TỈNH ĐỒNG NAITRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TỈNH ĐỒNG NAI ĐỀ TÀI KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỊ TRƯỜNG ĐỂ XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI CHỦ LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRI
Trang 1TỈNH ĐỒNG NAITRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG
TỈNH ĐỒNG NAI
ĐỀ TÀI KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỊ TRƯỜNG
ĐỂ XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI CHỦ LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG NAI
Chủ nhiệm đề tài: Trần Hải Sơn, Nguyễn Vinh Hùng
NHÓM CHUYÊN ĐỀ 10
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM
CHUYÊN ĐỀ 10.1
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ
Năm 2016
Trang 2Đặt vấn đề
Trong những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đã đạt được nhiều thành tự đáng ghi nhận: Giá trị sản xuất liên tục tăng với tốc độ bình quân
5 - 6%/năm; trong đó, thủy sản tăng 12%/năm, chăn nuôi tăng trên 10%/năm Cơ cấu ngành nông nghiệp đang có sự chuyển dịch khá rõ nét theo hướng tăng nhanh
tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp; trong trồng trọt, cây lâu năm có giá trị kinh tế cao đang có xu hướng tăng nhanh thay thế cây hàng năm có giá trị thấp; đã hình thành những vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; giá trị sản lượng và thu nhập trên 1 đơn vị diện tích tăng gấp gần 5 lần so với năm 1988…Tuy nhiên, sự tăng trưởng của nông nghiệp trong thời gian qua vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, thông qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên mức độ thâm dụng (một cách lãng phí) các nguồn tài nguyên hữu hạn như đất đai, nguồn nước, lao động…) nên giá trị và hiệu quả chưa cao, không đáp ứng được nhu cầu của người dân và các ngành kinh tế khác trong tình hình mới; thực trạng này đòi hỏi phải tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững
Có nhiều nguyên nhân làm cho tính hiệu quả trong nông nghiệp ở Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung không cao; trong đó có nguyên nhân quan trọng hàng đầu là sản xuất sản phẩm nông nghiệp chưa gắn kết được với thị trường; người sản xuất ít có thông tin về thị trường tiêu thụ hay nói cách khác là chuỗi giá trị ngành hàng các sản phẩm nông nghiệp còn rời rạc, đứt đoạn và ít có
cơ hội nâng cấp chuỗi
Thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ Tướng Chính Phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và Quyết định số 150 của UBND tỉnh Đồng Nai; theo đó, để việc liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đạt hiệu quả, rất cần một chuyên đề nghiên cứu sâu về chuỗi giá trị ngành hàng để phân tích, đánh giá những tồn tại trong quá trình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; qua đó đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng
Ở Đồng Nai, cà phê là một trong những ngành hàng chủ lực, năm 2013 tổng diện tích trồng cà phê trên địa bàn tỉnh 21.804ha, chiếm 6,2% diện tích gieo trồng các loại cây nông nghiệp; sản lượng 34.725 tấn Ngoài các giải pháp về giống, quy trình canh tác, ứng dụng công nghệ cao sẽ góp phần gia tăng năng suất, chất lượng cà phê; việc nghiên cứu, phân tích chuỗi giá trị ngành hàng cà phê tỉnh Đồng Nai sẽ góp phần tạo cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng, tổ chức lại sản xuất để ngành cà phê Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung phát triển hiệu quả và bền vững
Trang 3
I KHÁI NIỆM VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG
Theo chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright: Chuỗi giá trị ám chỉ đến một loạt những hoạt động cần thiết để mang một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng (Kaplinsky 1999; Kaplinsky và Morris 2001) Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi đều hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi
Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ v.v…) để biến nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên vật liệu và chuyển theo các mối liên kết với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, chế biến v.v… Chuỗi giá trị bao gồm các chức năng trực tiếp như sản xuất hàng hóa cơ bản, thu gom, chế biến, bán sỉ, bán lẻ, cũng như các chức năng hỗ trợ như cung cấp vật tư nguyên liệu đầu vào, dịch vụ tài chính, đóng gói và tiếp thị (SonjaVermeulenere et al., 2008) Khái niệm chuỗi giá trị bao gồm cả các vấn đề về tổ chức và điều phối, chiến lược và mối quan hệ quyền lực của các tác nhân khác nhau trong chuỗi
Chuỗi giá trị còn gắn liền với các khía cạnh xã hội và môi trường Việc thiết lập (hoặc sự hình thành) các chuỗi giá trị có thể gây sức ép đến nguồn tài nguyên thiên nhiên (như nước, đất đai), có thể làm thoái hóa đất, mất đa dạng sinh học hoặc gây ô nhiễm Đồng thời, sự phát triển của chuỗi giá trị có thể ảnh hưởng đến các mối ràng buộc xã hội và tiêu chuẩn truyền thống
Cách tiếp cận của chuỗi giá trị theo nguyên tắc là xem xét từng tác nhân tham gia trong chuỗi và quan hệ một bước tiến, một bước lùi, bắt đầu từ sản xuất nguyên vật liệu cho đến người tiêu dùng cuối cùng với 4 kỹ thuật phân tích chính như sau
1 Sơ đồ hóa mang tính hệ thống
- Những tác nhân tham gia sản xuất, phân phối, tiếp thị, và bán một (hay nhiều) sản phẩm cụ thể
- Đánh giá các đặc điểm của các tác nhân tham gia, cơ cấu lợi nhuận và chi phí, dòng hàng hóa trong suốt chuỗi, các đặc điểm của việc làm, địa chỉ tiêu thụ và khối lượng bán hàng trong và ngoài nước
- Những chi tiết như thế có thể được tập hợp từ việc phối hợp khảo sát cơ bản, phỏng vấn nhóm, đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA), các phỏng vấn không chính thức, dữ liệu thứ cấp
2 Xác định sự phân phối lợi ích giữa những tác nhân tham gia trong chuỗi, bao gồm:
- Phân tích chênh lệch giá và lợi nhuận trong chuỗi
- Xác định ai được lợi từ việc tham gia chuỗi
Trang 4- Những tác nhân nào có thể hưởng lợi từ việc hỗ trợ hay tổ chức lại sản xuất
3 Nghiên cứu vai trò nâng cấp bên trong chuỗi
- Cải tiến trong chất lượng và thiết kế sản phẩm giúp các nhà sản xuất thu được giá trị cao hơn hoặc qua việc đa dạng hóa các dòng sản phẩm cung cấp
- Đánh giá lợi nhuận của những người tham gia trong chuỗi cũng như thông tin về những ràng buộc hiện diện mới đây
- Vấn đề về quản trị, cấu trúc các quy định, rào cản gia nhập ngành, ngăn cấm thương mại, và các tiêu chuẩn
4 Nhấn mạnh vai trò của quản lý
- Có cấu của các mối quan hệ và cơ chế điều phối tồn tại giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị
- Góc độ chính sách: xác định các sắp xếp về thể chế nhằm cải thiện năng lực hoạt động của chuỗi, xóa bỏ các bóp méo trong phân phối, và gia tăng giá trị gia tăng trong ngành
II TỔNG QUAN VỀ NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ
1 Thế giới
- Cây cà phê sau khi phát hiện, được thuần hóa và lan ra các nước, từ Ethiopia qua Yemen sang các nước Trung cận Đông, nhanh chóng vượt biển Đỏ sang Á Rập Tiếp đó, từ thế kỷ XVI các nhà buôn đưa cà phê nhập khẩu vào Châu Âu,… Đây chính là thời điểm đánh dấu sự ra đời ngành cà phê thế giới, rồi cây cà phê lan dần sang Châu Á, Châu Đại Dương; trong đó người Hà Lan có công đưa cây cà phê đến trồng ở Sri Lanca, Colombia và Indonesia vào năm 1670 Cuối thế
kỷ XVII cây cà phê đã có vị trí vững chắc đối với việc trồng và buôn bán sản phẩm cà phê trên thế giới; hiện nay, theo thống kê của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), có 79 quốc gia trồng cà phê với diện tích thu hoạch: 9,86 triệu ha, năng suất BQ: 0,88 tấn/ha, sản lượng năm 2013 đạt: 8,67 triệu tấn (144,61 triệu bao)
- Những nước sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới gồm:
+ Brazil: Trồng cà phê từ năm 1760 (cách nay 250 năm), nơi trồng đầu tiên
là Rio de Janeiro Brazil đứng nhất thế giới về diện tích trồng, sản lượng và số lượng - giá trị xuất khẩu cà phê trên thế giới Năm 2013 đạt sản lượng cao nhất: 3,05 triệu tấn (chiếm 35,15% sản lượng cà phê thế giới), bình quân nhiều năm Brazil chiếm 30% sản lượng cà phê thế giới; sự biến động sản lượng cà phê của Brazil có ảnh hưởng đến cung cầu và giá bán cà phê của thế giới Đặc biệt ở Brazil sản xuất cà phê chè chiếm đến 75% và cà phê vối chỉ có 25% sản lượng, nên Việt Nam cần xem Brazil là nước cạnh tranh rất quyết liệt với cà phê Việt Nam cả về
số lượng, chất lượng và giá bán trên thị trường
+ Colombia: Quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ ba thế giới
(sau Brazil và Việt Nam), cây cà phê được trồng ở Colombia vào năm 1723,
Trang 5hiện nay sản lượng cà phê của quốc gia này là: 0,57 triệu tấn, sản lượng cà phê đạt cao nhất vào năm 1991: 1,09 triệu tấn Đặc biệt, Colombia sản xuất ra loại cà
phê chè có chất lượng cao xếp vào nhóm “dịu Colombia” rất được thị trường thế
giới ưa chuộng với giá bán khá cao Hơn nữa, Chính phủ Colombia đang có chính sách hỗ trợ về tài chính phục hồi 300.000 ha cà phê già cỗi để duy trì lại sản lượng 1,0 triệu tấn vào niên vụ 2014/2015 nhằm giành lại vị trí thứ 2 thế giới về sản xuất cà phê của Việt Nam
+ Indonesia: Bắt đầu trồng cà phê chè vào năm 1696 và phát triển mạnh từ
năm 1880, đến năm 1976, do bệnh rỉ sắt hoành hành gây thiệt hại nặng, quốc gia này đã dần thay thế bằng cà phê vối; đến nay (năm 2013 Diện tích cà phê đạt khoảng 1,24 triệu ha, sản lượng 0,76 triệu tấn)
+ Guatemala và Honduras: Guatemala là nước sản xuất cà phê chè lớn
thứ 2 ở Trung Mỹ, cây cà phê được trồng vào năm 1730 và phát triển khá mạnh, năm 1999 sản lượng đạt: 307.000 tấn Sản xuất cà phê của Honduras xếp thứ 9 trên thế giới; đặc biệt là sản lượng tăng rất nhanh, năm 1990 chỉ có 56.000 tấn, đến năm 2013 đạt 253.186 tấn (gấp 4,52 lần) và là quốc gia sau 30 năm (1977 – 2007)
có tốc độ tăng trưởng sản lượng cà phê bình quân 4,49%/năm (xếp thứ 2 thế giới sau Việt Nam) Mặt khác, trong 5 năm (2005 – 2010) chính phủ đã đầu tư 159 triệu USD để trồng lại 50% diện tích cà phê già cỗi và đưa năng suất cà phê bình quân tăng gấp 2 lần (từ 0,48 tấn/ha lên 1,0 tấn/ha)
- Ngành hàng cà phê thế giới hình thành từ cuối thế kỷ XVII, nay đã là thập niên đầu của thế kỷ XXI (2001 – 2010), trải qua hơn 4 thế kỷ đã khẳng định
vị trí vai trò quan trọng của sản xuất và buôn bán cà phê với số lượng - giá trị cũng như cả tổ chức buôn bán ngày càng lớn mạnh
- Trên thế giới có “Tổ chức Cà phê quốc tế - ICO” và Việt Nam là thành viên chính thức ngày 26/03/1991 ICO không có chức năng - quyền hạn liên quan đến cung - cầu và giá bán cà phê trên thị trường mà chỉ là tổ chức tư vấn phát triển cà phê cho các quốc gia thành viên
- Xuất nhập khẩu cà phê: Có 79 nước sản xuất cà phê với sản lượng 10 niên
vụ gần đây từ 120 triệu bao đến 144 triệu bao (7,2 – 8,7 triệu tấn); trong đó 50 quốc gia xuất khẩu cà phê sản xuất với sản lượng sản lượng 6,5 – 7,6 triệu tấn
- Tốc độ tăng sản lượng cà phê bình quân 20 năm (1983 – 2013) là 2,4%/năm (có 19 quốc gia sản lượng tăng và 31 quốc gia sản lượng giảm)
- Trên thế giới đã hình thành một số sàn giao dịch cà phê ở các nước nhập khẩu - tiêu thụ nhiều cà phê, tại nước Anh là Luân Đôn và Hoa Kỳ là New York; đây là sự khác biệt của ngành cà phê so với các nông sản khác như: gạo, cao su, hạt tiêu, nhân điều, ca cao,… Do phát triển mạnh của dịch vụ tài chính - ngân hàng nên các nhà đầu tư đã từng bước can thiệp sâu hơn vào 2 sàn giao dịch cà phê Luân Đôn và New York thông qua việc nắm giữ số lượng cổ phiếu đủ lớn của các nhà nhập khẩu - rang xay cà phê lớn trên thế giới (8 công ty tập đoàn lớn, trong đó có
Trang 6Nestlé) dẫn đến tình trạng đầu cơ làm sai lệch quy luật cung - cầu và giá bán cà phê, nhất là đối với hợp đồng giao dịch có kỳ hạn
- Xuất nhập khẩu cà phê: Có 79 nước sản xuất cà phê với sản lượng 10 niên
vụ gần đây từ 120 triệu bao đến 144 triệu bao (7,2 – 8,7 triệu tấn); trong đó 50 quốc gia xuất khẩu cà phê sản xuất với sản lượng sản lượng 6,5 – 7,6 triệu tấn Tổng sản lượng cà phê buôn bán dao động từ 5,3 – 5,8 triệu tấn/năm với giá trị cao nhất đạt 10,0 tỷ USD/năm
- Mười quốc gia xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới là: Brazin, Việt Nam, Colombia, Indonesia, Etiopia, Ấn Độ, Mexico, Guatemala, Peru, Honduras
- Mười quốc gia nhập khẩu nhiều cà phê nhất thế giới gồm: Hoa Kỳ, Đức, Italy, Nhật, Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Anh, Hà Lan
2 Việt Nam:
- Cây cà phê được các nhà truyền đạo công giáo đưa vào trồng đầu tiên ở Việt Nam năm 1857 (cách nay 153 năm), nơi trồng thử nghiệm đầu tiên là khu đất quanh nhà thờ Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) và Sen Bàng (tỉnh Quảng Bình); tiếp đó cà phê được trồng ở tu viện Kẻ Sở (huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam) vào năm 1870 Sau này có nhiều tu viện trồng cà phê như: Châu Sơn (huyện Nho Quan - tỉnh Ninh Bình), Phan Chu Trinh (Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắk Lắk) Thời gian trồng thử nghiệm kéo dài 31 năm (1857 – 1888)
- Kể từ năm 1888, cà phê được trồng đại trà ở các đồn điền thuộc sở hữu của chủ tư bản Pháp như: Borel Leonte ở Chi Nê (nay thuộc tỉnh Hòa Bình), Condoux Gombert ở tỉnh Nghệ An, Michel Phillip ở tỉnh Quảng Trị, Rossi -Delfante ở tỉnh Đắk Lắk,… Đến năm 1945, tổng diện tích cà phê toàn quốc lên đến 10.700 ha (Bắc Kỳ: 4.100 ha, Trung Kỳ: 5.900 ha, Nam Kỳ: 700 ha), năng suất bình quân cà phê chè: 0,4 – 0,5 tấn/ha và cà phê vối: 0,5 – 0,6 tấn/ha Phần lớn sản lượng cà phê xuất khẩu sang Pháp qua cảng Le Havre với nhãn hiệu “Arabica du Tonkin” được đánh giá cao về chất lượng Ngành hàng cà phê Việt Nam bắt đầu được hình thành
- Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA) thành lập năm 1990 và chỉ sau 1 năm (vào ngày 26/3/1991 đã tham gia Tổ chức Cà phê Quốc tế - ICO)
- Năm 2000 diện tích cà phê cả nước đạt 561.993 ha, tăng 518.108 ha so với năm 1985; tuy nhiên, giai đoạn 2000 - 2007 diện tích cà phê luôn biến động
do giá cà phê sụt giảm chỉ bằng ½ so với năm 1999 (năm 1999 giá cà phê bình quân: 1.213USD/tấn, xuống còn 420 – 674 USD/tấn trong thời gian 5 năm 2000 – 2001 – 2002 – 2003 – 2004)
- Từ năm 2008 - 2013 diện tích cà phê luôn có xu hướng tăng qua các năm, Đến năm 2013 diện tích cà phê của cả nước là 623.092 ha; năng suất đạt 2,20 tấn/ha và tổng sản lượng đạt 1,26 triệu tấn Tây Nguyên được xác định là địa bàn trọng điểm phát triển cà phê của cả nước với diện tích năm 2013 là: 559.225 ha (chiếm 89,75% diện tích cà phê cả nước)
Trang 7Niên vụ 2012-2013 (từ tháng 10-2012 đến 9-2013), tổng lượng cà-phê nước ta xuất khẩu đạt 1.417.878 tấn, đạt tổng kim ngạch hơn 3,038 tỷ USD, giảm 11,2% về khối lượng và giảm 10,3% về giá trị so với niên vụ 2011-2012 Tuy vậy, đây là năm thứ ba ngành cà phê nước ta đạt được khối lượng xuất khẩu hơn 1,3 triệu tấn và kim ngạch hơn 3 tỷ USD Hơn nữa, với mức giá cà phê nhân
xô trung bình từ 38 triệu đến 39 triệu đồng/tấn, người trồng cà phê vẫn có lãi
Về thị trường, trong niên vụ 2012-2013, Đức đã vượt Hoa Kỳ để trở thành thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm 10% thị phần; Hoa
Kỳ đứng thứ hai với 8% thị phần
3 Tỉnh Đồng Nai
Năm 1901, tỉnh Biên Hòa có 8 colons kinh doanh cà phê: công ty Paris Phước Tân (tổng Long Vĩnh Thượng) có 25.000 gốc cà phê; Romans có 2.260 gốc ở làng Bình Dương (tổng Long Vĩnh thượng); Lorenzo có 3.800 gốc ở làng Xuân Lộc (tổng Bình Lâm thượng); Button có 6.000 gốc ở làng Bình Thạnh (tổng Phước Vĩnh trung); Nativel có 10.000 gốc ở làng Bình Trước (tổng Phước Vĩnh Thượng); Crestien trồng 30.000 gốc ở làng Chánh Hưng (tổng Chánh Mỹ hạ); Torbilla không rõ trồng ở đâu và có bao nhiêu gốc
Năm 1923, tỉnh Biên Hòa có khoảng 300 ha cà phê, năng suất 270 kg/ha Năm 1959, tỉnh Biên Hòa có 50 ha cà phê thu 15 tấn hạt, tỉnh Long Khánh có
600 ha, thu sản lượng 240 tấn
Do chủ trương lập các dinh điền, chính quyền Sài Gòn khuyến khích tư nhân mở đồn điền cà phê, nên các chủ sở đầu tư thâm canh: bón phân hóa học, tuyển chọn giống (giảm diện tích cà phê chè, tăng cà phê vối), trồng cây che phủ
và tỉa xén cành hàng năm, trang bị dàn tưới phun
Trong giai đoạn 1975 - 1980, mặc dù giá cả cà phê thế giới tăng cao gấp 2,3 lần nhưng cà phê ở Đồng Nai vẫn chưa phát triển nhanh vì chưa mở rộng được thị trường xuất khẩu và còn lo giải quyết vấn đề lương thực sau chiến tranh Trong giai đoạn 1981 - 1996, diện tích cà phê tăng rất nhanh (nhất là giai đoạn 1985 - 1990) do giá cả thị trường thế giới cao, thị trường xuất khẩu được khai thông và đặc biệt là do chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đã khơi dậy tiềm năng trong dân chúng
Phần lớn giống cà phê được trồng hiện nay ở Đồng Nai là nhóm giống cà phê vối (Robusta) thuộc 2 chủng coffeae canephara var robusta và coffeae canphora var koulilou đã được du nhập vào Đồng Nai từ những năm đầu thế kỷ
XX Nhóm cà phê chè không nhiều vì không thích hợp lắm đối với điều kiện sinh thái ở Đồng Nai Nhóm cà phê mít càng ít vì giá trị thương phẩm thấp
Tổng diện tích cà phê năm 2013 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là: 21.804 ha, sản lượng 34.725 tấn, năng suất đạt 1,86 tấn/ha Diện tích cà phê phân bố chủ yếu trên địa bàn các huyện: Cẩm Mỹ (6.576 ha), Định Quán (4.464 ha), Trảng Bom (4.129 ha), Tân Phú (3.264 ha) là những vùng có đất
đỏ bazan, chủ động nước tưới nhờ các công trình hồ chứa, đập dâng hoặc các giếng khoan khai thác nước ngầm
Trang 8Bảng 1: Diện tích – năng suất – sản lượng cà phê năm 2013
STT Hạng Mục Diện tích Diện tích
thu hoạch Năng suất
Sản lượng
Cà phê ở Đồng Nai ra hoa vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 2 và đến tháng 10 bắt đầu thu hoạch Quả cà phê sau khi thu hoạch được chà dập vỏ ngoài trước khi đem phơi để quả cà phê mau khô Hạt khô đem chà vỏ lụa và quạt sạch để thu được nhân cà phê thô Các đại lý mua nhân cà phê thô đem đánh bóng và phân loại (nhất, nhì) để cung ứng cho các nhà xuất khẩu hoặc tiêu dùng
Công nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2012 như sau:
+ Đối với cà phê nhân: có 15 cơ sở chế biến với tổng công suất thiết kế 190.000 tấn/năm; trong đó số cơ sở có công suất chế biến <5.000 tấn/năm là 11
cơ sở và số cơ sở có công suất từ 20.000 – 100.000 tấn/năm là 4 cơ sở với tổng công suất thiết kế 145.000 tấn/năm
+ Đối với cà phê bột: Có tổng số 22 cơ sở với công suất thiết kế 4.120 tấn/năm; trong đó đa số là cơ sở chế biến nhỏ lẽ với công suất <50 tấn/năm (20
cơ sở, tổng công suất 400 tấn) và 2 cơ sở chế biến cà phê bột với quy mô lớn
>500 tấn/năm; tổng công suất 3.720 tấn/năm
+ Chế biến cà phê tiêu dùng: tổng công suất chế biến cà phê hòa tan là 4.080 tấn/năm và cà phê hòa tan 3 trong 1 là 31.000 tấn/năm
Theo quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030, diện tích cà phê của tỉnh Đồng Nai là:21.190 ha, trong đó diện tích kinh doanh đạt 18.679 ha, năng suất 2,07 tấn/ha
Có nhiều giải pháp để thực hiện phương án phát triển ngành nông nghiệp nói chung và ngành hàng cà phê nói riêng; song, giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị gia tăng từng ngành hàng được xem là giải pháp cấp bách, vô vùng quan trọng
để tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung và ngành hàng cà phê nói riêng Để thực hiện giải pháp này, sau đây ta xem xét kỹ hơn về chuỗi giá trị ngành hàng
cà phê tỉnh Đồng Nai
Trang 9III PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ ĐỒNG NAI
- Sản phẩm cà phê sản xuất ra gồm 2 loại: Sản phẩm phụ là vỏ cà phê có thể được bán cho các doanh nghiệp sản xuất phân vi sinh; sau đó được bán trở lại cho người trồng cà phê, thông qua nhà cung ứng vật tư nông nghiệp Sản phẩm chính là cà phê nhân, sau khi được thu gom, đến các đại lý, sản phẩm được phân phối theo 2 kênh cung ứng cho các doanh nghiệp xuất khẩu hoặc cung ứng cho các doanh nghiệp rang xay, chế biến cà phê thành sản phẩm tiêu dùng như cà phê bột, bánh kẹp cà phê bán ở thị trường trong nước hoặc xuất khẩu Như vậy, sơ
đồ chuỗi giá trị ngành hàng cà phê được thể hiện như sau:
Hình 1 Sơ đồ chuỗi giá trị ngành hàng cà phê
Bảng 2 Hoạt động và các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ngành hàng cà phê
Các khâu
trong chuỗi Cung ứngđầu vào Sản xuất Thu gom1 Thu gom2 (Đại lý) CB SPphụ CB SPchính Tạm trữ
Thương mại
Hoạt động
của từng
khâu
Chế biến phân vi sinh
Chế biến cà phê bột
Trữ trong kho
Xuất khẩu Lao động Gieo trồng chuyểnVận chuyểnVận
chợ, siêu thị
Sản phẩm Vật tư NN,
đất đai, lao động, tiền vốn…
Cà phê nhân + vỏ
cà phê
Cà phê nhân đã được thu gom về đại lý
Cà phê nhân đã được bán cho nhà chế biến
Phân vi sinh Cà phêbột nhân đãCà phê
được tạm trữ
Cà phê nhân, bột
đã được
XK hoặc bán trong nước
Trang 10hoặc nhà xuất khẩu
Tác nhân cấp vật tưNhà cung
đầu vào
Trang trại Thương
lái tại ấp, xã
Thương lái tại huyện, tỉnh
DN chế biến phân vi sinh
DN chế biến cà phê
Doanh nghiệp tạm trữ
cà phê
Nhà XK
nhân
Hỗ trợ giá
trị
Đảng, chính phủ và chính quyền các cấp, Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa)
Bộ Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và PHNT, phòng nông nghiệp các huyện
Các hội, hiệp hội, các tổ chức đoàn thể
Các bộ ngành liên quan, ngân hàng, các cơ quan truyền thông…
- Giá trị gia tăng và cơ cấu giá trị gia tăng của từng chủ thể tham gia chuỗi: Theo kết quả điều tra kinh tế nông hộ, và kết quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm cà phê, các khoản chi phí, doanh thu và giá trị gia tăng của từng chủ thể trong chuỗi như sau:
Bảng 3 GTGT và cơ cấu GTGT của từng chủ thể tham gia chuỗi
1 Nhà cung ứng vật tư 13.852 14.429 577 5,38 5,14
2 Nông dân 29.400 37.000 7.600 70,85 67,66
3 Nhà thu gom 1 37.555 38.118 563 5,25 5,02
4 Nhà thu gom 2 39.071 39.853 781 7,28 6,96
5 DN tạm trữ và XK 43.439 45.150 1.711 - 15,23
6 Nhà xuất khẩu 41.845 43.050 1.205 11,23 -
Đối với hồ cà phê xuất khẩu (không qua tạm trữ), tổng giá trị gia tăng là 10.727 đồng/kg; trong đó, nhà cung ứng vật tư nông nghiệp hưởng 577 đồng (5,38%); người trồng cà phê hưởng 7.600 đồng (70,85%); người thu gom 1 hưởng
563 đồng (5,25%); đại lý cà phê hưởng 781 đồng (7,28%) và nhà xuất khẩu cà phê hưởng 1.205 đồng (11,23%) Đối với cà phê tạm trữ, tổng giá trị gia tăng 11.232 đồng; trong đó, nhà cung ứng vật tư nông nghiệp hưởng 577 đồng (5,14%); người trồng cà phê hưởng 7.600 đồng (67,66%); người thu gom 1 hưởng
563 đồng (5,02%); đại lý cà phê hưởng 781 đồng (6,96%); doanh nghiệp tạm trữ
và xuất khẩu cà phê hưởng 1.711 đồng (15,23%)
+ Đối với nhà cung ứng vật tư: ở Đồng Nai chủ yếu là các đại lý cung ứng giống, phân bón, thuốc trừ sâu các loại; thực chất họ là những người nông dân, có vốn, có nhà mặt đường và tự phát mở địa lý; do đó, khả năng tư vấn cho người trồng cà phê về kỹ thuật canh tác còn rất hạn chế và hầu như không thể tư vấn về thị trường và chất lượng cà phê
+ Đối với những người thu gom cấp 1: thực chất vẫn là nông dân, có vốn
có phương tiện vận chuyển và có quan hệ với các đại lý cấp 2; qua đó, thu mua cà phê nhân của nông hộ (có thể tạm trữ một phần), vận chuyển và bán cho đại lý cấp 2 Qua khảo sát thực tế những người thu gom cấp 1 hầu như cũng không có nhiều thông tin về thị trường và yêu cầu của thị trường về chất lượng sản phẩm; những thông tin ít ỏi đó cũng chỉ đến với người thu gom cấp 1 khi vào mùa vụ thu hoạch Do đó, họ không thể tư vấn nhiều cho nông dân