khẩu một phần, việc chế biến đồ hộp hoa quả chiếm một tỷ lệ rất nhỏ

- Năm 1901, tổng diện tích trồng cây ăn quả ở Biên Hòa là 864,2 ha Đến nay diện tích cây ăn quả ở Đồng Nai lên tới 48.317 ha Trong tương lai diện tích cây ăn quả sẽ tăng trưởng lớn, bởi thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu

Trang 6

lớn, hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với một số cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày

- Tính đến năm 2015 quy mô về diện tích, năng suất vad sản lượng một

số cây ăn quả chính trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau:

Bảng 1: Diện tích - năng suất – sản lượng cây ăn quả năm 2015

Loại cây Diện tích tổng số (ha) DT cho SP (ha) Năng suất (tấn/ ha) Sản lượng (tấn)

Cây ăn quả tổng số 48.317 40.774 11,46 467.365

- Cây ăn quả ở Đồng Nai được phân bố thành một số vùng như sau:

+ Cây chôm chôm: diện tích trồng chôm chôm trên địa bàn tỉnh tập trung

thành 1 vùng thuộc các huyện Cẩm Mỹ Long Khánh Xuân Lộc Thống Nhất -Trảng Bom, Long, Thành, Nhơn Trạch: diện tích tổng số 10.100ha (chiếm 89,48% diện tích toàn tỉnh), phân bố tập trung ở các xã Xuân Bảo, Sông Nhạn, Xuân Quế, Bảo Bình, Bình Lộc, Xuân Lập, Bảo Quang, Xuân Tân, Bàu Sen, Bảo Hòa, Xuân Định, Xuân Phú, Gia Tân 1, Gia Tân 3, Gia Kiệm, Quang Trung, Hưng Lộc, Lộ 25, Xuân Thạnh, Xuân Thiện, Sông Thao, Tây Hòa, Sông Trầu và rải rác hầu khắp các xã trong các huyện kể trên

+ Cây xoài: có 1 vùng thuộc các huyện Vĩnh Cửu - Định Quán - Thống

Nhất: diện tích tổng số 10.000ha (chiếm 91,5% diện tích toàn tỉnh), phân bố tập trung ở các xã Phú Lý, Mã Đà, La Ngà, Túc Trưng, Ngọc Định, Phú Cường, Phú Túc, TT Định Quán, Xuân Hưng, Suối Cao, Xuân Bắc, Xuân Thành, Xuân Hòa

và rải rác ở các xã Phú Ngọc, Gia Canh, Xuân Trường, Xuân Tâm

+ Cây sầu riêng: có 1 vùng thuộc các huyện Cẩm Mỹ - Long Khánh:

diện tích tổng số 2.700ha (chiếm 69,34% diện tích toàn tỉnh), phân bố tập trung

ở các xã Hàng Gòn, Xuân Lập, Bình Lộc, Bàu Sen, Xuân Tân, Xuân Bảo, Bảo Bình, Xuân Đường, Long Giao, Nhân Nghĩa, Xuân Quế và rải rác ở các xã Bảo Vinh, Suối Tre, Bàu Trâm, Xuân Tây, Sông Nhạn, Sông Ray… Ngoài ra, Long Thành và Nhơn Trạch là 2 địa phương có trồng sầu riêng, diện tích tuy không lớn nhưng khá nổi tiếng về chất lượng

+ Cây chuối: tập trung thành 1 vùng thuộc các huyện Thống Nhất - Trảng

Bom - Xuân Lộc - Định Quán: diện tích tổng số 5.700ha (chiếm 81,55% diện tích toàn tỉnh), phân bố tập trung ở các xã Gia Kiệm, Quang Trung, Gia Tân 1, Gia Tân 3, Bàu Hàm, Sông Trầu, Sông Thao, Phú Túc, Phú Cường, Xuân Hưng, Xuân Bắc và rải rác ở các xã Hưng Lộc, Gia Tân 2, La Ngà, Túc Trưng…

Trang 7

+ Cây bưởi: có 2.588ha, Vùng trồng bưởi phân bố dọc theo sông Đồng

Nai thuộc các xã Tân Bình, Bình Lợi, Tân An và Trị An huyện Vĩnh Cửu

+ Cây mãng cầu ta: Tổng diện tích 789 ha, phân bố thành vùng khá tập

trung tại 2 huyện Tân Phú và Định Quán trên địa bàn các xã Trà Cổ, Phú Lộc, Phú Thịnh, Phú Tân

+ Cây cam, quýt: diện tích trồng cam quýt trên địa bàn tỉnh tập trung

thành 1 vùng thuộc các huyện Tân Phú, Định Quán: diện tích tổng số 2.600ha (chiếm 75,85% diện tích toàn tỉnh), phân bố tập trung ở các xã Phú Lộc, Trà Cổ, Phú Lập, Phú Thịnh, Phú Xuân, Phú Lợi, Phú Hòa, Phú Tân, Phú Vinh, Ngọc Định, La Ngà, TT Định Quán và rải rác ở các xã Phú Sơn, Phú Điền, Phú An, Gia Canh, Phú Ngọc, Thanh Sơn…

- Phân tích tài chính cho một số cây ăn quả chủ yếu như sau”

+ Bảng 2 Phân tích cho 01 ha bưởi năm kinh doanh

Số

TT Hạng mục Đơn vị tính

Đơn giá 1.000đ

Năm Kinh doanh

Số lượng Thành tiền 1.000đ

I Tổng chi phí - 74.693,6

1 Chi phí lập vườn 1000đ -

2 Chi phí vật chất - 34.024,6

- Giống (trồng mới, trồng dặm) Cây 30,0 -

- Phân hữu cơ Tấn 2.500,0 6,0 15.000,0

- Phân vô cơ - 11.824,6 + Urea kg 9,4 351,0 3.299,4 + NPK kg 12,2 - + Lân kg 3,2 486,0 1.555,2 + Kali kg 10,0 597,0 5.970,0 + Vôi kg 2,0 500,0 1.000,0

- Nấm VSV kg 60,0 20,0 1.200,0

- Thuốc bảo vệ thực vật 1000đ 3.500,0

- Vật tư khác 1000đ - 500,0

- Thuốc kích thích ST 1000đ 2.000,0

3 Chi phí lao động Công 200,0 120,0 24.000,0

Lao động gia đình 200,0 80,0 16.000,0 Lao động thuê 200,0 40,0 8.000,0

4 Chi phí khác - 16.669,0

- Lãi vay ngân hàng 1000đ - 3.402,5

- Khấu hao vườn cây 1000đ - 13.266,5

II Tổng thu -

1 Sản phẩm chính 1000đ/tấn 25,0 8.000,0 200.000,0

III Hiệu quả kinh tế -

2 Thu nhập thuần (Thu nhập) 1000đ - 141.306,4

3 Giá thành sản phẩm đồng/kg - 9,3

+ Bảng 3 Phân tích cho 01 ha chôm chôm (thái) năm kinh doanh

Số Hạng Mục Đơn vị Đơn giá Năm Kinh doanh

Trang 8

TT tính (1000đ) Số lượng (1000đ) T tiền

I Tổng chi phí - - 102.481,1

1 Chi phí lập vườn 1000đ - - -

2 Chi phí vật chất - - 41.790,0

- Giống Cây 12,0 - -

- Phân hữu cơ Tấn 2.500,0 5,0 12.500,0

- Phân vô cơ - - 21.610,0 + Urea kg 9,4 300,0 2.820,0 + NPK kg 12,2 450,0 5.490,0 + Lân kg 3,2 1.500,0 4.800,0 + Kali kg 10,0 600,0 6.000,0 + Vôi kg 2,0 500,0 2.500,0

- Nấm VSV kg 60,0 20,0 1.200,0

- Thuốc bảo vệ thực vật 1000đ - - 3.000,0

- Vật tư khác (dầu, điện ) 1000đ - 150,0 3.480,0

3 Chi phí lao động Công 200,0 120,0 24.000,0

4 Chi phí khác - - 36.691,1

- Lãi vay ngân hàng 1000đ - - 5.432,7

- Khấu hao vườn cây 1000đ - - 24.989,9

- Chi phí khác 1000đ - - 6.268,5

II Tổng thu - -

1 Sản phẩm chính 1000đ/tấn 11,0 12.000,0 132.000,0

III Hiệu quả kinh tế - -

1 Lợi nhận 1000đ - 29.518,9

2 Thu nhập thuần (Thu nhập) 1000đ - 53.518,9

3 Giá thành sản phẩm đồng/kg - 8,5

+ Bảng 4 Phân tích cho 01 ha xoài năm kinh doanh

Số

TT Hạng mục Đơn vị tính

Đơn giá 1.000đ

Năm Kinh doanh

Số lượng 1.000đ Thành tiền 1.000đ

I Tổng chi phí - - 70.646,4

1 Chi phí lập vườn 1000đ - - -

2 Chi phí vật chất - - 26.124,0

- Giống Cây 15,0 - -

- Phân hữu cơ Tấn 2.500,0 3,0 7.500,0

- Phân vô cơ - - 9.264,0 + Urea kg 9,4 200,0 1.880,0 + NPK kg 12,2 200,0 2.444,0 + Lân kg 3,2 450,0 1.440,0 + Kali kg 10,0 200,0 2.000,0 + Vôi kg 2,0 300,0 1.500,0

- Nấm VSV kg 60,0 50,0 3.000,0

- Thuốc bảo vệ thực vật 1000đ - - 2.880,0

- Hệ thống tưới tiết kiệm 1000đ

- Vật tư khác (dầu, điện ) 1000đ - 3.480,0

3 Chi phí lao động Công 200,0 110,0 22.000,0

4 Chi phí khác - - 22.522,4

- Lãi vay ngân hàng 1000đ - - 2.612,4

- Khấu hao vườn cây 1000đ - - 15.991,4

- Chi phí khác 1000đ - - 3.918,6

II Tổng thu - -

1 Sản phẩm chính 1000đ/tấn 10,0 14.000,0 140.000,0

III Hiệu quả kinh tế - -

1 Lợi nhận 1000đ - 69.353,6

2 Thu nhập thuần (Thu nhập) 1000đ - 81.353,6

3 Giá thành sản phẩm đồng/kg - 5,0

+ Bảng 5 Phân tích cho 01 ha chuối năm kinh doanh

Số HẠNG MỤC Đơn vị Chuối

Trang 9

TT tính Số lượng Đ.giá (1000đ) T Tiền (1000đ)

A CHI PHÍ SẢN XUẤT ha 46.529,0

I Chi phí vật chất ha 16.390,0

2 Giống hom 300,0 6,0 1.800,0

- Phân hữu cơ, phân vi sinh Kg 1,0 2.500,0 2.500,0

- Urea " 200,0 9,4 1.880,0

- NPK " 200,0 12,2 2.440,0

- DAP " 150,0 13,4 2.010,0

- Lân " 300,0 3,2 960,0

- Ka ly " 10,0 -

- Vôi " 2,0 -

5 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1.200,0

II Lao động Công 135,0 27.000,0

- Gieo trồng " 15,0 200,0 3.000,0

- Chăm sóc " 90,0 200,0 18.000,0

- Thu hoạch " 30,0 200,0 6.000,0

III Chi phí khác ha 3.139,0

- Lãi suất ngân hàng " 1.639,0

B HIỆU QUẢ SẢN XUẤT

1 Sản phẩm-GTSP Tấn 20,0 5.500,0 110.000,0

2 Lợi nhuận 1.000đ/ha 63.471,0

3 Thu nhập " 82.371,0

4 Giá thành SP 1.000 đ/kg 2.326,5

+ Bảng 6 Phân tích cho 01 ha mãng cầu ta năm kinh doanh

Thứ HẠNG MỤC Vị Giá Số T tiền

I Tổng chi phí - - 85.633,53

1 Chi phí lập vườn 1000đ - - -

2 Chi phí vật chất - - 19.350,00

- Giống Cây 1,50 - -

- Phân hữu cơ Tấn 550,00 2,00 1.100,00

- Phân vô cơ - - 6.750,00 + Urea kg 9,40 100,00 940,00 + NPK kg 12,20 150,00 1.830,00 + Lân kg 3,20 150,00 480,00 + Kali kg 10,00 100,00 1.000,00

- Thuốc bảo vệ thực vật 1000đ - - 8.500,00

- Vật tư khác (dầu, điện ) 1000đ - - 3.000,00

3 Chi phí lao động Công 200,00 220,00 44.000,00

4 Chi phí khác - - 22.283,53

- Lãi vay ngân hàng 1000đ - - 2.515,50

- Khấu hao vườn cây 1000đ - - 16.865,53

- Chi phí khác 1000đ - - 2.902,50

II Tổng thu - - -

1 Sản phẩm chính 1000đ/tấn 15,00 7.500,00 112.500,00

III Hiệu quả kinh tế - - -

1 Lợi nhận 1000đ - - 26.866,47

2 Thu nhập thuần ( 1000đ - - 53.266,47

3 Giá thành sản phẩm đồng/kg - - 11,42

III PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG CAQ ĐỒNG NAI

Trang 10

- Sản phẩm là trái cây tươi được người thu gom tại ấp, xã thu gom, bán cho các đại lý ở huyện, tỉnh; từ đây, trái cây được phân phối theo 3 hướng: một phần cung ứng cho các doanh nghiệp xuất khẩu (chuối, chôm chôm ); một phần cung ứng cho các doanh nghiệp chế biến trái cây; một phần lớn được cung ứng đến các chợ đầu mối để tiếp tục phân phối đến các chợ bán lẻ Theo đó, sơ đồ chuỗi giá trị ngành hàng trái cây được thể hiện như sau:

Hình Sơ đồ chuỗi giá trị ngành hàng trái cây

Bảng 7 Hoạt động và các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ngành hàng trái cây

Các

khâu

trong

chuỗi

Cung ứng

đầu vào Sản xuất Thu gom 1 Thu gom 2 Chế biến Thương mại

của

từng

khâu

Vật tư NN Làm đất Thu gom Thu gom Sấy (chuối,

mít), đóng hộp (chôm chôm),

ép nước

Xuất khẩu Lao động Gieo trồng Vận chuyển Vận chuyển Bán tại chợ,

siêu thị, các tỉnh

Đất đai Chăm sóc Bảo quản Bảo quản

Tiền vốn Thu hoạch V.v… V.v…

Sản

phẩm

Vật tư NN,

đất đai, lao

động, tiền

vốn…

Trái cây tươi

Trái cây tươi đã được thu gom về đại lý

Trái cây tươi đã được bán cho nhà

XK, nhà bán buôn, bán lẻ

Mít sấy, chuối sấy, chôm chôm đóng hộp, nước ép trái cây

Trái cây tươi, sấy, ép, đóng hộp

Tác

nhân

Nhà cung

cấp vật tư

đầu vào

Trang trại

Thương lái tại ấp, xã

Thương lái tại huyện, tỉnh

Doanh nghiệp chế biến

Nhà XK HTX Nông

Hỗ trợ

giá trị

Đảng, chính phủ và chính quyền các cấp,

Bộ Nông nghiệp, Sở NN và PHNT, phòng nông nghiệp các huyện

Các hội, hiệp hội, các tổ chức đoàn thể

Các bộ ngành liên quan, ngân hàng, các cơ quan truyền thông…

Ngày đăng: 12/05/2017, 14:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w