1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn: “Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng lợn thịt huyện Ch ng M , thành ph Hà ươ ỹ ố Nội”. ppt

7 515 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 71 KB

Nội dung

Chăn nuôi lợn từ lâu đã là một ngành kinh tế quan trọng đóng góp giá trị lớn trong giá trị sản xuất nông nghiệp và đặc biệt có ý nghĩa lớn trong quá trình chuyển đổi cơ

Trang 1

Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng lợn thịt huyện Chương Mỹ,

thành phố Hà Nội

Đề cương đề tài mã số: LA2975

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6

2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lợn thịt trên thế giới và Việt Nam 18 2.2.2 Một số chủ trương và chính sách có liên quan đến phát triển ngành

2.2.3 Một số công trình nghiên cứu mới gần đây về ngành hàng lợn thịt ở

3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

Trang 2

3.2.1 Phương pháp tiếp cận 35

4.1.2 Tình hình chế biến, tiêu thụ thịt lợn trên địa bàn huyện 42

Trang 3

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Thịt lợn là một thực phẩm bổ dưỡng, phổ biến nhất trong các bữa ăn của con người Chăn nuôi lợn từ lâu đã là một ngành kinh tế quan trọng đóng góp giá trị lớn trong giá trị sản xuất nông nghiệp và đặc biệt có ý nghĩa lớn trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây nay thuộc thành phố Hà Nội là huyện có ngành chăn nuôi phát triển rất sớm Từ những năm đầu thế kỷ 20 người dân nơi đây đã biết chăn nuôi lợn nhằm phát triển kinh tế gia đình, đến nay cùng với sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ chăn nuôi và nhu cầu tiêu dùng của xã hội thì ngành chăn nuôi đã không ngừng phát triển Chăn nuôi ngày càng được chuyên môn hoá, mô hình trang trại chăn nuôi qui mô lớn, trang thiết bị hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường đang là xu hướng phát triển chủ đạo Sản phẩm của ngành chăn nuôi tỉnh Hà Tây cũ nói chung và huyện Chương Mỹ nói riêng có mặt ở khắp nơi và đặc biệt chiếm thị phần lớn trong thị trường Hà Nội Trong chiến lược phát triển kinh tế huyện giai đoạn 2005 -2010 thì ngành chăn nuôi chiếm một vị trí quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển kinh tế hộ và kinh tế trang trại

Đến hết năm 2008, qui mô đàn lợn trên địa bàn huyện là hơn một trăm nghìn con, Sản lượng thịt lợn thương phẩm đạt gần 20 nghìn tấn một năm, là nguồn thực phẩm chất lượng cung cấp cho nhu cầu trong huyện và thị trường Hà Nội Định hướng phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện là mở rộng sản xuất với việc quy hoạch khu chăn nuôi tập trung, cách xa khu dân cư và khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm hướng tới mục tiêu phát triển mạnh mẽ kinh tế nông nghiệp, giải quyết công ăn việc làm và tạo thu nhập ổn định cho người dân trong huyện Có thể nói ngành chăn nuôi lợn đang có một cơ hội phát triển rất lớn khi được sự hỗ trợ tích cực từ chính sách của nhà nước và sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật chăn nuôi, khoa học lai tạo giống và công nghệ chế biến thức ăn gia súc Tuy nhiên, người chăn nuôi hiện nay vẫn chịu nhiều rủi ro từ dịch bệnh, thị

Trang 4

trường giá cả và sự chèn ép của các tác nhân khác trong chuỗi giá trị dẫn đến thu nhập không ổn định

Chuỗi giá trị lợn thịt ở Việt Nam nói chung và ở huyện Chương Mỹ nói riêng hiện nay vẫn trong giai đoạn phát triển thấp Tình trạng phát triển tự phát là phổ biến, các tác nhân trong chuỗi về cơ bản chưa có sự ràng buộc lẫn nhau Người chăn nuôi vì lợi nhuận có thể bất chấp qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm mà cho lợn ăn những chất kích thích tăng trọng bị cấm sử dụng hoặc vẫn bán lợn ốm, lợn bệnh ra thị trường; người buôn bán tự do ép giá người chăn nuôi, người giết mổ không có đăng ký hành nghề, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Lợi nhuận tạo ra không được phân phối công bằng, không tương xứng với công sức và chi phí bỏ ra của các tác nhân Bên cạnh đó công tác kiểm tra quản lý chất lượng của các cơ quan chức năng chưa thực sự hiệu quả Hậu quả là người tiêu dùng không được hưởng dịch vụ tốt nhất, đôi khi là không có được sản phẩm tương xứng với chi phí đã bỏ ra Tất cả những điều đó làm chuỗi giá trị hoạt động không hiệu quả và về lâu dài thì tất cả các tác nhân hoạt động trong chuỗi hiện nay sẽ đều không có lợi

Khi chưa giải quyết triệt để được những tồn tại này, việc phát triển chuỗi giá trị lợn thịt ở huyện sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn và thiếu tính bền vững

Cho đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu về ngành chăn nuôi lợn và ngành hàng thịt lợn đạt được nhiều nội dung quan trọng Các đề tài nghiên cứu

từ trước đến nay thường tập trung vào các vấn đề kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh, kinh tế chăn nuôi lợn và tìm giải pháp phát triển chăn nuôi lợn Các kết quả đạt được mới chỉ giải quyết một phần những khó khăn hiện nay mà ngành hàng thịt lợn đang phải đối mặt

Để có sự nhìn nhận một cách hệ thống trên cơ sở phân tích mối quan hệ nhiều chiều giữa các tác nhân trong ngành hàng thịt lợn và đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn trong quá trình phát triển chuỗi, chúng tôi tiến hành nghiên

cứu đề tài: “Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng lợn thịt huyện Chương Mỹ,

thành phố Hà Nội”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 5

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích chi tiết thực trạng các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị lợn thịt ở huyện Chương Mỹ, phát hiện điểm thuận lợi và những khó khăn trong quá trình hoạt động của chuỗi, từ đó đề xuất các giải pháp khả thi nhằm phát huy thuận lợi, khắc phục khó khằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi mang lại lợi ích cao hơn cho tất cả các tác nhân tham gia chuỗi

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về phân tích chuỗi giá trị nói chung và chuỗi giá trị thịt lợn nói riêng

- Phân tích thực trạng hoạt động và mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị thịt lợn Chương Mỹ những năm qua

- Lập bản đồ chuỗi giá trị, nghĩa là xây dựng một sơ đồ có thể quan sát bằng mắt thường về hệ thống chuỗi giá trị Các bản đồ này có nhiệm vụ định dạng các hoạt động kinh doanh , các nhà vận hành chuỗi và những mối liện kết của họ, cũng như các nhà hỗ trợ chuỗi nằm trong chuỗi giá trị này Các bản đồ chuỗi là cốt lõi của phân tích chuỗi giá trị, là yếu tố không thể thiếu

- Lượng hoá và mô tả chi tiết chuỗi giá trị bào gồm các con số kèm theo bản đồ chuỗi cơ sở: về số lượng chủ thể, lượng sản xuất hay thị phần của các phân đoạn cụ thể trong chuỗi Trong chuỗi giá trị thịt lợn chúng tôi tập trung vào các đặc tính của chủ thể chuỗi, các dịch vụ đi kèm…

- Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị là đánh giá năng lực hiệu suất kinh tế của chuỗi nó bao gồm việc xác định giá trị gia tăng tại các giai đoạn trong chuỗi giá trị, chi phí sản xuất và thu nhập cảu các nhà vận hành Một khía cạnh khác là chi phí giao dịch – chính là chi phí triển khai công việc kinh doanh, chi phí thu thập thông tin và thực hiện hợp đồng Năng lực kinh tế của một chuỗi giá trị có thể được “so sánh đối chuẩn” ví dụ như các tham số quan trọng có thể được so sánh với các thámố này ở các chuỗi cạnh trạnh tại các quốc gia khác hoặc của các ngành công nghiệp tương đồng

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành hàng thịt lợn huyện Chương Mỹ một cách có hiệu quả trong thời gian tiếp theo

Trang 6

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu này sẽ giúp trả lời các câu hỏi sau:

1 Có những tác nhân nào tham gia chuỗi giá trị này?

2 cơ chế giao dịch, cơ cấu giá trị gia tăng và phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia ngành hàng như thế nào?

3 Dòng thông tin được truyền tải như thế nào trong chuỗi?

4 Những hạn chế, khó khăn và yếu tố ảnh hưởng trong quá trình phát triển chuỗi giá trị thịt lợn Chương Mỹ là gì?

5 Cần có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về Chuỗi giá trị lợn thịt

Sản phẩm của ngành hàng là thịt lợn, gồm thịt lợn siêu nạc và lợn lai ¾ máu ngoại, là hai giống lợn được nuôi phổ biến trên địa bàn huyện Chương Mỹ

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

1.4.2.1 Về không gian

Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội Đối tượng là các hộ kinh doanh thu gom, giết mổ, buôn bán thịt lợn trên địa bàn huyện và các hộ chăn nuôi trên địa bàn một số xã trên địa bàn huyện Chương Mỹ

1.4.2.2 Về thời gian

Các dữ liệu, thông tin được sử dụng để đánh giá thực trạng sản xuất thịt lợn ở địa phương, hộ chăn nuôi lợn được thu thập trong 3 năm 2006 – 2008, trong đó tập trung tìm hiểu tình hình sản xuất, tiêu thụ lợn thịt năm 2008 Các giải pháp, đề xuất tháo gỡ khó khăn từ khâu sản xuất đến tiêu thụ để phát triển chuỗi giá trị đến năm 2015

1.4.2.3 Về nội dung

Tập trung phân tích chuỗi giá trị ngành hàng lợn thịt theo các mục tiêu cụ thể để đạt được mục tiêu chung đã đề ra ở trên

Trang 7

Nghiên cứu tập trung các lĩnh vực sản xuất, thu gom, giết mổ, buôn bán, chế biến và tiêu thụ thịt lợn trên địa bàn huyện Chương Mỹ và có mở rộng ra một số địa bàn trong thành phố Hà Nội

Theo những kết quả điều tra bước đầu, phần lớn lượng sản phẩm lợn thịt sản xuất ra trên địa bàn huyện Chương Mỹ được tiêu thụ ở trong nước, do vậy trong phần phân tích hoạt động của các tác nhân, đề tài chỉ tập trung vào nội dung phân tích chuỗi giá trị trong nước

Đề cương bạn đang xem tại Thuvienluanvan.com được trích dẫn từ bản nội dung đầy đủ.

Trường hợp có nhu cầu tham khảo toàn bộ nội dung, độc giả có thể đặt mua tài liệu này từ thư viện.

Vui lòng truy cập tại đây: http://thuvienluanvan.com/datmua.php (Bấm Ctrl vào link để xem hướng dẫn)

Ngày đăng: 13/07/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w